Trang
MỞ ĐẦU .1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.2
1.1 Khái niệm về màng sinh vật (biofilm).2
1.2 Các dạng màng sinh vật trong tự nhiên và vai trò đối với vi sinh vật.5
1.2.1 Các chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật trong tự nhiên.5
1.2.2 Các dạng tồn tại của màng sinh vật.7
1.2.3 Ảnh hưởng của màng sinh vật đối với vi sinh vật.8
1.3 Thành phần, cấu trúc và đặc điểm của màng sinh vật.11
1.3.1 Mạng lưới ngoại bào.11
1.3.2 Các thành phần khác.13
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của màng sinh vật .15
1.4.1 Các giai đoạn tạo thành màng sinh vật .15
1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành màng sinh vật.20
1.4.3 Điều hòa quá trình hình thành màng sinh vật .22
1.5 Nghiên cứu ứng dụng màng sinh vật.24
1.5.1 Ứng dụng màng sinh vật trong việc xử lý nước thải.24
1.5.2 Ứng dụng màng sinh vật trong việc ức chế các vi sinh vật gây hại.25
1.5.3 Một số nghiên cứu ứng dụng khác .26
Chương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.29
2.1 Nguyên liệu .29
2.1.1 Chủng vi sinh vật nghiên cứu.29
2.1.2 Vi sinh vật kiểm định.29
2.2 Hóa chất, thiết bị và dụng cụ thí nghiệm.30
2.2.1 Môi trường nuôi cấy .30
2.2.2 Máy móc, thiết bị.31
2.3 Phương pháp nghiên cứu .31
2.3.1 Phương pháp phân lập vi khuẩn .31
80 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân lập, nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật (biofilm) ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iai đoạn
Trong nhiều nghiên cứu, người ta đã chứng minh được rằng nhân tố RpoS
đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của màng sinh vật. Tuy
nhiên yếu tố này lại xuất hiện không giống nhau trong các giai đoạn phát triển của
từng loài vi sinh vật. Nếu như ở E. coli, người ta thấy được sự xuất hiện của RpoS
với nồng độ thấp ở pha tăng trưởng lũy thừa và có sự tích tụ lại thì ở P. aeruginosa,
sự hiện diện của RpoS được ghi nhận ở đầu pha cân bằng [33].
Sự sản xuất RpoS được điều hòa ở nhiều mức độ khác nhau giúp tế bào đáp
ứng với các điều kiện stress của môi trường, bao gồm cả sự giới hạn về mặt dinh
Luận văn thạc sĩ Sinh học Trần Thúy Hằng
Trường Đại học KHTN 24
dưỡng. RpoS điều chỉnh độ dày của cấu trúc màng sinh vật cho phép tế bào thu
nhận tối đa nguồn chất dinh dưỡng [75].
Khi màng sinh vật đạt kích thước đủ lớn, các tế bào trung tâm giảm hấp thụ
các chất dinh dưỡng, dẫn đến kích hoạt RpoS, là tín hiệu giúp tế bào nhận biết sự
giới hạn của nguồn chất dinh dưỡng trong màng sinh vật. Do đó, các tế bào liên kết
trong màng sinh vật được giải phóng ở dạng tế bào trôi nổi tự do di chuyển đến môi
trường mới thuận lợi hơn [76].
1.4.3.4 Cơ chế cảm biến tới hạn (Quorum sensing)
Thông tin liên lạc nội bào giữa các vi sinh vật được thực hiện chủ yếu thông
qua các sản phẩm của vi sinh vật khuếch tán từ tế bào này sang tế bào khác. Một
sản phẩm tiêu biểu cho các phân tử cảm biến tín hiệu được biết đến là acyl - HSL
[45].
Nghiên cứu trên chủng P. aeruginosa cho thấy các phân tử acyl - HSL chịu
trách nhiệm xác định sự tách biệt các khối tế bào vi sinh vật trong cấu trúc không
gian ba chiều của màng sinh vật, góp phần giữ cho cấu trúc màng sinh vật ổn định.
Các chủng P. aeruginosa đột biến không sản xuất được acyl - HSL dẫn đến các tế
bào trong màng sinh vật được đóng gói chặt chẽ với nhau và dễ dàng bị phá vỡ bởi
SDS. Acyl - HSL cũng là các phân tử trung gian trong bề mặt bám dính ở chủng
Pseudomonas fluorescens [83].
