MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI. 9
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm
tội. 9
1.2. Quá trình hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực ở người phạm tội18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU. 28
2.1. Tình hình tội phạm ở thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu giai đoạn
từ năm 2014 – 2018. 28
2.2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tình
Bà Rịa – Vũng Tàu. 32
2.3. Các yếu tố tác động góp phần hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực
ở người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa . 39
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH
HÌNH TỘI PHẠM Ở THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG
TÀU TỪ GÓC ĐỘ NHÂN THÂN. 56
3.1. Quan điểm phòng ngừa tội phạm của Đảng và Nhà nước cũng như của
thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu . 56
3.2. Tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm ở thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu từ góc độ nhân thân. 59
KẾT LUẬN . 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
93 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản thân hoặc của gia
đình nên dễ bị lôi kéo hoặc chọn con đường phạm tội.
2.2.2. Nhóm đặc điểm xã hội
*Theo bảng 2.6, Nghiên cứu hồ sơ 100 vụ án được lựa chọn ngẫu nhiên
trong số 499 vụ phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa giai đoạn 2014 –
2018 cho thấy: Tổng số bị cáo của 100 vụ án là 150 người. Nghiên cứu hoàn
cảnh gia đình của những người này, cho thấy:
- Những người phạm tội sinh sống trong các gia đình không hoàn thiện
(thiếu cha hoặc mẹ, hay không có cha mẹ) có 30 người (chiếm 25%);
- Những người phạm tội sinh sống trong các gia đình có người thân vi
phạm pháp luật có 15 người (chiếm 20%);
- Những người phạm tội sinh sống trong các gia đình không hòa thuận
có 70 người (chiếm 37%);
- Những người phạm tội sinh sống trong các gia đình nuông chiều con
cái có 35 người (chiếm 18%).
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy rằng: tội phạm trên địa bàn thành phố
Bà Rịa chủ yếu là những người sống trong gia đình không hòa thuận thường
xuyên cãi vã, hay mắng chửi nhau và không nhận được sự giáo dục chăm sóc
của ba mẹ nên dễ dẫn đến hành vi phạm tội.
*Qua bảng phụ lục 2.5 thể hiện, trình độ học vấn của các bị cáo đưa ra
xét xử tại địa bàn thành phố Bà Rịa trong giai đoạn 2014 – 2018, cho thấy:
- Dưới lớp 5 và không biết chữ: với 295 bị cáo chiếm tỉ lệ 38,9%;
36
- Từ lớp 6 đến lớp 9: với 277 bị cáo chiếm tỉ lệ 36,5%;
- Từ lớp 10 trở lên: với 186 bị cáo chiếm tỉ lệ 24,5%.
Như vậy, số đối tượng phạm tội có trình độ học vấn dưới lớp 5 và
không biết chữ chiếm đa số (38,9%), phần lớn trong số người phạm tội không
biết chữ hoặc đã bỏ học. Do trình độ học vấn thấp nên không có việc làm ổn
định cộng với sự lười biếng, hám lợi dẫn tới khả năng hạn chế trong việc tiếp
nhận những tri thức về đạo đức, văn hóa, lối sống và pháp luật, nhận thức xã
hội nên không nhận thức hành vi của mình đúng hay sai, có nguy cơ lớn thực
hiện tội phạm.
*Nơi cư trú của người phạm tội: Căn cứ phụ lục 2.10 số người phạm tội
theo đơn vị hành chính của thành phố Bà Rịa thì người phạm tội chủ yếu
thường sinh sống ở hai phường: Phước Trung (82 bị cáo chiếm tỉ lệ 10,8 %)
và Phước Hiệp (91 bị cáo chiếm tỉ lệ 12 %), Đây là hai phường có mật độ dân
cư sinh sống cao nhất, tỉ lệ người thất nghiệp nhiều, tập trung nhiều cơ quan
hành chính nhà nước, nơi giao thương buôn bán sầm uất, quá trình đô thị hóa
diễn ra nhanh chóng vì vậy cũng là nơi tập trung số lượng người phạm tội
đông hơn so với các nơi khác trên địa bàn.
