MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 3
LỜI CẢM ƠN . 4
MỤC LỤC . 5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 8
PHẦN MỞ ĐẦU . 9
1.MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.9
2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.11
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.14
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.16
5.NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .17
6.CẤU TRÚC LUẬN ÁN .17
CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI CỦA
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THƠ NÔM BÁC HỌC . 17
1.1.KHÁI NIỆM ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI .18
1.2.VẤN ĐỀ CHỌN VĂN BẢN.24
1.2.1.Vấn đề chọn văn bản đối với Truyện Kiều.24
1.2.2.Vấn đề chọn văn bản ở các tác phẩm khác.29
1.3.XÁC ĐỊNH NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI CỦA NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN THƠ NÔM BÁC HỌC .34
1.3.1. HIỆU ĐÍNH MỘT SỐ CÂU ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI TRÊN CƠ SỞ CÁC
VĂN BẢN ĐÃ CÓ.39
1.3.1.1.Xác định lại: đối thoại hay độc thoại?.39
1.3.1.2.Điều chỉnh lại lời đối thoại, độc thoại .40
1.3.2.XÁC ĐỊNH BỔ SUNG NHỮNG CÂU ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI MỚI.46
TIỂU KẾT .496
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRUYỆN THƠ NÔMBÁC HỌC. 50
2.1.TÍNH TRANG NHÃ, UYÊN BÁC TRONG NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRUYỆN
THƠ NÔM BÁC HỌC .50
2.1.1.NGÔN NGỮ ƯỚC LỆ, TƯỢNG TRƯNG TẠO NÊN TÍNH TRANG NHÃ,
UYÊN BÁC LÀ MỘT ĐẶC ĐIỂM CỦA THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI .50
2.1.2.NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NGÔN NGỮ ƯỚC LỆ, TƯỢNG TRƯNG TRONG
NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRUYỆN THƠ NÔM BÁC HỌC.54
2.1.3.CÁCH THỨC TẠO NGÔN NGỮ ƯỚC LỆ, TƯỢNG TRƯNG CHO NHÂN
VẬT CỦA TRUYỆN THƠ NÔM BÁC HỌC .66
2.2.TÍNH BÌNH DÂN CỦA NGÔN NGỮ SINH HOẠT ĐỜI THƯỜNG, NGÔN NGỮ
DÂN GIAN TRONG NGÔN NGỮ NHÂN VẬT .70
2.2.1.NGÔN NGỮ SINH HOẠT ĐỜI THƯỜNG .72
2.2.2.NGÔN NGỮ VĂN HỌC DÂN GIAN.83
2.2.2.1.Sự có mặt của thành ngữ, tục ngữ trong lời nói: .83
2.2.2.2.Ca dao dân ca trong ngôn ngữ nhân vật.93
TIỂU KẾT .100
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
THƠ NÔM BÁC HỌC. 102
3.1.VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ VÀ KỊCH.102
3.2.VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THƠ NÔM BÁCHỌC.106
3.2.1.CÁC HÌNH THỨC NGÔN NGỮ NHÂN VẬT.108
3.2.2.VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THƠ NÔM BÁCHỌC.112
3.2.3.MỘT SỐ TÍNH CÁCH ĐẶC SẮC THỂ HIỆN RÕ VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ
NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM .1257
3.2.3.1.Nhược Hà:.125
3.2.3.2.Thể Vân: .131
3.2.3.3.Thúy Kiều:.138
3.2.3.4.Hoạn Thư: .153
3.2.3.5.Thúc Sinh: .164
3.3.MỘT SỐ ĐIỂM HẠN CHẾ: .170
TIỂU KẾT: .171
KẾT LUẬN . 173
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ. 177
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 178
PHỤ LỤC . 188
252 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngôn ngữ nhân vật trong truyện thơ Nôm bác học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh hơn, cách nói tự nhiên gần với lối nói trong cuộc đời hơn.
Các nhà thơ đã sáng tạo được nhiều câu nói hết sức ngắn gọn, sắc bén, trí tuệ, đầy tính triết
lý và đầy sức thuyết phục, vừa bộc lộ được bản sắc văn hóa dân tộc, lối tư duy, cách cảm,
93
cách nghĩ của người Việt, vừa mở ra con đường để truyện thơ Nôm bác học có những nhân
vật có thể gặp gỡ với các nhân vật trong văn học thế giới.
2.2.2.2.Ca dao dân ca trong ngôn ngữ nhân vật
Nếu như tục ngữ, thành ngữ giúp truyện thơ Nôm bác học thể hiện một cách đặc sắc
nội dung tư tưởng giàu tính triết lý của tác phẩm, thì ca dao, dân ca lại giúp các nhà thơ một
cách đắc lực khi thể hiện nội dung trữ tình phong phú của nó. Một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến hiện tượng này là tục ngữ Việt Nam hầu như thiếu hẳn mảng nói về tình yêu.
