Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục các bảng biểu và đồ thị
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 – TỔNG QUAN 4
1.1 Một số công trình nghiên cứu trên thế giới 5
1.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam 10
Chương 2 – SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Số liệu và sử lý số liệu 13
2.2 Phương pháp nghiên cứu 15
2.2.1 Tính toán đặc trưng thống kê 15
2.2.2 Tính xu thế biến đổi 17
Chương 3 – KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH
3.1 Các bản đồ phân bố và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa 20
3.2 Phân bố các đặc trưng mưa 20
3.2.1 Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa tháng 22
3.2.2 Phân bố các đặc trưng mưa trung bình nhiều năm 29
3.2.3 Mùa mưa trên các vùng khí hậu 42
3.3 Xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa 44
3.3.1 Xu thế biến đổi đăc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa
các tháng
45
3.3.2 Xu thế biến đổi các đặc trưng mưa nhiều năm 46
3.3.3 Xu thế biến đổi độ dài mùa mưa 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 67
112 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên lãnh thổ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thu lớn nhất tại
A Lưới T. P Huế thuộc vùng khí hậu N2 và số ngày mưa trong mùa mưa, mùa hè lớn
nhất tại Đăk Nông tỉnh Đăk Lắc thuộc vùng khí hậu N2.
42
3.2.3 Mùa mưa trên các vùng khí hậu
Để xác định thời điểm mùa mưa bắt đầu tại một điểm, tỉnh hay vùng khí hậu ta cần
xem xét trên cơ sở số liệu tính toán được mô tả trên bản đồ và biểu đồ xác suất. Thời
điểm bắt đầu và kết thúc mùa mưa của điểm đo, thuộc tỉnh, thuộc vùng khí hậu đó thỏa
mãn điều kiện: tổng lượng mưa các tháng (R ≥ 100 mm), thỏa mãn XS ≥ 0.5; số tháng
liên tục có tổng lượng mưa đạt điều kiện trên lớn hơn 3 tháng.
a) Phân bố số năm có tổng lượng mưa tháng (R ≥ 100 mm)
Bản đồ phân bố số năm có tổng lượng mưa tháng R ≥ 100 mm (Hình 3.29 - Hình
3.40, Phụ lục bản đồ) của tất cả các trạm đo mưa thuộc 7 vùng khí hậu cho thấy có sự
phân bố về tổng lượng mưa và thời gian bắt đầu và kết thúc của tháng có tổng lượng mưa
đạt ngưỡng 100 mm là rất khác nhau.
b) Biểu đồ xác suất (%) tổng lượng mưa tháng R ≥ 100 mm
Biểu đồ xác suất (%) các tháng trong năm có tổng lượng mưa R≥100 mm (Hình
3.80) được lập trên cơ sở số liệu số năm có tổng lượng mưa tháng R ≥ 100 mm, với điều
kiện các tháng có tổng lượng mưa thỏa mãn xác suất ≥ 50 %.
Căn cứ vào bản đồ phân bố tổng lượng mưa tháng (R ≥ 100 mm) và biều đồ xác
suất (%) kết hợp các điều kiện nêu trên ta có thể phân tích và nhận định thời điểm bắt đầu
và kết thúc của mùa mưa ở các vùng khí hậu.
Hình 3.80 Biểu đồ xác suất tổng lượng mưa tháng (R ≥ 100 mm)
43
3.2.3.1 Mùa mưa trên vùng khí hậu B1
Biểu đồ phân bố xác suất tổng lượng mưa tháng (Hình 3.80), cho thấy trên vùng khí
hậu B1 thời gian mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, đối với khu vực nhỏ là tỉnh thì
thời điểm kết thúc có sự khác nhau; tỉnh Lai châu có thời điểm mùa mưa vào tháng 10,
còn tỉnh Sơn La có thời điểm mùa mưa kết thúc là tháng 9.
3.2.3.2 Mùa mưa trên vùng khí hậu B2
Biểu đồ phân bố xác suất tổng lượng mưa tháng (Hình 3.80), cho thấy trên vùng khí
hậu B2 hầu hết các tỉnh thuộc vùng khí hậu có thời gian bắt đầu mùa mưa là tháng 4 và
thời điểm kết thúc vào tháng 10 như Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Yên Bái.
Bên cạch đó có một số tỉnh như Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang có mùa
mưa bắt đầu tháng 5 và kết thúc tháng 9.
