Luận văn Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực tại khu vực rừng đặc dụng na hang và vùng phụ cận, tỉnh Tuyên Quang

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.iii

DANH MỤC CÁC BẢNG. iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ . v

MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 3

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ TRÊN THẾ GIỚI. . 3

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ NƯỚC NGỌT VIỆT NAM. 4

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ TẠI KHU VỰC NA HANG. 9

1.4. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU . 9

1.4.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu . 9

1.4.2. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội . 13

CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 16

2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM. 16

2.2. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 20

2.2.1. Cách tiếp cận . 20

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu. 20

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 23

3.1. THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU . 23

3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái các loài ghi nhận bổ sung cho khu vực

nghiên cứu: . 31

3.2. CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 33

pdf68 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực tại khu vực rừng đặc dụng na hang và vùng phụ cận, tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RĐD Na Hang là: Đá Granit, Phiến thạch sét, đá vôi, đá Sa thạch và các đá biến chất khác. Rừng đặc dụng và các xã các xã giáp ranh rừng đặc dụng có 5 loại đất chính sau: - Đất Feralit mùn, đỏ vàng trên núi trung bình, tầng đất mỏng; - Đất Feralit mùn, vàng nhạt trên núi thấp; - Đất Feralit mùn, vàng đỏ trên địa hình vùng đồi và chân núi, tầng đất dầy; - Đất Feralit màu sẫm phát triển trên đá vôi; - Đất phù xa và dốc tụ tầng dày, nhóm này nằm ven sông, chủ yếu được nhân dân sử dụng vào trồng hoa màu và cây ăn quả. 1.4.1.4. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn: a. Khí hậu: Địa bàn huyện Na Hang nằm trong vùng khí nhiệt đới gió mùa của vùng Đông Bắc Việt Nam và mang đậm tính chất khí hậu của vùng núi. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt, với các đặc trưng sau: + Mùa Hè: Từ tháng 4 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều; + Mùa Đông: Khô lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau; + Nhiệt độ trung bình năm 23,5oC; nhiệt độ thấp nhất 4oC; nhiệt độ cao nhất 39oC; + Lượng mưa bình quân: 1.400-1.600 mm. 12 b. Thuỷ văn: Khu rừng đặc dụng Na Hang và các xã giáp ranh khu RĐD có 2 hệ thống sông lớn, gồm: Sông Năng và sông Gâm. Sông Gâm chảy qua địa bàn các xã Côn Lôn, Khau Tinh, Sơn Phú, Thanh Tương và tạo thành đường biên giới phía Tây của rừng đặc dụng. Sông Năng chảy qua xã Đà Vị đến địa phận xã Sơn Phú và hợp lưu với sông Gâm, cùng các phụ lưu trên địa bàn tạo thành Hồ thuỷ điện Tuyên Quang ngập ở cao trình 120m với diện tích ngập nước rộng 8.263,3ha. Mạng lưới sông suối nhỏ khá dày, mật độ sông suối chung của địa bàn đạt 1,7 km/km2. Hồ thủy điện Tuyên Quang ngập tích nước ở cao trình 120m đã chia rừng đặc dụng thành 2 khu rõ rệt bởi nhánh sông Năng ngập sâu và rộng. Huyện