Rất ít khi ta tìm thấy những câu kiểu như:"xa mặt cách lòng", "càng thắm thì càng mau
phai, thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu"... Ca dao, với không gian của câu chữ rộng
dài hơn, cho phép người ta nói vòng, diễn đạt tình cảm theo kiểu phương Đông: "vẽ mây
nẩy trăng". Trong ca dao, người ta có thể tìm thấy sự diễn đạt tình cảm ở mọi cung bậc.
Xuân Diệu coi ca dao là "thơ của vạn nhà" [156, tr.22].
Khổng Tử - người được tôn xưng là "vạn thế sư biểu" - đã từng khuyên học trò: "Bất
học Thi, vô dĩ ngôn" (không học Kinh Thi thì lấy gì mà nói)[72, tr.279]. Kinh Thi chính là
sách tập hợp các bài ca dao, dân ca của người Trung Quốc xưa, được Khổng Tử san định
lại.
Các nhà thơ cổ điển Việt Nam đã học được rất nhiều từ những bài ca thôn dã.
Võ Thể Loan ngày tiễn Vân Tiến tỏ ra hết sức bịn rịn, đã mượn một câu ca dao nhắn
với Vân Tiên:
"Xin đừng tham đó bỏ đăng
Chơi lê quên lựu, chơi trăng quên đèn "
Thể hiện quyết tâm son sắt với tình, sấn sàng từ bỏ con đường công danh để đi tìm cho
được người tri âm, tri kỷ, trong tâm tưởng Kim Trọng hình thành ý định:
2939. "Rắp mong treo ấn từ quan,
Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng pha."
Đó cũng là sự quyết tâm ta đọc thấy trong câu ca dao:
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,
Thất bát sông cũng lội, tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua.
94
Ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều có rất nhiều câu mang bóng dáng của ca dao như vậy.
Cách sử dụng vốn kiến thức ca dao, dân ca của các nhà thơ giai đoạn này hết sức linh
hoạt. Có khi, một câu ca dao có mặt trong hai, ba câu thơ Kiều:
Ca dao:
Ai làm cho bướm lìa hoa,
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng?
Ai đi muôn dặm non sông,
Để ai chứa chất sầu đong vơi đầy?
Truyện Kiều:
247. _ "Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
503. _ "Vẻ chi một đoa yêu đào,
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh. "
1325 _ Thiếp như hoa đã lìa cành,
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi."
Lại có khi, một câu nói trong Kiều hoặc trong Hoa Tiên chất chứa hình ảnh, ý, tứ của
nhiều câu ca dao hội lại
Hoa Tiên:
1225. "Đèn giong sẵn bóng trăng già,
Ai ngờ vàng đá dời ra cát lầm!
Thôi duyên đâu nữa mà nhầm,
Nhện vương lại mấy tơ tầm nữa đây ? "
Ca dao:
_ "Tỏ trăng chàng lại phụ đèn,
Thấy nơi sang cả quên hèn nghĩa xưa."
95
_ "Một niềm vàng đá khăng khăng,
Ba thu cũng đợi, chín trăng cũng chờ"
_ "Tơ tằm đã vấn thì vương,
Đã trót dan díu thì thương nhau cùng."...
Có khi, Nguyễn Du chỉ tâm đắc với một cách thể hiện của tiếng nói dân gian - như
trường hợp khi Sở Khanh lật lọng, Thúy Kiều vạch mặt hắn:
1181. Đem người đẩy xuống giếng khơi,
Nối rồi, rồi lại ăn lời được ngay! "
ta liên tưởng tới câu ca dao:
Nói lời thì giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
để càng thấy rõ bản chất tráo trở của hắn là trái với truyền thống đạo lý xem trọng chữ tín
của nhân dân ta.
Có khi các nhà thơ chỉ mượn một hình ảnh nào đó trong ca dao đưa vào ngôn ngữ
nhân vật và sử dụng chúng như một cụm từ, nét nghĩa tùy thuộc ý đồ người nói, chứ không
nhất nhất phải giữ lại ý nghĩa cũ. Đó là trường hợp Nguyễn Du mượn câu "chữ trinh đáng
giá nghìn vàng" trong bài:
Chữ trinh đáng giá ngàn vàng,
Từ anh chồng cũ đến chàng là năm.
Còn như yêu vụng dấu thầm,
Họp chợ trên bụng cả trăm con người.
