Luận văn Nghiên cứu tạo sản phẩm hương que xua muỗi từ lá cây xoan chịu hạn (azadirachta indica a.juss) để phòng chống muỗi

LỜI CAM ĐOAN . 3

LỜI CẢM ƠN . 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ SỐ VIẾT TẮT. 1

DANH MỤC BẢNG. 2

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ. 4

MỤC LỤC. 5

MỞ ĐẦU. 7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 8

1.1. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 9

1.1.1. Các nghiên cứu tác dụng của cây xoan chịu hạn đối với côn trùng. 9

1.1.2. Các nghiên cứu đánh giá hiệu lực của hương xua muỗi từ cây xoan chịu

hạn. 10

1.2. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 11

1.2.1. Nguồn nguyên liệu lá cây xoan chịu hạn ở Việt Nam . 11

1.2.2. Các nghiên cứu tác dụng của lá cây xoan chịu hạn đối với côn trùng ở

nước ta. 12

1.2.3. Các nghiên cứu đánh giá hiệu lực xua muỗi từ lá cây xoan chịu hạn tại

Việt Nam . 14

1.2.4. Các loại hương xua muỗi hiện đang được sử dụng tại việt Nam . 15

CHƯƠNG II: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP . 18

NGHIÊN CỨU. 18

2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM . 18

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 18

2.3. VÂT LIỆU NGHIÊN CỨU . 18

2.3.1. Vật liệu nghiên cứu tạo sản phẩm hương que xua muỗi từ lá cây xoan

chịu hạn . 18

2.3.2. Vật liệu nghiên cứu đánh giá hiệu lực xua muỗi của hương tại phòng thí

nghiệm và thực địa. 19

pdf69 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tạo sản phẩm hương que xua muỗi từ lá cây xoan chịu hạn (azadirachta indica a.juss) để phòng chống muỗi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông đựng hương dài 35 - 37cm, rộng 6,5cm - Nhãn hương - Máy trộn bột hương model MP12. - Máy làm hương kiểu phiễu kết hợp máy tra tăm Model AFIM - 1N. 19 - Máy sấy Memmert. - Máy nghiền mẫu IKA. - Mẫu hương xua muỗi A1,A2,A3,A4 2.3.2. Vật liệu nghiên cứu đánh giá hiệu lực xua muỗi của hương tại phòng thí nghiệm và thực địa - Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm: + Buồng Glass Chamber bằng kính, kích thước 70 cm x 70 cm x 70 cm; + Buồng Peet Grady bằng kính, kích thước 180 cm x 180 cm x 180 cm, trong buồng thử có 1 quạt đảo gió đường kính 30cm, tốc độ 4,5-5m/s (mô hình buồng thử tại phụ lục 2); + Lồng muỗi bằng màn tuyn hình trụ, cao 20 cm, đường kính 20 cm, số mắt lưới màn/ cm2 từ 32-36 lỗ; + Tuýp bắt muỗi; + Ống hút muỗi; + Bông không thấm nước; + Bông thấm nước; + Băng dính vải; + Bút bi; + Bút viết kính; + Dây chun vòng; + Cốc nghỉ dung tích 150ml; + Mẫu sản phẩm hương xua từ lá cây xoan chịu hạn đã được chọn để nghiên cứu hiệu lực xua, diệt muỗi theo quy trình WHO 2009.3: 50 que hương; + Mẫu đối chứng dương: Mẫu hương xua do Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TW sản xuất: 20 que. 20 + Mẫu đối chứng âm: Mẫu hương không chứa hóa chất (hương thơm): 20 que. - Nghiên cứu tại thực địa hẹp: Đánh giá tác dụng không mong muốn của sản phẩm hương xua từ lá cây xoan chịu hạn với người: 30 thẻ (mỗi thẻ 18 que hương). 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Nghiên cứu tạo hương que xua muỗi từ lá cây xoan chịu hạn 2.4.1.1. Chọn mẫu Lá cây xoan chịu hạn tươi thu tại Ninh Thuận, chọn lá không bị dập nát, bảo quản tại nơi khô mát. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Việc lấy và bảo quản mẫu có ảnh hưởng đến chất lượng và hàm lượng hoạt chất. Tuy nhiên cần lấy lá tươi để thu được nhiều tinh dầu hơn. Nhiệt độ và ánh sáng cũng làm thay đổi hàm lượng và tính chất của một số hoạt chất vì vậy tốt nhất lấy mẫu lá cây vào buổi sáng hoặc lúc chiều tối (khi trời mát mẻ). Mẫu được sấy khô ở <700C. Nếu lá dập nát thì một phần tinh dầu sẽ hoà lẫn vào nước khi rửa, vì thế mà hàm lượng hoạt chất sẽ giảm. Mẫu lấy xong phải cho vào túi bóng tối màu để tránh ánh sáng. 2.4.1.2. Các bước tiến hành Bước 1: Tạo bột hương từ lá cây xoan chịu hạn. Cho 5kg lá Cây xoan chịu hạn tươi vào máy sấy Memmert, sấy khô ở nhiệt độ < 70°C trong 8 giờ. Sau đó, cho 200g lá khô vào máy nghiền mẫu, tốc độ nghiền 28000 vòng/phút trong thời gian 1 phút. Bột hương được bảo quản trong túi nylon ở điều kiện nhiệt độ phòng. Bước 2: Tạo hương que. Quy trình tạo hương que được thực hiện theo hướng dẫn NIMPE. HD09.PP/60 của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương với các nồng độ khác nhau (các mẫu hương A1, A2, A3, A4). 2.4.1.3. Phương pháp xác định biến số và đo lường biến số Nồng độ Azadirachtin trong que hương được gửi sang Viện Bảo vệ thực vật để xác định hàm lượng. 21 Hiệu suất thu hồi bột hương sau khi sấy khô được cân trước và sau khi sấy và tính toán bằng Excel. 2.4.1.4. Các chỉ số đánh giá - Hiệu suất thu hồi bột hương sau khi sấy > 80% - Tỷ lệ hương không bị vỡ, không cháy < 20% 2.4.1.5. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu - Kỹ thuật làm hương que theo hướng dẫn NIMPE. HD09.PP/60 của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương. 2.4.1.6. Phương pháp kiểm soát nhiễu và sai số trong nghiên cứu Số liệu thu thập được ghi vào biểu mẫu bằng giấy sau đó được nhập vào máy tính. Để tránh nhầm lẫn, số liệu được nhập 2 lần bởi 2 người khác nhau sau đó so sánh để có bộ số liệu chuẩn. 2.4.2. Đánh giá hiệu lực diệt của hương que xua muỗi từ lá cây xoan chịu hạn (Azadirachta indica A.Juss) với một số loài muỗi tại phòng thí nghiệm - Sản phẩm hương xua từ lá cây xoan chịu hạn đã được lựa chọn - Mẫu chứng dương: Hương xua diệt muỗi của Viện Sốt rét-KST-CTTW - Loài muỗi Aedes aegypti, Anopheles epiroticus, Culex quiquefasciatus từ 2 – 3 ngày tuổi. 2.4.2.1. Đánh giá hiệu lực diệt của hương que xua muỗi từ lá cây xoan chịu hạn Sản phẩm hương que sau khi đã được lựa chọn tiến hành thử hiệu lực với 1 số loài muỗi như Aedes aegypti, Anopheles epiroticus, Culex quiquefasciatus trong buồng thử Peet Grady và Glass Chamber để tính thời gian ngã gục 50% và 95% số muỗi thử nghiệm và tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ thử nghiệm theo quy trình chuẩn của WHO 2009.3. Đánh giá tác dụng không mong muốn với người của hương que xua muỗi từ lá cây xoan chịu hạn theo bảng câu hỏi (Phụ lục 1) và quan sát trực tiếp người được phỏng vấn để đánh giá tác dụng không mong muốn của hương với những người tham gia thử nghiệm sau khi kết thúc thử nghiệm trong vòng 24 giờ theo quy trình khảo nghiệm hiệu lực, an toàn của hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế (Ban 22 hành theo quyết định số 120/2000/QĐ-BYT ngày 24/01/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Nếu số người được hỏi có một trong những dấu hiệu: đau