Nguyên tắc:Casein bịphân giải trong môi trường kiềm dưới tác dụng của
protease tạo sản phẩm là các đoạn peptid ngắn hòa tan trong tricloroacetic (TCA)
và một sốcác axit amin. Các peptid và sản phẩm tạo thành có chứa Tyrosin,
triptophan khi cho tác dụng với thuốc thửFolin tạo dung dịch có màu. Cường độ
màu tăng cùng với nồng độchất đem phản ứng, cường độmàu được ghi nhận bằng
giá trịmật độquang OD ở λ= 660nm. xác định lượng tyrosin và tryptophan hòa tan
bởi thuốc thửFolin.
Hóa chất :
Dung dịch Na2HPO41/15M: hòa tan 5,96g Na2HPO4.12H2O trong nước
thành 250ml.
Dung dịch KH2PO4 1/15M : hòa tan 0,9072g KH2PO4 trong nước thành
100ml.
Dung dịch đệm Sorensen 1/15M, pH 7,6 : trộn 177ml dung dịch Na2HPO4
1/15M và 23 ml dung dịch KH2PO4 đo và chỉnh lại pH cho đúng
Dung dịch Casein 1% : đun sôi cách thủy 1g Casein trong dung dịch đệm
Sorensen cho đến khi tan hoàn toàn rồi định mức lại cho đủ100ml.
Dung dịch TCA 10% : hòa tan 10g TCA trong nước cho đủ100ml.
Dung dịch NaOH 0,5N : Hòa tan 10g NaOH trong nước cho đủ500ml
Thuốc thửFolin (pha loãng với nước cất theo tỷlệ1 :2)
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5712 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu, phân lập và tuyển chọn các chủng Bacillussinh enzim protease từ đất vườn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế phẩm.
Hoặc cho kết tủa enzim bằng muối trung tính hoặc cồn, ly tâm lấy
cặn, rồi cho thêm chất ổn định, đem sấy khô, nghiền mịn và thu chế
phẩm.
1.3.7.3. Thu chế phẩm enzim tinh khiết
Việc tinh chế enzim có thể tiến hành qua nhiếu phương pháp. Đầu tiên
loại các protein không hoạt động khỏi dịch enzim bằng phương pháp làm biến
tính chọn lọc nhờ tác dụng của pH và nhiệt và tách chúng ra bằng cách ly tâm
hoặc lọc bỏ kết tủa. Có thể phương pháp tách phân đoạn khác nhau nhờ kết tủa
bằng dung môi hữu cơ, muối, hấp phụ chọn lọc, trao đổi ion để thu những phần có
hoạt lực enzim cao nhất.
Sau đó cần làm sạch và sấy khô ( chân không ở nhiệt độ thấp hoặc sấy
thăng hoa) các chế phẩm enzim để có thể sử dụng lâu dài. Việc thu chể phẩm
enzim tinh khiết và nhất là ở dạng tinh thể thường rất khó khăn và tốn kém nên
chỉ dùng trong y học hoặc trong nghiên cứu.
CHƯƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU
2.1.1. Đối tượng
Các chủng vi khuẩn Bacillus phân lập được từ đất vườn.
2.1.2. Vật liệu
2.1.2.1. Thiết bị
Tủ cấy và vô trùng
Cân điện tử
Máy ly tâm
Kính hiển vi quang học
Tủ khử trùng khô
Nồi hấp thanh trùng
Tủ ấm
Bếp điện
Máy lắc
Máy đo so màu
Ống nghiệm
Đĩa petri
Bình định mức
Pipet
2.1.2.2. Hóa chất
(NH4)2SO4
Aceton
CaCO3
Cao nấm men
Cao thịt
Cazein
CuSO4.5H2O
Dung dịch Albumin
HCl
TCA
Ethanol 960
FeSO4
Gelatin
Glucose
K2HPO4
KH2PO4
MnSO4
Na2CO3
Na2HPO4
NaCl
NaOH
Pepton
Thạch
Thuốc nhuộm fucsin
Thuốc nhuộm tím Gentian
Thuốc thử folin
Tyrosin
2.2. Môi trường
2.2.1. Môi trường phân lập, giữ giống và nuôi cấy (Môi trường MPA) [15]
Cao thịt 3g/l
Pepton 5g/l
NaCl 5g/l
Thạch 20g/l
Nước cất 1000ml
Khử trùng 1atm/30 phút
2.2.2. Môi trường định tính khả năng sinh tổng hợp protease [12],[17]
Pepton 0.2 g
Casein 4g
Glucoza 0.05g
MnSO4.4H2O 0,1g/l
NaCl 3g
K2HPO4 1.5g
KH2PO4 1,5g
Agar 15g
Nước cất 1000ml
Khử trùng 1atm/15 phút
2.2.3. Môi trường thử hoạt tính của enzym protease [15]
Môi trường cơ sở
Pepton 5g/l
Cao nấm men 2,5g/l
Glucose 10g/l
Nước 1000ml
32
pH 5,5 – 7,8
2.3. Các dung dịch
2.3.1 Dung dich xanh metylen Loeffler
Rượu etylic 300ml
Xanh metylen 20g
Hòa tan hổn hợp trên rồi lọc trong (1)
Dịch lọc (1) 30ml
KOH 1% 1ml
Nước cất 1000ml
2.3.2 Đỏ trung tính 0.5%
Đỏ trung tính 0.5g
Nước cất 100ml
Lọc trong trước khi dùng
2.4. Các phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp phân lập
Trước khi lấy mẫu các dụng cụ lấy mẫu được thanh trùnh bằng cồn. Mẫu
được lấy từ năm địa điểm khác nhau và trộn đều trước khi xác định (lấy khoảng
10g đất và 90 ml nước đã vô trùng cho vào bình tam giác 250 ml).