3.2.3.3 Mùa mưa trên vùng khí hậu B3
Biểu đồ phân bố xác suất tổng lượng mưa tháng (Hình 3.80), cho thấy trên vùng khí
hậu B3 hầu hết các tỉnh có thời gian bắt đầu mùa mưa từ tháng 5 và thời điểm kết thúc
vào tháng 10 như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hoà Bình, Phú Thọ, Nam
Định, Ninh Bình. Các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh có mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết
thúc sớm vào tháng 9, riêng tỉnh Vĩnh Phúc có mùa mưa kéo dài nhất (7 tháng ) bắt đầu
sớm từ tháng 4 và kết thúc muộn vào tháng 10.
3.2.3.4 Mùa mưa trên vùng khí hậu B4
Biểu đồ phân bố xác suất tổng lượng mưa tháng (Hình 3.80) cho thấy trên vùng khí
hậu B4, các tỉnh thuộc vùng khí hậu có thời gian bắt đầu mùa mưa từ tháng 5 và thời
điểm kết thúc vào tháng 10 như Thanh Hoá, Nghệ An; Các tỉnh còn lại như Hà Tĩnh,
Quảng Bình và Quảng Trị, Huế bắt đầu mùa mưa từ tháng 5 và thời điểm kết thúc vào
tháng 11.
3.2.3.5 Mùa mưa trên vùng khí hậu N1
Biểu đồ phân bố xác suất tổng lượng mưa tháng (Hình 3.80) cho thấy trên vùng khí
hậu N1, mùa mưa ở các tỉnh thuộc vùng khí hậu có sự phân hoá mạnh theo chiều kinh
tuyến và vĩ tuyến như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định thời gian bắt đầu
44
mùa mưa từ tháng 8 và thời điểm kết thúc vào tháng 12. Đặc biệt hai tỉnh Quảng Nam và
Quảng Ngãi thời gian có tổng lượng mưa tháng lớn hơn 100 mm bắt đầu sớm từ tháng 5
kéo dài hết tháng 6 nhưng sang tháng 7 thì tổng lượng mưa tháng lại giảm đột ngột. Do
vậy, không đủ điều kiện về mùa mưa nên các tỉnh này có mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 kéo
dài đến tháng 12.
Các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hoà có mùa mưa bắt đầu muộn từ tháng 9
và kết thúc sớm vào tháng 11, các tỉnh còn lại Bình Phước và Bình Thuận có thời gian
bắt đầu mùa mưa từ tháng 5 và thời điểm kết thúc vào tháng 10.
3.2.3.6 Mùa mưa trên vùng khí hậu N2
Biểu đồ phân bố xác suất tổng lượng mưa tháng (Hình 3.80) cho thấy trên vùng khí
hậu N2 hầu hết các tỉnh thuộc vùng khí hậu có thời gian bắt đầu mùa mưa từ tháng 5 và
thời điểm kết thúc vào tháng 10 như Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai và Kom Tum, riêng
tỉnh Lâm Đồng có mùa mưa dài nhất (8 tháng ) từ tháng 4 đến tháng 11.
3.2.3.7 Mùa mưa trên vùng khí hậu N3
Biểu đồ phân bố xác suất tổng lượng mưa tháng (Hình 3.80) cho thấy trên vùng khí
hậu N2, hầu hết các tỉnh thuộc vùng khí hậu có thời gian bắt đầu mùa mưa từ tháng 5 kết
thúc mùa mưa vào tháng 11 như An Giang, Bạc Liêu, Bình Dương, Cà Mau, Cần Thơ,
Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, TP. Hồ
Chí Minh và Vĩnh Long. Các tỉnh còn lại như Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Vũng Tàu
có thời gian bắt đầu mùa mưa từ tháng 5 và thời điểm kết thúc sớm hơn vào tháng 10.
Kết luận: Mùa mưa ở Việt Nam nhìn chung có thời gian từ tháng 5 đến tháng 10.
Riêng khu vực miền núi phía bắc có thời gian bắt đầu và kết thúc sớm hơn một tháng,
khu vực Nam Bộ và Tây nguyên thời gian kết thúc mùa mưa muộn hơn một tháng. Đặc
biệt, Nam Trung Bộ và một số tỉnh Trung Trung Bộ có mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và
kéo dài tới tháng 11 và tháng 12.