đầu, ngứa, ho, buồn nôn, sốt, hắt hơi, đau bụng, nôn mửa, kích thích mắt, sổ mũi, ỉa chảy, chóng mặt, dị ứng da mặt cộng lại chiếm  2/5 thì không đạt yêu cầu. + Thử nhạy cảm của muỗi Anopheles epiroticus và Aedes aegypti chủng phòng thí nghiệm với giấy tẩm Permethrin 0,75%. Trước khi tiến hành đánh giá hiệu lực của hương xua muỗi với muỗi. nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá độ nhạy cảm của muỗi Anopheles epiroticus và Aedes aegypti chủng phòng thí nghiệm với giấy tẩm Deltamethrin. Việc đánh giá độ nhạy cảm với muỗi Aedes aegypti chủng phòng thí nghiệm vì đây là một loài muỗi được khuyến cáo dùng cho thử nghiệm đánh giá hiệu lực sản phẩm khi muốn đăng ký lưu hành tại Việt Nam, còn loài muỗi Anopheles epiroticus là véc tơ chính truyền sốt rét của khu vực miền nam của Việt Nam đồng thời nhiều nghiên cứu trong nước cho thấy trong ba véc tơ chính truyền sốt rét ở nước ta thì loài muỗi này đã tăng sức chịu đựng với các hóa chất nhóm pyrethroid. Nhóm nghiên cứu lựa chọn hóa chất Permethrin vì hóa chất này có tính xua mạnh. Phương pháp thử nhạy cảm đối với 2 loài muỗi này được tiến hành theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO/CPC/MAL/98.12) và thử với giấy tẩm Permethrin (Giấy thử này do nhà máy của WHO ở Malaysia sản xuất. hạn sử dụng là 5/2019). Hình 2. Bộ dụng cụ để thử nhạy cảm 23 + Thử nhạy cảm của muỗi Culex quiquefasciatus (chủng xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) với một số hóa chất diệt côn trùng Hương xua muỗi sẽ được đánh giá hiệu lực tại phòng thí nghiệm. khi ra được liều tối ưu sẽ phát cho người dân sử dụng. Do đó cần tiến hành đánh giá liệu lực của hương xua muỗi với chủng muỗi tại thực địa trong phòng thí nghiệm trước làm cơ sở cho việc triển khai phát hương xua muỗi lô thử nghiệm cho người dân. Do đó tiến hành thu thập bọ gậy loài muỗi Culex quiquefasciatus chủng thu thập tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội, nhân nuôi tại phòng thí nghiệm Khoa Hóa thực nghiệm đến thế hệ F2 rồi tiến hành thử nhạy cảm đối với loài muỗi này theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO/CPC/MAL/98.12) và tiến hành thử với giấy tẩm deltamethrin và Permethrin(Giấy thử này do nhà máy của WHO ở Malaysia sản xuất. hạn sử dụng là 5/2019). + Đánh giá Hiệu lực diệt muỗi trong phòng thí nghiệm của các mẫu hương xua diệt muỗi trong buồng thử Glass - Chamber 70 x 70 x 70cm Các mẫu hương (A1, A2, A3, A4) được thử trong buồng 70 x 70 x 70cm để đánh giá khả năng ngã ngục và chọn ra mẫu hương thích hợp nhất để tiến hành đánh giá hiệu lực trong buồng thử Glass - Chamber 70 x 70x70 (cm) và buồng thử Peet-Grady Chamber 1,8 x1,8 x1,8 (m) với 3 loài muỗi Aedes aegypti, Anopheles epiroticus và muỗi Culex quiquefasciatus . Hình 3. Buồng thử Glass - Chamber 70cm x 70cm x 70cm 24 Buồng thử nghiệm: - Đốt 0,5 gam bột hương trừ muỗi trong lồng thử - Đặt 1 quạt nhỏ phía dưới chỗ đốt hương để khói hương phân tán đều khắp trong lồng thử. - Sau khi cháy hết 0,5 gam hương thì thả vào lồng thử 20 con muỗi cái, chưa hút máu 2-5 ngày tuổi, hút no đường glucose 10%. - Đếm số lượng muỗi quỵ trong suốt thời gian 20 phút thử nghiệm và ghi vào biểu mẫu. - Sau 20 phút tiếp xúc, thu thập muỗi ra lồng sạch và nuôi bằng đường glucose 10%. Sau 24 giờ kể từ lúc bắt đầu thử nghiệm, đếm số muỗi chết trong các cốc nghỉ ở cả lô thí nghiệm và đối chứng và ghi vào biểu mẫu ghi kết quả. Buồng đối chứng: - Đốt 0,5 gam bột hương không chứa hóa chất trong lồng thử - Đặt 1 quạt nhỏ phía dưới chỗ đốt hương để khói hương phân tán đều khắp trong lồng thử. - Sau khi cháy hết 0,5 gam hương thì thả vào lồng thử 20 con muỗi cái, chưa hút máu 2-5 ngày tuổi, hút no đường glucose 10%. - Đếm số lượng muỗi quỵ trong suốt thời gian 20 phút thử nghiệm và ghi vào biểu mẫu ghi kết quả. - Sau 20 phút tiếp xúc, thu thập muỗi ra lồng sạch và nuôi bằng đường glucose 10%. Sau 24 giờ kể từ lúc bắt đầu thử nghiệm, đếm số muỗi chết trong các cốc nghỉ ở cả lô thí nghiệm và đối chứng và ghi vào biểu mẫu ghi kết quả. + Đánh giá hiệu lực xua muỗi của hương que ở buồng thử Peet-Grady Chamber 1,8 x 1,8 x1,8 m: 25 Hình 4. Buồng thử Peet-Grady Chamber 1,8 x 1,8 x1,8 m. Chuẩn bị 8 lồng, mỗi lồng 25 con muỗi. Đánh số từ 1-8. Buồng thử nghiệm: - Bước 1: Treo 4 lồng có số từ 1-4 vào ở 4 góc buồng Peet Grady, cách trần 80 cm và cách vách 10 cm. - Bước 3: Ghi thời gian bắt đầu thử nghiệm vào biểu mẫu ghi kết quả. - Bước 4: Theo dõi số lượng muỗi quỵ trong thời gian 60 phút và ghi vào biểu mẫu ghi kết quả. - Bước 5: Sau 60 phút tiếp xúc, lấy các lồng muỗi ra. - Bước 6: Chuyển tất cả muỗi trong các lồng thử nghiệm sang cốc nghỉ, đặt các cốc này về phòng theo dõi sau thử nghiệm và cho hút dung dịch glucose 10%. Buồng đối chứng: - Bước 1: Treo 4 lồng đã đánh số 5 - 8 ở 4 góc buồng Peet Grady, cách trần 80 cm và cách vách 10 cm. 26 - Bước 2: Đốt hương không chứa hóa chất theo khuyến cáo của nhà sản xuất, đặt vào giữa buồng Peet Grady. - Bước 3: Ghi thời gian bắt đầu thử nghiệm vào biểu mẫu ghi kết quả. - Bước 4: Theo dõi số lượng muỗi quỵ trong thời gian 60 phút và ghi vào biểu mẫu ghi kết quả. - Bước 5: Sau 60 phút tiếp xúc, lấy các lồng muỗi ra. - Bước 6: Chuyển tất cả muỗi trong các lồng thử nghiệm sang cốc nghỉ, đặt các cốc này về phòng theo dõi sau thử nghiệm và cho hút dung dịch glucose 10%. Các tiêu chuẩn đánh giá Sau 24 giờ kể từ lúc bắt đầu thử nghiệm, đếm số muỗi chết trong các cốc nghỉ ở cả lô thí nghiệm và đối chứng và ghi vào biểu mẫu ghi kết quả. Tỷ lệ muỗi chết thử nghiệm là giá trị trung bình cộng của 3 lần thử - Với buồng thử 70 x70x70 cm: Đánh giá chỉ số KT50, KT95 - Với buồng thử 1,8 x 1,8 x1,8 m xác định tỷ lệ muỗi Aedes aegypti, Anopheles epiroticus, Culex quiquefasciatus ngã quỵ theo thời gian và tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ. Nếu lô đối chứng có tỷ lệ muỗi chết < 5% thì tỷ lệ muỗi chết thử nghiệm được tính theo công thức sau: Tỷ lệ muỗi chết (%) = Số muỗi chết lô thử nghiệm x 100 Số muỗi thử nghiệm Nếu lô đối chứng có tỷ lệ muỗi chết từ 5%-20% thì tỷ lệ muỗi chết thử nghiệm được điều chỉnh bằng công thức Abbott: Tỷ lệ muỗi chết (%) = % muỗi chết lô TN  % muỗi chết lô ĐC x 100 100  % muỗi chết lô đối chứng 27 Nếu lô đối chứng có tỷ lệ muỗi chết trên 20% thì hủy kết quả thử nghiệm và làm lại. Đánh giá - Sau 24 giờ số muỗi chết từ 90-100% là hương có tác dụng diệt muỗi tốt - Sau 24 giờ số muỗi chết từ 70-90% là hương có tác dụng diệt muỗi trung bình - Sau 24 giờ số muỗi chết dưới 70% là hương có tác dụng diệt muỗi kém - So sánh hiệu quả của hương que xua muỗi từ lá cây xoan chịu hạn với hương que xua diệt muỗi do Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương sản xuất - Tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ - Xác định tỷ lệ % tác dụng không mong muốn của hương với những người tham gia thử nghiệm. 