Đun dung dịch đất cách thủy 10 -15 phút ở 800C để các vi khuẩn không
sinh bào tử sẽ chết, số có bào tử còn lại sẽ sống. Do vậy Bacillus sẽ có chủ yếu
trong dịch đun nóng.
Đổ một lượng dung dịch đất vào hai đĩa petri : Một đĩa để một vài lát khoai
tây, một đĩa để cỏ khô đã được cắt ngắn thành đoạn. Sau đó đưa đi nuôi cấy ở 370
C trong 24 đến 48g thấy xuất hiện trên bề mặt khoai tây váng màu xám nhạt và ở
cỏ khô xuất hiện váng màu trắng đục.
33
2.4.2. Phương pháp giữ giống cấy chuyền
Các chủng vi khuẩn đã được phân lập nhiều lần sẽ được cấy trên môi
trường thạch nghiêng trong ống nghiệm là môi trường giữ giống.
Cách tiến hành: Đổ môi trường giữ giống vào ống nghiệm, để nghiêng ống
nghiệm chờ thạch đông. Tiếp theo, dùng que cấy vô trùng và cấy zich zắc trên bề
mặt thạch nghiêng. Nút ống nghiệm lại để ở tủ ấm 370C, sau 24h thấy xuất hiện
khuẩn lạc thì chuyển ống nghiệm vào tủ lạnh 40C giữ giống.
Giống được cấy chuyển hàng tháng và được hoạt hóa trước khi nhân giống.
2.4.3. Một số phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của vi khuẩn
Chủng được quan sát trong môi trường rắn MPA bằng mắt thường và kính
hiển vi quang học. Các đặc điểm nuôi cấy, hình thái được đánh giá dựa trên các chỉ
số: khả năng phát triển, hình thái, màu sắc, bề mặt và mép khuẩn lạc.
2.4.3.1. Phương pháp quan sát đặc điểm khuẩn lạc
Quan sát một số chỉ tiêu của các chủng trên môi trường rắn MPA
Khả năng phát triển của khuẩn lạc.
Bề mặt khuẩn lạc.
Màu sắc khuẩn lạc.
2.4.3.2. Phương pháp làm tiêu bản tế bào sống
Được sử dụng để xác định hình dáng, sự sắp xếp của các tế bào cũng
như khả năng di động của chúng
Cách tiến hành: Lấy một phiến kính khô và sạch đặt lên giá đở, nhỏ
một giọt nước sạch vô trùng lên phiến kính, dùng que cấy lấy một ít vi sinh vật
trên môi trường đặc, đặt vào chổ phiến kính, hòa nhẹ để tạo dịch huyền phù.
Đậy nhẹ lá kính lên giọt dịch để tránh tạo bọt khí. Dùng khăn giấy lau nhẹ bề
mặt lá kính cho khô.
Mọi thao tác cần tiến hành bằng các dụng cụ sạch, vô trùng và phải
cạnh ngọn lữa đèn cồn. Đặt tiêu bản lên bàn kính quan sát với vật kính x40.
34
2.4.3.3. Phương pháp nhuộm gram [10]
Đây là phương pháp làm tiêu bản nhuộm màu được sử dụng rất phổ
biến để theo dõi các đặc điểm hình thái, đếm số lượng vi khuẩn.
