Lời cảm ơn
Danh Mục Bảng. .
Danh Mục hình.
Các từ viết tắt.
Mở đầu.1
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.3
Kết quả các nghiên cứu chức năng sinh thái rừng trên thế giới và ở Việt
Nam.3
1.1.1. Trên thế giới .3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.7
Chương 2. Đối tượng, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên
cứu.14
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.14
2.2. Mục tiêu nghiên cứu.14
2.3. Nội dung nghiên cứu.15
2.4. Phương pháp nghiên cứu.15
2.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp.15
2.2.2. Phương pháp nội nghiệp.18
2.2.2.1. Phương pháp kế thừa.18
2.2.2.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm.18
2.2.2.3. Phương pháp xử lý số
liệu.19
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.20
3.1. Khái quát đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên
cứu.20
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.20
3.1.1.1. Vài nét về khu vực phòng hộ sông Đà và
thuỷ điện Hoà Bình.20
89 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phát triển các mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ Hoà bình. (thí điểm tại tiểu khu 54 lòng hồ sông đà và khoảnh 3 xã Thung nai, huyện Cao phong tỉnh Hoà Bình), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liên
tục. Loài ưu thế là Nghiến đỏ (E xcentrodendron Tonkinensis) và một số loài khác
như Trai lý (Garcinia fagacoides), Đinh (Makhamia pierrei), Dâu da xoan
(Allospondias lakonensis), Thung (Tetrameles nudiflora). Tầng dưới gồm các cây
ưu thế như: Ô rô (Circus Japonicus), Mạy tèo (Streblus macrophyllus) Đẻn ba lá
(Vitex trifolia), Đại phong tử (Hydonocarpus hainanensis).
- Trạng thái rừng trên núi đá vôi đã bị tác động mạnh: Trạng thái rừng này
chiếm diện tích khá lớn, thành phần loài tương tự trạng thái rừng trên, nhưng mật độ
cây thưa hơn, chiều cao trung bình từ 10 - 15m, đường kính 20 - 30cm.
- Trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá: Xuất hiện ở các thung lũng, khe của núi
đá, thường có diện tích nhỏ nằm rải rác trong toàn khu vực. Thành phần loài chủ
yếu là: Phay (Duabanga sonneratioides), Sấu (Dracotomelum duperreanum), Dâu
(Morus artalit), Sến (Celtis sinensis), Nóng (Saurauja tristyla), Gội nếp (Aglaia
gigantea), ở nơi ít bị tác động, cây cao trên 20m, đường kính 60cm.
- Trạng thái rừng phục hồi sau khai thác kiệt và sau nương rẫy. Trạng thái
rừng này phân bố chủ yếu trên rừng núi đất và một phần nhỏ trên các thung lũng đá
vôi. Thường gặp các loài cây gỗ nhỏ tiên phong, ưa sáng như Thôi ba (Alanggium
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
27
chinensis), Trám trắng (Canarium album), Muối (Rhus chinensis), Bùm bụp
(Malluotus barbatus), Cánh kiến (Mallutus phinippinnensis) Ngoài ra còn xuất
hiện một số loài tre nứa tập trung thành đám nhỏ như Vầu (Indosasa hispida), Nứa
(Ncohouzeaua dulloa)
Ngoài ra còn những mảng nhỏ trên núi đất cao, đại diện có một số loài cây
như Thích (Acera tonkinensis), Bạc tán (Beichmiedia sp), Nanh chuột (Coiptocarya
sp), Dẻ lá tre (Quercus bambuifolia), Thị rừng (Diiospirros sp).
- Trạng thái rừng ven bờ nước (hồ, sông suối): Đây là đặc thù riêng có của
vùng hồ với nhiều loại đặc trưng như: Vối thuốc (Schima superba), Nhội (Bischofia
trifolia), Sưa (Dalbergia tonkinensis), Cơi (Pterrocarya tonkinensis).
Trong khu vực còn có tổ thành phong phú của các loài cây thuốc. Theo
nghiên cứu phân loại theo nhóm tác dụng chữa bệnh của các loài cây dùng làm
thuốc của Đỗ Tất Lợi thì có gần 240 loài được phân bố theo 19 nhóm công dụng
khác nhau. Tập đoàn cây thuốc cực kỳ phong phú và là một tài sản quý báu không
chỉ có tác dụng đối với bảo vệ sức khoẻ cộng đồng địa phương mà còn mở ra một
triển vọng của nghề khai thác và chế biến dược thảo.
