Luận văn Nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm Ô loan, tỉnh Phú Yên

MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết .1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.2

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.2

4. Cơ sở dự liệu thực hiện luận văn.2

5. Kết quả và ý nghĩa của đề tài .3

6. Dự kiến cấu trúc luận văn .4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU. 5

1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài .5

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về mô hình hệ kinh tế sinh thái .5

1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về cảnh quan .8

1.1.3 Các công trình nghiên cứu về lưu vực Đầm Ô Loan.12

1.2. Một số vấn đề cơ bản về hệ kinh tế sinh thái .12

1.2.1. Hệ kinh tế sinh thái .12

1.2.2. Mô hình hệ kinh tế sinh thái - Phân loại và nguyên tắc

nghiên cứu .15

1.3 Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu và đánh giá cảnh quan

lƣu vực đầm Ô Loan.24

1.3.1 Khái niệm cảnh quan và hệ thống phân vị phân loại cảnh

quan khu vực nghiên cứu .24

pdf147 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lƣu vực đầm Ô loan, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến động rất lớn về môi trường và nguồn lợi thuỷ sản làm đời sống của người dân sống phụ thuộc vào đầm gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2008 đến nay cửa An Hải nơi lưu thông nước chính giữa đầm Ô Loan với biển cũng đã bị bồi lấp do tác động của tự nhiên. Hiện nay chỉ có cửa Lễ Thịnh trao đổi nước giữa đầm Ô Loan và biển, nhưng sự trao đổi nước ở cửa này bị hạn chế vì phải thông qua một lạch triều dài gần 6km và động lực từ trong đầm có chỉ số dòng chảy yếu. Bởi vậy khi cửa An Hải bị bồi lấp thì chất lượng môi trường nước bị ô nhiễm trong mùa khô, do thiếu hụt ôxy hòa tan trong đầm. Điều này đang là vấn đề khó khăn cho địa phương, ảnh hưởng không ít đến đời sống cư dân sống quanh đầm như: cản trở việc lưu thông tàu ghe đánh bắt ra vào và hạn chế sự lưu thông giữa nước trong đầm với biển làm ô nhiễm môi trường nước trong đầm gây khó khăn cho công tác nuôi trồng thủy sản. Mặt khác, sự ô nhiễm môi trường nước trong đầm làm cho nguồn lợi thủy sản trong đầm cạn kiệt. Cũng chính vì thế, diện tích nuôi trồng thủy sản trên lưu vực cũng có xu hướng giảm dần từ năm 2008 đến nay. Nếu như giải quyết được các vấn đề trên, cộng với công tác quản lý khai thác hợp lý 1.570ha mặt nước và hàng trăm ha bãi triều, ruộng ngập mặn thì nguồn lợi mang lại từ đầm sẽ rất lớn. Sản lượng khai thác tự nhiên: 300 – 500 tấn/năm, sản lượng nuôi trồng: 300 – 450 tấn/năm suy ra bình quân đầu người cho toàn bộ dân cư 6 xã trong lưu vực đầm khoảng 16kg/người/năm, gần tương đương 450kg thóc. Qua đó chúng ta có thể khẳng định rằng đời sống của dân cư 6 xã vùng đầm không thể tách rời kinh tế thuỷ sản Ô Loan. Trong tương lai Ô Loan vẫn đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế thuỷ sản của Tỉnh cũng như phát triển kinh tế huyện Tuy An và nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư sống quanh đầm. 54 Nhận xét chung: Trên cơ sở phân tích đặc điểm kinh tế và điều kiện tự nhiên của lưu vực, trước mắt ngư nghiệp: Khai thác và nuôi trồng thủy sản vẫn đang là tiềm năng và thế mạnh chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của xã, tuy nhiên cần được quy hoạch, định