Luận văn Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực đại học quốc gia Hà nội tại Hòa lạc và các xã lân cận

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 3

2. Mục tiêu, nhiệm vụ. 4

3. Phạm vi nghiên cứu. 5

4. Cơ sở tài liệu . 5

5. Kết quả và ý nghĩa. 5

6. Cấu trúc luận văn. 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 7

1.1. Các vấn đề lý luận quy hoạch bảo vệ môi trường trên cơ sở tiếp cận

địa lý tổng hợp. 7

1.1.1. Những vấn đề cơ bản về quy hoạch bảo vệ môi trường. 7

1.1.2. Lý luận về xác lập cơ sở cho định hướng QHBVMT khu vực xây dựng ĐHQG tại

Láng Hòa Lạc và các xã lân cận. 12

1.2. Các quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu. 17

1.2.1. Các quan điểm nghiên cứu. 17

1.2.2 Quy trình nghiên cứu . 20

1.2.3. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng. 22

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ KHU VỰC NGHIÊN

CỨU VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG . 25

2.1. Các điều kiện tự nhiên và vai trò của nó với nền kinh tế khu vực

nghiên cứu. 25

2.1.1. Vị trí địa lý. 25

2.1.2. Địa chất, địa mạo và tài nguyên khoáng sản . 26

2.1.3. Khí hậu – thủy văn . 34

2.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng. 39

2.1.6. Thảm thực vật . 40

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng. 41

2.2.1. Dân cư và lao động. 41

2.2.2. Cơ cấu kinh tế. 43

2.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật . 45

pdf103 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực đại học quốc gia Hà nội tại Hòa lạc và các xã lân cận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng diện tích đất tự nhiên 8822,2 ha, hiện trạng sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu được chia thành 3 nhóm chính: Đất nông nghiệp 5597,69 ha (63,45%) , đất phi nông nghiệp 2934,26 ha(33,26%), đất chưa sử dụng 290,25 ha (3,29%). Nhìn chung cơ cấu sử dụng đất các xã khu vực nghiên cứu vẫn thiên về sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất chưa sử dụng tập trung ở xã Yên Bình, hiện nay đang được tích cực đầu tư, khai thác sử dụng để tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất. Tuy nhiên, việc khai thác còn gặp nhiều khó khăn do địa hình dốc, nguồn nước tưới không đảm bảo. Hình 2.8. Cơ cấu sử dụng đất khu vực nghiên cứu năm 2007 (Nguồn 17) 47 Từ năm 2000 trở lại đây đã có sự chuyển biến rõ rệt về cơ cấu sử dụng đất theo hướng tăng dần diện tích đất phi nông nghiệp (từ 25,47% năm 2000 tăng lên 33,26% năm 2007), giảm diện tích đất nông nghiệp (từ 70,28% năm 2000 xuống 63,45% năm 2007) và đất chưa sử dụng (từ 4,25% năm 2000 giảm xuống 3,29% năm 2007). Trong đó diện tích đất nông nghiệp giảm do diện tích rừng giảm từ 53,38% năm 2000 xuống còn 41,21% năm 2007. Mục đích chuyển đổi chủ yếu sang trồng màu và đất ở. Vì vậy diện tích đất phi nông nghiệp tăng từ 25,47% năm 2000 lên 33,26% năm 2007, và diện tích đất canh tác tăng từ 19,48% lên 24,22%. Sự giảm đất rừng ở đây chủ yếu do san đồi làm nhà ở và xây dựng nhà máy. Điều này làm tăng xói mòn đất và làm giảm lượng nước ngầm của khu vực. Vì vậy trong thời gian tới cùng với việc nhận thức rõ vài trò của rừng đối với sự biến đổi tính chất đất và lớp phủ thực vật, diện tích rừng phải được quy hoạch tăng song song với việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng để