MỞ ĐẦU: . 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP QUẬN 12
1.1. Vấn đề nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng
đất phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất 12
1.1.1. Khái niệm về đô thị và đất đô thị: 12
1.1.2. Vấn đề sử dụng đất hiện nay ở nước ta: 13
1.1.3. Vấn đề sử dụng đất đô thị: 16
1.1.4. Sự cần thiết phải đánh giá hiện trạng sử dụng đất 20
1.2. Mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và phát triển đô thị: 21
1.2.1 Biến động đất đai: 21
1.2.2 Các vấn đề về cập nhật chỉnh lý biến động đất đai 22
1.2.3 Đô thị hoá và sử dụng đất: 23
1.2.4 Ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá biến động sử dụng đất đai: 23
1.3. Cơ sở khoa học cho việc định hướng qui hoạch sử dụng đất 24
1.3.1 Khái niệm về qui hoạch sử dụng đất 24
1.3.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất 25
1.3.3 Những nguyên tắc của qui hoạch sử dụng đất 27
1.3.4 Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất 29
1.3.5 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất 29
Chương 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN ĐỒ SƠN GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 31
2.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,
kinh tế - xã hội của quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. 31
2.1.1 Vị trí địa lý 31
2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo 31
2.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn 32
2.1.4 Đặc điểm thổ nhưỡng và tài nguyên đất 32
2.1.5 Tài nguyên nước 33
2.1.6 Tài nguyên rừng 35
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và áp lực đối với đất đai
của quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng 36
89 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiện trạng, đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 phục vụ định hướng qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận Đồ sơn thành phố Hải phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45 - 95 mg/l, khi triều lên 60 - 150mg/l; vượt tiêu chuẩn cho phép (<25mg/l theo TCVN 5943 - 1995). Bồi lắng đang làm nông dần khu biển giữa ĐồSơn và Hòn Dáu.
2.1.6 Tài nguyên rừng
Rừng ngập mặn Đồ Sơn dọc đê biển nông trường Trung Dũng phường Bàng La có các loại cây như : Sú, vẹt, đước, bần... tầm vóc của cây không lớn, dưới 4-6m, cây bần có thể cao lên tới 10m, ngoài ra còn có các loại cây như muống biển, sam biển, đuôi ngựa... sống thành đám đơn độc ở những nơi nhiều nước , mép nước. Cóc kèn, cây leo sống thành bụi hoặc leo bám ở vùng đất có độ muối cao. Rừng ngập mặn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho vùng ven bờ, là bãi đẻ của nhiều loài tôm, cá; nơi cung cấp thức ăn bùn bã thực vật cho nhiều loài; nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài sinh vật và là nơi lưu giữ nguồn giống hải sản. Phần lớn các cây sống trên đất mặn đều chứa nhiều tamin có thể dùng làm thuốc nhuộm, than, củi, gỗ. Trong rừng ngập mặn có hàng trăm loài động thực vật có ý nghĩa kinh tế: rong câu, tôm, cá...vì vậy rừng ngập mặn Đồ Sơn đang được bảo vệ và mở rộng.
Ở trên đảo Hòn Dáu có khu rừng nguyên sinh với hàng nghìn cây đa, si và nhiều loại cây cổ thụ có cách đây hàng trăm năm được bảo tồn nguyên vẹn. Sâu hơn là những thảm thực vật được coi như khu rừng nguyên sinh và nhiều loài chim muông, nơi đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.
Ngoài ra Đồ Sơn còn có thảm rừng trồng tái sinh như : thông, bạch đàn, phi lao, keo..., Rừng thông chủ yếu do đơn vị quốc phòng quản lý, sử dụng, dưới các chân đồi núi là thảm vườn rừng, thực vật chỉ là cây ăn quả.