2.2.3. Đặc điểm pháp lý hình sự
Qua thống kê tại bảng phụ lục 2.4 thể hiện, trong tổng số 758 bị cáo bị
xét xử trong giai đoạn năm 2014 đến 2018 trên địa bàn thành phố Bà Rịa cho
thấy những người có tiền án, tiền sự tiếp tục tái phạm chiếm tỉ lệ 37,9%
(287/758 người) trong tổng số người phạm tội, khảo sát đối tượng trong các
vụ án xảy ra cho thấy, đối tượng tái phạm chủ yếu rơi vào nhóm tội phạm
xâm phạm sở hữu, trong đó nhiều nhất là tái phạm ở tội cướp giật tài sản,
trộm cắp tài sản, cướp tài sản, số đối tượng phạm tội trên địa bàn thành phố
Bà Rịa phạm tội lần đầu, không có tiền án, tiền sự chiếm tỷ lệ cao 62,1%.
Những đối tượng vẫn tái phạm hành vi phạm tội thường chuyên nghiệp, nguy
hiểm hơn, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn so với phạm tội lần đầu, chính vì
37
vậy phân tích làm rõ đặc điểm này là tiền đề để xác định hiệu quả công tác
giáo dục, cải tạo phạm nhân trong giai đoạn hiện nay đang áp dụng để từ đó
tìm ra biện pháp phòng ngừa đạt hiệu quả.
2.2.4. Nhóm đặc điểm nhận thức, tâm lý
*Xuất phát từ khuynh hướng chống đối xã hội, cá nhân biểu hiện ra
những hành vi thể hiện tính ích kỉ, vụ lợi, lười biếng, tham lam... Qua khảo
sát về động cơ phạm tội của 150 người phạm tội trong 100 bản án trên địa bàn
thành phố Bà Rịa, có được kết quả như sau:
- Động cơ vụ lợi gắn liền với những ham muốn vật chất hẹp hòi như
muốn làm giàu nhanh chóng, tích lũy lớn, muốn có đồ vật quý gắn với tội
trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 50 người (33,4%);
- Động cơ mang tính hiếu chiến, kết hợp với ý thức coi thường lợi ích
của người khác, của xã hội, không tôn trọng nhâm phẩm con người như tội cố
ý gây thương tích, hủy hoại tài sản: 40 người (26,6%);
- Động cơ thỏa mãn nhu cầu lợi ích cá nhân đi ngược lại với lợi ích của
xã hội gắn liền với tình trạng vô trách nhiệm và không hoàn thành nghĩa vụ
với nhà nước như ăn chơi đua đòi, sống gấp, lười lao động từ đó phạm tội
đánh bạc, mua bán và tang trữ trái phép chất ma túy : 60 người (40%).
Như vậy, những người lười lao động, nhưng lại ăn chơi đua đòi là những
nhân tố tiêu cực đưa họ sa vào con đường phạm tội, chiếm tỷ lệ nhiều nhất
(40%). Xác định được động cơ, mục đích phạm tội rất quan trọng trong việc
phân tích có cơ sở về diễn biến đặc điểm đạo đức, tâm lý của người phạm tội
xuất phát từ động cơ, mục đích gì từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
*Nghiên cứu ngẫu nhiên trong 100 bản án hình sự sơ thẩm tại Tòa án
nhân dân thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, với 150 bị cáo cho thấy:
- Người phạm tội nghiện ma túy là 45 người (chiếm 30%).
- Người phạm tội thường xuyên tụ tập uống rượu là 48 người (chiếm
32%);
38
- Người phạm tội nghiện phim ảnh khiêu dâm là 25 người (chiếm
16,6%);
- Người phạm tội nghiện phim bạo lực là 18 người (chiếm 12%);
- Người phạm tội nghiện games là 14 người (chiếm 9,4%);
Kết quả trên cho thấy, một trong những đặc điểm nhân thân đặc trưng,
điển hình của tội phạm ở Bà Rịa là nghiện rượu, thường xuyên tụ tập nhậu
nhẹt (32%) chiếm tỉ lệ cao, kế đến là đặc điểm nghiện ma túy (30%).
