Luận văn Nghiên cứu tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” của Umberto Eco nhìn từ lý thuyết giải cấu trúc

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN. 2

MỤC LỤC. 3

MỞ ĐẦU . 5

I. Lý do chọn đề tài.5

II. Lịch sử vấn đề.7

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .11

IV. Phương pháp nghiên cứu .13

V. Cấu trúc luận văn .14

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 17

1.1. Từ lý thuyết cấu trúc đến giải cấu trúc luận .17

1.1.1. “Giải cấu trúc” – vấn đề thuật ngữ.17

1.1.2. Giải cấu trúc trong phê bình văn học .22

1.2. Lý thuyết “Giải cấu trúc” của Jacques Derrida và tác phẩm “Tên của đóa

hồng” của Umberto Eco.26

1.2.1. Nguyên tắc giải cấu trúc của Jacques Derrida .26

1.2.2. “Tác phẩm mở” - “Tên của đóa hồng”của Umberto Eco - và lý thuyết giải

cấu trúc của Jacques Derrida .32

Tiểu kết chương 1:.38

Chương 2. DẤU VẾT VÀ NGƯỢC XUÔI PHÁT TÁN. 40

TRONG MÊ CUNG TIỂU THUYẾT . 40

2.1. Dấu vết – kí hiệu không chứa cái biểu đạt .404

2.1.1. Thế giới được “đọc” qua kí hiệu.41

2.1.2. Những tranh luận về tội ác.47

2.1.3. Sự đảo ngược của thế giới.51

2.2. Từ Ngược xuôi phát tán đến mê cung văn bản .56

2.2.1. Phát tán những câu chuyện .57

2.2.2. Phát tán những văn bản.62

2.2.3. Phát tán các diễn ngôn .67

Tiểu kết chương 2:.77

Chương 3. SỰ TRÌ BIỆT CỦA VĂN BẢN. 79

3.1. Kéo dài và mở rộng biểu tượng.79

3.1.1. Thư viện .82

3.1.2. Những con số và biểu tượng tôn giáo .88

3.2. Tính bất khả quyết của những cặp phạm trù.92

3.2.1. Chúa Trời và Quỷ dữ .92

3.2.2. Chân lý và cái cười .96

Tiểu kết chương 3:.101

KẾT LUẬN . 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 106

PHỤ LỤC . 112

pdf120 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” của Umberto Eco nhìn từ lý thuyết giải cấu trúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan niệm khác về bọn Dolcino, về tà giáo. Nhưng những nhân vật thể hiện không như ta mong đợi. Cách nhìn nhận về tội ác và sự trừng trị trong tác phẩm khiến cho người đọc không thể không đặt lại một dấu hỏi cho lịch sử. Như vậy, chuyện gì đã xảy ra trong thời đại u tối ấy? Ai là kẻ có tội? Bề mặt của câu chuyện, ta thấy Remigio bị luận tội và là kẻ thủ ác. Nhưng thật ra, thủ phạm là ai? “Công lí tuyên phạt kẻ có tội, nhưng dường như mọi người đều bứt rứt vì thấy mình sai trái” [28, tr.406]. Sự bất nhất giữa kẻ thủ ác được tìm ra và “kẻ thủ ác” thực sự đã cho thấy sự lệch pha về dấu vết. Như vậy, 51 tội ác thực sự là gì, nó thuộc về ai? Nếu không phải thuộc về kẻ phản Chúa như con người đã định đoạt? Điều này cần được xem lại. Kẻ bị xem là phản Chúa đang hiện diện trước mắt nhưng đó lại không phải là kẻ tội đồ trong câu chuyện này. Như vậy, tội ác trở thành một khái niệm có sự lệch pha giữa sự thực và diễn giải. “Nói cho cùng, câu hỏi cơ bản của triết học (cũng như của phân tâm học) cũng giống như câu hỏi của truyện trinh thám: ai là kẻ có tội? và một sự điều tra sự thật phải chứng thực là những kẻ có tội là chúng ta.” [29, tr.13]. 