tránh tình trạng khai thác và chặt phá bừa bãi gây suy giảm diện tích rừng. % Hình 2.10. Biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu năm 2000- 2007 % Năm Hình 2.9. Biểu đồ biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu năm 2000-2007 48 Ảnh 1:Đất trồng màu thôn Cố Đụng xã Tiến Xuân Ảnh 2: Đất trồng chè xen kẽ trồng nhãn xã Thạch Hòa Ảnh 3 – 4: Đất trồng sắn và khu phơi sắn (đường sân bay Hòa Lạc) xã Thạch Hòa Ảnh 5: Đất trồng cây ăn quả (nhãn, bưởi) thôn Cố Đụng xã Tiến Xuân Ảnh 6: Đất trồng cây ăn quả (chuối) xóm Dục xã Yên Bình Ảnh 7: Đất trồng rừng sản xuất (keo) thôn Đồng Cao xã Tiến Xuân Ảnh 8: Đất trồng rừng sản xuất (keo) non xã Thạch Hòa b- Tài nguyên rừng Rừng phân bố chủ yếu ở vùng núi thấp và vùng gò đồi thoải với tổng diện tích chiếm 15% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2003 và tăng lên hơn 41,21% năm 2007, với tỷ lệ che phủ hơn 85%. Trong đó, chủ yếu là rừng sản xuất chiếm tới 71,43% tổng diện tích đất lâm nghiệp (khoảng 1270,84 ha), một số ít rừng phòng hộ 18,61% diện tích đất lâm nghiệp (331,03 ha) chủ yếu nằm trên địa bàn xã Thạch Hòa, còn lại một diện tích nhỏ là rừng đặc dụng 9,97% diện tích đất lâm nghiệp (177,3 ha) thuộc ranh giới xã Yên Bình. Hiện nay diện tích rừng đang có nguy cơ giảm do chặt phá san đồi làm đất xây dựng nhà ở, nhà máy. Theo thống kê, diện tích rừng trồng chuyển sang đất dân cư từ năm 2000 tới năm 2007 là 40,57 ha, sang đất mặt nước 0,08 ha. Diện tích đất rừng giảm kéo theo nhiều vấn đề môi trường to lớn như xói mòn đất, giảm mực nước ngầm dẫn tới cạn nước của các sông hồ vào mùa khô ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của người dân. c- Tài nguyên nước 49 Tài nguyên nước của khu vực khá phong phú, với hai hệ thống sông lớn là sông Cò, sông Vai Cả, cùng với các hồ ở vùng gò đồi là nguồn cung cấp nước duy nhất cho các hoạt động sản xuất của khu vực. Còn nguồn nước sinh hoạt của người dân là nước ngầm tức giếng đào (62,25%) với độ sâu trung bình 10-15m, 26,49% sử dụng nước giếng khoan sâu 30-40m, có hộ khoan sâu tới 50m ( hộ ông Hoàng Văn Thịnh, thôn 7 –Thạch Hòa). 1,33% sử dụng nước tự nhiên dẫn từ thung về. 15 hộ sử dụng nước máy từ dự án cấp nước sạch của UNICEF (9,93%). Chủ yếu ở xã Tiến Xuân. 2.3.2. Vấn đề môi trường a- Môi trường đất * Ô nhiễm môi trường đất tiềm ẩn + Từ hoạt động sản xuất nông nghiệp Hoạt động canh tác sử dụng 24% diện tích đất tự nhiên của toàn khu vực với các mục đích: trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp. Trong đó tác động lớn nhất đến tài nguyên đất là loại hình trồng lúa theo hai hướng chính: tích cực: cải tạo đất (bón phân, cày xới, tưới tiêu giúp tăng độ phì, độ ẩm cho đất); tiêu cực: khai thác triệt để không để cho đất có thời gian phục hồi dẫn đến đất nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng, độ phì thấp, cải tạo đất không đúng kỹ thuật, liều lượng làm ô nhiễm môi trường đất (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật tồn dư đi sâu vào đất). Phân bón: Trong trồng trọt để cây trồng tạo sinh khối lớn, một yêu cầu tất yếu là bón phân. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón ở khu vực nghiên cứu lại phụ thuộc vào kinh tế và kinh nghiệm chứ không theo chuẩn kỹ thuật. Đa phần các hộ dân ở Tiến Xuân và Yên Bình có tập quán sử dụng phân Bắc và phân chuồng tươi để bón lót, sử dụng phân hóa học để bón thúc. Phân bón lót do chưa ủ hoặc ủ chưa đúng kỹ thuật nên khi bón cây không tiêu được hết, có nhiều trứng giun, vi khuẩn gây ô nhiễm môi trường đất. Một loại rác thải rắn từ nông nghiệp là vỏ bao phân bón và vỏ bao thuốc trừ sâu không xử lý triệt để cũng ảnh hưởng tới môi trường đất khi mà chúng bị vứt bỏ tự do. Theo kết quả điều tra thực địa 50,99% hộ tái sử dụng bao bì phân bón, 8,6% đốt bỏ, 7,94% chôn lấp, 1,32% vứt đi và 31,5% không cung cấp thông tin. Bao bì đựng thuốc trừ sâu thì được 25,82% đem đốt, 16,55% chôn lấp, 23,84% vứt đi, 50 32,47% không cung cấp thông tin và có 2 hộ thuộc xã Tiến Xuân tái sử dụng (1,32%). Tiến Xuân cũng là xã không xử lý bao bì thuốc trừ sâu mà vứt đi cao nhất trong số các xã là 38,63%. Khi mưa xuống, nước sẽ làm thuốc trừ sâu còn sót lại trong vỏ bao bì thuốc trừ sâu đi sâu vào đất. Nguồn [12] + Quần cư: Khu vực quần cư luôn có rác thải và nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi. Hiện nay khu vực nghiên cứu, đời sống người dân còn thấp, rác đa phần là các hộ tự xử lý. Rác được tập trung lại trong góc vườn, nơi đất trống rồi đốt (theo kết quả điều tra thực địa là 96,04%), hoặc chôn lấp. Nước thải sinh hoạt theo kết quả điều tra có hơn 19% để chảy tràn ra vườn, đất sau nhà thấm vào đất. Ảnh 9:Rác thải sinh hoạt đổ ven rừng xã Thạch Hòa Ảnh 10: Rác thải sinh hoạt đổ trong vườn ở thôn Gò Chè xã Tiến Xuân * Xói mòn đất Thực trạng môi trường đất của khu vực xây dựng trường ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc và các xã lân cận đang bị xói mòn, rửa trôi làm mất dần đất màu. Các quá trình địa mạo động lực ngoại sinh diễn ra mạnh mẽ như quá trình xói mòn, rửa trôi, laterit hóaNguyên nhân sâu xa của quá trình này do lớp phủ thực vật bị suy giảm, có nơi mất hẳn lớp phủ thực vật nên bị mưa tác động trực tiếp vào bề mặt đất, bóc tách vật liệu và di chuyển tích tụ xuống thung lũng theo dòng chảy mặt. Các vật liệu này lấp đầy các lòng dẫn nước, nước lưu thông khó dẫn tới tình trạng lầy hóa và thiếu nước vào mùa khô gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất. Vì vậy, chống được xói mòn đất không chỉ đảm bảo nguồn tài nguyên đất mà còn đảm bảo cho nguồn tài nguyên nước. 51 Ảnh 11:Khe rãnh xói mòn do xẻ núi ở xã Tiến Xuân Ảnh 12:Khe rãnh xói mòn trên sườn đồi xã Thạch Hòa Quá trình xói mòn đất do mưa phụ thuộc nhiều yếu tố như độ dài sườn, độ dốc sườn, thảm thực vật, khối lượng dòng chảy, tác động của con người Cơ chế này đã được khái quát theo phương trình mất đất phổ dụng (USLE) của M.N Wischmeier và D.O.Smith (1965) để tính xói mòn đất theo đơn vị lưu vực: X = R.K.L.S.C.P Trong đó X là lượng đất tổn thất do xói mòn trong năm (tấn/ha/năm);R là hệ số xói mòn do mưa; K là hệ số quan hệ của đất với xói mòn; L hệ số quan hệ của chiều dài sườn với xói mòn; S hệ số quan hệ độ dốc với xói mòn; C hệ số quan hệ của lớp phủ thực vật với xói mòn; P hệ số quan hệ của các biện pháp chống xói mòn. [28] Theo Nguyễn Vi Dân “độ dốc tăng lên 4 lần thì tốc độ dòng chảy sẽ tăng lên gấp đôi, nếu tốc độ dòng chảy tăng lên gấp đôi thì những vật chất do dòng chảy có khả năng lôi cuốn sẽ tăng lên 64 lần”. Như vậy, ảnh hưởng lớn nhất đến xói mòn là nhân tố địa hình. Khu vực nghiên cứu có diện tích đồi núi chiếm 41,84% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích sườn dốc >25o là 24,38% tập trung chủ yếu ở hai xã Tiến Xuân và Yên Bình. Kết hợp với đó là điều kiện thời tiết của khu vực có mưa tập trung vào 6 tháng (tháng IV đến tháng IX) chiếm 80-90% tổng lượng mưa cả năm. Nên khả năng xói mòn mất đất ở hai xã này là rất lớn. Phần thung lũng có độ dốc thoải hơn, lượng xói mòn mất đất trên cùng một đơn vị diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với vùng núi. Bảng2.9. Bảngthống kê diện tích theo mức độ xói mòn của khu vực nghiên cứu 52 Cấp Mức độ xói mòn (tấn/ha/năm) Diện tích (ha) % 1 0 – 0,003 6259,34 70,95 2 0,003 – 0,009 724,82 8,22 3 0,009 – 0,018 623,58 7,07 4 0,018 – 0,03 468,13 5,31 5 0,03 – 0,05 381,54 4,32 6 0,05 – 0,08 217,84 2,47 7 0,08 – 0,75 122,74 1,39 8 0,75 – 0,8 24,21 0,27 Tổng 8822,2 100 Từ bảng thống kê trên cho thấy, mức độ xói mòn ở các phần thung lũng (chân đồi, chân núi, bãi bồi) là rất yếu, chỉ làm mất lượng đất từ 0 – 0,003 tấn/ha/năm. Tuy nhiên, phần diện tích này lại chiếm tới hơn 70% lãnh thổ nên cũng cần phải được quan tâm. Mức mất đất xói mòn tăng dần theo độ cao địa hình, độ dốc địa hình. Vì vậy đối với các sườn dốc của núi Viên Nam, núi Đồng Lụa, núi Cột Cờ, núi Múc và các đồi sót, cần bảo vệ độ che phủ của thảm thực vật để giảm mức tác động của mưa tới mặt đất, tăng độ ẩm đất, giảm dòng chảy mặt hạn chế được lượng mất đất do xói mòn tối đa. Hình 2.11. Sơ đồ xói mòn đất khu vực nghiên cứu * Trượt lở đất: khu vực nghiên cứu có tai biến trượt lở đất đã xảy ra ít. Chỉ có 6/151 phiếu cho rằng ở đây đã từng bị sạt lở đất. b- Môi trường nước * Chất lượng nước - Nước ngầm: Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho người dân khu vực nghiên cứu. Nhìn chung chất lượng nước ngầm tốt. Các quan sát rút ra 53 tư các mẫu bơm thử nghiệm tiến hành cho quy hoạch tổng thể khu Hòa Lạc tại 3 hố khoan sâu 74 m cho thấy nước ngầm ở đây đều đáp ứng các thông số của tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Theo kết quả điều tra thực tế từ các hộ gia đình cũng có nhận định tương tự: có 84,77% hộ tự đánh giá nguồn nước có chất lượng nước rất tốt; 5,3% hộ cho rằng nước có chứa sắt hoặc kẽm, 3,31% hộ đánh giá nước bị đục hoặc có váng. 6,62% chỉ biết là nước có vấn đề do nhiều nguyên nhân nhưng không cụ thể (cho rằng nước có chất làm nhiễm bệnh gan – bác Nguyễn Xuân Mậu, thôn 10 –Thạch Hòa ). Hình 2.12. Biểu đồ đánh giá chất lượng nước ngầm [12] - Nước mặt: Chất lượng nước sông theo mẫu tại ngã ba ngòi Nà Mương thuộc khu vực trường ĐHQG Hà Nội, xã Thạch Hòa (nơi hội tụ nước của tất cả các con suối, với vĩ độ: 2324295 và kinh độ: 552856) vào hai thời điểm 26/3/2010 (NM1) và 13/9/2010 (NM2) cho thấy: + Các chất hữu cơ: không bị ô nhiễm. + Các chất dinh dưỡng: (1) Hàm lượng amoni tại vị trí quan trắc vượt giới hạn quy chuẩn cho phép 2,9 lần (NM2). (2) Nitrit tại vị trí quan trắc vượt giới hạn quy chuẩn cho phép từ 1,6 lần (NM1) đến 2,6 lần (NM2). (3) Hàm lượng vi khuẩn coliform vượt giới hạn quy chuẩn cho phép từ 1,5 lần ở cả hai mùa. (4) Hàm lượng dầu mỡ tại hầu hết các vị trí quan trắc vượt giới hạn quy chuẩn cho phép 8,9 lần vào mùa lũ, và 3 lần vào mùa kiệt. + Hàm lượng các kim loại nặng 54 (5) Hàm lượng Hg tại vị trí quan trắc vượt giới hạn quy chuẩn cho phép 2 lần vào mùa lũ, và 1,7 lần vào mùa khô. (6) Hàm lượng Crom tại vị trí quan trắc vượt giới hạn