Mặc dù còn khá ít những hiểu biết về vai trò của các tín hiệu nội bào trong
màng sinh vật đa loài, song các nhà nghiên cứu tin rằng có một sự khác biệt đáng kể
giữa chúng với các màng sinh vật đơn loài [45]. Những nghiên cứu về các tín hiệu
nội bào ảnh hưởng đến sự hình thành màng sinh vật vẫn đang là một trong những
vấn đề vô cùng thú vị cần được nghiên cứu.
1.5 Nghiên cứu ứng dụng màng sinh vật
1.5.1 Ứng dụng màng sinh vật trong việc xử lý nước thải
Xử lý nước thải môi trường, nhất là trong tình hình thực tiễn hiện nay là một
vấn đề mang tính thời sự cấp thiết. Bởi lẽ xử lý nước thải không chỉ nhằm mục đích
Luận văn thạc sĩ Sinh học Trần Thúy Hằng
Trường Đại học KHTN 25
cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường sống của con người mà xa hơn còn nhằm duy
trì cân bằng sinh thái, tạo điều kiện phát triển bền vững lâu dài cho loài người. Hiện
nay, việc xử lý nước thải nói chung theo hướng áp dụng các kỹ thuật sinh học rất
được chú trọng do chúng có tính bền vững, thích nghi với nhiều điều kiện trong tự
nhiên.
Trong cấu trúc màng sinh vật, các vi sinh vật liên kết với nhau chặt chẽ, tạo
ra một cấu trúc bền vững, hoạt động có hiệu quả hơn trong việc xử lý nước thải.
Đồng thời, các vi sinh vật trong mạng lưới màng sinh vật sẽ cùng hợp tác trao đổi
chất giúp cho quá trình loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong nước diễn ra dễ dàng và
hiệu quả [76].
So sánh với việc sử dụng các chủng vi sinh vật trôi nổi để xử lý nước thải thì
công nghệ xử lý sinh học nước thải bằng màng sinh vật mang lại nhiều lợi ích đáng
kể. Một là, mật độ các chủng vi sinh vật trong màng sinh vật cao hơn nhiều, tạo
điều kiện xử lý tối đa nguồn nước thải. Hai là, ngoài việc loại bỏ các chất không
mong muốn trong nước thải thì quá trình tiếp theo là loại bỏ các vi sinh vật này khỏi
môi trường. Đối với các tế bào trôi nổi, việc khử trùng nguồn nước sẽ tốn một chi
phí lớn, do vậy việc áp dụng màng sinh vật trên các giá thể cố định thể hiện ưu thế
lớn. Với những ưu điểm này, các nhà khoa học đã đề xuất công nghệ xử lý nước
thải ứng dụng màng sinh vật được xem là giải pháp thân thiện môi trường [50].
1.5.2 Ứng dụng màng sinh vật trong việc ức chế các vi sinh vật gây hại
Đấu tranh phòng trừ bệnh gây hại cho cây trồng đã và đang là hướng nghiên
cứu rất được quan tâm ứng dụng trong ngành nông nghiệp. Và một trong những
biện pháp được ưa chuộng đó là đấu tranh sinh học. Trong đó, nhiều nghiên cứu cho
thấy rằng các vi sinh vật có thể hoạt động như một tác nhân đối kháng với nhiều
mầm bệnh khác nhau ở thực vật bao gồm các loại sâu bọ và các mầm bệnh vi sinh
vật như nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn.
Các vi sinh vật có thể tồn tại tự do trong đất hoặc bám dính với bề mặt mô
thực vật thành từng cụm tế bào. Mối quan hệ này phần lớn mang lại lợi ích cho cả
hai bên: thực vật là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và nơi khu trú lâu dài cho các
Luận văn thạc sĩ Sinh học Trần Thúy Hằng
Trường Đại học KHTN 26
quần thể vi sinh vật. Mặt khác, các vi sinh vật trong mối tương tác này có thể làm
thay đổi môi trường sống xung quanh theo hướng có lợi cho sự phát triển của thực
vật [69].
Một trong những cơ chế giúp các vi sinh vật ức chế mầm bệnh gây hại ở cây
trồng đó là thông qua chất kháng sinh. Ví dụ, chủng Bacillus cereus UW85 có khả
năng tổng hợp cả zwittermycin và kanosamine [69]. Khả năng tổng hợp chất kháng
sinh giúp làm tăng tính cạnh tranh giữa các nhóm vi sinh vật; đồng thời cũng là cơ
sở để tạo ra các chế phẩm vi sinh vật có khả năng phòng trừ bệnh gây hại ở thực vật
chủ yếu dưới dạng phân bón vi sinh bổ sung vào nguồn đất trồng.