Thung Nai trước đây vốn là một xã có diện tích rừng tương đối lớn so với
tổng diện tích tự nhiên, độ che phủ chiếm tới 85%, trữ lượng lớn, chất lượng chủng
loại tốt và tập trung. Trước năm 1987 nhân dân trong xã chủ yếu tập trung vào việc
khai thác gỗ và các lâm sản khác mà không chú ý đến quản lý, bảo vệ và xây dựng,
phát triển vốn rừng. Chính vì lẽ đó, mà tài nguyên rừng bị phá hoại nghiêm trọng,
quần thể thực vật rừng vốn rất phong phú trước kia như các loại họ Xoan, Giẻ, Bồ
đề, Dầu, Tre, Nứa... nay chỉ còn lại chủ yếu là rừng tre nứa nhỏ và cây ưa sáng mọc
nhanh không có giá trị cao. Trên toàn xã hiện không còn rừng nguyên sinh. Rừng
thưa cây gỗ và rừng non phục hồi còn lại rất ít với tổ thành chủ yếu là các loài cây
ưa sáng, giá trị kinh tế thấp như Nanh chuột, Chấu, Ngát, Cà ổi, Vàng chanh, Sung,
Giẻ các loại, Gội gác, Xoan đào, Lim xẹt,... Rừng núi đá chủ yếu là các lùm cây bụi,
dây leo, rải rác còn sót lại một số cây gỗ quý như Chò chỉ, Trai, Nghiến... với số
lượng không đáng kể. Diện tích rừng trồng một vài năm gần đây cũng đã tăng lên
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
28
nhưng các loài cây trồng cũng chủ yếu là Bạch đàn, Keo tai tượng và gần đây là
Luồng. Các loài cây bản địa như Lát hoa, Giổi, Trám, Sấu,... chưa được gây trồng
trên diện rộng, hiện mới chỉ có các mô hình nghiên cứu thử nghiệm.
h. Tài nguyên động vật.
Cũng theo các tài liệu của Đoàn điều tra quy hoạch rừng tỉnh Hoà Bình, vùng
hồ Hoà Bình là nơi tiếp giáp với các luồng di cư động vật từ Đông Bắc và Tây Bắc
vào phía Nam, nên hệ động vật còn tương đối phong phú. Tổng số loài được khai
thác, sử dụng, hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người là 146 loài,
trong đó có: 34 loài thuộc nhóm chim, 32 loài thuộc nhóm thú, 9 loài thuộc nhóm
rắn, 6 loài thuộc nhóm ếch và ba ba, 31 loài cá và 34 loài côn trùng .
Trong thành phần gia súc, gia cầm của vùng hồ phổ biến nhất là các loài trâu,
bò, lợn, gà, vịt, ngan, chó, mèo, dê và thỏ.
Với diện tích mặt nước khá lớn, cá trở thành một nguồn tài nguyên quan
trọng với đời sống người dân vùng hồ, trong đó có nhiều loài có giá trị đem lại thu
nhập đáng kể cho nhân dân vùng lòng hồ.
Địa hình của khu vực lòng hồ chủ yếu là đồi núi hiểm trở. Vì vậy, hệ động
vật rừng rất phong phú và đa dạng. Số liệu điều tra trong dân cho thấy hiện vẫn còn
một số loài động vật quý như: khỉ, trăn, rắn và nhiều loài chim. Một số loài có trong
sách đỏ Việt Nam như: gà lôi, khỉ, rắn hổ mang chúa.Tuy nhiên, số lượng cá thể
của mỗi loài còn rất ít. Trong tương lai, với hy vọng xây dựng khu hồ thành một
vùng kinh tế sinh thái điển hình.
Những phân tích về tài nguyên sinh vật cho thấy rằng một trong những tiềm
năng to lớn để giải quyết khó khăn trong quá trình phát triển ở vùng hồ là sự tồn tại
một tổ thành thực vật, động vật phong phú. Chúng có thể đáp ứng được những nhu
cầu lương thực, thực phẩm, thuốc men, gỗ củi và nhiều loại sản phẩm thiết yếu
khác. Tuy nhiên, cần có những chính sách để bảo vệ nghiêm ngặt và quản lý chúng
một cách bền vững, hiệu quả cao.
