Luận văn Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững bãi bồi ven biển huyện Kim sơn, tỉnh Ninh Bình

DANH SÁCH CÁC BẢNG. iii

DANH SÁCH CÁC HÌNH. iv

LỜI CAM ĐOAN . vi

LỜI CẢM ƠN. vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT . viii

MỞ ĐẦU .1

CHưƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG.3

1.1. Khái niệm, phân loại và nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên thiên

nhiên .3

1.1.1. Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên.3

1.1.2. Nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.3

1.2. Tổng quan tài liệu.4

1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về khu vực cửa sông ven biển Việt Nam.4

1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên .5

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của hệ thống tài nguyên thiên nhiên

.7

1.2.4. Tổng quan nghiên cứu khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn .8

1.3. Giới thiệu khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình.10

1.3.1. Điều kiện tự nhiên .10

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.12

1.3.3. Tài nguyên thiên nhiên .14

CHưƠNG II. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.1. Cách tiếp cận .

2.1.1. Tiếp cận hệ thống .

2.1.2. Tiếp cận sinh thái .

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

2.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa.

2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học .

2.2.3. Phương pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững trong sử

dụng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn.

2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .

CHưƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

pdf28 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững bãi bồi ven biển huyện Kim sơn, tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận văn. Tác giả Lê Anh Tuấn viii LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” đã được hoàn thành tại khoa Sau đại học – Đại học Quốc gia Hà Nội tháng 9 năm 2016. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, học viên đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè và gia đình. Đầu tiên tác học viên xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Hoàng Hà đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ học viên trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Bên cạnh đó học viên cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Sau đại học – Đại học Quốc gia Hà Nội và toàn thể các thầy cô giáo đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho học viên trong thời gian học tập cũng như khi thực hiện luận văn. Học viên cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến bác Nguyễn Ngọc Quỳnh, nguyên phó giám đốc sở khoa học – công nghệ tỉnh Ninh Bình cùng các anh chị đồng nghiệp đang làm việc tại Chi cục Thủy lợi, Chi cục Thủy sản, trạm thủy sản Yên Khánh, Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình đã hỗ trợ chuyên môn, thu thập tài liệu liên quan để có thể hoàn thành được luận văn. Trong khuôn khổ của luận văn, điều kiện về thời gian hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, học viên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô, bạn bè và các đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng năm 2016 Học viên Lê Anh Tuấn ix DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa BĐKH Biến đổi khí hậu BM1 Bình Minh1 BM2 Bình Minh 2 BM3 Bình Minh 3 BVTV Bảo vệ thực vật CT- XH Chính trị xã hội DT Diện tích DTTN Diện tích tự nhiên ĐDSH Đa dạng sinh học ĐTM Đánh giá tác động môi trường GDP Tổng sản phẩm quốc nội KCN Khu công nghiệp KHCN Khoa học công nghệ KHXH Khoa học xã hội NN Nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTTS Nuôi trồng thủy sản QLBV Quản lý bền vững QLBVR Quản lý bảo vệ rừng RNM Rừng ngập mặn TNMT Tài nguyên môi trường UBND Ủy ban nhân dân UN/CSD Hội đồng phát triển Liên Hiệp Quốc 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với đời sống con người bởi những dịch vụ sinh thái đem lại. Dân số ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh, trong khi tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy giảm. Chính vì thế, con người đã thay đổi từ phụ thuộc một cách thụ động vào tài nguyên thiên nhiên sang thích ứng và sử dụng tài nguyên để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị phục vụ nhu cầu cuộc sống như: tận dụng tài nguyên nước để xây dựng hệ thống hồ chứa, kênh mương với mục đích tưới tiêu, phục vụ sản xuất; tận dụng nước mặn, lợ ven biển để nuôi trồng thủy sản, sự màu mỡ của từng loại đất để trồng những loại hoa màu khác nhau. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ưu tiên cao cho kinh tế trước mắt đã làm cho các nguồn tài nguyên này có nguy cơ cạn kiệt. Hơn nữa, con người không quan tâm đúng mức đến bảo tồn và cải thiện số lượng cũng như chất lượng các nguồn tài nguyên: xả thải bừa bãi gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, đất đai ngày càng bị thoái hóa, nghèo dinh dưỡng do biện pháp canh tác lạc hậu và phụ thuộc quá nhiều vào phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, tài nguyên rừng bị khai thác quá mức gây lũ lụt, xói lở, thay đổi hệ sinh thái... Tài nguyên vùng ven biểnViệt Nam góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng. Trong khi đó,việc quản lý, sử dụng chưa hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện tượng xâm nhập mặn, ngọt hóa, ô nhiễm, suy giảm nguồn nước ngọt,... khiến cộng đồng khó có thể chủ động ứng phó với những nguy cơ, tai biến tiềm tàng. Ngoài ra, việc sở hữu, quản lý, tiếp cận và phân chia lợi ích đối với những nguồn tài nguyên có nguy cơ mâu thuẫn, xung đột cao giữa các bên liên quan trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Ninh Bình là một trong ba tỉnh nằm trong “Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng“ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 02/12/2004 tại vùng cửa Đáy với 7 xã thuộc huyện Kim Sơn, trong đó có 3 xã thuộc vùng đệm là Kim Trung, Kim Đông, Kim Hải với tổng diện tích là 9780ha. Bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn nằm giữa cửa Đáy và cửa Càn là bãi triều cửa sông ven biển và thủy triều là nhân tố quan trọng phân bố và tích tụ vật chất trên bãi. Vùng bãi bồi có nguồn tài nguyên đất, nước, rừng phong phú và có tầm quan trọng trong đảm bảo sinh kế người dân nơi đây và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhưng những 2 nguồn tài nguyên này đang được quản lý, sử dụng chưa bền vững. Chính vì thế, cần có giải pháp để định hướng, quy hoạch sử dụng tài nguyên nơi đây một cách bền vững. Do vậy, trong khuôn khổ chuyên ngành đào tạo khoa học bền vững, học viên lựa chọn nghiên cứu “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”, làm luận văn thạc sỹ, nhằm nhận diện các loại tài nguyên, đánh giá tính bền vững trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp sử dụng bền vững bãi bồi ven biển Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xây dựng bộ chỉ số đánh giá tính bền vững của tài nguyên bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn; - Đánh giá thực trạng sử dụng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn; - Đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Tài nguyên thiên nhiên và sử dụng tài nguyên thiên nhiên khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, Ninh Bình. - Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian: Thông tin, tài liệu, dữ liệu nghiên cứu tính đến thời điểm khảo sát địa bàn; + Về không gian: Tài nguyên bãi bồi ven biển thuộc 3 xã Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình từ đê Bình Minh 1 (BM1) đến Bình Minh 3 (BM3) và từ đê BM3 ra Cồn Nổi tính đến cao trình - 1,5m. 4. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn chia làm 03 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu chung Chương 2: Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3 CHƢƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Khái niệm, phân loại và nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên 1.1.1. Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên Theo nghĩa rộng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho đời sống và sự phát triển của mình. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, tài nguyên thiên nhiên là nguồn nguyên vật liệu tồn tại tự nhiên trong môi trường, có giá trị trong sản xuất hoặc tiêu thụ (WHO, 2010). Theo khả năng tái tạo, tài nguyên thiên nhiên có thể phân chia thành tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo: - Tài nguyên tái tạo (nước, năng lượng mặt trời, gió, sinh học): là tài nguyên dựa vào nguồn năng lượng được cung cấp hầu như liên tục từ vũ trụ vào trái đất, hoặc là các nguồn tài nguyên có thể tái sinh trong một thời gian ngắn.Tài nguyên tái tạo là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục nếu được quản lý, sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan. - Tài nguyên