*Do điều kiện đặc trưng về khí hậu của thành phố Bà Rịa là nhiệt đới
gió mùa nóng, khô, số giờ nắng trong năm cao trung bình 2400 giờ, kết hợp
với quá trình biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính dẫn đến ô nhiễm môi trường
phần nào đã tác động, ảnh hưởng đến khí chất, tính cách của con người nơi
đây sẽ trở nên nóng bức, dễ trầm cảm, bị stress dẫn đến xu hướng tụ tập lại
thành nhóm ăn chơi, giải trí, sử dụng nhiều rượu, bia, chất kích thích để giải
khát và làm lệch chuẩn nhân cách, dễ dẫn đến tình trạng bị kích động, không
kiềm chế thực hiện hành vi phạm tội. Mặt khác, do điều kiện ưu đãi về tự
nhiên, đất rộng, người đông, không bị thiên tai, hạn hán, mất mùa, lũ lụt và
chịu ảnh hưởng từ văn hóa phương tây, chế độ ngụy quyền Sài Gòn, chế độ
phong kiến từ xưa đã tác động, ảnh hưởng đến tính cách của một bộ phận
người dân thành phố Bà Rịa, ở họ có lối sống văn hóa thoải mái, phóng túng
hơn, không cần tích cực lao động, sống tận hưởng nhiều hơn là tích cóp của
cải cho con cháu sau này, ngoài ra một bộ phận người dân có điều kiện kinh
tế có thể tiếp cận các loại tệ nạn xã hội, rượu, bia, chất kích thích chính ảnh
hưởng về tư duy như vậy nên khi hội nhập kinh tế xã hội với thế giới, với
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình đô thị hóa, mặt khác ruộng đất bị
thu hẹp đã làm cho một bộ phận dân cư thất nghiệp, lười lao động kết hợp các
tệ nạn xã hội là những nguy cơ tiềm ẩn hình thành tội phạm.
Như vậy, trong số người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa mà tác
giả nghiên cứu, đa số là nam giới (chiếm tỉ lệ 88,3%) và chủ yếu trong lứa
39
tuổi thanh niên (chiếm tỉ lệ 37,3%); số người phạm tội có trình độ học vấn -
Dưới lớp 5 và không biết chữ chiếm đa số: 38,9%, chủ yếu là những người
không có nghề nghiệp (chiếm tỉ lệ 30,3%); đa số chưa có tiền án, tiền sự
(chiếm tỉ lệ 62,1%).
2.3. Các yếu tố tác động góp phần hình thành các đặc điểm nhân
thân tiêu cực ở người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa
2.3.1. Yếu tố từ phía gia đình
Một là, Gia đình khuyết thiếu (không có đủ cha hoặc mẹ): Theo cơ cấu,
trong tình hình tội phạm thành phố Bà Rịa giai đoạn 2014 -2018 có đến 25%
số người phạm tội xuất thân từ gia đình thiếu hoàn thiện, đây là một phần
nguyên nhân chính hình thành đặc điểm nhân thân tiêu cực ở một bộ phận
thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố Bà Rịa, nếu không có cha hoặc mẹ thì
sẽ thì sẽ thiếu đi sự quan tâm giáo dục một cách đầy đủ, phải lao động, tự lập
từ rất sớm, như vụ án của Huỳnh Hữu Nghĩa; sinh ngày: 03/7/1996, trình độ
văn hóa: 3/12; không rõ tên cha và mẹ là bà Huỳnh Thị Thu Ngân (đã chết).
Vào khoảng 16 giờ 10 phút ngày 29/07/2016, tại số 57 đường Nguyễn Thị
Minh Khai, khu phố 1, phường Phước Nguyên, thành phố Bà Rịa, Đội cảnh
sát điều tra tội phạm ma túy công an thành phố Bà Rịa phối hợp với công an
phường Phước Nguyên bắt quả tang Huỳnh Hữu Nghĩa đang có hành vi bán
trái phép chất ma túy cho con nghiện Trần Văn Nam. Tang vật thu giữ gồm:
01 gói nylon được hàn kín bên trong có chứa chất kết tinh không màu trong
suốt, thu giữ trên người Nghĩa và trên bàn đá số tiền 500.000 đồng, 01 điện
thoại di động Nokia 1202 màu xanh, 01 điện thoại di động Iphone 5S (Trích
bản án số 07/2017/HSST ngày 18/01/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Bà
Rịa). Nghiên cứu hồ sơ vụ án cho thấy, từ nhỏ Nghĩa không sống với cha mẹ
mà sống với ông ngoại già yếu, ốm đau thường xuyên, nhờ sự giúp đỡ cưu
mang của họ hàng nội ngoại nên đối với Nghĩa có cái ăn đã là may mắn
huống chi là được học hành đến nơi đến chốn, Nghĩa bỏ học từ rất sớm làm
40
đủ thứ nghề có thể kiếm được tiền trang trải cuộc sống, nhưng chỉ vì công
việc nặng nhọc nên bỏ việc, bản thân lại ham chơi game, kết bạn với các
nhóm bạn xấu nên khi thiếu tiền đã nảy sinh ý định buôn bán trái phép chất
ma túy.
Hai là, Gia đình không hòa thuận, thiếu quan tâm chăm sóc con cái:
Trong giai đoạn 2014 -2018, trên địa bàn thành phố Bà Rịa có 37% số người
phạm tội xuất thân từ gia đình không hòa thuận, thiếu quan tâm chăm sóc con
cái, nên người phạm tội có tâm lý chán nản, sa vào rượu chè, bê tha, rồi phát
sinh những hành vi tiêu cực. Như vụ án Lê Văn Phước, sinh năm: 1993 và Lê
Thanh Hậu, sinh năm: 1999, sau khi cãi nhau với bố về việc tự ý bỏ làm không
lý do, Lê Văn Phước đến nhà Lê Thanh Hậu để rủ Hậu nhậu tại quán nhậu vỉa
hè của chị Lê Thị Ngọc Diễm, ấp đông, xã Hòa Long, lúc 20h ngày
05/06/2016, đến khoảng 22h cùng ngày, Phước và Hậu gặp Hùng, Chi là bạn
xã hội cũng đang nhậu tại quán thì Phước mời sang uống rượu cùng nhóm.
Sau đó giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn, Phước tát Hùng một cái vào mặt, Chi
thấy vậy can ngăn và cũng bị Phước vung tay tát vào mặt. Hùng ngồi một lúc
rồi lấy điện thoại gọi cho Nguyễn Minh Khương để hẹn ra quán gần chợ Hòa
Long để nhậu tiếp, Phước nghi ngờ Hùng kêu người ra quán để đánh mình
nên nói Lê Thanh Hậu chạy về nhà Phước lấy hai con dao để làm hung khí
đánh nhau với nhóm của Hùng. Sau đó nhóm của Hùng, Chi ra về, Hậu lấy
dao và quay lại quán, Phước nói Hậu chở đuổi theo nhóm của Hùng. Khi đến
khu vực trường mầm non Hòa Long, Phước nói Hậu điều khiển xe vượt lên
chặn đầu xe của Hùng rồi Phước nhảy xuống cầm dao chém Hùng nhiều nhát
vào vùng đầu, ngực, tay cho đến lúc Hùng gục ngã trên đường. Chi thấy Hùng
bị Phước chém có đưa tay ra đỡ cũng bị chém xước da ở bàn tay. Sau khi gây
thương tích cho Hùng và Chi, Phước và Hậu bỏ trốn khỏi địa phương, sau đó
cả hai có ra đầu thú. Tòa án xét hành vi của hai bị cáo và các bị hại không có
mâu thuẫn gì, chỉ vì sự hiểu nhầm mà các bị cáo đã dùng dao gây thương tích
41
cho các bị hại, do đó hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội “Cố ý gây
thương tích” theo quy định tại khoản 2 điều 104 của Bộ luật hình sự (Trích
Bản án số 32/2017/HSST ngày 28 tháng 04 năm 2017 của Tòa án nhân dân
thành phố Bà Rịa).
Khi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của Lê Văn Phước, được biết Phước
không nghề nghiệp, trình độ văn hóa 5/12, là con thứ 6 trong gia đình có 7
anh chị em, nhưng anh em thường xuyên mâu thuẫn, đánh chửi nhau, cha mẹ
đi làm ăn xa nhà kiếm tiền nên không chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời những
hành vi sai trái của con, trong khi Phước thường xuyên đi chơi khuya, nhậu
nhẹt thâu đêm, bản thân luôn tự ti đi đâu mọi người cũng bàn tán không hay
về gia đình mình nên Phước muốn được giải thoát, từ đó bất cần đời, bỏ nhà
đi bụi sau đó sa ngã giao du với các đối tượng xấu lôi kéo vào con đường
phạm tội.
