MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 3
1.1. Tổng quan về công nghệ Bio-toilet khô. 3
1.1.1. Nguyên lý hoạt động của Bio-toilet khô. 3
1.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của Bio-toilet. 4
1.1.3. Những ứng dụng của Bio-toilet trên thế giới. 4
1.1.4. Những nghiên cứu và ứng dụng của Bio-toilet ở Việt Nam. 8
1.2. Tổng quan về vật liệu đệm sử dụng trong mô hình Bio-toilet . 10
1.2.1. Phương pháp chế tạo, đặc điểm và nguồn nguyên liệu than tre cacbon hóa. 13
1.2.2. Đặc điểm than tre cacbon hóa. 15
1.2.3. Tiềm năng nguyên liệu tre ở Việt Nam. 15
1.2.4. Phân tích lựa chọn giá thể sinh học cho công nghệ Bio-toilet khô. 17
1.3. Tổng quan các chủng vi sinh phân hủy chất thải hữu cơ. 18
1.3.1. Cơ chế phân giải chất hữu cơ trong tự nhiên bằng vi sinh vật. 18
1.3.2. Các nhóm vi sinh vật phân giải hữu cơ trong tự nhiên. 18
1.3.3. Cơ chế phân giải hợp chất cacbon trong tự nhiên bằng vi sinh vật. 20
1.3.4. Chế phẩm vi sinh sử dụng trong xử lý hầm cầu và nước thải ở Việt Nam. 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 24
2.1.1. Phân. 24
2.1.2. Nước tiểu. 24
2.1.3. Giá thể sinh học – than cacbon hóa tre. 24
2.1.4. Chế phẩm vi sinh BIOMIX1. 25
2.2. Các phương pháp nghiên cứu. 25
2.3. Mô hình thực nghiệm. 28
2.3.1. Cách thức vận hành mô hình thực nghiệm. 29
2.3.2. Danh mục các dụng cụ thiết bị dùng để tiến hành thực nghiệm. 29
2.3.3. Danh mục các hóa chất dùng để tiến hành thực nghiệm. 30
2.3.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm Bio-toilet theo mẻ. 30
73 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ứng dụng than cacbon hoá làm giá thể sinh học trong mô hình bio - Toilet nhằm cải thiện môi trường nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n có độ bền hàng
trăm năm. Tuy nhiên, Khoa học công nghệ liên quan đến trồng, thu hoạch và chế
biến mây tre ở nước ta hiện nay cũng chưa phát triển do đó lợi ích kinh tế thu được
từ cây tre chủ yếu là từ ngành thủ công mỹ nghệ mây tre đan. Hiện nay, Trung Quốc
là một trong những nước thành công đa dạng hoá các sản phẩm từ tre nứa như chế
biến than hoạt tính, bia, dược liệu... Vì thế mà nhu thập từ 1 hecta tre nứa lên đến
con số ngoạn mục là 15,000 USD Mỹ/năm.
23
Hiệu quả kinh tế quá hấp dẫn của việc trồng nguyên liệu mây và tre đã rộ lên
phong trào trồng mây rộng khắp trên cả nước. Hiệu quả trồng luồng ở Thanh Hoá
hiện nay là 4 triệu đồng/ hecta /năm cao hơn rất nhiều so với những cây lâm nghiệp
khác như bạch đàn và keo. Đối với trồng mây nguyên liệu ở Thái Bình và Quảng
Nam, hiệu quả kinh tế đạt từ 16-28 triệu đồng/ha/năm ở quy mô hộ gia đình (hộ ông
Vũ Xuân Đức xã Bình Minh, Kiến Xương, Thái Bình) và 19 triệu đồng/ hecta /năm
với quy mô doanh nghiệp (Công ty CP Song Mây Dũng Tấn - xã Thượng Hiền,
Kiến Xương, Thái Bình).
Hiện nay quỹ đất lâm nghiệp trong dân cũng rất lớn. Đến nay đã có khoảng
8,1 triệu ha đất lâm nghiệp đã giao cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Trong đó có
3,2 triệu ha đã giao và cấp giấy chứng nhận cho 1,102 triệu hộ gia đình với diện tích
trung bình khoảng 2,87 ha/hộ. Tuy nhiên số liệu gần đây của Bộ chủ quản đã chỉ ra
rằng chỉ có 20-30% diện tích đất lâm nghiệp đã sử dụng đúng mục đích, có nghĩa là
70-80% diện tích còn lại chưa được sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích. Như vậy,
phải nói rằng tiềm năng đất lâm nghiệp trong hộ dân rất lớn, nhưng việc có tập hợp
được thành vùng rộng lớn để trồng nguyên liệu tre lại là vấn đề khác. Đó là chưa kể
quỹ đất khổng lồ hiện nay đang nằm trong tay của 355 lâm trường trên toàn quốc,
nơi mà khả năng hình thành các vùng nguyên liệu lớn hàng ngàn hecta đang được
mong đợi.
