Luận văn Nghiên cứu một số giải pháp canh tác cây trồng nông nghiệp trên đất dốc thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Hòa Bình

STT Nội dung Trang

Danh mục ký hiệu viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục hình

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 5

2.1 Mục tiêu tổng quát 5

2.2 Mục tiêu cụ thể 5

3 Phạm vi nghiên cứu 5

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

1.1 Cơ sở lý luận 7

1.1.1 Một số khái niệm 7

1.1.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam 7

1.1.3

Tác động của nông nghiệp đến biến đổi khí hậu: phát thải khí nhà

kính

9

1.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 11

1.2.1 Biểu hiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Hòa Bình 11

1.2.2 Các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng 18

1.2.3

Các thiệt hại và các tác động đối với ngành nông nghiệp liên quan

đến biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 20

1.2.4

Thực trạng canh tác cây trồng nông nghiệp trên đất dốc trên địa bàn

tỉnh Hòa Bình

29

1.3

Tổng quan các nghiên cứu về canh tác cây trồng nông nghiệp

trên đất dốc và khả năng thích nghi của cây trồng trên đất dốc 31

1.3.1 Nghiên cứu canh tác trên đất dốc tại các quốc gia trên thế giới 31

1.3.2 Nghiên cứu canh tác trên đất dốc tại Việt Nam 35

pdf56 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số giải pháp canh tác cây trồng nông nghiệp trên đất dốc thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoang mạc. Đây là những vấn đề đáng lo ngại, là thách thức lớn cho việc sử dụng đất của nước ta hiện nay (xem [44]). BĐKH dẫn đến quá trình thoái hoá đất và hoang mạc hoá sẽ diễn ra khắc nghiệt hơn, diện tích đất bị thoái hoá và diện tích hoang mạc hoá sẽ mở rộng hơn trong tương lai gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới quỹ đất sản xuất nông nghiệp, nguy cơ mất ANLT nếu không có chiến lược lâu dài với các giải pháp ứng phó kịp thời (xem [40]). BĐKH gây rối loạn chế độ mưa nắng, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn, lượng mưa thay đổi, lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn trong suốt các đợt mưa dài, gây ra hiện tượng xói mòn nhiều hơn. Các quan trắc có hệ thống về xói mòn đất từ 1960 đến nay cho thấy trên thực tế có khoảng 10 - 20% lãnh thổ Việt Nam bị ảnh hưởng xói mòn từ trung bình đến mạnh. Vùng Tây Bắc đất dốc chiếm 98% nên nguy cơ thoái hóa và xói mòn là rất lớn. Hàng năm, chỉ trong 6 tháng mùa mưa, lượng đất mất đã chiếm tới 75 - 100% tổng lượng xói mòn cả năm, còn lại dưới 25% lượng đất bị xói mòn xẩy ra trong các trận mưa giông ở thời kỳ chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa (tháng 3 - 4) hoặc từ mùa mưa sang mùa khô (tháng 11). Ở các tỉnh miền Trung, mùa mưa tập trung vào 4 tháng đầu năm và giữa mùa gió mùa Đông bắc, có nơi mưa dồn dập từ tháng 9 đến tháng 12, là nguyên nhân chính gây xói mòn rửa trôi (xem [44]). 