Ba là, Gia đình có người vi phạm pháp luật: Theo cơ cấu, trong tình
hình tội phạm thành phố Bà Rịa giai đoạn 2014 -2018 có 20% số người phạm
tội xuất thân từ gia đình có người vi phạm pháp luật, nếu sống trong môi
trường mà hàng ngày diễn ra các hành vi trộm cắp, đánh bạc như vậy thì các
em sẽ dễ dàng bắt chước quan điểm, lối sống tiêu cực, thậm chí không nhận
thức được hành vi này là tốt hay xấu. Ví dụ vụ án Dương Bảo Ngọc, sinh năm
1997; nghề nghiệp: lao động tự do; trình độ văn hóa: 09/12; con ông Dương
Tấn Lộc, sinh năm 1972 và bà Trần Thị Thoa, sinh năm 1975. Ngọc bị truy tố
như sau: Dương Bảo Ngọc quen biết Đỗ Mỹ Linh (sinh năm 2001) qua mạng
xã hội Facebook và có quan hệ tình cảm. Ngày 12/07/2016, Ngọc và Linh hẹn
nhau đi chơi, sau đó Linh không về nhà mà đến nhà Ngọc tại tổ 11, ấp Bắc, xã
Long Phước, thành phố Bà Rịa, ngủ qua đêm. Tại phòng của Ngọc, cả hai có
hành vi hôn môi, Ngọc dùng tay sờ ngực và bộ phận sinh dục của Linh nhưng
không quan hệ tình dục. Đến ngày 15/07/2016 Linh bỏ nhà đi theo Ngọc, cả
hai đón xe khách lên thành phố Hồ Chí Minh rồi xuống Tiền Giang chơi đến
42
ngày 30/07/2016 mới về nhà. Ông Cường và bà Nga là cha mẹ của Linh đã
làm đơn tố cáo. Ngọc không biết được hành vi của mình tưởng chừng như
đơn giản, không có vấn đề gì nhưng theo quy định của pháp luật các hành vi
kể trên đối với người dưới 14 tuổi kể cả được sự đồng ý của nạn nhân cũng vi
phạm pháp luật.
Vụ án được tòa án thành phố Bà Rịa xét xử tuyên bị cáo Dương Bảo
Ngọc phạm tội “Dâm ô với trẻ em”, xử phạt bị cáo Ngọc 02 năm tù (Trích
Bản án số 28/2017/HSST ngày 26/04/2017). Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án,
cũng như tìm hiểu hoàn cảnh nhân thân của bị cáo Ngọc cho thấy: Ngọc có
cha là ông Lộc có tiền án về tội “Hiếp dâm” chấp hành xong hình phạt tù từ
ngày 20 tháng 09 năm 2015. Là con út trong gia đình có 3 anh em, người anh
của Ngọc là Dương Bảo Lâm đang chấp hành án phạt tù tại trại giam Phước
Cơ, Bà Rịa - Vũng Tàu về tội “trộm cắp tài sản”. Vì vậy có thể thấy Ngọc
sống trong gia đình thường xuyên vi phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo
đức xã hội, hàng ngày được chứng kiến những thủ đoạn, mánh khóe phi pháp
như trộm cắp, đánh bạc nên dễ hình thành ở bản thân phẩm chất tiêu cực.
Bốn là, Gia đình quá nuông chiều con cái: Theo cơ cấu, có 18% số
người phạm tội xuất thân từ gia đình khá giả, giàu có, nhưng cha mẹ quá
nuông chiều con cái, sẵn sàng thỏa mãn nhu cầu của con cái vô điều kiện nên
phát sinh tính ỷ lại, lười lao động, ham chơi, sống ích kỉ nên khi gia đình
không chu cấp hoặc chu cấp không đầy đủ thì rất dễ đi cướp giật, trộm cắp để
kiếm tiền tiêu xài. Như vụ Đỗ Thanh Tâm, sinh năm 1997, trú tại ấp An
Trung, xã An Nhứt, Huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, là con một,
sống trong gia đình có kinh tế khá giả, được gia đình cho ăn học đầy đủ, có ô
tô riêng, nhưng Tâm sống ích kỉ, lười học, quen được phục vụ, muốn gì được
nấy, ham chơi đua đòi, hay hỗn láo với cha mẹ, không nghe lời dạy bảo của
cha mẹ, nên bị lôi kéo, dụ dỗ muốn thử cảm giác mạnh đưa đến nghiện ma
túy, nên gia đình không tiếp tục cho Vũ tiền nữa. Do không có tiền tiêu xài,
43