Na Hang có độ che phủ của rừng khá cao (>70% ở năm 2011), hơn nữa khu vực rừng đặc dụng là nơi có lượng mưa khá nhiều trong huyện, nên nguồn nước của hệ thống sông suối trong vùng được duy trì khá phong phú. Nguồn nước mặt của huyện khá lớn, với diện tích mặt nước sông, suối chiếm 5,86% tổng diện tích tự nhiên của huyện, nên thuận tiện cho việc đi lại bằng đường thuỷ. 1.4.1.5. Hệ động, thực vật Rừng đặc dụng còn khoảng 68% diện tích là rừng ẩm nhiệt đới ở tình trạng nguyên sinh hoặc ít bị tác động của con người. Trong đó có khoảng 70% là rừng trên núi đá vôi, tuy nhiên còn có những vùng rừng thường xanh còn lại trên các đai thấp. Đã xác định được trên 2.000 loài thực vật với nhiều loài trong Sách Đỏ Việt Nam như Trai (Garcinia fragraeoides), Mun (Diospyrus mollis), Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Lát Hoa (Chukrasiatabularis A.juss), Đinh (Markhamia stipulata), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Hoàng đàn, Trầm gió [51]. Hệ động vật trong khu bảo tồn có độ đa dạng sinh học cao, đã ghi nhận được 90 loài thú, 263 loài chim, 61 loài bò sát, 35 loài lưỡng cư. Có 13 loài thú trong Sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt đây là nơi duy nhất ở Việt Nam có loài Voọc mũi hếch sinh sống với quần thể lớn nhất, đây là loài Linh trưởng đang bị đe dọa toàn cầu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tổ hợp rừng trên núi đá 13 vôi Na hang nằm trong hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới Bắc Đông Dương. Tại đây có 8 loài Khỉ hầu bị đe dọa tuyệt chủng mang tính toàn cầu. Vùng phân bố thế giới của loài Voọc mũi hếch và Voọc đầu trắng đều ở trong hệ sinh thái này. Chính vì vậy, Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới của Mỹ (WWF-US) đã xác định đây là trong trong 223 hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới [2]. 1.4.2. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội 1.4.2.1. Dân số, dân tộc Trong Khu vực rừng đặc dụng Na Hang hiện có 3.916 hộ (chiếm 36,84% số hộ toàn huyện), gồm 16.418 nhân khẩu (chiếm 38,5% nhân khẩu toàn huyện) thuộc 52 thôn bản của 4 xã. Dân cư sống tập trung ở Thị trấn Na Hang (49,3%). Thành phần dân tộc ở đây có 4 dân tộc chính là Tày 7.823 người (chiếm 47,6%); Kinh 3.692 người, (chiếm 22,5%); Dao 3.325 người (chiếm 20,3%); H’mông 965 người (chiếm 5,8%); ngoài ra còn có các dân tộc khác 613 người (chiếm 3,8%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của các xã nằm trong RĐD là 1,25%, cao hơn tỷ lệ tăng dân số bình quân toàn huyện (toàn huyện là 1,09%); các dân tộc sống đoàn kết, gắn bó và cư trú theo từng thôn bản, luôn giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá riêng của mỗi dân tộc. Đối với vùng lõi của Khu vực rừng đặc dụng Na Hang thuộc địa bàn 03 xã có 05 thôn bản: xã Khâu Tinh có thôn Tát Kẻ và bản Nà Tạng thuộc thôn Khau Tinh (do dân số thấp nên mới ghép), xã Sơn Phú có thôn Nà Cọn, và thôn Phia Trang, xã Thanh Tương có thôn Bản Bung; hiện còn 273 hộ với 1.341 nhân khẩu sinh sống. Dân cư sinh sống trong vùng lõi chủ yếu là dân tộc Dao, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, đời sống khó khăn về mọi mặt, tỷ lệ hộ nghèo trên 83% (227 hộ). 