Đối với một sốloại hạt, sau khi chín có thểcó giai đoạn “miên trạng”,
nghĩa là giai đoạn sau khi quảchín hạt trưởng thành nhưng chưa thểnẩy mầm
ngay được. Ngoài ra ởmỗi loài cần có điều kiện sinh thái thích hợp đểnẩy
mầm, trong đó nhân tốnhiệt độlà rất quan trọng. Chúng tôi chọn cách bảo quản
ởnhiệt độthường và làmgiảm nhiệt độ đểso sánh vềtỉlệnẩy mầm, tốc độnẩy
mầm đểtừ đó đềxuất phương pháp cất giữhạt giống khi thu hoạch hợp lý
nhằm không làm thay đổi tỉlệnẩy mầm của hạt (chương 2). Thểnền được chọn
là đất tribat và tiến hành gieo ươm trong túi bầu nhưnhững thí nghiệm trên.
118 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3832 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của cây hoàng lan (cananga odorata(lamk.) hook.f.& thomson ) ở giai đoạn vườn ươm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Chất lượng nẩy mầm
Số lượng và chất lượng cây con được quyết định bởi chất lượng nẩy
mầm, chất lượng nẩy mầm là số hạt nẩy mầm cho cây mầm bình thường trên
tổng số hạt nẩy mầm. Đánh giá chất lượng nẩy mầm giúp chúng ta có thêm tư
liệu về đặc điểm môi trường tác động lên nẩy mầm và yếu tố di truyền của loài.
Qua theo dõi chúng tôi ghi nhận kết quả chất lượng nẩy mầm ở bảng 3.3 và
hình 3.8.
Qua bảng 3.3 ta thấy chất lượng nẩy mầm của các nghiệm thức có tác
động cao hơn so với nghiệm thức đối chứng, NT5 cho tỉ lệ hạt nẩy mầm tốt cao
nhất, kế đến là NT6, chất lượng hạt giống nẩy mầm tốt trung bình là 93,17%.
Từ đó cho thấy để tăng tỉ lệ nẩy mầm và chất lượng nẩy mầm cần có những tác
động lên hạt giống hoàng lan trước khi đem gieo ươm.
Bảng 3.3: Chất lượng nẩy mầm trung bình của hạt hoàng lan
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình Nghiệm
thức Số hạt
nẩy
mầm
tốt
Chất
lượng
nẩy
mầm
(%)
Số
hạt
nẩy
mầm
tốt
Chất
lượng
nẩy
mầm
(%)
Số hạt
nẩy
mầm
tốt
Chất
lượng
nẩy
mầm
(%)
Số
hạt
nẩy
mầm
tốt
Chất
lượng
nẩy
mầm
(%)
ĐC 16 84,21 15 78,95 13 72,22 14,67 78,46
NT1 19 90,48 19 90,48 19 90,48 19,00 90,48
NT2 22 95,65 22 100 21 91,3 21,67 95,65
NT3 23 95,83 22 95,65 22 95,65 22,33 95,71
NT4 22 95,65 24 96 23 95,83 23,00 95,83
NT5 24 96,00 25 100 24 100 24,33 98,67
NT6 24 96,00 25 100 25 96,15 24,67 97,38
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7
NGHIỆM THỨC
T Ỉ
L
Ệ %
NT6
NT5
NT4
NT3
NT2
NT1
Đối chứng
Hình 3.8: Đồ thị tỉ lệ % hạt nẩy mầm tốt ở các nghiệm thức thí nghiệm
B
A
Hình 3.9: Cây con nẩy mầm bình thường và không bình thường
A: cây con nẩy mầm không bình thường, vỏ hạt không tách ra khỏi
lá mầm làm lá mầm không phát triển được
B: cây con nẩy mầm bình thường.
A
B
Hình 3.10: Chồi mầm dễ bị gãy làm ảnh trục thượng diệp không phát triển
A: chồi mầm bị gãy nên trục thượng diệp không phát triển
B: trục thượng diệp phát triển bình thường
Chất lượng nẩy mầm ở loài hoàng lan là cao, điều này chứng tỏ những
biệp pháp tiến hành gieo ươm là phù hợp với hạt giống. Chất lượng nẩy mầm
qua các lần thí nghiệm cho kết quả không có sự khác biệt lớn điều này chứng tỏ
rằng chất lượng nẩy mầm ở hạt hoàng lan ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường
mà phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của loài và kỹ thuật gieo ươm.