Bais và cộng sự [5] đã chứng minh rằng nhờ quá trình hình thành màng sinh
vật trên rễ cây Arabidopsis, chủng vi khuẩn Bacillus subtilis 6051 đã tạo ra surfactin
ức chế sự xâm nhiễm của chủng P. syringae gây hại cây trồng.
Khả năng đối kháng của chủng Bacillus thuringiensis chống lại tác nhân gây
bệnh cây trồng Erwinia carotovora đã được chứng minh qua nghiên cứu của
Morikiwa [56]. E. carotovora sản xuất các phân tử tín hiệu cảm ứng mật độ tế bào
acyl - HSL và biểu hiện gen gây độc, trong khi đó các chủng B. thuringiensis có
enzyme acyl - homoserine lactonase, làm giảm mạnh acyl - HSL. Do vậy, B.
thuringiensis làm giảm đáng kể khả năng nhiễm và phát triển của E. carotovora -
tác nhân gây bệnh thối củ ở khoai tây.
1.5.3 Một số nghiên cứu ứng dụng khác
Ứng dụng của màng sinh vật làm giảm sự ăn mòn kim loại
Vi khuẩn gây ra sự ăn mòn kim loại được biết đến là các chủng vi khuẩn khử
sulfate Desulfosporosinus orientis và vi khuẩn oxy hóa sắt Leptothrix discophora
SP-6. D. orientis gây ra sự ăn mòn ở gang, thép cacbon, thép không gỉ và một số
hợp kim khác. Hằng năm, thiệt hại do sự ăn mòn kim loại gây ra ở Mỹ là 4 - 6 tỷ
USD [34]. Vi khuẩn này có chứa enzyme hydrogenase sử dụng hydrogen như một
chất cho điện tử để thu nhận năng lượng gây ra hiện tượng ăn mòn điện hóa ở các
bề mặt kim loại. Trong khi đó, vi khuẩn L. discophora SP-6 oxy hóa sắt, tự nó
không gây ra sự ăn mòn đáng kể thép nhẹ (thép ít cacbon), nhưng khi có sự kết hợp
Luận văn thạc sĩ Sinh học Trần Thúy Hằng
Trường Đại học KHTN 27
với D. orientis và Paenibacillus polymyxa 10401 thì tốc độ ăn mòn thép nhẹ sẽ tăng
lên rất lớn [28]. Nghiên cứu của Morikawa [56] cho thấy sự hình thành màng sinh
vật ở chủng Bacillus brevis 18-3 đã tạo ra gramicidin làm giảm đáng kể tốc độ ăn
mòn kim loại bằng cách ức chế cả hai chủng vi khuẩn D. orientis và L. discophora
SP-6.
Trong công nghiệp lên men
Trong các bồn lên men ở quy mô công nghiệp, màng sinh vật là hình thức
hiệu quả để giữ lại sinh khối vi sinh vật [47].
Sau mỗi mẻ lên men, các tế bào ở dạng tự do khó có khả năng giữ lại trong
các bồn lên men. Do đó, mỗi khi tiếp tục một quy trình mới lại phải bổ sung thêm
một lượng sinh khối nhất định và đợi thời gian để vi sinh vật có thể sinh trưởng,
phát triển tới một nồng độ nhất định mới. Quy trình này gây tốn kém ở khâu nguyên
liệu đầu vào cũng như mất thời gian vận hành.
Ngược lại, khi đã được bám giữ trên bề mặt giá thể bằng mạng lưới màng
sinh vật sinh khối vi sinh vật có thể được giữ lại một cách có hiệu quả sau mỗi mẻ
xử lý cũng như tái sử dụng được ở những lần xử lý tiếp theo mà không cần phải bổ
sung thêm vi sinh vật cũng như đợi thời gian phát triển.
Ứng dụng trong công nghiệp dầu khí
Nghiên cứu khả năng tổng hợp chất hoạt động bề mặt sinh học
(biosurfactant) hoạt tính cao từ chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, được
phân lập từ nguồn nước thải nhiễm dầu [67] mở ra triển vọng ứng dụng trong công
nghiệp dầu khí với các mục đích như nâng cao hệ số thu hồi dầu, xử lý môi trường,
làm chất phân tán và nhũ hóa cặn dầu.