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
29
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Những tác động của hồ chứa Hoà Bình tới đời sống kinh tế - xã hội và
môi trường vùng ven hồ
Việc đắp đập ngăn sông Đà, xây dựng hồ chứa Hoà Bình làm ngập những
vùng đất thấp ven sông đã gây nên những tổn thất lớn về tài nguyên trong vùng:
813,1 ha rừng gỗ; 795,71 ha rừng tre nứa và một lượng đáng kể các thảm cỏ, thảm
thực vật khác đều bị ngập chìm dưới nước. Trước hết, hơn 1.608 ha lúa hai vụ,
1.341 ha lúa một vụ và hàng nghìn héc ta hoa màu, cây ăn quả bị vĩnh viễn mất đi
do ngập chìm dưới nước. Đồng thời nhiều động vật quý hiếm bị mất đi do diều kiện
sống tại nơi ở và khu vực xung quanh bị thay đổi. Một số cơ sở hạ tầng cũng bị phá
huỷ như: 107.308 m2 nhà ở, 156 đập nước và hồ thuỷ lợi, 153 km kênh mương, 655
km đường ô tô, 30 km đường dây điện thoại.
Tác động trực tiếp của việc xây dựng hồ chứa là làm thay đổi toàn bộ hệ sinh
thái tự nhiên và nhân văn, ảnh hưởng đến đời sống của toàn bộ các sinh vật trong hệ
sinh thái và các hoạt động kinh tế - xã hội của dân cư trong vùng. Hệ sinh thái trên
cạn bị dần thay thế bởi hệ sinh thái nước, đất ngập nước và hệ sinh thái bán ngập.
Mặt khác, những vùng bị ngập đều là những vùng đất màu mỡ ven sông. Vì vậy,
gần 50.000 dân (8.451 hộ) thuộc 2 tỉnh Hoà Bình và Sơn La phải di chuyển đi xây
dựng nơi ở mới. Điều này đã gây nên một sự xáo trộn rất lớn trong đời sống của
người dân thể hiện không những là chỗ ở thay đổi mà còn kéo theo cả diện tích đất
và phương thức canh tác cũng thay đổi gây ra rất nhiều khó khăn cho nhân dân
trong vùng phải di dời.
3.1.2.2. Dân số, dân tộc và lao động
Cho đến nay Thung Nai có 6 xã. Hầu hết các hộ gia đình trong xã đều sinh
sống ở độ cao trên 120m so với mực nước biển. Phần lớn đất canh tác nông nghiệp,
đặc biệt đất canh tác lúa nước đều đã bị ngập, đời sống người dân gặp rất nhiều khó
khăn, thành phần dân tộc Mường, Dao ở đây chiếm tới 97%.
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
30
a. Dân số
Theo số liệu điều tra của xã năm 2010 dân số trong xã thể hiện trong bảng
3.3.
Bảng 3.3: Dân số và lao động khu vực nghiên cứu
TT
Tên xóm Số hộ Số khẩu Số lao động
1 Xóm Nai 52 246 131
2 Xóm Mới 62 271 143
3 Xóm Kinh Tế Mới 23 81 46
4 Xóm Tiện 93 474 245
5 Xóm Chiềng 63 311 163
6 Xóm Mu 56 254 136
Tổng cộng 349 1.637 864
(Nguồn: Báo cáo tình hình dân số - lao động xã Thung Nai, 2009)
Đặc điểm dân tộc: người Mường là dân tộc bản địa có số lượng lớn nhất
(>90%). Tổ chức làng bản của người Mường khá chặt chẽ do Trưởng xóm hoặc Già
làng đứng đầu.
Tình hình lao động của khu vực: hầu hết là lao động trẻ, trình độ văn hoá
thấp, không có chuyên môn kỹ thuật. Lao động ở đây chưa thực sự cần cù, chịu khó
tăng gia sản xuất cải thiện đời sống. Điều này lý giải tại sao đất đai ở khu vực chưa
được sử dụng có hiệu quả như tiềm năng của nó.
Thời gian lao động trong năm được sử dụng khoảng 6 - 8 tháng tuỳ theo hộ
gia đình. Người dân địa phương tiêu tốn nhiều thời gian vào các hoạt động: đánh cá
lòng hồ canh tác nương rẫy và khai thác gỗ, củi cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình.