Qua theo dõi chúng tôi thấy rằng ở nghiệm thức đối chứng có nhiều hạt
nẩy mầm, nhưng rễ mầm không phát triển, dẫn đến cây mầm không phát triển,
hoặc vỏ hạt không tách đôi ra được làm cho hai lá mầm không bung ra, dẫn đến
thân mầm không hình thành. Thân mầm hoàng lan ban đầu cong sau đó mới
vươn lên thẳng (hình 3.9, 3.10).
3.2.3. Số ngày nẩy mầm trung bình
Thời gian nẩy mầm cho chúng ta biết được hoạt động sinh lý trong hạt
diễn ra nhanh hay chậm và phụ thuộc hay không vào điều kiện môi trường.
Thời gian nẩy mầm của hạt cây hoàng lan ở các nghiệm thức khác nhau được
thể hiện ở bảng 3.4
Bảng 3.4: Thời gian nẩy mầm (số ngày) trung bình của hạt hoàng lan
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình Nghiệm
thức t ∆t t ∆t t ∆t t ∆t
ĐC 34 20 34 17 33 20 33,7 19
NT1 33 18 32 16 32 18 32,3 17,3
NT2 31 18 31 17 30 19 30,7 18
NT3 30 17 29 15 29 20 29,3 17,3
NT4 30 20 28 21 30 19 29,3 20
NT5 30 19 28 19 30 17 29,3 18,3
NT6 30 19 29 19 29 16 29,3 18
t: số ngày nẩy mấm trung bình, ∆t: thời gian kéo dài nẩy mầm
* Nhận xét: Số ngày nẩy mầm trung bình của hạt cây hoàng lan gieo trên
đất tribat ở nghiệm thức đối chứng là 33,7 ngày, trong khi đó số ngày nẩy mầm
của các nghiệm thức NT3, NT4, NT5, NT6 là ít nhất ( trung bình là 29,3 ngày),
kế đến là NT2 (trung bình là 30,7 ngày), đến NT1 (trung bình 32,3 ngày). Như
vậy có thể thấy rằng các tác động của các tác nhân kích thích đều mang lại hiệu
quả, làm cho hạt nẩy mầm sớm hơn so với không tác động.
Sự khác biệt giữa các lần bố trí thí nghiệm là không thật sự rõ rệt (sự
chênh lệch không đáng kể), trung bình số ngày để hạt nẩy mầm ở lần lặp lại thí
nghiệm thứ hai là ít nhất (30,14 ngày).
Thời gian hạt kéo dài nẩy mầm trung bình là 18,27 ngày (từ lúc hạt bắt
đầu nẩy mầm cho đến khi kết thúc cùng nẩy mầm). NT3 và NT1 có thời gian
kéo dài nẩy mầm ngắn nhất (17,3 ngày). NT4 có số ngày nẩy mầm kéo dài nhất
(20 ngày). Kết quả trên cho thấy không có mối quan hệ giữa số ngày để hạt nẩy
mầm và thời gian kéo dài nẩy mầm.
3.2.4. Tốc độ nẩy mầm
Tốc độ nẩy mầm của hạt cây hoàng lan được trình bày ở bảng 3.5
Bảng 3.5: Tỉ lệ nẩy mầm, thời gian nẩy mầm trung bình và tốc độ nẩy mầm
(R) của hạt hoàng lan gieo trên đất tribat
Nghiệm thức G % D (số ngày) R (số ngày)
ĐC 62,22 33,7 0,030
NT1 70,00 32,3 0,031
NT2 75,56 30,7 0,033
NT3 77,78 29,3 0,034
NT4 80,00 29,3 0,034
NT5 82,22 29,3 0,034
NT6 84,44 29,3 0,034
Qua các số liệu ở bảng 3.5 cho thấy hạt hoàng lan gieo trên đất tribat ở
nghiệm thức 6 có tỉ lệ nẩy mầm cao nhất, tốc độ nẩy mầm của nghiệm thức đối
chứng là chậm nhất.
(Lần 1 – ngày 12/06/2006) (Lần 2 – ngày 03/11/2006 )
(Lần 3 – ngày 26/06/2007 )
Hình 3.11: Bố trí thí nghiệm gieo ươm nẩy mầm và nẩy mầm của hạt hoàng lan
3.2.5. Khả năng nẩy mầm của hạt hoàng lan với chế độ bảo quản
khác nhau
Đối với một số loại hạt, sau khi chín có thể có giai đoạn “miên trạng”,
nghĩa là giai đoạn sau khi quả chín hạt trưởng thành nhưng chưa thể nẩy mầm
ngay được. Ngoài ra ở mỗi loài cần có điều kiện sinh thái thích hợp để nẩy
mầm, trong đó nhân tố nhiệt độ là rất quan trọng. Chúng tôi chọn cách bảo quản
ở nhiệt độ thường và làm giảm nhiệt độ để so sánh về tỉ lệ nẩy mầm, tốc độ nẩy
mầm để từ đó đề xuất phương pháp cất giữ hạt giống khi thu hoạch hợp lý
nhằm không làm thay đổi tỉ lệ nẩy mầm của hạt (chương 2). Thể nền được chọn
là đất tribat và tiến hành gieo ươm trong túi bầu như những thí nghiệm trên.