1.1.3. Tác động của nông nghiệp đến biến đổi khí hậu: phát thải khí nhà kính Cùng với sự phát triển của lịch sử loài người là sự tăng dân số. Dân số thế giới tăng nhanh theo lịch sử phát triển kéo theo đó là sức ép về lương thực để bảo đảm cuộc sống con người cũng như tạo sức ép tới sự phát triển KTXH giữa mỗi cộng đồng người, mỗi quốc gia. Sản xuất nông nghiệp ngày càng được trú trọng từ việc tự cung, tự cấp lương thực, thức ăn để phục vụ cuộc sống của một nhóm người tiến tới sự dư thừa dùng cho xuất khẩu và nông nghiệp trở thành một ngành kinh tế của rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi đã từng bước mở rộng quy mô và diện tích. Con người đã khai phá tới những vùng đất hoang cho tới 10 phá hủy những cánh rừng bạt ngàn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng đối với BĐKH toàn cầu, sản xuất nông nghiệp đã thực sự góp phần bởi sự phát thải các KNK. Gần đây, những nghiên cứu về mối quan hệ qua lại giữa lĩnh vực nông nghiệp và BĐKH đã được các nhà khoa học quan tâm: Năm 2005, nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) chiếm 13,5% lượng phát thải KNK toàn cầu. Trong ngành nông nghiệp ngoài việc phát thải CO2 vào khí quyển thì phát thải N2O và CH4 cũng rất lớn (phát thải N2O sẽ tăng 35 - 60% vào năm 2030 và CH4 là 60%). Tuy nhiên, nông nghiệp là một ngành rất quan trọng, cùng với lâm nghiệp, nếu được quản lý hiệu quả có thể cố định và lưu giữ carbon trong sinh khối và đất, gọi là các bể carbon. Diện tích đất tự nhiên trên thế giới sẽ tiếp tục được chuyển đổi sang nông nghiệp. Do vậy, việc quản lý tốt ngành nông nghiệp có thể đóng một vài trò thiết yếu trong TUVBĐKH (IPCC, 2007) (xem [19], [32]). Các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra 02 cách để sản xuất nông nghiệp góp phần giảm nhẹ BĐKH, vừa bảo đảm ANLT. Cách thứ nhất là tách hẳn sử tăng trưởng sản xuất ra khỏi sự tăng phát thải. Cách thứ hai là tăng cường các bể carbon trong đất. IPCC ước tính tiềm năng giảm nhẹ BĐKH toàn cầu từ nông nghiệp có thể đạt tương đương 5500-6000 tấn CO2/năm vào năm 2030 (IPCC, 2007). Con số này tương đương 3/4 tổng phát thải của ngành trong năm 2030 (khoảng 8200 tấn CO2). IPCC cũng ước tính 9/10 tiềm năng phát thải toàn trong nông nghiệp là có sự kết nối với việc quản lý các bể carbon trong đất bằng việc tăng cường cố định carbon trong đất, giảm làm đất, cải thiện quản lý chăn thả, phục hồi hữu cơ trong đất và đất thoái hóa (xem [19], [32]). Trong tương lai, dân số thế giới tiếp tục tăng gây sức ép về ANLT. Do đó, ngành nông nghiệp phải sản xuất nhiều lương thực hơn và nó sẽ chịu những tác động nhất định do BĐKH. Một thực tế là: thế giới đang sản xuất đủ lương thực để dùng cho con người nhưng trong giai đoạn 2010 - 2012 vẫn có gần 870 triệu người thiếu ăn, thêm vào đó, 01 tỷ người khác bị suy dinh dưỡng, thiếu những vi chất cần thiết (FAO và ctv, 2012). Nông nghiệp là một phần thiết yếu của kinh tế nhưng nó cũng được kêu gọi đóng góp vào việc giảm nhẹ BĐKH (UNFCCC, 2008) (xem [19], [37]). Đặc biệt theo nhận định mới đây của FAO, nếu muốn giữ nhiệt độ Trái Đất dưới 02 0C thì lượng khí thải sẽ phải giảm tới 70% tới năm 2050 và để đạt được điều này thì lĩnh vực nông nghiệp có sự đóng góp hết sức quan trọng vì lĩnh vực nông 11 nghiệp đang chiếm tới 1/5 tổng lượng phát thải toàn cầu (FAO, 2016) (xem [31]). 