1.4.2.2. Sản xuất nông nghiệp Nằm trong Khu RĐD Na Hang có 1.597,7 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 3,83% diện tích tự nhiên toàn khu, gồm: - Đất trồng lúa 684,6 ha; - Đất trồng ngô 497,8 ha; 14 - Đất trồng cây hàng năm 396,6 ha; - Đất trồng cây lâu năm 18,7 ha. Diện tích đất SXNN bình quân 973 m2/người, trong đó: Đất trồng lúa bình quân 417 m2/người, đất trồng ngô bình quân 303 m2/người; đem lại mức bình quân lương thực quy thóc đạt 432 kg/người/năm. Ngoài trồng trọt các hộ gia đình trong vùng còn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá... cơ bản đáp ứng nhu cầu thực phẩm tại chỗ và một phần bán ra thị trường. 1.4.2.3. Sản xuất lâm nghiệp Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn chủ yếu là quản lý bảo vệ tài nguyên rừng hiện có; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên; trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng của chương trình 327, Dự án 661 và trồng rừng sản xuất bằng vốn tự có và vốn hỗ trợ của Nhà nước. Với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, rừng của khu vực rừng đặc dụng đã góp phần đưa độ che phủ của rừng của toàn huyện đạt 70,5% ở năm 2011, chất lượng rừng được nâng cao; các loài động thực vật quý hiếm được bảo tồn, phát triển. Nhiều khu rừng tự nhiên được bảo vệ nguyên vẹn gần như nguyên sinh, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen động thực vật quý hiếm và phòng hộ đầu nguồn. 1.4.2.4. Chăn nuôi, thuỷ sản Chăn nuôi: Do có thuận lợi về diện tích rừng rộng lớn, thành phần loại thức ăn phong phú thích hợp với phát triển chăn nuôi đại gia súc như: Trâu, bò...; Tuy nhiên, chăn nuôi ở các xã trong vùng phát triển chậm mang tính tự cấp tự túc với quy mô nhỏ, lẻ; phương thức chăn nuôi theo tập quán thả rông vào rừng, không kiểm soát quản lý. Chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của đồng bào, chăn nuôi không những cung cấp nguồn thức ăn tại chỗ mà còn cung cấp sức kéo cũng như phân bón cho sản xuất nông nghiệp, góp phần làm tăng năng suất cây trồng cũng như việc cải tạo đồng ruộng. Nhưng phương thức nuôi thả tự do gia súc vào rừng đang gây ra những mối nguy hại cho đa dạng sinh học của khu bảo tồn. 15 Thuỷ sản: Hệ thống sông, suối nhiều, song nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản chưa phát triển, sản phẩm chủ yếu đánh bắt vùng ngập lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang để phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày cho người dân. Hiện nay việc đánh bắt cá, giết hại và thu thập các nguồn tài nguyên ở các thủy vực là mối đe dọa lớn đối với đa dạng sinh học của Khu rừng đặ dụng Na Hang. 1.4.2.5. Hiện trạng xã hội Tình hình kinh tế xã hội trong khu vực rừng đặc dụng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Đời sống nhân dân còn ở mức thấp, năng suất lao động chưa cao, một số thôn còn thiếu đất sản xuất, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Nguyên nhân của sự đói nghèo là do thiếu vốn sản xuất, thiếu chuyên môn, trình độ lao động thấp và thiếu thị trường...Hơn nữa, việc đầu tư hỗ trợ cho phát triển rừng đặc dụng và kinh tế xã hội trong vùng chưa cao. Bởi vậy, vấn đề đầu tư cho các chương trình để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân nhằm giảm thiểu đến mức tối đa các hoạt động xâm hại đến rừng trong RĐD là những cơ sở khoa học và thực tiễn để thực hiện