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và áp lực đối với đất đai của quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng
2.2.1 Áp lực từ sự gia tăng dân số, lao động và việc làm tới sử dụng đất
- Dân số : Năm 2005 thị xã Đồ Sơn có dân số là : 43.798 người, mật độ dân số bình quân là 1.394 người/km2; năm 2010 là 45.134 người mật độ dân số bình quân là 1.062 người/km2. Một đặc thù của Đồ Sơn là diện tích đất bãi và diện tích nằm trong khu du lịch ( toàn bộ phương Vạn Hương), khu dành cho quốc phòng, an ninh khá lớn nên mật độ số dân ở một số khu vực trung tâm phát triển dịch vụ du lịch của quận cao hơn nhiều so với khu vực khác.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm tương đối thấp: năm 2008 là 0,84%; năm 2009 là 1,04%; năm 2010 là 0,97%. Dự kiến trong thời gian tới với xu hướng đô thị hóa và phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ sẽ tạo sức hút lao động làm cho tỷ lệ tăng dân số cơ học trên địa bàn quận Đồ Sơn có thể biến động tăng khá.
- Về quy mô cơ cấu lao động :
Theo số liệu phòng thống kê quận đồ Sơn năm 2005 số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là : 18.632 người chiếm 42,5% tổng dân số. Trong đó lao động làm việc ở khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm 35,4% tổng số lao động thị xã; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 14,1% ; Khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 50,5% tổng số lao động quận.
Năm 2008 số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là : 26.261 người chiếm 58.65% tổng dân số. Trong đó lao động làm việc ở khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm 30,39% tổng số lao động thị xã; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 15,7% ; Khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 53,91%.
Năm 2010 số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là : 26.715 người chiếm 59,2% tổng dân số. Trong đó lao động làm việc ở khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm 30% tổng số lao động thị xã; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 15,4% ; Khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 54%.
- Về chất lượng lao động : Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề được tăng lên đáng kể : Năm 2005 mới đạt 9,2% tổng lao động, năm 2010 ước đạt 61,23% tổng lao động đang làm việc, trong đó có 15% số lao động được đào tạo có trình độ cao đẳng, đại học.
Chi tiết biến động cơ cấu lao động quận được phản ánh qua bảng 02
Bảng 02 : Lao động làm việc trong các ngành kinh tế quận Đồ Sơn năm 2005 - 2010
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
2008
2009
2010
1
Tổng dân số bình quân hàng năm toàn quận
Ngêi
43.798
43.968
43.883
44.775
44.860
45.131
2
Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
Ngêi
18.632
18852
19.168
26.261
26.336
26.715
Trong đó : Khu vực nông-lâm- thủy sản
%
35,4%
24,8%
23,9%
30,39%
30%
30,6%
- Khu vực công nghiệp - xây dựng
%
14,1%
16,6%
16,47%
15,7%
15,4%
15,4%
- Khu vực dịch vụ - thương mại
%
50,5%
58,6%
59,63%
53,91%
54,6%
54%
3
Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề /tổng lao động
%
9,2
-
61,23
Trong đó: lđ có trình độ cao đẳng, đại học/ tổng số lđ
%
5,1
-
15,8
Nguồn : Phòng thống kê quận Đồ Sơn
2.2.2 Áp lực từ sự phát triển các ngành và lĩnh vực tớisử dụng dất
- Thực trạng phát triển các ngành thương mại - dịch vụ: Trong những năm gần đây ngành du lịch phát triển khá nhanh và đa dạng, các hoạt động du lịch ngày càng phát triển phong phú. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cũng như GDP nhóm ngành dịch vụ tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng đạt 16,75% về giá trị sản xuất và 14,6% về GDP. Trên địa bàn quận có Casino quốc tế tại khu III, sân Golf, đây là điểm vui chơi có sức thu hút khách du lịch quốc tế.
Hoạt động thương mại - dịch vụ, du lịch là nhóm ngành kinh tế quan trọng nhất của quận Đồ Sơn. Cùng với quá trình đô thị hóa và mở rộng địa giới hành chính từ thị xã lên quận mới. Năm 2005: thương mại, dịch vụ, du lịch chiếm tới 64,7% cơ cấu kinh tế trên địa bàn; năm 2010 chiếm 65,2%. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (2008-2010) đạt mức 14,4% cao hơn mức tăng trưởng chung giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên đại bàn quận.
