Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tỉnh đã phát triển rất mạnh hình thức nuôi trồng thủy sản trên các bè cá, đăng lưới trên sông, hình thức này tận dụng rất tốt diện tích mặt nước ngập quanh năm với chất lượng nước rất tốt và nguồn thức ăn phù du phong phú trong tự nhiên, do đó, đây là những khu vực cần được ưu tiên cho phát triển thủy sản.
Cảnh quan số 8, 16 rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt, đặc biệt là những loại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài.
Các loại cảnh quan số 4, 5, 6 tuy được ưu tiên cho phát triển nông nghiệp nhưng do các cảnh quan này vẫn bị ngập nước trung bình 3 tháng vào mùa lũ nên đây là điều kiện rất thuận lợi để nuôi trồng thủy sản, hiệu quả nhất là tôm càng xanh. Tuy chỉ nuôi trồng được một vụ/năm nhưng cần có các biện pháp khoanh vùng và quy hoạch khoa học theo hình thức nông – lâm kết hợp nhằm khai thác 1 cách hiệu quả nhất và bảo vệ môi trường khu vực, tránh việc đào ao thả cá thiếu quy hoạch ngay trên đất nông nghiệp.
111 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
08, tăng trưởng 13,6%/năm.
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu vật chất ngành chăn nuôi năm 1995, 2000, 2005, 2008
1 995
2 000
2 005
2008
TĐ96-00
TĐ01-05
TĐ06-08
I. Cơ cấu đàn gia súc
1. Đàn Heo
151 149
186 517
317 348
299 487
4,3%
11,2%
-1,9%
2. Đàn Trâu bò (con)
6 650
4 857
29 382
31 880
-6,1%
43,3%
2,8%
Trâu (con)
3 902
1 795
1 271
1 587
-14,4%
-6,7%
Bò (con)
2 748
3 062
28 111
30 293
2,2%
55,8%
2,5%
3. Đàn gia cầm (1000 con)
2 748
4 032
3 100
4 839
8,0%
-5,1%
16,0%
Gà
1 640
2 076
1 074
1 934
4,8%
-12,3%
21,7%
Vịt
1 108
1 956
2 026
2 905
12,0%
0,7%
12,8%
3. Gia súc, gia cầm khác
3 073
-23,6%
Dê (con)
318
1 946
6 878
3 073
-23,6%
II. Sản Lượng
Thịt heo hơi (tấn)
13 191
17 641
30 397
44 945
6,0%
11,5%
13,9%
Thịt trâu bò hơi (tấn)
662
354
1 573
3 196
-11,8%
34,8%
26,7%
Thịt gia cầm (tấn)
7 272
6 054
5 346
5 929
-3,6%
-2,5%
3,5%
Trứng (1000 quả)
78 898
58 423
54 800
59 380
-5,8%
-1,3%
2,7%
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể tỉnh phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020)
Đàn gia cầm tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 1995-2000 (8,0%/năm), từ 2,75 triệu đầu con năm 1995 đạt cao điểm 4,03 triệu đầu con năm 2000, năm 2001, đàn gia cầm giảm 731.803 con so với năm 2000, đến năm 2003 tổng đàn gia cầm khôi phục lại được 3,80 triệu con, tăng lên 4,83 triệu con năm 2008.
Về cơ cấu đàn gia cầm, đàn vịt chiếm cơ cấu cao (82%) do đặc thù kinh tế lúa (thích hợp với nuôi vịt đẻ và vịt chạy đồng) phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Sản phẩm gia cầm có khuynh hướng giảm 2,8%/năm, năm 2008 đạt khoảng 5.929 T thịt, 59,4 triệu trứng.
Các đối tượng vật nuôi khác là dê 3.073 con , ba ba 61.725 con, thỏ 6.015 con, bồ câu 9.695 con, cá sấu 19.629 con
- Thủy sản
Ngành thủy sản tỉnh Đồng Tháp phát triển chủ yếu là khu vực nuôi trồng với khuynh hướng ngày càng tăng tỷ trọng trong cơ cấu ngành thủy sản. Trong cơ cấu kinh tế khu vực nông lâm ngư nghiệp, ngành thủy sản chiếm tỷ trọng 15% và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất (12,7%/năm).