hướng nhằm bảo đảm đạt năng suất và hiệu quả cao, giảm thiểu rủi ro, bảo đảm tính bền vững, có tính tác động ảnh hưởng đến môi trường. Về nông nghiệp hiện tại vẫn sản xuất manh mún, nhỏ lẻ , diện tích trồng lúa không đáng kể , không có hệ thống thủy lợi phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời, do vậy không thể đầu tư thâm canh, năng suất hiệu quả rất kém. - Kinh tế rừng đang được nhân dân quan tâm, đầu tư phát triển. Với 915,59 ha rừng hiện có, chủ yếu là rừng sản xuất cây phi lao của hộ gia đình đang cho hiệu quả kinh tế đáng kể. Thực trạng phát triên kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Các ngành nghề chủ yếu ở lưu vực đầm Ô Loan đang kể là cụm công nghiệp Tam Giang với các ngành nghề chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến hạt điềuđặc biệt có nhà máy chế biến kim loại màu. Hiện nay, cụm công nghiệp Tam Giang đã có một số cơ sở đi vào sản xuất và đang tiếp tục thu hút kêu gọi đầu tư để lấp đầy diện tích 15ha và tiếp tục mở rộng. Ngoài ra các cơ sở CN – TTCN trong lưu vực gồm chế biến hạt điều, chế biến nước mắm, dệt chiếu, chế biến đường thủ công Hiện trạng phát triển các ngành chủ yếu: - Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản có: + Chế biến hạt điều: Công ty cổ phần Thiên Tân là cơ sở sản xuất chính tại cụm công nghiệp Tam giang. Sản lượng năm 2010 là 1.225 tấn. + Chế biến hải sản khô xuất khẩu: Huyện có 18 cơ sở phát triển mạnh và đang hình thành các làng nghề thuộc xãAn Hòa, An Ninh Đông sản lượng hàng năm đạt 920 - 950 tấn. + Xay xát lương thực: có 9 cơ sở, phân bố rải rác ở các điểm dân cư. 55 - Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng: Hiện có 2 công ty đang hoạt động, ngoài ra còn một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng do các hộ gia đình đầu tư. - Ngành nghề truyền thống: Các nghề như dệt chiếu cói Phú Tân (An Cư); gốm sứ mỹ thuật Quảng Đức (An Thạch); chế biến nước mắm, các cơm xuất khẩu (An Hòa), - Một số ngành nghề khác: Hầu hết các cơ sở có quy mô nhỏ, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, phân bố rải rác như: + Cơ sở sản xuất sắt gia dụng. + Cơ sở sữa chữa và đóng mới tàu thuyền. + Cơ sở sửa chữa cơ khí. Bảng 2.4 Hiện trạng số hộ và lao động làng nghề 6 xã lưu vực đầm Ô Loan STT Làng nghề Địa bàn (xã) Số hộ làm nghề (hộ) Lao động (ngƣời) Toàn huyện 900 1.705 1 Làng nghề đan chiếu Phú Tân An Cư 214 482 2 LN nước mắm Nhơn Hội An Hòa 200 400 Nguồn: Báo cáo QH tổng thể KT-XH huyện Tuy An đến năm 2020 [18] Nhận xét: Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên và lợi thế vị trí địa lý của lưu vực. Các sản phẩm đều có quy mô, sản lượng nhỏ, thị trường phát triển mở rộng khó. Công tác chuẩn bị đất đai, hạ tầng để thu hút các cơ sở sản xuất, dịch vụ gắn với vùng nguyên liêu, hàng hóa nông sản, vùng lao động tập trung còn hạn chế. 56 Thực trạng phát triển kinh tế thƣơng mại – dịch vụ Ngành thương mại – dịch vụ trên địa bàn cũng có chuyển biến tích cực trong thời gian qua, đã được đầu tư xây dựng, mở rộng cơ sở vật chất - kỹ thuật, chất lượng hoạt động ngày một tốt hơn. Các cơ sở hạ tầng đã được xây dựng như: xây dựng đường giao thông liên xã, điện lưới quốc gia, trụ sở làm việc của UBND xã, trạm y tế xã, các cụm trường học kiên cố, hệ thống nước sạch nông thôn, đài truyền thanh, điểm bưu điện văn hóa xã. Với lợi