3.3 Xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa
Xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa được xác định bằng phương pháp Sen thông
qua phân tích giá trị góc Sen, sau khisử dụng phương pháp kiểm nghiệm phi tham số
Mann-Kendal để kiểm tra xu thế của các đặc trưngvới mức xác suất ý nghĩa ≤ 0.1.
45
Căn cứ vào giá trị hệ số góc Sen có thể biết được xu thế biến đổi của các đặc trưng:
Nếu hệ số góc Sen dương kết luận xu thế biến đổi của đặc trưng tăng; Nếu hệ số góc Sen
âm kết luận xu thế biến đổi của đặc trưng giảm.
3.3.1 Xu thế biến đổi đăc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa các
tháng
Hình 3.81 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa
tháng tính trung bình trên các vùng khí hậu (%/Decade)
Biểu đồ biểu diễn xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng
mưa tháng trên các vùng khí hậu (Hình 3.81) cho thấy nhìn chung xu thế biến đổi của
tổng lượng mưa tháng có xu thế giảm trên các vùng khí hậu trong các tháng của năm, xu
thế giảm trong các tháng ở các vùng khí hậu là khác nhau và không đồng đều (Hình 3.41
- 3.52, Phụ lục bản đồ); Vùng khí hậu B1 có xu hướng giảm hầu hết các tháng, riêng
tháng 3 và tháng 5 là có xu thế tăng, vùng khí hậu B2 có xu hướng giảm hầu hết các
tháng, riêng tháng 1, 3, 7 và tháng 12 là có xu thế tăng, vùng khí hậu B3 có xu hướng
giảm tương đối lớn hầu hết các tháng, riêng tháng 3, 5, 7 và tháng 12 là có xu thế tăng,
vùng khí hậu B4 có xu hướng giảm hầu hết các tháng, riêng tháng 3, 5, 7, 8 và tháng 12
là có xu thế tăng. Vùng khí hậu N1 có xu hướng tăng mạnh nhất ở hầu hết các tháng,
46
riêng tháng 6, 11 và tháng 12 là có xu thế giảm, vùng khí hậu N2 có xu hướng giảm hầu
hết các tháng, riêng tháng 3 và tháng 9 là có xu thế tăng, vùng khí hậu N3 có xu hướng
giảm hầu hết các tháng, riêng tháng 3, 4, 9, 10 và tháng 12 là có xu thế tăng.
3.3.2 Xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa nhiều năm
Hình 3.82 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của các đặc trưng mưa
trên toàn lãnh thổ Việt Nam (% hoặc ngày/Decade)
Biểu đồ Hình 3.82 cho thấy xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên cả nước, hầu hết
có xu thế tăng, riêng tổng lượng mưa mùa mưa, mùa Hè và mùa Thu là có xu thế giảm.
Xu thế giảm cũng xảy ra ở đặc trưng tổng số ngày mưa mùa Thu.
3.3.2.1 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa năm - Rnn (I-XII)
Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa năm tính trung
bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi tổng lượng mưa
năm có hướng tăng, xu thế tăng mạnh nhất là trạm Võ Xu huyện Đức Ninh tỉnh Bình
Thuận thuộc vùng khí hậu N1, xu thế giảm mạnh nhất tại trạm Thanh Ba tỉnh Phú Thọ
thuộc vùng khí hậu B3 (Bảng 6).
47
Hình 3.83 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa
năm tính trung bình trên các vùng khí hậu
Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa năm có xu thế
giảm trên các vùng khí hậu B1, B2, B3 và B4 giảm mạnh nhất trên vùng B3 tại trạm
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Xu thế tăng ở trên các vùng khí hậu khác, tăng mạnh nhất là
vùng khí hậu N1 tại trạm Võ Xu huyện Đức Ninh, tỉnh Bình Thuận.
3.3.2.2 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa khô - R_Dry (XI-IV)
Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa khô tính
trung bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi tổng lượng
mưa mùa khô có hướng tăng, xu thế tăng mạnh nhất là trạm Mỏ Cày tỉnh Bến Tre thuộc
vùng khí hậu N3, xu thế giảm mạnh nhất tại trạm Bình Tường huyện Tây Sơn tỉnh Bình
Định thuộc vùng khí hậu N1 (Bảng 6).