Về nuôi trồng, diện tích nuôi thủy sản giảm trong giai đoạn 1996-2000 (giảm 9,6%/năm), tăng nhanh trong giai đoạn 2001-2005 (13,6%/năm) và rất nhanh trong 3 năm 2006-2008 (16,9%/năm) đạt khoảng 5.830 ha mặt nước nuôi trồng năm 2008.
Về cơ cấu nuôi theo loại hình, diện tích nuôi ao hầm khoảng 4.860 ha, nuôi đăng quần 881 ha, nuôi xen lúa 1.177 ha, 1.878 bè cá
Về cơ cấu nuôi theo đối tượng, diện tích nuôi cá 4.213 ha (bao gồm nuôi ao hầm và nuôi đăng quần), nuôi tôm 1.177 ha, ương nuôi cá giống đầu nguồn khoảng 440 ha.
Sản lượng nuôi thủy sản tăng nhanh trong giai đoạn 1996-2000 (7,6%/năm), tăng nhanh trong giai đoạn 2001-2005 (27,1%/năm) và tăng rất nhanh trong giai đoạn 2006-2008 (34,7%/năm)
Sản lượng cá nuôi tăng nhanh (20,5%/năm), đạt 279.655 T năm 2008, trong đó đáng chú ý là 2 loại hình nuôi công nghiệp: nuôi bè và nuôi bãi bồi
Sản lượng tôm nuôi tăng rất nhanh trong giai đoạn 196-2000 (45,8%/năm), giảm nhanh trong giai đoạn 2001-2005 (-20,1%/năm) và hồi phục mạnh sau năm 2005, sản lượng năm 2008 đạt 1.504 T, năng suất trung bình 1,28 T/ha
Năng suất thủy sản bình quân đạt 57 T/ha, đặc biệt, có một số đối tượng và loại hình nuôi có năng suất rất cao: nuôi cá lóc trong ao hầm 70 T/ha/vụ, nuôi cá tra thâm canh bãi bồi 250-300 T/ha/vụ, nuôi cá rô ao hầm 10-30 tấn/ha. Có thể nói việc chuyển loại hình từ nuôi bè sang nuôi bãi bồi đã tạo một bước đột phá cho ngành nuôi thủy sản tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên, nghề nuôi bè năng suất giảm 1-2 lần so với trước đây, trung bình 50-70 kg/m3 do hầu hết các hộ nuôi bè đã giảm dần một độ nuôi hoặc chuyển sang nuôi các đối tượng khác như cá hú, lóc bông, rô phi.
Nghề đánh bắt chủ yếu là loại hình đăng đáy trên sông Tiền, sông Hậu hoặc khai thác thủy sản mùa lũ trên các phương tiện nhỏ. Năng suất và sản lượng khai thác thấp, khoảng 16.429 T/năm, tương đương 308 kg/ha mặt nước/năm hoặc 1,3 T/CV phương tiện.
Số phương tiện đánh bắt đang hoạt động khoảng 11.468 phương tiện không có cơ giới và 1.846 phương tiện cơ giới có công suất nhỏ (6 CV/phương tiện), chủ yếu là khai thác thủy sản mùa lũ trên các sông rạch.