tốt việc bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật quý giá của RĐD Na Hang. 16 CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM Thời gian điều tra, khảo sát thực địa về thành phần loài cá tại rừng đặc dụng Na Hang được tiến hành 3 đợt vào các tháng 7/2017, tháng 10/2017 và tháng 6/2018, với mỗi đợt kéo dài từ 12-15 ngày. Địa điểm tiến hành khảo sát là các thủy vực nằm trong khu vực rừng đặc dụng Na Hang như suối Thác Mơ, Nậm Trang, Khâu Tinh, Tát Kẻ, Ngòi Nè, Vằng Bo và Hồ Thủy điện Tuyên Quang. Các nhánh suối phụ cận rừng đặc dụng Na Hang như: suối Bản Thác, suối Bản Va (xã Yên Hoa), suối Sinh Long (xã Sinh Long). Bên cạnh đó, còn thu thập các mẫu vật tại chợ cá của xã Sơn Phú, thị trấn Na Hang, chợ Bến Thủy, chợ Yên Hoa cũng như quan sát, ghi nhận các loài cá trong khu vực rừng đặc dụng Na Hang (hình 2.1 và bảng 2.1). 17 Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các điểm điều tra, khảo sát tại RĐD Na Hang (Nguồn: Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang) 18 Bảng 2.1. Tọa độ và đặc điểm sinh cảnh các điểm thu mẫu STT Địa điểm Tọa độ GPS Độ cao Mô tả sinh cảnh 1 Suối Ngòi Nè (Thôn Bản Bung, xã Thanh Tương) N: 22°16'54,4" E:105°26'21,5" 426m Suối rộng 5-10m. Nền đáy đá sỏi, nhiều hố sâu nằm dưới các tảng đá lớn, thác ghềnh, một số điểm có mạch nước ngầm. Độ dốc 2 bên sườn tương đối lớn. 2 Suối Ngòi Nè (gần ủy ban xã Thanh Tương) N: 22°18'46,8" E:105°23'59,7" 101m Nền đáy cát sỏi, độ dốc thấp, suối chảy qua khu vực ruộng lúa. Những nơi có hố sâu 0.5-1m đáy bùn. 3 Suối Thác Mơ (xã Sơn Phú) N: 22°21'18,6" E:105°25'13,5" 212m Nền đáy đá sỏi. Những nơi có hố sâu 0.5-1m. Nhiều đá tảng, thác ghềnh. Sinh cảnh rừng á nhiệt đới trên núi đá vôi 4 Suối Nậm Trang (xã Sơn Phú) N:22°19’55,4’’ E:105°25’47,5’’ 419m Nền đáy đá sỏi. Những nơi có hố sâu 0.5-1m. Nhiều đá tảng, thác ghềnh. Sinh cảnh rừng á nhiệt đới trên núi đá vôi 5 Hồ Thủy điện (gần đập thủy điện) N:22°21'38,7" E:105°24'42,1" 92m Diện tích mặt nước rộng, Sinh cảnh hai bên hồ là thực vật trên núi đá vôi 6 Hồ Thủy điện (gần UBND xã Sơn Phú) N:22°22'37,2" E:105°27'4,3" 103m Diện tích mặt nước rộng, sinh cảnh hai bên hồ là thực vật trên núi đá vôi 7 Suối Kéo Tấu (xã Khau Tinh) N:22°26'25,5" E:105°25'37,9" 860m Suối nhỏ (rộng 2-3m) nền đáy sỏi cát. Sinh cảnh hai bên suối dây leo tầng 19 thấp. Một số đoạn rừng tre nứa. Độ dốc hai bên vực tương đối lớn 8 Suối Vằng Bo nhánh phụ (xã Sơn Phú) N:22°23'09,5" E:105°29'25,5" 205m Có sự chênh lệch độ cao, suối dốc, nền đáy cát sỏi. Rừng 2 bên là rừng câu nứa, chuối. Khe nhỏ 1,5- 2m, sâu 0,2-1m 9 Suối Vằng Bo nhánh chính (xã Sơn Phú) N: 22°23'13,0" E:105°29'30,5" 167m Suối rộng từ 5- 10m. Nền đáy bùn, cát, sỏi, nhiều lá cây (ít đá tảng, đá vôi), nước chảy mạnh, độ sâu từ 0,5- 1m, suối chảy qua khu dân cư, Sinh cảnh hai bên suối chủ yếu là rừng tre , chuối. 10 Suối Bản Thác (xã Yên Hoa) N: 22°30'15,5" E:105°29'31,7" 106m Nền đáy cát sỏi, độ rộng từ 7-10m, có nhiều hố sâu 1-2m do khai thác hút cát. Sinh cảnh hai bên chủ yếu là khu vực trồng lương thực (ngô) 11 Suối Bản Va (xã Yên Hoa) N: 22°32'23,9" E:105°32'40,2" 262m Suối nền đáy cát đá, rộng từ 3-5m. Sinh cảnh hai bên chủ yếu là rừng tre nứa 12 Suối Sinh Long (xã Sinh Long) N: 22°32'17,5" E: 105°25'33,8" 162m Nền đá vôi, có nhiều hố, vũng nước và cây thủy sinh mọc xen giữa. Độ rộng suối 3-7m, một số điểm nước chảy nhẹ 20 2.2. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Cách tiếp cận Kế thừa, tổng hợp những nghiên cứu trước đây về thành phần loài, phân bố của cá tại khu vực nghiên cứu. Tiếp cận thực tiễn, hệ thống: thực hiện việc khảo sát thực địa có hệ thống theo sinh cảnh, theo độ cao trong khu vực nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hồi cứu số liệu: Tiến hành thu thập, tham khảo, kế thừa tài liệu sẵn có để tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung của nhiệm vụ. Tra cứu, sử dụng tất cả các tài liệu liệt kê trong danh sách tài liệu tham khảo. Công trình khoa học của các tác giả trong nước và ngoài nước đã được công bố liên quan đến đề tài. - Phương pháp phỏng vấn: Dùng bộ ảnh màu cá phỏng vấn trực tiếp người dân để tham khảo danh lục loài cá tại khu vực nghiên cứu. Ghi chép các dẫn liệu điều tra phỏng vấn người dân, ngư dân địa phương trong khu vực nghiên cứu về các loài cá kinh tế, các loài cá còn, các loài cá mất đi. - Phương pháp thu mẫu thực địa: Mẫu cá được thu trực tiếp bằng các loại ngư cụ khác nhau như: lưới, vợt, các loại bẫy cá và các phương pháp dựa vào kinh nghiệm đánh bắt cá của người dân địa phương (đắp kè, đặt bát quái, vó). Ngoài ra, mẫu cá còn được thu mua từ ngư dân và ở chợ địa phương. Với tổng số mẫu thu được qua các đợt điều tra, khảo sát là 260 mẫu cá. Bảo quản mẫu: Các mẫu được ngâm bảo quản trong hộp nhựa với dung dịch formalin 5% trong 2 - 5 giờ để cố định mẫu, sau đó tiến hành rửa sạch bằng nước và ngâm trong dung dịch cồn 70% để bảo quản. Bên ngoài hộp mẫu được dán nhãn, ghi rõ các thông tin như: khu vực nghiên cứu, ngày thu mẫu, tọa độ nghiên cứu. 21 - Phương pháp trong phòng thí nghiệm: Tiến hành phân tích đặc điểm hình thái theo hướng dẫn của Pravdin I. F. (1973) [52] (hình 2.2). Hình 2.2. Các chỉ số đo phân loại cá Chú thích: 1. Chiều dài tổng cộng; 2. Chiều dài đến tia giữa của vây đuôi; 3. Chiều dài không có vi đuôi; 4. Chiều dài đầu; 5. Đường kính mắt; 6. Chiều dài đầu sau mắt; 7. Chiều dài gốc vi lưng 2; 8. Chiều dài cuống đuôi; 9. Chiều cao thân; 10. Chiều cao cuống đuôi; 11. Số vẩy đường bên; 12. Số vẩy trên đường bên; 13. Số vẩy dưới đường bên. Định loại cá dựa theo các tài liệu trong nước và ngoài nước như: Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam của Mai Đình Yên (1978) [14]; Cá nước ngọt Việt Nam tập 1 của Nguyễn Văn Hảo & Ngô Sỹ Vân (2001) [13], tập 2,3 của Nguyễn Văn Hảo (2005) [1], [35]; Các tài liệu định loài khác của các tác giả nước ngoài: Kottelat, 2001[15]; trang web Fishbase [12]; Xác định loài nguy cấp, quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 [53] và Danh lục Đỏ IUCN 2018 [54]. Trình tự các bộ, họ, giống, loài được xắp xếp theo hệ thống phân loại của Eschmeyer (1998) [55], Fishbase.org (2018). - Phương pháp xác định tính tương đồng giữa các khu hệ cá: Đánh giá tính tương đồng về thành phần loài cá giữa khu vực nghiên cứu với các khu vực khác theo công thức tính chỉ số tương đồng Sorensen [56]. 