Nguyên tắc: Sự bắt màu thuốc nhuộm của tế bào vi sinh vật là một
quá trình hấp phụ, khả năng bắt màu của tế bào vi sinh vật có liên quan đến
muối magiê của axit riboleic. Khi nhuộm phức tạp, muối này có phản ứng với
thuốc nhuộm loại tryphenylmetan (gelatinviolet, oryatanviolet, metylviolet) chịu
được dưới tác dụng của cồn (không bị mất màu dưới tác dụng của cồn). Những
vi khuẩn không bị mất màu là những vi khuẩn gram(+), ngược lại những vi
khuẩn không giữ được màu là vi khuẩn Gram (-)
Cách tiến hành: cho một giọt nước cất lên phiến kính, dùng que cấy
vô trùng lấy một ít tế bào vi khuẩn mọc trên môi trường đặc hoà vào giọt nước.
Hơ phiến kính lên ngọn lửa đèn cồn 2-3 lần, chú ý không để phiến kính nóng
quá vì như thế tế bào vi khuẩn sẽ bị biến dạng. Khi giọt nước bay hơi dần vi
khuẩn sẽ gắn chặt vào phiến kính.
Nhuộm màu nhờ tím Gentian bằng cách nhỏ thuốc nhuộm này lên vết
bôi, giữ 1-2 phút rồi rửa bằng nước cất. Tiếp theo nhỏ dung dịch Lugol lên tiêu
bản để trong 1 phút, sau đó đổ thuốc đi và tráng bằng nước cất. Sau đó rửa bằng
cồn 96o trong thời gian khoảng 30-40 giây. Rửa lại tiêu bản bằng nước cất rồi để
khô vết bôi.
Sau đó nhuộm bổ sung bằng Fucshin loãng khoảng 1-2 phút. Rửa lại
bằng nước cất cho đến khi hết màu rồi đợi khô.
Quan sát dưới kính hiển vi điện tử, nếu vi khuẩn nhuộm màu tím thì
đó là vi khuẩn Gram dương, ngược lại vi khuẩn nhuộm màu hồng là vi khuẩn
Gram âm. Chọn các chủng có khả năng nhuộm màu Gram (+) để tiếp tục nghiên
cứu.
35
2.4.3.4. Phương pháp xác định sự hình thành bào tử [10]
Để xác định sự hình thành bào tử ta sử dụng phương pháp sốc nhiệt:
Vi khuẩn được nuôi trên môi trường thạch trong 72h, sau đó sinh khối
tế bào được hòa vào nước muối sinh lý. Sốc nhiệt ở 80-850C trong 15 phút. Sau
khi sốc nhiệt gạt dịch vi khuẩn lên môi trường thạch đĩa, gói đĩa để vào tủ ấm
370C khoảng 24g. Nếu thấy xuất hiện khuẩn lạc chứng tỏ vi khuẩn có khả năng
hình thành bào tử.
Ta cũng có thể tiến hành nhuộm bào tử theo phương pháp sau: Cố
định mẩu trên phiến kính sau đó nhỏ lên mẩu thuốc nhuộm xanh metylen hơ
nóng trong 3 phút ( chú ý không để mẩu bị khô nếu khô phải nhỏ thêm). Rữa kỹ
bằng nước, nhỏ tiếp thuốc nhuộm đỏ trung tính trong 1 phút rồi rữa kỹ. Hong
khô phiến kính. Quan sát trên kính hiển vi với độ phóng đại x 1000 lần. Tế bào
chất có màu hồng, bào tử bắt màu xanh.
2.4.4. Phương pháp xác định sự sinh trưởng của vi khuẩn theo mật độ quang
Phương pháp xác định nồng độ tế bào bằng máy so màu quang học được
sử dụng rộng rãi. Cơ sở của phương pháp này là tính chất hấp phụ hoặc làm lệch
một phần ánh sáng của các dung dịch có vật chất lơ lững. Để đánh giá tốc độ phát
triển của vi khuẩn ta có thể đo sự tăng sinh khối qua giá trị OD (Optical density).
Tất cả các thí nghiệm được tiến hành đo ở bước sóng 620 nm (OD620)
Cách tiến hành: chủng giống được nuôi ở 370C rồi cấy vào môi trường
MPA lỏng. Đặt các bình trụ này vào máy lắc với nhiệt độ như trên với tốc độ 200
vòng /phút trong 24h. Sau đó lấy dịch vi khuẩn nuôi trong bình này để đo OD bằng
máy so màu ở bước sóng 620 nm với kính lọc màu đỏ. Chú ý các thao tác lấy dịch
để đo OD phải được tiến hành trong tủ cấy vô trùng.