Nếu như trong bài ca dao, câu "chữ trinh đáng giá ngàn vàng" là một sự giễu cợt, mỉa
mai đối với người đàn bà lẳng lơ, đa tình, thì trong lời nói Thúy Kiều:
3093. "Nghĩ rằng trong đạo vợ chồng,
Hoa thơm phong nhụy, trăng vòng tròn gương,
Chữ trinh đáng giá nghìn vàng,
Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa ? "
96
"chữ trinh" lại là một sự khẳng định, một biểu tượng về giá trị đạo đức của người phụ
nữ trong xã hội phong kiến mà nàng Kiều hằng trân trọng và lấy nó làm thước đo nhân
phẩm. (Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng là câu thơ trên, các tác giả dân gian học lại
của Truyện Kiều và sử dụng nó theo tính cách hài hước, tinh nghịch của mình).
Không chỉ "vận" ca dao vào ngôn ngữ nhân vật, truyện thơ Nôm bác học còn khai thác
hàng loạt các mẫu đề, các mô-típ của ca dao, dân ca: sự thao thức, trăn trở, sự thề nguyền,
sự oán trách, than thở và quyết tâm đi đến tình yêu... và thể hiện chúng ở mọi cung bậc tình
cảm, mọi cấp độ ngôn ngữ.
Để làm giàu cách diễn đạt, các tác giả thơ Nôm trung đại còn học ở ca dao, dân ca
cách chơi chữ, cách cường điệu, nói giảm, cách điệp từ, đối ý của thể lục bát, cách ví von,
so sánh của thể tỷ trong ca dao, cách xấu trúc theo nguyên tắc song hành tâm lý" [104,
tr.317], dùng ngôn ngữ thiên nhiên để khơi gợi, dẫn dắt, bộc lộ tâm trạng... với sự sáng tạo
độc đáo và vẻ đẹp muôn màu mà ca dao thể hiện.
Đặc biệt, các nhà thơ đã học ở ca dao, dân ca những hoán dụ, ẩn dụ nghệ thuật tình tứ,
duyên dáng, trong đó, có không ít ẩn dụ có nguồn gốc từ văn học viết, nhưng phù hợp với
cách cảm, cách nghĩ của dân gian, quen thuộc với đời sống thực tế của nhân dân ta nên đã
thâm nhập sâu vào đời sống vãn hóa dân gian Việt Nam. Nhiều ẩn dụ xuất hiện với tần số
cao, mang ý nghĩa ổn định đã trở thành biểu tượng nghệ thuật phổ biến và đắc dụng trong ca
dao, dân ca, như "trúc - mai", "bướm -hoa", "tằm - tơ", "nhện - tơ", "thuyền - bến", "bèo -
nước"v.v... Trong đó, những biểu tượng về hoa, trăng, vàng, rồng, sông, nước, ông Tơ - bà
Nguyệt, phượng - loan, ong -bướm... nằm trong số những biểu tượng có tần số xuất hiện cao
nhất trong ca dao Việt Nam. Biểu tượng ca dao phản ánh tâm hồn dân tộc, thị hiếu thẩm mỹ
và những thói quen phô diễn tâm tư, tình cảm của người Việt Nó mang ý nghĩa cộng đồng.
Có thể xem nó là "một hiện tượng của văn hóa học" [43, tr.48]. Các mẫu đề, biểu tượng
chính là một số dạng của công thức folklore. Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị đã có những
khái quát sâu sắc về ý nghĩa của những công thức này: "Công thức folklore là sự chọn lọc,
kết tinh và điển hình hóa kinh nghiệm văn hóa xã hội, nghệ thuật truyền thống, thể hiện
quan niệm mỹ học của nhân dâa.. Đối với lĩnh vực íòlklore, nhân dân sáng tác theo truyền
thống và cảm thụ cũng theo truyền thống, một truyền thống có bề dày lịch sử văn hóa xã hội
và đã được thử thách. Truyền thống trong íolklore ổn định và biến đổi cùng với bước đi của
lịch sử - xã hội, văn hóa." "Công thức íolklore thường có tầng nền văn hóa, dân tộc học rất
sâu sắc" [104, tr.321,322]. Học tập ca dao, dân ca, các nhà thơ đã đem đến cho truyện thơ
97
Nôm bác học một tầm độ sâu sắc về ý nghĩa và về tính truyền thống. Truyện thơ Nôm bác
học đã sống cùng một nhịp đập với văn hóa dân gian, đồng điệu về tâm hồn và tình cảm với
nhân dân. Đó chính là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến chúng được nhân dân tiếp
nhận một cách nồng nhiệt và có sức sống mãnh liệt trong đời sống văn hóa tinh thần của dân
tộc.