Kết quả nẩy mầm được trình bày ở bảng 3.6
Bảng 3.6: Thống kê kết quả nẩy mầm của 2 chế độ bảo quản hạt trên đất
tribat (ngày gieo hạt 04/02/2007, n = 100 hạt)
Nghiệm
thức
Số
hạt
nẩy
mầm
Tỉ lệ
nẩy
mầm
(%)
Số hạt
nẩy
mầm
tốt
Chất
lượng
nẩy mầm
(%)
Số
ngày
nẩy
mầm
Thời
gian kéo
dài nẩy
mầm
Tốc độ
nẩy
mầm
Đối chứng 63 63 50 79,36 33 18 0,03
BQL 24 24 19 79,20 48 17 0,02
BT 57 57 48 84,20 42 19 0,024
Ghi chú: Đối chứng: hạt được gieo sau 3 ngày thu hái quả
BQL: hạt được bảo quản trong tủ lạnh (170C) sau 3 tháng
BT: hạt hoàng lan gói trong giấy báo để nơi khô ráo sau 3 tháng
Kết quả thu được ở cả 2 nghiệm thức thí nghiệm bảo quản hạt hoàng lan
đều cho kết quả thấp hơn so với đối chứng. Kết quả nẩy mầm khi bảo quản hạt
ở nhiệt độ lạnh (170C) và nhiệt độ thường có sự khác biệt cơ bản, tỉ lệ nẩy mầm
khi giữ hạt trong tủ lạnh thấp hơn so với bảo quản hạt ở nhiệt độ thường (24%
hạt nẩy mầm khi giữ lạnh và 57% hạt nẩy mầm khi để hạt bình thường). Điều
này cho thấy nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt lên quá trình bảo quản hạt giống của
loài hoàng lan. Nhiệt độ thấp thì chất lượng hạt giống cây hoàng lan giảm nên tỉ
lệ nẩy mầm của hạt giảm.
Chất lượng nẩy mầm của hạt khi để 3 tháng sau khi thu hái quả cũng thấp
hơn so với đối chứng, thời gian để hạt nẩy mầm lâu hơn ( hơn 42 ngày so với
sau đối chứng là 33 ngày) và tốc độ nẩy mầm chậm hơn. Hạt nẩy mầm chậm
nhất phải mất đến hơn 2 tháng. Điều này có thể do hạt của cây hoàng lan chứa
nhiều dầu.
3.3. Tỉ lệ sống của cây con hoàng lan
3.3.1 Tỉ lệ sống của cây con giai đoạn 2 lá mầm đến 1 tháng tuổi
Tỉ lệ sống của cây con được theo dõi từ khi 2 lá mầm bung ra hoàn chỉnh
cho đến khi cây được 4 – 5 lá, kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.7
Bảng 3.7: Tỉ lệ sống của cây con hoàng lan
giai đoạn 2 lá mầm đến 1 tháng tuổi
Nghiệm
thức
Số cây con
ban đầu
Số cây sống Tỉ lệ sống của cây con
(%)
ĐC 56 50 89,29
NT1 63 58 92,06
NT2 68 65 95,59
NT3 70 68 97,14
NT4 72 71 98,61
NT5 74 71 95,95
NT6 76 75 98,68
Tỉ lệ sống của cây con hoàng lan giai đoạn 1 tháng tuổi là tương đối cao
(> 89%) cho thấy đây là loài cây dễ trồng. Lá và thân cây hoàng lan có mùi
hăng nên hầu như không bị các loài côn trùng, sâu bọ phá hoại. Cây con từ giai
đoạn 2 lá mầm đến khi đạt 4 – 5 lá mất khoảng 2 tuần, đạt giai đoạn thành thục
rụng 2 lá mầm là 4 tuần. Hệ rễ của cây mầm sinh trưởng mạnh và diện tích lá
tăng nhanh cho thấy đây là loài có tốc độ sinh trưởng khá nhanh.
