LỜI CẢM ƠN. 1
MỤC LỤC. 2
DANH MỤC CÁC BẢNG . 4
DANH MỤC CÁC HÌNH . 5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . 6
CHưƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 4
1.1. Tổng quan về nhiễm trùng huyết .4
1.2. Dịch tễ học bệnh nhiễm trùng huyết .5
1.2.1 Trên thế giới.5
1.2.2. Tình hình nhiễm trùng huyết tại Việt Nam.7
1.3. Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết ở trẻ em.8
1.4. Cơ chế gây bệnh nhiễm trùng huyết .9
1.5. Các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng huyết.10
1.5.1. Vi khuẩn Gram âm gây nhiễm trùng huyết .11
1.5.2. Vi khuẩn Gram dương gây nhiễm trùng huyết.19
1.5.3. Nấm gây nhiễm trùng huyết .29
1.6. Phương pháp sinh học phân tử realtime PCR đa mồi Septifast trong
chẩn đoán nhiễm trùng huyết ở trẻ em.34
CHưƠNG 2. ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu .
2.2 Thời gian nghiên cứu.
2.3 Đối tượng nghiên cứu .
2.3.1 Tiêu chuẩn lựa chọn .
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ.
2.4 Phương pháp nghiên cứu .
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu.
56 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng ứng dụng kit realtime pcr đa mồi septifast trong chẩn đoán nhiễm trùng huyết ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Đặc điểm sinh học:
+ Hình thái: Trực khuẩn Gram âm, nhỏ, đứng riêng lẻ, thành đôi, có khi xếp thành
chuỗi, di động nhờ một lông duy nhất ở một cực, có pili, không có bào tử.
+ Tính chất nuôi cấy: Ưa khí tuyệt đối, phát triển dễ trên các môi trường thông
thường, nhiệt độ 30 – 37oC, có thể mọc ở 42oC, pH: 7,0 - 7,2.
-Cấu trúc kháng nguyên:
+ Kháng nguyên H không nhiệt, là các protein đặc hiệu nằm trong lông của vi
khuẩn.
+ Kháng nguyên O là kháng nguyên chịu nhiệt, bản chất là lipopolysaccharide
(LPS) - protein. LPS là nội độc tố của vi khuẩn. LPS của P. aeruginosa gồm 3
phần: phần lõi (core), chuỗi bên đặc hiệu O (mang tính kháng nguyên đặc hiệu type)
và lipit A chịu trách nhiệm độc tính. Kháng nguyên O được nghiên cứu nhiều và
được sử dụng kích thích miễn dịch bảo vệ chống P. aeruginosa.
+ Protein màng ngoài: các protein ở màng ngoài tế bào có thể kết hợp với LPS tạo
thành những thụ thể đặc hiệu của trực khuẩn mủ xanh.
+ Polysaccharide ngoại tiết: có 2 loại polysaccarit được tạo ra bởi những chủng P.
aeruginosa có khuẩn lạc dạng M và dạng R.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nguyễn Minh Hằng
Khóa 2014 - 2016 14
+ Các kháng nguyên ngoại bào: vi khuẩn tiết ra rất nhiều chất chuyển hoá trong môi
trường (protease, elastase, exotoxin A, glycocalx, hemolysine, ...) là những yếu tố
độc lực của vi khuẩn đồng thời còn là những kháng nguyên được nghiên cứu để sử
dụng chế tạo vaccine gây miễn dịch.
+ Yếu tố độc lực: P. aeruginosa là loài vi khuẩn gây bệnh cơ hội. Độc tố của P.
aeruginosa chỉ có tác động gây tử vong khi chúng được tạo ra với số lượng lớn. Tuy
nhiên, loài vi khuẩn này có nhiều yếu tố độc lực tạo điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn xâm nhập, lan truyền và gây bệnh.
- Nội độc tố (endotoxin): là thành phần của vách tế bào vi khuẩn. Nội độc tố bao
gồm chủ yếu là lipopolysaccarit và một lượng nhỏ protein. Hoạt tính sinh học của
nội độc tố chủ yếu do phức hợp lipopolysaccarit đảm nhiệm. Lipopolysaccarit có
vai trò quan trọng trong bệnh sinh nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng huyết.
- Ngoại độc tố (exotoxin A): bản chất là protein có trọng lượng phân tử 66,6 kDa.
