MỤC LỤC
Lời cam đoan .i
Lời cảm ơn .ii
Tóm lược luận văn cao học.iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu .iv
Danh mục các hình vẽ, đồ thị .v
Danh mục các bảng . viivi
Mục lục. xviii
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ.1
PHẦN II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.8
Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .8
1.1. Lí luận chung về sinh kê và tái định cư .8
1.1.1. Các khái niệm về sinh kế và sinh kế bền vững .8
1.1.1.1. Khái niệm về sinh kế .8
1.1.1.2. Khung sinh kế bền vững.9
1.1.1.3. Thành phần cơ bản bản của khung sinh kế .11
1.1.2. Lý thuyết hệ thống áp dụng cho việc tái định cư .15
1.2. Cơ sở thực tiễn di dân và sinh kế của dân tái định cư.17
1.2.1. Thực tiễn di dân tái định cư để xây dựng thủy điện, thủy lợi trên thế giới .17
1.2.2. Thực tiễn sinh kế của người dân tái định cư ở Việt Nam.19
1.2.3. Những nội dung chính sách về tái định cư và phát triển sinh kế cho người dân tái
định cư ở Việt Nam.21
1.3. Nội dung và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .23
Chương II: THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA HỘ Ở VÙNG
NGHIÊN CỨU.25
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu.25
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu của hai xã Bình Thành và Hồng Tiến.25
2.1.1.1.Vị trí địa lý:.25
2.1.1.2. Địa hình thổ nhưỡng .26
2.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn.26
2.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên.27
2.1.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội.28
2.1.3.1. Đặc điểm về kinh tế .28
2.1.3.2. Đặc điểm xã hội .36
2.1.4. Đặc điểm của dân tái định cư trên địa bàn nghiên cứu.38
2.2. Thực trạng nguồn vốn sinh kế và sự thay đổi của nguồn vốn sinh kế của người dân
tái định cư ở địa bàn nghiên cứu.40
2.2.1. Nguồn nhân lực và sự thay đổi nguồn nhân lực.40
2.2.1.1. Nguồn nhân lực của địa bàn nghiên cứu .40
2.2.1.2. Nguồn nhân lực của các hộ tái định cư.41
2.2.1.3. Đánh giá của các hộ tái định cư về mức độ thay đổi nguồn nhân lực.46
2.2.2. Nguồn vốn vật chất và sự thay đổi của nguồn vật chất .49
2.2.2.1. Nguồn vốn vật chất của địa bàn nghiên cứu.49
2.2.2.2. Nguồn vật chất của các hộ tái định cư. 505051
2.2.3. Nguồn vốn tự nhiên và sự thay đổi nguồn vốn tự nhiên. 535354
2.2.3.1. Nguồn vốn tự nhiên của địa bàn nghiên cứu. 535354
2.2.3.2. Nguồn vốn tự nhiên của các hộ điều tra . 565556
2.3.3.3.Đánh giá của hộ về sự thay đổi vốn tự nhiên sau tái tái định cư. 595859
2.2.4. Nguồn vốn tài chính và sự thay đổi nguồn vốn tài chính. 616061
2.2.4.1. Nguồn vốn tài chính địa bàn nghiên cứu. 616061
2.2.4.2. Nguồn tài chính của các hộ tái định cư. 636263
2.2.5. Nguồn vốn xã hội và sự thay đổi nguồn vốn xã hội . 747374
2.2.5.1 Nguồn vốn xã hội của địa bàn nghiên cứu . 747374
2.2.5.2. Nguồn vốn xã hội của các hộ tái định cư . 757476
2.2.5.3. Đánh giá của hộ về sự thay đổi nguồn vốn xã hội sau tái tái định cư. 797879
2.3. Tác động của việc di dân, tái định cư đến sản xuất và đời sống của hộ sau
khi bị di dời . 807981
2.3.1. Kết quả và hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh. 807981
2.3.2. Tác động của các nhân tố đến thu nhập của hộ. 828183
2.3.3. Tình hình chi tiêu của các hộ tái định cư.88
2.3.4. Đánh giá về sự hài lòng của các hộ tái định cư. 888789
2.3.4.1.Kết quả phân tích nhân tố. 898890
2.3.4.2. Kết quả phân tích hồi quy. 919092
2.3.4.3. Mức độ hài lòng của người dân về các nguồn vốn sinh kế . 929193
Chương III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN
VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ . 969495
3.1. Một số giải pháp phát triển sinh kế bền vững của chương trình di dân tái định cư
đến sinh kế của người dân vùng tái định cư. 969495
3.1.1. Một số kết quả từ quá trình nghiên cứu thực trạng. 969495
3.1.1.1. Giải pháp được xây dựng dựa trên những căn cứ
3.1.1.2. giải pháp mục tiêu:
3.1.2. Giải pháp cấp địa phương. 999796
3.1.2.1. Giải pháp về đầu tư . 999796
3.1.2.2. Giải pháp về đất đai . 1009897
3.1.2.3 Giải pháp về phát triển sản xuất. 1019998
3.1.2.4 Giải pháp nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho người dân ở các vùng
tái định cư.10210099
3.1.2.5. Giải pháp về giáo dục, y tế, văn hoá.104102101
3.1.3. Giải pháp tổ chức sản xuất theo qui mô hộ gia đình.105103102
3.1.3.1. Giải pháp chung .105103102
3.1.3.2. Giải pháp cho từng lĩnh vực sản xuất .106104103
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.109107106
I. Kết luận.109107106
II. Kiến nghị.110108107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.111109108
PHỤ LỤC
NHẬN XÉT LUĂN VĂN THẠC SĨ PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LUĂN VĂN THẠC SĨ PHẢN BIỆN 2
130 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sinh kế của dân tái định cư để thực hiện các dự án thủy điện, thủy lợi tại xã Bình Thành và Hồng Tiến, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Đặc điểm nhân khẩu và lao động của các hộ tái định cư được trình bày ở bảng 2.10.