Hơn nữa, tre sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình cacbon hoá để sản xuất
than tre không nhất thiết phải là tre nguyên cây. Ta có thể tận dụng những đoạn tre,
thanh tre nhỏ là chất thải của các quá trình sản xuất khác như sản xuất đồ thủ công
mỹ nghệ từ tre. Việt Nam là quốc gia có nghề mây tre đan phát triển và đa dạng bậc
nhất trên thế giới. Nhiều làng nghề mây tre đan có lịch sử tới hàng trăm năm. Cả
nước có 332 làng có nghề làm hàng mây tre đan trong tổng số 1.451 làng nghề
truyền thống. Hơn nữa, trên cả nước không ở đâu có nghề mây tre đan phát triển
mạnh như Hà Tây. Mười tám làng nghề truyền thống mây, tre, giang đan, với nhiều
cái tên quen thuộc như Phú Vinh, Trường Yên, Ninh Sở, Bình Phú góp phần làm
rạng danh nghề thủ công truyền thống này của Việt Nam. Riêng tại xã Phú Nghĩa,
huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây có 31 doanh nghiệp thì 25 doanh nghiệp kinh
doanh mặt hàng mây, tre đan. Còn cả làng mây, tre đan Phú Vinh có trên 600 hộ thì
100% số hộ đều làm nghề này.
Với tiềm năng nguyên liệu dồi dào, giá thành rẻ, vị trí địa lý vùng nguyên
liệu thuận lợi, tre sẽ là nguyên liệu tiềm năng cho quá trình cacbon hoá để ứng dụng
trong công nghệ môi trường.
1.2.4. Phân tích lựa chọn giá thể sinh học cho công nghệ Bio - toilet khô
Ở một số nước, có các ứng dụng Bio - toilet sử dụng mùn cưa là giá thể sinh
học bởi giá thành rẻ và tính tận dụng rác thải của nó. Tuy nhiên, vì là gỗ chưa được
hoạt hóa, diện tích bề mặt thấp nên hiệu suất không cao, số lượng dùng lớn kéo theo
24
thể tích bể phản ứng lớn. Vì vậy, Bio - toilet dùng mùn cưa chỉ thích hợp với điều
kiện lưu lượng sử dụng thấp, có diện tích mặt bằng như miền núi, hải đảo, trang trại.
Mặt khác, mùn cưa chưa được hoạt hóa dễ bị phá vỡ cấu trúc làm giảm độ rỗng gây
khó khăn cho quá trình hấp thu oxy, và vì thế sẽ làm giảm khả năng phân hủy sinh
học.
Tại Việt Nam, đặc biệt là ở những địa điểm công cộng, lưu lượng sử dụng
lớn, diện tích mặt bằng thiếu, Bio-toilet dùng mùn cưa là không hợp lý. Tại đây, đòi
hỏi toilet có hiệu quả xử lý cao, không mùi, diện tích nhỏ.
Giá thể sinh học bằng than cacbon hóa tre là một phương pháp giải quyết
hữu hiệu. Với những đặc điểm của than cacbon hóa như đã trình bày ở trên, than
làm giá thể vi sinh sẽ giúp tăng số lượng vi sinh vật, việc đảo trộn tăng khả năng
tiếp xúc của vi sinh vật với chất thải cộng với kiểm soát độ ẩm tốt sẽ làm tăng đáng
kể hiệu quả xử lý chất thải hữu cơ của Bio toilet. Khi chất thải phân hủy nhanh
thành hơi nước và khí CO2, mùi sẽ được triệt tiêu nhanh chóng. Hơn nữa, với đặc
điểm cấu trúc lỗ trên bề mặt, mùi một phần cũng được xử lý bằng hấp phụ với
những lỗ có kích thước nhỏ.
1.3. Tổng quan các chủng vi sinh phân hủy chất thải hữu cơ
Trong quá trình xử lý chất thải hữu cơ, vi sinh vật đóng vai trò quan trọng và
quyết định nhất trong việc chuyển hoá các hữu cơ như xenluloza, hemixenluloza,
tinh bột, protein,... thành các chất khoáng và mùn. Vì vậy, hiện nay ở nước ta đã và
đang sử dụng rất nhiều loại chế phẩm vi sinh được sản xuất trong nước cũng như
nhập ngoại vào quá trình xử lý chất thải, nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phân huỷ
chất thải mang lại hiệu quả cao hơn.