Nghiên cứu về màng sinh vật đã và đang là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của
rất nhiều nhà khoa học, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tác hại cũng như lợi ích ứng
dụng của màng sinh vật trong đời sống. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu thu nhận
được từ các công trình khoa học nước ngoài. Tài liệu về màng sinh vật ở Việt Nam
còn tương đối ít và nghiên cứu về màng sinh vật còn chưa nhiều, chưa sâu. Đề tài
nghiên cứu của chúng tôi với mục đích tạo thêm cơ sở dữ liệu khoa học về các
Luận văn thạc sĩ Sinh học Trần Thúy Hằng
Trường Đại học KHTN 28
chủng vi sinh vật có khả năng tạo thành màng sinh vật từ môi trường nước thải giàu
nguồn cacbon ở các khu vực làng nghề và nhà máy sản xuất và đưa ra một số ứng
dụng theo hướng xử lý nước thải môi trường.
Luận văn thạc sĩ Sinh học Trần Thúy Hằng
Trường Đại học KHTN 29
Chương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguyên liệu
2.1.1 Chủng vi sinh vật nghiên cứu
Với mục tiêu phân lập, nghiên cứu đặc điểm sinh học của các chủng vi sinh
vật có khả năng tạo thành màng sinh vật và ứng dụng trong xử lý nước thải cũng
như ức chế các vi sinh vật gây hại, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và lấy mẫu nước
thải tại một số khu vực ô nhiễm làng nghề ở Việt Nam. Mẫu được lấy vào thời điểm
các buổi sáng trong ngày, chứa trong các ống falcon đã khử trùng rồi đem về phòng
thí nghiệm để phân tích. Cụ thể, tại các địa điểm sau:
Thứ nhất, nguồn nước thải tại làng miến Lại Trạch - Yên Phú - Yên Mỹ -
Hưng Yên: Hệ thống thoát nước và hồ lắng của làng miến chứa lượng nước thải lớn
lẫn cặn bột và bã bột dong. Mẫu nước thải được lấy tại các hồ lắng này.
Thứ hai, nguồn nước thải tại làng bún Phú Đô - Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội:
Toàn bộ nước thải của quá trình làm bún được thải trực tiếp ra các cống, rãnh của cả
làng. Do vậy, khu vực nước thải làng nghề nơi chúng tôi lấy mẫu có một màu trắng
đục, chua và hôi.
Thứ ba, nguồn nước thải tại nhà máy sản xuất bia - Viện Công nghiệp thực
phẩm - Thanh Xuân - Hà Nội: Nguồn nước thải được sử dụng là nước thải của
xưởng bia - Viện Công nghiệp Thực phẩm đã được tách cặn thông qua bể lắng sơ
bộ. Nguồn nước thải có thành phần COD 2500 - 3000 (mg/l), BOD5 1500 - 2000
(mg/l), pH 4,5 - 5,5. Chỉ số COD cao chủ yếu là do trong thành phần nước thải có
chứa nhiều tinh bột và các chất hữu cơ.
2.1.2 Vi sinh vật kiểm định
Các vi sinh vật kiểm định được sử dụng trong đề tài bao gồm:
Staphylococcus aureus; Ralstonia solanacaerum; Samonella typhi; E. coli; Vibrio
parahaemolyticus do bộ môn Vi sinh thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên -
Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cung cấp.
Luận văn thạc sĩ Sinh học Trần Thúy Hằng
Trường Đại học KHTN 30
2.2 Hóa chất, thiết bị và dụng cụ thí nghiệm
2.2.1 Môi trường nuôi cấy
Môi trường LB (Luria - Bertani broth hay Luria broth):
Tryptone 10g
Cao nấm men 5g
NaCl 10g
Nước cất 1 lít
Môi trường LB là môi trường thường được sử dụng trong việc nuôi cấy các
chủng vi khuẩn hiếu khí. Môi trường có đầy đủ các chất dinh dưỡng nguồn cacbon,
nitơ cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển.
Môi trường khoáng cơ bản:
(NH4)2SO4 2g
MgSO4.7H2O 0,2g
NaH2PO4.H2O 0,5g
CaCl2.2H2O 0,1g
K2HPO4 0,5g
Nước cất 1 lít
Môi trường khoáng cơ sở:
KH2PO4 1,36g
CaCl2 0,03g
Na2HPO4 2,13g
MgSO4.7H2O 0,2g
FeSO4.7H2O 0,01g
Glucose 10g
Nước cất 1 lít
Luận văn thạc sĩ Sinh học Trần Thúy Hằng
Trường Đại học KHTN 31
Các môi trường đều được khử trùng ở nhiệt độ 121oC trong thời gian 120
phút. Các hóa chất khác sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá khả năng tạo màng sinh
vật như các loại đường Fructose (Sigma - Mỹ); Arabinose (Merk - Đức), Mannose
(Merk - Đức), NaCl (Công ty cổ phần Hóa chất Đức Giang) đều đạt độ tinh sạch
cho mục đích nghiên cứu.