Bảng 2.10: Đặc điểm nhân khẩu và lao động của các hộ tái định cư
Chỉ tiêu N=125
Trung
bình
Độ lệch chuẩn P Value
Số nhân khẩu/hộ
theo địa bàn
Xã Bình Thành 111 4,73 1,56
0,247
Xã Hồng Tiến 14 4,21 1,57
Số nhân khẩu/hộ
theo dân tộc
Dân tộc Vân Kiều 14 4,21 1,57 0,100a
Dân tộc Cơ Tu 25 4,92 1,03 0,491b
Dân tộc Kinh 86 4,67 1,68 0,341c
Số lao động/hộ
theo địa bàn
Xã Bình Thành 111 2,50 1,18
0,521
Xã Hồng Tiến 14 2,29 0,82
Số lao động/hộ
theo dân tộc
Dân tộc Vân Kiều 14 2,29 0,82 0,666a
Dân tộc Cơ Tu 25 2,40 0,76 0,648b
Dân tộc Kinh 86 2,52 1,28 0,504c
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012)
Chú thích: a:P value cho kiểm định Student cho hai dân tộc Vân Kiều và Cơ
Tu; b: P value cho kiểm định Student cho hai dân tộc Cơ tu và dân tộc khác;c: P
value cho kiểm định Student cho hai dân tộc khác và dân tộc Vân Kiều.
Số liệu ở bảng 2.10 cho thấy, số nhân khẩu trung bình /hộ phân theo địa bàn
xã Bình Thành là 4,73 người và Hồng Tiến là 4,21 người. Phân theo dân tộc Vân
Kiều, Cơ Tu và Kinh lần lượt là 4,21 người, 4,92 người và 4,67 người. Như vậy,
các hộ tái định cư có số nhân khẩu tương đối đồng đều.
Số lao động/hộ của hai xã cũng ít có sự sai khác. Phân theo địa bàn thì xã
Bình Thành là 2,50 người, xã Hồng Tiến là 2,29 người và phân theo dân tộc Vân
Kiều, Cơ Tu và Kinh lần lượt là 2,29 người, 2,40 người và 2,52 người.
Nhân khẩu và lao động trung bình/hộ phân theo địa bàn và phân theo dân
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
tộc có tất cả giá trị Sig. trong kiểm định t đều lớn hơn 0,05 (Pvalue > 0,05). cho
thấy nhân khẩu và lao động tại các thôn tái định cư trên địa bàn xã Bình Thành và
Hồng Tiến có sự sai khác không đáng kể. Sau tái định cư các hộ có số nhân khẩu và
lao động đồng đều, khả năng nguồn lao động trẻ, tuy nhiên chưa qua đào tạo và
không có cơ hội tìm việc làm. Chính quyền địa phương cần chú ý xem xét số liệu về
nhân khẩu và lao động cụ thể của từng hộ dân, tìm hiểu nguyện vọng của dân tái
định cư để có biện pháp can thiệp, cải thiện nguồn lao động cũng như sinh kế cho
người dân.