vào khoảng 7 giờ 30 phút ngày 16/02/2017, Nguyễn Thanh Tâm điều khiển
xe máy hiệu Sirius biển số 72P1-0636 đi từ xã An Nhứt lên thành phố Bà Rịa
để xin việc làm. Khi đến trước số nhà 746 đường Cách Mạng Tháng 8, thì
phát hiện em Nguyễn Thị Thanh Tú đang ngồi trên xe máy dựng ở vỉa hè, tay
cầm điện thoại di động hiệp Oppo A37 để nghe điện thoại. Bị cáo Tâm liền
nảy sinh ý định chiếm đoạt nên đã dừng xe lại và dựng chân trống xe nhưng
vẫn để xe nổ máy rồi đi bộ đến chỗ em Tú dung tay phải giật được chiếc điện
thoại di động của em Tú và nhanh chóng lên xe để tẩu thoạt, em Tú đuổi theo
kéo áo nhưng bị cáo tăng ga tẩu thoát. Em Tú tiếp tục tri hô và được người
dân đuổi theo và bắt giữ. Ngoài ra Tâm còn tự thú về hành vi phạm tội trước
đó vào lúc 07 giờ ngày 22/1/2017, Tâm đón xe buýt từ thành phố Bà Rịa đi
huyện Tân Thành. Khi đang đứng đợi xe buýt tại khu vực thuộc khu phố
Hương Sơn, phường Long Hương, thành phố Bà Rịa thì phát hiện nhà ông
Phạm Nhật Trường cổng không khóa, bên trong có dựng xe máy Sirius biển
số 72N-4112 cắm sẵn chìa khóa. Bị cáo Tâm nảy sinh ý định chiếm đoạt nên
đi bộ về phía nhà anh Trường lén lút dắt chiếc xe máy Sirius ra ngoài nổ máy
tẩu thoát và đem về nhà cất giấu. Ngày hôm sau Tâm điều khiển xe vừa trộm
được đến tiệm gò biển số xe của ông Phạm Văn Quý tại thị trấn đất đỏ mua
biển số 72P1-0636 và gắn vào xe trộm được làm phương tiện đi lại. Ngày
16/02/2017 bị cáo Tâm sử dụng chiếc xe này đi cướp giật chiếc điện thoại di
động của em Tú thì bị bắt. Tòa án tuyên Đỗ Thanh Tâm phạm tội “Cướp giật
tài sản” và tội “Trộm cắp tài sản” (Trích Bản án số 37/2017/HSST ngày
24/5/2017).
2.3.2. Yếu tố từ môi trường giáo dục
Thứ nhất, Thiếu sự quản lý và phối hợp của gia đình và nhà trường:
Hiện nay trên địa bàn thành phố Bà Rịa nhiều em có biểu hiện lệch chuẩn
như: thường xuyên trốn học, rượu bia, thích đua đòi, thuốc lá, cá biệt còn thử
ma túy nhưng không được gia đình và thầy cô phát hiện để giáo dục, uốn
44
nắn kịp thời. Cha mẹ không quan tâm đến con phó mặc cho nhà trường,
không dành thời gian quan tâm chăm sóc con, không phát hiện những thay đổi
tâm sinh lí của con nên không kịp thời uốn nắn giáo dục.. Như vụ án Trần Vũ
Phong, sinh năm: 1995, sinh viên đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, Hộ khẩu
thường trú: khu phố 2, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, thực hiện
hành vi trộm cắp tài sản như sau: Do quen biết từ trước, ngày 10/07/2016
Trần Vũ Phong đến nhà anh Phan Thái Vĩnh ở ấp Nam, xã Hòa Long, thành
phố Bà Rịa để ngủ nhờ vì chuyện buồn đang bỏ nhà đi. Chiều ngày
16/07/2016 sau khi đi làm về Phong cùng với anh Vĩnh và một số người bạn
đi nhậu, sau đó về nhà anh Vĩnh ngủ, rạng sáng ngày 17/7/2016, Phong thức
dậy và lấy trộm của anh Vĩnh 01 xe máy hiệu Airblade biển số 85B1-341.44
bên trong cốp xe có 01 ví da đựng 01 chứng minh nhân dân, 01 giấy phép lái
xe hạng A1 mang tên Phan Thái Vĩnh. Phong điều khiển xe về trung tâm
thành phố Bà Rịa cầm chiếc xe máy trên được 8.000.000 đồng. Ngày
17/7/2016, anh Vĩnh đến cơ quan công an trình báo, Ngày 6/10/2016, Phong
đến cơ quan công an đầu thú, Tòa án tuyên bị cáo Trần Phong Vũ phạm tội
“Trộm cắp tài sản” (Trích Bản án số 12/2017/HSST ngày 21 tháng 02 năm
2017).