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu vật chất ngành thủy sản năm 1995, 2000, 2005, 2008
1 995
2 000
2 005
2008
TĐ96
-00
TĐ01-
05
TĐ06-
08
I. Nuôi trồng
1. Diện tích mặt nước NTTS (ha)
3 201
1 928
3 648
5 830
-9,6%
13,6%
16,9%
Diện tích ao hầm, mương vườn
3 181
1 692
3 014
4 860
-11,9%
12,2%
17,3%
Nuôi đăng quần & bãi bồi
0
0
432
881
26,8%
Nuôi xen lúa
20
236
202
1 177
63,8%
-3,1%
1.1. Diện tích nuôi nước ngọt
3 201
1 928
3 648
5 830
-9,6%
13,6%
16,9%
Nuôi cá
3 152
1 516
3 129
4 213
-13,6%
15,6%
10,4%
Nuôi tôm
49
260
90
1 177
39,6%
-19,1%
135,6%
Ương Nuôi
0
152
429
440
23,1%
0,8%
Số bè cá
1 291
1 970
1 801
1 878
1,4%
3. Sản lượng nuôi trồng (tấn)
24 509
34 723
115 136
281 159
7,2%
27,1%
34,7%
Cá
24 461
34 395
115 033
279 655
7,1%
27,3%
34,5%
Tôm
48
316
103
1 504
45,8%
-20,1%
144,4%
Thuỷ sản khác
12
III. Đánh bắt
1. Số tàu thuyền máy (chiếc)
1 966
1 876
1 846
-0,9%
-0,5%
Tổng công suất (CV)
12 291
11 468
11 725
-1,4%
0,7%
Số CV gia tăng
2 602
694
129
Bình quân CV/chiếc
6
6
6
-0,4%
1,3%
2. Sản Lượng
16 194
23 871
18 486
16 429
8,1%
-5,0%
-3,9%
TD : Cá
13 698
21 236
10 954
10 365
9,2%
-12,4%
-1,8%
Tôm
62
103
48
45
10,5%
-14,2%
-1,8%
Thuỷ sản khác
2 433
2 532
7 484
6 019
0,8%
24,2%
-7,0%
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể tỉnh phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020)
- Lâm nghiệp
Ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bao gồm 11.190 ha đất rừng, trong đó có 2.624 ha đất rừng phòng hộ, 5.479 ha đất rừng sản xuất (trong đó có khoảng 3.000 ha nuôi xen thủy sản) và đất 3.087 ha rừng đặc dụng, với 2 loài cây trồng chủ yếu là Tràm (Melaleuca cajuputi) và Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis), phân bố chủ yếu ở huyện Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh, Tân Hồng
Diện tích đất lâm nghiệp có khuynh hướng tăng ổn định (1,7%/năm). Trữ lượng rừng tràm Đồng Tháp đạt độ tuổi 10 năm bình quân 92-107 m3/ ha, tương đương cây có đường kính 1,3 từ 5,5- 6,3 cm, chiều cao vút ngọn từ 7-8 m. Tổng trữ lượng gỗ tràm bình quân theo cấp tuổi tương ứng với diện tích là 393.520 m3, tổng lượng sinh khối là 352.347 tấn; sản lượng cừ 53.682.276 cây các loại. Hiện nay rừng tràm Đồng Tháp chủ yếu diện tích độ tuổi 5 nên khả năng trữ sản lượng rừng sẽ tăng nhanh trong giai đoạn 2010
Các cây phân tán được trồng trong các vườn tạp, dọc đường giao thông chính, lộ đê, chung quanh nhà ở, khu vực đô thị, các công trình công cộng nhằm bảo vệ cồn bãi, tạo bóng mát, cải tạo cảnh quan môi trường; hàng năm bình quân khoảng 2,6-6,0 triệu cây phân tán, trên toàn tỉnh có khoảng 85 triệu cây phân tán các loại
Diện tích rừng và cây trồng phân tán có vai trò quan trọng góp phần trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như bảo vệ môi trường sinh thái, tạo độ che phủ cản lũ, chắn sóng, chắn gió phòng hộ cho nông nghiệp, chống sạt lở, bảo vệ công trình hạ tầng; ngoài ra còn có ý nghĩa đối với việc bảo vệ cuộc sống của con người và tạo môi trường sống cho các loài động vật hoang dã, bảo tồn các gien và sinh cảnh tự nhiên (đa dạng sinh học) tạo cảnh quan thu hút khách tham quan, du lịch trong và ngoài tỉnh như Vườn quốc gia Tràm Chim, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, khu di tích văn hóa lịch sử Gò Tháp, Xẻo Quýt; cung cấp gỗ, củi.
Sản lượng khai thác năm 2008 ước khoảng 103.440 m3 gỗ, 328.345 xi te củi các loại, 6,4 triệu tre trúc.