Exotoxin A hoạt động tượng tự như cơ chế hoạt động của độc tố vi khuẩn bạch hầu.
Với khả năng khuếch tán và ức chế sự tổng hợp protein của tế bào, exotoxin A là
một độc tố mạnh nhất của P. aeruginosa. Exotoxin A gây rối loạn chức năng huyết
động trung tâm, thay đổi chức năng đông máu, rối loạn chuyển hoá lipit, gây tổn
thương nhiều cơ quan, nhưng biểu hiện rõ rệt nhất là tổn thương gan. 90% số
chủng P. aeruginosa sản xuất exotoxin A nhưng đặc tính của độc tố này rất khác
nhau tuỳ từng chủng.
- Các enzyme ngoại tiết: vi khuẩn có khả năng sinh nhiều enzyme ngoại tiết, các
enzyme này đóng vai trò quan trọng trong quá trình xâm nhập, gây bệnh tại chỗ:
+ Protease: gần 90% các chủng P. aeruginosa có khả năng phân giải protein. P.
aeruginosa tiết ra 2 loại protease quan trọng là alcaline và elastase. Nhiều chủng tiết
ra collagenase. Các protease này thường có tác dụng hiệp đồng. Elastase có thể phá
hủy lớp chun keo thành mạch máu gây tổn thương xuất huyết, tạo nên những ổ hoại
tử trong thành mạch máu. Enzyme này còn gây ức chế hiện tượng opsonin hoá, làm
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nguyễn Minh Hằng
Khóa 2014 - 2016 15
giảm khả năng thực bào của bạch cầu đa nhân trung tính. Ngoài tác động trực tiếp,
các protease còn có khả năng làm thay đổi sức đề kháng của vật chủ thông qua việc
bất hoạt bổ thể, phá hủy cấu trúc của các globulin miễn dịch.
+ Hemolysine có 2 loại: Hemolysine chịu nhiệt: không có tính enzyme, không có
tính kháng nguyên và ít độc. Glycolipide đóng vai trò như một chất tẩy hoà tan các
lipid là những chất cần cho hoạt động của phospholipase C.Phospholipase C
(hemolysine không chịu nhiệt): là một enzyme tan máu nằm trong một polypeptid
đơn. Phospholipase C thường tác động hiệp đồng với glycolipide và protease
alcaline gây xuất huyết, hoại tử tại chỗ tổn thương.
+ Cytotoxine (leucocidin): là một protein rất độc với bạch cầu đa nhân trung tính và
các tế bào lympho.
+ Exoenzyme S: là một protein, có thể có 2 dạng: dạng không hoạt động và không
có tính enzyme và dạng hoạt động, có tính enzyme.
+ Enterotoxin và yếu tố thấm qua thành mạch: các độc tố này còn ít được biết đến.
Một số nghiên cứu đã chứng minh, trong thực nghiệm enterotoxin gây nên tình
trạng ứ dịch trong đường ruột; độc tố này có thể là một trong những nguyên nhân
gây viêm ruột non. Khi gây nhiễm qua da, yếu tố này có thể thấm vào trong lòng
mạch, gây ban đỏ kèm theo xuất huyết ra ngoài lòng mạch.
+ Glycocalyx - capsule: ngoài chức năng bảo vệ vi khuẩn chống các yếu tố có hại
cho chúng từ vật chủ như thực bào, kháng thể, bổ thể, kháng sinh, giúp cho quá
trình nhân lên của vi khuẩn trong các mô còn thực hiện chức năng bám vào tế bào.
+ Lông (flagella): vai trò của flagella trong sinh bệnh học nhiễm P. aeruginosa còn
chưa rõ ràng.
+ Pili: giúp cho vi khuẩn bám vào tế bào biểu mô của vật chủ.
+ Khả năng gây bệnh
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nguyễn Minh Hằng
Khóa 2014 - 2016 16
P. aeruginosa thường tồn tại nhiều và dai dẳng trong môi trường bệnh viện. Chúng
có mặt ở nền nhà, giường, chăn, đệm, lavabo, tay nhân viên y tế, dụng cụ y tếTừ
đó, vi khuẩn dễ lây lan, xâm nhập vào bệnh nhân và gây bệnh. P. aeruginosa là vi
khuẩn gây bệnh cơ hội nên trong những điều kiện nhất định chúng có thể xâm nhập
vào cơ thể và gây bệnh. Nhiễm khuẩn do P. aeruginosa thường gặp nhiều ở các
khoa Hồi sức cấp cứu, khoa bỏng, khoa Tiết niệu, khoa chăm sóc bệnh nhân sau
phẫu thuật. P. aeruginosa thường gây nhiễm khuẩn có mủ ở vết thương, vết mổ,
vết bỏng. Từ vết thương, vi khuẩn có thể vào máu gây nhiễm trùng huyết.
Stenotrophomonas maltophilia
- Giới thiệu : Vi khuẩn Gram âm, hiếu khí, là loài vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết
khó điều trị.
- Đặc điểm sinh học
+ Hình thái: hơi nhỏ (0,7-1,8 x 0,4-0,7 mm) so với các thành viên khác của chi, di
động, di chuyển bằng cực roi.
+ Tính chất nuôi cấy: sống phổ biến trong môi trường dung dịch nước, đất và cây
trồng.
S.maltophilia thường xuyên có mặt trong điều kiện môi trường có bề mặt ẩm như
ống sử dụng trong hệ thống thông gió, ống thông niệu cũng như các thiết bị y tế như
ống nội soi. Ở người có hệ miễn dịch suy yếu, S.maltophilia cũng là một trong
những nguyên nhân gây viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng
huyết.
Escherichia coli
- Giới thiệu: Vi khuẩn ký sinh, có ở ruột là tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập
qua đường máu, cơ quan niệu.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nguyễn Minh Hằng
Khóa 2014 - 2016 17
- Là trực khuẩn đường ruột gây bệnh Colenterit ở trẻ em và bệnh lỵ Disenterie ở
người lớn. Có khả năng sinh chất kháng sinh như Colicin làm chết các vi khuẩn gây
bệnh khác. Khi dùng chất kháng sinh để diệt trực khuẩn đường ruột thì sẽ kích thích
vi khuẩn thối rữa và những vi khuẩn gây bệnh khác.
- Nhóm trực khuẩn đường ruột đặt biệt rất nguy hiểm ở chỗ chúng rất dễ thích nghi
với cơ thể người. Chúng bền vững cả với dịch vị của người. Trong điều kiện tự
nhiên như nước, đất, kể cả thực phẩm, ở da, chúng có thể tồn tại hàng tuần thậm chí
hàng tháng. Tuy nhiên khi đun sôi hay sử dụngcác dung dịch chất kháng sinh 3-5%
(như dung dịch Chioramin, phenol, formalin) trong vòng 10-15 phút có thể tiêu diệt
được chúng.
- Đặc điểm sinh học:
+ Hình thái : Là trực khuẩn Gram âm, di động do có lông quanh thân, một số chủng
có vỏ polysaccarit, không sinh nha bào
+ Tính chất nuôi cấy: Vi khuẩn hiếu khí hay kị khí không bắt buộc, phát triển dễ
dàng trên môi trường nuôi cấy thông thường, một số phát triển trong môi trường
đơn giản, nhiệt độ 37oC, pH: 7-7.2
+ Kháng nguyên: kháng nguyên thân O gồm 150 yếu tố khác nhau về mặt huyết
thanh; kháng nguyên vỏ K chia thành nhiều loại bao gồm L, A, B tuỳ theo sức đề
kháng đối với nhiệt (khoảng 100 kháng nguyên K khác nhau); kháng nguyên lông H
gồm 50 yếu tố H .
Proteus mirabilis
-Đặc điểm sinh học:
+ Hình thái: trực khuẩn Gram âm, di động rất tốt, hình thể có nhiều dạng thay đổi
khác nhau trên từng môi trường, từ dạng trực khuẩn đến dạng sợi dài.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nguyễn Minh Hằng
Khóa 2014 - 2016 18
+ Tính chất nuôi cấy: khuẩn lạc mọc trên môi trường nuôi cấy thông thường. Trên
môi trường thạch dinh dưỡng, khuẩn lạc có một trung tâm lan dần ra, từng đợt, từng
đợt, mỗi đợt là một gợn sóng, có một điểm đen làm trung tâm, xung quanh màu
trắng nhạt.
+ Kháng nguyên: Cấu trúc kháng nguyên của Proteus phức tạp và không được ứng
dụng nhiều trong thực tế.Người ta thấy có một mối tương quan đặc biệt giữa kháng
nguyên O của một số chủng Proteus (được gọi là OX2 ; OX19; OXK) và Rickettsia.