3.3.2. Tỉ lệ sống của cây con từ 1 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi
Khi tiến hành các thí nghiệm về sinh trưởng với các chế độ bón phân N,
P, K chúng tôi nhận thấy tỉ lệ sống của cây con như ở bảng 3.8
Bảng 3.8: Tỉ lệ sống (%) của cây con từ 1 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi
Nghiệm
thức
2 tháng
tuổi
3 tháng
tuổi
4 tháng
tuổi
5 tháng
tuổi
6 tháng
tuổi
ĐC 100 100 100 95,56 95,56
N 0,5% 100 100 100 100 100
N 1% 100 100 100 100 100
N 1,5% 100 100 100 100 100
N 2% 100 100 100 100 100
P 1% 100 100 100 100 100
P 2% 100 100 100 100 100
P 3% 100 100 100 100 100
P 4% 100 100 100 100 100
K 0,5% 97,78 97,78 97,78 97,78 97,78
K 1% 93,33 88,89 88,89 88,89 88,89
K 1,5% 97,78 91,11 91,11 77,78 77,78
K 2% 93,33 71,11 71,11 60,00 60,00
Tỉ lệ sống của cây hoàng lan con ở giai đoạn từ 1 tháng tuổi đến 6 tháng
tuổi đạt khá cao ở nghiệm thức đối chứng (95,56%). Ở những nghiệm thức bón
phân nitơ và photpho là không có cây chết. Nghiệm thức bón kali có tỉ lệ chết
khá nhiều, đặc biệt ở nghiệm thức K 1,5% cây con hoàng lan giai đoạn 6 tháng
tuổi có tỉ lệ sống 77,78% và ở nghiệm thức K 2% cây có tỉ lệ sống chỉ có 60%.
3.4. Nghiên cứu sinh trưởng cây con hoàng lan trong giai đoạn
vườn ươm với các chế độ bón phân N, P, K một yếu tố
3.4.1. Sự sinh trưởng của cây con hoàng lan với các thí nghiệm bón
phân Nitơ
3.4.1.1. Sự sinh trưởng về chiều cao cây
Sinh trưởng và phát triển của cây có hoa là một hiện tượng vô cùng phức
tạp, có thể xem chu trình sống của cây có hoa bắt đầu từ quá trình nẩy mầm của
hạt, tiếp sau đó là một loạt các quá trình biến đổi về hình thái và sinh lý. Trong
suốt quá trình sinh trưởng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cây, một mặt cây chịu
tác động của cơ chế di truyền, mặt khác sinh trưởng chịu nhiều tác động từ môi
trường sống. Cơ thể thực vật như một chỉnh thể thống nhất, hài hoà mang tính
toàn vẹn, nó được biểu hiện thông qua sự sinh trưởng giữa các bộ phận trong
cây. Kết quả sinh trưởng là sự tương tác rõ rệt giữa các cơ quan bộ phận. Chiều
cao của cây là một tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá kết quả sinh trưởng và mức
độ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan. Thông qua các số liệu thu được từ sinh
trưởng chiều cao chúng ta có thể đánh giá môi trường sống của cây.
Sự tăng trưởng về chiều cao cây hoàng lan với thí nghiệm bón N ở các
nồng độ khác nhau qua 6 tháng được trình bày trong bảng 3.9 và hình 3.12
Bảng 3.9: Chiều cao trung bình và gia tăng chiều cao (cm) cây hoàng lan
với các chế độ bón phân N (n = 15, lặp lại 3 lần)
Đối chứng N 0,5% N 1% N 1,5% N 2% Tháng
tuổi h ∆h h ∆h h ∆h h ∆h h ∆h
1 5,27
± 0,09
5,27
±0,11
5,26
±0,12
5,28
±0,22
5,27
±0,23
2 6,13
± 0,18
0,86 6,23
±0,17
0,96 7,25
±0,25
1,99 7,51
±0,31
2,23 7,58
±0,41
2,31
3 12,88
± 0,23
6,75 13,5
±0,47
7,27 15,3
±0,54
8,05 17,5
±0,85
9,99 19,53
±1,23
11,95
4 21,73
± 1,34
8,85 22,43
±0,92
8,93 24,33
±1,19
9,03 31,23
±1,87
13,73 37,5
±2,14
17,97
5 34,9
± 1,26
13,17 36,35
±1,28
13,92 38,27
±1,53
13,94 45,88
±2,74
14,65 52,8
±2,57
15,3
6 45,88
± 1,62
10,98 47,1
±1,27
10,75 49,3
±1,96
11,03 56,48
±2,75
10,6 64,3
±2,95
11,5
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
Tháng
C
hi
ều
c
ao
(c
m
)
Đối chứng
N 0,5%
N 1%
N 1,5%
N 2%