Trình độ văn hóa của các hộ tái định cư
Chúng tôi đã nghiên cứu trình độ văn hóa của cả người chồng, vợ nhằm đánh giá
chất lượng nguồn nhân lực của hộ sau tái định cư, số liệu được trình bày ở bảng 2.11
Bảng 2.11: Trình độ văn hóa của hộ tái định cư ở địa bàn nghiên cứu
ĐVT: Người
Trình
độ
văn
hóa
Tiêu chí phân loại Số hộ
Trình
độ
Chồng
n=125
%
Trình
độ
Vợ
n=125
%
Cấp I
Theo địa bàn
Xã Bình Thành 111 87 78,37 98 88,28
Xã Hồng Tiến 14 12 85,71 11 78,57
Theo dân tộc
Dân tộc Vân Kiều 14 12 85,71 11 78,57
Dân tộc Cơ Tu 25 18 72 23 92
Dân tộc Kinh 86 69 80,23 75 87,20
Cấp II
Theo địa bàn
Xã Bình Thành 111 19 17,11 13 11,71
Xã Hồng Tiến 14 2 14,28 1 7,14
Theo dân tộc
Dân tộc Vân Kiều 14 2 14,28 1 7,14
Dân tộc Cơ Tu 25 6 24 2 8
Dân tộc Kinh 86 13 15,11 11 12,79
Cấp III
Theo địa bàn
Xã Bình Thành 111 5 4,50 0 0
Xã Hồng Tiến 14 0 0 2 14,28
Theo dân tộc
Dân tộc Vân kiều 14 0 0 2 14,28
Dân tộc Cơ Tu 25 1 4 0 0
Formatted: Line spacing: single
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
Dân tộc Kinh 86 4 4,65 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012 (n=125 hộ))
Số liệu bảng 2.11 cho thấy, trình độ văn hóa cấp I chiếm tỷ lệ lớn nhất. Trình
độ văn hóa cấp I của người chồng phân theo địa bàn xã Bình Thành thấp hơn xã
Hồng Tiến, nhưng trình độ văn hóa cấp I của người vợ xã Bình Thành cao Hơn xã
Hồng Tiến. Trình độ văn hóa cấp I của người chồng và vợ của xã Bình Thành và
Hồng Tiến lần lượt là 78,33% , 88,28%, 85,71% và 78,57%. Xét theo dân tộc, số
người chồng học cấp I của dân tộc Vân Kiều là cao nhất 85,71% và số người vợ của
dân tộc Kinh học hết cấp I là cao nhất 87,20%.
Trình độ văn hóa cấp II của người chồng và vợ của xã Bình Thành cao hơn
xã Hồng Tiến. Trình độ văn hóa cấp II của người chồng và vợ của xã Bình Thành
và Hồng Tiến lần lượt là 17,11%, 11,71 và 14,28%, 7,14%. Xét theo dân tộc trình
độ văn hóa cấp II của người chồng và vợ dân tộc Kinh là cao nhất, tương ứng là
15,11% và 12,79%.
Trình độ văn hóa cấp III, xét theo địa bàn của người chồng xã Hồng Tiến là
0%, xã Bình Thành là 4,5%. Tuy nhiên trình độ văn hóa cấp III của người vợ xã
Hồng Tiến là 14,28%. Xét theo dân tộc, chỉ có 14,28% người vợ dân tộc Vân Kiều
và 4,65% người chồng dân tộc Kinh học hết cấp III.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trình độ văn hoá của chủ hộ rất thấp và giảm
dần ở các cấp học cao hơn, trong đó càng lên cao thì dân tộc Cơ Tu ít người đi học
hơn. Đây là vấn đề còn hạn chế của dân tái định cư trong việc tiếp cận với khoa học
kỹ thuật của các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, các kỹ năng kinh doanh,
các mô hình sản xuất mới cũng như các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà
nước đầu tư trên địa bàn.
Tình hình chăm sóc sức khỏe của các hộ tái định cư
Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ thể hiện trình độ học vấn hay kỹ năng
nghề nghiệp mà còn phản ánh tình trạng sức khỏe trong một gia đình, cộng đồng.
Tình hình chăm sóc sức khỏe của người dân tái định cư trên địa bàn xã Bình Thành
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
và Hồng Tiến được trình bày qua bảng 2.12.
Bảng 2.12: Tình hình chăm sóc sức khỏe của các hộ tái định cư vùng nghiên cứu
ĐVT: Lần
Tiêu chí
Địa bàn/dân
tộc
Nhóm hộ
N=125
Hộ
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
P-value
Số lần
đau/năm
Theo địa bàn
Xã Bình Thành 111 3,36 1,48 0,977
Xã Hồng Tiến 14 3,35 1,59
Theo dân tộc
Dân tộc Vân Kiều 14 3,35 1,59 0,647
a
Dân tộc Cơ Tu 25 3,64 1,95 0,304
b
Dân tộc Kinh 86 3,29 1,32 0,886
c
Số lần
khám
chữa tại
cơ sở y
tế/năm
Theo địa bàn
Xã Bình Thành 111 2,11 1,47 0,003
Xã Hồng Tiến 14 0,78 1,55
Theo dân tộc
Dân tộc Vân Kiều 14 0,78 1,47 0,742
a
Dân tộc Cơ Tu 25 0,96 1,61 0,000
b
Dân tộc Kinh 86 2,45 1,36 0,000
c
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)
Số liệu tại bảng 2.12 cho thấy, xét theo địa bàn nghiên cứu, bình quân số lần
đau/năm của các hộ tái định cư xã Bình Thành là 3,36 lần và xã Hồng Tiến là 3,35
lần, cho thấy số lần đau/năm của các hộ tái định cư gần bằng nhau, với giá trị sai
khác P-value = 0,977. Trên thực tế người dân chỉ đau các bệnh thông thường,
những người đau bệnh nặng, hiểm nghèo thì chính bản thân họ cũng không biết rõ.
Xét theo dân tộc, số lần đau của dân tộc Vân Kiều, Cơ Tu và Kinh lần lượt là
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
3,35 người, 3,64 người và 3,29 người, với các giá trị sai khác Pvalue tương ứng là
0,647, 0,304 và 0,886. Như vậy số lần đau của các dân tộc có sự sai khác không
đáng kể nếu xét số lần đau các bệnh thông thường tại địa bàn nghiên cứu.