Vì vậy, người ta dùng các chủng này để làm kháng nguyên trong chẩn đoán huyết
thanh bệnh do Rickettsia (phản ứng Weil - Felix).
+ Khả năng gây bệnh: là loài vi khuẩn gây bệnh cơ hội như nhiễm trùng huyết,
nhiễm khuẩn đường tiết niệu...
Acinetobactor baumannii
Acinetobactor baumannii (A. baumannii) là các vi khuẩn được tìm thấy phổ biến
trong đất, nước và môi trường. Chúng dễ dàng được phân lập từ da, họng và nhiều
dịch tiết của người khoẻ mạnh và cũng là tác nhân gây nhiễm trùng ở người.
A. baumannii đóng vai trò quan trọng trong nhiều nhiễm trùng cơ hội và nhiễm
trùng bệnh viện. Các yếu tố nguy cơ thuận lợi cho nhiễm trùng huyết và nguồn lây
phổ biến là vi khuẩn từ bệnh nhân bị viêm phổi, sang chấn, phẫu thuật, đặt
catheter, đường truyền tĩnh mạch, lọc máu và bỏng. Sự suy giảm miễn dịch hoặc
suy giảm chức năng hô hấp lúc vào viện làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết lên 3
lần. Trường hợp bệnh nhân nằm việnlâungày,cho ăn uống qua ống thông và sử
dụng kháng sinh cephalosporins thế hệ ba trước đó đều là những yếu tố nguy cơ
của việc vi khuẩn cư trú và nhiễm trùng do A. baumannii, do vậy làm tăng nguy cơ
nhiễm trùng huyết do Acinetobacter. Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết do A. baumannii
đứng thứ hai sau viêm phổi và tiên lượng phụ thuộc nhiều vào bệnh nền của bệnh
nhân.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nguyễn Minh Hằng
Khóa 2014 - 2016 19
1.5.2. Vi khuẩn Gram dương gây nhiễm trùng huyết
Đặc điểm sinh học:
Không có màng ngoài
Có lớp peptidoglican dày,nhiều lớp
Có axit teicoit
Không có khoang chu chất
Mẫn cảm vời lizoxom
Bắt màu với thuốc nhuộm gram
Không có lớp LPS
Staphylococcus aureus
- Giới thiệu: Staphylococcus (tụ cầu vàng) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “staphy”
là chùm nho hay là các cầu khuẩn kị khí tùy ý, là vi khuẩn Gram dương kỵ khí tùy
nghi, và là nguyên nhân thông thường nhất gây ra nhiễm khuẩn trong các loài tụ
cầu. Nó là một phần của hệ vi sinh vật sống thường trú ở da được tìm thấy ở cả mũi
và da. Sắc tố carotenoid staphyloxanthin làm nên tính chất màu vàng của S.aureus,
có thể thấy được từ các khúm cấy trên thạch của vi khuẩn này. Sắc tố đóng vai trò là
một tác nhân độc hại có tính chất chống oxy hóa giúp cho vi sinh vật không bị chết
bởi các chủng oxy gây phản ứng được sử dụng bởi hệ thống miễn dịch. Các tụ cầu
thiếu sắc tố sẽ dễ dàng bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể ký chủ.
Loài phân bố rộng rãi trong tự nhiên, có nhiều trong thực phẩm như : thịt, trứng,
sữa.. và trên da, lông, tóc của người và động vật.
S.aureus được xếp vào nhóm vi khuẩn cơ hội vì nó có mặt rộng rãi và thường xuyên
trong mô và luôn chờ đợi điều kiện thuận lợi để xâm nhập.
- Đặc điểm sinh học:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nguyễn Minh Hằng
Khóa 2014 - 2016 20
+ Hình thái: Hình cầu, đường kính 0,7 - 1 µm, không sinh nha bào, lông, một số
chủng có giáp mô, trong bệnh phẩm vi khuẩn thường xếp thành từng đôi, từng đám
nhỏ, hay gặp vi khuẩn xếp thành từng đám giống 1 chùm nho.