thế nằm trong vùng du lịch phía Bắc của tỉnh, có nhiều cảnh đẹp: như đầm Ô Loan, bãi Dương thành lầu, Hòn Lao Mái Nhà, Gành Vũng Bầu, hang Cọpcó nhiều đặc sản đầm và biển nổi tiếng nên khu vực đã thu hút được một số lượng khá khách trong và ngoài tỉnh về thưởng ngoạn, từ đó thương mại dịch vụ ăn uống được phát triển, doanh số hàng năm có sự tăng trưởng tốt. Ngoài ra còn có một số các hoạt động dịch vụ thu mua hải sản, xuất khẩu sửa chữa đóng mới tàu thuyền, vận chuyển khách du lịch cũng tạo được thu nhập cao. Tuy nhiên công tác tổ chức khuyến khích hướng dẫn hoạt động chưa được đầu tư quy mô, chỉ phát triển nhỏ lẻ. Và hoạt động điều tiết để tăng nguồn thu cho địa phương chưa được quan tâm do vậy chưa được khai thác triệt để, để nâng lên tầm tương xứng. Mặc dù là thắng cảnh quốc gia nhưng hiện nay các hoạt động dịch vụ quanh đầm Ô Loan chưa có gì đáng kể ngoài các dịch vụ phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản và tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản với quy mô nhỏ lẻ và theo mùa sản xuất, đánh bắt. Ngoài ra tại xã An Hải có một số dịch vụ phục vụ khách du lịch, ăn uống với quy mô nhỏ được xây dựng trên mặt đầm. Nhận xét: Hệ thống thương mại còn mang tính truyền thống. Tài nguyên du lịch lớn nhưng chưa được đầu tư khai thác, các hoạt động dịch vụ khác cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. 57 Nhận xét chung: Nhìn chung nền kinh tế khu vực đầm Ô Loan chưa phát triển mạnh là một trong những vùng tương đối khó khăn của Tỉnh. Dân cư sống chủ yếu theo phương thức tự cung tự cấp, dựa vào tài nguyên đầm và đất đai trong vùng. Nghề nghiệp chủ yếu là nghề nông, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản với trình độ sản xuất thấp. Việc phát triển nuôi tôm ào ạt đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội quanh đầm mà đáng kể là ảnh hưởng xấu đến danh lam thắng cảnh của đầm. Cơ sở hạ tầng tại các địa phương quanh đầm chưa tốt. Mặc dù trong các năm qua đã được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhưng hiện nay, cơ sở hạ tầng vẫn chưa được đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất của người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn. 2.4. Đặc điểm phân hóa cảnh quan – dạng tài nguyên không gian cho xây dƣng mô hình kinh tế sinh thái 2.4.1. Các đơn vị phân loại cảnh quan khu vực nghiên cứu Dựa trên phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan, bao gồm mẫu chất, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, thực vật và các hoạt động phát triển, khu vực nghiên cứu được phân chia thành 15 nhóm dạng và 38 dạng cảnh quan. Đây là các đơn vị phân kiểu cơ sở được sử dụng phục vụ nghiên cứu kinh tế - xã hội, môi trường cũng như đề xuất định hướng sử dụng bền vững lãnh thổ của khu vực nghiên cứu. Các dạng cảnh quan được thể hiện trên bản đồ được thu từ bản đồ tỷ lệ 1: 25000. 