2.4.5. Phương pháp xác định hoạt tính catalase
Nguyên tắc: catalase xúc tác phản ứng thuỷ phân hydrogen peroxide
(H2O2) thành H2O và phóng thích phân tử ôxy (có hiện tượng sủi bọt). Hầu hết các
36
VSV hiếu khí đều có enzym catalase giúp loại trừ sự tích tụ chất độc đối với tế bào
là H2O2 được tạo ra trong chuỗi hô hấp.
Cách tiến hành: nhỏ một giọt dung dịch H2O2 3% lên trên khuẩn lạc, hoặc
chuyển một lượng VSV lên lam rồi thử bằng dung dịch H2O2 3%. Dựa vào hiện
tượng có sủi bọt (+) hay không (-) kết luận về hoạt tính catalase của mỗi chủng, từ
đó cho biết mỗi chủng có phải là vi khuẩn hiếu khí hay không.
Chọn các chủng có hoạt tính catalase (+) hiếu khí để tiếp tục nghiên cứu.
2.4.6. Xác định nồng độ NaCl ức chế sinh trưởng
Chuẩn bị môi trường MPA có nồng độ muối khác nhau 5g, 10g, 15g... cấy
vi sinh vật vào nuôi các bình này trên máy lắc với tốc độ 200 vòng/ phút trong 24h.
Đo OD thường xuyên để đánh giá sự phát triển của chủng.
2.4.7. Xác định khả năng thủy phân protein [10]
Phương pháp này dùng để xác định khả năng thủy phân protein của các
chủng vi khuẩn thu được.
Cách tiến hành: Nuôi vi khuẩn trong môi trường lỏng có chứa cơ chất
cảm ứng là casein ở 370C trong khoảng 24 đến 48h trên máy lắc 200 vòng/phút.
Sau 24 giờ lấy dịch nuôi đem li tâm 5000 vòng/phút lấy dịch loại bỏ cặn.
Đổ môi trường đặc có chứa casein với nồng độ tương tự vào đĩa petri. Chờ
môi trường nguội đông lại dùng khuyên đục lổ để đục lổ trên môi trường tạo thành
giếng.
Dùng pipetMan hút dịch li tâm cho vào giếng. Để đĩa trong tủ lạnh 3 - 4
tiếng để dịch khuyếch tán 370C. Sau 24giờ dùng thuốc thử HgCl2 đổ lên bề mặt
thạch. Nếu có enzim nó sẽ tạo thành vùng phân giải xung quanh giếng, do các
protein bị phân giải không còn phản ứng kết tủa với HgCl2. Các vùng chưa bị phân
giải sẽ có màu trắng đục.
37
Đánh giá khả năng tạo thành enzym để tuyển chọn những giống có hoạt
tính enzym cao: Lật sấp đĩa petri dùng thước đo đường kính vòng phân giải (D), và
đo đường kính của giếng (d).
Đánh giá khả năng hình thành enzym: Tỷ lệ D-d càng lớn thì khả năng sinh
enzym càng nhiều.
2.4.8. Chạy PCR để xác định danh chủng vi khuẩn được chọn
Trong 3 chủng chọn 1 chủng có khả năng sinh enzym và có tốc độ sinh
trưởng tốt nhất cho chạy PCR để định danh. Phương pháp thực hiện: giải trình tự
gen 16S rARN và tra cứu trên Blast search.
Thành phần của phản ứng PCR:
10X PCR buffer (Invitrogen) : 12μl
20 mM dNTPs : 2μl
Primer 1 (20mM) (mồi xuôi) : 1.25 μl
Primer 2 (20mM) (mồi ngược) : 1.25 μl
50 mM MgCl2 (invitrogen) : 4μl
Taq : 0.5 μl
ADN khuôn mẩu : 0.5μl
H2O đến 100μl :80.5 μl
Nguyên tắc: khuếch đại một trình tự lên nhiều lần bằng một cặp mồi
chuyên biệt. Gen 16 rARN gồm khoảng 1542bp với nhiều trình tự bảo tồn. Trong
đó có một đoạn trình tự #550bps đặc hiệu cho giống và loài của vi khuẩn. Giải
trình tự đoạn đặc hiệu này giúp định danh chính xác vi khuẩn.
Cách thực hiện:
Bước 1: lấy một ít khuẩn lạc được nuôi cấy trên bề mặt thạch làm thành
dịch huyền phù tiến hành tách chiết AND bằng cách: đun sôi 5phút, để lạnh 5phút,
ly tâm 5phút lấy dịch nổi.