1.3.1. Cơ chế phân giải chất hữu cơ trong tự nhiên bằng vi sinh vật
Công nghệ sinh học truyền thống thường sử dụng các chủng vi sinh vật thuần
khiết đã được chọn lọc và tối ưu điều kiện lên men để tổng hợp các sản phẩm đặc
hiệu. Môi trường lên men thường giới hạn ở các thành phần đã biết làm nguồn năng
lượng và nguồn dinh dưỡng. Vi sinh vật học là một ngành khoa học chỉ quan tâm
nghiên cứu: sinh trưởng, phát triển, sinh khối và các sản phẩm liên quan đến điều
kiện nuôi cấy các chủng sản thuần khiết trong môi trường dinh dưỡng xác định.
Nhưng công nghệ phân huỷ các chất bằng vi sinh vật dựa trên cơ sở loại bỏ
hỗn hợp nhiều chất có trong chất thải và tái sử dụng chúng. Trong chất thải, nồng
độ của các chất hoà tan thường là thấp, phần lớn hợp chất cao phân tử khó hoà tan
và khó phân huỷ. Do vậy, xử lý môi trường hỗn hợp gồm nhiều chất ô nhiễm bằng
cách sử dụng nhiều chủng vi sinh sẽ tăng cường khả năng phân huỷ các chất, giảm
thời gian cần thiết dẫn đến giảm giá thành sản phẩm.
Việc tìm hiểu tính đa dạng vi sinh vật tham gia vào quá trình phân huỷ các
chất trong hệ sinh thái đất và nước là cần thiết. Các nguyên lý sinh thái học trong
25
phân huỷ các chất trong việc xử lý chất thải đã được các nhà khoa học: Curds và
Hawkes (1975/1983), Mittchell (1972/1978) và Rheinheiner (1985) tìm ra và đề cập
nhiều trong các công trình nghiên cứu của mình.
Vi sinh vật luôn tham gia vào quá trình phân giải các chất. Tuy kích thước
của các vi sinh vật bé nhưng với số lượng lớn có trong đất và nước sẽ đóng vai trò
to lớn trong hệ sinh thái. Ví dụ, chúng tham gia vào quá trình oxy hoá NH4+ đến
NO3- và NO2- đòi hỏi phải có O2 và tiếp tục khử NO3 đến N2 đòi hỏi không có O2.
1.3.2. Các nhóm vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ trong tự nhiên
+ Các nhóm vi sinh vật phân giải tinh bột
Nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng sinh amilaza như vi khuẩn, nấm mốc, xạ
khuẩn và nấm men.
Các vi khuẩn gram dương đặc biệt là Bacillus thường tạo ra nhiều (-amilaza
hơn các vi khuẩn gram âm (Forgarty & Kelly, 1990). Ngoài (-amilaza ra, vi khuẩn
còn tạo ra - amilaza (- amilaza trước đây chỉ thấy ở thực vật). Ví dụ ( -amilaza
từ B. polymyxa, khi thủy phân tinh bột có thể tạo ra 92 - 94% maltoza. Đây là (-
amilaza đầu tiên được phát hiện ở vi khuẩn. Hoạt tính của nó gần giống như (-
amilaza của thực vật. Sau này, người ta tìm thấy (- amilaza ở một số vi khuẩn khác
như Acetobacter, B. megaterium, B. Cereus.
Khả năng sinh amilaza của nấm mốc là mạnh nhất trong các nhóm vi sinh vật.
Các giống nấm mốc điển hình có khả năng phân giải tinh bột mạnh đó là:
Aspergillus (A. niger, A. awamori, A. oryzae). Rhizopus (R. delemar, R. niveus..).
Xạ khuẩn cũng là một nhóm vi sinh vật có khả năng sinh amilaza mạnh, trong đó
Streptomyces là nhóm giữ vị trí tiên phong sinh amilaza (S. limosus, S. aurefaciens,
S. praecox ....). Nấm men là vi sinh vật ít thấy có khả năng tổng hợp amilaza. Tuy
nhiên, gần đây cũng đã có nhiều công bố về nấm men có khả năng thuỷ phân tinh
bột (Candida antaritica, lipomyces, ..).