Hình 3.12: Đồ thị về tăng trưởng chiều cao cây hoàng lan
qua các tháng thí nghiệm với các chế độ bón phân Nitơ
Hình 3.13: Chiều cao cây hoàng lan sau 5 tháng thí nghiệm bón phân Nitơ
với các nồng độ khác nhau
Hình 3.14: Cây hoàng lan 6 tháng tuổi nghiệm thức đối chứng
Hình 3.15: Cây hoàng lan tăng trưởng tốt nhất với nghiệm thức nitơ 2%
Qua các số liệu ở bảng 3.9 và hình 3.12, 3.13 cho thấy chiều cao cây
hoàng lan ở các nghiệm thức tăng theo thời gian thí nghiệm và có tốc độ tăng
trưởng khác nhau. Ở tháng thứ 6 thì tốc độ sinh trưởng của cây giảm ở cả 6
nghiệm thức thí nghiệm. Ở nghiệm thức đối chứng cây có chiều cao thấp nhất là
45,88 cm, trung bình gia tăng mỗi tháng 8,122 cm. Nghiệm thức N 2% có chiều
cao cây cao nhất là 64,3cm, gia tăng trung bình tháng là 11,806cm. Cây hoàng
lan tăng trưởng chiều cao thay đổi theo tỉ lệ phân bón N, tốc độ tăng trưởng
chiều cao diễn ra nhanh với nghiệm thức N 2% kế đến là N 1,5%, N 1%, N
0,5% và thấp nhất là đối chứng. Ở nghiệm thức đối chứng, N 0,5% và N 1% sự
sai khác về tăng trưởng chiều cao là không nhiều (trung bình là 2cm). Ở nghiệm
thức N 1,5% và N 2% thì có sự sai khác rõ rệt.
Tốc độ tăng chiều cao ở tháng đầu tiên của các nghiệm thức hầu như
diễn ra chậm từ 0,86cm đến 2,31cm/tháng, nguyên nhân là do khi mới chuyển
túi bầu cây con còn yếu, thao tác chuyển túi bầu có thể tạo ra những chấn động
cho cây và cây phải thích ứng với môi trường mới nên có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến sinh trưởng của cây. Tăng trưởng chiều cao cây ở tháng thứ 2 trở về sau
tăng nhanh qua các tháng tiếp theo (6,75cm/tháng), nguyên nhân do cây được
chuyển sang túi bầu lớn hơn, được bổ sung thêm đất và phân bón. Tỉ lệ nitơ
trong đất càng cao thì cây sinh trưởng càng nhanh. Ở cùng thời gian, điều kiện
môi trường và chế độ chăm sóc ta thấy tốc độ tăng trưởng cũng tăng dần theo tỉ
lệ bón phân nitơ.
Tháng thứ 6 ở cả 5 nghiệm thức đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao
trung bình giảm, nguyên nhân do đặc điểm của loài là sinh trưởng nhanh nên
đến tháng thứ 6 thì do không gian chật hẹp và có thể nhu cầu về dinh dưỡng
thiếu hụt. Giai đoạn này cây cao khoảng 0,5m, nên lượng phân bón trong đất
không đủ đáp ứng nhu cầu cho cây dẫn đến làm giảm tăng trưởng chiều cao
cây.
Như vậy hàm lượng N trong đất có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình
sinh trưởng chiều cao cây hoàng lan. Bón phân N với tỉ lệ N 1,5% và N 2% cây
sinh trưởng chiều cao nhanh hơn so với đối chứng.
3.4.1.2. Sinh trưởng về đường kính thân cây
Đường kính thân cây tăng trưởng nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào đặc
điểm di truyền của loài và điều kiện dinh dưỡng, khi gặp điều kiện thuận lợi thì
cây tăng trưởng đường kính nhanh, ngược lại khi gặp điều kiện môi trường bất
lợi và nghèo chất dinh dưỡng thì đường kính tăng chậm. Khi cây tăng trưởng
đường kính nhanh thì tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm lại, cây tập trung phát
triển đường kính và tán lá, phát triển số cành, điều này thường xuyên xảy ra khi
mật độ hợp lý, cây không tranh giành ánh sáng quá gay gắt, ngược lại cây sẽ tập
trung tăng trưởng chiều cao để cạnh tranh ánh sáng hơn là những chỉ tiêu còn
lại, lúc này dễ nhận thấy là thân cây mảnh khảnh, yếu ớt và dễ gãy [5], [9].