2.1.3. Sự đảo ngược của thế giới Bên cạnh những cuộc tranh luận về thế giới thần học bí hiểm, Eco còn thể hiện tính hiện đại trong phong cách, cũng như cách giải thích vấn đề. Bằng cách khoác lên chiếc “mặt nạ” 1 trung cổ, tác giả không trực tiếp kể lại mà mượn nhân vật Adso để thực hiện điều này. Từ đó, những khám phá lẫn trải nghiệm của nhân vật tha hồ bộc lộ mà không lo hình bóng của tác giả sẽ lộ ra một cách cứng nhắc và thô thiển. Điều này giúp Eco tránh được cảm giác “mắc cỡ khi kể chuyện”, “như một nhà phê bình sân khấu, bất thần bị phơi ra trước ánh đèn sân khấu và thấy mình đang chịu sự xem chừng của khán thính giả phía dưới” [29, tr.70]. Tuy nhiên, cũng nhờ chiếc “mặt nạ” này mà Eco mặc sức thể hiện những tư tưởng hiện đại của mình trong bản Thánh ca Trung cổ của tiểu thuyết. Qua những trang thánh vịnh của Adelmo xứ Ottranto, thế giới được nhìn trong thế “đảo ngược với ý thức của chúng ta hằng quen thuộc” [28, tr.96]. Những trang vẽ tỉ mỉ và tinh xảo của chủng sinh trẻ Adelmo thể hiện tài năng mô tả sự sáng tạo của một người trẻ ham mê học hỏi. Trên những tấm da bê tuyệt hảo nhất, những nét vẽ của Adelmo không khỏi khiến “tôi” – Adso – cảm thấy “muốn phá lên cười vì thích thú”. Điều đặc biệt là những hình vẽ này được đặt bên ngoài lề của một bài giảng sự thật. Nếu như những bài giảng của thánh 1 Từ do Umberto Eco dùng để miêu tả thủ thuật viết của mình, trong “Lời tái bút cho “Tên của đóa hồng”” (NTHT). 52 kinh được xem là sự thật, thì những nét vẽ thế giới trong cái nhìn đảo ngược là đại diện cho sự giả trá. Và hai bản này nằm ngay cạnh bên nhau. Đó được xem như: một ở bên lề một bài giảng, [] tiếp diễn một bài giảng của sự giả trá về vũ trụ đảo lộn – rất gần gũi với bài giảng nọ qua những ám chỉ kì lạ, bí ẩn, trong đó chó chạy trốn thỏ, hươu nai săn sư tử. Những cái đầu nhỏ xíu có chân chim, thú vật có tay người trên lung, những cái đầu rậm tóc mọc chân, chằn có da sọc như ngựa vằn, thú bốn chân đầu rắn cổ xoắn cả nghìn nút không gỡ ra nổi, khỉ mọc sừng hươu, mỹ nhân ngư mang hình chim công với cánh như có màng, người không cánh tay nhưng lung mọc thân người khác như cục bướu, những hình thù bụng có miệng đầy răng, người đầu ngựa và ngựa có chân người, cá có cánh chim và chim có đuôi cá,” [28, tr.96]. Cái nhìn lộn ngược về thế giới mở ra một lối tiếp cận mới mẻ với những bài ca Kinh Thánh, hay chính là cách lí giải thánh ca. Đưa cái giả trá đặt bên cạnh những bài giảng có sứ mệnh giải thích cho bài giảng và là con đường để đến gần hơn với Chúa. Tư tưởng này thể hiện cách nhìn hiện đại của Eco trước vấn đề của trung tâm luận: Kinh Thánh. Kinh Thánh đại diện cho cái ổn định, trật tự, sự thật, hiện diện, chân lý và thế giới. Đó là những dấu vết nhân loại có được từ văn bản này. Tuy nhiên, từ một góc nhìn khác, thế giới đảo ngược lại đem chân lý về sự thật đến gần con người hơn. Trong cái nhìn đảo ngược của Adelmo, những huyền tích xa xôi trở nên gần gũi với con người qua sự hài hước nhẹ nhàng của chân lý. Trong thế giới đảo ngược, không gì là không thể, nó cứu con người khỏi những giới hạn, đem đến cho trí óc sự giải thoát, sự sùng tín mù quáng đối với tri thức. Dấu vết luôn tồn tại trong mỗi kí hiệu và những cách “đọc” văn bản là không giới hạn. Qua cái nhìn đảo ngược, chân lý không đi xa mà đến gần với chúng ta. Trong mỗi kí hiệu, cái nhìn đa chiều luôn cần thiết để giải mã chính nó. Việc đặt thế giới trong thế đảo ngược khiến ta nghĩ đến tính 53 nhị nguyên. Để giải mã một kí hiệu, thay vì cố tìm ra cái được biểu đạt, nên đặt nó trong thế đối lập để giải mã chính nó, giống như những hình vẽ của Adelmo, gây cười “nhưng