Sự phong phú trong vốn kiến thức, sự linh hoạt trong vận dụng ca dao, dân ca của các
thi sĩ thời kỳ này đã đem lại cho ngôn ngữ nhân vật của họ sự tinh tế, mềm mại, đẹp đẽ,
trong sáng. Nhiều khi, nghe nhân vật các truyện thơ Nôm bác học nói, ta có cảm tưởng như
họ đang gửi tiếng lòng của mình qua một khúc dân ca:
445. "Thăm hoa thì biết ý xuân,
Muốn coi nước nọ, phải gần bến kia. "(ST)
1973. "Bây giờ kẻ ngược người xuôi,
Biết bao giờ lại nối lời nước non ?
Dẫu rằng sông cạn đá mòn,
Con tằm đến thác cũng còn vương tơ. "(TK)
Trong truyện thơ Nôm bác học, thành ngữ, tục ngữ được dùng hầu như tập trung cho
ngôn ngữ nhân vật, còn ca dao, dân ca được các nhà thơ dừng cho cả ngôn ngữ tác giả, lẫn
ngôn ngữ nhân vật. Nhưng, ưu thế có phần nghiêng về ngôn ngữ độc thoại nội tâm và
những lời đối thoại có tính chất giãi bày tâm sự. Ca dao đem lại cái ý nhị, sâu lắng, mượt
mà cho tiếng nói của những tình cảm riêng tư. Đối với các nhân vật trung gian hoặc phản
diện, ca dao thường được dùng khi họ thuyết phục hay hứa hẹn một điều gì đó (mà khi tình
thế thay đổi, họ sẵn sàng quên lời hẹn ước một cách dễ dàng!). Thể Loan khi chia tay với
Vân Tiên, Thúc Sinh khi chia tay với Thúy Kiều đều có những lời nói thiết tha, sâu tình
nặng nghĩa. Đó là lý do để nhữhg người như Kiều, như Vân Tiên không sớm nhận ra bản
chất của họ. Những lời nói này đối lập với hành động của họ về sau, khiến tính cách giả dối
hoặc ươn hèn được tồ đậm hơn. Bùi Kiệm khi tìm cách thuyết phục Nguyệt Nga bỏ Vân
Tiên theo mình cũng đã biết dùng tục ngữ, ca dao để tăng sức thuyết phục cho lời nói, nhằm
tác động mạnh cả vào cả nhận thức lẫn tình cảm của người nghe. Và cách nói này đã góp
phần làm lộ rõ chân tướng nhân vật:
1580. "Ở đời ai cậy giàu sang,
98
Ba xuân mòn hết ngàn vàng khôn mua,
Hay chi như vãi ở chùa,
Một căn cửa khép bốn mùa lạnh tanh.
Linh đinh một chiếc thuyền tình,
Mười hai bến nước biết mình vào đâu?
Ai từng mặc áo không bâu,
Ăn cơm không đũa, ăn trầu không cau ? "
1605. "Ai ai cũng ở trong trời,
Chính chuyên trắc nết chết thời cũng ma."
Người sử dụng vốn ca dao dân tộc đặc sắc nhất, không ai khác ngoài Nguyễn Du. Có
được vốn ca dao, dân ca phong phú như vậy, Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng của hai trung
tâm sinh hoạt văn nghệ dân gian nổi tiếng thuở xưa: Kinh Bắc - quê mẹ - nổi tiếng với
những làn điệu quan họ Hội Lim. Hà Tĩnh - quê cha - nổi tiếng với những làn điệu hát dặm,
hát phường vải Nghệ - linh. Ảnh hưởng đó cộng với cái lịch lãm, đa dạng bởi nhiều luồng
văn hóa giao lưu của đất kinh thành, tất cả đã hun đúc nên hồn thơ dân tộc của nhà thơ họ
Nguyễn.
Văn chương phong kiến không ca ngợi tình yêu tự do. Nó chỉ cổ xúy cho những cuộc
hôn nhân gắn với nghĩa vụ, đạo lý phong kiến.
Cảm hứng về sự tự do trong tình yêu nam nữ với tất cả những gì say sưa, những rung
động tinh tế nhất, sự thể hiện phong phú của tình cảm ỏ mọi cung bậc trong mọi cảnh ngộ,
tình huống - các nhà thơ chỉ có thể tìm thấy được, chủ yếu, là trong ca dao, dân ca. Giờ đây,
cảm hứng về hạnh phúc và nỗi đau trong tình yêu ấy đã được tiếp sức bởi cả một trào lưu
sáng tác văn học nhân đạo chủ nghĩa và không khí dân chủ của thời đại. Và có khi nó xuất
phát từ sự trải nghiệm đớn đau của chính nhà thơ - như trường hợp của Phạm Thái với
Trương Quỳnh Như -làm nên cái diệu kỳ của ngòi bút các nhà thơ trung đại.