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu vật chất ngành lâm nghiệp năm 1995, 2000, 2005, 2008
1 995
2 000
2 005
2008
TĐ96-00
TĐ01-05
TĐ06-08
I. Đất Lâm nghiệp (ha)
9 428
9 440
11 190
12 405
0,0%
3,5%
3,5%
Rừng phòng hộ
2 757
2 413
2 624
1 184
-2,6%
1,7%
-23,3%
Rừng sản xuất
4 471
4 089
5 479
6 511
-1,8%
6,0%
5,9%
Tđ nuôi thủy sản
3 000
3 000
3 000
2 959
-0,5%
Rừng đặc dụng
2 200
2 938
3 087
4 710
6,0%
1,0%
15,1%
II. Trồng cây phân tán (1000 c)
2 732
2 600
6 053
6 440
-1,0%
18,4%
2,1%
III. Trồng rừng tập trung (ha)
230
165
470
360
-8,5%
IV. Chăm sóc rừng (ha)
8 000
5 000
10 402
980
-54,5%
VI. Chỉ tiêu khai thác
1. Diện tích khai thác (ha)
Rừng
103
120
305
391
8,6%
Cây phân tán (1000 cây)
2 433
6 894
6 370
6 762
23,2%
-1,6%
2,0%
4. Sản lượng khai thác, tỉa thưa
A. Gỗ (m3)
162 400
94 380
98 740
103 440
-10,3%
0,9%
1,6%
B. Củi (Xi te)
1 400
307 244
332 736
328 345
1,6%
-0,4%
C. Tre (1000 c)
6 894
6 370
6 370
0,0%
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể tỉnh phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020)
2.1.2.4. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp năm 2007 là 337.407 ha, gồm:
* Đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp chiếm 274.577 ha (81% diện tích tự nhiên), trong đó 94% diện tích là đất canh tác nông nghiệp, 5% là diện tích đất lâm nghiệp, 1% là đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản. Năm 2008 diện tích nhóm đất nông nghiệp là 263.527 ha.
- Đất cây hàng năm chiếm tỷ trọng rất cao với 230.303 ha (90% diện tích đất canh tác nông nghiệp), trong đó có 224.785 ha lúa, phân bố trên hầu hết địa bàn, các loại hoa màu trồng cạn khác chỉ chiếm 5.518 ha, phân bố chủ yếu tại khu vực ven sông, các cù lao và các giồng cát.
- Đất cây lâu năm chiếm tỷ trọng thấp với 26.923 ha (10% diện tích đất canh tác nông nghiệp), phần lớn là vườn cây ăn trái (19.821 ha), phân bố chủ yếu tại khu vực ven sông, các cù lao.
- Đất lâm nghiệp bao gồm 14.589 ha rừng ngập nước, bao gồm 6.152 ha rừng sản xuất, 1.182 ha rừng đặc dụng và 7.185 ha rừng đặc dụng, phân bố hầu hết tại vùng Đồng Tháp Mười.
- Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm 2.537 ha, chủ yếu là các loại ao hầm tại khu vực bãi bồi ven sông lớn và khu vực thổ canh.
Bình quân đất nông nghiệp/người nông thôn là 1.981 m2, trong đó có 1.662 m2 đất cây hàng năm, 194 m2 đất cây lâu năm, 105 m2 đất lâm nghiệp và 18 m2 đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, thuộc vào loại khá cao so với bình quân của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
* Đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp (kể cả sông rạch) chiếm 62.770 ha (19% diện tích tự nhiên), trong đó 23% diện tích là đất ở, 35% là đất chuyên dùng và 42% là sông rạch. Năm 2008 diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên 73.880 ha.
- Đất ở chiếm 14.335 ha, trong đó đất ở đô thị thuộc vào mức trung bình do trên địa bàn có 2 đô thị lớn là TP Cao Lãnh và TX Sa Đéc, khoảng 1.593 ha (11% diện tích đất ở), đất ở nông thôn chiếm 12.762 ha (89% diện tích đất ở).
Bình quân đất ở/người thuộc vào loại rất cao (86 m2), trong đó bình quân đất ở đô thị/người 55 m2; bình quân đất ở nông thôn/người 92 m2.