- Thực trạng phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: Mặc dù công nghiệp không phải là hướng phát triển chính, nhưng các hoạt động công nghiệp và xây dựng đang phát triển một cách ổn định. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp trên địa bàn quận tăng trưởng ở mức trên 15,77%, trong đó riêng xây dựng tăng trưởng với tốc độ 21,25%. Trong năm 2010 nhóm ngành công nghiệp và xây dựng chiếm đến 15,5% cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
- Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp - thủy sản quận Đồ Sơn:
Ngành nông nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân 5,75%/năm về giá trị sản xuất và 5,44% về GDP. Ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch cơ cấu, chuyển đổi một số diện tích trồng lúa, làm muối năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản. Năm 2005 - 2008 do gặp nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh sản xuất nông nghiệp - thủy sản giảm còn 5,4%/năm, đến năm 2010 có sự phục hồi và tăng trưởng bình quân đạt 8,3%.
Bảng 03 : Cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận Đồ Sơn giai đoạn 2005-2010
Đơn vị tính : %
Thị xã Đồ Sơn
Quận Đồ Sơn
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng số
100
100
100
100
100
100
Nông - lâm - thủy sản
23,3
17,2
14,0
21,7
17,5
19,3
Công nghiệp - xây dựng
12,0
12,2
13,8
14,3
13,1
15,5
Dịch vụ - thương mại
64,7
70,6
72,2
64
69,4
65,2
Nguồn : Phòng tài chính - kế hoạch quận
2.2.3 Áp lực từ sự phát triển cơ sở hạ tầng và quá trình đô thị hóa tới sử dụng đất
* Hệ thống giao thông:
- Đường bộ: Toàn bộ khu vực quận liên hệ với bến ngoài qua tuyến đường Phạm Văn Đồng và đường Lý Thánh Tông với đoạn chạy trong khu vực quận dài 8,22 km và đoạn trong khu vực du lịch nghỉ mát dài 6,55 km có chất lượng tốt, mặt cắt trung bình rộng 7m cho 02 làn xe riêng biệt. Các tuyến đường đều có vỉa hè rộng, phía đường tiếp giáp bờ biển đều được xây kè bảo vệ kiên cố, có các cọc tiêu biển báo ranh giới an toàn cho các phương tiện lưu thông. Hệ thống đường phố chính của quận đều có hè lề đường, điện chiếu sáng đạt chuẩn đô thị loại I có chất lượng đường tốt, đảm bảo đáp ứng nhu cầu giao lưu hành khách và hàng hóa.
Ngoài ra còn có một số tuyến đường liên phường, với mặt cắt hạn chế 3,5-6m, không có vỉa hè. Phần lớn là đường đá, bê tông thấm nhập nhựa nền cát đen với chất lượng tương đối tốt. Hạn chế của hệ thống đường nội thị là hẹp, chưa có vỉa hè. Riêng khu vực phường Bàng La, Minh Đức, Hợp Đức mật độ đường giao thông còn thiếu, cần được đầu tư, cải tạo và nâng cấp mở thêm các tuyến đường mới. Tổng chiều dài tuyến đường bộ trên địa bàn quận tính đến năm 2010 là 64 km.
- Giao thông thủy: Tiềm năng phát triển giao thông thủy của Đồ Sơn là rất lớn, đặc biệt là giao thông phục vụ các tuyến du lịch biển trong nước và quốc tế. Hiện tại Đồ Sơn có 01 cảng cá Ngọc Hải và 01 bến cá Cống Họng; có 01 bến tàu khách ( Bến Nghiêng) dùng cho các tàu thuyền loại nhỏ, nằm ở khu II.