là để soi sáng mục đích” [28, tr.97]. Những hình vẽ kia liệu có phải giả trá, liệu có “đối nghịch với cái đã được Chúa tạo ra” [28, tr.99] hay là một phần của chân lý? Trong cuộc tranh luận này – với Jorge, thầy Wiliam đã dẫn ra những lí lẽ để minh chứng cho sự đảo ngược của thế giới là điều có thật: chỉ có thể gọi Chúa qua những vật méo mó nhất, [] sự so sánh càng trở nên khác biệt thì sự thật càng được phơi bày dưới tấm màn của những hình dáng kinh hoàng và khiếm nhã, sự tưởng tượng càng ít bám vào thú vui xác thịt và như thế buộc phải thấu hiểu những huyền nhiệm ẩn dưới sự đê tiện của những hình ảnh đó [28, tr.100]. Sự đảo ngược của thế giới phải chăng là một mặt của chính nó. Không hề giả trá, nó đưa đến cho con người lối tư duy phản biện để nhận chân thực chất của vấn đề. Nếu xem Kinh Thánh như một kí hiệu, cách “đọc” của Wiliam và Adelmo lệch pha so với Jorge. Adelmo đã từng đưa ra quan điểm của mình khi tranh luận với Jorge về vấn đề này. Anh mượn ý của nhà thuyết giảng xứ Aquino để lí giải kí hiệu theo cách của mình: các vật thể siêu phàm nên được diễn giải bằng những hình thù hèn hạ hơn là các hình thù cao quý. Trước nhất, vì tâm hồn con người dễ thoát khỏi những lầm lỗi hơn; quả thật, rõ ràng có những đặc tính không thể quy cho các vật thánh được, do đó sẽ trở thành đáng ngờ nếu chúng được miêu tả bằng những vật thể hữu hình cao quý. Hai, vì cách miêu tả tầm thường này thích hợp với những kiến thức chúng ta có về Chúa trên trần gian, vì nơi đây, Chúa thường hiển lộ dưới những gì khác hơn là giống mình, cho nên sự giống nhau của những vật thể xa rời Chúa sẽ dẫn ta tới một nhận thức khác chính xác hơn về Người, vì lúc ấy Chúa vượt khỏi mọi điều chúng ta nói và suy nghĩ. [28, tr.101-102]. 54 Bản chất của kí hiệu vì thế đôi khi nằm ở những diễn giải không ngờ. Dấu vết trong cách đọc của Adelmo khi diễn giải thế giới của Chúa khác với Jorge. Con đường nào giúp ta đến gần với chân lý hơn? Điều này tùy thuộc vào nhận thức và cách “đọc” của mỗi người. Bởi những sự lệch pha trong dấu vết về cách đọc là điều khó tránh khỏi khi lí giải kí hiệu, khiến cho những cái được biểu đạt chỉ còn là một khái niệm mơ hồ. Thế giới đảo ngược xuất hiện một lần khác trong giấc mơ (cũng có thể xem là ảo giác) của Adso ở gần cuối truyện. Năm ngày đầy ắp những sự kiện diễn ra tại tu viện, chứng kiến những cảnh tượng li kì, đáng sợ lẫn hấp dẫn của thế giới tu viện quả là một điều nặng nề với tu sĩ trẻ Adso lúc này mới 18 tuổi. Trong tiếng hát của của những tu sĩ đang hát bài “Dies irea” (Ngày phán xét cuối cùng) cầu nguyện cho Malachi, Adso bắt đầu rơi vào trạng thái của giấc mơ/ ảo giác. Trong giấc mơ của mình, Adso thấy như rơi vào trạng thái “lơ mơ, mệt lử” trở về thời còn nằm cuộn tròn trong bụng mẹ. Từ đây, thế giới ảo giác mở ra. Nó là sự đảo lộn của thế giới thực, không thuộc về hiện tại, cũng không thuộc một thế giới nào. Ở đó có tất cả những người Adso đã gặp lẫn chưa gặp, còn sống hay đã chết tại tu viện, với tất cả những hành động và tính cách trái ngược hoàn toàn với con người thực của họ trong thế giới thực. Ở đó, tu viện trưởng ngồi giữa bàn tiệc, tay cầm cái nĩa như cầm quyền trượng, bên cạnh có Jorge đang nốc bình rượu to và Remigio ăn mặc như Bernard Gui và đọc Phúc âm. Những tính cách bị đảo ngược. Nếu như Remigio đã từng bị phán quan