+ Các vi sinh vật phân giải xenluloza
Trong tự nhiên có rất nhiều loại nấm, vi khuẩn và xạ khuẩn có khả năng phân
giải xenluloza. Các nghiên cứu cho thấy trong điều kiện hiếu khí, nấm thường
chiếm ưu thế và ngược lại trong điều kiện yếm khí vi khuẩn và xạ khuẩn chiếm ưu
thế. Các loại vi sinh vật có khả năng phân giải xenluloza mạnh mẽ thường thuộc về
các chi sau: Achromobacter, P.Seudomonas, Vibrio, Cellvibrio, Bacillus,
Cytophaga, Anginococcus, Micromonospora, Actinomyces, Streptomyces,
Streptospotangium, Fusarium, Aspergillus.
Trong tự nhiên, có rất nhiều loài vi sinh vật có khả năng phân huỷ xenluloza
bao gồm vi khuẩn, xạ khuẩn và các loài nấm.
26
Vi khuẩn: Là nhóm vi sinh vật được nghiên cứu nhiều. Năm 1785, lần đầu
tiên L. Popov đã phát hiện ra rằng các vi khuẩn kỵ khí tham gia vào quá trình lên
men xenluloza. Thế kỷ 19 các nhà khoa học đã phân lập đợc một số vi sinh vật kị
khí có khả năng phân giải xenluloza từ phân và dạ cỏ của động vật nhai lại. Năm
1902, V.L. Omelianski đã thuần khiết và mô tả 2 giống vi khuẩn phân giải
xenluloza và nêu ra 2 kiểu lên men xenluloza: Lên men hydro do loài Bacillus
cellulosae hydrogenicus và lên men metan - Bacillus cellulosae metanicus. Chúng
là vi khuẩn ưa ấm với nhiệt độ sinh trưởng tối ưu từ 30-35oC (Gusterov, 1970). Đầu
thế kỷ 20, ngoài những nhóm vi khuẩn kỵ khí, người ta phân lập được các nhóm vi
khuẩn hiếu khí ưa ấm, ưa nhiệt có khả năng phân giải xenluloza. Hơn nữa, trong
môi trường có độ ẩm cao hơn thường khả năng phân giải xenluloza và
hemixenluloza của các nhóm vi khuẩn cũng tăng lên.
- Vi khuẩn hiếu khí: Azotobacter, Flavobacterium, Archromobacter,
Pseudomonas, Bacillus, Cellulomonas, Vibrio, Cellvibrio, Cytophaga, Angioccocus,
Polyangium, Sporocytophaga, Sorangium, Archangium, Promyxobacterium,...
- Vi khuẩn kị khí: Người ta thường gọi quá trình phân giải xenluloza kị khí
là quá trình lên men xenluloza. Điển hình là vi khuẩn trong khu hệ vi sinh vật trong
dạ cỏ của động vật nhai lại: Ruminococcus flavofeciens, R. albus, R. parvum,
Bacteroides succinpgenes, Butyrivibrio fibriosolvens, Clostridium cellobioparum,
Cillobacterium cellosolvens...
Xạ khuẩn: Xạ khuẩn một nhóm vi khuẩn đặc biệt, Gram dương, hiếu khí, tế
bào đặc trưng bởi sự phân nhánh, thường có mặt quanh năm trong tất cả các loại
đất. Xạ khuẩn phân giải xenluloza được phân lập từ các mẫu đất, mùn rác, mẫu
mùn; ở những nơi có chứa xenluloza.
Các nhóm xạ khuẩn phân giải xenluloza: Micromonospora, Proactinomyces,
Nocardia, Actinomyces, Streptomyces, Streptosporangium, Thermomonospora,
Thermoactinomyces ....
Nấm: Có rất nhiều loài nấm phân giải xenluloza mạnh, nhưng phần lớn
chúng thường phân huỷ xenluloza khi độ ẩm cao và ở nhiệt 20-30oC, pH trong
khoảng từ 3,5-6,6. Vì vậy chúng thường phân huỷ xenluloza ở giai đoạn cuối của bể
ủ, khi nhiệt độ bể ủ lạnh đi.
Các loài nấm được nghiên cứu nhiều là: Trichoderma viride, T. reesei,
Fusarium solani, Phanerochaete chrysosporium. Penicilium pinophinum....Tuy
nhiên cũng có một số nấm ưa nhiệt (40-45oC) có thể sinh tổng hợp xenlulaza chịu
nhiệt, chúng sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng hoạt lực xenlulaza trong dịch
nuôi cấy lại thấp.
+ Các vi sinh vật phân giải protein
27
Proteaza được sinh tổng hợp từ nhiều loại vi sinh vật như: vi khuẩn, nấm sợi...