Hình 3.84 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa
mùa khô tính trung bình trên các vùng khí hậu
48
Xu thế biến đổi đặc trưng tổng lượng mưa mùa khô tính trung bình trên các vùng
khí hậu B1 đến B4 có giá trị âm (Hình 3.84) thể hiện xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa
khô có hướng giảm, xu thế giảm mạnh nhất tại trạm Phú Xuyên tỉnh Hà Nội thuộc vùng
khí hậu B3. Xu thế tăng trên các vùng khí hậu N1 đến N3 và tăng mạnh nhất là trạm Trà
My tỉnh Quảng Nam thuộc vùng khí hậu N1,
3.3.2.3 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa mưa (V-X)
Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa mưa tính
trung bình trên cả nước có giá trị âm (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi tổng lượng
mưa mùa mưa có hướng giảm, xu thế giảm mạnh nhất tại trạm Thanh Ba tỉnh Phú Thọ
thuộc vùng khí hậu B3, xu thế tăng mạnh nhất là trạm Bình Long tỉnh Bình Phước thuộc
vùng khí hậu N1 (Bảng 6). Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa
mùa mưa có xu thế tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.85).
Hình 3.85 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa
mùa mưa tính trung bình trên các vùng khí hậu
Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa mưa có xu thế giảm trên các vùng khí hậu B1,
B2, B3 và B4 giảm mạnh nhất trên vùng B3 tại trạm Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Xu thế
tăng ở trên các vùng khí hậu khác, tăng mạnh nhất là vùng khí hậu N1 tại trạm Bình Long
tỉnh Bình Phước.
3.3.2.4 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Đông (XII-II)
Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Đông
tính trung bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.82) thể hiện xu thế biến đổi tổng
49
lượng mưa mùa Đông có hướng tăng, xu thế tăng mạnh nhất là trạm Chòm Hậu huyện
Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa thuộc vùng khí hậu B4, xu thế giảm mạnh nhất tại trạm Thanh
bình huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng khí hậu N2 (Bảng 6).
Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Đông có xu thế
tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.86).
Hình 3.86 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa
mùa đông tính trung bình trên các vùng khí hậu
Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Đông có xu thế giảm trên các vùng khí hậu B2
và B3, giảm mạnh nhất trên vùng B3 tại trạm Hà Đông, T. P Hà Nội, xu thế tăng ở trên
các vùng khí hậu khác, tăng mạnh nhất là vùng khí hậu N1 tại trạm Bình Long huyện
Bình Long tỉnh Bình Phước.
3.3.2.5 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Xuân (III-V)
Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Xuân
tính trung bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.82) thể hiện xu thế biến đổi tổng
lượng mưa mùa Xuân có hướng tăng, xu thế tăng mạnh nhất là trạm An Chỉ huyện Nghĩa
Hành tỉnh Quảng Ngãi thuộc vùng khí hậu N1, xu thế giảm mạnh nhất tại trạm Hội An
huyện Chợ Mới tỉnh An Giang thuộc vùng khí hậu N3 (Bảng 6).
Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Xuân có xu thế
tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.87).
50
Hình 3.87 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa
mùa Xuân tính trung bình trên các vùng khí hậu
Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Xuân chỉ có xu thế giảm trên vùng khí hậu B3
tại trạm Phú Xuyên, TP. Hà Nội, xu thế tăng ở trên các vùng khí hậu khác, tăng mạnh
nhất là vùng khí hậu N1 tại trạm An Chỉ huyện Nghĩa Hành tỉnh Quảng Ngãi.
3.3.2.6 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Hè (VI-VIII)
Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Hè tính
trung bình trên cả nước có giá trị âm (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi tổng lượng
mưa mùa Hè có hướng giảm, xu thế giảm mạnh nhất tại trạm Túc Trưng huyện Định
Quán tỉnh Đồng Nai thuộc vùng khí hậu N3, xu thế tăng mạnh nhất là trạm Tiên Phước
tỉnh Quảng Nam thuộc vùng khí hậu N1 (Bảng 6).
Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Hè có xu thế
tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.88).
Hình 3.88 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa
mùa Hè tính trung bình trên các vùng khí hậu
51
Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Hè có xu thế giảm trên các vùng khí hậu B1,
B3, B4 và N2 giảm mạnh nhất trên vùng N2 tại trạm KRông Pa, Tỉnh Gia Lai, xu thế
tăng ở trên các vùng khí hậu B2, N1 và N3 tăng mạnh nhất là vùng khí hậu N1 tại trạm
Tiên Phước tỉnh Quảng Nam.