Bernard Gui xử tội, thì giờ đây trông Remigio giống tên phán quan này. Jorge – người chẳng bao giờ, thậm chí luôn miệt thị và tẩy chay cái cười thì đang cười rú lên. Trong ảo giác, Bernard Gui – kẻ luôn tìm mọi cách tàn ác nhất để triệt hạ bọn Dolcino, thì lại để cho Dolcino tựa đầu vào vai than khóc. Những câu chuyện thuộc về tôn giáo được nhìn , thế giới trở nên hổ lốn. Vứt đi vẻ đạo mạo thường thấy, những huyền tích tôn giáo thể hiện qua lăng kính trần trụi và đảo ngược. Tính chất “uymua đen” và thủ pháp nhại được Eco sử dụng thành 55 công trong trường đoạn này. Đồng thời, cũng như những bức tranh của Aldemo, nó là tiếng vọng bên kia của chân lý, là sự thôi thúc của chân lý. Giấc mơ của Adso không chỉ đơn thuần vẽ ra thế giới đảo ngược. Nó còn là một phúng dụ, cũng như Kinh Thánh. Nếu xem giấc mơ của Adso là một loại kí hiệu, nó không chỉ đơn thuần là sự lặp lại hiện thực, mà còn chứa đựng những kí ức xa xưa (những chi tiết trong giấc mơ của Adso có phần giống với câu chuyện Bữa tiệc của thánh Cyprian mà anh đã được nghe từ nhỏ), lẫn thế giới hiện tại với nhiều sự kiện và con người. Giấc mơ của Adso ẩn có ý nghĩa gì? Đi tìm lời giải cho giấc mơ này không còn là điều quan trọng. Nó là mọi điều có thể xảy ra và không thể kiểm soát được. Mọi giá trị được nhìn nhận lại, cái luôn được xem là chân lý thì cũng chỉ là một giấc mơ, và có thể ngược lại: “Giấc mơ là sách kinh, và nhiều sách kinh chẳng là gì khác cả, ngoài những giấc mơ”. [28, tr.479]. Trong cái nhìn đảo ngược, mọi dấu vết lặp lại và biến đổi. Chân lý là gì, còn trung tâm nào cho cuộc đời khi tất cả mọi thứ đều có thể bị đảo ngược. Mọi kí hiệu đều là dấu vết, đi tìm một trung tâm tạo nghĩa là điều không dễ dàng. Khi mọi thứ đều có thể đặt trong cái nhìn đảo ngược, sự thật được phơi bày nhưng không bất biến. Qua những ý tưởng của Eco khi xây dựng những đối lập và tranh luận, chúng ta nhận ra tư tưởng của nhà kí hiệu học đại tài này. Đó là kí hiệu vô hạn. Không có sự diễn giải nào là tối ưu, bởi nó luôn tìm cách ứng biến với mọi ngữ cảnh. Điều đó làm nên sự đa dạng của thế giới kí hiệu. “Ngẫm trong mọi điều kì diệu trái đất vượt cả trời cao hãy coi đó là một điều kì diệu. Trái đất ở trên, bầu trời ở dưới hãy coi đó là điều đặc biệt kì diệu trong mọi điều kì diệu.” [28, tr.97-98]. 56 2.2. Từ Ngược xuôi phát tán đến mê cung văn bản Thuật ngữ Phát tán (Dissemination) được Jacques Derrida sáng tạo và sử dụng trong cuốn La Dissémination năm 1972. Thuật ngữ này thể hiện mối quan tâm của Derrida về phạm trù nói và viết. Trong tác phẩm, ông đề cập đến việc trao cho lời nói quyền bình đẳng so với chữ viết. Triết học và ngôn ngữ học truyền thống đề cao vị trí của lời nói, trao cho lời nói vị trí ưu tiên và trung tâm, trong khi chữ viết chỉ ở địa vị phái sinh, vắng mặt. Derrida cố gắng đem lại vị trí bình đẳng cho viết không nhằm mục đích hoán đổi vị trí của cặp phạm trù này, mà xem xét nó như giá trị của sự chơi (play), nhằm phản bác ý kiến về tính không chân thực, sự tùy tiện, phóng đại, và gián tiếp của sự viết và từ chối những luật lệ, logic trực cảm đơn giản, tính trực tiếp, cấu trúc và chân thực của lời nói.1 Để làm được điều này, ông dùng phương pháp loại suy (analogy), suy luận dựa trên các hình thức lặp lại, vì cả nói và viết đều sử dụng rộng rãi sự lặp lại (từ ngữ, ngữ pháp, ). Sự