Hầu hết proteaza thương mại hiện nay đều được sản xuất từ vi khuẩn thuộc chi
Bacillus. Những proteaza chịu kiềm, chịu mặn thường được phân lập từ các chủng
vi khuẩn ưa kiềm, ưa mặn. Nấm mốc cũng là một nguồn cung cấp proteaza đa dạng,
một chủng nấm có thể tổng hợp được nhiều loại proteaza khác nhau. Ví dụ chủng
Aspergillus ozyzae sản sinh proteaza kiềm, axit và trung tính. Tuy nhiên, proteaza
có nguồn gốc từ nấm mốc lại kém bền so với vi khuẩn.
1.3.3. Cơ chế phân giải hợp chất cacbon trong tự nhiên bằng vi sinh vật
Giống như các quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tự nhiên, quá trình
phân giải hợp chất cacbon trong tự nhiên là quá trình sinh hoá phức tạp. Nhờ hoạt
động sống của vi sinh vật, một số lượng lớn chất hữu cơ bị phân giải và làm giảm
trọng lượng. Trong quá trình này, các hydratcacbon (tinh bột, xenluloza, pectin,
hemixenluloza, lignin...) được phân giải thành những phần nhỏ hơn, sinh khối vi
sinh vật mới được tạo thành đồng thời tạo ra các sản phẩm của quá trình trao đổi
chất, các chất khí (N2 ,CO2) .... Ngoài ra, tạo thành các axit hữu cơ như: axit focmic,
axit axetic, axit propionic, axit béo, axit lactic... Các chất này tiếp tục chuyển hoá
thành các sản phẩm khác.
Chu trình chuyển hoá hợp chất cacbon được chuyển hoá qua hàng loạt các
phản ứng hoá học. Xúc tác mỗi phản ứng là một enzym. Để duy trì sự sống, các vi
sinh vật sử dụng các sản phẩm do chúng phân huỷ hay do vi sinh vật khác chuyển
hoá. Trong quá trình chuyển hoá vật chất trong tự nhiên có nhiều loại vi sinh vật
cùng tham gia. Sản phẩm chuyển hoá của chủng vi sinh vật này lại là cơ chất cho vi
sinh vật khác, hoạt động của vi sinh vật diễn ra phức tạp và có mối liên quan chặt
chẽ.
Xenluloza là hợp chất cacbon phân bố nhiều nhất, là thành phần cơ bản của
tế bào thực vật và là nguồn cacbon dự trữ lớn nhất trong tự nhiên. Do vậy, sản phẩm
của quá trình phân giải xenluloza là một phần cơ bản nhất tạo nên phân hữu cơ và
mùn rác. Chúng giữ vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp.
Lên men xenluloza là quá trình phân giải kỵ khí nhờ các vi khuẩn khử sunfat
hay vi khuẩn sinh metan. Cơ chế hoá học của quá trình lên men xenluloza rất phức
tạp, song có thể tóm tắt theo các phương trình sau:
1. (C6H10O5)n + nH2O n C6H12O6
2. n C6H10O5 n CH3CH2CH2COOH + CH3COOH + H2 + CO2 + Kcal.
3. n C6H10O5 n CH3CH2CH2COOH + CH3COOH + CH4 + CO2 + Kcal.
Sơ đồ trên cũng chỉ là giả định, vì metan được hình thành hoặc do axit axetic
phân giải hoặc do CO2 hoàn nguyên nhờ phản ứng hydro:
28
1. CH3COOH CH4 + CO2
2. CO2 + 4H2 CH4 + 2H2O
Do vậy, lên men hydro lượng khí (CO2 + H+) chỉ bằng 1/3 trọng lượng
xenluloza bị phân giải, còn lên men metan thì lượng khí (CH4 + CO2) cao hơn, bằng
1/2 trọng lượng xenluloza bị phân giải. Nhờ có sự phân bố các vi sinh vật phân giải
xenluloza trong tự nhiên mới thực hiện được chu trình cacbon từ xenluloza
(Gusterov, 1970).
Quá trình phân huỷ các hợp chất chứa nitơ trong tự nhiên:
Nhiều vi sinh vật có khả năng chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ, nhưng vi
khuẩn được chú ý nhiều vì chúng vai trò quyết định trong tất cả các bước chuyển
hóa của vòng tuần hoàn nitơ.