Kết quả theo dõi tăng trưởng đường kính thân cây hoàng lan qua các
tháng nghiên cứu với các chế độ bón phân nitơ khác nhau được trình bày ở
bảng 3.10 và hình 3.16
Bảng 3.10: Đường kính trung bình và gia tăng đường kính (cm) thân
cây hoàng lan với các chế độ bón phân N (n = 15, lặp lại 3 lần)
Đối chứng N 0,5% N 1% N 1,5% N 2% Tháng
tuổi d ∆d d ∆d d ∆d d ∆d d ∆d
1 0,15
±0,006
0,15
±0,007
0,155
±0,005
0,151
±0,007
0,15
±0,008
2 0,26
±0,011
0,11
0,25
±0,010
0,10 0,26
±0,010
0,105 0,27
±0,022
0,119 0,3
±0,017
0,15
3 0,31
±0,012
0,05 0,29
±0,014
0,04 0,32
±0,013
0,06 0,35
±0,030
0,08 0,49
±0,024
0,19
4 0,41
±0,014
0,10 0,45
±0,024
0,16 0,49
±0,013
0,17 0,54
±0,039
0,19 0,61
±0,030
0,12
5 0,5
±0,019
0,09 0,58
±0,021
0,13 0,64
±0,023
0,15 0,73
±0,043
0,19 0,76
±0,043
0,15
6 0,58
±0,017
0,08 0,65
±0,025
0,07 0,71
±0,022
0,07 0,85
±0,046
0,12 0,92
±0,030
0,16
Đường kính thân cây hoàng lan tăng dần qua các tháng thí nghiệm và với
tốc độ không bằng nhau ở các nghiệm thức. Đường kính thân cây ban đầu bố trí
thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa nhưng sau 5 tháng nghiên cứu đường kính
thân cây thay đổi rõ rệt.
0.00
0.20
0.40
0.60
0.80
1.00
Tháng
Đư
ờn
g
kí
nh
th
ân
(c
m
)
Đối
chứng
N 0,5%
N 1%
N 1,5%
N 2%
Hình 3.16: Đồ thị về tăng trưởng đường kính thân cây hoàng lan
qua các tháng thí nghiệm với các chế độ bón phân N
Ở nghiệm thức đối chứng sau 6 tháng, cây hoàng lan có đường kính
trung bình nhỏ nhất chỉ đạt 0,58cm, tốc độ gia tăng trung bình tháng là
0,09cm/tháng, Ở N 2% có đường kính trung bình và tốc độ gia tăng lớn nhất,
sau 6 tháng cây có đường kính thân trung bình là 0,92cm, tốc độ gia tăng trung
bình là 0,15cm/tháng.
Ở chế độ bón phân N 0,5% sự tăng trưởng đường kính thân có sự sai
khác rõ rệt so với đối chứng. Ở N 1%, N 1,5% và N 2% thì sự sai khác có ý
nghĩa do sự sinh trưởng nhanh của cây và điều kiện không gian chật hẹp, cây
tăng tưởng nhanh về chiều cao nhưng đường kính thân tăng trưởng chậm, vì thế
đến tháng thứ 6 cây trồng trong túi bầu 15cm x 20cm tỏ ra không thích ứng, cây
có khuynh hướng tăng trưởng chậm lại, nhất là tăng trưởng đường kính thân
dẫn đến hiện tượng cây cao, nhưng yếu và dễ gãy.
Như vậy chúng ta dễ nhận thấy rằng tốc độ sinh trưởng đường kính thân
cây cũng xảy ra không đều, tăng dần theo tỉ lệ phân bón nitơ, những tháng cây
sinh trưởng mạnh về chiều cao và bắt đầu phân cành thì đường kính gia tăng
chậm lại.
3.4.1.3. Số lượng lá (L) và gia tăng trung bình /cây (∆L) hoàng lan
với các chế độ bón N
Số lượng lá cây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây,
làm ảnh hưởng đến diện tích lá, số lượng lá càng lớn thì diện tích lá càng nhiều
và khả năng thực hiện quá trình quang hợp càng tăng, làm tăng lượng chất hữu
cơ tạo ra làm cây tăng trưởng nhanh hơn.
Số lượng lá trên cây ở các nghiệm thức qua các tháng thí nghiệm được
trình bày ở bảng 3.11 và hình 3.17
Bảng 3.11: Số lượng lá (L) và gia tăng trung bình /cây (∆L) hoàng
lan với các chế độ bón Nitơ
Đối chứng N 0,5% N 1% N 1,5% N 2% Tháng
tuổi L ∆L L ∆L L ∆L L ∆L L ∆L
1 5,00
±0,62
5,20
±0,69
4,80
±0,72
5,00
±0,73
5,00
±0,72
2 6,00
±1,04
1,00 6,40
±0,83
1,20 7,20
±0,94
2,40 8,40
±1,44
3,40 8,40
±1,39
3,40
3 9,40
±1,17
3,40 13,80
±1,92
7,40 14,60
±1,48
7,40 17,60
±2,24
9,20 21,40
±1,90
13,00
4 13,40
±1,30
4,00 16,60
±2,32
2,80 16,80
±1,77
2,20 26,80
±2,50
9,20 36,80
±2,69
15,40
5 16,80
±1,65
3,40 19,60
±2,55
3,00 20,20
±2,30
3,40 36,60
±2,74
9,80 51,80
±2,93
15,00
6 19,80
±2,28
3,00 25,20
±2,63
5,60 25,80
±2,53
5,60 43,20
±2,75
6,60 60,00
±3,09
8,20
Qua các số liệu ở bảng 3.11 và hình 3.17 cho thấy rằng ban đầu cùng bố
trí thí nghiệm lựa chọn cây con với số lá trung bình như nhau nhưng sau 6 tháng
tuổi thì số lá ở nghiệm thức đối chứng là ít nhất và cao nhất là ở N 2%.