2.2.2 Máy móc, thiết bị
Nồi khử trùng (ALP - Nhật Bản)
Máy lắc ổn nhiệt (Satorius - Đức)
Tủ cấy vi sinh vật (Aura vertical - Ý)
Cân điện tử 2 số lẻ (Kern - Đức)
Cân phân tích (Presica - Thụy Sỹ)
Máy đo pH (Horiba - Nhật Bản)
Máy đo mật độ quang học (Bionate - Anh)
Tủ ấm (Memmert - Đức)
Tủ sấy (Memmert - Đức)
Máy khuấy từ gia nhiệt (IKA RET - Đức)
Kính hiển vi điện tử quét JSM - 5421LV (Nhật)
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp phân lập vi khuẩn
Vi khuẩn được phân lập từ các mẫu nước thải, sử dụng phương pháp pha
loãng mẫu trong nước cất vô trùng.
Mẫu sau khi pha loãng được cấy gạt dịch ở các nồng độ từ 10-1, 10-2 đến 10-5
trên các đĩa petri chứa môi trường LB - thạch. Các đĩa sau khi cấy trải được nuôi
cấy trong tủ ấm với nhiệt độ 37oC trong thời gian 24 giờ. Các khuẩn lạc xuất hiện
và được quan sát sau thời gian ít nhất là 24 giờ. Các khuẩn lạc sau khi phát triển sẽ
được tách riêng rẽ và được nuôi cấy trên môi trường phù hợp hoặc LB có bổ sung
thạch.
Luận văn thạc sĩ Sinh học Trần Thúy Hằng
Trường Đại học KHTN 32
2.3.2 Phương pháp bảo quản giống vi sinh vật
Phương pháp giữ giống trên môi trường thạch nghiêng
Sau khi phân lập riêng rẽ trên các đĩa petri chứa môi trường LB - thạch, các
vi sinh vật được cấy truyền trên môi trường thạch nghiêng thích hợp đã được khử
trùng.
Các ống thạch nghiêng sau khi cấy được nuôi trong tủ ấm với nhiệt độ 37oC
trong thời gian 24 giờ. Các ống giống sau khi phát triển sẽ được lấy ra và cho vào tủ
lạnh giữ ở 4oC. Hàng tháng, các ống giống được lấy ra và cấy truyền lại vào môi
trường mới.
Phương pháp bảo quản giống lâu dài
Các chủng vi sinh vật sau khi phân lập riêng rẽ được bảo quản lâu dài trong
môi trường glycerol theo tỷ lệ 1:1 ở nhiệt độ lạnh sâu -80oC.
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu đánh giá khả năng tạo màng sinh vật của các
chủng vi sinh vật
Trong môi trường dinh dưỡng thích hợp và điều kiện nuôi cấy tĩnh, một số
chủng vi sinh vật có khả năng tạo thành màng sinh vật trên bề mặt giá thể. Việc phát
hiện, quan sát sự tạo thành màng sinh vật được thực hiện bằng phương pháp nhuộm
màu với dung dịch tím kết tinh 1% (w/v). Tím kết tinh (crystal violet hay Gentian
violet) là một thuốc nhuộm hóa học triarylmethane có công thức phân tử là
C25H30N3Cl, công thức cấu tạo là [C(C6H4N(CH3)2)3]Cl - Tris (4-(dimethylamino)
phenyl) methylium chloride. Dung dịch tím kết tinh 1% có khả năng bắt màu với
các tế bào sống, sự thay đổi về cường độ màu thể hiện mức độ và số lượng của các
tế bào vi sinh vật.
Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp của O’Toole và cộng sự [62]
Khuẩn lạc các chủng vi sinh vật sau khi tách riêng rẽ sẽ được nuôi cấy kích
hoạt trong bình tam giác chứa 10ml môi trường LB lỏng trong 24 giờ ở 37oC sao
cho mật độ tế bào OD620 ở vào khoảng 0,3 - 0,4. Hút 100l dịch nuôi cấy vi khuẩn
Luận văn thạc sĩ Sinh học Trần Thúy Hằng
Trường Đại học KHTN 33
bổ sung vào 700l LB lỏng trong các ống eppendorf đã khử trùng và ủ trong điều
kiện tĩnh ở 37oC.