Tìm hiểu hoàn cảnh của bị cáo Trần Vũ Phong được biết Phong là học
sinh cá biệt nghiện game online với những trò chơi bạo lực, nguyên nhân đưa
đến việc phạm tội vì gia đình và nhà trường không quản lý tốt, không tìm hiểu
giờ giấc học tập trên lớp, không biết khi nào ở nhà, khi nào ở trường nên khi
bị cáo bỏ học gia đình và nhà trường không hay, mặt khác bị cáo thường hay
tụ tập rượu chè, chơi game, thiếu tiền thì sinh ra trộm cắp.
Thứ hai, Chưa chú trọng giáo dục đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống:
Nền giáo dục trên địa bàn thành phố Bà Rịa hiện nay còn mang nặng tính hình
thức, lý thuyết, chạy theo thành tích mà chưa chú trọng đúng mức đến việc
giáo dục đạo đức, phổ biến pháp luật, dạy kĩ năng sống cho học sinh, điều này
45
vô hình sẽ tạo ra một thế hệ thiếu kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề
trong cuộc sống đến khi gặp khó khăn thì rất dễ mất phương hướng và dễ đi
vào con đường phạm tội, như vụ án Trương Thanh Phú, sinh năm 1996, trình
độ văn hoá: 5/12. Tiền án: ngày 10/05/2010 bị Tòa án nhân dân Quận 7,
Thành phố Hồ Chí Minh xử 02 năm tù về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có” (Bản án số 68/2010/HSST), chưa được xóa án tích, ngày
29/11/2012 bị Tòa án nhân dân huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng xử 06 tháng
tù giam về tội “Trộm cắp tài sản” (Bản án số 34/2002/HSST), ngày
23/09/2014 bị Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xử phạt 3 năm 6 tháng tù giam
về tội “Cướp giật tài sản” (Bản án số 548/2004/HSST), do không có nghề
nghiệp, Trương Thanh Phú đã nảy sinh ý định tìm kiếm tài sản để trộm cắp
bán lấy tiền tiêu xài. Vào khoảng 1 giờ 00 phút ngày 05/9/2016, Phú giả làm
người bán hàng rong đi lang thang tại một số ngả đường thuộc phường Phước
Hưng, thành phố Bà Rịa, để tìm tài sản trộm cắp. Khi Phú đi đến trước nhà
ông Lê Văn Lợi thuộc tổ 9, khu phố 4, phường Phước Hưng, thành phố Bà
Rịa phát hiện cửa ngoài mở, cổng ngoài không khóa chỉ khép hờ, trong nhà
không có người, Phú liền mở cửa cổng vào trong nhà phát hiện trong sân có
để 01 xe ba gác hiệu Yinxiang màu xanh, biển số: 61L8- 7231, nên đã lén lút
trộm cắp chiếc xe ba gác của ông Lợi đẩy xe đến khu vực vòng xoay Bà Rịa,
rồi sau đó mang lên Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh bán cho đối tượng Vũ
(không rõ lai lịch) được số tiền 8.000.000 đồng, số tiền này Phú đã tiêu sài và
sử dụng ma túy hết (Trích Bản án số 39/2017/HSST ngày 30/05/2017).
Qua tìm hiểu nhân thân của bị cáo Phú, thấy rằng Phú mới học hết lớp
5 chưa được giáo dục nhiều về đạo đức, pháp luật và kỹ năng sống trong nhà
trường, phải bương chải kiếm sống ngoài môi trường xã hội từ rất sớm, học
những thói hư, tật xấu từ những đám bạn bỏ nhà đi bụi nên rất muốn thể hiện
mình, muốn lấy số trong đám bạn nên sẵn sàng thực hiện hành vi phạm tội,
bản thân bị cáo đã từng có 3 tiền án, không ăn năn hối cải mà vẫn tiếp tục tái
46
phạm tội, chưa được xóa án tích, lần phạm tội này bị cáo cố ý thực hiện phạm
tội nên thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm. Hành vi của bị cáo là nguy
hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác được
pháp luật bảo vệ, gây căng thẳng và bất bình trong quần chúng nhân dân, coi
thường pháp luật, không bỏ sức lao động mà muốn hưởng thụ.
2.3.3. Những yếu tố từ môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội vĩ mô
Thành phố Bà Rịa là trung tâm chính trị, kinh tế, du lịch, khu vực phát
triển năng động nhất trong tỉnh vì vậy bên cạnh những mặt tích cực do kinh tế
thị trường mang lại thì vẫn còn những yếu tố tiêu cực xuất phát từ môi trường
kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến quá trình nhân thân người phạm tội.