- Đất chuyên dùng chiếm 21.681 ha với 283 ha đất trụ sở cơ quan, 3.889 ha đất quốc phòng an ninh, 942 ha đất sản xuất kinh doanh (trong đó có 544 đất khu cụm công nghiệp), 16.566 ha đất công trình công cộng, trong đó
Đất giao thông chiếm 5.385 ha, bình quân/người là 32,2 m2, thuộc vào loại rất cao so với bình quân của vùng đồng bằng sông Cửu Long; tuy nhiên mật độ giao thông chỉ thuộc vào loại thấp (khoảng 0,8 km/km2)
Đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng chiếm 9.653 ha, tỷ lệ diện tích đất thủy lợi/ đất nông nghiệp là 3,5%, thuộc vào loại khá
Đất cơ sở văn hóa chiếm 187 ha, đất cơ sở 69 ha, đất cơ sở giáo dục đào tạo 500 ha, đất cơ sở thể dục thể thao 120 ha, đất chợ 214 ha, đất di tích danh thắng 398 ha, đất bãi chất thải 36 ha
Các loại đất phi nông nghiệp khác là: 199 ha đất tôn giáo, 173 ha đất nghĩa trang nghĩa địa, 26.295 ha sông rạch và mặt nước chuyên dùng.
Bình quân đất ở và đất công trình dân dụng vào khoảng 155 m2/người, thuộc vào loại rất cao so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long do diện tích đất ở và đất giao thông quá cao
* Đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng chiếm 60 ha, chủ yếu tại khu vực Đồng Tháp Mười.
Trong giai đoạn 1996-2007, tình hình sử dụng đất biến động khá rõ nét:
Diện tích khai hoang đưa vào sử dụng trên 16.800 ha
Đất nông nghiệp tăng trên 29.000 ha. Trong nội bộ đất nông nghiệp, đất lúa tăng trên 16.800 ha; đất hoa màu trồng cạn giảm gần 2.400 ha; đất cây lâu năm tăng gần 17.500 ha, đất lâm nghiệp tăng gần 2.700 ha, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản gần 1.000 ha.
Đất ở giảm gần 2.700 ha, trong đó đất ở nông thôn giảm trên 3.280 ha; đất ở đô thị lại tăng 590 ha.
Đất chuyên dùng tăng gần 8.900 ha, chủ yếu là các loại đất xây dựng (trên 750 ha), đất an ninh quốc phòng trên (3.800 ha), đất giao thông (trên 1.800 ha), đất thủy lợi (trên 1.200 ha).
Nhìn chung, gần 100% quỹ đất đều được đưa vào khai thác sử dụng, đất chưa sử dụng còn rất ít.
Nhóm đất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao (82%), các chỉ số đất nông nghiệp/đầu người ở vào mức độ khá cao so với bình quân toàn vùng.
Trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, cây hàng năm chiếm ưu thế (90% đất nông nghiệp) với đặc trưng ưu thế tuyệt đối của canh tác lúa; cây lâu năm chiếm tỷ trọng thấp (10% đất nông nghiệp) với cây trồng chính là vườn cây ăn trái; đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng đáng kể so với bình quân toàn vùng; tuy nhiên do diện tích đất cây hàng năm cao nên tỷ lệ che phủ chung chỉ vào khoảng 12% (trong đó riêng đất lâm nghiệp 4%), đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng thấp.
Do diện tích đất ở bình quân/người rất cao (nhất là đất ở nông thôn), các công trình giao thông thủy lợi khá phát triển, trên địa bàn tỉnh có 2 đô thị lớn, nên dù kinh tế công thương nghiệp kém phát triển, các loại đất phi nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá trong cơ cấu sử dụng đất, các chỉ số đất dân dụng/đầu người thuộc vào loại cao. [2].