Sau 24 giờ, các dịch nuôi cấy được loại bỏ khỏi các ống eppendorf. Đánh giá
mật độ tế bào sống trôi nổi trong môi trường bằng phương pháp đo mật độ quang
học ở bước sóng 620 nm (OD620) dịch nuôi cấy vi khuẩn.
Phương pháp quan sát khả năng tạo thành màng sinh vật:
Mỗi ống eppendorf được rửa sạch 2 lần bằng nước cất khử trùng. Sau đó mỗi
ống eppendorf được bổ sung 1ml dung dịch tím kết tinh 1% và giữ trong 20 phút ở
nhiệt độ phòng. Dung dịch nhuộm tím kết tinh sau đó được loại bỏ, rửa sạch 2 lần
bằng nước cất và quan sát sự bắt màu của các tế bào bám trên thành ống với tím kết
tinh.
Mật độ tế bào trong màng sinh vật tạo ra được đánh giá bằng độ hấp thụ ánh
sáng ở bước sóng 570 nm theo phương pháp của Morikawa và cộng sự [57]: Sau
khi rửa sạch 2 lần bằng nước cất, các tinh thể tím bám trên thành eppendorf được
hòa tan trong 1ml etanol 70o. Mật độ tế bào trong màng sinh vật được xác định bằng
cách đo độ hấp thụ OD 570 nm.
2.3.4 Tối ưu hóa các điều kiện tạo màng sinh vật
Mỗi chủng vi sinh vật tùy theo đặc tính sinh học của chúng chỉ có thể tạo
thành màng sinh vật tốt nhất ở những điều kiện thích hợp về nhiệt độ, pH, các
nguồn carbon, nitơ.
2.3.4.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường
Các chủng vi sinh vật sau khi được lựa chọn, có hoạt tính tạo màng sinh vật
sẽ được nghiên cứu về khả năng phát triển trong các điều kiện nhiệt độ môi trường
khác nhau. Các nhiệt độ được lựa chọn nghiên cứu là: 20oC, 30oC, 37oC, 40oC, 50oC
và 60oC. Sau 24 giờ nuôi cấy, tiến hành quan sát, đánh giá khả năng tạo thành màng
sinh vật của các chủng vi sinh vật nghiên cứu bằng cách đo độ hấp thụ OD 570 nm
theo phương pháp của Morikawa và cộng sự [57].
Luận văn thạc sĩ Sinh học Trần Thúy Hằng
Trường Đại học KHTN 34
2.3.4.2 Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy
Các chủng vi sinh vật sau khi được lựa chọn, có hoạt tính tạo màng sinh vật
sẽ được nghiên cứu về khả năng phát triển trong các điều kiện pH môi trường khác
nhau. Các giá trị pH môi trường khác nhau được lựa chọn nghiên cứu là: pH 4; 4,5;
5; 5,5; 6; 6,5; 7; 7,5; 8; 8,5. Sau 24 giờ nuôi cấy, mật độ tế bào trong màng sinh vật
tạo ra được đánh giá bằng cách đo độ hấp thụ ánh sáng OD 570 nm theo phương
pháp của Morikawa và cộng sự [57].
2.3.4.3 Ảnh hưởng của nồng độ cacon trong môi trường
Bổ sung các nguồn cacbon vào môi trường khoáng cơ bản với nồng độ 1%.
Các nguồn carbon được sử dụng trong thí nghiệm bao gồm:
Đường 5 cacbon: Arabinose, Fucose, Rhamnose
Đường 6 cacbon: Glucose, Mannose, Fructose, Galactose
Đường đôi: Saccharose, Lactose
Polysaccarit : Tinh bột
Khử trùng môi trường ở nhiệt độ 121oC trong 20 phút
Các chủng vi sinh vật sau khi được lựa chọn, có hoạt tính tạo màng sinh vật
sẽ được nuôi cấy trong môi trường khoáng cơ bản có bổ sung các nguồn cacbon
khác nhau, điều kiện tĩnh, ở 37oC. Sau 24 giờ nuôi cấy, mật độ tế bào trong màng
sinh vật tạo ra được đánh giá bằng cách đo độ hấp thụ ánh sáng OD 570 nm theo
phương pháp của Morikawa và cộng sự [57].
2.3.4.4 Ảnh hưởng của nguồn nitơ trong môi trường
Bổ sung các nguồn nitơ khác nhau vào môi trường khoáng cơ sở với nồng độ
0,1%. Chỉnh pH tới 7,0 - 7,2.