Số lần khám chữa bệnh tại cơ sở y tế/năm xét theo địa bàn nghiên cứu xã
Bình Thành và Hồng Tiến lần lượt là 2,11 lần và 0,78 lần, với giá trị Sig. trong
kiểm định t ( Pvalue = 0,003) cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa số lần đến
khám bệnh tại cơ sở y tế/ năm của người dân xã Bình Thành và Hồng Tiến. Sự khác
biệt này là do trình độ năng lực của cán bộ y tế ở xã Hồng Tiến yếu hơn xã Bình
Thành, mặc khác đa số người dân ở xã Hồng Tiến là người dân tộc thiểu số, người
dân vẫn còn mê tín, khi đau ốm không đến khám tại các cơ sở y tế.
Xét theo dân tộc, trung bình số lần đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế/ năm
của dân tộc Vân Kiều là 0,78 lần và dân tộc Cơ Tu là 0,96 lần, với Pvalue = 0,742
cho thấy có sự sai khác không đáng kể về số lần đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y
tế/ năm của hai dân tộc này. Tuy nhiên, trung bình số lần đến khám chữa bệnh tại
cơ sở y tế/ năm của dân tộc Kinh là 2,45 lần. Như vậy có sự khác biệt số lần khám
chữa bệnh tại cở y tế/năm của dân tộc Cơ Tu và dân tộc Kinh và giữa dân tộc Vân
Kiều và dân tộc Kinh với các Pvalue =0,000. Điều này cho thấy người dân tộc thiểu
số khi đau ốm rất ít đến các cơ sở y tế để chữa bệnh.
Qua số liệu phân tích trên chúng tôi thấy mặc dầu toàn bộ các xã đều đã có trạm
y tế nhưng cơ sở vật chất và công tác y tế thôn bản ít được chú trọng đầu tư trên địa
bàn. Việc tiếp cận đến các cơ sở y tế của người dân tái định cư đặc biệt là người dân
tộc thiểu số trên địa bàn vẫn gặp khó khăn do nhiều người còn mê tín, một số khác còn
e ngại khi đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế. Vì vậy, xây dựng đội ngũ y tế thôn bản
phải có người ở tại cơ sở, giỏi chuyên môn, hiểu được tiếng dân tộc để hỗ trợ cho
người dân là việc làm cần thiết, từ đó phát huy tác dụng và nâng cao hiệu quả khám
chữa bệnh. Bên cạnh đó công tác nâng cao chất lượng đội ngũ y tế cơ sở cũng là việc
làm thường xuyên đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh trên địa bàn.
2.2.1.3. Đánh giá của các hộ tái định cư về mức độ thay đổi nguồn nhân lực
Sau khi về sinh sống trên địa bàn mới, chất lượng nguồn nhân lực có những
Formatted: Line spacing: Multiple 1,45 li
Formatted: Condensed by 0,2 pt
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
47
thay đổi đáng kể về giáo dục, y tế, nhân khẩu và lao động. Kết quả nghiên cứu về
sự thay đổi nguồn vốn nhân lực của người dân tái định cư được trình bày ở các đồ
thị 2.1 và 2.2.
100
0 0
22.52
69.36
8.1
0
20
40
60
80
100
120
Tốt lên Không thay đổi Xấu đi
Hồng Tiến
Bình Thành
(Nguồn số liệu điều tra hộ năm 2012- Bảng 1 phụ lục 3(n=125))
Đồ thị 2.1: Thay đổi nguồn vốn nhân lực của các hộ trước và sau tái định cư
phân theo địa bàn
100
0 0
100
0 00
89.53
10.46
0
20
40
60
80
100
120
Tốt lên Không thay đổi Xấu đi
Vân kiều
Cơ Tu
Kinh
(Nguồn số liệu điều tra hộ năm 2012 - Bảng 1 phụ lục 3 (n=125))
Đồ thị 2.2: Thay đổi nguồn vốn nhân lực của các hộ trước và sau tái định cư
phân theo dân tộc.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
Đồ thị 2.1; 2.2 cho thấy, 100% người dân xã Hồng Tiến và dân tộc Vân
Kiều, Cơ Tu đánh giá nguồn nhân lực của họ sau khi đến tái định cư là tốt hơn so
với trước. Do sau khi đến tái định cư người dân được cấp đất và duy trì lực lượng
lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, bên cạnh đó người dân được
chính quyền địa phương cũng như các dự án quan tâm đến việc học tập, phát triển
kinh tế. Tuy nhiên do dân trí thấp, thiếu trình độ chuyên môn, kỹ thuật phù hợp để
sản xuất nông, lâm nghiệp trên vùng đất mới nên nguồn nhân lực của hộ tái định cư
xã Hồng Tiến vẫn còn nhiều khó khăn và ít thay đổi.