Hoạt động canh tác nương rẫy rất vất vả, khoảng cách từ nhà đến nương rẫy khá xa,
đường đi lại khó khăn, việc vận chuyển sản phẩm hoàn toàn thủ công (vác, gánh,
gùi), đời sống còn vô vàn khó khăn.
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
31
b. Đặc điểm kinh tế
Nền kinh tế chung của khu vực nghiên cứu là sản xuất nông lâm nghiệp;
nhưng sau khi ngăn đập, gần như toàn bộ đất canh tác nông nghiệp đều bị ngập
nước. Để giải quyết nhu cầu thiết yếu và lương thực trong điều kiện không còn
ruộng nước, người dân buộc phải phá rừng làm nương. Trong điều kiện đất dốc và
mưa mùa nhiệt đới, nương rẫy làm cho đất bị thoái hoá nhanh chóng, năng suất
trung bình chỉ đạt 500 - 700 kg thóc/ 1 ha. Qua điều tra cho thấy, vùng hồ Hoà Bình
là một trong những vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước, chỉ
xấp xỉ 50.000 - 90.000đ/ người/ tháng, thu nhập bình quân đầu người qui ra thóc chỉ
khoảng 250kg/người/năm, 30 - 40% hộ dân thuộc diện đói nghèo.
* Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu của xã là cây nông nghiệp ngắn ngày, cây
hàng năm như: Lúa, Ngô, Đậu, Lạc, Sắn. Phương thức canh tác phổ biến là nương
rẫy quảng canh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết nên năng suất rất
thấp. Trong đó cây Ngô là cây lương thực quan trọng hàng đầu và là nguồn thu
nhập chính của các hộ dân trong xã, thường được trồng trên các chân đất cao, các
sườn đồi thoải, trong các bãi bằng hoặc trồng Nông lâm kết hợp, năng suất rất thấp.
Vườn hộ gia đình có diện tích bình quân 1.500 - 1.600m2/hộ nhưng mang lại
lợi ích kinh tế rất thấp vì phần lớn là vườn tạp, các loại cây trồng sử dụng giống địa
phương là chính như: Mít, Bưởi, Hồng bì ... lại không được chăm bón nên chỉ đáp
ứng nhu cầu trong gia đình, chưa thành sản phẩm hàng hoá.
* Chăn nuôi
Hầu hết các hộ gia đình đều chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà ... trừ những hộ đặc
biệt khó khăn (quá nghèo) hoặc già nua. Việc chăn nuôi hiện nay vẫn mang tính
chăn thả tự nhiên, thiếu đầu tư, thiếu giống tốt và chưa chú ý phòng dịch bệnh nên
đàn gia súc, gia cầm phát triển còn chậm, hiệu quả chưa cao. Một tiềm năng của xã
là có diện tích mặt nước nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản ở vùng hồ sông Đà khá lớn
nhưng chưa được khai thác, sử dụng triệt để.
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
32
* Sản xuất lâm nghiệp
Toàn bộ diện tích rừng và đất rừng của xã đã được quy hoạch là rừng phòng
hộ rất xung yếu của hồ Hoà Bình nên trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay, nguồn thu
chủ yếu các hộ là tiền công trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ. Trong những
năm qua trên lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, các hộ dân trong khu vực nghiên cứu đã
tham gia trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng phòng hộ theo chương trình 327, dự
án PAM 3352, dự án 747, dự án 661, trồng rừng kinh tế, phòng hộ, trồng cây ăn quả
và cây công nghiệp. Tình đến nay đã trồng được 1.562 ha rừng các loại, trong đó
trồng rừng với mục đích phòng hộ đầu nguồn là chủ yếu.
* Một số nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên
cứu
Thế mạnh tiềm năng:
- Là một xã vùng ven hồ Hoà Bình thuộc quy hoạch rừng phòng hộ rất xung
yếu cấp quốc gia, đã, đang và sẽ tiếp tục được Nhà nước đầu tư xây dựng và bảo vệ
rừng phòng hộ và đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.
- Gần thị trường (thành phố Hoà Bình), có hệ thống giao thông thuỷ, bộ
tương đối thuận lợi, có mạng lưới điện đến hầu hết các hộ gia đình.
- Có diện tích đất tự nhiên lớn, là một lợi thế để phát triển nông lâm nghiệp,
trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cho sản phẩm hàng hoá.