lặp lại này sẽ dẫn đến khả năng mờ nghĩa của kí hiệu, đưa đến sự phá vỡ cấu trúc diễn ngôn bao gồm cấu trúc, từ vựng, cơ cấu tổ chức của ngôn ngữ (framework) 2 để tạo cơ hội cho sự gieo rắc và phát tán về nghĩa. Như vậy, phát tán là khái niệm nhắm đến tính mở rộng về ý nghĩa của văn bản, đồng thời, “nó chặt đứt những dây chuyền ý nghĩa, làm tan rã cái huyền thoại về thống nhất của văn bản, vạch rõ sự hỗn loạn, rời rạc, trùng lặp, từ đó chứng minh tính hư giả về ý nghĩa được xác định, mở toang ra trước cái cảnh 1 Dissemination to a consideration of how Palton has given privilege to speech and why it is necessary to decentre this notion and award writing equal status. Derrida undertakes this decentring, not to give writing a privileged place but to recognize its value as play, to repudiate through arbitrariness, excessiveness and indirectness, “the untruth” of writing and to deny the rules, intuited logic simplicity directness, structure and “truth” of speech. [34, tr.147]. 2 [34, tr.147] 57 không ngừng cái cảnh không ngừng sinh sôi nảy nở về tính đa nghĩa nhiều chiều của văn bản” [28, tr.142]. Xét đến cùng, tinh thần giải cấu trúc là tìm đến những ý nghĩa còn ẩn sâu trong lòng văn bản, và đi tìm những mâu thuẫn trong văn bản bằng các “tháo” “dỡ” nó nhưng không phá hủy. Phát tán là khái niệm công cụ trong chủ nghĩa giải cấu trúc. Để nghiên cứu tính chất phát tán của tiểu thuyết “Tên của đóa hồng”, chúng tôi hướng khái niệm này trong việc phân tích kết cấu của văn bản, nhằm tìm ra những con đường phát tán của kết cấu tác phẩm. Phát tán trên tinh thần mở rộng về nghĩa, đúng với chủ trương về “tác phẩm mở” của Umberto Eco. 2.2.1. Phát tán những câu chuyện Nếu ai đó có ý định nhận chân nội dung tác phẩm ngay từ tên nhan đề thì hẳn sẽ thất vọng khi tiếp xúc với tiểu thuyết “Tên của đóa hồng”. Như đã nói, tên tác phẩm đưa đến cho chúng ta quá nhiều dữ kiện đến mức không thể biết đích xác tác phẩm sẽ đề cập đến chuyện gì, về ai và như thế nào. Điều này hoàn toàn phù hợp với nội dung, tư tưởng và ý đồ của Umberto Eco khi sáng tạo. Khi viết tác phẩm này, Eco đã vận dụng tất cả những kiến thức ông thu thập và những tài liệu ông ghi chép được từ rất nhiều văn bản. Nhà văn cho rằng, khi một tác giả nói rằng họ sáng tác vì một hứng khởi là họ đang nói dối, vì “thiên tài là hai mươi phần trăm hứng khởi và tám mươi phần trăm mồ hôi” [29, tr.65]. Eco đã hé lộ, khi viết, ông đã có “hàng mấy chục bìa giấy ghi chép đủ mọi thứ văn bản, nhiều hơn số lượng dùng đến rất nhiều,cạnh tôi có đủ mọi thứ văn bản, quẳng ở đâu đấy mà không theo một trật tự nào, và tôi dời mắt lúc thì trên văn bản này, lúc thì trên văn bản khác, sao chép một đoạn rồi chép ngay với một đoạn khác” [29, tr.84]. Do đó, tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” thách thức người đọc ngay từ khi nó chưa ra đời – một tác phẩm có sự mở rộng kéo dài về ý nghĩa ngay khi còn trên bàn viết. 58 Câu chuyện trong tác phẩm là câu chuyện do tu sĩ Adso kể lại, kể về một hồi ức năm 18 tuổi, cùng một người thầy uyên bác và đáng kính đến một tu viện nhằm điều tra những vụ án mạng bí ẩn xảy ra tại tu viện. Như thế hẳn người đọc sẽ chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để theo dõi một chuyến đi đầy màu sắc trinh thám. Tuy nhiên, tính trinh thám chỉ tồn tại khoảng chục