58 Bảng 2.6.Các chỉ tiêu phân chia cấp phân vị cảnh quan khu vực nghiên cứu TT Cấp Dấu hiệu phân loại và gọi tên 1 Nhóm dạng cảnh quan Dấu hiệu: Sự phân hóa của các bề mặt địa hình khác nhau về tuổi, vật chất, độ cao và thổ nhưỡng trong cùng một điều kiện thoát nước. Có 15 nhóm dạng cảnh quan 2 Dạng CQ Dấu hiệu: Đặc thù bởi mối quan hệ giữa thực vật và tổ hợp đất theo sự phân hóa của các bề mặt địa hình. Tổng số có 38 dạng cảnh quan trên lãnh thổ Cảnh quan lưu vực đầm Ô Loan có sự phân hoá đa dạng bao gồm 15 nhóm dạng cảnh quan và 38 dạng cảnh quan. Trong lãnh thổ nghiên cứu thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các đơn vị cảnh quan cùng cấp và đơn vị cảnh quan ở các cấp bậc khác nhau. Đánh giá từng đơn vị cảnh quan để làm rõ mối quan hệ của mỗi đơn vị cảnh quan trong toàn hệ thống. Nhóm dạng cảnh quan: Sự kết hợp giữa các bề mặt địa hình, độ dốc và loại đất là tiêu chí để phân chia ra các nhóm dạng cảnh quan. Khu vực nghiên cứu được chia thành 15 nhóm dạng cảnh quan trên sự kết hợp của 10 loại đất, 5 cấp độ dốc và 7 bề mặt địa hình. Mười lăm nhóm dạng cảnh quan gồm: - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt san bằng tuổi Pleitocen với đất đỏ vàng trên đá macma acid, độ dốc 3 - 80 (A1) Phân bố trên trên các bề mặt san bằng cao trên 100m, với độ dốc nhỏ 3 -8 độ, thành tạo trên đá macma acid tuổi Pleitocen thuộc phức hệ Vân Canh có thành phần chủ yếu granit, granosyenit. Phát triển trên nền thổ nhưỡng là đất đỏ vàng trên đá macma acid, thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng dày cấp 4 (30 - 50cm). Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng trồng và cây bụi. - Nhóm dạng cảnh quan sườn xâm thực - bào mòn với đất đỏ vàng trên đá macma acid, độ dốc 20 - 300 (A2) Phân bố trên các sườn xâm thực bóc mòn, độ dốc từ 20 – 300, thành tạo trên đá macma acid tuổi Pleitocen thuộc phức hệ Vân Canh có thành phần chủ 59 yếu granit, granosyenit. Phát triển trên nền thổ nhưỡng là đất đỏ vàng trên đá macma acid, thành phần cơ giới cát pha, tầng dày từ cấp 5 (<30cm). Thảm thực vật ở đây chủ yếu là cây bụi, xem ít cây lâu năm. - Nhóm dạng cảnh quan sường xâm thực - bào mòn với đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính, độ dốc 15 - 250 (A3) Phân bố chủ yếu ở phía Tây xã An Hiệp, độ dốc từ 15 - 250 , thành tạo trên đá macma bazơ và trung tính các thành tạo baslat loại tholeit. Loại đất hình thành trên dạng cảnh quan này là đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính, thành phần cơ giới thịt nặng, tầng dày từ cấp 2 đến cấp 4. Thảm thực vật có rừng trồng (keo, bạch đàn), cây bụi, cây lâu năm và hàng năm. - Nhóm dạng cảnh quan sường xâm thực - bào mòn với đất nâu thẫm trên đá bazan, độ dốc 8 - 150 (A4) Phân bố chủ yếu ở phía Đông xã An Hiệp, độ dốc từ 8 - 150 , thành tạo trên đá bazan thuộc các thành tạo baslat loại tholeit, có tuổi Neogen – Đệ tứ. Loại đất hình thành trên nhóm dạng cảnh quan này là đất nâu thẫm trên đá bazan, thành phần cơ giới thịt nặng, tầng dày từ cấp 3 đến cấp 4. Thảm thực vật có cây bụi và hàng năm. - Nhóm dạng cảnh quan sườn xâm thực - bào mòn với đất xói mòn trơ sỏi đá, độ dốc > 250 (A5) Phân bố trên đồi cao 40 -50m xã An Hải, có độ dốc lớn. Loại đất hình thành trên nhóm dạng này là đất xói mòn trơ xỏi đá, không thuận lợi cho việc canh tác. Lớp phủ thực vật chỉ có cây bụi. - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ Neogen - Đệ tứ với đất nâu thẫm trên đá bazan, độ dốc 3 - 80 (A6) Phân bố rải rác trên bề mặt các đồi gò, chủ yếu ở xã An Hiệp, An Cư, các gò đồi ăn sát ra đầm Ô Loan, độ dốc từ 3 - 80 , thành tạo trên đá bazan thuộc các thành tạo baslat loại tholeit, có tuổi Neogen – Đệ tứ. Loại đất hình thành trên nhóm dạng cảnh quan này là đất nâu thẫm trên đá bazan, thành phần cơ giới thịt nặng, tầng dày từ cấp 3 