không tái tạo (khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch): là các tài nguyên với một số lượng cố định trong vỏ Trái đất và không thể tự tái sinh bằng các quá trình tự nhiên trong một thời gian ngắn. Mặc dù các tài nguyên này vẫn đang được tạo thành, nhưng các quá trình thành tạo này thường xảy ra rất chậm chạp, trong khoảng thời gian rất dài trong đó có thể tới hàng chục triệu năm, hàng trăm triệu năm. Như vậy, nói một cách khác, các nguồn tài nguyên không tái tạo là các nguồn tài nguyên tái sinh chậm hơn tốc độ khai thác rất nhiều lần. 1.1.2. Nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên Nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên (Satoyama – Nhật Bản): Sử dụng tài nguyên trong khả năng chống chịu và phục hồi của môi trường; Luân chuyển sử dụng tài nguyên; nhận thức giá trị và tầm quan trọng của truyền thống và văn hóa địa phương; Phối hợp sự tham gia, hợp tác của các bên liên quan; Đóng góp tích cực vào kinh tế - xã hội (Takeuchi, 2010). Nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên (Australia): Phát triển bền vững hệ sinh thái đảm bảo nguyên tắc quản lý bền vững TNTN và phát triển bền vững; Nâng cao khả năng chống chịu của hệ sinh thái; Đảm bảo nguyên tắc phòng ngừa phải được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm giảm thiểu tối đa suy thoái môi trường; Phòng ngừa 4 suy thoái tài nguyên môi trường luôn hiệu quả hơn khắc phục những hậu quả do suy thoái tài nguyên và môi trường; Chủ sở hữu TNTN chịu trách nhiệm chính trong quản lý bền vững TNTN phù hợp với quy định pháp luật hiện hành; Tham kiến chủ sở hữu TNTN, người quản lý, người sử dụng, người dân bản địa, cộng đồng địa phương và những bên liên quan trong xây dựng các chiến lược phát triển liên quan (NRMMC, 2010). Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học (Luật đa dạng sinh học 20/2008/QH12): Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân; Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo; Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp giữa bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ; Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức cá nhân; dcBảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học. 1.2. Tổng quan tài liệu 1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về khu vực cửa sông ven biển Việt Nam Việt Nam là nước có đường bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam với hệ thống sông ngòi dày đặc đổ ra biển qua 112 cửa sông, lạch. Hệ sinh thái cửa sông ven biển vô cùng phong phú do khu vực này chịu sự tương tác giữa môi trường nước biển và nước ngọt tạo thành nước lợ, cùng với đó là hoạt động thủy triều tác động mạnh mẽ và liên tục. Tuy nhiên, đây là khu vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi những hoạt động cực đoan của thời tiết và hoạt động khai thác tài nguyên của con người. Đã có nhiều nghiên cứu đối với khu vực cửa sông ven biển Việt Nam về hệ sinh thái, đa dạng sinh học và những tác động tới khu vực này từ phía con người và hoạt động tự nhiên: Một số nghiên cứu về hệ sinh thái, đa dạng sinh học vùng cửa sông, ven biển Việt Nam như: Các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam (Vũ Trung Tạng, 1993) là tập hợp các nghiên cứu cấu trúc sinh học vùng cửa sông ven biển thuộc các tỉnh phía Bắc (1972 – 1976), đánh giá tài nguyên thiên nhiên vùng cửa sông ven biển châu thổ Bắc Bộ (1981 – 1985),... Nghiên cứu về đa dạng sinh học vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định (Hoàng Thị Thanh Nhàn, 2012) đã đánh giá hiện trạng và các áp lực tới đa dạng sinh học tại khu vực này; Nghiên cứu ảnh hưởng của việc mở các 5 cửa biển sau lũ đến sinh thái và tài nguyên sinh vật ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế (Võ Văn Phú, 2011). 1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên Trên thế giới và tại Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên được thực hiện. Phần lớn các công trình này đều tập trung nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, một số công trình đã đề xuất được các chỉ số đánh giá tính bền vững trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như sau: Trên thế giới: Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là lĩnh vực tương đối mới trên thế giới. Trên thế giới, các nước như Nhật Bản, Đức, Canada, Hoa Kỳ đã khai thác và sử dụng công nghệ sạch nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Mặt khác, các công nghệ mới được sử dụng nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế đối với các loại khoáng sản có chất lượng thấp hơn (nhằm tăng dự trữ của tài nguyên không tái tạo) hoặc sử dụng được tổng hợp các hợp phần có ích khác nhau từ một loại tài nguyên. Nhờ đó đã kìm hãm được sự tăng trưởng âm (nagative growth) đối với tài nguyên không tái tạo do chính quá trình khai thác, sử dụng gây ra. Bên cạnh đó, nhiều nước còn thay đổi chính sách, luật pháp môi trường và tài nguyên để hạn chế tổn thất tài nguyên, bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao nâng cao tính bền vững của sử dụng tài nguyên. Một số mô hình cung cấp bền vững tài nguyên khoáng sản được đề xuất trên cơ sở kinh tế. Mô hình “green mining” cũng được các nhà khoa học Đức, Đài Loan đề xuất, trong đó thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa khai thác, bồi hoàn và bảo vệ môi trường. Bộ Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên Úc và New Zealand đã nêu các nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên (Natural Resource Management Ministerial Council – NRMMC, 2010). Một số chỉ số được sử dụng trong khung lý thuyết sinh kế bền vững do Chambers và Conway (1991) đề xuất được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam (Knutsson, 2006; Phạm Văn Cự và nnk, 2011; Võ Hồng Tú và nnk, 2012). Khung sinh kế này bàn về liên hệ giữa bối cảnh dễ bị tổn thương, các loại vốn (vốn con người, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn xã hội), chính sách và thể chế, các chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế (DFID, 1999). 6 Mô hình sử dụng bền vững tài nguyên dựa trên việc xây dựng xã hội chung sống hài hòa với thiên nhiên và phát thải cacbon thấp cũng được các nhà khoa học Nhật Bản đề xuất (Takeuchi, 2010), trong đó nhấn mạnh 5 nguyên lý cơ bản trong sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Trong nghiên cứu của Cissé và nnk (2014), 11 hệ thống ngư trường ven biển quy mô nhỏ ở Guyane, Pháp đã được đánh giá tính bền vững dựa vào 27 chỉ số thuộc các lĩnh vực sinh thái, kinh tế, xã hội và công nghệ. Kết quả đã chỉ ra rằng các hoạt động đánh bắt thủy sản không đồng nhất trong ngư trường thì tính bền vững có thể khác nhau. Điều này quan trọng trong xác định các vấn đề tiềm năng, thực hiện chính sách quản lý phù hợp vì chỉ một số hoạt động khai thác không bền vững có thể ảnh hưởng đến toàn ngư trường Ault và nnk(2014) đã đánh giá tính bền vững của nghiên cứu tính bền vững của hoạt động khai thác thủy sản cũng ven biểnphía Nam Florida. Tính bền vững của hoạt động khai thác thủy sản là khả năng của số loài bị khai thác có thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ bao gồm năng suất mà vẫn duy trì được năng lực sản sinh đủ dự trữ để có thể tiếp tục cung cấp lượng hàng hóa và dịch vụ không đổi tiếp theo không giới hạn thời gian (Ault và nnk, 2008). Tại Việt Nam: Các vấn đề về tài nguyên và bảo vệ môi trường được đề cập đến trong một số đề tài cấp Nhà nước: đề tài KHCN 07 – 12 (Lê Quý An, 2000) nghiên cứu tổng hợp và nghiên cứu các vấn đề về phương pháp luận chung để sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường; đề tài KHCN 07 – 13 (Nguyễn Đức Quý, 2000) nghiên cứu quan điểm chiến lược khai thác sử dụng hợp lý một số tài nguyên quan trọng đang được khai thác mạnh mẽ; đề tài KHCN 07.06 (Đặng Trung Thuận, 2000) nghiên cứu biến động môi trường do khai thác kinh tế và quá trình đô thị hóa gây ra. Trong khuôn khổ các đề tài đề cập đến các biện pháp kiểm soát, làm sạch đảm bảo phát triển bền vững Hạ Long – Quảng Ninh – Hải PHòng; đề tài KHCN 07.09 (Nguyễn Đức Quý, 2000) đã nghiên cứu đánh giá hiện trạng, đề xuất các biện pháp khắc phục và bảo vệ môi trường vùng mỏ sau giai đoạn khai thác tài nguyên khoáng sản; đề tài KT.02.11 (Lê Như Hùng, 1995) đánh giá hiện trạng khai thác khoáng sản và tác động của chúng đến môi trường tự nhiên ở một số vùng trọng điểm. Tài nguyên địa chất (TNĐC) là một khái niệm mới được sử dụng gần đây ở Việt Nam (Mai Trọng Nhuận, 2002). Trong báo cáo “Lập bản đồ hiện trạng địa chất môi trường biển ven bờ mũi Giom – mũi Chút, tỷ lệ 1:100.000”, các tác giả (Mai Trọng Nhuận và Đào Mạnh Tiến, 2002) đã đề xuất ý tưởng sử dụng bền vững 7 TNĐC (khoáng sản rắn, nước dưới đất, tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và phần phi sinh học của tài nguyên ĐNN), hạn chế xung đột môi trường liên quan đến khai thác, sử dụng TNĐC nhằm góp phần phát triển bền vững đới duyên hải. Ngoài ra còn một số nghiên cứu về khai thác và bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản (Lê Như Hùng và nnk, 1998; Nguyễn Đức Quý, 1999). 