Nguồn suối ca dao, dân ca một thời tuổi trẻ từng khiến Tố Như đàm mê đã lặn vào
trong máu thịt của nhà thơ và ông đã sử dụng nó nhuần nhị, tự nhiên đến mức tưởng chừng
ngôn ngữ hàng ngày của ông cũng là ngôn ngữ ca dao, dân ca vậy. Nguyễn Du đã khẳng
định ảnh hưởng của văn học dân gian đối với mình trong bài thơ chữ Hán Thanh minh ngẫu
99
hứng: "Thôn ca sơ học tang ma ngữ"(Tiếng hát nơi thôn xóm giúp ta học những câu tả về
trồng dâu, trồng gai) [130, tr.63].
Như vậy, thấm đẫm ảnh hưởng của văn chương dân gian kết hợp với ngôn ngữ sinh
hoạt đời thường, đặc điểm lớn thứ hai của ngôn ngữ nhân vật truyện thơ Nôm bác học là nó
mang tính nhân dân và đậm yểu tố hiện thực. Nó làm cho ngôn ngữ thơ nhiều chỗ rất gần
với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, đưa các tác phẩm đến gần với cuộc đời.
Nếu tục ngữ, thành ngữ giúp cho tiếng nói các nhân vật truyện thơ Nôm bác học thông
minh, sắc sảo hơn, thì ca dao, dân ca lại giúp cho ngôn ngữ của họ hữu tình hơn. Các yếu tố
này có mặt trong đối thoại đã làm tăng giá trị nhận thức, giá trị biểu cảm và giá trị thẩm mỹ
của ngôn ngữ nhân vật.
Chính ngôn ngữ đời thường và nguồn thi liệu từ văn hóa dân tộc đã khiến cho nhiều
nhân vật trong một số truyện thơ Nôm bác học có cốt truyện mượn từ truyện Tàu, tuy "xuất
thân" từ đất nước Trung Hoa nhưìig vẫn sống trọn vẹn đời sống tinh thần, tình cảm và có
cốt cách của những người con đất Việt, tựa như chàng Hamlet - hoàng tử Đan Mạch - qua
ngòi bút thiên tài của Shakespeare đã nghiễm nhiên được cả thế giới công nhận là một công
dân của nước Anh.
Việc các truyện thơ Nôm bình dân sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày, tục ngữ ca dao
là điều tất yếu, nhưng việc các truyện thơ Nôm bác học sử dụng với một mức độ, liều lượng
đáng kể là một đặc điểm hết sức đáng chứ ý. Bởi vì, dẫu sao, văn học dân gian và văn học
viết cũng là hai hệ thống tư tưởng - thẩm mỹ khác nhau. Việc sử dụng nhiều ngôn ngữ dân
gian đã làm cho truyện thơ Nôm bác học gần với tư tưởng thẩm mỹ của dân gian hơn. Và có
lẽ, đây không chỉ là đặc điểm sáng tác của các nhà thơ thời kỳ này mà còn là một mục đích
nghệ thuật của họ. Trong truyền thống văn học dân tộc có một quy luật: những truyện thơ
Nôm dài muốn đi vào nhân dân, tồn tại trong nhân dân thì nhà văn không những phải mang
tư tưởng thẩm mỹ của nhân dân mà còn phải có cả cách diễn đạt bình dân nữa. Có lẽ, những
truyện thơ Nôm bác học này hướng tới đối tượng nhân dân hơn là hướng tới đối tượng giai
cấp quý tộc. Đây là một kinh nghiệm của cha ông, cũng là một bài học quý giá đối với các
nhà sáng tác đương đại.
*
Các tác giả truyện thơ Nôm bác học giai đoạn này có một vốn kiến thức uyên thâm và
một vốn từ vựng cực kỳ giàu có, phong phú tiếp thu từ nhiều nguồn: kinh sách, thơ, phú của
100
văn chương cổ Việt Nam và Trung Quốc, thành ngữ, tục ngữ Hán, văn chương dân gian
Việt Nam, ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, với lớp từ khẩu ngữ thông tục,v.v... Ngôn ngữ
nhân vật của họ là nơi gặp gỡ của mọi dòng chảy từ nhiều nguồn đổ lại. Tài năng kiệt xuất
của các nhà thơ, đặc biệt là Nguyễn Du, là đã hòa chúng làm một với một sự kết hợp tài hoa,
nhuần nhị. Nghe Vương Ông nói với con:
767. " _ Này cha làm lỗi duyên mày,
Thôi thì việc ấy sau này đã em.
Vì ai rụng cải rơi kim,
Vì ai bèo nổi mây chìm, vì ai?
Lời con dặn lại một hai,
Dẫu mòn bia đá dám sai tấc vàng."
Ta thấy sự chân thành của tình cảm người cha trong ngữ cảnh nói và trong lối nói thân
mật gia đình "Này cha làm lỗi duyên mày", cái thân quen của âm hưởng những câu ca dao
chuyên chở cõi lòng, những rung động thẩm mỹ từ những hình ảnh đẹp được tạo ra bởi phép
đối xứng: "rụng cải, rơi kim", "bèo nổi mây chìm" và từ định ngữ nghệ thuật "tấc vàng"...