đến cấp 4. Thảm thực vật chủ yếu rừng trồng và cây hàng năm. - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ Neogen - Đệ tứ với đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính, độ dốc 3 - 80 (A7) 60 Phân bố rải rác trên bề mặt các đồi gò, chủ yếu ở xã An Hiệp, An Cư, các gò đồi ăn sát ra đầm Ô Loan, độ dốc từ 3 - 80 , thành tạo trên đá baslat, có tuổi Neogen – Đệ tứ. Loại đất hình thành trên nhóm dạng cảnh quan này là đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính, thành phần cơ giới thịt nặng, tầng dày từ cấp 2 đến cấp 4. Thảm thực vật chủ yếu cây bụi và cây hàng năm. - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ Neogen - Đệ tứ với đất xám macma acid và đá cát, độ dốc 3 - 80 (A8) Phân bố rải rác trên bề mặt các đồi gò, chủ yếu ở xã An Hiệp, An Cư, các gò đồi ăn sát ra đầm Ô Loan, độ dốc từ 3 - 80 , thành tạo trên đá baslat, có tuổi Neogen – Đệ tứ. Loại đất hình thành trên nhóm dạng cảnh quan này là đất xám macma acid và trung đá cát, thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng dày từ cấp 4. Khu vực chủ yếu là nơi quần cư nông thôn. - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ aluvi - biển cát biển tuổi Holocen giữa - muộn với đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan, độ dốc 0 - 30 (A9) Phân bố ở xã An Hòa, ở chân các sườn núi, độc dốc nhỏ 0 -30, thành tạo trên cuội, sỏ, cát. Loại đất hình thành trên nhóm dạng cảnh quan này là đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan, thành phần cơ giới thịt nặng, tầng dày cấp 1. Lớp hù thực vật chủ yếu là cây bụi, cây hàng năm và lúa. - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt mài mòn tích tụ Holocen giữa - muộn với đất mặn trung bình và ít, độ dốc 0 - 30 (A10) Phân bố ở xã An Hiệp, An Hòa, độc dốc nhỏ 0 -30, thành tạo trên cuội, sỏ, cát. Loại đất hình thành trên nhóm dạng cảnh quan này là đất mặn trung bình và ít, thành phần cơ giới thịt trung bình, tầng dày cấp 1. Lớp hù thực vật chủ yếu là lúa. - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ aluvi - biển cát biển tuổi Holocen giữa - muộn với đất phù sa gley, độ dốc 0 - 30 (A11) Phân bố phía bắc của đầm Ô Loan, thuộc phía tây xã An Thạch và Tây Bắc xã An Cư, một phần xã An Ninh Đông, địa hình bằng phẳng có độ cao 0 - 6m, độ dốc từ 0 - 30, thành tạo trên cuội, sỏi, cát, có tuổi Neogen – Đệ tứ. Loại đất hình thành trên nhóm dạng cảnh quan này là đất phù sa glay, thành phần cơ giới thịt trung bình, tầng dày cấp 1. Khu vực tập trung đông dân cư và thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. 61 - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ aluvi - biển cát biển tuổi Holocen giữa - muộn với đất mặn trung bình và ít, độ dốc 0 - 30 (A12) Phân bố phía nam của đầm Ô Loan, thuộc phía đông xã An An Hiệp và phía tây xã An Hòa, địa hình bằng phẳng có độ cao 0 - 3m, độ dốc từ 0 - 30, thành tạo trên cuội, sỏi, cát, có tuổi Neogen – Đệ tứ. Loại đất hình thành trên nhóm dạng cảnh quan này là đất mặn trung bình và ít, thành phần cơ giới cát pha, tầng dày cấp 1. Khu vực tập trung đông thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt mài mòn tích tụ Holocen giữa - muộn với đất cồn cát trắng vàng, độ dốc 3 - 80 (A13) Phân bố với diện tích lớn ở các xã An Ninh Đông, An Hòa, và diện tích nhỏ xã An Hải với dạng cảnh quan rừng trồng chiếm diện tích