Bảng 2.11: Hiện trạng sử dụng đất đai năm 1995, 2000, 2005, 2007
(Đơn vị : hecta)
1995
2000
2005
2007
Diện tích đất tự nhiên
322 982
323 849
337 407
337 407
I. Đất nông nghiệp
247 005
263 692
276 206
274 577
1. Đất sản xuất nông nghiệp
227 371
243 267
259 282
257 226
1.1. Cây hàng năm
217 914
227 384
232 342
230 303
1.1.1. Lúa
209 999
220 730
226 824
224 785
1.1.2. Cây hàng năm khác
7 915
6 654
5 518
5 518
1.2. Cây lâu năm
9 457
15 883
26 939
26 923
2. Đất lâm nghiệp
11 884
14 315
14 574
14 589
2.1. Rừng sản xuất
11 884
8 408
6 203
6 152
2.2. Rừng phòng hộ
0
217
1 185
1 185
2.1. Rừng đặc dụng
0
5 691
7 185
7 185
3. Đất nuôi trồng TS
1 448
1 295
2 097
2 537
4. Đất nông nghiệp khác
6 302
4 815
253
225
II. Đất phi nông nghiệp
59 092
57 356
61 142
62 770
1. Đất ở
16 524
15 600
13 830
14 355
Nông thôn
15 722
14 049
12 437
12 762
Đô thị
803
1 550
1 393
1 593
2. Đất chuyên dùng
11 638
16 902
20 516
21 681
2.1. Trụ sở cơ quan
370
267
283
2.2. Quốc phòng, an ninh
19
290
3 853
3 889
2.3. SXKD phi nông nghiệp
7
44
489
943
2.4. Công trình công cộng
11 612
16 198
15 907
16 566
Giao thông
3 242
3 262
5 043
5 385
Thủy lợi
8 368
11 971
9 541
9 653
3. Đất tôn giáo
199
199
4. Đất nghĩa trang nghĩa địa
130
173
168
174
5. Đất sông rạch, mặt nước CD
21 507
20 273
26 366
26 295
6. Đất phi NN khác
9 292
4 409
63
66
III. Đất chưa sử dụng
16 885
2 801
60
60
1. Đất bằng chưa sử dụng
16 885
2 801
60
60
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể tỉnh phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020)
* Đánh giá tổng hợp tác động của hoạt động nhân tác đến sự hình thành CQ
Con người là nhân tố quan trọng trong hình thành và phát triển CQ. Tuy xuất hiện muộn nhưng con người nhanh chóng trở thành thành phần năng động nhất. Con người tác động mạnh mẽ và làm thay đổi môi trường TN, khai thác TN phục vụ đời sống, sản xuất của mình. Tác động của con người dù ở mức nào, dù tích cực hay tiêu cực đều gây phản ứng dây truyền trong hệ thống CQ.
Tóm lại, con người vừa là nhân tố thành tạo, vừa là động lực làm biến đổi CQ. Hoạt động khai thác tài nguyên ở khu vực nghiên cứu, dù tích cực hay tiêu cực đều là nguyên nhân làm phân hoá và biến đổi CQ sinh thái, dần thay thế bởi các CQ nhân tạo.
Kết luận: các nhân tố thành tạo CQ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động tương hỗ trong một thể thống nhất, tạo nên sự phân hoá CQ. Vùng nghiên cứu thuộc hệ thống CQ nhiệt đới ẩm gió mùa, chi phối bởi các quy luật cơ bản: quy luật địa đới, quy luật phi địa đới, quy luật địa phương. Phân hoá về địa chất, địa hình, khí hậu (đóng vai trò chủ đạo), đa dạng về thổ nhưỡng, sinh vật... (đóng vai trò là nhân tố bổ trợ). Đó là những nguyên nhân phân hoá CQ, hình thành nhiều đơn vị CQ khác nhau. Bên cạnh đó, dân cư và hoạt động KT-XH là những nhân tố song song cùng tồn tại, tác động qua lại với các thành phần TN, góp phần phân hoá và biến đổi mạnh mẽ CQ hiện tại.