Lời nói giản dị chân tình nhưng không trở thành vè - một khả năng rất dễ xảy ra đối với thơ
lục bát. Lối nói hết sức tợ nhiên, không hề bị gợn bởi cách dùng điển "kim cải" trong Kinh
Dịch, mượn hình ảnh "bèo nổi mây chìm" trong thành ngữ Hán và trong ca dao Việt Nam.
Ví dụ vừa nêu là một minh chứng về sự kết hợp tài hoa giữa tính chất bác học và tính chất
bình dân ương ngôn ngữ nhân vật truyện thơ Nôm bác học. Có thể coi ngôn ngữ nhân vật là
một yếu tố thể hiện hai khuynh hướng, hai đặc điểm trong bút pháp tự sự, bút pháp khắc họa
tính cách nhân vật độc đáo của thể loại này: một bên còn chưa ra khỏi phạm trù văn hoa và
văn học dân gian, một bên thể hiện đặc điểm của phương thức tự sự bác học và có những
trường hợp báo hiệu phương thức tự sự cận hiện đại. Hai tính chất này tồn tại song song,
giao lưu ảnh hưởng lẫn nhau, hoa hợp trong cảm hứng sáng tạo của nhà thơ.
TIỂU KẾT
Tính trang nhã, uyên bác của ngôn ngữ ước lệ, tượng tnứig và tính chất bình dân của
ngôn ngữ hiện thực tự nhiên, ngôn ngữ tục ngữ, ca dao là hai đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ
nhân vật truyện thơ Nôm bác học giai đoạn thế kỷ XVIH - XIX.
101
Là một phạm trù mỹ học của nghệ thuật thời phong kiến, yếu tố ước lệ, tượng trưng
làm nên sự trang nhã, uyên bác của ngôn ngữ văn học đồng thời làm nên diện mạo riêng của
văn học thời kỳ này. Nó được tạo nên bởi những điển tích, điển cố, những tứ thơ lấy từ sử
sách, thư tịch Trung Hoa và những biểu tượng trong ca dao, dân ca Việt Nam. Nó có mặt
trong mọi yếu tố làm nên hình hài tác phẩm. Trong đối thoại và độc thoại, nó xuất hiện
trong lời nói của hầu hết các nhân vật và được sử dụng mọi nơi, mọi lúc, làm nên cái đẹp,
cái thanh nhã, cao sang, sự uyên bác đầy tính trí tuệ và tính nghệ thuật của ngôn ngữ. Bên
cạnh tính trang nhã, bác học, ngôn ngữ nhân vật truyện thơ Nôm bác học còn có tính chất
bình dân, được tạo nên bởi ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ văn học dân gian. Lớp từ
khẩu ngữ thông tục và thành ngữ, tục ngữ hết sức đắc dụng trên địa hạt ngôn ngữ đối thoại
đã giúp cho hình tượng nhân vật trở nên hết sức gần gũi, thân quen đối với mọi tầng lớp
người dân, đặc biệt, đã dân tộc hóa hình tượng các nhân vật có xuất xứ từ tiểu thuyết Trung
Hoa, đồng thời tạo nên giọng điệu riêng, bộ mặt riêng cho nhân vật. Nhờ sử dụng điển tích,
điển cố, thành ngữ, tục ngữ và những biểu tượng của ca dao, dân ca, ngôn ngữ nhân vật
truyện thơ Nôm bác học hàm súc, dư ba, giàu tính triết lý và sức biểu hiện. Nó có thể diễn tả
tình cảm ở mọi cung bậc, thể hiện chiều sâu văn hóa, thị hiếu thẩm mỹ và thói quen phô
diễn tâm tư tình cảm của người Việt Nam, đồng thời là tấm gương phản ánh đời sống ngôn
ngữ và cách cảm, cách nghĩ của thời đại.
Có thể nói, ngôn ngữ nhân vật truyện thơ Nôm bác học là một sự kết hợp nhuần
nhuyễn, tài tình, khéo léo, đầy sáng tạo giữa văn chương bác học, ngôn ngữ đời thường và
văn học dân gian, đặc biệt là trong Truyện Kiều, "đặc điểm nổi bật làm nên giá trị chủ yếu
của ngôn ngữ tác phẩm vĩ đại ấy là sự kết hợp tuyệt diệu giữa hai khuynh hướng "bình dân"
và "quý phái" trong ngôn ngữ tác phẩm" (Mai Quốc Liên)[83, tr.50]. Nguyễn Du đã thể hiện
"tài dùng chữ... , tài phối hợp chữ dùng đến trình độ hóa công." (Đào Thản) [94, tr.108].