2.4.2.3. Phương pháp kiểm soát nhiễu và sai số trong nghiên cứu: Các kỹ thuật phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của quy trình chuẩn Số liệu thu thập được ghi vào biểu mẫu bằng giấy sau đó được nhập vào máy tính. Để tránh nhầm lẫn, số liệu được nhập 2 lần bởi 2 người khác nhau sau đó so sánh để có bộ số liệu chuẩn. 2.4.3. Đánh giá hiệu lực xua muỗi và sự chấp nhận của cộng đồng của hương que xua muỗi từ lá cây xoan chịu hạn (Azadirachta indica A.Juss) tại thực địa hẹp - Sản phẩm hương xua từ lá cây xoan chịu hạn đã được lựa chọn - Quần thể muỗi tại điểm nghiên cứu - Người dân tham gia thử nghiệm 2.4.3.1. Đánh giá hiệu lực của hương xua muỗi tại thực địa Đánh giá hiệu lực diệt của hương que xua muỗi từ lá cây xoan chịu hạn (Azadirachta indica A.Juss) tại thực địa hẹp theo WHO 2009.3. - Yêu cầu: + Nhà đối chứng cách nhà thử nghiệm ít nhất 500m; 28 + Nhà có người ngủ trong nhà (tối thiểu 2-6 người/1 nhà) ghi cụ thể vào phiếu điều tra; + Diện tích các tương đương nhau, đo diện tích nhà tính theo m2 (biểu mẫu). - Điều tra thành phần loài trước khi dùng hương: theo phương pháp điều tra muỗi thường quy của Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng T.Ư. - Đánh giá mật độ loài theo phương pháp mồi người trong nhà, ngoài nhà, ban đêm từ 18h30 tối đến 22h30. - Thử nghiệm: + Chọn 3 nhà thử nghiệm chưa phun hóa chất tồn lưu trong vòng 6 tháng và những hóa chất diệt côn trùng không lưu trong vòng 48 giờ. 3 nhà thử nghiệm có diện tích tương đối bằng nhau, có cửa sổ thoáng gió. + Thử nghiệm được tiến hành liên tục trong vòng 4 tiếng/1 ngày trong thời gian từ 18h30 tối đến 22h30 (thử nghiệm được tiến hành vào các ngày thứ 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15, 17 trong vòng 3 tuần liên tục) . + Tiến hành thử nghiệm ở 3 lô khác nhau: lô 1 (T1) hương vòng xua muỗi lô thử nghiệm, lô 2 (T2 đối chứng dương) là hương vòng xua muỗi bán trên thị trường và lô 3 (T3 đối chứng âm) không sử dụng hương xua muỗi. + Chọn 3 người thử nghiệm (A, B, C) ở 3 nhà đã chọn, người thử nghiệm ngồi mồi cách hương xua 1,5m. Trong quá trình thử nghiệm thu thập muỗi vào tuýp và đếm tổng số muỗi thu được. + Số liệu tỷ lệ muỗi đậu của lô thử nghiệm được so sánh với những lô đối chứng bằng sử dụng phân tích thống kê. Bảng 2. Thử nghiệm được thiết kế theo WHO 2009.3 Tuần Ngày thử nghiệm Nhà 1 Nhà 2 Nhà 3 1 1 AT1 CT3 BT2 3 BT2 AT1 CT3 5 CT3 BT2 AT1 2 7 AT2 CT1 BT3 29 9 BT3 AT2 CT1 11 CT1 BT3 AT2 3 13 AT3 CT1 BT1 15 BT1 AT3 CT1 17 CT1 BT1 AT3 * Ghi chú: A, B, C: 3 người thử nghiệm; T1: mẫu hương xua lô thử nghiệm (thử mẫu hương làm từ lá cây xoan chịu hạn ); T2: đối chứng dương (thử mẫu hương do viện sốt rét sản xuất); T3: đối chứng âm (Thử mẫu hương không chứa hóa chất/hương thơm thông thường). 2.4.3.2. Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng của hương que xua muỗi từ lá cây xoan chịu hạn (Azadirachta indica A.Juss) Kết quả đánh giá được thu thập từ các phiếu phỏng vấn của những người trực tiếp tham gia thử nghiệm tại phòng thí nghiệm, thực địa và người dân ở trong nhà được đốt hương xua muỗi theo hướng dẫn. - Quan sát trực tiếp và phỏng vấn 03 người trực tiêp tham gia thử nghiệm để đánh giá tác dụng không mong muốn của hương que xua muỗi từ lá cây xoan chịu hạn theo câu hỏi (Phụ Lục 1) với những người tham gia thử nghiệm trong vòng 24 giờ và 1 tuần theo quy trình khảo nghiệm hiệu lực, an toàn của hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế (ban hành theo quyết định số 120/2000/QĐ-BYT ngày 24/01/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế): - Phỏng vấn các hộ dân được phát hương muỗi dùng thử Chọn 1 xóm có khoảng từ 120 – 200 hộ , sau đó chọn 50 hộ có diện tích và kiểu nhà và số người ở tương đương nhau, mỗi hộ phát 1 thẻ hương xua muỗi từ lá cây xoan chịu hạn. Hướng dẫn người dân ở trong nhà đốt hương từ 6 giờ tối đến 12 giờ đêm 30 Sau 24 giờ và sau 7 ngày đốt hương xua muỗi, cán bộ nghiên cứu đến từng hộ được phát hương khảo sát và phỏng vấn để đánh giá tác dụng không mong muốn với người của hương que xua muỗi từ lá cây xoan chịu hạn theo bảng câu hỏi (Phụ lục 1) Tập hợp các nội dung phỏng vấn thu được và đưa ra kết quả sự chấp nhận của công đồng đối với hương xua trong thực địa hẹp (Phụ lục 1). 2.4.3.3. Phương pháp xác định biến số và đo lường biến số - Số lượng muỗi bắt được tại lô thử nghiệm và lô đối chứng và tính tỷ lệ bằng Excel. - Hiệu lực xua của hương que xua muỗi từ lá cây xoan chịu hạn được tính bằng Excel - Số nhà dân sử dụng sản phẩm được ghi trong biểu mẫu (Phụ lục 1). - Các tác dụng không mong muốn của hương với những người tham gia thử nghiệm được ghi trong biểu mẫu (Phụ lục 1). 2.4.3.4.Các chỉ số đánh giá - Tỷ lệ muỗi bắt được lô thử nghiệm và lô đối chứng. - Xác định hiệu lực xua của hương que xua muỗi từ lá cây xoan chịu hạn - Xác định tỷ lệ % số nhà dân sử dụng sản phẩm - Xác định tỷ lệ % tác dụng không mong muốn của hương với những người tham gia thử nghiệm. 2.4.3.5.Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu - Kỹ thuật bắt muỗi bằng mồi người - Kỹ thuật định loại muỗi 2.4.3.6. Phương pháp kiểm soát nhiễu và sai số trong nghiên cứu - Các kỹ thuật phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của quy trình chuẩn - Điều tra muỗi được thực hiện cùng 1 nhóm tình nguyện viên 31 - Số liệu thu thập được ghi vào biểu mẫu bằng giấy sau đó được nhập vào máy tính. Để tránh nhầm lẫn, số liệu được nhập 2 lần bởi 2 người khác nhau sau đó so sánh để có bộ số liệu chuẩn. 32 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. KẾT QUẢ TẠO SẢN PHẨM HƯƠNG QUE XUA MUỖI TỪ LÁ CÂY XOAN CHỊU HẠN Lá cây xoan chịu hạn được thu từ xã Cà Ná, Phan Giang, Ninh Thuận được tạo bột lá cây xoan chịu hạn như sau: - Tạo bột lá cây xoan chịu hạn - Cân 1 kg lá cây xoan chịu hạn, sấy ở nhiệt độ 60oC ± 1oC trong thời gian 8h. - Để cho máy hạ về nhiệt độ phòng (trong khoảng 2h), loại bỏ cành to, chỉ thu lá và cành nhỏ để nghiền. - Cho 200 gam lá vào máy nghiền, tốc độ nghiền 28000 vòng/phút trong phút. - Lọc bột qua rổ lọc, thu phần bột và cho vào bảo quản trong túi nylon ở điều kiện nhiệt độ phòng. Bảng 3. Hiệu suất tạo bột hương từ lá cây xoan chịu hạn tươi Khối lượng lá cây xoan chịu hạn tươi Thời gian sấy Khối lượng lá cây xoan chịu hạn khô thu được