- Quá trình amôn hóa và vi khuẩn amôn hóa
Nhóm này phân giải protein và các hợp chất hữu cơ chứa nitơ tạo thành
amonia (NH3). Tất cả các vi khuẩn amôn hóa đều tiết men phân giải protein vào môi
trường. Các sản phẩm đặc trưng của quá trình phân giải protein là NH3 (ở pH trung
tính có dạng ion là NH4) và H2S.
Trong quá trình phân giải protein có thể xảy ra trong điều kiện kỵ khí và hiếu
khí. Trong điều kiện hiếu khí, các hợp chất hữu cơ được phân giải bởi các loài trong
chi Bacillus và Pseudomonas. Một số loài trong chi Clostridium thực hiện quá trình
amôn hóa trong điều kiện kỵ khí. Cũng như các vi sinh vật phân hủy các hợp chất
hữu cơ nói chung, hoạt động của nhóm vi khuẩn amôn hóa giúp loại bỏ các chất
hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước nuôi tôm.
- Quá trình nitrat hóa
Nitrat hoá là quá trình oxy hoá amon thành nitrat được thực hiện bởi
* Giai đoạn nitrat hoá I (quá trình nitrit hoá)
NH4 + HCO3- + O2 + PO42- NO2- + SKTB
Đây là quá trình oxy hóa amon thành nitrit nhờ hai enzym là Amonia
monooxygenaza và Hydroxylamin oxydoreductaza.
* Giai đoạn nitrat hóa II (quá tình nitrat hóa)
NO2- + HCO3- + O2 + PO42- NO3- + SKTB
Đây là giai đoạn oxy hóa nitrat do enzym Nitrit oxydaza và Cytochrom
oxydaza.
29
Quá trình nitrat hoá chủ yếu được thực hiện dưới tác động của nhóm vi khuẩn
hiếu khí hoặc hiếu khí tùy tiện. Chúng bao gồm một số đại diện như: Pseudomonas,
Azospirillum, Rhizobium, Bacillus.
- Quá trình phản nitrat hoá
Trong điều kiện tự nhiên, sự chuyển hoá nitrat hoá hoặc nitrit thành các hợp
chất nitơ dạng khí được gọi là quá trình phản nitrat hoá. Quá trình khử nitrat đến
nitơ phân tử là quá trình phản nitrat hoàn toàn.
Quá trình phản nitrat hoàn toàn xảy ra qua bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn do một
emzym xúc tác.
( Giai đoạn 1: Khử nitrat thành nitrit do enzym Nitrat reductaza)
( Giai đoạn 2: Khử nitrit thành oxit nitơ (NO) do enzym Nitrit reductaza)
( Giai đoạn 3: Khử NO thành N2O do enzym Dinitro reductaza)
( Giai đoạn 4: Khử N2O thành N2 do enzym Dinitro reductaza)
Quá trình phản nitrat hoá có thể được thực hiện nhờ các loại vi khuẩn Pseudononas,
Alcaligenes, Azospirillum, Rhizobium, Rhodopseudomonas, Bacillus. Các vi khuẩn
phản nitrat hoá có hại cho nông nghiệp vì làm mất nguồn dinh dưỡng NO3- cho cây
nhưng chúng lại rất có lợi cho quá trình xử lý nước thải vì loại được nguồn nitơ độc
hại.
1.3.4. Chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong xử lý hầm cầu và nước thải ở Việt Nam
Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã và đang có hàng trăm các chế phẩm vi
sinh được lưu hành được sản xuất trong nước và nhập khẩu: Chế phẩm vi sinh
Microphốt của Công ty Cổ Phần sinh hoá Nam Định, chế phẩm DW 98 Công ty
sinh hoá Việt Nam, BIO-Phốt của công ty Vi sinh môi trường, nhìn chung thành
phần chính của các chế phẩm trên đều có chứa các vi sinh vật có tác dụng phân huỷ
các hợp chất hữu cơ như tinh bột, protein và xenluloza. Do tính chất của các vi sinh
vật sử dụng để sản xuất chế phẩm cũng như công nghệ sản xuất lên hiệu quả phân
huỷ chất thải trong bể phốt của các chế phẩm rất khác nhau. Cho đến hết năm 2010,
các chế phẩm vi sinh trên khi lưu hành chưa có cơ quan nào kiểm định đánh giá
chất lượng. Theo thông tư 19/2010 của Bộ tài Nguyên và môi trường các chế phẩm
sinh học dùng trong xử lý môi trường khi lưu hành ở Việt Nam phải xin cấp phép
lưu hành chế phẩm.