* Hệ thống truyền tải và phân phối điện
Nguồn cấp điện cho quận chủ yếu lấy từ trạm biến áp trung gian 36/6 KV1800+3200KVA Đồ Sơn, lấy từ các trạm trung gian 110KV An Lạc và Cửa Cấm bằng tuyến đường dây 35KW, trạm 110KV tại phường Ngọc Xuyên.
* Văn hóa
Tháp Tường Long ( Di tích lịch sử thời Lý ), được khôi phục và hoàn thành vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Đình Ngọc, suối Rồng nằm ở phường Ngọc Xuyên; đền Nam Hải Thần Vương và đền Hải Đăng nằm trên đảo Hòn Dấu là những điểm thăm quan hấp dẫn trong Tuor du lịch.
Lễ hội chọi trâu được công nhận là lễ hội cấp quốc gia: Chọi trâu là lễ hội đặc sắc và nổi tiếng riêng có của Đồ Sơn với vòng đấu loại tổ chức vào đầu tháng 6 âm lịch, vòng chung kết tổ chức vào ngày 09/8 âm lịch hàng năm. Gần đây hội chọi trâu du lịch được tổ chức vào dịp 30/4-01/5 là hoạt động thu hút khách thập phương về thăm dự lễ hội và khai trương mùa du lịch hè Đồ Sơn. Các hoạt động thăm quan qui trình chăm sóc huấn luyện trâu chọi sẽ là một tiềm năng có sức thu hút hấp dẫn khách du lịch.
Bãi tắm biển : Ba bãi tắm khu I, khu II, khu III là khu vực bãi biển có nền bãi và cảnh quan đẹp nhưng nước biển đục do ảnh hưởng của nước sông Cấm, sông Lạch Tray, sông văn Úc đổ ra vào mùa mưa.
Bến tàu “ Không số “, nơi xuất phát của những con tàu không số của Hải quân Việt nam theo “ Đường Hồ Chí Minh trên biển “ từ miềm Bắc vào chi viện cho chiến trường miền Mam. Hiện nay chứng tích bộ khung của cầu tàu vẫn nằm ở mép bờ thung lũng xanh tại khu III Đồ Sơn.
Ngoài ra : Đồ Sơn còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng như Đền Bà Đế, chùa Thiên Phúc với nhiều lễ hội hàng năm đều là tiềm năng phát triển du lịch tín ngưỡng
* Giáo dục
Năm 2010 trên địa bàn quận Đồ Sơn có 09 trường mầm non ( với 1.731 học sinh); có 06 trường tiểu học đều là trường công lập ( có tổng số học sinh tiểu học là 2.698 học sinh ); có 05 trường trung học cơ sở ( có tổng số học sinh THCS là 2.159 học sinh ); có 03 trường trung học phổ thông(THPT), tổng số học sinh là 1.211h/s; có 01 trung tâm giáo dục thường xuyên và 01 trung tâm dạy nghề. Ngoài ra còn có 01 trường nghiệp vụ quản lý của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Đội ngũ giáo viên các trường của quận nhìn chung có trình độ khá với 100% giáo viên đạt chuẩn, số giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học ( trên chuẩn ) đạt >80%. Chi tiết số trường, lớp, giáo viên, học sinh các cấp được cụ thể trong bảng 04
Bảng 04: Số trường, lớp, giáo viên, học sinh toàn quận
Nội dung
ĐVT
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Mầm non
Số trường
Trường
7
7
8
9
9
9
Số lớp học
Lớp
29
42
54
59
Số giáo viên đứng lớp
Người
55
83
83
74
Số học sinh
Người
982
1313
1659
1778
1400
1731
Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi mẫu giáo
%
99.5
98
96
95.5
92
92
Tiểu học
Số trường
Trường
5
5
5
6
6
6
Số lớp học
Lớp
69
85
84
97
Số giáo viên giảng dạy
Người
99
191
140
Số học sinh
Người
2074
2610
2580
2704
2698
Tỷ lệ học sinh nhập học
%
99.7
98
99.5
99,7
100
Trung học cơ sở
Số trường
Trường
4
5
5
5
5
Số lớp học
Lớp
60
71
62
Số giáo viên giảng dạy
Người
140
196
143
Số học sinh
Người
2677
2696
2352
2171
2159
Tỷ lệ học sinh nhập học
%
99.7
99.5
98.5
99,4
99
Trung học phổ thông
Số trường
Trường
3
3
3
3
3
Số lớp học