1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 1.2.1. Biểu hiêṇ biến đổi khí hâụ ở tỉnh Hòa Bình 1.2.1.1. Biểu hiện chung quy mô toàn tỉnh a) Sư ̣thay đổi của nhiêṭ đô ̣ Đối với nhiệt độ, xu thế diễn biến được xác định trên cơ sở chuỗi số liệu trung bình nhiều năm (°C) và xu thế diễn biến lượng mưa được xác định thông qua chuỗi số liệu tổng lượng mưa năm (mm). Trong 38 năm qua (1973 - 2010), nhiệt độ trung bình năm ở Hòa Bình tăng khoảng 1,1°C. Trong đó, nhiệt độ trung bình tháng I (tháng đặc trưng cho mùa đông) ở trạm Chi Nê tăng khoảng 1,6°C, còn nhiệt độ tháng VII (tháng đặc trưng cho mùa hè) tăng khoảng 0,4°C; trạm Hòa Bình có nhiệt độ trung bình tháng I tăng khoảng 2,0°C và tháng VII tăng là 0,5°C, tượng tự với trạm Kim Bôi và Lạc Sơn nhiệt độ tháng I và tháng VI tăng lần lượt là 1,7°C, 1,4°C, 0,6°C và 0,5°C (xem [20]). 12 Hình 1.1. Xu thế diễn biến nhiệt độ trung bình tháng I, tháng VII và năm của 4 trạm Chi Nê, Hòa Bình, Kim Bôi và Lạc Sơn (Nguồn:xem [20]) b) Sư ̣thay đổi của lượng mưa Lượng mưa mùa mưa ở cả 04 trạm Chi Nê, Hòa Bình, Kim Bôi và Lạc Sơn đều có xu hướng giảm. Trong đó, 02 trạm Chi Nê và Kim Bôi có xu thế giảm mạnh, trạm Hòa Bình và Lạc Sơn có xu hướng giảm nhẹ hơn (Hình 1.2). 13 14 Hình 1.2. Xu thế diễn biến của lượng mưa trong mùa khô, mùa mưa và năm của 4 trạm Chi Nê, Hòa Bình, Kim Bôi và Lạc Sơn (Nguồn: xem [20]) c) Thiên tai, hiêṇ tươṇg TTCĐ Trong những năm gần đây, thiệt hại về người và của do ảnh hưởng của những điều kiện tự nhiên gia tăng. Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ): theo thống kê từ năm 2001 đến 2010 đã có 19 cơn bão và 03 ATNĐ ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh Hòa Bình, gây ra những đợt mưa to trên diện rộng, vừa góp phần chấm dứt tình trạng hạn hán kéo dài nhưng cũng gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân (xem [20]). Lũ lụt: từ năm 2001 đến năm 2010, do ảnh hưởng của các cơn bão như: bão số 03, số 05 (năm 2003); ATNĐ, bão số 02, số 04 (năm 2004); bão số 03, số 06, số 07 (năm 2005); bão số 05, số 06 và 01 đợt ATNĐ (do ảnh hưởng gián tiếp của cơn bão số 03) (năm 2006); bão số 01, số 05 và 02 đợt ATNĐ (một đợt do ảnh hưởng của cơn bão số 05) (năm 2007); bão số 04 và bão số 06 (năm 2008); bão số 04 và số 07 (năm 2009); bão số 01, số 02, số 03 (năm 2010) đã gây ra các trận mưa to đến rất to và kéo dài nhiều 15 ngày, những nơi có lượng mưa lớn nhất như các huyện: Đà Bắc, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Tân Lạc và Thành phố Hoà Bình. Một số nơi có tổng lượng mưa ngày lớn lên tới 350 mm như huyện Đà Bắc và huyện Yên Thuỷ. Năm 2005 cơn bão số 06, số 07 và năm 2007 (ATNĐ do ảnh hưởng của cơn bão số 05) đã gây mưa to trên toàn tỉnh, lượng mưa bình quân từ 100 đến 250 mm đã gây ra lũ quét và làm ngập úng tại nhiều xã trong tỉnh (xem [20]). Hạn hán: theo tài liệu khí tượng thủy văn (KTTV) từ 30 - 40 năm trở lại đây, hạn hán xảy ra ở Hòa Bình ít khắc nghiệt và ít nghiêm trọng, phổ biến hàng năm có hạn nhẹ và vài năm có hạn vừa cục bộ ở một số nơi. Ít khi có hạn xảy ra 02 năm liên tiếp: từ năm 1980 đến nay đã xảy ra 05 đợt hạn đáng kể là các đợt hạn từ cuối năm 1982 đến đầu năm 1983; cuối năm 1986 đến đầu năm 1987; cuối năm 1991 đến đầu năm 1992; cuối năm 1992 đến đầu năm 1993; cuối năm 1997 đến đầu năm 1998. Phương pháp xác định hệ số hạn đã được áp dụng để tính toán cho đợt hạn cuối năm 1992 đầu năm 1993. Đây là năm xảy ra hạn nặng trên diện rộng vào vụ đông xuân 1992/1993 với ảnh hưởng lớn của hiện tượng El-Ninô hoạt động mạnh từ tháng II/1993 đến tháng VIII/1993 làm cho nhiều vùng bị hạn hán nghiêm trọng, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế và sự phát triển của xã hội. 16 Hình 1.3. Bản đồ phân vùng hạn của tỉnh Hòa Bình từ tháng XI-1992 đến tháng III-1993 (Nguồn: xem [20]) 17 1.2.1.2. Biểu hiện BĐKH trên địa bàn huyện Cao Phong Cùng với những biểu hiện chung về BĐKH trên phạm vi toàn tỉnh Hòa Bình thì tại địa bàn huyện Cao Phong cũng được nhân dân địa phương trực tiếp quan sát và cảm nhận được những thay đổi của thời tiết, khí hậu trong thời gian dài vài chục năm trở lại đây: Kết quả điều tra 30 hộ dân có thời gian sinh sống hàng vài chục năm trên địa bàn huyện Cao Phong, 30/30 hộ (chiếm 100% số người cùng ý kiến) đều có nhận định: “thời tiết ở huyện Cao Phong nói riêng, tỉnh Hòa Bình nói chung có sự thay đổi thất thường”. Hầu hết tất cả các hộ dân được điều tra cho biết thời gian diễn ra thiên tai, TTCĐ như bảng sau: Bảng 1.1: Thời gian diễn ra các hiện tượng thời tiết thất thường ở huyện Cao Phong Thiên tai, thời tiết cực đoan T h án g 0 1 T h án g 0 2 T h án g 3 T h án g 4 T h án g 5 T h án g 6 T h án g 7 T h án g 8 T h án g 9 T h án g 1 0 T h án g 1 1 T h án g 1 2 Hạn hán x x x x x x Lũ lụt x x x x x Nắng nóng x x x x x x Rét đậm rét hại x x Bão, áp thấp nhiệt đới x x x x x Mưa đá x x x x (Nguồn: số liệu tác giả điều tra năm 2015) Tính chất và mức độ xuất hiện của thiên tai, TTCĐ đã được các hộ dân nhận định, được tổng hợp tại bảng 1.2: 18 Bảng 1.2: Đánh giá tính chất và mức độ xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan tại huyện Cao Phong TT Thiên tai, thời tiết cực đoan Tính chất và mức độ xuất hiện Đánh giá sự thay đổi Tỷ lệ ngƣời có cùng ý kiến 1 Hạn hán Đến sớm, kéo dài hơn, cường độ mạnh hơn ++ 100% 2 Lũ lụt Đến sớm, mức độ mạnh hơn ++ 100% 3 Nắng nóng Đợt nắng nóng kéo dài và ngày có nắng nóng nhiều hơn; mùa đông, mùa xuân ban ngày trời nắng nóng, chiều tối và đêm thì lạnh. ++ 100% 4 Rét đậm, rét hại Các đợt không khí lạnh ít đi, nhưng số ngày lạnh dài hơn và lạnh hơn. ++ 100% 5 Bão, áp thấp nhiệt đới Số lượng cơn bão nhiều hơn và mùa mưa bão kéo dài hơn, cường độ mạnh hơn ++ 100% 6 Mưa đá Xuất hiện mưa đá - 70% (Nguồn: số liệu tác giả điều tra năm 2015) Trong đó: ++: thay đổi rất rõ +: ít thay đổi -: không thay đổi Qua bảng 1.3 và bảng 1.4, cho ta thấy thiên tai, TTCĐ xuất hiện trên địa bàn huyện Cao Phong có sự thay đổi rất rõ về tính chất và mức độ xuất hiện (hạn hán; lũ lụt; nắng nóng; RĐRH; bão, ATNĐ) chiếm tới 100% số ý kiến được phỏng vấn. Hiện tượng mưa đá có xuất hiện trên địa bàn huyện Cao Phong nhưng tính chất và mức độ xuất hiện hầu như không thay đổi (chiếm 70% số ý kiến). 1.2.2. Các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng 1.2.2.1. KBBĐKH và NBD cho Việt Nam Việt Nam là đất nước chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH và NBD. Theo KBBĐKH, NBD cho Việt Nam, năm 2012 có một số nhận định sau (xem [1], [20]): Về thay đổi nhiệt độ (theo kịch bản phát thải trung bình): “Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng từ 02 đến 030C trên phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi khác. Nhiệt độ thấp nhất trung bình tăng từ 2,2 đến 3,00C, nhiệt độ cao nhất trung bình 19 tăng từ 2,0 đến 3,20C. Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 350C tăng từ 15 đến 30 ngày trên phần lớn diện tích cả nước.” Về thay đổi lượng mưa (theo kịch bản phát thải trung bình): “Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm tăng trên hầu khắp lãnh thổ. Mức tăng phổ biến từ 02 đến 07%, riêng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 03%. Xu thế chung là lượng mưa mùa khô giảm và lượng mưa mùa mưa tăng. Lượng mưa ngày lớn nhất tăng so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. Tuy nhiên, ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện ngày mưa dị thường với lượng mưa gấp đôi so với kỷ lục hiện nay.” Về mực NBD: “Nếu mực NBD 01m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, gần 09% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 07% dân số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 04% hệ thống đường sắt, trên 09% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng”. Như vậy, Việt Nam trong tương lai: BĐKH có thể gây ra nguy cơ rất lớn về ANLT và nguồn nước. 1.2.2.2. KBBĐKH cho tỉnh Hòa Bình Nhiệt độ Theo kịch bản phát thải thấp B1, nhiệt độ trung bình của cả 05 trạm đo khí tượng của tỉnh Hòa Bình có xu hướng tăng dần theo thời gian ở tất cả các mùa trong năm, trong đó mức tăng vào các tháng 3 - 5 (mùa xuân) và 6 - 8 (mùa hè) nhanh hơn so với 02 mùa 12 - 02 (mùa đông) và 9 - 11 (mùa thu). Năm 2020, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5 - 0,6°C. Đến năm 2040, nhiệt độ trung bình năm tăng lên 1,0 - 1,1°C. Theo kịch bản phát thải trung bình (B2), vào năm 2020 nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5 - 0,6°C và đến năm 2040 là 1,1- 1,2°C. Theo kịch bản phát thải cao (A2), vào năm 2020 nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,7°C và đến năm 2040 là 1,2°C (xem [20]). Lượng mưa 20 Lượng mưa qua các thập kỷ đều có xu hướng tăng dần trong các tháng mùa đông (12 - 02), mùa hè (6 - 8) và mùa thu (9 - 11), riêng các tháng trong mùa xuân (3 - 5) lượng mưa lại có xu thế giảm. Trong đó lượng mưa tăng mạnh nhất vào các tháng trong mùa hè. Vào năm 2030, theo kịch bản phát thải thấp (B1), lượng mưa mùa hè có xu hướng tăng ở các trạm với mức tăng khoảng từ 2,1 - 3,6%, đối với kịch bản phát thải trung bình là (B2) 2,5 - 3,8% và kịch bản phát thải cao (A2) là 2,8 - 4,1%. Đến năm 2040, mức tăng của lượng mưa theo các kịch bản thấp, vừa và cao là 2,9 - 4,8%, 3,5 - 5,3% và 3,6 - 5,3%. Đối với lượng mưa ngày lớn nhất thời kỳ đều có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2000 - 2019 và tăng mạnh trong giai đoạn 2020 - 2039 với mức tăng lên tới 21,2%. Đối với lượng mưa ngày lớn nhất trung bình năm có xu hướng tăng trong tất cả các giai đoạn. Ở giai đoạn 2000 - 2019 (tăng khoảng 23,8%) và 2020 - 2039 (40,6%). 1.2.3. Các thiệt hại và các tác đ ộng đối với ngành nông nghiêp̣ liên quan đến biến đổi khí hâụ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 1.2.3.1. Một số thiệt hại đối với ngành nông nghiệp liên quan tới BĐKH BĐKH đã gây ra những thiệt hại không hề nhỏ đối với ngành nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình. Quá trình thống kê nhiều năm đã cho thấy các thiệt hại (xem [20]): Bão và ATNĐ: theo thống kê của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây, Hòa Bình chịu ảnh