Chế phẩm vi sinh BIOMIX1 của phòng Vi sinh vật môi trường, Viện Công nghệ
môi trường:
Thành phần vi sinh vật: Mật độ vi sinh vật hữu hiệu: 109 CFU/gam
30
Bao gồm các chủng vi khuẩn Bacillus Subtilis và các chủng xạ khuẩn thuộc chi
Streptomyces.
Công dụng của chế phẩm BIOMIX 1: Có tác dụng phân huỷ các thải hữu cơ, khử
mùi và ức chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn Coliform trong chất thải. Chế phẩm
đã và đang được sử dụng trong xử lý phế nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh và
sử dụng để bổ sung vào chất độn lót chuồng nuôi gia cầm tại Vĩnh Phúc và 1 số địa
phương khác.
Trong luận văn này, tôi sử dụng chế phẩm BIOMIX 1 để bổ sung vào chất
mang cacbon trong quá trình thí nghiệm cho chế tạo Biotoilet khô.
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là chất thải sinh học của người (phân
và nước tiểu). Được lấy trực tiếp từ các cán bộ nghiên cứu của Viện Công nghệ môi
trường.
2.1.1. Phân
Phân là sản phẩm chất thải của hệ thống tiêu hoá của con người bao gồm
Hydratcarbon chiếm đến 37 - 40%, protein, các chất khoáng 5 - 10%, nước chiếm
50 - 55% và các vi sinh vật gây bệnh, chủ yếu là nhóm Coliform.
2.1.2. Nước tiểu
Nước tiểu là một chất lỏng được thận sản xuất để loại bỏ các chất thải từ
máu. Nước tiểu người có màu vàng trong và có thành phần rất phức tạp. Nước tiểu
bao gồm chủ yếu là nước cùng với các chất hữu cơ hoà tan như ure, creatinine, axit
uric, vết của một số enzyme, cacbonhydrat, axit béo và các ion vô cơ như Natri
(Na+), Kali (K+), clorua (Cl-), magie (Mg2+), canxi (Ca2+), amoni (NH4+), sulfat
(SO42-) và phốt phát.
Thành phần hoá học điển hình trong nước tiểu là:
Bảng 2.1. Thành phần hoá học trong nước tiểu
31
Nước Urê Clorua Natri Kali Creatinin
95% 9,3g/l 1,87g/l 1,17g/l 0,750g/l 0,670g/l
2.1.3. Giá thể sinh học - than cacbon hoá tre
Hiện nay, giá thể sinh học rất đa dạng, phong phú. Trên thế giới, Bio-toilet
thường dùng mùn cưa là giá thể sinh học bởi giá thành rẻ và tính tận dụng rác thải
của nó.Tuy nhiên, vì là gỗ chưa được hoạt hoá, diện tích bề mặt thấp nên hiệu suất
không cao, số lượng dùng lớn kéo theo thể tích bể phản ứng lớn. Vì vậy, Bio-toilet
dùng mùn cưa chỉ thích hợp với điều khiện lưu lượng sử dụng thấp, có diện tích mặt
bằng như miền núi, hải đảo, trang trại.
Tại Việt Nam, đặc biệt là địa điểm công cộng, lưu lượng sử dụng lớn, diện
tích mặt bằng thiếu, Bio-toilet dùng mùn cưa là không hợp lý. Tại đây, đòi hỏi toilet
có hiệu quả xử lý cao, không mùi, diện tích nhỏ. Chính vì vậy, giá thể sinh học bằng
than cacbon hoá tre là một phương pháp giải quyết hữu hiệu.
Ưu điểm của than cacbon hoá tre là có thành phần TOC rất cao có thể tự
phân huỷ theo thời gian. Cấu trúc, mật độ lỗ trên than được phân tích trên thiết bị
Scanning Electron Micrograph (SEM). Hình 2.1 cho thấy, đại đa số lỗ trên than có
kích thước ở cỡ macro D> 50nm, thích hợp cho làm giá thể dính bám của vi sinh
vật. [5]
2.1.4. Chế phẩm vi sinh BIOMIX 1
Chế phẩm bao gồm các chủng vi khuẩn Bacillus Subtilis và các chủng xạ
khuẩn thuộc chi Streptomyces. Chế phẩm này có tác dụng phân huỷ các chất thải
Hình 2.1- Hình ảnh SEM của than cacbon hóa ở
32
hữu cơ, khử mùi và ức chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn Coliform trong chất
thải. Thành phần của chế phẩm vi sinh gồm các chủng vi khuẩn Bacillus Subtills và
các chủng xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces. Mật độ vi sinh vật hữu hiệu là 109
CFU/gam.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập tài liệu
Đây là phương pháp nghiên cứu các tài liệu, sách, báo, tạp chí, các báo, tham
luận ngành...Để tìm kiếm, thu thập thông tin có liên quan đến đề tài mình đang quan
tâm. Qua những thông tin này ta có thể có được những nhận định, đánh giá chính
xác mang tính logic và thuyết phục cao.