Lớp
33
23
26
Số giáo viên giảng dạy
Người
80
63
54
Số học sinh
Người
1639
1084
1211
1200
1250
Tỷ lệ học sinh nhập học
%
99.8
95.5
96.5
95
95,6
Nguồn : Phòng giáo dục Đồ Sơn
Trong những năm qua quận Đồ Sơn đã duy trì và nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở các cấp học, bậc học. Mạng lưới giáo dục phổ thông từ bậc mầm non đến trung học phổ thông về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và quy mô học sinh trên địa bàn quận. Hệ thống trường, lớp đã được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, song vẫn còn thiếu về diện tích và phòng học chức năng. Hai phường Minh Đức và Hợp Đức vẫn chung một trường tiểu học, quận có 7 phường nhưng mới có 05 trường trung học cơ sở.
* Y tế
- Mạng lưới y tế : Trên địa bàn quận năm 2010 có : 01 bệnh viện đa khoa, 01 trung tâm y tế dự phòng, 02 bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng ( Bưu điện và điều dưỡng Hải Phòng), 04 trung tâm phục hồi chức năng điều trị bệnh nghề nghiệp hoặc điều dưỡng( của các ngành chè, hóa chất, điện lực và lâm nghiệp ) và các trạm y tế công nông trường, xí nghiệp, trường học ( Trường trung học Quản lý lương thực thực phẩm Đồ Sơn, trường phổ thông trung học nội trú, Casino, Công ty khách sạn du lịch Đồ Sơn, Khách sạn công đoàn Đồ Sơn), Đoàn 295 quân khu III.
- Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình: Cán bộ ngành y tế đã kết hợp với các ngành chức năng thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đạt chất lượng cao, năm 2010 số phụ nữ sinh con thứ 3 giảm 12 trường hợp so với năm 2009. Thực hiện tốt chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai, phòng chống dịch bệnh mùa hè, dịch cúm H1N1
* Thể thao
Quận có trung tâm văn hóa thông tin và một sân vận động trung tâm với sức chứa trên 15.000 người, là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao lớn của quận như các hội thao, hội khỏe phù đổng, lễ hội chọi trâu. Quận chỉ có một nhà truyền thống quy mô nhỏ, cả 7 phường đều sử dụng hội trường UBND làm nơi sinh hoạt cộng đồng, đa số các khu dân cư chưa có nhà văn hóa riêng. Hệ thống sân sân chơi, bãi tập của người lớn và trẻ em là không có. Trong kỳ nghỉ hè trẻ em chủ yếu sử dụng sân trường học làm nơi vui chơi, giải trí. Ngoài sân vận động trung tâm còn lại tất cả các phường đều chưa có sân thể thao. Quận chưa có rạp chiếu phim, hiệu sách, chỉ có 01 thư viện qui mô nhỏ.
Nhìn trung cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động văn hóa thông tin, thể thao ở trung tâm quận Đồ Sơn và các phường còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu về văn hóa thể thao của dân cư trên địa bàn.
* Bưu chính, viễn thông
Hiện tại trên địa bàn quận có 01 tổng đài điện thoại dung lượng 10.000 thuê bao và nhiều trạm tiếp sóng thông tin di động phục vụ 6000 thuê bao di động. Hệ thống thông tin internet với tốc độ đường truyền thấp, ít điểm truy cập. Hệ thống bưu chính hoạt động tốt, các phường đều có điểm bưu điện và một trạm bưu điện văn hóa, công tác chuyển phát thư báo, bưu phẩm, bưu kiện được chuyển đến tận các địa điểm giao phát trong ngày. Hệ thống viễn thông hiện tại mới chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dân cư tại chỗ, chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn phục vụ của một vùng du lịch trọng điểm.
* Hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải
- Hệ thống cấp nước: Đồ Sơn được cấp nước từ nhà máy nước xóm Chẽ với công suất 4000m3/ngày đêm. Nguồn nước lấy từ sông He qua tuyến ống cấp nước thô cho nhà máy D400 có chiều dài 3,3km. Hiện tại nhà máy đảm bảo cung cấp nước đủ cho các nhà nghỉ, khách sạn và dân cư. Tuy nhiên trong một số khu vực vẫn sử dụng nước ngầm, đặc biệt ở Bàng La, Minh Đức, Hợp Đức. Các hộ tiêu thụ được cung cấp nước từ tuyến ống chính D100, D200 và D250. Tuyến ống D100-250 trong khu vực quận có chiều dài là 4,6km, tuyến đường ống D200-250 trong khu du lịch có chiều dài 7,2km.
- Hệ thống thoát nước :
+ Thoát nước mưa : Hệ thống thoát nước mưa là hệ thống trự chảy theo 2 hướng, một hướng chảy vào các mương đổ vào sông Họng và một hướng qua cống C5 ra lạch bến Xăm.
+ Thoát nước thải: Hệ thống thoát nước thải chung với hệ thống thoát nước mưa, cả trong các khu vực dân cư và trong các khu du lịch nghỉ mát chủ yếu là hình thức tự thấm. Khu I có công trình thu gom thì hệ thống đã xuống cấp và cũng chỉ được xử lý qua hệ thống bể phốt rồi thoát xuống biển. Tác động của nước thải đang có nguy cơ gây ô nhiễm đến các bãi tắm. hệ thống xử lý nước thải và thoát nước khu du lịch hiện nay đang vướng phải hệ thống các công trình ngầm đi qua địa bàn các cồng trình quốc phòng an ninh.
- Thu gom và xử lý rác: Toàn bộ chất thải rắn của khu du lịch quận Đồ Sơn do công ty công trình công cộng Đồ Sơn đảm nhiệm. Rác thải được thu gom, chôn lập và xử lý bằng vôi bột. Tuy nhiên việc thu gom chưa được triệt để. Tình trạng vứt rác tại các bãi tắm đã gây ô nhiễm môi trường, gây tác động xấu đến các khu vực du lịch vẫn chưa được khắc phục triệt để.
2.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai quận Đồ Sơn sau luật đất đai 2003
2.3.1. Đặc điểm chung
Trước đây công tác quản lý nhà nước về đất đai chưa được ổn định và bị buông lỏng nên việc quản lý đất đai rất phức tạp, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng thường xuyên diễn ra.
Từ khi có luật đất đai 1993; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 1998, 2001; Luật đất đai năm 2003. Công tác quản lý đất đai có những chuyển biến tích cực, đất đai được quản lý chặt chẽ hơn, ranh giới hành chính đã được phân định rõ ràng.
Công tác quản lý đất đai đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất
2.3.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó:
Ngày 16/10/1993 Hội đồng nhân dân thành phố khóa X ra Nghị quyết số 32NQ/HĐND “ Về một số biện pháp trước mắt nhằm tăng cường quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng”.
Trong năm 1996 thị xã đã tập trung triển khai thực hiện Nghị định 60/CP của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, phát đơn kê khai đến từng hộ gia đình. Thực hiện Chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ra Chỉ thị số 14/CT-UB ngày 07/6/1996 “ V/v tổ chức thực hiện chỉ thị 245/TTg trên địa bàn thành phố”. Thực hiện Chỉ thị trên thị xã đã có 100/107 cơ quan, tổ chức kê khai đăng ký.