3.3.2.7 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Thu (IX-XI)
Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Thu tính
trung bình các vùng khí hậu trên cả nước có giá trị âm (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến
đổi tổng lượng mưa mùa Thu có hướng giảm, xu thế giảm mạnh nhất là trạm Bình Xuyên
tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng khí hậu B3, xu thế tăng mạnh nhất tại trạm Bà Rịa tỉnh Bà Rịa
thuộc vùng khí hậu N3 (Bảng 6).
Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Thu có xu thế
tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.89).
Hình 3.89 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa
mùa Thu tính trung bình trên các vùng khí hậu
Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Hè có xu thế giảm hầu hết trên các vùng khí
hậu B1, B2, B3 và B4 giảm mạnh nhất trên vùng B3 tại trạm Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh
Phúc. Xu thế tăng ở trên các vùng khí hậu N1, N2 và N3 tăng mạnh nhất là vùng khí hậu
N1 tại trạm Quảng Ngãi tỉnh Quảng Ngãi.
3.3.2.8 Xu thế biến đổi số ngày mưa của năm
Hình 3.82 biểu diễn xu thế biến đổi các đặc trưng mưa trên lãnh thổ Việt Nam,
trong đó xu thế biến đổi số ngày mưa tính trung bình trên cả nước có giá trị dương, thể
52
hiện xu thế tăng lên của số ngày mưa, tăng mạnh nhất tại trạm Châu Thành tỉnh Tiền
Giang thuộc vùng khí hậu N3. Xu thế giảm mạnh nhất là trạm Long Sơn huyện Thuận An
tỉnh Bình Dương thuộc vùng khí hậu N3 (Bảng 6).
Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trên các vùng khí
hậu có xu thế tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.90).
Hình 3.90 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa
trong năm tính trung bình trên các vùng khí hậu
Vùng khí hậu B1, B2, B3 biến đổi số ngày mưa có xu thế giảm; giảm mạnh nhất là
vùng khí hậu B1 tại trạm Mường Chà huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, xu thế số ngày
mưa tăng diễn ra tại vùng khí hậu B4, N1, N2 và N3, xu thế tăng mạnh nhất là vùng khí
hậu N1 tại trạm Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
3.3.2.9 Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa khô (XI-IV)
Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa mùa khô tính
trung bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi số ngày
mưa mùa khô có hướng tăng lên, tăng mạnh nhất tại trạm Vĩnh Hảo huyện Vĩnh Thạnh,
tỉnh Bình Định, thuộc vùng khí hậu N1, xu thế giảm mạnh nhất là trạm Chiêm Hóa tỉnh
Tuyên Quang thuộc vùng khí hậu B2 (Bảng 6) .
Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa khô trên các
vùng khí hậu có xu thế tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.91).
53
Hình 3.91 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa
trong mùa khô tính trung bình trên các vùng khí hậu
Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa khô có biến trình giống như xu thế biến đổi
của số ngày mưa trong năm ở các vùng khí hậu, số ngày mưa trong mùa khô giảm mạnh
nhất là vùng khí hậu B1 tại trạm Bản Sọc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Xu thế tăng mạnh
nhất là vùng khí hậu N1 tại trạm Vĩnh Hảo huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
3.3.2.10 Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa mưa (V-X)
Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa mùa mưa tính
trung bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi số ngày
mưa mùa mưa có hướng tăng lên, tăng mạnh nhất tại trạm Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang,
thuộc vùng khí hậu N3. Xu thế giảm mạnh nhất là trạm Long Sơn huyện Thuận An tỉnh
Bình Dương thuộc vùng khí hậu N3 (Bảng 6).
Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa mưa có xu
thế tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.92).