Ở nghiệm thức đối chứng sau 1 tháng trồng thí nghiệm cây tăng thêm
trung bình 1,0 lá/cây, tháng tăng nhiều nhất là 4,13 lá (tháng 4), bình quân gia
tăng hàng tháng là 2,96 lá. Kết quả gia tăng ở nghiệm thức N 2% là cao nhất,
bình quân mỗi tháng cây tăng thêm 10,99 lá, sau 6 tháng tuổi cây đạt trung bình
60 lá/cây. Kế đến là N 1,5%. Ở nghiệm thức N 0,5% và N 1% không có sự sai
khác về số lá và kết quả đều lớn hơn nghiệm thức đối chứng. Như vậy có thể
thấy rằng lượng phân bón N cũng ảnh hưởng đến gia tăng số lá trên cây hoàng
lan. Sau 6 tháng tuổi sự tăng trưởng về số lá của cây hoàng lan cũng có hiện
tượng tương tự như tăng trưởng về chiều cao cây và đường kính thân cây là sự
gia tăng số lá có dấu hiệu giảm. Chúng tôi cho rằng chính lượng chất dinh
dưỡng trong túi bầu giảm và không gian chật hẹp không đủ đáp ứng nhu cầu về
sinh trưởng của cây.
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
Tháng
Số
lá
/c
ây
Đối
chứng
N 0,5%
N 1%
N 1,5%
N 2%
Hình 3.17: Đồ thị tăng trưởng số lá/cây hoàng lan
qua các tháng thí nghiệm với các chế độ bón phân nitơ
3.4.1.4. Diện tích lá (cm2) và gia tăng diện tích lá trung bình của cây
hoàng lan với các chế độ bón Nitơ
Trong sinh trưởng của cây thì sinh trưởng về diện tích lá là một chỉ số có
giá trị, chúng ta có thể xác định diện tích lá thông qua các thiết bị chuyên dụng
hoặc có thể xác định diện tích lá thông qua xác định mối tương quan giữa chiều
dài và chiều rộng của lá. Chúng tôi tiến hành đo diện tích lá theo phương pháp
đã trình bày ở chương 2. Kết quả thu được được chúng tôi trình bày ở bảng 3.12
và hình 3.18
Bảng 3.12: Diện tích lá/cây (S) và gia tăng diện tích lá trung bình (∆S)
hàng tháng (cm2) của cây hoàng lan với các chế độ bón Nitơ
Đối chứng N 0,5% N 1% N 1,5% N 2% Tháng
tuổi
S ∆S S ∆S S ∆S S ∆S S ∆S
1 47,20
±5,90
49,33
±6,21
44,88
±7,40
46,70
±6,86
46,84
±6,76
2 63,00
±10,96 15,80
69,59
±10,29 20,25
78,54
±9,96 33,65
94,99
±16,34 48,29
100,03
±16,63 53,19
3 106,98
±13,61 43,98
154,68
±20,60 85,09
169,39
±17,02 90,86
214,85
±27,41 119,85
271,79
±24,21 171,76
4 177,66
±17,41 70,68
225,77
±30,41 71,09
235,14
±28,47 65,75
372,59
±34,86 157,75
526,20
±38,51 254,41
5 237,28
±23,38 59,61
277,32
±36,07 51,55
292,91
±35,16 57,77
538,09
±40,30 165,50
812,00
±45,47 285,80
6 322,00
±38,05 84,72
418,86
±36,66 141,54
436,08
±37,20 143,17
730,10
±46,5 192,01
1068,0
±55,12 256,00
0.0
200.0
400.0
600.0
800.0
1000.0
1200.0
1 2 3 4 5 6
Tháng
D
iện
tí
ch
lá
(
cm
2)
Đối chứng
N 0,5%
N 1%
N 1,5%
N 2%
Hình 3.18: Đồ thị tăng trưởng diện tích lá/ cây
qua các tháng thí nghiệm với các chế độ bón phân nitơ
Qua các số liệu ở bảng 3.12 và đồ thị ở hình 3.18 cho thấy rõ mối tương
quan giữa diện tích lá và số là bình quân trên cây, kết quả thống kê cho thấy các
tác động bón phân nitơ đều có làm tăng diện tích lá/ cây so với không tác động,
như vậy tác động phân bón có mang lại ý nghĩa. Tốc độ gia tăng diện tích lá
trung bình/cây tăng dần qua các tháng thí nghiệm. Trung bình nghiệm thức đối
chứng tăng thêm 55 cm2/tháng và đạt diện tích lá là 322 cm2/ cây sau 6 tháng
sinh trưởng. Đạt diện tích lá lớn nhất là N 2% với 1068 cm2/cây sau 6 tháng
sinh trưởng, gia tăng trung bình là 204,1 cm2/tháng. Như vậy ta thấy lượng nitơ
ảnh hưởng lên số lá làm tăng diện tích lá trên cây. Ở nghiệm thức N 0,5% và N
1% chúng tôi nhận thấy cũng không có sự sai khác đáng kể. Đến tháng thứ 6
chúng tôi thấy lá cây hoàng lan có hiện tượng hơi ngã sang màu vàng so với
những tháng trước đó. Điều này chứng tỏ dinh dưỡng trong túi bầu không đủ
cung cấp cho cây sinh trưởng.