quy chuẩn cho phép 1,2 lần vào mùa lũ. Chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu, nhìn chung vẫn còn khá tốt, ô nhiễm mang tính mùa vụ, mức độ nhẹ. Mùa nước lên cũng là thời điểm phục vụ hoạt động nông nghiệp mạnh nên nồng độ một số kim loại, dầu mỡ, chất dinh dưỡng tăng lên gây ô nhiễm. Bảng 2.10. Bảng kết quả phân tích mẫu nước ngòi Nà Mương xã Thạch Hòa STT Thông số quan trắc Đơn vị Kết quả (Tọa độ mẫu nước kinh độ: 0552856 Vĩ độ: 2324295) QCVN 08:2008/ BTNMT Cột B1 NM1 (26/03/2010) NM2 (13/09/2010) 1 pH - 6,8 6,8 5,5-9 2 DO mg/L 6,1 6,4 >4 3 COD mg/L 12 27 30 4 BOD5 mg/L <2 11 15 5 TSS mg/L 32 38 50 6 Amoni mg/L 0,03 1,44 0,5 7 Clorua mg/L 34,4 22,6 600 8 Florua mg/L 0,51 0,31 1,5 9 Nitrat (NO3 -) mg/L 0,76 2,43 10 10 Nitrit (NO2 -) mg/L 0,062 0,104 0,04 11 PO4 3- mg/L 0,15 0,26 0,3 12 Xianua (CN-) mg/L 0,01 0,01 0,02 13 Asen (As) mg/L <0,0001 0,0014 0,05 14 Chì (Pb) mg/L 0,0001 0,0004 0,05 15 Crom (Cr3+) mg/L 0,603 <0,005 0,5 16 Cu mg/L 0,037 0,018 0,5 17 Zn mg/L 0,05 <0,005 1,5 18 Ni mg/L 0,0026 0,0032 0,1 55 STT Thông số quan trắc Đơn vị Kết quả (Tọa độ mẫu nước kinh độ: 0552856 Vĩ độ: 2324295) QCVN 08:2008/ BTNMT Cột B1 NM1 (26/03/2010) NM2 (13/09/2010) 19 Sắt mg/L 0,21 1,04 1,5 20 Hg mg/L 0,0002 0,0017 0,001 21 Tổng dầu mỡ mg/L 0,89 0,3 0,1 22 Hóa chất BVTV clo hữu cơ  g/L 0,0036 0,0019 - 23 Hóa chất BVTV phospho hữu cơ  g/L 0,0047 0,0028 0,4 24 Hóa chất trừ cỏ  g/L <0,0001 0,0025 - 25 Coliform MPN/ 100mL 1,1x104 1,1x104 7,5x103 Nguồn (13) * Ô nhiễm môi trường nước - Do nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt hầu hết đều chưa qua xử lý và thải trực tiếp ra ngoài hệ thống cống chung chạy dọc các tuyến đường chính của khu vực nghiên cứu, một số có qua bể lắng tại nhà để tái sử dụng hoặc đổ vào cống chung. Theo kết quả phiếu điều tra thì chỉ có 29,14% hộ gia đình có bể lắng nước thải, 51,66% chảy ra cống chung. Hệ thống này đổ vào kênh mương dẫn nước và hệ thống sông, suối, hồ chảy qua khu vực định cư của hai xã. Vì thế, không chỉ gây ô nhiễm môi trường nước của hai xã mà theo dòng chảy sẽ gây ô nhiễm môi trường nước của khu xây dựng ĐHQG Hà Nội cũng như các khu vực hạ lưu phía dưới. Như vậy, mức độ lan của ô nhiễm môi trường nước ở đây là rất rộng. Trong khi đó, nước mặt là nguồn cung cấp chính và duy nhất cho nông nghiệp, ô nhiễm môi trường nước mặt sẽ ảnh hưởng lớn tới sản xuất. Từ đó, nó ảnh hưởng tới xã hội thông qua kinh tế và dịch bệnh. Như vậy, ô nhiễm nguồn nước không còn là vấn đề của riêng khu vực nghiên cứu mà nó là trở thành vấn đề của cả các vùng phía dưới khu vực hạ lưu. 56 Hình 2.13.Cơ cấu xử lý nước thải sinh hoạt của các xã - Do rác thải sinh hoạt: Do khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thu gom rác, đời sống của người dân chưa cao, nên hiện tượng xả rác tự do vẫn tiếp diễn và ngày một tăng lên. Ven các bờ sông, hồ, đập, suối, kênh, mương xuất hiện rác thải sinh hoạt, rác thải từ nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường nước và mất mỹ quan khu vực. Ảnh 13: Rác thải trong dòng sông Ngang xã Thạch Hòa Ảnh 14: Rác thải ven bờ ngòi Nà Mương xã Tiến Xuân - Do chăn nuôi gia cầm: 10,60% bức xúc về hiện tượng các trại chăn nuôi gà, lợn, vịt (quây lưới nuôi ngay trên sông) xả chất thải thẳng xuống sông, suối. * Vấn đề thay đổi dòng chảy của nước mặt: Có nhiêu nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi của dòng chảy mặt như sự bồi lắng (do đổ vật liệu, tích tụ đất từ quá trình xói mòn đất); sự thu hẹp dòng chảy, bề mặt nước vào mùa khô (nguyên nhân chính từ sự giảm nguồn nước ngầm); sự mở rộng dòng chảy do tác động của con người (nắn dòng làm khu du lịch ở xã Tiến Xuân) Những tác động này làm ảnh 57 hưởng tới quá trình xâm thực và tích tụ của sông, tốc độ dòng chảy, nhất là về mùa lũ. (Ảnh 15 đến 18) Ảnh 15: Lòng sông bồi lắng do đổ vật liệu xây dựng, và thu hẹp dòng vào mùa khô Ảnh 16: Đầm cạn nước vào mùa khô ở xã Thạch Hòa Ảnh 17:Nắn dòng làm khu du lịch sông Ngang đoạn cầu Bãi Dài xã Tiến Xuân (dự án Villas) Ảnh 18:Quy hoạch tổng thể dự án khu du lịch sinh thái Villas xã Tiến Xuân c – Môi trường không khí * Bụi và tiếng ồn: Khu vực nghiên cứu có mật độ dân cư thấp, cảnh quan khu vực nhiều cây xanh, mặt nước nên chất lượng môi trường không khí khu vực nghiên cứu rất trong lành, đôi nơi bị ô nhiễm cục bộ không đáng kể và mang tính tạm thời. Nguyên nhân một phần do hệ thống đường nội khu vực là đường đất vào mùa khô sẽ nhiều bụi, còn chủ yếu do có các dự án quy hoạch xây dựng đô thị, nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ, khu du lịch xanh ven sông nên môi trường không khí ở đây có sự ô nhiễm tiếng ồn, bụi cục bộ từ hoạt động giao thông và san lấp nền, xẻ đá xây dựng. Môi trường không khí dọc trục đường 21 và Đại lộ Thăng Long kéo dài chỉ được 2 hộ tại Tiến Xuân đánh giá là tốt (1,32%), có tới 84 hộ cho rằng quá bụi (từ giao thông, khai thác đá, san đắp nền) chiếm 55,63%; tiếng ồn quá lớn (do khai thác đá) là 36 hộ (23,84%). * Mùi: Chủ yếu từ chăn nuôi của trang trại lợn, vận chuyển phân, thức ăn cho trang trại này. Theo kết quả điều tra có 57 hộ thấy mùi khó chịu (từ chăn nuôi) chiếm 37,74% . 58 Hình 2.14. Biểu đồ đánh giá môi trường không khí [12] Ảnh 19: Lá cây phủ lớp bụi đất dày ven đường đất vào mùa khô xã Thạch Hòa. d – Môi trường rác thải rắn Khu vực nghiên cứu không chỉ chưa có hệ thống xử lý nước thải mà còn chưa có hệ thống thu gom rác thải tập trung. Đây thực sự là một áp lực lớn với môi trường khu vực khi mà tương lai, xây dựng đô thị hoàn thành, tập trung thêm hàng nghìn người. Theo kết quả điều tra thực tế, bình quân lượng rác thải sinh hoạt của một hộ là 2,5 – 3 kg/ ngày. Số khẩu của ba xã là 4.180 hộ, như vậy mỗi ngày lượng rác sinh hoạt thải ra tương ứng là 10.450-12.540 kg/ngày đêm. Rác thải ở đây được người dân tích lại rồi đốt bỏ (Kết quả điều tra có 96,04%), còn lại là chôn lấp và một phần rất nhỏ được thu gom không cố định - chiếm 1,32% (khu vực xã Yên Bình). Nhận xét chung: Các thông số của môi trường biến đổi theo mùa, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, thủy văn, hải văn và nhân sinh khu vực. Khu vực nghiên cứu, mức sống của người dân còn thấp, môi trường chưa được quan tâm chú trọng đích đáng đã và đang bắt đầu bị ô nhiễm. Tuy nhiên, các hoạt động công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi trường hầu như không có, chỉ lẻ tẻ một số các hoạt động với quy mô nhỏ, nên ô nhiễm ở đây không phức tạp chủ yếu từ nông nhiệp và xả thải của dân, khả năng khắc phục nhanh. Nhưng nếu không có biện pháp cải thiện kịp thời, mức ô nhiễm sẽ lớn dần, vượt qua mức chịu tải của môi trường khu vực và lây lan trên diện rộng theo dòng chảy