- Rừng tự nhiên (tuy đã nghèo kiệt) có thể áp dụng các biện pháp phục hồi
nhằm nâng cao độ che phủ, đảm bảo yêu cầu của khu rừng phòng hộ rất xung yếu
đồng thời có thể khai thác hợp lý về kinh tế.
- Có diện tích mặt nước lớn, nhiều danh lam, thắng cảnh là một lợi thế lớn để
phát triển du lịch sinh thái, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phát triển vận chuyển
đường thuỷ.
Khó khăn:
- Nhìn chung đời sống của các hộ dân còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp,
trình độ dân trí thấp, chưa thoát khỏi kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp.
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
33
- Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp, đặc biệt diện tích cấy lúa
nước không đáng kể. Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, thiếu nước và đất kém mầu mỡ
nên rất khó khăn về lương thực.
- Do đói nghèo, do sức ép của thị trường nên hiện tượng khai thác lâm sản
vẫn xảy ra, rừng tự nhiên hiện còn khó bảo tồn nguyên vẹn.
- Chưa có quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, việc sử dụng đất còn tuỳ tiện,
giao khoán đất lâm nghiệp chưa thực hiện triệt để và trái với những quy định của
pháp luật.
- Đầu tư sản xuất thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, sử dụng lao động và thói
quen chi tiêu lãng phí của người dân vẫn còn xảy ra.
- Đầu tư của Nhà nước cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn
quá thấp không kích thích được người dân làm nghề rừng.
3.2. Hiện trạng các mô hình trồng rừng phòng hộ xây dựng tại khu vực nghiên
cứu
Hiện trạng các mô hình trồng rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu được
trình bày trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4: Hiện trạng các mô hình nghiên cứu
TT Tên mô
hình
Loài cây trồng Năm
trồng
Mật độ trồng
(cây/ha)
Độ che phủ
(%)
1 MH1 Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng, sa
nhân, Ba kích, gừng
2004 600 73
2 MH2 Luồng 2004 240 71
3 MH3 Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng,
Xoài, Nhãn, Ngô, sắn
2004 1165 64
4 MH4 Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng 2004 400 79
5 MH5 Trám trắng, Trám đen, Sấu 2004 600 76
6 MH6 Keo lai, Lim xanh, Lim xẹt, Dẻ
đỏ, Re gừng, Sao đen
2004 830 71
7 MH7 Lim xanh, Lim xẹt, Dẻ đỏ, Re
gừng, Sao đen, Cốt khí
2004 1000 72
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
34
8 MH8 Lim xanh, Dẻ đỏ, Re gừng,
Luồng
2004 730 60
9 ĐC Cây bụi - - 56
Số liệu Bảng 3.4 cho thấy: các mô hình khác nhau được lựa chọn loài cây
trồng khác nhau với mật độ khác nhau, trong đó mật độ trồng ban đầu từ 240 cây/ha
(MH2) đến 1165 cây/ha (MH3), trồng từ năm 2004. Các loài cây được sử dụng
trồng trong các mô hình là các laòi cây bản địa bao gồm Lim xanh, Lim xẹt, Giẻ đỏ,
Kháo vàng, Sao đen, re gừng. Các mô hình nghiên cứu tiến hành trồng thử nghiệm
kết hợp các loài cây bản địa với một số loài khác nhau, trong đó:
Mô hình 1: tiến hành trồng cây bản địa kết hợp với cây dược liệu. Cây dược
liệu được dùng gồm Sa nhân, Ba kích, xạ đen, gừng; trồng theo phương thức hỗn
giao: hai hàng cây bản địa xen một hàng cây dược liệu. Mật độ trồng là 600cây/ha.
Độ che phủ sau 7 năm đạt 73%.
Mô hình 2: trồng Luồng thuần loài, với mật độ 240 cây/ha, độ che phủ sau 7
năm trồng đạt 71%
Mô hình 3: là mô hình Nông lâm kết hợp. Loài cây Lâm gnhiệp sử dụng gồm
có Giẻ đỏ, Kháo vàng và Re gừng. Các cây nông nghiệp trồng kết hợp trong mô
hình gồm có Xoài, Nhãn, cây nông nghệp hàng năm (khoai, sắn), trồng với mật độ
1165 cây/ha, trồng theo băng theo đường đồng mức. Sau 7 năm dộ che phủ đạt
64%.