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của hệ thống tài nguyên thiên nhiên Bộ chỉ số đánh giá tính bền vững trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên: Hội đồng Phát triển bền vững Liên Hợp Quốc (UN/CSD) đã đề xuất bảng chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi trường (UN/CSD, 2002, 2005). Bộ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam đề xuất bộ chỉ thị tính bền vững về tài nguyên và môi trường ở Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. Bộ chỉ thị phát triển bền vững về tài nguyên môi trường Việt Nam) xác định 10 lĩnh vực ưu tiên chính về tài nguyên và môi trường: (1) Vấn đề thoái hoá đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, (2) Vấn đề bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước, (3) Vấn đề khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản, (4) Vấn đề bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển, (5) Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng, (6) Vấn đề giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp, (7) Vấn đề quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, (8) Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, (9) Vấn đề các hoạt động làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, phòng và chống thiên tai, (10) Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên năng lượng (Phụ lục 3). Bộ chỉ số môi trường, xã hội do REDD+ và trung tâm con người và thiên nhiên (Pannature, 2015) thực hiện bao gồm 4 nội dung chính: Nền tảng chính sách – pháp luật với 4 chỉ số đánh giá qua 16 tiêu chí: chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, lồng ghép ưu tiên QLBV rừng và BDDKH trong phát triển KT-XH, ưu thé chính sách tài chính đầu tư cho hoạt động QLBV rừng và PT lâm nghiệp, ưu thế chính sách đầu tư cho hoạt động QLBVR và phát triển lâm nghiệp, vai trò của rừng và ĐDSH trong thực hiện ĐTM tại địa phương. Hệ thống tổ chức – thể chế quản lý bảo vệ rừng với 8 chỉ số được đánh giá thông qua 34 chỉ tiêu thuộc các chỉ số: năng lực và kinh nghiệm quản trị lâm nghiệp địa phương, hệ thống quyền và tiếp cận sở hữu đối với rừng/ đất rừng, xác lâp quá 8 trình và ưu tiên cho thực hiện REDD+, hợp tác và điều phối quản lý bảo vệ rừng, tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin lâm nghiệp, thực thi pháp luật quản lý bảo vệ, phát triển rừng địa phương, hệ thống giám sát và thu thập thông tin lâm nghiệp địa phương, giá trị kinh tế của hoạt động lâm nghiệp địa phương. Điều kiện/ hiện trạng môi trường với 4 chỉ số được đánh giá thông qua 7 tiêu chí: Diện tích, cơ cấu tài nguyên rừng, xu hướng mất rừng, công tác trồng rừng, mức độ dễ bị tổn thương rừng với các hoạt động của con người và BĐKH. Điều kiện/ hiện trạng xã hội với 5 chỉ số được đánh giá qua 15 tiêu chí: Cơ cấu dân tộc và tình trạng đói nghèo, sinh kế và lao động trong lâm nghiệp, tranh chấp và giải quyết tranh chấp tài nguyên đất, rừng, tham gia của người dân và chính quyền địa phương trong QLBVR, vai trò của giới trong hoạt động lâm nghiệp. Công trình nghiên cứu, đánh giá tính bền vững đới bờ huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định do các nhà nghiên cứu thuộc Viện Môi trường và Tài nguyên, Viện Kỹ thuật Biển thực hiện (Võ Thanh Tịnh và nnk, 2012) Đề tài cấp nhà nước KHCN-BĐKH 32 “Nghiên cứu và xây dựng mô hình đô thị ven biển có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu” cũng đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên trong bối cảnh biến đổi khí hậu, trong đó nhấn mạnh khai thác tài nguyên trong giới hạn phục hồi, bảo đảm hiệu quả tổng hợp cả về kinh tế, xã hội và môi trường, hạn chế mức thấp nhất xung đột giữa bảo vệ, thích nghi với biến đổi khí hậu dựa trên hệ sinh thái (Mai Trọng Nhuận, 2016). 