Một là, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến đất nông nghiệp
từ các dự án thu hồi được đền bù bằng tiền rất lớn đã khiến một bộ phận
người dân giàu lên nhanh chóng, đặc biệt là thanh thiếu niên khi có tiền, được
bố mẹ nuông chiều đã hình thành nhiều đặc điểm nhân thân tiêu cực, như lười
lao động, thích ăn chơi lêu lỏng, phá phách, không làm chủ được bản thân, từ
đó dẫn đến nghiện games, nghiện cờ bạc, rượu chè, thậm chí một số người
nghiện ma túy, nên đã thực hiện hành vi phạm tội như trộm cắp, cướp giật,
mua bán ma túy làm cho các tội này chiếm tỉ lệ cao, như tội trộm cắp tài
sản chiếm tỉ lệ 35,2%, tội mua bán trái phép chất ma túy chiếm tỷ lệ 20,2%.
Điển hình là vụ án của Đặng Văn Thừa, sinh năm 1987; Kiều Nguyễn Thanh
Phương; sinh năm 1986 và Nguyễn Thành Long, sinh năm 1979. Nghề nghiệp
của Thừa, Phương là làm thuê nhưng đã bỏ việc, Long thì không có việc làm,
gia đình các đối tượng vừa bán đất nông nghiệp có chia cho một số tài sản
lớn, tuy nhiên các đối tượng không tích góp làm ăn mà lao vào trò chơi đỏ
đen, ăn chơi trác táng, tiệc tùng thâu đêm đến khi hết tiền thì trộm cắp vặt ở
nhà, không còn gì nữa thì trộm cắp bên ngoài để kiếm tiền tiếp tục tiêu sài.
Vào lúc 1 giờ ngày 03/10/2016, Phương điều khiển xe mô tô Sirius biển số:
64H1-098.96 chở Thừa và Long đi từ huyện Tân Thành đến tổ 2, khu phố
47
Kim Hải, phường Kim Dinh, thành phố Bà Rịa thì phát hiện nhà của ông
Phạm Văn Dũng cửa chính không khóa, trong nhà dựng 02 chiếc xe mô tô
cắm sẵn chìa khóa nên Phương bảo Thừa đứng ngoài cảnh giới còn Phương
và Long vào nhà trộm cắp được chiếc xe mô tô Sirius, sau đó đem xe đi bán
được 6.000.000 đồng (Trích Bản án số 16/2017/HSST ngày 28/2/2017 của
Tòa án nhân dân thành phố Bà Rịa).
Hai là, vì chạy theo lợi nhuận và các lợi ích kinh tế nên rất nhiều các
dịch vụ kinh doanh có điều kiện trên địa bàn thành phố được mở ra như quán
bar, khách sạn, nhà nghỉ, cầm đồ, massage, cho vay nặng lãi, game bắn cá ban
đầu là vui chơi giải trí sau đó tổ chức đánh bạc trái phép; các khách sạn, quán
Bar thì tạo điều kiện cho khách sử dụng ma túy, thuốc lắc, chất kích thích,
đây là những nơi tập trung tệ nạn xã hội, gây mất an ninh trật tự, vì vậy người
dân nhất là thanh thiếu niên sống gần môi trường như vậy sẽ bị ảnh hưởng
làm biến chất nhân cách dẫn đến phải phạm tội là hệ quả tất yếu. Điển hình
như vụ án Vũ Văn Hoàng, Vũ Thị Uyên Phương và Vũ Văn Nghinh phạm tội
“Đánh bạc” như sau: Vào lúc 16 giờ 20 phút ngày 04/05/2016, tại nhà vợ
chồng Vũ Văn Hoàng và Vũ Thị Phương Uyên- số 27 Trần Chánh Chiếu, tổ
6, khu phố 3, phường Long Toàn, thành phố Bà Rịa, Công an phường Long
Toàn kiểm tra bắt quả tang Vũ Văn Hoàng cùng vợ Vũ Thị Uyên Phương có
hành vi đánh bạc dưới hình thức ghi số đề. Tang vật thu giữ của Hoàng và
Phương gồm: 05 điện thoại di động, 01 máy tính hiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nhan_than_nguoi_pham_toi_tren_dia_ban_thanh_pho_ba.pdf