rất khó kiểm soát. Vì vậy công tác kiểm soát ô nhiễm môi 59 trường ngay tại nguồn là tối ưu nhất. Nên môi trường khu vực nghiên cứu phải được bảo vệ ngay từ bây giờ. 2.4. Đặc điểm cảnh quan 2.4.1. Nguyên tắc thành lập bản đồ cảnh quan Bản đồ cảnh quan là một bản đồ tổng hợp phản ánh một cách đầy đủ, khách quan các đặc điểm của tự nhiên, mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các thành phần riêng lẻ của tự nhiên. Dựa vào đó làm cơ sở đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên- tài nguyên thiên nhiên, kinh tế- xã hội để lập quy hoạch sử dụng hợp lý, phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường. Có rất nhiều phương pháp để thành lập bản đồ cảnh quan. Khi sử dụng những phương pháp đó phải dựa trên những nguyên tắc nhất định mới không bị sai lệch, cụ thể là các nguyên tắc sau: nguyên tắc phát sinh hình thái, nguyên tắc tổng hợp và nguyên tắc bản đồ. Các nguyên tắc này có quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, giúp cho việc xây dựng một bản đồ tổng hợp thể hiện cấu trúc, chức năng của cảnh quan, đồng thời phản ánh được hiện trạng tự nhiên gần với hiện trạng sử dụng lãnh thổ hiện tại. - Nguyên tắc phát sinh hình thái: đây là nguyên tắc đòi hỏi phải phân tích chi tiết những quy luật phân hóa lãnh thổ khi xác định các đơn vị cảnh quan ở các cấp khác nhau, từ đó xác định được quá trình phát sinh, phát triển của các đơn vị cảnh quan và so sánh với quá trình phát triển hiện tại của cảnh quan giúp ta dự đoán sự phát triển tương lai của cảnh quan. Những đơn vị cảnh quan có cùng nguồn gốc phát sinh và hình thái tương đối giống nhau sẽ được xếp vào một đơn vị ở cấp lớn hơn, còn các đơn vị lãnh thổ không có cùng nguồn gốc phát sinh khác nhau sẽ phân thành các đơn vị cảnh quan khác nhau. Xác định được các đơn vị cảnh quan trên bản đồ theo nguyên tắc phát sinh- hình thái và nắm được quá trình phát triển của chúng là cơ sở khoa học để điều khiển và sử dụng hợp lý các cảnh quan. Như vậy sự phân hóa của khu vực nghiên cứu được xếp theo hệ thống các cấp và cấp lớn bao hàm cấp nhỏ. Trong đó số lượng các cấp phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ bản đồ và mức độ phức tạp của lãnh thổ nghiên cứu. Nguyên tắc này đã tạo cơ sở cho việc vạch ra ranh giới giữa các cấp cảnh quan của đơn vị cảnh quan. 60 - Nguyên tắc tổng hợp: Các đơn vị cảnh quan trong khu vực Hòa Lạc là những địa tổng thể rất phức tạp, được thể hiện thông qua các tác động tương hỗ giữa các thành phần trong cấu trúc đứng cũng như giữa các hợp phần trong cấu trúc ngang của cảnh quan. Do đó, quá trình xác định và vạch ra được ranh giới các cảnh quan đúng với thực tế là một việc khó khăn và rất phức tạp. Khi tiến hành xác định ranh giới chính thức của các đơn vị cảnh quan trong quá trình xây dựng bản đồ cảnh quan cần phải xét đến tất cả các hợp phần tham gia thành tạo cảnh quan trong mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần đó. - Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Hệ thống các đơn vị cảnh quan bao gồm nhiều cấp biểu hiện mức độ phân hoá không đồng nhất của các cấp đơn vị. Mỗi cấp đơn vị có một số chỉ tiêu nhất định phản ảnh mối quan hệ hữu cơ giữa các hợp phần của cảnh quan. Mỗi đơn vị cấp lớn phải bao hàm ít nhất hai đơn vị cấp nhỏ hơn nó và một số đơn vị cấp nhỏ có những đặc trưng tương đồng phải tổ hợp thành đơn vị cấp lớn hơn nó. Đối với cấp đơn vị cảnh quan càng lớn, lãnh thổ càng rộng thì mức độ đồng nhất càng thấp và ngược lại, những đơn vị ở cấp càng nhỏ , lãnh thổ càng hẹp thì mức độ đồng nhất càng cao. Như vậy, những đơn vị cảnh quan có các hợp phần cùng nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và hình thái tương đối đồng nhất đều có thể xếp vào cùng cấp, mặc dù chúng có thể phân bố ở các nơi khác nhau trên lãnh thổ. Các nguyên tắc trên có liên quan chặt chẽ với nhau và phải được vận dụng một cách linh hoạt, bổ sung lẫn nhau trong việc thể hiện cấu trúc và chức năng của các đơn vị cảnh quan cũng như trong xây dựng hệ thống phân loại trong cảnh quan. 2.4.2. Phân loại cảnh quan Cảnh quan học là ngành khoa học ra đời từ thế kỷ XIX nhưng đến nay vẫn chưa có được một quy phạm thống nhất trong hệ thống phân loại cảnh quan. Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra hệ thống phân loại cảnh quan và ở mỗi bậc phân loại thì có một tiêu chí riêng, chưa có sự thống nhất giữa các hệ thống. Đồng thời trong mỗi hệ thống phân loại lại có các bậc khác nhau. A.G. Ixatrenko (1967) [11] đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan gồm 9 bậc: Nhóm kiểu  kiểu  phụ kiểu  lớp  phụ lớp  loại  phụ loại  thể loại. 61 - Nhóm kiểu: Sự giống nhau có tính chất địa đới của các cảnh quan trong phạm vị địa ô và các châu lục khác. - Kiểu: Các điều kiện nhiệt ẩm cùng kiểu, những nét cấu trúc chung, cùng quá trình di động của các nguyên tố hoá học, các quá trình địa mạo ngoại sinh, sự thành tạo thổ nhưỡng, thành phần và cấu trúc sinh vật quần. - Phụ kiểu: Những khác biệt của địa đới thứ cấp và các dấu hiệu chuyển tiếp trong cấu trúc. - Lớp: Mức độ tác động làm biến đổi của các yếu tố kiến tạo sơn văn với cấu trúc của cảnh quan. - Phụ lớp: Sự phát triển của đai cao điển hình (ở miền núi). - Loại: Sự giống nhau phát sinh, kiểu ưu thế của địa hình và đá mẹ cũng như cấu trúc hình thái - Phụ loại: Những đặc trưng của vật thể bề mặt nền - Thể loại: Các đặc trưng của khí hậu địa phương. Nikolaiev (1966) đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan gồm có 12 bậc: Thống  hệ  phu hệ  lớp  phụ lớp  nhóm  kiểu  phụ kiểu  hạng  phụ hạng  loại  phụ loại (bảng 2.11) Ngoài ra còn một số tác giả khác cũng đưa ra hệ thống phân loại cảnh quan như Ixatrenco (1976) đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan gồm 8 bậc, N.A Gvozdexki (1961) cũng đưa ra hệ thống phân loại với 5 bậc, 62 Bảng 2.11. Hệ thống phân loại của Nikolaev Đơn vị Dấu hiệu Thống Kiểu tiếp xúc của các quyển địa lý trong cấu trúc của lớp vỏ CQ Hệ Cân bằng nhiệt ẩm là biểu hiện của cơ sở năng lượng phân bố trong không gian thông qua tính địa đới của các cảnh quan. Phụ hệ Tính địa ô của các đới làm phân phối lại nền tảng nhiệt ẩm của các đới. Lớp Cấu trúc hình thái của các đơn vị cấp lớn (đai địa hình) đã xác định kiểu địa đới hay phi địa đới của lãnh thổ (địa đới theo vĩ độ và đai cao theo chiều cao). Có hai lớp chủ yếu là đồng bằng và miền núi. Phụ lớp Sự phân hóa tầng trong cấu trúc cảnh quan ở miền núi và đồng bằng làm phân hóa cường dộ các quá trình địa lý tự nhiên. Nhóm Kiểu chế độ thủy địa hóa do quan hệ giữa các yếu tố khí quyển, thổ nhưỡng, dòng chảy, mức độ chia cắt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1869758_1869758.pdf
Tài liệu liên quan