22 SI = 2C (A+B). Trong đó: SI: Chỉ số tương đồng (Index of Similarity hay Sorensen’s Index); C: số lượng loài xuất hiện cả ở 2 khu vực A và B; A: số lượng loài của khu vực A; B: số lượng loài của khu vực B. Hệ số gần gũi biến thiên từ 0 tới 1. Mối quan hệ giữa hai khu hệ càng lớn (SI càng dần tiến đến 1), thành phần loài trong hai khu hệ càng giống nhau. Ngược lại, mối quan hệ giữa hai khu hệ càng nhỏ (SI càng dần về 0), thành phần loài ở trong hai khu hệ càng khác xa nhau. - Phương pháp đo chỉ tiêu môi trường nước: Đo hàm lượng Oxy hòa tan và pH theo phương pháp dùng thuốc thử chuẩn - so màu với bộ Test kid Sera (Đức). 23 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU Kết quả nghiên cứu qua các đợt điều tra tại rừng đặc dụng Na Hang năm 2017 và 2018, đã thu và phân tích định loại trên cơ sở 260 mẫu cá các loại. Ngoài ra còn sử dụng các kết quả từ việc phỏng vấn người dân địa phương, đã ghi nhận được thành phần loài cá tại đây gồm 41 loài thuộc 15 họ 4 bộ. Danh mục thành phần loài được thể hiện ở bảng 3.1. 24 Bảng 3.1. Thành phần loài cá khu vực rừng đặc dụng Na Hang (Sắp xếp theo hệ thống Eschmeyer,1998) TT Tên tiếng Việt Tên khoa học Số lượng mẫu Hồ thủy điện Suối Sông Đai cao (m) SĐVN 2007 IUCN 2018 100- 400 400- 800 I. BỘ CÁ CHÉP CYPRINIFORMES 1. Họ cá Chép Cyprinidae 1 Cá Chép Cyprinus carpio Linnaeus, 1758 2 x x x VU 2 Cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) 2 x x x LC 3 Cá Đòng đong cân cấn Puntius semifasciolatus (Günther, 1868) 9 x x x x LC 4 Cá Cháo Opsarichthys bidens Günther, 1873 3 x x x LC 5 Cá Mè hoa Hypophthalmichthys nobilis (Richardson, 1845) QS x x DD 6 Cá Mè trắng Hypophthalmichthys molitrix (Valenciennes, 1844) QS x x NT 7 Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idella (Valenciennes, 1844) QS x x LC 8 Cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846) 1 x x x DD 9 Cá Chát hoa Acrossocheilus iridescens (Nichols & Pope, 1927) 8 x x DD 25 TT Tên tiếng Việt Tên khoa học Số lượng mẫu Hồ thủy điện Suối Sông Đai cao (m) SĐVN 2007 IUCN 2018 100- 400 400- 800 10 Cá Đục Hemibarbus labeo (Pallas, 1776) 5 x x DD 11 Cá Pami* Neolissochilus benasi (Pellegrin & Chevey, 1936) 24 x x x LC 12 Cá Bậu thác(*) Placogobio nahangensis Nguyen, 2001 62 x x x LC 13 Cá dầu sông mỏng Pseudohemiculter dispar (Peters, 1881) 7 x x x LC 14 Cá Nhác Sinibrama affinis (Vaillant, 1892) 6 x x x LC 15 Cá Vền Megalobrama terminalis (Richardson, 1846) 1 x x x LC 16 Cá Bướm chấm Rhodeus ocellatus (Kner, 1866) 3 x x x DD 17 Cá Trôi ấn độ Labeo rohita (Hamilton, 1822) QS x x x LC 2. Họ cá Chạch Cobitidae 18 Cá Chạch bùn Misgurnus anguillicaudatus (Cantor, 1842) 3 x x x x LC 3. Họ cá Chạch vây bằng Balitoridae 26 TT Tên tiếng Việt Tên khoa học Số lượng mẫu Hồ thủy điện Suối Sông Đai cao (m) SĐVN 2007 IUCN 2018 100- 400 400- 800 19 Cá Chạch suối chín sọc Schistura hingi (Herre, 1934) 13 x x x x LC 20 Cá Chạch suối mười sọc Schistura fasciolata (Nichols & Pope, 1927) 17 x x x x DD 21 Cá Chạch suối* Schistura incerta (Nichols, 1931) 6 x x x x DD 22 Cá Vây bằng Vanmanenia tetraloba (Mai, 1978) 4 x x x x DD II. BỘ CÁ DA TRƠN SILURIFORMES 4. Họ cá Nheo Siluridae 23 Cá Thèo Pterocryptis cochinchinensis (Valenciennes, 1840) 3 x x x x x LC 24 Cá Nheo Silurus asotus Linnaeus, 1758 QS x x x LC 5. Họ cá Chiên Sisoridae 25 Cá Chiên Bagarius bagarius (Hamilton, 1822) QS x x x x VU NT 26 Cá Chiên suối Glyptothorax hainanensis (Nichols & Pope, 1927) 5 x x x LC 6. Họ cá Lăng Bagridae 27 Cá Bò* Tachysurus fulvidraco (Richardson, 1846) 4 x x x LC 27 TT Tên tiếng Việt Tên khoa học Số lượng mẫu Hồ thủy điện Suối Sông Đai cao (m) SĐVN 2007 IUCN 2018 100- 400 400- 800 28 Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacepède, 1803) 1 x x x VU DD 29 Cá Huốt Hemibagrus vietnamicus Mai, 1978 2 x x x DD 7. Họ cá Trê Claridae 30 Cá Trê Clarias fuscus (Lacepède, 1803) 3 x x x x x LC III. BỘ MANG LIỀN SYNBRANCHIFORMES 8. Họ Lươn Monopteridae x x x x 31 Lươn Monopterus albus (Zuiew, 1793) 2 x LC 9. Họ cá Chạch sông Mastacembelidae 32 Cá Chạch sông Mastacembelus armatus (Lacepède, 1800) 8 x x x x LC IV. BỘ CÁ VƯỢC PERCIFORMES 10. Họ cá Rô Anabantidae 33 Cá Rô Anabas testudineus (Bloch, 1792) 1 x x x LC 28 TT Tên tiếng Việt Tên khoa học Số lượng mẫu Hồ thủy điện Suối Sông Đai cao (m) SĐVN 2007 IUCN 2018 100- 400 400- 800 11. Họ cá Tai tượng Osphronemidae 34 Cá Đuôi cờ Macropodus opercularis (Linneaus, 1758) 2 x x x LC 12. Họ cá Bống trắng Gobiidae 35 Cá Bống đá Rhinogobius giurinus (Rutter, 1897) 6 x x x x LC 36 Cá Bống than Rhinogobius leavelli (Herre, 1935) 23 x x x x LC 13. Họ cá Rô phi Cichlidae 37 Cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) 6 x x x x LC 14. Họ cá Quả Channidae 38 Cá Quả Channa striata (Bloch, 1793) 3 x x x LC 39 Cá Lóc suối Channa gachua (Hamilton,1822) 9 x x x x LC 40 Cá Chuối Channa maculata (Lacepède, 1801) 2 x x x EN LC 15. Họ cá Rô mo Percichthyidae 29 TT Tên tiếng Việt Tên khoa học Số lượng mẫu Hồ thủy điện Suối Sông Đai cao (m) SĐVN 2007 IUCN 2018 100- 400 400- 800 41 Cá Rô mo Coreoperca whiteheadi Boulenger, 1900 4 x x x x LC Tổng số 260 23 33 26 41 13 Chú thích: EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp; NT: Sắp bị đe dọa; LC: Ít quan tâm; DD: Thiếu dữ liệu; QS: Loài quan sát, chụp ảnh; * Loài ghi nhận bổ sung cho khu hệ; (*) Loài ghi nhận lại. 30 Số lượng các loài cá đã ghi nhận trong đợt khảo sát này thấp hơn so với các kết quả nghiên cứu và ghi nhận trước đây của tác giả Nguyễn Kiêm Sơn, 2001 (73 loài) [17] hay dự án PARC về đánh giá tác động môi trường ĐTM trước khi xây dựng thủy điện Na Hang năm 2002 (110 loài) [50]. Nguyên nhân có thể là do địa bàn khảo sát không rộng, chỉ khu trú trong phạm vi rừng đặc dụng Na Hang. Ngoài ra, việc xây đập thủy điện Tuyên Quang hoàn thành từ năm 2008 đã làm thay đổi chế độ dòng chảy sông Gâm, một phần diện tích sông Gâm và sông Năng bị ngập, dẫn đến thay đổi môi trường sống của các loài thủy sinh vật, ngăn cản sự di cư tự nhiên của cá từ sông Gâm lên các nhánh phía thượng nguồn và ngược lại, từ đó có thể dẫn tới suy giảm đa dạng thành phần loài cá tại đây. Ngoài ra, các loài cá bám đá (giống Gastomyzon) theo người dân địa phương và đã được đề cập trong danh lục dự án PARC ghi nhận trước kia thường gặp tại sông Gâm và sông Năng thì nay hoàn toàn biến mất mặc dù chúng không có giá trị kinh tế. Điều đó chứng tỏ nền đáy đã bị tác động rất mạnh hoặc môi trường sống thích nghi nồng độ oxy cao và nước chảy mạnh của các loài này đã bị thay đổi. So sánh với danh mục thành phần loài của dự án PARC năm 2002 [50], trong các đợt nghiên cứu, đã ghi nhận bổ sung 3 loài cho khu vực gồm: Neolissochilus benasi, Pelteobagrus fulvidraco, Schistura incerta và ghi nhận lại 1 loài cá Bậu