Hình 3.92 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa
trong mùa mưa tính trung bình trên các vùng khí hậu
54
Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa mưa có biến trình giống như xu thế biến đổi
của số ngày mưa trong năm và số ngày mưa trong mùa khô ở các vùng khí hậu, số ngày
mưa trong mùa mưa giảm mạnh nhất là vùng khí hậu B1 tại trạm Mường Chà huyện
Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Xu thế tăng mạnh nhất là vùng khí hậu N1 tại trạm Thanh
Mỹ huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
3.3.2.11 Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa Đông (XII-II)
Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa mùa Đông tính
trung bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi số ngày
mưa mùa Đông có hướng tăng lên, tăng mạnh nhất tại trạm Nậm Ty huyện Hoàng Su Phì
tỉnh Hà giang thuộc vùng khí hậu B2, xu thế giảm mạnh nhất là trạm Chợ Đồn tỉnh Lâm
Bắc Cạn cũng thuộc vùng khí hậu B2 (Bảng 6).
Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa Đông có xu
thế tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.93).
Hình 3.93 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa
trong mùa Đông tính trung bình trên các vùng khí hậu
Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa Đông có biến trình giống như xu thế biến
đổi của số ngày mưa trong năm ở các vùng khí hậu, số ngày mưa trong mùa Đông giảm
mạnh nhất là vùng khí hậu B1 tại trạm Bản Sọc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Xu thế tăng
mạnh nhất là vùng khí hậu N1 tại trạm Giá Vực huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
3.3.2.12 Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa Xuân (III-V)
Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa mùa Xuân tính
trung bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi số ngày
55
mưa mùa Xuân có hướng tăng lên, tăng mạnh nhất tại trạm Sở Sao thị xã Thủ Dầu 1, tỉnh
Bình Dương, thuộc vùng khí hậu N3, xu thế giảm mạnh nhất là trạm Chợ Đồn huyện Chợ
Đồn tỉnh Bắc Cạn thuộc vùng khí hậu B2 (Bảng 6).
Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa Xuân có xu
thế tăng trên các vùng khí hậu (Hình 3.94).
Hình 3.94 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa
trong mùa Xuân tính trung bình trên các vùng khí hậu
Số ngày mưa trong mùa Xuân có xu thế tăng ở các vùng khí hậu, xu thế tăng ít nhất
trên vùng khí hậu B3, xu thế tăng mạnh nhất là vùng khí hậu N3 tại trạm Sở Sao huyện
Thủ Dầu 1, tỉnh Bình Dương.
3.3.2.13 Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa Hè (VI-VIII)
Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa Hè
tính trung bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi số ngày
mưa trong mùa Hè có hướng tăng lên, tăng mạnh nhất tại trạm Hồng Ngự, tỉnh Đồng
tháp, thuộc vùng khí hậu N3, xu thế giảm mạnh nhất là trạm Đa Nhim huyện Lạc Dương
tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng khí hậu N2 (Bảng 6).
Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa Hè có xu thế
tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.95).
56
Hình 3.95 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa
trong mùa Hè tính trung bình trên các vùng khí hậu
Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa Hè có xu thế giảm trên vùng khí hậu B1,
N2, giảm mạnh nhất trên vùng B1 tại trạm Mường Chà huyện Mường Nhé, tỉnh Điện
Biên. Xu thế tăng ở trên các vùng khí hậu khác, tăng mạnh nhất là vùng khí hậu N3 tại
trạm Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp.
3.3.2.14 Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa Thu (VI-VIII)
Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa Thu
tính trung bình trên cả nước có giá trị âm (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi số ngày
mưa trong mùa Thu có hướng giảm, xu thế giảm mạnh nhất là trạm Kà Tum huyện Tân
Châu tỉnh Tây Ninh thuộc vùng khí hậu N3, xu thế tăng mạnh nhất tại trạm Long Thành
tỉnh Đồng Nai thuộc vùng khí hậu N3 (Bảng 6).
Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa Thu có xu thế
tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.96).
Hình 3.96 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa
trong mùa Thu tính trung bình trên các vùng khí hậu
57
Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa Thu có xu thế giảm trên các vùng khí hậu
B1, B2, B3 và B4 giảm mạnh nhất trên vùng B2 tại trạm Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang,
xu thế tăng ở trên các vùng khí hậu khác, tăng mạnh nhất là vùng khí hậu N2 tại trạm Đà
Lạt tỉnh Lâm Đồng.
3.3.2.15 Xu thế biến đổi số ngày mưa lớn (R ≥ 50 mm)
Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa lớn tính trung
bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.3.2), thể hiện xu thế biến đổi số ngày mưa lớn
có hướng tăng, xu thế tăng mạnh nhất là trạm A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc vùng
khí hậu B4, xu thế giảm mạnh nhất tại trạm Suối Kiết huyện Tánh Ninh tỉnh Bình Thuận
thuộc vùng khí hậu N1 (Bảng 6).
Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa lớn có xu thế tăng giảm
khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.97).
Hình 3.97 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa lớn
trong năm tính trung bình trên các vùng khí hậu
Xu thế biến đổi số ngày mưa lớn có xu thế tăng hầu hết trên các vùng khí hậu N1,
N2 và N3 tăng mạnh nhất trên vùng N1 tại trạm Sơn Giang huyện Sơn Hà tỉnh Quảng
Ngãi. Xu thế giảm ở trên các vùng khí hậu B1, B2 và B3 tăng mạnh nhất là vùng khí hậu
B3 tại trạm Thanh Ba tỉnh Phú Thọ.
3.3.2.16 Xu thế biến đổi số ngày mưa rất lớn (R ≥ 100 mm)
Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa rất lớn tính trung
bình các vùng khí hậu trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.3.2), thể hiện xu thế biến đổi
58
số ngày mưa lớn có hướng tăng, xu thế tăng mạnh nhất là trạm Nam Đông tỉnh Thừa
Thiên Huế thuộc vùng khí hậu B4, xu thế giảm mạnh nhất tại trạm Hoài Ân tỉnh Bình
Định thuộc vùng khí hậu N1 (Bảng 6).
Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa rất lớn có xu thế tăng
giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.98).
Hình 3.98 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa rất lớn
trong năm tính trung bình trên các vùng khí hậu
Kết luận: Xu thế biến đổi số ngày mưa lớn có xu thế tăng hầu hết trên các vùng khí
hậu B1, B2, B4, N1 và N2 tăng mạnh nhất trên vùng N1 tại trạm An Chỉ huyện Nghĩa
Hành tỉnh Quảng Ngãi, xu thế giảm ở trên các vùng khí hậu B3 và N3 giảm mạnh nhất là
vùng khí hậu B3 tại trạm Triều Dương huyện Tiên Nữ tỉnh Hưng Yên.
Xu thế biến đổi của hầu hết các đặc trưng tính trung bình trên lãnh thổ Việt Nam
(Hình 3.82) cho thấy hầu hết các đặc trưng có xu thế tăng, bên cạnh đó đặc trưng tổng
lượng mưa mùa mưa, tổng lượng mưa mùa Hè, mùa Thu và số ngày mưa trong mùa Thu
có xu hướng giảm.
Xu thế biến đổi của hầu hết các đặc trưng trên các vùng khí hậu (Hình 3.99) nhìn
chung có xu thế giảm trên các vùng khí hậu từ B1 đến B3, riêng vùng khí hậu B4 xu thế
tăng và giảm tùy thuộc vào từng đặc trưng khác nhau, từ vùng khí hậu N1 đến N3 xu thế
biến đổi của đa phần các đặc trưng có xu hướng tăng và tăng mạnh nhất trên vùng khí
hậu N1, tiêu biểu tăng mạnh nhất là đặc trưng tổng lượng mưa mùa Đông.
59
3.3.3 Xu thế biến đổi độ dài mùa mưa
Xu thế biến đổi độ dài mùa mưa của các trạm trên các vùng khí hậu đều có xu
hướng tăng giảm khác nhau (Hình 3.69 - Phụ lục bản đồ), những trạm có xu thế không
thay đổi chiếm ưu thế về số lượng, bên cạnh đó tùy từng vùng khí hậu xu thế tăng hay
giảm của các trạm cũng khác nhau, riêng hai vùng khí hậu N1 và N3 các trạm đều có xu
thế tăng hay giữ nguyên; điều đó có nghĩa mùa mưa trên hai vùng khí hậu này chỉ có xu
thế giữ nguyên hay kéo dài hơn; các vùng khí hậu còn lại thời kỳ mùa mưa có xu thế
ngắn lại chiếm ưu thế. (Hình 3.100)
Hình 3.100 Biểu đồ xu thế biến đổi độ dài mùa mưa tính trung bình trên các vùng khí hậu
60
Bản đồ phân bố xu thế biến đổi độ dài mùa mưa
61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phân bố và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa ở nước ta là khác nhau theo
không gian và thời gian, do đặc điểm Việt Nam thuộc khu vực Châu Á gió mùa, ở tận
cùng phía đông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_chuaphanloai_227_9701_1870129.pdf