2.2. Đặc điểm CQ vùng Đồng Tháp Mười
2.2.1. Hệ thống chỉ tiêu phân loại CQ vùng Đồng Tháp Mười
Qua việc nghiên cứu đặc điểm các nhân tố thành tạo cảnh quan khu vực đất ngập nước Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp có thể thấy, trên nền chung hệ thống cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa, sự phân hóa về địa hình, sự đa dạng về thổ nhưỡng, thực vật, các tác động nhân tác đã góp phần hình thành nên một hệ thống tương đối đa dạng các cảnh quan của khu vực. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nước, trong luận văn này chúng tôi xin đề xuất một hệ thống phân loại cảnh quan cho lãnh thổ nghiên cứu gồm 6 cấp như sau:
Hình 2.2: Sơ đồ Hệ thống phân loại cảnh quan vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp
Hệ cảnh quan
Phụ hệ cảnh quan
Lớp cảnh quan
Loại cảnh quan
Kiểu cảnh quan
Phụ lớp cảnh quan
Trong đó hệ cảnh quan và phụ hệ cảnh quan nằm trong sự phân hóa chung của Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và Phụ hệ cảnh quan gió mùa không có mùa đông lạnh. Cấp loại cảnh quan là đơn vị cơ bản của bản đồ cảnh quan.
Bảng 2.12: Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho xây dựng bản đồ cảnh quan vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp tỉ lệ 1:100 000
Số TT
Cấp phân vị
Các chỉ tiêu phân chia
Ví dụ
1
Lớp cảnh quan
Thể hiện sự tác động tổng hợp của các nhân tố địa hình và khí hậu, từ đó tạo nên các cảnh quan khác nhau cả về bản chất và diện mạo.
- Lớp cảnh quan đồng bằng đặc trưng bởi các quá trình tích tụ vật chất.
2
Phụ lớp cảnh quan
Các đặc trưng trắc lượng hình thái trong khuôn khổ lớp, thể hiện cân bằng vật chất giữa các đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình, các đặc điểm khí hậu và đặc trưng của quần thể thực vật.
- Phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp.
3
Kiểu cảnh quan
Thể hiện sự tác động lẫn nhau giữa hai nhân tố khí hậu và sinh vật, quyết định sự thành tạo các kiểu thảm thực vật.
- Kiểu cảnh quan rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa mùa.
4
Loại (nhóm loại cảnh quan)
Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật và loại đất, quyết định mối cân bằng vật chất của cảnh quan qua các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cộng với tác động của con người.
- Loại cảnh quan rừng kín thường xanh trên đất nhiễm phèn.
- Loại cảnh quan lúa nước trên đất phù sa xa sông
Nói chung bản đồ cảnh quan được xây dựng ở bất kỳ tỉ lệ nào (từ khái quát đến chi tiết) đều có các chỉ tiêu phân loại của từng cấp phân vị phải là các đặc điểm đặc trưng của môi trường tự nhiên có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh thái của các cảnh quan trên đó. Bản đồ cảnh quan vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp được xây dựng cũng không nằm ngoài quy luật đó.
2.2.2. Đặc điểm CQ vùng Đồng Tháp Mười
Các mối quan hệ trong cảnh quan không chỉ thể hiện bằng sự tác động qua lại giữa các yếu tố và thành phần thành tạo cảnh quan mà nó còn được thể hiện bằng mối liên hệ phụ thuộc giữa các cấp cảnh quan trong hệ thống cảnh quan.
Các hợp phần của có quan hệ tương hỗ với nhau như là trong một hệ thống và sự tương tác này tạo ra cấu trúc của cảnh quan. Cấu trúc của cảnh quan chính là sự tổ chức bên trong của các đối tượng và hiện tượng trong phạm vi của hệ thống vật chất phức tạp đó (A.G Ixatsenco, 1965).
Cấu trúc của cảnh quan theo nghĩa rộng của từ này phải được hiểu là một tổ chức không gian - thời gian của nó, dựa trên cơ sở hệ động lực các mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận cấu thành. Tính có trình tự ổn định tới mức độ nhất định về vị trí của các bộ phận ấy, mà chúng ta gọi là cấu trúc không gian, là mặt quan trọng trong tính tổ chức của cảnh quan, nhưng nó vẫn còn chưa lột tả được toàn bộ bản chất của cấu trúc ấy trong khi chúng ta vẫn còn chưa biết rõ cách thức liên hợp của các bộ phận riêng biệt.
Như vậy, khi nghiên cứu cấu trúc của cảnh quan vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp chúng tôi xét đồng thời đến cấu trúc không gian (bao gồm cấu trúc đứng và cấu trúc ngang) và cấu trúc động lực.