Các nguồn nitơ được sử dụng trong thí nghiệm bao gồm:
(NH4)2SO4, NaNO3, KNO3, (NH4)2C6H5O7, Pepton, Cao nấm men.
Khử trùng môi trường ở nhiệt độ 121oC trong 20 phút
Luận văn thạc sĩ Sinh học Trần Thúy Hằng
Trường Đại học KHTN 35
Các chủng vi sinh vật sau khi được lựa chọn, có hoạt tính tạo màng sinh vật
sẽ được nuôi cấy trong môi trường khoáng cơ sở có bổ sung các nguồn nitơ khác
nhau với điều kiện tĩnh, ở 37oC. Sau 24 giờ nuôi cấy, mật độ tế bào trong màng sinh
vật tạo ra được đánh giá bằng cách đo độ hấp thụ ánh sáng OD 570 nm theo phương
pháp của Morikawa và cộng sự [57].
2.3.5 Phương pháp đánh giá khả năng tạo chất hoạt động bề mặt
Khả năng tạo thành chất hoạt động bề mặt của các chủng vi sinh vật được
đánh giá bằng mức độ nhũ tương hóa dung dịch dầu ăn của dịch nuôi cấy tế bào
thông qua chỉ số E24 (emulsion index) theo phương pháp của Suwansukho và cộng
sự [80].
Các chủng vi sinh vật sau khi được lựa chọn, có hoạt tính tạo màng sinh vật
sẽ được nuôi cấy trong môi trường LB lỏng, lắc với tốc độ 160 vòng/phút trong 24
giờ ở nhiệt độ 37oC. Sau đó, dịch nuôi cấy lắc được ly tâm với tốc độ 10.000
vòng/phút trong 10 phút để loại bỏ cặn tế bào, thu lấy phần dịch nổi.
Bổ sung 2ml dầu ăn vào 2ml dịch vi khuẩn thu được sau khi ly tâm trong các
ống nghiệm nhỏ, đường kính 1cm.
Vortex với tốc độ cao trong 1 phút
Sau 24 giờ, lấy ra đo mức độ nhũ tương hóa.
Chỉ số nhũ tương hóa E24 được tính theo công thức sau:
E24 = [(chiều cao cột nhũ tương hóa)/(tổng chiều cao cột)] × 100% [80].
2.3.6 Phương pháp đánh giá khả năng kháng khuẩn
Khả năng kháng khuẩn của các chủng vi sinh vật thử nghiệm đối với các
chủng vi khuẩn kiểm định được xác định theo phương pháp của De Angelis và cộng
sự [21].
Các chủng vi sinh vật (bao gồm các chủng vi sinh vật đã phân lập được thử
nghiệm khả năng kháng khuẩn và các chủng vi sinh vật kiểm định) được nuôi cấy
qua đêm trong môi trường LB lỏng trên máy lắc với tốc độ 160 vòng/phút, ở 37oC.
Luận văn thạc sĩ Sinh học Trần Thúy Hằng
Trường Đại học KHTN 36
Sau đó, dịch nuôi cấy vi sinh vật thử nghiệm được ly tâm ở 10.000 vòng/phút
trong 10 phút để loại bỏ hoàn toàn tế bào vi khuẩn. Dịch lắc của vi khuẩn kiểm định
được cấy trải trên các đĩa môi trường LB - thạch với thể tích 100l. Các lỗ được đục
với đường kính 6mm trên các đĩa thạch.
Dịch lọc của từng chủng vi sinh vật thử nghiệm được cho vào các lỗ thạch
với thể tích 30l. Các đĩa thạch được ủ qua đêm ở 37oC. Quan sát và chụp ảnh trên
các đĩa thạch.
Khả năng kháng khuẩn của các chủng vi sinh vật thử nghiệm được xác định
dựa vào đường kính vòng kháng khuẩn (D) xuất hiện xung quanh lỗ thạch.
D = D - d
D: đường kính vòng vô khuẩn (mm)
d: đường kính lỗ thạch (mm).