+Tính chất nuôi cấy: Vi khuẩn phát triển trên môi trường thông thường, không thể
sinh trưởng ở nhiệt độ thấp. Nhiệt độ sinh trưởng tốt của S.aureus là 18-40ºC, pH:
7,2. Tuy nhiên, chủng mọc tốt nhất ở 25ºC, kị khí tùy ý. Ở môi trường thạch, khuẩn
lạc có hình tròn lồi, bóng láng, óng ánh, có thể có màu vàng đậm, vàng cam hay
màu trắng, tương đối lớn sau 24 giờ. Ngoài ra, S.aureus có thể sinh trưởng trên môi
trường có hoạt độ thấp hơn các loại vi khuẩn khác hoặc môi trường có nồng độ
muối cao.
- Khi phát hiện trong môi trường sống, tiết sắc tố vàng sau 1-2 ngày ở nhiệt độ
phòng đều tổng hợp enterotoxin ở 15ºC và nhiều nhất khi tăng trưởng ở 35-37ºC
- Những chủng khác nhau làm tan máu ở các mức độ khác nhau. Ở thạch máu, type
tan máu β được quan sát quanh khuẩn lạc. S. aureus được xác định trên cơ sở các
đặc điểm tăng trưởng và phản ứng đông huyết tương từ các dòng thuần từ các khuẩn
lạc đặc trưng trên môi trường phân lập. Sự hiện diện với mật độ cao của S. aureus
trong thực phẩm chỉ thị điều kiện vệ sinh và kiểm soát nhiệt độ kém của quá trình
chế biến nên thường có mặt trong nhóm thực phẩm đã qua chế biến và nấu chín.
- Tính chất sinh hóa:
+ Phát triển tốt ở môi trường tổng hợp, đặc biệt trên môi trường thạch máu hoặc
huyết thanh. Sinh ra Beta Hemolysis trong môi trường thạch máu
+ Phản ứng indol, NH3, thủy phân gelatine, đông huyết thanh
+ Trên môi trường thạch, khuẩn lạc có dạng hình tròn trơn bóng, đục mờ
+ Tụ cầu vàng tương đối chịu nhiệt và thuốc sát khuẩn hơn các chủng vi khuẩn
khác, chịu độ khô và có thể sống trong môi trường có nồng độ muối cao (9%),
nhiều chủng tụ cầu vàng đề kháng với penicillin và các kháng sinh khác.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nguyễn Minh Hằng
Khóa 2014 - 2016 21
+ Hầu hết các chủng tụ cầu đều sản xuất penicillase (β-lactamase).Men phá hủy
vòng β-lactam, cấu trúc cơ bản của kháng sinh penicillin G, Ampicillin,
Ureidopenicillin, làm cho kháng sinh này mất tác dụng.
+ Ngoài ra S.aureus không có khả năng tạo bào tử.
Trên môi trường lỏng tế bào có dạng cặn, vòng nhãn mờ trong ống nghiệm ở bề mặt
môi trường.
-Kháng nguyên:
+ Tụ cầu có cấu trúc kháng nguyên phức tạp, trên màng tế bào vi khuẩn có 3 loại
kháng nguyên:
Protein A: là những protein bao quanh bề mặt vách tụ cầu vàng và là một tiêu
chuẩn để xác định tụ cầu vàng. 100% các chủng tụ cầu vàng có protein này
Axit Techoic: là kháng nguyên ngưng kết chủ yếu của tụ cầu và làm tăng tác
dụng hoạt hóa bổ thể. Đây là chất bám dính của tụ cầu vào niêm mạc mũi. Axit
này gắn polysaccarit vách tụ cầu vàng. Đây là kháng nguyên O.
Peptidoglycan (glucopeptid)
-Yếu tố độc lực: Khả năng gây bệnh của tụ cầu vàng là do vi khuẩn phát triển nhanh
và lan tràn rộng rãi trong mô cũng như tạo nhiều độc tố và enzyme, hầu hết các
chủng S. aureus đều có thể tổng hợp enteroroxin trong môi trường có nhiệt độ trên
15ºC
- Các enzyme ngoại bào :
+ Protease : phân giải protein tế bào chủ
+ Lipase phân giải lipid
+ DNase phân giải DNA và các enzyme sửa đổi axit béo
-Sức đề kháng:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nguyễn Minh Hằng
Khóa 2014 - 2016 22
+ Vi khuẩn đề kháng kém với nhiệt độ: 70⁰C / 1h, 80⁰C / 10 - 30 phút, 100⁰C / sau
vài phút
- Chất sát trùng thông thường diệt vi khuẩn nhanh.
- Nơi khô ráo vi khuẩn sống trên 200 ngày.
- Vi khuẩn đề kháng cao ở nhiệt độ lạnh.
Streptococcus pneumoniae
- Giới thiệu: S. pneumoniae là vi khuẩn Gram dương thuộc chi Streptococcus. S.
pneumoniae cư trú nhưng không gây ra bệnh trong mũi họng của người khỏe mạnh.
Tuy nhiên, ở những người nhạy cảm, chẳng hạn như người già, người suy giảm
miễn dịch và trẻ em, vi khuẩn có thể gây bệnh.
S. pneumoniae là nguyên nhân chính của viêm phổi lây nhiễm cộng đồng, viêm
màng não ở trẻ em, và nhiễm trùng huyết. Mặc dù tên gọi là phế cầu khuẩn, loài này
lại gây ra nhiều loại bệnh nhiễm trùng phế cầu khuẩn khác với viêm phổi. Các bệnh
phế cầu khuẩn xâm lấn bao gồm viêm xoang cấp tính, viêm tai giữa, viêm kết
mạc, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm khuẩn,
viêm nội tâm mạc, viêm phúc mạc, viêm màng ngoài tim, viêm mô tế bào, và áp xe
não.
S. pneumoniae là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm màng
não ở người lớn và thanh thiếu niên, cùng với Neisseria meningitidis, và là nguyên
nhân hàng đầu của bệnh viêm màng não ở người lớn ở Hoa Kỳ. Nó cũng là một
trong hai chủng đầu được tìm thấy trong nhiễm trùng tai, tai giữa, viêm phổi phế
cầu khuẩn là phổ biến hơn ở trẻ em. Trong quá trình xâm nhập các tổ chức, phế cầu
có thể vào máu gây nhiễm trùng huyết với các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm
khuẩn lan tràn, sốc nhiễm khuẩn.
- Đặc điểm sinh học
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nguyễn Minh Hằng
Khóa 2014 - 2016 23
+ Hình thái: Liên cầu là những cầu khuẩn bắt màu Gram dương, đường kính khoảng
0,6- 0,8 μm, xếp liên tiếp với nhau thành từng chuỗi, dài ngắn khác nhau và có thể
đứng với nhau thành từng đôi hoặc từng đám. Liên cầu không có lông, không di
động, không sinh nha bào, một số loài có vỏ.
+ Tính chất nuôi cấy : Liên cầu hiếu khí kỵ khí tùy nghi và thường đòi hỏi môi
trường nuôi cấy có nhiều chất dinh dưỡng như máu, huyết thanh, đường... Vi khuẩn
phát triển tốt hơn ở điều kiện khí trường có thêm 5-10% CO2. Nhiệt độ nuôi cấy
thích hợp là 37oC , một số phát triển được ở 10- 40oC như liên cầu đường ruột.
- Trong môi trường lỏng (canh thang): Liên cầu dễ tạo thành những chuỗi dài không
bị gẫy, sau đó tạo thành những hạt nhỏ hoặc những hạt như bông rồi lắng xuống đáy
môi trường nuôi cấy. Do đó sau 24 giờ, môi trường trở nên trong và có lắng cặn.
- Trên môi trường đặc: Liên cầu có khuẩn lạc tròn, lồi, bóng khô, màu hơi xám
trong. Những chủng có vỏ khuẩn lạc lầy nhầy.
- Trên môi trường thạch máu: Liên cầu phát triển tốt, có thể làm tan máu dưới 3
hình thức α, β, γ tuỳ thuộc từng nhóm liên cầu:
Tan máu (α): đây là tan máu không hoàn toàn, vòng tan máu có xuất hiện màu xanh.
Liên cầu tan máu α, loài Streptococcus viridans thường là loại không gây bệnh. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp chúng có khả năng gây các bệnh nhiễm trùng ở
người, như viêm nội tâm mạc bán cấp (subacute endocarditis) có thể dẫn đến tổn
thương van tim và suy tim nếu không điều trị. Streptococus pneumoniae, căn
nguyên gây viêm phổi thuỳ (lobar pneumonia).
Tan máu (β): Tan máu β, đây là tan máu hoàn toàn, vòng tan máu trong suốt và có
đường kính gấp 2 - 4 lần đường kính của khuẩn lạc. Những Streptococci có khả
năng gây tan máu β phần lớn có khả năng gây bệnh. Tan máu β chủ yếu ở liên cầu
nhóm A, ngoài ra có thể gặp ở nhóm B, C, D.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nguyễn Minh Hằng
Khóa 2014 - 2016 24
Tan máu (γ): Tan máu γ là loại tan máu không có vòng tan máu xung quanh của
khuẩn lạc. Hầu hết các Streptococci gây tan máu γ không mang tính độc lực. Tan
máu kiểu này đối với liên cầu nhóm D (E. faecalis).