Mô hình 4 là mô hình Làm giàu rừng: tiến hành bằng cách khoanh, nuôi có
trồng bổ xung theo đám hoặc lỗ trống một số loài bản địa vào nền rừng hiện có. Các
loài sử dụng trong mô hình này là Giẻ đỏ, Kháo vàng và Re gừng với mật độ trồng
là 400 cây/ha. Sau 7 năm trồng độ che phủ tại mô hình đạt 79%.
Mô hình 5 là mô hình trồng cây bản địa đa tác dụng. Cây bản địa đa tác dụng
là những loài cây bản địa, có nhiều tác dụng. Chúng có thể dùng để trồng với mục
đích lấy gỗ, lấy quả, hạt sử dụng phục vụ cho các mục đích của con người. Ba loài
cây bản địa đa tác dụng đã được sử dụng trong mô hình này là Trám trắng, Trám
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
35
đen, Sấu. Mật độ trồng của mô hình là 600 cây/ha. Độ che phủ cho tới thời điểm
hiện tại đạt 76%.
Mô hình 6 là mô hình trồng Cây bản địa xen với Keo lai, trồng theo phương
thức hai hàng Keo lai xen một hàng cây bản địa. Các loài bản địa sử dụng trong mô
hình bao gồm có: Lim xanh, Lim xẹt, Giẻ đỏ, Re gừng, Sao đen. Mật độ trồng tại
mô hình này là 830 cây/ha. Độ che phủ tại thời điểm hiện tại là 71%.
Mô hình 7 là mô hình Cây bản địa (Lim xanh, Lim xẹt, Giẻ đỏ, Re gừng, Sao
đen xen cây Cốt khí). Cốt khí được gieo bằng hạt với số lượng 60kg/ha. Phương
thức trồng là tạo các băng Cốt khí dọc theo đường đồng mức, giữa các băng Cốt khí
trồng cây bản địa hỗn giao theo hàng, với mật độ trồng là 1000 cây/ha. Sau 7 năm
độ che phủ tại mô hình đạt 72%.
Mô hình 8 là mô hình trồng Luồng xen cây bản địa.với phương thức trồng 1
hàng Luồng xen một hàng cây bản địa. Cây bản địa trong mô hình là Lim xanh, Giẻ
đỏ và Re hương. Mật độ trồng 730 cây/ha. Độ che phủ tại thời điểm hiện tại đạt
60%.
Mô hình đối chứng là mô hình được dùng để so sánh với các mô hình khác.
Tại ô đối chứng không có sự tác động của công tác trồng rừng. Các lào cây trong ô
đối chứng chủ yếu là cây bụi, độ che phủ tại thời điểm hiện tại là 56%.
Như vậy, hiện trạng các mô hình sau 7 năm đã có sự khác biệt về độ che
phủ, dao động từ 60- 79%, thấp nhất trong các mô hình là mô hình 8 (trồng Luồng
xen cây bản địa), độ che phủ đạt 60%, cao nhất là mô hình 4 (mô hình làm giàu
rừng), đạt 79%. Tại ô đối chứng độ che phủ đạt 56%.
3.3. Diễn biến của một số yếu tố khí tượng tại khu vực nghiên cứu
Thời tiết là một yếu tố rất quan trọng trong đời sống của cây rừng nói riêng
và của hệ sinh thái rừng nói chung. Trong đó hai nhân là nhiệt độ và lượng mưa là
quan trọng nhất. Nhiệt độ là một nhân tố sinh thái quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc
đến đời sống các sinh vật, có ý nghĩa quyết định khả năng cung cấp và hiệu quả sinh
thái của nước. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng cung cấp chất khoáng cho thực
vật, thức ăn cho vi sinh vật dị dưỡng, chu trình khoáng, chu trình nước và nhiều quá
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
36
trình khác diễn ra trong các hệ sinh thái rừng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố
địa lý của các thảm thực vật và hệ động vật và đóng vai trò chủ yếu trong việc ấn
định hình thái, đặc tính sinh lý và tập tính của sinh vật. Do vậy, nhiệt độ là một
trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc nghiên cứu và xây dựng các mô hình
trồng rừng hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải theo dõi để tránh được những rủi ro do
thời tiết gây ra. Bên cạnh nhiệt độ thì lượng mưa cũng là một yếu tố khí tượng quan
trọng quyết định đến sự thành bại của công tác trồng rừng và nó quyết định thời vụ
trồng rừng trong từng khu vực. Lượng mưa còn có thể gây ra những ảnh hưởng tới
sự xói mòn, rửa trôi. Vì vậy, thu thập các số liệu về nhiệt độ và lượng mưa là một
công việc rất cần thiết trong các nghiên cứu về rừng.