trang đầu, càng về sau, tác phẩm càng nhòe mờ về thể loại. Như vậy, về mặt thể loại, nó đã thoát khỏi (hoặc chưa đạt tới) phạm vi của truyện trinh thám. Đối chiếu theo 8 nguyên tắc của Torodov về truyện trinh thám 1 chuẩn mực, tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” chưa đáp ứng được hoàn toàn (tội phạm không phải là một người, nguyên nhân giết người, “cũng chẳng có âm mưu nào cả”, chính nhân vật kiểu thám tử (Wiliam) cũng hoài nghi về nhiệm vụ của mình). Như nhiều nhà nghiên cứu đã gọi “Tên của đóa hồng” là siêu tiểu thuyết trinh thám, hay tiểu thuyết giả trinh thám, tác phẩm chứa nhiều câu chuyện được ẩn dưới lớp áo trinh thám. Chúng tôi liệt kê những câu chuyện mà ta có thể nhận ra được bên trong cuốn tiểu thuyết này: - Câu chuyện đầu tiên kể về cuộc hành trình của Wiliam xứ Baskerville và Adso xứ Melk đến tu viện để tìm hiểu nguyên nhân của một vụ giết người vừa mới xảy ra. Chúng tôi gọi đây là: “Câu chuyện trinh thám”. - Câu chuyện thứ hai là câu chuyện về mối quan hệ phức tạp cũng như những thỏa thuận của những tu sĩ sống trong tu viện xoay quanh một cuốn sách bí mật. Câu chuyện này có thể gọi tên là: “Đằng sau cánh cửa tu viện và sự tôn sùng tri thức mù quáng”. 1 1. Cuốn tiểu thuyết phải có nhiều nhất là một thám tử và một thủ phạm, và ít nhất là một nạn nhân 2. Thủ phạm không được là một tội phạm chuyên nghiệp, không được là thám tử, phải giết người vì lí do cá nhân. 3. Ái tình không có chỗ cho tiểu thuyết trinh thám 4. Thủ phạm phải có một tầm quan trọng nào đó (một trong các nhân vật chính) 5. Mọi việc phải được giải thích một cách duy lí 6. Không miêu tả hay phân tích tâm lí 7. Tuân thủ nguyên tắc: “tác giả: độc giả = tội phạm: thám tử” 8. Tránh những giải pháp tầm thường, tẻ nhạt. [27, tr. 17]. 59 - Câu chuyện thứ ba là cuộc tranh luận nhiều chiều về tôn giáo, lịch sử của nhiều đối tượng mang nhiều tư tưởng khác nhau. Có thể gọi đây là “Cuộc đối thoại đa thanh của lịch sử và tôn giáo”. - Câu chuyện thứ tư có thể có là nghệ thuật kiến trúc Trung cổ và những giảng giải về kí hiệu. - Câu chuyện thứ năm có thể tìm ra là cuộc tranh chấp ngầm giữa Giáo hoàng và Hoàng đế trong xã hội Trung cổ phương Tây, Tính chất đa văn bản tạo mở ra cho tác phẩm nhiều cách tiếp cận độc đáo và thú vị. Những câu chuyện này không tách bạch mà đan xen, chi phối lẫn nhau, tạo cho kết cấu của tác phẩm luôn chứa đựng những mạch ngầm xuyên suốt. Đa văn bản trong một tiểu thuyết hậu hiện đại không chỉ là sự sắp đặt các sự kiện tạo thành nhiều lớp văn bản ẩn, mỗi câu chuyện do một nhân vật tham gia, mà có sự đan cài chồng chéo khi một nhân vật có thể cùng lúc tham gia nhiều câu chuyện. Trong “câu chuyện trinh thám”, chúng ta khám phá ra câu chuyện về những tu sĩ đồng giới với những lầm lạc của họ kể cả khi một lòng hướng Chúa. Cũng từ câu chuyện ấy mà sinh ra những tranh luận gay gắt về tội ác, chân lý, Chúa Trời, đồng thời hé lộ những mâu thuẫn xã hội đương thời. Những nhân vật chính cùng lúc tham gia vào tất cả những câu chuyện này. Tuy nhiên, để xác định đâu là câu chuyện cốt lõi trong bản hòa âm này, không phải là điều dễ dàng. Câu chuyện trinh thám có thể coi là xương sống của mạch truyện, lại chẳng phải là cốt lõi mà Umberto Eco muốn người đọc chú ý. Nó chỉ là một công cụ để thể hiện tư tưởng triết học: “những kẻ có tội là chúng