2.2.2.1. Đặc điểm cấu trúc đứng
Cấu trúc đứng thể hiện sự phân bố theo tầng của các thành phần địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn, sinh vật và khí quyển theo chiều từ dưới lên trên. Cấu trúc đứng được tồn tại trong mọi đơn vị lãnh thổ của nó, từ các cấp phân vị lớn nhất đến cấp phân vị nhỏ nhất.
Đặc điểm cấu trúc đứng của cảnh quan là xác định sự tham gia của các thành phần tự nhiên vào quá trình phát sinh và phát triển cảnh quan.
Trong phạm vi khu vực nghiên cứu, hoạt động địa chất khá yên ả và chủ yếu là hoạt động trầm tích, diễn ra từ Đệ Tứ cho đến nay. Với hoạt động trầm tích lấn dần ra hướng biển Đông theo hướng dòng chảy của sông Mekong nên đã tạo cho địa hình ở đây có đặc điểm là nghiêng dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do vậy, quá trình trao đổi năng lượng, phân bố lại vật chất rõ ràng cũng di chuyển theo hướng này, theo hướng chảy của sông Tiền và sông Hậu (Tây Bắc – Đông Nam) và hướng chảy từ 2 sông này theo các sông, kênh, rạch chảy vào bên trong nội đồng. Tuy nhiên, do các hoạt động trầm tích trên một nền bằng nên sự chênh lệch về độ cao theo hướng nghiêng của địa hình là không đáng kể, trung bình chỉ từ 1 đến 4m, với nơi cao nhất thuộc các gò, giồng cát ở Tháp Mười, Tân Hồng, Hồng Ngự là khoảng 4,5m và nơi thấp nhất khoảng 0,5m ở các vùng sâu trong nội đồng. Do đó, hoạt động trầm tích, bồi tụ các vật chất là quá trình địa chất chính diễn ra ở đây, chính hoạt động trầm tích mạnh mẽ đã hình thành trên lãnh thổ nghiên cứu rất nhiều cù lao, cồn trải dài dọc theo sông Tiền và sông Hậu, đây là những vùng đất có địa chất kém ổn định nhưng đất đai phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Khí hậu cũng là một yếu tố không thể thiếu được trong việc tạo nên bộ mặt cảnh quan khu vực. Vị trí địa lý đã quy định tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo cho khí hậu khu vực này. Với tổng nhiệt độ hoạt động trung bình năm là khoảng 9000°C đã tạo ra nguồn năng lượng dồi dào, cung cấp cho các quá trình hình thành, phát triển của cảnh quan. Hoạt động luân phiên của hoàn lưu khí quyển đã tạo nên tính mùa sâu sắc trong chế độ khí hậu ở đây, đặc biệt là sự phân hoá điều kiện ẩm. Trong năm có hai mùa gió thịnh hành: gió mùa tây nam hoạt động vào mùa hè mang theo một lượng hơi ẩm lớn và gió đông bắc khô hoạt động vào mùa đông, tuy nhiên nó hoạt động yếu và trong thời gian ngắn hơn. Do vậy, có thể thấy sự phân hoá hai mùa trong năm: mùa mưa và mùa khô ở đây rất rõ rệt.
Chế độ mưa liên quan mật thiết đến chế độ gió mùa. Trong năm hình thành 2 mùa khô ẩm tương phản sâu sắc: mùa mưa từ tháng 5 - 11 trùng với mùa gió mùa Tây Nam. Mùa khô từ tháng 12 - 4 trùng với mùa gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa tương đối ổn định qua các năm, hầu hết biến đổi từ 1.100 - 1.600mm. Nói chung lượng mưa giảm dần từ phía Tây Nam lên phía Đông Bắc.
Lượng mưa phân bố rất không đều trong năm: mùa mưa chiếm khoảng 80 - 90% tổng lượng mưa trong năm; trong các tháng mùa mưa, lượng mưa bình quân tháng vượt quá 100mm, các tháng 8, 9 và 10 vượt quá 250mm tạo ra úng ngập trên diện rộng.
Lượng mưa mùa khô chủ yếu tập trung vào các tháng chuyển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_dinhdangword_698_9438_1869658.doc