Số liệu theo dõi khí tượng được tổng hợp tại trạm quan trắc khí tượng đặt tại
Trạm nghiên cứu môi trường và rừng phòng hộ sông Đà và các trạm khí tượng lân
cận qua 1 số năm được trình bảy trong Bảng 3.5.
Bảng 3.5: Nhiệt độ và lượng mưa quan trắc được tại khu vực nghiên cứu
Tháng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
nhiệt
độ
(oC)
Lượng
mưa
(mm)
nhiệt
độ
(oC)
Lượng
mưa
(mm)
nhiệt
độ
(oC)
Lượng
mưa
(mm)
nhiệt
độ
(oC)
Lượng
mưa
(mm)
nhiệt
độ
(oC)
Lượng
mưa
(mm)
1 16.1 5.4 15.6 8.0 15.2 9.1 15 10.2 15.9 8.6
2 17.6 18.0 21.6 40.0 20.6 18.9 20.9 19.1 21.3 17.6
3 18.8 20.8 21.3 34.2 21.5 32.5 22.3 31.5 20.1 30.2
4 24.0 35.0 22.3 39.0 23.4 35.2 23.6 30.1 24.0 87.6
5 27.6 204.2 25.3 187.2 26.1 153.4 25.8 159.2 27.3 302.6
6 27.9 483.8 27.5 246.0 28.2 256.8 28.2 250.3 30.5 382.5
7 27.0 295.6 27.7 350.8 30.2 289.2 32.2 300.6 30.1 300.2
8 23.3 300.8 27.0 215.2 29.5 226.1 28.9 220.8 29.5 402.3
9 25.9 457.2 25.1 329.4 26.2 300.6 27.1 283.4 28.6 225.3
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
37
10 23.7 29.4 23.0 445.2 24.6 35.3 24.2 40.3 23.8 37.2
11 17.9 2.0 18.2 21.2 20.8 100.2 20.5 80.5 20.1 38.9
12 20.6 0.0 19.0 11.8 18.3 25.0 17.9 23.6 19.2 24.3
TB 22.53 22.8 23.72 23.88 24.20
Tổng 1852.2 1928.0 1482.3 1449.6 1857.3
Từ Bảng số liệu trên cho thấy:
Về nhiệt độ, các năm từ 2006 tới năm 2011 có nhiệt độ trung bình năm chênh
lệch không lớn nhưng có xu hướng tăng dần lên, dao động trong khoảng từ 22,53oC
(năm 2006) cho tới 24,20oC (năm 2011). Bảng số liệu quan trắc được tại vùng
nghiên cứu cũng cho thấy một xu hướng sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa, các
tháng trong năm ngày càng trở lên lớn hơn. Năm 2006 nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất là vào tháng 6 (27,9oC) thấp nhất là tháng 1 (16,1oC). Năm 2007 nhiệt độ cao
nhất là vào tháng 7 (27,7 oC) thấp nhất là vào tháng 1 (15,6oC), trung bình cả năm là
22,53oC. Năm 2009 nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7 (30,20C) và thấp nhất
vào tháng 1 (15,20 C), trung bình năm là 22,8oC. Năm 2010, nhiệt độ cao nhất là vào
tháng 7 (32.2oC), thấp nhất là vào tháng 1 (15oC), nhiệt độ trung bình năm là
23,88oC. Năm 2011, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6 (30,5oC) và thấp nhất vào
tháng 1 (15,9oC), nhiệt độ trung bình năm đạt 24,20oC
Về lượng mưa thấy rằng, thời tiết tại khu vực nghiên cứu có sự phân biệt rõ
rệt, một năm thời tiết chia thành 2 mùa khác biệt: mùa mưa nhiều và mùa ít mưa.
Mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 cho tới tháng 10; mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11
cho tới tháng 4 năm sau. Lượng mưa qua các năm thu thập cho thấy có sự chênh
lệch đáng kể, xu hướng giảm dần về tổng lượng mưa bình quân trong năm nhưng
tăng cường độ và lượng mưa trong các tháng mưa. Số liệu qua một số năm thu thập
cho thấy lượng mưa trong khu vực dao động từ 1.449,6 mm (năm 2010) đến 1.928,0
mm (năm 2007). Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 năm 2006 (không có
mưa), tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 6 năm 2006, lượng mưa đạt 483,8 mm.
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
38
3.4. Diễn biến thảm thực vật rừng tại các mô hình nghiên cứu
Thảm thực vật đóng vai trò quan trọng đối với quần xã thực vật rừng cũng
như hệ sinh thái rừng. Thảm thực vật có ảnh hưởng rất lớn trong việc điều tiết
nguồn nước và ngăn ngừa xói mòn đất, ngăn chặn hiện tượng rửa trôi. Ngooài ra,
thảm thực vật còn có vai trò cung cấp nguồn vật chất hữu cơ rất lớn, làm tăng độ phì
nhiêu cho đất, tạo nên rừng có cấu trúc hỗn loài, nhiều tầng tán. Thảm thực vật rừng
giúp tạo nên độ che phủ mặt đất. Đồng thời cũng là nhân tố hỗ trợ và cạnh tranh đối
với các loài cây trồng. Vì vậy, việc nghiên cứu thảm thực vật rừng có ý nghĩa quan
trọng trong việc điều chỉnh, bổ sung các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nghiên cứu
diễn biến môi trường, sinh thái rừng. Kết quả nghiên cứu diễn biến thảm thực vật
rừng tại các mô hình rừng trồng được trình bày trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6: Diễn biến thảm thực vật tại một số mô hình nghiên cứu
Mô
hình
năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2010 năm 2011
Số
loài
CP
(%)
Số
loài
CP
(%)
Số
loài
CP
(%)
Số
loài
CP
(%)
Số
loài
CP
(%)
Số
loài
CP
(%)
MH1 29 67 30 68 30 70 33 71 34 75 35 73
MH2 27 61 29 64 30 68 31 69 32 70 32 71
MH3 23 55 24 59 25 62 28 62 30 63 31 64
MH4 31 73 32 75 32 77 35 78 36 78 36 79
MH5 24 65 26 67 27 70 29 72 30 74 30 75
MH6 24 62 25 65 27 67 28 67 28 69 31 76
MH7 22 61 24 64 25 66 27 67 27 68 29 72
MH8 17 50 18 54 20 56 22 57 23 58 24 60
ĐC 4 30 7 43 8 52 10 53 13 54 16 56
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số loài và độ che phủ ở tất cả các công thức thí
nghiệm đều tăng dần lên theo các năm và đều cao hơn so với ô đối chứng. Cao nhất
là mô hình 4 (làm giàu rừng) số loài năm 2006 (sau khi trồng 2 năm) có số loài là
31, độ che phủ tương ứng là 73%. Đến độ tuổi 7, số loài tại mô hình đạt 36 loài và
độ che phủ tăng lên là 79%. Tiếp đến là mô hình 6 (bản địa xen Cốt khí), ở độ tuổi 2
LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012
39
có 24 loài, độ che phủ là 62%, đến tuổi 7 độ che phủ tăng lên 76%, và có nhiều loài
mới xuất hiện đạt tổng số 31 loài. Tiếp đến là mô hình 1 (cây Bản địa xen cây Dược
Liệu), năm 2006 có 29 loài, độ che phủ là 67%, đến năm 2011 số loài đạt 35 loài
ứng với độ che phủ tại mô hình là 73%... Các mô hình khác cũng có sự tăng nhẹ về
số loài và độ che phủ. Thấp nhất là mô hình 8 (mô hình Luồng), ở độ tuổi 2 có 17
loài, độ che phủ là 50%, đến độ tuổi 7, số loài tăng lên 24 loài và độ che phủ đạt
60%. Tại mô hình đối chứng có số loài thấp hơn tất cả các mô hình trồng rừng. Năm
2006, số loài tại mô hình đối chứng là 4 loài, chủ yếu là cây bụi như Bông hôi, Lành
nghạnh, cỏ, lá nến; với độ che phủ là 30%. Đến năm 2011, số loài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_chuaphanloai_368_2121_1870235.pdf