Ở xã Bình Thành có 22,52% người dân trả lời sau tái định cư nguồn vốn vật
chất là tốt lên. Tuy nhiên Có 89,53% người dân xã Bình Thành và người Kinh trả
lời không thay đổi và cho biết sau tái định cư người dân vẫn có nguồn lực về sức
khỏe, văn hóa và lao động như trước nhưng họ đang thiếu việc làm, thiếu đất để sản
xuất, theo đó có 10,40% người dân ở xã Bình Thành và người Kinh trả lời nguồn
nhân lực của họ thay đổi hoàn toàn xấu đi sau tái định cư do thiếu đất sản xuất,
thiếu việc làm nên lực lượng lao động nhàn rỗi không trau dồi được kỹ năng lao
động, rất nhiều lao động không có cơ hội việc làm.
Qua số liệu đánh giá của người dân, cho thấy nguồn nhân lực ít thay đổi và
có thay đổi xấu đi sau tái định cư do trình độ dân trí thấp, mặc dầu người dân có sức
khỏe, có lực lượng lao động như cũ nhưng thiếu việc làm, thiếu đất canh tác. Bên
cạnh đó vùng tái định cư có rất nhiều thay đổi không thuận lợi so với trước tái định
cư về đất sản xuất, việc làm, cơ chế hợp tác với nhau trong sản xuất..., vì thế so với
nơi ở cũ thì khi đến tái định cư người dân vẫn còn rất hạn chế về trình độ chuyên
môn, kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp để khai thác có hiệu quả trên vùng
đất mới có nhiều yếu tố không thuận lợi. Điều này không thực sự tốt cho một môi
trường hoàn toàn mới sau khi bị di dời. Nguồn nhân lực rất cần sự quan tâm của các
cấp chính quyền cũng như sự tự lực của người dân trong việc đào tạo các ngành
nghề mới phù hợp với nơi ở mới.
2.2.2. Nguồn vốn vật chất và sự thay đổi của nguồn vật chất
2.2.2.1. Nguồn vốn vật chất của địa bàn nghiên cứu
Nguồn vật chất là một loại tài sản sinh kế, nó bao gồm phần cơ sở hạ tầng và
Formatted: Line spacing: Multiple 1,44 li
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
hàng hóa vật chất để thực hiện sinh kế giúp người dân đáp ứng các nhu cầu cơ bản
của họ và nâng cao khả năng sản xuất. Chúng tôi đã thu thập số liệu một số nguồn
vật chất cơ bản tại địa bàn nghiên cứu, số liệu được trình bày ở bảng 2.13.
Số liệu ở bảng 2.13 cho thấy, từ năm 2003-2011 các xã đều có trường tiểu
học và trường mầm non . Hiện nay, chưa có trường trung học phổ thông và trung
học cơ sở trên địa bàn xã Hồng Tiến, năm 2011 trên địa bàn Xã Bình Thành có
thêm 1 trường phổ thông cơ sở và 1 trường trung học cơ sở. Đây là nguồn vật chất
đáng quý đáp ứng nhu cầu học tập cho con em các xã Bình Thành, Hồng Tiến và
một số xã lân cận khác.
Điện lưới quốc gia đã kéo đến các xã từ năm 2003, nhưng đến 2011 số hộ
dùng điện tại xã Bình Thành chỉ chiếm 96%, xã Hồng Tiến chiếm 95%. Nguyên
nhân ở đây là do một số hộ dân sống cách xa cụm dân cư tập trung nên việc đầu tư
điện, nước chưa đến được các hộ này..
Tỷ lệ hộ dùng nước máy của xã Bình Thành năm 2003 là 0%, nhưng đến
2006 và 2011 là 76 %, đến nay một số hộ ở xã Bình Thành vẫn dùng nước tự chảy.
Xã Hồng Tiến không có nước máy mà dùng nước tự chảy từ khe suối.
Bảng 2.13: Một số nguồn vốn vật chất cơ bản ở địa bàn nghiên cứu qua các năm
Chỉ tiêu Đơn vị
Xã Bình Thành Xã Hồng Tiến
2003 2006 2011 2003 2006 2011
Số trường PTTH Trường 0 0 1 0 0 0
Số trường THCS Trường 0 0 1 0 0 0
Số trường tiểu học Trường 1 1 1 1 1 1
Số trường mầm non Trường 1 1 1 1 1 1
Số xã trạm y tế/xã Trạm 1 1 1 1 1 1
Số chợ Chợ 1 1 1 0 0 0
Số Km đường nhựa và bê tông đường 12 20 30 8 15 18
Tỷ lệ số hộ dùng điện (%) % 90 90 96 95 95 95
Formatted Table
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
Tỷ lệ số hộ tiếp cận nước máy % 0 76 76 0 0 0
(Nguồn: số liệu thống kê xã Bình Thành, Hồng Tiến)
Xã Bình Thành và Hồng Tiến đã có đường ô tô đến trung tâm xã, ngoài ra
trong những năm vừa qua các xã Bình Thành và Hồng Tiến được đầu tư đường liên
thôn, điều này không chỉ tạo điều kiện cho người dân trong việc đi lại thuận tiện mà
còn giải quyết được khâu lưu thông hàng hoá, sản phẩm của bà con sản xuất ra cũng
tiếp cận được thị trường, làm tăng giá trị sản xuất, góp phần xoá đói giảm nghèo và
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Rõ ràng cơ sở vật chất của địa phương đã có những cải thiện đáng kể, người
dân tái định cư cũng được thừa hưởng các nguồn vật chất trên địa bàn, các thôn tái
định cư đã được đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản như điện, đường liên thônvà đã có
những thay đổi căn bản so với năm 2003, khi chương trình di dân tái định cư mới bắt
đầu triển khai.