lớn. - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ gió - biển cát biển tuổi Holocen giữa - muộn với đất cồn cát trắng vàng, độ dốc 3 - 80 (A14) Nằm trên độ cao 3 - 8m, độ dốc 3 - 8o, chiếm diện tích lớn, phân bố tương đối gần khu dân cư. - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ gió - biển cát biển tuổi Holocen giữa - muộn với đất cát điển hình, độ dốc 0 - 30 (A15) Nằm trên độ cao 2 - 5m, phân bố chủ yếu ở phần phía tây và phía nam thềm Holocen muộn với dạng cảnh cây bụi là các cỏ thấp chịu hạn phân bố ở chiếm diện tích lớn. Khu vực có nhiều đụn cát phôi thai di động do đó cần ưu tiên các biện pháp lâm nghiệp phòng hộ. Dạng cảnh quan là đơn vị được phân chia từ loại cảnh quan theo sự phân hóa của các bề mặt địa hình khác nhau về tuổi, vật chất và độ cao. Trên cơ sở đó, lãnh thổ nghiên cứu được chia thành 38 dạng cảnh quan thuộc 15 nhóm dạng: - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt san bằng tuổi Pleitocen với đất đỏ vàng trên đá macma acid, độ dốc 3 - 80 (A1) + Dạng cảnh quan rừng trồng phòng hộ với độ dốc 3 - 80 (R1): phân bố với diên tích nhỏ ở phía tây xã An Thạch và ở thôn 2 xã An Hiệp, thảm thực vật chủ yếu là keo. 62 + Dạng cảnh quan rừng trồng sản xuất với độ dốc 3 - 80 (R2): là các bề mặt thoải, thảm thưc vật chủ yếu là cây keo và bạch đàn. + Dạng cảnh quan cây bụi với độ dốc 3 - 80 (N1): Trên các bề mặt có độ dốc từ 3 - 8º, đất macma acid có thành phần cơ giới thịt trung bình, thích hợp trồng rừng sản xuất. - Nhóm dạng cảnh quan sườn xâm thực - bào mòn với đất đỏ vàng trên đá macma acid, độ dốc 20 - 300 (A2) + Dạng cảnh quan cây bụi với độ dốc > 250 (N2): chiếm diện tích nhỏ, là những nơi có độ dốc lớn không thuận lợi cho sản xuất. + Dạng cảnh quan cây lâu năm với độ dốc > 250 (I1): chủ yếu là các cây ăn quả xem khu dân cư, điển hình là cây xoài, chuối. - Nhóm dạng cảnh quan sường xâm thực - bào mòn với đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính, độ dốc 15 - 250 (A3) + Dạng cảnh quan rừng trồng với độ dốc 15 - 250 (R3) Với đặc điểm về loại đất, thành phần cơ giới thịt trung bình nên cảnh quan này được sử dụng để trồng các loại cây trồng lâu năm như keo, bạch đàn. Dạng cảnh quan này tập trung ở khu vực đồi núi thấp An Hiệp. + Dạng cảnh quan cây bụi với độ dốc 15 - 250 (N3): chiếm diện tích lớn, phần diện tích này trước là rừng nhưng hiện do người dân chặt phá để canh tác nên hiện nay đất thoái hóa chỉ còn lại lớp phù là cây bụi. Phân bố dọc các sườn núi thuộc xã An Hiệp, An Cư, một phần thuộc xã An Hòa. + Dạng cảnh quan cây lâu năm với độ dốc 15 - 250 (I2): chiếm diện tích lớn, chủ yếu là trồng chuối. Nhưng phần lớn diện tích này đất đai ngày càng thoái hóa do không cải tạo đất, hơn nữa chuối là cây trồng làm thoái hóa đất nhanh nếu không có biện pháp cải tạo phù hợp. + Dạng cảnh quan quần cư với độ dốc 15 - 250 (O1) + Dạng cảnh quan cây hàng năm với độ dốc 15 - 250 (H1): những cây trồng được đưa vào canh tác trên nền đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính, địa hình dốc gồm mía, sắn. - Nhóm dạng cảnh quan sường xâm thực - bào mòn với đất nâu thẫm trên đá bazan, độ dốc 8 - 150 (A4) 63 + Dạng cảnh quan cây bụi với độ dốc 8 - 150 (N4): chiếm diện tích lớn, chủy yếu phần diện tích này thuộc xã An Hiệp. + Dạng cảnh quan quần cư với độ dốc 8 - 150 (O2): quần cư nông thôn, dân