38
Bước 2: cho dịch nổi thu được, primer, tad,dNTP, Mg2+ vào PCR mix để
khuyếch đại gen 16s rARN. Phản ứng PCR gồm 3 bước:
Biến tính: trong một dung dịch đầy đủ thành phần cho sự sao chép,
DNA được biến tính ở nhiệt độ cao hơn Tmax của phân tử, thường là 94-950C
trong vòng 30s-1phút.
Lai: nhiệt độ được hạ thấp để các mồi bắt cặp với khuôn, nhiệt độ này
dao động trong khoảng 40-700C và kéo dài 30s-1phút.
Tổng hợp: nhiệt độ được nâng lên đến 720C để DNA polymerase hoạt
động tốt nhất. Thời gian của giai đoạn này phụ thuộc vào độ dài ngắn của trình
tự DNA, thường kéo dài từ 30s đến vài phút.
Bước 3: Điện di kiểm tra trên gel 1% agarose để xác định sản phẩm PCR.
Bước 4: Sản phẩm PCR được tinh chế bằng kit QIAEX II của Qiagen.
Bước 5: Giải trình tự đoạn rARN 16S. Các phương pháp nhằm xác định
trình tự axit nucleic đều dựa vào 2 nguyên tắc:
Nguyên tắc hoá học (phương pháp Maxam và Gilbert): dựa vào các
phản ứng thuỷ giải hoá học đặc hiệu phân tử DNA, tạo thành một tập hợp nhiều
phân đoạn có kích thước chênh nhau 1 nucleoide.
Nguyên tắc enzym học (phương pháp Sanger và các phương pháp cải
biên): dựa vào sự tổng hợp mạch bổ sung cho trình tự cần xác định nhờ DNA
polymerase. Với việc tổng hợp thêm các dideoxynucleotide cùng với các
deoxynucleotide thông thường, kết quả tổng hợp cũng là sự hình thành một tập
hợp nhiều đoạn DNA có kích thước chênh nhau 1 nucleotide.
Ở cả 2 phương pháp trên, các phân đoạn DNA sẽ được phân tách qua điện
di trên gel polyacrylamid. Nếu sử dụng đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ thì kết quả
trình tự cần xác định sẽ được đọc trên bản phóng xạ tự ghi từ bản điện di.
39
Bước 6: tủa và tinh sạch sản phẩm PCR giải trình tự, điện di mao quản
trên CEQ8000. Xuất kết quả giải trình tự để phân tích. Đăng nhập vào NCBI
BLAST SEARCH xác định tên vi khuẩn cần định danh.
2.4.9. Phương pháp thu chế phẩm enzym thô [16]
Sau 40h nuôi cấy tiến hành chiết tách protease ngoại bào ở vi khuẩn bằng
cách: Ly tâm dịch môi trường ở 5000vòng/ phút trong 20 phút để thu dịch chiết
protease ngoại bào (loại bỏ cặn ở dưới).
2.4.10. Xác định hoạt độ của enzym protease theo phương pháp Anson[8]
Nguyên tắc: Casein bị phân giải trong môi trường kiềm dưới tác dụng của
protease tạo sản phẩm là các đoạn peptid ngắn hòa tan trong tricloroacetic (TCA)
và một số các axit amin. Các peptid và sản phẩm tạo thành có chứa Tyrosin,
triptophan khi cho tác dụng với thuốc thử Folin tạo dung dịch có màu. Cường độ
màu tăng cùng với nồng độ chất đem phản ứng, cường độ màu được ghi nhận bằng
giá trị mật độ quang OD ở λ = 660nm. xác định lượng tyrosin và tryptophan hòa tan
bởi thuốc thử Folin.
Hóa chất :
Dung dịch Na2HPO4 1/15M: hòa tan 5,96g Na2HPO4.12H2O trong nước
thành 250ml.
Dung dịch KH2PO4 1/15M : hòa tan 0,9072g KH2PO4 trong nước thành
100ml.
Dung dịch đệm Sorensen 1/15M, pH 7,6 : trộn 177ml dung dịch Na2HPO4
1/15M và 23 ml dung dịch KH2PO4 đo và chỉnh lại pH cho đúng
Dung dịch Casein 1% : đun sôi cách thủy 1g Casein trong dung dịch đệm
Sorensen cho đến khi tan hoàn toàn rồi định mức lại cho đủ 100ml.
Dung dịch TCA 10% : hòa tan 10g TCA trong nước cho đủ 100ml.
Dung dịch NaOH 0,5N : Hòa tan 10g NaOH trong nước cho đủ 500ml
Thuốc thử Folin (pha loãng với nước cất theo tỷ lệ 1 :2)
40
Dung dịch HCl 0,2N : trộn 4,25 ml HCl đậm đặc với nước cho đủ 250ml.