Ngôn ngữ nhân vật truyện thơ Nôm bác học giàu yếu tố ước lệ bác học hay giàu yếu tố
hiện thực, bình dân, phần lớn, là do ý đồ nghệ thuật của nhà thơ trong việc xây dựng tính
cách và thể hiện chức năng của nhân vật trong tác phẩm. Sự thành công của nó phụ thuộc
vào tài năng của người cầm bút.
102
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN THƠ NÔM BÁC HỌC
3.1.VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ VÀ
KỊCH
Tùy giai đoạn, trào lưu, trường phái, loại thể văn học mà thành phần ngôn ngữ nhân
vật có tì lệ, vị trí, vai trò khác nhau trong tác phẩm.
Ở thể tự sự, lời nhân vật giữ vai trò ngày càng quan trọng, nhưng vẫn đứng sau ngôn
ngữ tác giả. Ở thể kịch, lời nhân vật lại giữ vai trỗ có tính chất quyết định. Với thơ trữ tình,
nếu là thơ tức cảnh, vịnh vật, ngôn ngữ tác giả sẽ chiếm phần ưu. Còn nếu là thơ tự bạch
hoặc thơ trữ tình kiểu "nhập vai", ngôn ngữ nhân vật sẽ chiếm phần trội bật, nếu không nói
là toàn bộ. Văn học cổ xem trọng lời tác giả. Văn học cận đại, hiện đại ngày càng đề cao vai
trò ngôn ngữ nhân vật. Văn học lãng mạn thiên về lời người sáng tác. Văn học hiện thực lại
nghiêng về lời nhân vật. Ranh giới phân biệt lời tác giả và lời nhân vật không phải bao giờ
cũng rạch ròi. Không ít trường hợp, chúng dường như giao thoa với nhau: trong ngôn ngữ
nhân vật, có giọng nói, điệu nghĩ của nhà văn, trong ngôn ngữ tác giả có lời lẽ, tình cảm của
nhân vật.
3.1.1.Ở thể tự sự, qua quan sát, chọn lựa, vận dụng các phương tiện lời nói, nhà văn
tái hiện ngôn ngữ nhân vật, đặc biệt là ngổn ngữ đối thoại trong tính quy định của thời đại,
môi trường, tầng lớp xuất thân, trình độ học vấn, ngành nghề, tâm lý, lứa tuổi, cá tính, tâm
trạng... sao cho sinh động, tự nhiên như lời nói thật ngoài đời. Mỗi nhân vật được xây dựng
với một lối nói, một kiểu phát ngôn có đặc trưng riêng, thể hiện qua trường từ vựng, kiểu
câu, ngữ điệu... để lời trực tiếp của họ trở thành một hiện tượng ngôn ngữ độc đáo, có tính
chất cá tính hóa nhân vật. Và nói như Lỗ Tấn: "Nó có thể làm cho người ta từ lời ăn tiếng
nói mà thấy được người" [123, tr.232].
Văn học cổ nhìn chung ít chú ý khắc họa lời nói nhân vật, mà thường uốn nhân vật nói
theo điệu của tác giả hoặc theo cách tác giả muốn, tác giả nghĩ: Đọc Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ, một tác phẩm ra đời thế kỷ XVI, ta gặp Dương thị trong Chuyện đối tụng ở
Long cung nhắn chồng: "_ ... Người vợ xấu số ở bến nước xa xăm lúc nào cũng vẫn thương
nhớ đến chàng; chàng nên cố xoay xở cách nào để cho phượng được trong mây, ngựa về
103
trên ải, đừíig khiến tôi phải già đời ở chốn cung nước làng mây này." [41, tr.71]. Không chỉ
người thiếu phụ trong Chuyện người con gái Nam Xương có ngôn ngữ nói cùng một dạng
với nàng mà cả sư già Pháp Vân trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị cũng đều nói cùng
một cách như thế: " _ Người con gái này, nết không cẩn nguyệt, tính bén lẳng lơ, tuổi đã trẻ
trung, sắc lại lộng lẫy, ta e lòng thiền không phải đá, sắc đẹp dễ mê người; tuy sen hồng
chẳng nhuộm bùn đen, nhưng tấc mây dễ mờ bóng nguyệt..." [41, tr.79]. Rõ ràng, văn
chương cổ thời kỳ này chưa chú ý đến sắc thái riêng của mỗi giọng nói, đến khả năng tự bộc
lộ của ngôn ngữ nhân vật.
Văn học hiện đại ngày càng coi trọng việc biểu hiện ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
Trong nhiều trường hợp, lời nhân vật càng giống khẩu ngữ tự nhiên càng có giá trị tạo hình.