cư thua thớt. + Dạng cảnh quan cây hàng năm với độ dốc 8 - 150 (H2): cây hàng năm chủ yếu là sắn, ngô. Phân bố chủ yếu ở phía đông xã An Hiệp. - Nhóm dạng cảnh quan sường xâm thực - bào mòn với đất xói mòn trơ sỏi đá, độ dốc > 250 (A5) + Dạng cảnh quan cây bụi với độ dốc > 250 (N5) - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ Neogen - Đệ tứ với đất nâu thẫm trên đá bazan, độ dốc 3 - 80 (A6) + Dạng cảnh quan rừng trồng với độ dốc 3 - 80 (R4): chủ yếu là keo, bạch đàn, diện tích nhỏ. + Dạng cảnh quan cây hàng năm với độ dốc 3 - 80 (H3): sắn, cỏ mía là cây trồng chủ yếu. - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ Neogen - Đệ tứ với đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính, độ dốc 3 - 80 (A7) + Dạng cảnh quan cây bụi với độ dốc 3 - 80 (N6) + Dạng cảnh quan cây hàng năm với độ dốc 3 - 80 (H4) - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ Neogen - Đệ tứ với đất xám macma acid và đá cát, độ dốc 3 - 80 (A8) + Dạng cảnh quan quần cư với độ dốc 3 - 80 (O3) - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ aluvi - biển cát biển tuổi Holocen giữa - muộn với đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan, độ dốc 0 - 30 (A9) + Dạng cảnh quan cây bụi với đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan độ dốc 0 - 30 (N7): chiếm diện tích nhỏ tại xã An Hiệp, cần có các biện pháp cải tạo đất đối với diện tích này để có thể tiếp tục sản xuất. + Dạng cảnh quan quần cư với độ dốc 0 - 30 (O4): phân bố dải rác tại thôn 6 xã An Hòa và thôn 5 xã An Hiệp. 64 + Dạng cảnh quan cây hàng năm với độ dốc 0 - 30 (H5): phân bố ở xã An Hiệp và An Hòa với diện tích không lớn, chủ yếu là đậu tương, khoai lang, phục vụ nhu cầu của gia đình. + Dạng cảnh quan trồng lúa với độ dốc 0 - 30 (L2): phân bố ở xã An Hòa trên đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan có thành phần cơ giới thịt nặng và tầng dày cấp 1 (>100cm) dạng cảnh quan này chiếm diện tích nhỏ. - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt mài mòn tích tụ Holocen giữa - muộn với đất mặn trung bình và ít, độ dốc 0 - 30 (A10) + Dạng cảnh quan trồng lúa với đất mặn trung bình và ít độ dốc 0 - 30 (L3): phân bố với diện tích nhỏ ở phí Tây xã An Hòa, và phía Đông xã An Hiệp sát đầm Ô Loan, lúa được trồng 1 vụ/ năm. Do đất nhiễm mặn nên năng suất lúa thu được là không cao. - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ aluvi - biển cát biển tuổi Holocen giữa - muộn với đất phù sa gley, độ dốc 0 - 30 (A11) + Dạng cảnh quan quần cư với phù sa gley đất độ dốc 0 - 30 (O5): dạng cảnh quan là nơi tập trung đông dân cư của các xã An Cư, An Thạch, An Hòa. + Dạng cảnh quan cây hàng năm với đất phù sa gley độ dốc 0 - 30 (H6): phân bố gần khu dân cư, ven bờ suối, cây trồng chủy yếu là khoai lang, đậu với quy mô diện tích nhỏ, sản phẩm phục vụ nhu cầu gia đình. + Dạng cảnh quan trồng lúa với đất phù sa gley độ dốc 0 - 30 (L4): lúa được trồng với hệ số vụ là 1 vụ/năm và 1 vụ trồng cói. Diện tích của dạng cảnh quan này phân bố tập trung ở vùng đồng bằng xã An Cư, An Thạch và An Hòa + Dạng cảnh quan nuôi thủy sản với đất phù sa gley độ dốc 0 - 30 (T1): phân bố ở phía Bắc đầm, thuộc địa phận xã An Ninh Đông. Ở đây chủ yếu là nuôi tôm thể chân trắng với số lượng lớn. - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt mài mòn tích tụ Holocen