Dung dịch tyrosin 20 mM/l : khuấy nghiền 0,118g tyrosin trong dung dịch
HCl 0,2N vừa đủ 50ml.
Dung dịch tyrosin chuẩn 1mM/l trong dung dịch HCl 0,2 N : pha loãng
5ml dung dịch Tyrosin 20mM/l trong dung dịch HCl 0,2N thành 100ml.
Cách tiến hành : Dựng đường chuẩn Tyrosin
Ống nghiệm
Dung dịch hóa chất
1 2 3 4 5 6
Dung dịch Tyrosin chuẩn (ml) 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 0
Lượng Tyrosin tương ứng (M) 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 0
Dung dịch HCl 0,2N (ml) 0,8 0,6 0,4 0,2 0 1
Dung dịch NaOH 0,5 N (ml) 2 2 2 2 2 2
Thuốc thử Folin (ml) 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6
Lắc mạnh, sau 10 phút đo OD ở bước sóng 660nm
Ống số 6 là ống kiểm chứng (KC), các ống còn lại là ống thí nghiệm (TN).
Vẽ đường chuẩn tyrosin tương quan giữa lượng Tyrosin (M) và ΔOD ( ΔOD =
ODTN-OD KC).
Xác định hoạt tính enzym : Ống nghiệm thật là ống thí nghiệm, ống
nghiệm không là ống kiểm chứng
Ống nghiệm
Dung dịch hóa chất
Thật Không
Dung dịch Casein 1% (ml) 5 5
Dung dịch TCA 5% (ml) 0 5
Dung dịch enzym mẫu (ml) 1 0
Lắc đều và giữ ở 35,5 0C trong 30 phút
41
Dung dịch TCA 5% (ml) 5 0
Dung dịch enzym mẫu (ml) 0 1
Để yên lọc lấy dịch bên dưới
Dung dịch lọc (ml) 1 1
Dung dịch NaOH 0,5N 2 2
Thuốc thử Folin 0.6 0.6
Lắc đều, để yên sau 10 phút, đo OD ở bước sóng 660 nm.
Tính ΔOD = ODTN-ODKC. dựa vào đồ thị chuẩn suy ra M tyrosine
Cách tính
Hoạt tính protease:
HT (UI) =
vt
KVX
.
.. (UI/ml)
hoặc HT (UI) =
mvt
KVX
..
.. (UI/g)
X: là số M Tyrosine suy ra từ đường chuẩn
V: Tổng thể tích hổn hợp phản ứng enzym (11ml)
v: thể tích dịch lọc đem phân tích (1ml)
K: độ pha loãng của mẫu.
t: thời gian thủy phân (phút)
m: Khối lượng mẫu enzim đem xác định hoạt tính (g)
1UI = 1 micromol Tyrosine/ml/phút hoặc UI/g
2.4.11. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy lên khả năng sinh
trưởng và tổng hợp protease của vi khuẩn.
Chuẩn bị môi trường có các nguồn nguyên liệu khác nhau ở các nồng độ
khác nhau:
Bổ sung Casein vào môi trường cơ sở 2.2.3 thay glucose ở nồng độ 1, 2, 3, 4,
5%.
42
Bổ sung bột đậu nành vào môi trường cơ sở 2.2.3 thay glucose ở nồng độ 1, 2,
3, 4, 5%.
Bổ sung bột cá vào môi trường cơ sở 2.2.3 thay glucose ở nồng độ 1, 2, 3, 4,
5%.
Trong 3 loại môi trường trên chọn loại cơ chất có nồng độ thích hợp cho hoạt
tính enzim cao nhất. Sau đó bổ sung thêm CaCO3 ở các nồng độ khác nhau 0.3,
0.5, 1, 1.5%
Cho 50ml môi trường vào bình tam giác khữ trùng ở 1atm/30 phút, để
nguội sau đó cấy vi khuẩn vào với tỷ lệ 1-2%. Sau đó lắc ở 200 vòng/phút trong
40h ở 370C. Đo pH, đo độ sinh trưởng và hoạt độ protein chọn môi trường tốt nhất.
2.4.12. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên khả năng sinh
trưởng và tạo enzym của các chủng vi khuẩn
2.4.12.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên khả năng
sinh trưởng và tạo enzym của các chủng vi khuẩn
Tiến hành nuôi vi khuẩn trong môi trường thích hợp. Ly trích
enzym thô có trong canh trường. Xác định hoạt tính của protease của môi
trường bằng phương pháp Anson theo các khoảng thời gian nuôi cấy 28, 32,
36, 40, 44, 48. Dựa vào kết quả thu được xác định thời gian thích hợp cho quá
trình lên men.