Không chỉ nội dung mà cả bản thân hình thức lời nói vừa giúp nhân vật tự bộc lộ, vừa góp
phần phản ánh hiện thực cuộc sống bên ngoài nhân vật. Thậm chí các nhà văn hiện thực -
như Banzắc trong bộ Tấn trò đời chẳng hạn - đã coi việc cá tính hóa ngôn ngữ nhân vật là
một nguyên tắc nghệ thuật để khắc họa tính cách xã hội, lịch sử của nhân vật.
Bàn về thi pháp tiểu thuyết, M.Bakhtin đã nhấn mạnh vai trò của đối thoại:
"Đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người... Sống tức là
tham gia đối thoại: hỏi, nghe, trả lời, đồng ý... Con người tham gia cuộc đối thoại ấy bằng
toàn bộ con người mình và toàn bộ cuộc đời mình: bằng mắt, môi, tay, tâm hồn, tinh thần,
hành vi. Nó trút hết con người nó vào lời nói và tiếng nói của nó gia nhập dàn đối thoại của
cuộc sống con người, gia nhập cuộc hội thảo thế giới (...). Bản ngã không chết Cái chết chỉ
là sự ra đi. Con người ra đi khi đã nói lời của mình, nhưng bản thân lời nói ấy còn lại mãi
mãi trong cuộc hội thoại không bao giờ kết thúc" [4, tr.512]. Không chỉ đối thoại có vai trò
quan trọng đối với thể tự sự mà độc thoại cũng có vị trí đặc biệt quan trọng. Sở trường của
nó là phản ánh đời sống tâm hồn của nhân vật. Trong tác phẩm, để tái hiện tính tự phát của
dòng ý thức cảm xúc, nhà văn không phải lúc nào cũng miêu tả nó một cách rành mạch,
logic, thứ tự mà nhiều khi rối ren, lộn xộn, chắp nối, đứt đoạn, bỏ lửng...
Nội tâm nhân vật còn được thể hiện bằng loại ngôn ngữ "pha" giữa lời nhân vật và lời
dẫn dắt của tác giả. Nhà văn vừa tái hiện dòng ngôn ngữ độc thoại của nhân vật, vừa có sự
phân tích, lý giải, phẩm bình lời nổi ý thức của nhân vật. Trần Đình Sử gọi đó là “lời nửa
trực tiếp”, một kiểu của lời gián tiếp hai giọng. Và theo ông, ương văn học Việt Nam, lối
này xuất hiện từ giai đoạn nửa cuối thế kỷ xvin -nửa đầu thế kỷ XIX, tiêu biểu nhất là
104
Truyện Kiều [115, tr.151]. Nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn ngày nay cũng chuộng lối diễn đạt
này: Chí Phèo của Nam Cao, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Những đứa con trong gia đình của
Nguyễn Thi...
Hơn tất cả mọi thể loại, thể tự sự, nhất là tiểu thuyết, rất có điều kiện để đi sâu, phân
tích đời sống nội tâm của con người, phát hiện những bí ẩn sâu kín, những lối rẽ bất ngờ,
những khoảnh khắc đột biến trong tình cảm, tâm trạng, động cơ hành động, thậm chí là
nhữíig ý nghĩ trực cảm, những thoáng mong manh huyền vi, kỳ diệu Ương cõi vô thức của
con người - nơi mà ngay cả những phương tiện khoa học thông tin hiện đại nhất, dù tinh vi
đến đâu, cũng không thể thăm dò, khám phá.
Những biểu hiện thuộc đời sống ngôn ngữ của con người và thế giới nội tâm của các
nhân vật đã làm nên sức hấp dẫn lớn của văn chương. Đó là một đóng góp không thể thiếu
được của ngôn ngữ đối thoại và độc thoại trong tác phẩm tự sự.
3.1.2.Ở nghệ thuật kịch - trừ kịch câm - ngôn ngữ nhân vật đặc biệt là ngôn ngữ đối
thoại có vai trò hết sức quan trọng. Do hạn chế về không gian, thời gian biểu diễn và do đặc
điểm của kịch: tác giả không được phép lộ mặt, cho nên, ngôn ngữ tác giả chỉ có tính chất
hướng dẫn đôi nét cho đạo diễn, diễn viên trong quá trình chuẩn bị, còn lại là ngôn ngữ
nhân vật. Khi diễn viên bước lên sân khâu, tất cả đều thông qua hành động nhân vật mà biểu
hiện. Hành động của sân khấu là hành động hình thể, hành động tâm lý và hành động ngôn
ngữ. Hành động ngôn ngữ và hành động tâm lý của nhân vật được thể hiện qua các hình
thức: đối thoại, độc thoại và bàng khoại.
Ngôn ngữ đối thoại là hình thức chủ yếu của ngôn ngữ kịch, thậm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_05_08_3656560924_8488_1872288.pdf