hưởng từ 02 đến 03 cơn bão mỗi năm. Mưa bão kèm theo gió mạnh thường gây thiệt hại đáng kể đến sự phát triển KTXH của vùng. Mưa, lũ, bão xảy ra trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh diễn biến bất thường và khó lường. Mùa mưa xuất hiện sớm kết thúc muộn ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất cây trồng. Lũ quét và sạt lở núi, bờ sông: ở tỉnh Hòa Bình lũ quét xảy ra ở một số địa phương. Thống kê lũ quét đã xảy ra ở khu vực Lâm Sơn, Tân Vinh của huyện Lương Sơn, Mai Sơn, huyện Mai Châu (năm 2001); các xã Suối Nánh, Mường Chiềng, Tân Minh, huyện Đà Bắc (năm 2002); huyện Tân Lạc, Yên Thủy (năm 2007); thành phố Hoà Bình, huyện Đà Bắc, Mai Châu, Lạc Sơn (2007)...Lũ lụt hàng năm cũng gây ra hiện tượng sạt lở bờ sông, mưa lớn gây ra hiện tượng sạt lở đất ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. 21 Hạn hán: hạn hán cũng xảy ra thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Các năm 2003, 2004, 2005, 2007 hạn hán xảy ra gay gắt... Mực nước các hồ chứa bị cạn kiệt, nắng nóng kéo dài từ tháng 9 đến hết tháng 5 năm sau làm cho tình hình khô hạn và thiếu nước càng xảy ra gay gắt hơn. Một số nơi phải tháo cống xả đầy hồ chứa để tận dụng nước tưới chống hạn cứu lúa. Lốc xoáy, giông: giông lốc xoáy xảy ra ngày một nhiều, một số nơi xảy ra 2 đến 3 trận trong năm (Kim Bôi, Lương Sơn, Yên Thủy, Mai Châu). Năm 2007, giông và lốc xoáy xuất hiện sớm từ đầu tháng 4. Năm 2008, lốc và mưa đá xuất hiện từ cuối tháng 3. Năm 2009, trên địa bàn tỉnh cũng xuất hiện 3 đợt lốc xoáy. Năm 2010, 7 đợt lốc xoáy xuất hiện trong các tháng 4, 5, 6, 7 tại 19 xã, 2 thị trấn trên địa bàn 6 huyện Kỳ Sơn, Đà Bắc, Yên Thủy, Lạc Sơn, Lạc Thủy và Mai Châu. Rét đậm, rét hại: RĐRH trên địa bàn tỉnh không xuất hiện thường xuyên. Năm 2008, có xuất hiện hiện tượng RĐRH kéo dài từ ngày 14/01 đến 25/02. Với những tình hình thiên tai, TTCĐ như trên, ngành nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình đã chịu những ảnh hưởng cụ thể: Trong giai đoạn 2001 - 2005, 13.000 ha lúa bị hạn, trên 1.000 ha bị mất trắng. Năm 2007, hạn hạn cũng xảy ra nhưng do tích được nước sớm nên lượng nước tưới vẫn đủ đảm bảo cung cấp cho nông nghiệp. Năm 2007, tổng diện tích lúa bị ngập, hư hại là 8.754 ha, trong đó có nhiều diện tích bị vùi lấp gây thiệt hại nặng; tổng diện tích màu bị thiệt hại là 6.165 ha trong đó trên 1.300 ha mất hoàn toàn; tổng diện tích cây công nghiệp bị hư hại là 217 ha, số cây bị chết do ngập úng là 78 ha; tổng diện tích cây ăn quả bị thiệt hại là 1.043 ha, tổng diện tích. Năm 2008, RĐRH làm 3.000 ha lúa đã cấy bị chết; mưa lũ gây ngập, cuốn trôi, hư hại 325 ha lúa, 4.455 ha hoa màu, làm hỏng 12 tấn thóc, ngô. Năm 2009, diện tích lúa bị ngập, cuốn trôi, hư hại là 325 ha; hoa màu bị ngập úng, vùi lấp và hư hỏng 1089 ha. Năm 2010, diện tích lúa bị ngập là 2.980 ha, mất trắng 280 ha; diện tích hoa màu bị ngập là 1.035 ha; 05 tấn ngô bị cuốn trôi, mất trắng 244 ha. 1.2.3.2. Tác động của BĐKH đối với ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình a) Với cây trồng nông nghiệp Hòa Bình có nền sản xuất nông nghiệp khá đa dạng và có nhiều sản phẩm cây 22 trồng. Tuy nhiên, cây lương thực chủ yếu là lúa xuân, lúa mùa và ngô xuân. Đối với cây ngô, tùy thuộc vào điều kiện đất