- Cấu trúc kháng nguyên:
+ Kháng nguyên C đặc hiệu nhóm: Năm 1930, Lancefield dựa vào kháng nguyên C
(carbohydrat) của vách tế bào vi khuẩn để xếp liên cầu thành các nhóm từ A, B, C...
R. Liên cầu nhóm A và D có khả năng gây bệnh cho người. Các nhóm khác (B,C)
gây bệnh cho súc vật hoặc không gây bệnh.
- Kháng nguyên M đặc hiệu type: Kháng nguyên M (Protein M) cũng nằm ở vách tế
bào vi khuẩn. Dựa vào kháng nguyên này Lancefiel xếp liên cầu nhóm A thành 80
type huyết thanh khác nhau. Protein M nằm trên bề mặt tế bào nên dễ dàng kết hợp
với kháng thể kháng protein M. Kháng nguyên M có khả năng chống lại thực bào vì
vậy nó liên quan trực tiếp tới độc lực của liên cầu.
- Những kháng nguyên khác của liên cầu:
Kháng nguyên T: Là protein của vách tế bào vi khuẩn, bị phá huỷ bởi nhiệt
độ ở pH axit.
Kháng nguyên P: Bản chất là nucleoprotein, kháng nguyên này có phản ứng
chéo với nucleoprotein của tụ cầu.
Kháng nguyên R: Bản chất là protein, nằm ở vách tế bào vi khuẩn, có một số
type M của liên cầu nhóm A.
Kháng nguyên vỏ acid hyaluronic: Có ở những liên cầu có vỏ của nhóm A.
Yếu tố độc lực
- Các enzyme (men):
+ Men Streptokinase: Thường có ở liên cầu nhóm A, C, G. Men này là một kháng
nguyên có khả năng kích thích cơ thể hình thành kháng thể Anti Streptokinase
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nguyễn Minh Hằng
Khóa 2014 - 2016 25
(ASK). Streptokinase có khả năng làm tan tơ huyết, hoạt hoá xung quanh vùng tổn
thương tạo điều kiện cho vi khuẩn lan tràn.
+ Streptodornase (Desoxyribonuclease): Streptodornase có khả năng thuỷ phân
ADN, do đó làm lỏng mủ nhưng chỉ có tác dụng khi có mặt của ion Mg. Men
streptodornase có 4 loại A,B,C,D và đều là những kháng nguyên kích thích cơ thể
hình thành những kháng thể đặc hiệu.
+ Hyaluronidase: Men có tác dụng phân huỷ acid hyaluronic của tổ chức, tạo điều
kiện cho vi khuẩn lan truyền sâu rộng vào các mô. Men này cũng có tính kháng
nguyên kích thích cơ thể sinh kháng thể anti Atreptohyaluronidase.
+ Diphospho pyridine nucleotidase (DPNase): Men này có ở liên cầu nhóm A, C, G.
Có độc tính với tế bào bạch cầu và gây chết bạch cầu. Đây cũng là men có tính
kháng nguyên và kích thích cơ thể hình thành kháng thể.
+ Proteinase: Có tác dụng phân huỷ protein và kích thích cơ thể hình thành kháng
thể.
- Độc tố:
+Dung huyết tố - liên cầu tan máu α có khả năng hình thành hai loại dung huyết tố:
Streptolysin O: Hầu hết liên cầu tan máu β đều có khả năng sinh ra men này. Chúng
bị mất hoạt tính bởi oxy nên trên môi trường nuôi cấy, chúng gây tan máu ở phía
sâu trong thạch. Độc tố này mang tính chất của một ngoại độc tố, có tính kháng
nguyên mạnh nên kích thích cơ thể hình thành kháng thể (anti streptolysin O). Việc
định lượng kháng thể này có giá trị trong chẩn đoán bệnh liên cầu đặc biệt trong
bệnh thấp tim và viêm cầu thận cấp.