Sau khi áp dụng phương pháp tài liệu đã thu nhập được những thông tin có
liên quan đến đề tài như sau:
- Tổng quan về công nghệ Bio-toilet khô và những ứng dụng trên thế giới.
- Các loại vật liệu đệm sinh học, đặt biệt là đặc điểm của than cacbon hoá, từ đó lựa
chọn được chế phẩm vi sinh thích hợp với công nghệ Bio-toilet khô.
+ Phương pháp thực nghiệm
Đây là phương pháp được dùng trong quá trình tiến hành nghiên cứu công
nghệ Bio-toilet khô. Qua đó tìm ra các thông số, các số liệu thực nghiệm như: độ
pH, độ ẩm phù hợp của than cacbon hoá tre và chế phẩm vi sinh. Đặc biệt tôi quan
tâm đến chỉ tiêu về mùi (H2S, NH3), tỷ lệ phối trộn của giá thể, chế phẩm vi sinh và
lượng chất thải phù hợp; tốc độ khuấy trộn tối ưu nhất để việc tiến hành áp dụng
công nghệ có kết quả cao hơn.
+ Phương pháp đo mật độ vi sinh vật
Trong luận văn này, mật độ vi sinh được xác định bằng phương pháp đếm số
lượng khuẩn lạc trên môi trường đặc.
Nguyên lý của phương pháp: Đối với vi sinh vật đơn bào, ta có thể xem mỗi
khuẩn lạc là kết quả của sự phát triển từ một tế bào ban đầu. Do vậy đếm số khuẩn
lạc trên môi trường đặc sẽ cho ta kết quả về số lượng vi sinh vật ban đầu.
Tiến hành:
33
Phương pháp làm môi trường nuôi cấy
- Cân, đong thật chính xác từng thành phần môi trường cho vào bình tam giác, sau
đó đem khử trùng môi trường ở 121o C trong 30 phút.
- Phân phối môi trường đã khử trùng vào các đĩa Petri (tiến hành thao tác này trong
tủ cấy vô trùng). Các thao tác phân phối vi sinh phải nhanh, gọn, khéo léo để môi
trường không dính lên miệng dụng cụ hoặc nút bông và việc phân phối cần thực
hiện xong trước khi môi trường bị đông đặc
Những điểm cần chú ý:
- Thao tác đổ thạch phải hết sức khẩn trương và khéo léo để hạn chế sự nhiễm
khuẩn.
- Mặt thạch phải phẳng, nhẵn, có độ dày khoảng 2mm. Thông thường cứ 1/4 lít môi
trường có thể phân phối được 22 - 25 đĩa petri.
- Sau khi đổ môi trường vào đĩa petri, 1 - 2 ngày sau khi kiểm tra lại xem môi
trường có bị nhiễm khuẩn không rồi mới sử dụng.
Phương pháp xác định số lượng tế bào vi sinh vật
Lấy mẫu: Tuỳ theo loại vật phẩm cần xác định mà ta lấy mẫu để nghiên cứu với số
lượng và khối lượng khác nhau cho phù hợp. Yêu cầu của việc lấy mẫu bao gồm:
- Lấy mẫu có tính chất đại diện
- Lượng mẫu lấy vừa phải, đủ để phân tích các đặc tính lý, hoá, sinh học.
- Dụng cụ lấy mẫu, chứa mẫu phải vô trùng
- Lấy mẫu xong phải phân tích ngay và không được để quá 24h.
- Mẫu lấy phải có nhãn ghi ký hiệu và ghi vào sổ những đặc điểm của mẫu và nơi
thu mẫu.
Pha loãng mẫu: Chuẩn bị một số bình tam giác chứa 90 ml nước cất vô trùng, một
số ống nghiệm chứa 9ml nước cất vô trùng và đầu côn 1ml vô trùng (đầu côn dùng
cho pipetman).
- Cân 10 g mẫu cho vào bình tam giác chứa 90 ml nước cất vô trùng, lặc đều 5 phút,
để lắng 30 giây rồi tiếp tục pha loãng mẫu theo dãy thập phân.
- Tuỳ theo sự ước đoán số lượng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_chuaphanloai_144_3413_1870012.pdf