Khối lượng lá và cành nhỏ để nghiền Khối lượng bột cây xoan chịu hạn thành phẩm Hiệu suất thu hồi 1000g 8 giờ 410g 328g 301g 73,41% Bột lá cây xoan chịu hạn thu được đem đi định lượng hàm lượng Azadirachtin ở Viện bảo vệ thực vật để làm cơ sở nghiên cứu tạo các nồng độ Azadirachtin trong các mẫu hương. Kết quả định lượng hàm lượng Azadirachtin trong mẫu bột lá cây xoan chịu hạn do Viện bảo vệ thực vật thực hiện như sau: 33 Từ kết quả định lượng hàm lượng Azadirachtin trong mẫu bột lá cây xoan chịu hạn nhóm nghiên cứu căn cứ vào quy trình làm hương của Viện Sốt rét Trung ương với tỷ lệ 5 kg bột hương, trộn với 0,75kg keo cho ra 3060 que hương, để từ đó làm căn cứ phối trộn tỷ lệ bột hương và bột lá cây xoan chịu hạn cho phù hợp ( mẫu A1,A2,A3,A4) như sau: Bảng 4. Tổng khối lượng hỗn hợp bột cho 1 que hương Thành phần Hương (A4) (g) Hương (A3) (g) Hương (A2) (g) Hương (A1) (g) Hương (ĐC âm) (g) Bột lá cây xoan chịu hạn 1,64 1,22 0,82 0,42 0 Bột hương 0 0,42 0,82 1,22 1,64 Tổng khối lượng hỗn hợp bột 1,64 1,64 1,64 1,64 1,64 Dựa trên tỷ lệ trộn giữa bột hương và bột lá cây xoan chịu hạn. nhóm nghiên cứu làm ra 5 loại hương khác nhau. Tuy nhiên. theo kết quả định lượng của Viện bảo vệ thực vật. hàm lương hoạt chất Azadirachtin trong bột lá cây xoan chịu hạn chỉ chiếm 1,03%. từ đó nhóm nghiên cứu tính ra được nồng độ Azadirachtin trong 5 loại hương tạo ra như bảng sau. Bảng 5. Thành phần hàm lượng Azadirachtin trong 05 mẫu hương Thành phần Hương (A4) Hương A3) Hương (A2) Hương (A1) Hương (ĐC âm) Bột lá Cây xoan chịu hạn (g) 1,64 1,22 0,82 0,42 0 Lượng Azadirachtin (g) 0,0017 0,0013 0,0009 0,0004 0 Khối lượng phụ gia (g) 1,88 1,88 1,88 1,88 1,88 Nồng độ Azadirachtin (%) 0,09 0,069 0,048 0,021 0 34 Dựa vào bảng trên nhóm nghiên cứu tiến hành nặn hương bằng tay các hương A1, A2, A3, A4 theo bảng sau: Bảng 6. Thành phần hàm lượng hoạt chất trong hương que các mẫu A1, A2, A3, A4 Thành phần Hương (A4) Hương A3) Hương (A2) Hương (A1) Hương (ĐC âm) Keo(g) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Cây xoan chịu hạn(g) 1,63 1,22 0,827 0,42 0 Bột hương(g) 0 0,42 0,819 1,22 1,63 Nước (ml) 2 2 2 2 2 Cụ thể tiến hành nặn hương bằng tay với các mẫu hương như sau:  Hút 2 ml nước cho vào 1 đĩa Petri chứa hỗn hợp và trộn đều bằng tay  Dùng tay xe bột thành hình que tròn dài khoảng 20 cm.  Đặt dải bột lên giấy bóng kính. dùng tăm hương xuyên qua dải bột vừa nặn và dùng tay xe bột lại cho đều và dán mã (gồm thông tin khối lượng bột cây xoan chịu hạn và bột hương) vào chân que hương.  Phơi hương trên giấy A3 ở điều kiện nhiệt độ thường trong phòng thí nghiệm trong 48h và gói hương 18 que/thẻ. Sau khi có hương thành phẩm của các hương A1. A2. A3. A4. Kiểm tra độ nứt của 18 que với 4 loại hương với 4 người nặn hương khác nhau xem có bao nhiêu que đạt yêu cầu cảm quan. kiểm tra độ cháy hết 100% của 18 que với 4 loại hương với 4 người nặn hương khác nhau. xem có bao nhiêu que đạt yêu cầu cháy hết 100% 35 Nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh thời gian cháy của các mẫu hương này để kiểm tra xem hương tạo ra có cháy được không và thời gian cháy so với hương muỗi đang sản xuất ở Viện như thế nào. Kết quả thu được như sau: Bảng 7. Tỷ lệ cháy và tỷ lệ tạo hình của hương mẫu A1,A2,A3,A4 Hương