Streptolysin S: Nhiều liên cầu tiết ra loại men này, men gây tan máu ở bề mặt môi
trường nuôi cấy, tính kháng nguyên yếu nên không kích thích cơ thể hình thành
kháng thể.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nguyễn Minh Hằng
Khóa 2014 - 2016 26
- Độc tố hồng cầu: Còn được gọi là độc tố sinh đỏ, bản chất là protein gây phát ban
trong bệnh tinh hồng nhiệt.
- Khả năng gây bệnh: Liên cầu nhóm A gây bệnh quan trọng nhất ở người. Tuỳ
từng typ huyết thanh học mà gây nên các thể lâm sàng.
Nhiễm khuẩn tại chỗ: Viêm họng, eczema, chốc lở, nhiễm khuẩn vết thương, viêm
tai giữa, viêm phổi, nhiễm trùng tử cung sau đẻ.
Các nhiễm khuẩn thứ phát: Từ nhiễm khuẩn tại chỗ bệnh nhân có thể bị
nhiễm trùng huyết, viêm màng trong tim ác tính.
Enterococcus faecium
- Giới thiệu: Trước năm 1984, Enterococcus là thành viên của chi Streptococcus vì
vậy Enterococcus faecium cònđược gọi là Streptococcus faecium.
- Đặc điểm sinh học:
+ Có đầy đủ tính chất của Streptococcus
+ Thuộc nhóm liên cầu khuẩn phân
+ Đường kính nhỏ hơn 2 µm
+ Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng và phát triển là 30-35ºC
+ Enterococcus faecium có thể sống trên bề mặt môi trường (đất: 77 ngày, phomat :
180 ngày)
+ Không chịu được sự thanh trùng, chất sát trùng, chất kháng sinh..
+ Có khả năng lên men glucose, sinh axit làm giảm pH môi trường
+ Nó có thể sản xuất một phản ứng pseudocatalase nếu trồng trên thạch máu
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nguyễn Minh Hằng
Khóa 2014 - 2016 27
+ Là vi khuẩn Gram dương,vừa có sức sống lẫn khả năng tăng sinh mạnh mẽ. Vi
khuẩn sống hòa bình trong ruột của con người, nhưng nó cũng phát triển mạnh mẽ
trên vết thương và vết bỏng.
Enterococcus faecalis
-Giới thiệu: Trước đây được phân loại như một phần của Streptococcus nhóm D, là
vi khuẩn Gram dương. Giống như các loài khác trong chi Enterococcus, E.faecalis
có thể gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng ở người, đặc biệt là trong môi trường bệnh
viện, nơi mà mức độ cao tự nhiên của kháng kháng sinh được tìm thấy rong E.
faecalis góp phần gây bệnh của nó.
- Đặc điểm sinh học
+ Hình thái: cầu khuẩn, bắt màu Gram dương, xếp thành chuỗi dài ngắn khác nhau,
không di động, đôi khi có vỏ, đường kính 0,6-1µm.
+ Tính chất nuôi cấy: vi khuẩn hiếu khí tùy tiện; môi trường nuôi cấy phải nhiều
chất dinh dưỡng như máu, huyết thanh, đường; phát triển thuận trong môi trường có
nhiều oxy hoặc 5-10% CO2, nhiệt độ thích hợp 30-35ºC. Có thể sống trên bề mặt
môi trường (đất:77 ngày, phomat: 180 ngày); không chịu được sự thanh trùng,
pH<6, 3, chất sát trùng, chất kháng sinh.
+ Tính chất sinh hóa:
Có khả năng lên men glucose. Trong môi trường lỏng (canh thang): Liên cầu dễ
tạo thành những chuỗi dài không bị gẫy, sau đó tạo thành những hạt nhỏ hoặc
những hạt như bông rồi lắng xuống đáy môi trường nuôi cấy. Do đó sau 24 giờ,
môi trường trở nên trong và có lắng cặn.
Không lên men catalase, có khả năng phát triển trong môi trường chứa mật,muối
mật hoặc methyl-hydrocuprein
Kháng nguyên: Cấu trúc kháng nguyên khá phức tạp. Kháng nguyên C (đặc hiệu
nhóm) là kháng nguyên nằm ở vách tế bào. Kháng nguyên M (đặc hiệu type)
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nguyễn Minh Hằng
Khóa 2014 - 2016 28
cũng là nằm ở vách tế bào. Protein M nằm rải rác ở bề mặt tế bào, gắn ở rìa tế
bào nên dễ kết hợp với kháng thể kháng protein M ngay cả khi môi t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01050003366_379_2002666.pdf