2.4.12.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy lên khả năng sinh
trưởng và tạo enzym của các chủng vi khuẩn
Các chủng giống được nuôi ở 370C, sau đó cấy vào môi trường
thích hợp trong bình trụ miệng nhỏ có chứa 50ml dịch với tỷ lệ 1-2%. Nuôi
các bình này trong máy lắc ở các nhiệt độ 270C, 320C, 370C, 420C, 470C... với
tốc độ 200 vòng/ phút trong thời gian thích hợp. Đo OD, đo pH, hoạt độ
protein để chọn nhiệt độ thích hợp.
43
2.4.12.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường lên khả năng sinh
trưởng và tạo enzym của các chủng vi khuẩn
Tiến hành nuôi vi khuẩn trong môi trường và thời gian nuôi cấy
thích hợp. Tiến hành ly trích dịch enzym thô. Xác định hoạt tính của protease
có trong canh trường ở mỗi pH môi trường khác nhau: 6,5; 7; 7,5; 8; 8.5 ...
dựa vào kết quả thu được ta chọn pH môi trường thích hợp cho quá trình sinh
tổng hợp protease
2.4.12.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ hiếu khí lên khả năng sinh
trưởng và tạo enzym của các chủng vi khuẩn
Đổ vào các bình tam giác có thể tích 250ml, 500ml dung địch lên
men có thể tích khác nhau 50, 75, 100ml.. để ở nhiệt độ thích hợp trong máy
lắc với tốc độ 200 vòng/ phút trong thời gian thích hợp. Đo OD thường xuyên
để đánh giá sự phát triển của chủng. Đo pH, hoạt độ protein để chọn độ hiếu
khí thích hợp
2.4.13. Phương pháp tách và thu nhận enzym protease bằng dung môi hữu cơ
Tiến hành tủa với các tác nhân tủa: ethanol 960, acetone, muối sunfatamon
bão hòa, ở nồng độ thích hợp, thời gian tủa tùy theo tác nhân tủa, thường trong
khoảng 30-45phút, đối với ethanol và acetone quá trình tủa phải đảm bảo ở nhiệt độ
lạnh.
Đối với tác nhân tủa là aceton và ethanol 960
Cơ chế: Khi cho dung môi vào dung dịch protein sẽ làm giảm hằng số điện
ly của dung dịch, kết quả là làm giảm khả năng tan của nước bao quanh protein.
Nguyên nhân cơ bản của sự tạo quần thể protein có thể do các lực tỉnh điện ,
lực VanderWaals. Người ta thấy rằng, ở gần điểm đẳng điện của protein, sự lắng
diễn ra ở nồng độ dung môi hữu cơ thấp hơn. Khi cho dung môi hữu cơ vào để
kết tủa có thể xãy ra hiện tượng biến tướng không thuận nghịch protein. Các
phân tử protein chỉ thể hiện hoạt độ enzim khi nó tồn tại trong cấu trúc không
44
gian nhất định, sao cho các gốc phân cực phân bố trên bề mặt của phân tử
protein , còn các gốc kỵ nước không phân cực thì nằm trong phân tử .
Khi hằng số điện ly của môi trường giảm, phân tử protein có thể tự tháo gở
và tạo thành dạng không hoạt động, trong đó các gốc kị nước lại tiếp xúc với
dung môi. Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình này. Do đó, thực hiện
quá trình này phải ở trong điều kiện nhiệt độ thấp, thường ở 4 – 10 0C.
Tiến hành:
Bước 1: Thu dịch enzim từ canh trường ( mục ) giữ lạnh dịch enzim và dung
môi hữu cơ ( aceton, ethanol 960) sao cho nhiệt độ đạt từ 0 – 40C. Khảo sát với
tỷ lệ
Ethanol: tỉ lệ 1:3 ( dung dịch enzim: cồn)
Aceton: tỉ lệ 1:2 ( dung dịch enzim : aceton)
Bước 2: Tiến hành tủa: Cho từ từ dung môi hữu cơ vào dung dịch enzim và
khuất đều, giữ ở nhiệt độ lạnh 30 – 45 phút, ly tâm 4500 vòng / phút trong 15
phút thu tủa, sấy khô ở nhiệt độ < 500C, bảo quản lạnh.
Đối với tác nhân tủa là muối sulfate amon (NH4)2SO4
Cơ chế: Khi ta muối trung hòa ở nồng độ cao vào dung dịch có chứa protein
thì protein sẽ tạo ra kết tủa. Trong dung dịch, protein tồn tại nhờ sự cân bằng
giữa các lực tỉnh điện và các tương tác kị nước. Vì thế, khi ta đưa muối vào với
nồng độ cao, sự cân bằng trên sẽ bị phá vỡ dẫn đến sự tạo thành tập hợp các
protein và tạo tủa.