1.2.4. Tổng quan nghiên cứu khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn Nhiều nghiên cứu liên quan đến tài nguyên và môi trường khu vực ven biển huyện Kim Sơn đã được thực hiện. Một số công trình nghiên cứu có thể kể đến như sau: Chương trình VINOGEO – SRV 07/056 : Tăng cường năng lực giảm thiểu và thích ứng với địa tai biến liên quan đến môi trường và phát triển năng lượng ở Việt Nam, báo cáo đánh giá mức độ tổn thương do tai biến ở cửa Đáy (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011). Chi cục Thủy sản Ninh Bình, nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh 2016 của Ninh Bình,: “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi cá Nác hoa thương phẩm tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn”. Đề tài này đã xây dựng mô hình nuôi cá nác hoa thương phẩm tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, mô hình này cho kết quả 9 với năng suất cao và góp phần đa dạng hóa đối tượng con trồng, phát triển ngành nghề nuôi cá nước mặn, lợ. Trịnh Văn Hạnh với đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu giải pháp trồng cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê ven biển Thanh Hóa và Ninh Bình”. Nghiên cứu này đã đưa ra kết luận: tại các bãi triều ngập mặn tỉnh Ninh Bình có chế độ thủy triều, đặc điểm lý – hóa học của thể nền, độ mặn nước biển phù hợp với điều kiện trồng cây ngập mặn. Các giải pháp ươm và trồng cây ngập mặn cũng được đề xuất dựa trên điều kiện khu vực nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Ngọc Luyên đã thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu, điều tra đánh giá tài nguyên du lịch. Đề xuất giải pháp khai thác để phát triển du lịch bền vững ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” đã điều tra, đánh giá hiện trạng các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội huyện Kim Sơn. Đề xuất giải pháp khai thác hợp lý, hiệu quả bền vững tài nguyên du lịch phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội huyện Kim Sơn. Tại hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 “Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển bền vững”, (26 – 28/11/2012). Nguyễn Tuấn Anh và nnk (2013), Viện nghiên cứu con người, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tham gia với bài báo: ”Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình)”. Bài viết này nằm trong khuôn khổ dự án “Tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng đất và thay đổi sinh kế cộng đồng ở Đồng bằng sông Hồng” do Danida tài trợ. Bài viết đã đưa ra cách thức mà người dân khu vực này ứng phó với BĐKH chủ động điều chỉnh, thay đổi sinh kế của họ. Tác giả Bùi Cẩm Phượng đã thực hiện nghiên cứu Ứng xử với biển của cư dân huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình, trong đó, tác giả đã phân tích, tìm hiểu cách ứng xử của ngư dân trên hai bình diện: quai đê lấn biển để làm nông nghiệp và từng bước nhận thức về biển để khai thác giá trị về biển. Cả hai bình diện này đều được thể hiện thông qua quá trình: quai đê lấn biển, hình thành các nghề - làng nghề và tổ chức đời sống xã hội. Tác giả Trần Viết Ổn đã thực hiện đề tài ĐTĐL/27G (2008): “Nghiên cứu giải pháp thủy lợi cải tạo, phục hồi và bảo vệ vùng đất có vấn đề phục vụ phát triển kinh tế-xã hội dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ“. Tại khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, đề tài đã đưa ra: (1) Các nguyên nhân, dự báo xu thế diễn biến các vùng đất bị ô nhiễm, hoang hóa do nước biển dâng; (2) Các giải pháp thủy lợi nhằm cải 10 tạo, phục hồi và sử dụng vùng đất có vấn đề theo hướng bền vững; (3) Bố trí hệ thống thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng bền vững bài bồi ven biển huyện Kim Sơn. 1.3. Giới thiệu khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình 1.3.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn được hình thành do sự bồi tụ của hai cửa sông chính là sông Đáy ở phía Đông, sông Càn ở phía Tây (Hình 1). Vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn nằm ở đỉnh điểm phía Đông Nam của vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Đông giáp sông Đáy, phía Tây giáp sông Càn, phía Bắc giáp đê Tùng Thiện và đê Cồn Thoi, cách trung tâm huyện Kim Sơn khoảng 20 km. Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu Địa hình, địa mạo: Địa hình của huyện Kim Sơn nói chung và bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn nói riêng tương đối thấp, có xu hướng thoái dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình của khu vực bãi bồi có độ cao trung bình khoảng 1,5m so với mực nước biển. Chế độ gió: Chế độ gió trong vùng chịu tác động trực tiếp của hai hướng gió thổi chính trong năm là gió đông bắc và gió đông nam. Gió đông bắc thịnh hành vào mùa khô, tốc độ trung bình khoảng 34 m/s, còn gió đông nam thịnh hành vào mùa mưa, tốc độ trung bình khoảng 45 m/s. Trong một ngày gió thường thổi từ đất liền ra biển vào ban ngày và từ biển vào đất li

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003292_5937_2006135.pdf
Tài liệu liên quan