đai và thời tiết có thể trồng từ 01 đến 02 vụ. Trong KHHĐ UPVBĐKH tỉnh Hòa Bình (năm 2012), để đánh giá sự ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng phát triển của cây trồng tại tỉnh Hòa Bình, các nhà nghiên cứu đã phân Hòa Bình ra 03 vùng nhỏ như sau (xem [20]): - Vùng 1: vùng có địa hình đồi núi thấp bao gồm: huyện Yên Thủy, Lạc Thủy, Lạc Sơn và nửa phía Nam của huyện Kim Bôi. - Vùng 2: vùng núi trung bình nằm xung quanh trạm Hòa Bình bao gồm: thành phố Hòa Bình, huyện Cao Phong, huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn, nửa phía Bắc của huyện Kim Bôi và nửa phía Đông Bắc của huyện Đà Bắc. - Vùng 3: là vùng có địa hình cao hơn hai vùng trước, bao gồm huyện Mai Châu, huyện Tân Lạc và phía Tây Nam của huyện Đà Bắc. Hình 1.4. Các vùng tiểu khí hậu chính ở tỉnh Hòa Bình theo các trạm khí tượng (Nguồn: xem [20]) Bằng việc ứng dụng phần mềm WOFOST, DSSAT để mô phỏng các quá trình sinh trưởng của cây trồng chính (lúa xuân, lúa mùa, ngô xuân) trong điều kiện tham chiếu (giai đoạn 1980 - 1999), tương ứng với các KBBĐKH của tỉnh Hòa Bình, một số 23 kết luận đã đưa ra: - Đối với lúa: dưới tác động của BĐKH, thời gian sinh trưởng (TGST) của lúa xuân và lúa mùa bị rút ngắn ở cả 03 vùng khí hậu với tất cả các kịch bản phát thải. Kịch bản phát thải càng cao và càng về sau thì TGST càng bị rút ngắn. - Đối với ngô: TGST của ngô ở cả 03 vùng bị rút ngắn. Trong điều kiện không được tưới năng suất ngô bị suy giảm rất mạnh ở thời kỳ 1980 - 1999 và ở các thời kỳ 2020, 2040 theo cả 03 KBBĐKH. Riêng vùng 01, do phân bố mưa thấp và rải rác nên chênh lệch năng suất tiềm năng và năng suất không được tưới là rất lớn. Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Hình 1.5. Sự thay đổi TGST và năng suất ngô xuân đến các năm 2015, 2020 và 2040 so với giai đoạn 1980-1999 tại các vùng 1, vùng 2, vùng 3. (Nguồn: xem [20]) b) Với lĩnh vực chăn nuôi Ảnh hưởng của BĐKH sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến ngành chăn nuôi: khi năng suất trồng trọt giảm sẽ ảnh hưởng đến cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm. 24 Trời nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển, ngoại hình và cả khả năng sinh sản của vật nuôi. Khi nhiệt độ tăng cùng với biến động của các yếu tố khí hậu và thời tiết khác có thể làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh bùng phát, gây ra đại dịch trên gia súc, gia cầm và tăng chi phí thuốc thú y, dễ gây hậu quả lây truyền bệnh dịch cho cả người chăn nuôi. Mặt khác, khí hậu nóng lên cùng với thiên tai như bão, lũ, nước dâng do bão, gió mạnh, mưa lớn cũng đe dọa chu trình sống, sinh trưởng và sinh sản của đàn gia súc, gia cầm. c) Với lĩnh vực lâm nghiệp BĐKH làm suy giảm quỹ đất rừng và diện tích rừng; làm thay đổi cơ cấu tổ chức rừng; làm suy giảm chất lượng rừng; gây khó khăn cho công tác bảo tồn đa dạng sinh thái rừng; ảnh hưởng tới nghề rừng, làm gia tăng nguy cơ cháy rừng Như vậy BĐKH gây ra không ít tác động có hại đối với ngành lâm nghiệp đặc biệt là hạn hán ngày càng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn cả về cường độ và quy mô. Việc kiểm soát cháy rừng ngày càng khó, nguy cơ cháy rừng luôn luôn tiềm ẩn. Trong bối cảnh BĐKH như hiện nay cháy rừng là hiện tượng thường gặp nhất, diễn