xua muỗi Tỷ lệ % số que đạt yêu cầu cảm quan (TB ± SD (%)) Tỷ lệ % số que đạt yêu cầu cháy hết 100% (TB ± SD (%)) Hương (A4) 8,33 ±8,319 3 ±0,816 Hương (A3) 2,77 ±5,319 2 ±0,816 Hương (A2) 8,33 ±7,172 2,5 ±0,957 Hương (A1) 8,33 ±7,172 2,5 ±0,577 Tỷ lệ hương tạo ra không đạt yêu cầu về cảm quan như nứt, không đủ độ dài là 8% và không đạt yêu cầu về cháy hết 100% là 3%. Bảng 8. Thời gian cháy của hương xua muỗi A1,A2,A3,A4 Hương xua muỗi Thời gian cháy trung bình trong phòng thí nghiệm (phút) Thời gian cháy trung bình thực địa (phút) TB ± SD TB ± SD Hương (A4) 50,5 ± 1,58 44,4 ± 1,89 Hương (A3) 53 ± 1,19 45,3 ± 1,63 Hương (A2) 60,5 ± 1,58 45,5 ± 1,58 Hương (A1) 59 ± 1,15 47 ± 1,33 Hương xua muỗi Viện sốt rét KST CTTW sản xuất 59 ± 1,17 48,2 ± 1,47 Theo kết quả bảng trên thì 1 que hương cháy trung bình khoảng 45 phút ở môi trường tự nhiên và khoảng 60 phút trong điều kiện phòng thí nghiệm, so với hương đang sản xuất ở Viện thì hương xua muỗi cháy nhanh hơn 2-3 phút ở môi trường tự nhiên và khoảng 7 phút trong điều kiện phòng thí nghiệm. 36 Theo quyết định 120/BYT năm 2000 về việc hướng dẫn quy trình khảo nghiệm hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng. diệt khuẩn của Bộ Y tế thì buồng thử Glass Chamber thử nghiệm 0,5g/lần. Khối lượng này chỉ là khối lượng hương mà không bao gồm que. Hơn nữa khi thử nghiệm trong buồng thử này cần 1 đoạn chân hương để cắm vào giá đỡ trước khi đốt hương để xác định lượng hương xua muỗi trung bình cho mỗi một lần thử trong buồng thử Glass Chamber. Do vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành cân các mẫu hương A1, A2, A3, A4, mỗi mẫu cân 10 que, kết quả thu được trong bảng 9. Bảng 9. Thành phần khối lượng các cấu phần que hương Thành phần Khối lượng trung bình (g) TB ± SD Que 0,393 0,39 ± 0,0035 Que có hương 1,878 188,90 ± 591,73 Phần que có cả hương 0,835 0,83 ± 0,0427 Phần que không có hương (chân hương) 1,03 103,32 ± 323,49 Dựa vào bảng khối lượng các thành phần trên nhóm nghiên cứu tính ra tỷ lệ 5cm hương bao gồm cả que và hương phục vụ thử nghiệm. Tiến hành cân 10 mẫu hương, mỗi mẫu dài 5cm cùng sử dụng hương của cùng 1 nồng độ và 1 cái cân. Kết quả chi tiết được chỉ ra trong bảng 10. Bảng 10. Khối lượng trung bình 5cm hương que Hương CÂY XOAN CHỊU HẠN Lần cân Khối lượng (g)hương xua muỗi 5cm Trung bình( g) TB ± SD A1 1 0,43 0,40 ± 0,038 2 0,37 3 0,351 37 4 0,421 5 0,434 A2 1 0,46 0,46 ±0,056 2 0,49 3 0,371 4 0,49 5 0,518 A3 1 0,38 0,46 ± 0,068 2 0,401 3 0,492 4 0,534 5 0,512 A4 1 0,419 0,45 ± 0,058 2 0,397 3 0,428 4 0,519 5 0,521 Kết luận: Lượng hương trung bình cho 5cm hương xua muỗi là 0,4 gam. Do đó trong các thử nghiệm về sau chúng tôi đo 6cm (tương ứng với 0,5g/lần) đốt cho một lần thử trong buồng thử Glass Chamber. Kết quả xác định lượng hương đốt trong buồng thử nghiệm Trước khi tiến hành đánh giá hiệu lực của hương xua muỗi trong phòng thí nghiệm theo phương pháp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO 2009.3) và theo quyết định 120/BYT năm 2000 về việc hướng dẫn quy trình khảo nghiệm hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn của Bộ Y tế thì cần phải xác định được lượng hương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_tao_san_pham_huong_que_xua_muoi_tu_la_ca.pdf
Tài liệu liên quan