ta”. Sự phát tán của những câu chuyện đã đem đến một tác phẩm mở mà ở đó mọi quy luật về thể loại, kết cấu, cốt truyện đang dần bị xóa mờ. Có một câu chuyện trong tiểu thuyết “Tên của đóa hồng”. Đó là câu chuyện của Adso – một tu sĩ 80 tuổi - đang tường thuật lại một sự việc trong đời mình năm ông 18 tuổi. Đến đây, câu chuyện mới thực sự bắt đầu và chính thức mở ra một thế giới rộng lớn hơn cả câu chuyện đang chứa đựng nó. Kết cấu 60 truyện trong truyện không còn xa lạ với văn chương hiện đại. Câu chuyện của tiểu thuyết chính là câu chuyện mà Adso tường thuật lại. Nó tạo cho người đọc cảm giác tin cậy vào những điều đang chứng kiến, đồng thời tạo cho tác phẩm sự đa thanh không chỉ giữa những mạch ngầm trong văn bản mà còn là lời đối thoại giữa quá khứ và hiện tại của người đang tường thuật lại. Câu chuyện đầu tiên là câu chuyện đi tìm “kẻ sát nhân” (có thể chỉ là tưởng tượng) của hai thầy trò Wiliam. Đây là khởi hứng, là mạch lộ thiên xuyên suốt văn bản. Với nhiệm vụ của mình, Adso và Wiliam nhanh chóng bắt tay vào khám phá những bí ẩn của tu viện. Trước những thông tin và suy luận của mình, họ phát hiện ra một mê cung tuyệt hảo bên trong thư viện, do những bàn tay và khối óc của những bậc kiến trúc bậc thầy xây dựng nên. Trong thư viện ấy, có một nơi bí mật được gọi là “Tận cùng châu Phi” chứa đựng những cuốn sách cấm. Và tất cả các cái chết đều xoay quanh một cuốn sách cấm của Aristotle bị tẩm độc. Đầu tiên là vụ tự tử của Adelmo vì cảm giác tội lỗi khi có quan hệ đồng tính với Berengar. Mối quan hệ này chẳng qua là sự đổi chác của Adelmo để biết về cuốn sách nọ. Để thỏa mãn niềm đam mê tri thức, Adelmo sẵn sàng bán linh hồn cho Quỷ dữ để rồi không còn một niềm tin nào có thể cứu vớt linh hồn của người tu sĩ trẻ tài hoa này. Cái chết thứ hai thuộc về Venantinus (một dịch giả xứ Hy Lạp, rất hâm mộ Aristotle) khi anh ta tìm được cuốn sách này, vội vàng đọc nó rồi trúng độc mà chết. Berengar đã tìm thấy xác của Venantinus, liền đem quẳng vào thùng tiết lợn, lấy cuốn sách từ Venantinus, và cũng có kết cục giống người xấu số trước đó. Cái chết thứ tư thuộc về Severinus – một nhà dược học, chuyên nghiên cứu độc tính của những cây thuốc. Vì ghen tuông, Malachi đã sát hại Severinus và lấy cuốn sách cấm. Hậu quả cho Malachi cũng giống như những người kia. Điều đặc biệt là những sự thật này không được khám phá ra bởi những người đi tìm nó, mà chính nó tự lộ diện. Trong khi đó, cuộc “điều tra” của Wiliam và Adso lại mở ra những cánh cửa khác cho câu chuyện. 61 Những hồi quang của lịch sử tôn giáo trở về qua lời kể của những cái tên - nhân vật vốn có thực trong lịch sử. Đó là Ubertino xứ Casale, một nhân vật có thật trong lịch sử, sinh năm 1259, mất khoảng năm 1330, vốn là một tu sĩ dòng Francisco, là thủ lĩnh của phái tinh thần chống lại Giáo hoàng John XXII. Trong câu chuyện của Ubertino và Wiliam, những câu chuyện tôn giáo sống lại, được đem ra tranh luận và bàn bạc. Cuộc đời và sự lưu lạc của Ubertino có thể coi là một văn bản khác trong mạch truyện. Với vai trò người lãnh đạo của phái Tinh thần, Ubertino bị Giáo hoàng kết tội tà giáo. Những gì Ubertino đã làm hoàn toàn đúng. Giáo lí mà ông rao giảng là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, đám đông quần chúng lĩnh hội nó thì lại không thống nhất, mỗi người có cách hiểu