3.4.1.5. Số cành cấp I
Kết quả thống kê số cành cấp I được trình bày ở bảng 3.13
Bảng 3.13: Số cành cấp I (C) và tăng trưởng trung bình (∆C)
qua các tháng thí nghiệm với các chế độ bón phân N
Đối chứng N 0,5% N 1% N 1,5% N 2% Tháng
tuổi C ∆C C ∆C C ∆C C ∆C C ∆C
1
2
3 1,53 1,67 1,67 1,73
4 0,47 2,13 0,6 2,33 0,66 2,8 1,13 3,07 1,34
5 1,33 0,86 2,47 0,34 2,73 0,4 3,83 1,03 4,13 1,06
6 2,13 0,8 3,00 0,53 3,2 0,47 4,53 0,7 4,73 0,6
Ở nghiệm thức đối chứng sự xuất hiện cành cấp I bắt sau 3 tháng thí
nghiệm, số cành xuất hiện tăng dần qua các tháng thí nghiệm, sau 6 tháng tuổi
trung bình mỗi cây đạt 2,13 cành cấp I. Các nghiệm thức thí nghiệm với nitơ thì
sự xuất hiện cành cấp I diễn ra sớm hơn và nhiều hơn so với nghiệm thức đối
chứng, số cành cấp I cũng tăng theo nồng độ bón phân nitơ. Số cành cấp I và sự
gia tăng số cành cấp I cao nhất ở nghiệm thức nitơ 2%, sau 6 tháng cây có 4,73
cành cấp I, gia tăng trung bình 1,0 cành/ tháng.
Sự gia tăng số cành cấp I có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu
sinh trưởng của cây hoàng lan, vì đây là cây thu hoạch hoa để chưng cất tinh
dầu, sản lượng hoa thu hoạch phụ thuộc rất nhiều vào số lượng cành nên việc
gia tăng số cành đồng nghĩa với việc sẽ gia tăng khối lượng hoa thu hoạch
được, việc phân cành sớm và nhiều sẽ đóng góp quan trọng trong công tác trồng
đại trà để thu sản phẩm và tăng năng suất trồng cây.
3.4.2. Sự sinh trưởng của cây con hoàng lan với các thí nghiệm bón
phân Photpho
3.4.2.1. Sự sinh trưởng về chiều cao cây
Kết quả thống kê gia tăng chiều cao cây hoàng lan với thí nghiệm bón
phân P được trình bày ở bảng 3.14 và hình 3.19
Chúng tôi nhận thấy kết quả thí nghiệm bón phân photpho cũng cho sự
khác biệt rõ rệt về sự tăng trưởng chiều cao cây giữa các nghiệm thức bón phân
và không bón phân. Các nghiệm thức bón phân lân cây có chiều cao lớn hơn so
với đối chứng.
Bảng 3.14: Chiều cao (h) và tăng trưởng chiều cao trung bình (cm) (∆h)
cây hoàng lan với các chế độ bón phân P (n = 15, lặp lại 3 lần)
Đối chứng P1% P2% P3% P4% Tháng
tuổi
h ∆h h ∆h h ∆h h ∆h h ∆h
1 5,27
± 0,09
5,28
±0,18
5,29
±0,12
5,27
±0,18
5,27
±0,21
2 6,13
± 0,18
0,86 6,5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVSHSTH002.pdf