2.2.2.2. Nguồn vật chất của các hộ tái định cư
Sau khi về ở tại các thôn tái đinh cư xã Bình Thành và Hồng Tiến, người dân
được đền bù tiền mất đất và nhà cửa nơi ở củ, đồng thời được cấp đất tại nơi ở mới,
để xây dựng nhà cửa, mua sắm các trang thiết bị sản xuất và sinh hoạt. Chúng tôi đã
nghiên cứu số liệu giá trị tài sản trang thiết bị sản xuất và sinh hoạt của hộ tái định
cư. Số liệu được trình bày ở bảng 2.14
Bảng 2.14: Giá trị tài sản, trang thiết bị sản xuất và sinh hoạt của các hộ tái
định cư phân theo địa bàn và dân tộc
ĐVT: Nghìn đồng/hộ
Tiêu chí
N =125
(hộ)
Trung
bình
Độ
lệch chuẩn
P-value
Xã Bình Thành 111 30.933,85 5393,21
0,000
Xã Hồng Tiến 14 37.526,35 7645,36
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
Dân tộc Vân Kiều 14 37.526,35 7645,36 0,083a
Dân tộc Cơ Tu 25 33.538,80 6135,52 0,006b
Dân tộc Kinh 86 30.176,60 4943,34 0,000c
(Nguồn số liệu điều tra 2012)
Số liệu ở bảng 2.14 cho thấy, xét theo địa bàn, giá trị tài sản, trang thiết bị
sản xuất và sinh hoạt của xã Bình Thành và Hồng Tiến lần lượt là 30.933,85 nghìn
đồng/hộ và 37.526,35 nghìn đồng/hộ, rõ ràng có sự khác biệt về trung bình giá trị
tài sản trang thiết bị sinh hoạt và sản xuất của các hộ tái đinh cư, với mức ý nghĩa
Pvalue = 0,000. Sự khác biệt này là do sau tái định cư người dân xã Hồng Tiến mua
sắm nhiều trang thiết bị sinh hoạt lớn hơn xã Bình Thành.
Xét theo dân tộc thì giá trị tài sản trang thiết bị sản xuất và sinh hoạt của dân
tộc Vân Kiều là lớn nhất 37.526,35 nghìn đồng/hộ, dân tộc Cơ Tu và dân tộc Kinh
lần lượt là 33.538,80 nghìn đồng/hộ và 30.176,60 nghìn đồng/hộ. So sánh giữa dân
tộc Vân Kiều và Cơ Tu, thì giá trị tài sản trang thiết bị sản xuất và sinh hoạt của hai
dân tộc này có sự sai khác không đáng kể với Pvalue=0,083. Bởi vì giá trị tài sản
trang thiết bị sản xuất và sinh hoạt của họ chủ yếu là giá trị trang thiết bị sinh hoạt
như xe máy, tủ lạnh...,và tài sản khác từ chăn nuôi và trồng trọt. Tuy nhiên giá trị tài
sản từ chăn nuôi và trồng trọt có nguy cơ dịch bệnh, các trang thiết bị sinh hoạt có
khả năng hao mòn. Giá trị tài sản sinh hoạt của người dân tộc Cơ Tu và Vân Kiều
đã mua sắm nhờ vay vốn ngân hàng, và tiền đền bù đất đai hoa màu nơi củ. So sánh
giữa dân tộc Cơ Tu và Vân Kiều với dân tộc Kinh, có sự khác biệt giá trị tài sản
trang thiết bị sản xuất và sinh hoạt của dân tộc Cơ tu với dân tộc Kinh với
Pvalue=0,006 và giữa dân tộc Vân Kiều với dân tộc Kinh với Pvalue=0,000. Sự
khác biệt này là do các hộ gia đình dân tộc Kinh thiếu đất để sản xuất so với dân tộc
Cơ Tu và Vân Kiều, giá trị thiết bị trong sản xuất cũng như giá trị cây trồng và vật
nuôi là không đáng kể, nên giá trị tài sản trang thiết bị sản xuất và sinh hoạt của dân
tộc Kinh thấp hơn dân tộc Vân kiều và Cơ Tu. Tuy nhiên dân tộc Kinh mua sắm
trang thiết bị sinh hoạt như xe máy, điện thoại... để đi làm thuê và có khả năng tạo
thêm giá trị tài sản trang thiết bị sản xuất và sinh hoạt.
Formatted: Line spacing: Multiple 1,43 li
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
2.2.2.3. Đánh giá của hộ tái định về sự thay đổi nguồn vốn vật chất
Để xem xét sự đánh giá của hộ tái định cư về sự thay đổi nguồn vật chất trên
địa bàn, chúng tôi đã thu thập số liệu về giá trị trang thiết bị tài sản của hộ và những
tiếp cận về cơ sở vật chất hạ tầng tại các thôn tái định cư. Số liệu trình bày ở các đồ
thị 2.3 và 2.4.