thác Placogobio nahangensis cho khu hệ cá tại đây (hình 3.1). a). Cá Pami - Neolissochilus benasi b). Cá Chạch suối - Schistura incerta 31 c). Cá Bò - Pelteobagrus fulvidraco d). Cá Bậu thác - Placogobio nahangensis Hình 3.1. Các loài ghi nhận bổ sung và ghi nhận lại cho khu hệ cá RĐD Na Hang 3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái các loài ghi nhận bổ sung cho khu vực nghiên cứu: 1. Loài cá Pami Neolissochilus benasi Mô tả: Phân tích 3 mẫu. L = 120-164mm; Lo = 98-132mm; thu tại suối Nậm Trang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. D = 4, 9 -10; A = 3,5; P = 1, 15-16; V = 1,18; L.l = 31 4,5 3 32 Vẩy quanh cán đuôi: 12, Vẩy trước vây lưng: 10 Thân hơi dài, dẹp bên. Viền lưng và viền bụng có hình cung và độ cong tương đương nhau. Đầu hơi dẹp bên, chiều dài gần bằng chiều cao. Lỗ mũi ở trước mắt, mắt khá lớn ở phía trước của đầu. Phía dưới mắt có các hạt sần xếp thành 3 - 4 hàng rõ ràng. Miệng kề dưới, có hình cung, môi trên nhô ra hơn môi dưới. Có hai đôi râu tương đối phát triển, râu mõm hơi ngắn, kéo dài tới viền trước mắt, râu góc miệng dài hơn kéo dài tới sau viền mắt. Vây lưng có khởi điểm gần mõm, vây bụng có khởi điểm sau khởi điểm vây lưng, vây hậu môn có khởi điểm tới gốc vây đuôi bằng hoặc nhỏ hơn tới khởi điểm vây bụng. Vây đuôi phân thùy, có 2 thùy nhọn. Vẩy tương đối lớn, đường bên hoàn toàn, phần giữa bụng hơi lõm xuống. Lưng màu xám đen, dọc đường bên có một sọc đen sẫm thành hàng, vẩy phía 32 trên sọc nhạt hơn. Vẩy phía dưới sọc và phần bụng vàng nhạt. Vây đuôi, vây ngực xám đen. 2. Loài cá Bò Pelteobagrus fulvidraco Phân tích 3 mẫu L = 153-175mm, Lo = 124-156mm, thu tại suối Vằng Bo và suối Bản Va, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. D = I,6-7; A =17; P = I,6-7; V=1,5 Thân dài, hình trụ tròn, phần trước hơi dẹp bằng, phần sau hơi dẹp bên. Chỗ cao nhất của thân là khởi điểm vây lưng. Đầu lớn, mắt ở hai bên đầu, khoảng cách 2 mắt rộng, lỗ mũi gần mút mõm hơn mắt. Miệng dưới, môi dày.Có 4 đôi râu, râu hàm trên dài quá đầu, râu mũi dài quá mắt một ít. Vây lưng có gai răng cưa ở mặt sau, mặt trước trơn láng. Vây ngực có gai cứng có răng cưa ở cả 2 mặt, mút sau chưa tới vây bụng. Vây bụng có khởi điểm sau khởi điểm vây lưng, vây đuôi sau phân thùy. Thân trần, màu vàng nhạt, có những đám nâu hoặc đen loang lỗ, nhiều nhớt. Đường bên hoàn toàn chạy giữa thân, các vây xám đen, ngọn thẫm hơn gốc. 3. Cá Chạch suối Schistura incerta Mô tả: Phân tích 3 mẫu L = 63-86mm, Lo = 54-71mm, thu tại suối Tát Kẻ và suối Ngòi Nè, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. D = 2,8; A =2,5; P = 1,10; V=1,6; Thân trước vây bụng hình ống tròn, sau vây bụng dẹp bên đều. Viền trước vây lưng cong gò lõm, chiều cao thân nhỏ hơn chiều rộng. Đầu dẹp bằng, mắt nhỏ nằm ở phía trên, lỗ mũi phía trước. Miệng dưới, hình cung tròn, môi trên và môi dưới liền nhau ở góc miệng. Có ba đôi râu, 1 đôi râu góc miệng và 2 đôi râu ở đầu mõm. Râu mõm dưới dài hơn râu góc miệng, râu góc miệng kéo dài tới viền sau mắt Vây lưng khởi điểm trước khởi điểm vây bụng, vây bụng có khởi điểm ngang với tia vây thứ nhất của vây lưng, vây hậu môn nhỏ dài 33 Thân mà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_thanh_phan_loai_va_phan_bo_cua_ca_trong.pdf
Tài liệu liên quan