Các muối sunfat, trong đó (NH4)2SO4 được dùng nhiều nhất vì chúng rất dễ
tan trong nước ngay ở nhiệt độ thường, giá thành lại rất rẻ, nhưng gặp khó khăn
khi thu hồi, vì chúng có khả năng lẩn trong tủa protein.
Tiến hành:
Bước 1: Thu dung dịch enzim từ dịch nuôi cấy ( mục)
45
Bước 2: Tiền hành tủa: Cho g muối vào dung dịch enzim rồi khuấy đều, giữ
ở nhiệt độ phòng 45 – 60 phút, ly tâm 4500vòng/ phút trong 15 phút, thu tủa.
Bước 3: Chế phẩm enzim thô thu được còn lẫn nhiều muối. Thẩm tích qua
màng thẩm tích là phương pháp dùng để tách các phân tử muối ra khỏi protein.
Màng này chỉ cho các chất có phân tử lượng nhỏ ( muối, đường...) khuyếch tán
qua màng và giữ lại các chất có phân tử lượng lớn ( protein, enzim). Màng thẩm
tích thường làm bằng collodion hay celophan.
Bước 4: Sấy khô chế phẩm enzim ở nhiệt độ < 500C, bảo quản lạnh.
Hiệu suất thu nhận H = m/v
Trong đó: m là khối lượng enzim thu được sau khi tủa
V là thể tích dung dịch có chứa enzim trước tủa tính bằng ml.
2.4.14. Phương pháp xác định protease kiềm
Lấy chế phẩm protease thu được cho tác động với cơ chất casein được pha
trong các dung dịch đệm có độ pH khác nhau 6, 6.5, 7, 7,5 , 8....Xác định hoạt tính
protease của chế phẩm theo phương pháp Anson.
pH 6,5 – 8: sử dụng đệm sorensen.
pH 8.5 – 9.5: sử dụng đệm glyxin - NaOH [13]
2.4.15. Phương pháp xác định ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt độ protease
Xác định hoạt độ protease của chế phẩm theo phương pháp Anson ở những
nhiệt độ khác nhau trong dãy nhiệt độ 350C, ...., 800C. Chon nhiệt độ tối ưu cho
enzim phân giải cơ chất.
2.4.16. Phương pháp xác định ảnh hưởng của thời gian đến hoạt độ protease
Xác định hoạt độ protease của chế phẩm theo phương pháp Anson ở nhiệt
độ và pH thích hợp nhưng thay đổi thời gian protease tác động lên cơ chất casein:
30- 100 phút. Chọn thời gian thủy phân thích hợp cho enzim.
46
2.4.17. Phương pháp nghiên cứu động học
Từ các điều kiện tối ưu sẽ tiến hành nuôi cấy chủng đã chọn có khả năng
sinh trưởng tốt nhất và sinh enzym protease có hoạt tính cao nhất trong bình tam
giác lên men 1l. Tiến hành nghiên cứu động học quá trình sinh tổng hợp enzym với
3 thông số pH, sinh trưởng và hoạt lực của enzym.
2.4.18. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm
Sử dụng toán xác suất thống kê để xử lý các số liệu thu được cho ra kết
quả.
Xác định giá trị trung bình
Giá trị trung bình của các số liệu là tổng giá trị thực của mỗi lần đo chia cho
số lần đo:
n
x
x
n
i
Trong đó:
: giá trị của một lần đo ix
x : giá trị trung bình
n : số lần đo
Nếu thực hiện sự đo đạc lặp lại nhiều lần trên một mẫu thí nghiệm thì chúng
ta có thể tiệm cận đến một giá trị trung bình thật. Để giá trị trung bình của các
lần đo như là một giá trị gần đúng với giá trị trung bình thật, ta phải dùng
phương pháp thống kê để đánh giá mức độ chính xác của các lần đo.
Tính toán độ lệch mẫu và độ lệch chuẩn
Độ lệch mẫu (Sample deviation): Là sự khác biệt giữa giá trị của một lần
đo với giá trị trung bình.
Độ lệch mẫu = xi - x
Trong đó:
47
xi : giá trị của một lần đo.
x : giá trị trung bình.
Độ lệch chuẩn (Standard deviation): Là sai số có thể có trong một lần
đo.
S
2i
1n
xx
Với S : độ lệch chuẩn
: giá trị của một lần đo ix
x : giá trị trung bình
n : số lần đo
Vậy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVSHVSV007.pdf