85.71
7.14 7.14
79.27
12.61
3.6
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Tốt lên Không thay đổi Xấu đi
Hồng Tiến
Bình Thành
(Nguồn số liệu điều tra năm 2012- Bảng 2 phụ lục 3(n =125 hộ))
Đồ thị 2.3: Nguồn vốn vật chất của các hộ trước và sau tái định cư phân theo xã
85.71
7.14 7.14
72
12
4
81.39
12.79
3.48
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Tốt lên Không thay đổi Xấu đi
Vân kiều
Cơ Tu
KinhĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
(Nguồn số liệu điều tra năm 2012- Bảng 2 phụ lục 3(n =125 hộ))
Đồ thị 2.4: Nguồn vốn vật chất của các hộ trước và sau tái định cư theo dân tộc
Đồ thị 2.3, 2.4 cho thấy, xét theo địa bàn và theo dân tộc, ở xã Hồng Tiến có
85,71 % người dân tộc Vân Kiều trả nguồn vốn vật chất tốt lên là vì cơ sở hạ tầng,
nhà cửa nơi mới tốt hơn nơi ở củ. Có 7,14% dân tộc Vân Kiều trả lời không thay
đổi và thay đổi xấu đi là do họ không có tiền để mua sắm thêm đồ dùng sinh hoạt.
Dân tộc Cơ Tu và Kinh trả lời nguồn vốn vật chất thay đổi tốt lên chiếm tỷ lệ lớn
cũng lớn lần lượt là 72% và 81,39% là vì sau tái định cư, nhà cửa khang trang, các
cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể trên địa bàn có các dân tộc sinh sống. Các dân
tộc trả lời sau tái định cư không thay đổi và thay đổi xấu hơn so với trước tái định
cư là chiếm tỷ lệ nhỏ từ 3,48% đến 12,79%.
Xã Bình Thành, khi về nơi ở mới, tỷ lệ người trả lời tốt lên, không thay đổi
và xấu đi so với nơi ở củ lần lượt là 79,27%, 12,61%, 3,6%. Lý do trả lời tốt lên và
không thay đổi chứng tỏ cơ sở hạ tầng điện đường, trường trạm, nước sinh hoạt, nhà
ở của khu vực tái định cư khá khang trang, một số hộ có tài sản như đất sản xuất
chăn nuôi, nông lâm nghiệp và mua sắm vật dụng sinh hoạt. Tuy nhiên vẫn có hộ
trả lời xấu đi là do mức đền bù nhà cửa và hoa màu khi về nơi ở mới quá thấp,
không có đất sản xuất, không có tài sản cho sản phẩm từ chăn nuôi và trồng trọt.
Nguồn vốn vật chất sau tái định cư đã có những thay đổi nhanh về cơ sở hạ
tầng như điện, đường, trường, trạm và nhà ở. Tuy nhiên rất nhiều hộ dân không có
đất để sản xuất, giá trị tài sản sản xuất nông lâm nghiệp không đáng kể. Vấn đề đặt
ra cho các cấp chính quyền là tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư tưới tiêu và
những con đường đến vùng đất có thể sản xuất chăn nuôi, trồng trọt và lâm nghiệp
nhằm tăng giá trị tài sản từ sản xuất chăn nuôi, trồng trọt và lâm nghiệp.
2.2.3. Nguồn vốn tự nhiên và sự thay đổi nguồn vốn tự nhiên
2.2.3.1. Nguồn vốn tự nhiên của địa bàn nghiên cứu
Nguồn vốn tự nhiên là điều kiện và lợi thế vốn có của một địa phương về các
nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, không khí sạch, các tài nguyên khác. Trên địa
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
bàn nghiên cứu đất đai là nguồn vốn tự nhiên rất quan trọng, là yếu tố có liên quan đến
môi trường sinh sống và cũng là điều kiện làm thay đổi giá trị tài sản, trang thiết bị sản
xuất của người dân. Chúng tôi đã thu thập số liệu về diện tích đất bình quân của các
hộ trên địa bàn giai đoạn 2003-2010, số liệu được trình bày ở bảng 2.15.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
Bảng 2.15: Diện tích đất bình quân /hộ của địa bàn nghiên cứu ( 2003-2011)
ĐVT: ha/hộ
Chỉ tiêu
Xã Bình Thành Xã Hồng Tiến
2003 2006 2011
2006
/2003
(±)
2011
/2006
(±)
2003 2006 2011
2006
/2003
(±)
2011
/2006
(±)
Diện tích đất tự
nhiên b/q hộ
9,02 7,61 6,93 -1,41 -0,68 9,70 8,66 8,10 -1,04 -0,56
Diện tích đất nông
nghiệp b/q hộ
0,41 0,36 0,46 -0,05 0,10 0,02 0,30 0,29 0,28 -0,01
Diện tích đất Lâm
nghiệp b/q hộ
7,19 5,95 5,04 -1,24 -0,91 0,65 5,48 6,55 4,83 1,07
Diện tích đất thổ cư
b/q hộ
0,16 0,14 0,25 -0,02 0,11 0,05 0,05 0,05 0 0
Diện tích đất chưa
sử dụng b/q hộ
0,95 0,75 0,18 -0,20 -0,57 2,99 2,08 0,07 -0,91 -2,01
(Nguồn: Số liệu thống kê xã Bình Thành, Hồng Tiến 2003-2011 )
Số liệu ở bảng 2.15 cho thấy, so sánh qua các năm, diện tích đất tự nhiên
bình quân/hộ xã Bình Thành và Hồng Tiến năm 2006/2003 và năm 2011/2006 giảm
lần lượt là 1,41 ha, 0,68 ha và 1,04 ha, 0,56 ha. Nguyên nhân diện tích đất tự nhiên
bình quân/hộ giảm là do người dân trên địa bàn hai xã tách hộ và tiếp nhận thêm
các hộ tái định cư.