riêng của họ. Thế là cả nước Ý tràn ngập các Tiểu sư huynh, thậm chí điều này trở thành “nỗi lo sợ” [28, tr.67] của người dân Ý thời đại bấy giờ. Và rồi tiếp sau đó là sự tiếp nối của lịch sử. Năm 1316, khi John XXII lên ngôi giáo hoàng, những tu sĩ này phải chịu những hình phạt nặng nề nhất, còn bản thân Ubertino thì được thoát thân bằng cách rời bỏ dòng tu của mình. Những biến cố của cuộc đời ông qua lời tâm sự với thầy trò Wiliam đồng thời cũng hé lộ nhiều quan điểm về lịch sử, tôn giáo, quan niệm về Chúa Trời và Quỷ dữ, về những nhân vật tôn giáo, Những cuộc tranh luận về tôn giáo diễn ra dày đặc trong tác phẩm góp phần hiển lộ những tư tưởng mang tính triết học mà Eco muốn gửi gắm. Không chỉ Ubertino mà tu viện trưởng Abo đã có dịp bộc lộ quan điểm của mình về tà đạo, và Tên Phản Chúa. Việc quá cực đoan trong cách nhận xét và đánh giá về tà giáo, tội ác, và quy tội ác ấy về cho ai quả là điều bất khả, khiến văn bản mở rộng không ngừng theo những luận giải mà mỗi nhân vật đại diện cho một tiếng nói. Trong chỉnh thể thống của tác phẩm, đa văn bản đem đến cho tác phẩm sắc thái đa thanh, đa diện. Không có văn bản nào là tồn tại độc lập. Một văn bản ra đời là sự cộng hưởng và biến tấu của những văn bản trước đó. Nó không làm 62 cho văn bản mới tan rã, mà thế hiện tính chất và quy mô đồ sộ của tác phẩm, thể hiện sợi dây liên kết giữa văn bản và cuộc đời. Xét theo phương thức giải cấu trúc của Derrida, tính chất phát tán về mặt văn bản thể hiện sự đa dạng của cái được biểu đạt. Rằng một văn bản là một khái niệm khổng lồ cần được giải mã. Và bên trong kí hiệu ấy là thế giới với muôn vàn biến hóa và phát tán đa dạng về ý nghĩa. 2.2.2. Phát tán những văn bản Trong bài viết “Lời tái bút cho “Tên của đóa hồng”, Eco đã thổ lộ cho độc giả một vài điều trong quá trình sáng tác. Như đã trình bày, để sáng tác tiểu thuyết này, tác giả đã có sự chuẩn bị rất kĩ lưỡng những văn bản, tài liệu liên quan đến thế giới trung cổ, tu viện và Kinh Thánh. Có thể nói, Umberto Eco là bậc chuyên gia trong lĩnh vực thần học và kí hiệu học. Tác phẩm là bản hòa phối công phu và khéo léo của những tài liệu khoa học mà ông thu thập được. Chính vì thế, trong tiểu thuyết, ta sẽ bắt gặp vô số những đoạn liên văn bản mà Eco đã xây dựng trong cảm hứng về văn chương luôn đi kèm với ý thức khoa học của mình. Điều này khiến cho ta liên tưởng đến câu nói nổi tiếng của Derrida: “Không có gì ngoài văn bản”. Thế giới là gì nếu không phải là sự nối tiếp, kế thừa và phát triển lẫn đọc lại những văn bản. Và một tác phẩm văn chương ra đời không thể nào không tồn tại những dấu vết của văn bản trước nó. Nhờ tính liên văn bản, mà ý nghĩa của tác phẩm được nới rộng và mất dần những nghĩa ban đầu, khi những nghĩa mới cứ lần lượt sinh sôi. Liên văn bản nhiều nhất mà người đọc nhận ra được trong tác phẩm đó là liên văn bản tôn giáo. Điều này thể hiện ngay từ hình thức tác phẩm. Thay vì chia tác phẩm theo từng chương, Umberto Eco chia tác phẩm làm bảy ngày. Và thời gian mỗi ngày được xác định ứng với các giờ kinh lễ: Kinh Sớm ( Khoảng giữa 2 giờ 30 đến 3 giờ sáng, có khi được gọi là Kinh Canh Đêm), Kinh Ngợi Ca (Giữa 5 và 6 giờ sáng, để chấm dứt vào lúc rạng đông), Kinh Đầu (Khoảng 7 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_02_03_4291013197_8331_1872777.pdf
Tài liệu liên quan