giữa - muộn với đất cồn cát trắng vàng, độ dốc 3 - 80 (A12) + Dạng cảnh quan quần cư với đất cồn cát trắng vàng độ dốc 3 - 80 (O6): là các dạng quần cư nông thôn, dân cư phân bố chưa tập trung. + Dạng cảnh quan cây hàng năm với đất cồn cát trắng vàng độ dốc 3 - 8 0 (H7): là khu vực tương đối trũng thấp ven suối, trồng tập trung các cây nông 65 nghiệp hàng năm (khoai lang, sắn, đậu). Sau quá trình canh tác, lượng mùn trong đất được cải thiện đáng kể, dần thích hợp cho các loại cây có nhu cầu sinh thái cao hơn. + Dạng cảnh quan cây lúa với đất cồn cát trắng vàng độ dốc 3 - 80 (L6): dạng cảnh quan cây lúa được trồng 1 vụ/ năm nhưng cho năng suất không cao. Cần thay thế bằng các cây trồng các thích hợp hơn về nhu cầu sinh thái. + Dạng cảnh quan nuôi trồng thủy sản với đất cồn cát trắng vàng độ dốc 3 - 80 (T2): nằm gần đầm Ô Loan, đây là các ao nuôi nước lợ, chủ yếu là nuôi tôm sú và tôm thể chân trắng. - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ aluvi - biển cát biển tuổi Holocen giữa - muộn với đất mặn trung bình và ít, độ dốc 0 - 30 (A13) + Dạng cảnh quan trồng lúa với đất mặn trung bình và ít độ dốc 0 - 30 (L5): phân bố với diện tích nhỏ ở xã An Hòa, trên nền thổ nhưỡng là đất mặn trung bình và ít, thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng dày cấp 1. - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ gió - biển cát biển tuổi Holocen giữa - muộn với đất cồn cát trắng vàng, độ dốc 3 - 80 (A14) + Dạng cảnh quan rừng trồng phòng hộ với đất cồn cát trắng vàng, dốc 0 - 30 (R5): nằm trên dải cát ven đầm Ô Loan, cảnh quan này có chức năng chính là phòng hộ ven biển, giảm thiểu tác động của sóng đối với bờ biển. + Dạng cảnh quan rừng trồng với đất cồn cát trắng vàng độ dốc 0 - 30 (R6): là khu vực rừng trồng keo lá tràm và phi lao, có điều kiện dinh dưỡng đất tốt, hiện tượng “cát bay, cát nhảy” đã giảm đáng kể. + Dạng cảnh quan nuôi thủy sản với đất cồn cát trắng vàng độ dốc 0 - 30 (T3): nuôi thủy sản trên đầm Ô Loan, có diện tích lớn rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, cần chú ý tới các biện pháp cải tạo môi trường nước để sản lượng nuôi trồng tăng cao. + Dạng cảnh quan quần cư với đất cồn cát trắng vàng độ dốc 0 - 30 (O7): chủ yếu là dân cư thôn 3 xã An Hải. - Nhóm dạng cảnh quan bề mặt tích tụ gió - biển cát biển tuổi Holocen giữa - muộn với đất cát điển hình, độ dốc 0 - 30 (A15) 66 + Dạng cảnh quan cây bụi với đất cát điển hình độc dốc 0 - 30 (N8): phân bố ở sườn đụng cát, đất các khu vực này có lượng mùn thấp (0,1%), cấu tượng rời rạc, dễ bị gió, nước cuốn đi gây ra những hiện tượng cực đoan. 2.4.2. Đặc điểm và chức năng của các tiểu vùng cảnh quan Phân vùng cảnh quan là phân sự phân chia lãnh thổ dựa vào tính không lặp lại trong không gian, có cấu trúc riêng biệt, bao gồm một tập hợp có quy luật các loại cảnh quan. Tiểu vùng cảnh quan là đơn vị cơ bản đối với lãnh thổ cấp huyện trong xây dựng các định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Mỗi tiểu vùng CQ có tính toàn vẹn lãnh thổ, có vị trí địa lý riêng biệt và có sự thống nhất nội tại các quá trình địa lý tự nhiên cũng như tập hợp các hợp phần cấu tạo nên CQ. Chỉ tiêu phân cấp tiểu vùng cảnh quan được xác định bao gồm: i) Có cùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvanthacsi_chuaphanloai_332_7544_1870208.pdf
Tài liệu liên quan