Ở xã Bình Thành so sánh năm 2006/2003, diện tích đất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất thổ cư, đất chưa sử dụng bình quân/hộ giảm lần lượt là 0,05 ha, 1,24 ha,
0,02 ha, 0,02 ha. Nguyên nhân là do từ năm 2003 đến năm 2006, trên địa bàn xã
Bình Thành xây dựng nhà máy thủy điện Bình Điền. Cũng trong giai đoạn này xã
Bình Thành xây dựng vùng tái định cư để tiếp nhận dân từ xã Dương Hòa, thị xã
Hương Thủy về tái định cư do xây dựng hồ Tả Trạch. Từ năm 2006 đến 2011, do
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
nhu cầu về đất nông nghiệp và đất ở của người dân, nên các loại đất này tăng lên
nhờ khai thác đất chưa sử dụng và chuyển đổi một số diện tích đất lâm nghiệp sang
đất vườn và đất ở. Diện tích đất nông nghiệp và đất ở bình quân/hộ năm 2011 tăng
hơn năm 2006 lần lượt là 0,1 ha và 0,11 ha, trong khi đó đất lâm nghiệp và đất
chưa sử dụng bình quân/hộ giảm lần lượt là 0,91 ha và 0,57 ha.
Ở xã Hồng Tiến, đất thổ cư vẫn ổn định qua các năm là 0,05 ha. Từ năm
2003 – 2006 đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp tiếp tục được khai thác đưa vào sử
dụng. So sánh năm 2006/2003, diện tích đất nông nghiệp và đât lâm nghiệp bình
quân/hộ tăng lần lượt là 0,28 ha và 4,83 ha nhưng đất chưa sử dụng giảm 0,91 ha.
Tuy nhiên so sánh năm 2011/2006, diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ giảm
0,01 ha, nguyên nhân đất nông nghiệp/hộ giảm là vì giai đoạn này số hộ trên địa
bàn xã tăng lên do tiếp nhận dân tái định cư từ xã Hương Vân, thị xã Hương Trà về
tái định cư. Đất lâm nghiệp vẫn được khai thác từ đất chưa sử dụng, diện tích đất
lâm nghiệp bình quân/hộ năm 2011/2006 tăng là 1,07 ha, trong khi đó đất chưa sử
dung năm 2011 giảm hơn 2006 là 2,01 ha.
Qua số liệu được thu thập và phân tích, có thể thấy diện tích đất tự nhiên
bình quân/hộ của hai xã Bình Thành và Hồng Tiến giảm do số hộ tăng cùng với xây
dựng thủy điện và tiếp nhận thêm nhiều hộ về tái định cư trên địa bàn. Để phát triển
sản xuất, trong những năm qua đất đai được khai thác và cấp cho các hộ gia đình,
tuy nhiên quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn có thể khai thác, các loại đất nông nghiệp,
đất lâm nghiệp được khai thác và đưa vào sử dụng. Vì vậy xã Bình Thành và Hồng
Tiến cần khai thác và phân bổ quỹ đất hợp lý, tạo điều kiện cho người dân phát triển
sản xuất.
2.2.3.2. Nguồn vốn tự nhiên của các hộ điều tra
Người dân tái định cư khi đến nơi ở mới, ngoài việc ổn định về nhà cửa, các
yếu tố tự nhiên khác trên địa bàn, đất đai là nguồn vốn tự nhiên quan trọng trong
sản xuất. Đất đai tạo điều kiện cho người dân phát triển chăn nuôi, trồng trọt, tạo
ra sản phẩm đảm bảo lương thực và đất đai sẽ là điều kiện quyết định đến cuộc sống
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
và duy trì cuộc sống cho người dân tái định cư. Chúng tôi đã nghiên cứu quy mô đất
đai của các hộ tái định cư trên địa bàn xã Bình Thành và Hồng Tiến. Số liệu nghiên
cứu được trình bày ở bảng 2.16.
Bảng 2.16: Qui mô và cơ cấu đất đai của các hộ, phân theo xã và theo dân tộc
Tiêu chí Địa bà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_sinh_ke_cua_dan_tai_dinh_cu_de_thuc_hien_cac_du_an_thuy_dien_thuy_loi_tai_xa_binh_thanh_v.pdf