2.3.7 Phương pháp nhuộm Gram
Nguyên tắc:
Dựa vào sự khác biệt giữa thành tế bào vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Vi
khuẩn Gram (+) có peptidoglican hoạt động như một hàng rào thẩm thấu ngăn cản
sự thất thoát của tím kết tinh. Ban đầu, vi khuẩn được nhuộm bằng tím kết tinh sau
đó được xử lý bằng iot để tăng độ giữ màu. Sau đó được tẩy màu bằng cồn làm co
các lỗ của lớp peptidoglican dày lại. Do vậy phức chất tím kết tinh và iot được giữ
lại, vi khuẩn có màu tím. Peptidoglican ở vi khuẩn Gram (-) rất mỏng, ít liên kết
chéo và có lỗ lớn. Do vậy, ở bước rửa bằng cồn đã loại bỏ phức chất màu tím của
tím kết tinh - iot. Khi nhuộm lại bằng safranin thì vi khuẩn có màu hồng [3].
Tiến hành:
Chuẩn bị vết bôi: dùng que cấy vô trùng lấy một ít vi khuẩn từ đĩa thạch (sau
khi cấy 24 giờ) hòa vào 1 giọt nước cất ở giữa phiến kính, làm khô trong không khí.
Cố định tế bào: hơ nhanh vết bôi trên ngọn lửa đèn cồn 2 - 3 lần.
Nhuộm bằng dung dịch tím kết tinh trong 1 phút, rửa nước, thấm khô.
Luận văn thạc sĩ Sinh học Trần Thúy Hằng
Trường Đại học KHTN 37
Nhuộm lại bằng dung dịch Lugol (1% iot, 2% KI) trong 1 phút, rửa nước,
thấm khô.
Nhỏ dịch tẩy màu (ethanol 95%), giữ khoảng 30 giây, rửa nước, thấm khô.
Nhuộm bổ sung bằng dung dịch Safranin trong 2 - 3 phút, rửa nước, để khô
trong không khí.
Quan sát dưới kính hiển vi: dùng vật kính dầu với độ phóng đại 100 lần [3].
2.3.8 Quan sát cấu trúc màng sinh vật bằng ảnh chụp trên kính hiển vi điện tử
quét
Chuẩn bị mẫu màng sinh vật nổi: dịch nuôi cấy lắc vi khuẩn phân lập có khả
năng tạo màng sinh vật tốt được bổ sung vào bình tam giác chứa 20ml môi trường
LB lỏng. Nuôi cấy tĩnh trong 24 giờ, ở 37oC.
Mẫu màng sinh vật được gắn lên lamelle, hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn để cố
định mẫu.
Rửa nhẹ mẫu gắn màng sinh vật bằng nước cất khử trùng, để khô tự nhiên.
Gắn mẫu lên đế
Mạ phủ mẫu bằng vàng trên máy JFC - 1200 trong 5 phút ở 30mA
Quan sát và chụp ảnh trên kính hiển vi điện tử quét JSM - 5421LV (Nhật) tại
phòng chụp hiển vi điện tử quét thuộc Trung tâm Khoa học Vật liệu - Khoa Vật Lý
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
2.3.9 Phương pháp phân loại phân tử dựa trên gen 16S rDNA
Phương pháp này dựa trên phương pháp Sanger có cải tiến: Dựa vào sự tổng
hợp mạch bổ sung cho trình tự cần xác định nhờ DNA - polymerase. Với việc sử
dụng thêm các ddNTP cùng các dNTP thông thường, kết quả là sự hình thành một
tập hợp nhiều đoạn DNA có kích thước khác nhau.
Vectơ tái tổ hợp có chứa đoạn gen 16S rRNA mang hai trình tự chuyên biệt,
mỗi trình tự nằm trên một mạch. Khi cần xác định trình tự của mạch nào, trước hết
Luận văn thạc sĩ Sinh học Trần Thúy Hằng
Trường Đại học KHTN 38
phải biến tính tách rời 2 mạch rồi sử dụng mồi bắt cặp với trình tự chuyên biệt nằm
trên mạch đó.
Mỗi dideoxynucleotit được đánh dấu bằng một hóa chất huỳnh quang có màu
khác nhau. Mỗi thuốc nhuộm huỳnh quang phát ra một phổ ánh sáng hẹp với một
đỉnh khác biệt. Các số liệu phát ra được lưu ghi lại trong máy tính. Sau khi quá trình
chạy điện di kết thúc, chuỗi các tín hiệu huỳnh quang được chuyển ngược thành
thông tin trình tự nucleotit [71].
Kết quả được xử lý trên phần mềm PC/Gene, Gendoc, BioEdit và được so
sánh với trình tự đã được công bố trên ngân hàng dữ liệu gen quốc tế bằng chương
trình BLAST (Basic Local Aignment Search Tool) qua dữ liệu của DDGJ EMBL để
tìm xem mức độ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvan_tranthuyhang_2011_6691_1869488.pdf