ra nhanh nhất và gây thiệt hại nhiều nhất. d) Với lĩnh vực thủy sản Ngành thủy sản tỉnh Hòa Bình phát triển theo phương thức nuôi thâm canh và nuôi công nghiệp, trọng tâm là nuôi cá thịt, nuôi thủy sản đặc sản, sản xuất con giống; khai thác và sử dụng có hiệu quả mặt nước hiện có; tiếp tục cải tạo diện tích vùng trũng sang chuyên canh thủy sản hoặc sản xuất 01 lúa - 01 thủy sản. Tác động BBĐKH đến ngành thủy sản tại Hoà Bình gây tổn hại đến các hệ sinh thái tự nhiên, nguồn lợi thủy sản, sản lượng nuôi trồng thủy sản và kết hợp cộng hưởng đến dịch bệnh thủy sản, các thảm họa tự nhiên. e) Tác động của BĐKH đến nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp và cân bằng nước tỉnh Hòa Bình BĐKH ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình. BĐKH sẽ làm thay đổi lượng mưa, bốc hơi dẫn đến dòng chảy và nhu cầu nước (NCN) của các loại cây trồng trong nông nghiệp sẽ thay đổi. BĐKH dẫn đến dòng chảy mùa cạn giảm, dòng chảy mùa lũ có xu hướng tăng và cân bằng nước tại các vùng thủy lợi sẽ thay đổi. 25 - Các nhà nghiên cứu đã phân ra 05 vùng để tính toán tác động của BĐKH đến nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp và cân bằng nước tỉnh Hòa Bình: + Vùng I (thuộc lưu vực sông Bôi): gồm diện tích của 26 xã thị trấn của huyện Kim Bôi (trừ 08 xã và 01 thị trấn vùng ngoài đường 21 thuộc lưu vực sông Đáy). Sử dụng tài liệu khí tượng và tài liệu mưa của trạm Kim Bôi. + Vùng II (thuộc lưu vực sông Bưởi): gồm các huyện Lạc Sơn và huyện Tân Lạc (trừ 02 xã Ngòi Hòa và Trung Hòa thuộc lưu vực sông Đà). Sử dụng tài liệu khí tượng và tài liệu mưa của trạm Lạc Sơn. + Vùng III (thuộc lưu vực sông Mã): gồm các xã của huyện Mai Châu (trừ xã Tân Mai, Phúc Sạ, Ban Khan thuộc lưu vực sông Đà). Trạm Mai Châu được chọn là trạm đại diện cho khu vực. + Vùng IV (các sông suối nhỏ thuộc lưu vực sông Đà): gồm các huyện Đà Bắc, thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn và các xã Tân Mai, Phúc Sạn, Ba Khan (huyện Mai Châu) xã Ngòi Hoa, Trung Hòa (huyện Tân Lạc). Sử dụng tài liệu khí tượng và tài liệu mưa của trạm Hòa Bình. + Vùng V (các sông suối nhỏ thuộc lưu vực sông Đáy): gồm toàn bộ huyện Lương Sơn, 08 xã 01 thị trấn vùng ngoài đường 21, xã Phú Thành (huyện Lạc Thủy). Sử dụng tài liệu khí tượng và tài liệu mưa của trạm Chi Nê (Lạc Thủy). - Sử dụng mô hình IQQM để tính toán NCN trong nông nghiệp ứng với các kịch bản. Kết quả tính toán thay đổi NCN trong nông nghiệp và cân bằng nước tại các vùng nghiên cứu như sau (xem [20]): Kết quả tính toán tại vùng I + Tổng NCN trung bình năm trong tương lai ở 03 kịch bản A2, B2, B1 đều có xu thế tăng, lượng tăng lớn nhất thường xảy ra trong thời kỳ 2030 - 2039 đạt 4,72%, tương ứng khoảng 2.530.000 m3 trong kịch bản A2; 4,17% tương ứng khoảng 2.231.000 m3 trong kịch bản B2 và 2,64% tương ứng khoảng 1.416.000 m3 trong kịch bản B1 (Hình 1.6). + NCN các tháng trong năm là khá khác nhau qua các thời kỳ theo 03 kịch bản. NCN tháng 01 có mức tăng ở thời kỳ 2030 - 2039 so với thời kỳ nền là 12,9% (tương ứng 1.665.000 m3) trong kịch bản A2; 11,96% (tương ứng 1.549.000 m3) trong kịch bản B2 và 8,1% (tương ứng 1.043.000 m3) trong kịch bản B1. 26 +

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003442_1_3558_2002856.pdf
Tài liệu liên quan