Ngày 06/01/1997 Ủy ban nhân dân thị xã đã có báo cáo số 02/BC-UB “ Về tình hình quản lý và sử dụng đất đai năm 1996 và kế hoạch sử dụng đất đai năm 1997”. Nhằm từng bước lập lại trật tự kỷ cương pháp luật trong việc quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã, thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ thị xã Đồ Sơn lần thứ XXI.
Tăng cường cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, thị xã có kế hoạch số 19/KH-UB ngày 02/03/2004 tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã.
2.3.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính:
Căn cứ Quyết định số 100/HĐBT ngày 06/6/1988 về việc thành lập thị xã Đồ Sơn, ngày 12/9/1989 Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng có Quyết định số 9110QĐ/UB về việc xác định ranh giới hành chính các phường, xã thuộc thị xã Đồ Sơn.
Năm 2004 Ủy ban nhân dân thị xã Đồ Sơn chỉ đạo các phòng ban liên quan cùng với Sở nội vụ thành phố thành lập bản đồ hành chính các phường, xã và toàn thị xã.
Thực hiện Nghị định số 145/2007/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ về việc điều chỉnh địa giới huyện Kiến Thụy để thành lập quận Đồ Sơn.
2.3.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:
- Công tác điều tra cơ bản nhằm ghi nhận hình thể, kích thước, vị trí, diện tích, hạng loại đất của từng thửa đất trong phạm vi thị xã quản lý.
Đến nay trên địa bàn quận ngoài diện tích đất nông - lâm nghiệp đã được đo đạc lập bản đồ địa chính để làm căn cứ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn lại các loại đất khác nhất là đất ở thì vẫn phải dựa trên bản đồ giải thửa đo vẽ năm 1990, 1991 và can lại năm 1995 chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt ( đến nay đã biến động rất nhiều ) do đó rất khó khăn cho công tác quản lý đất đai.
Chính những nhu cầu cấp bách trên trong những năm tới thị xã đã có kế hoạch xây dựng công tác đo đạc lập bản đồ địa chính đo vẽ chi tiết cho các phường, đồng thời đề ra những biện pháp, phương hướng thích hợp cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn ngày càng tốt hơn.
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập theo định kỳ tổng kiểm kê đất đai 5 năm; bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, năm 2010
2.3.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Việc xây dựng qui hoạch kế hoạch sử dụng đất là cần thiết nhằm tăng cường sự quản lý nhà nước về sử dụng đất theo đúng qui định của pháp luật, giúp tổ chức, cá nhân sử dụng đất phải có kế hoạch tránh lãng phí, sử dụng đất tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao cho từng loại đất.
2.3.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất:
Nhìn chung công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại Hải Phòng nói chung và quận Đồ Sơn nói riêng được thực hiện đúng thẩm quyền, việc ủy quyền được thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng lợi dụng quyền hạn để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy định, chủ yếu dưới dạng giao đất, cho thuê đất vượt quá kế hoạch sử dụng đất, phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thực hiện Nghị định 64/CP, Nghị định 88/CP, Nghị định 60/CP và chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ về giao đất, cho thuê đất.
Ngày 25/12/2000 Ủy ban nhân dân thị xã đã có báo cáo số 77/BC-UB; thực hiện công văn số 463/CV-STNMT ngày 24/6/2005 của Sở tài nguyên và môi trường thành phố, Ủy ban nhân dân thị xã đã tổng hợp báo cáo về việc quản lý, sử dụng đất đai của 03 đơn vị trên địa bàn thị xã được giao đất, nhưng chưa sử dụng quá thời gian theo qui định của pháp luật, đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố ra Quyết định thu hồi.
- Tập trung xác định xong nguồn gốc đất, hoàn thiện các thủ tục trình Uỷ ban nhân dân quận xem xét, phê duyệt các dự án: Dự án củng cố, nâng cấp, cải tạo đê biển II; Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường điện 110KV cấp điện cho Khu công nghiệp Đồ Sơn; Dự án đường du lịch từ bến xe Khu II đến Bến Nghiêng; 6 hộ thuộc Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công viên Đầm Vuông; Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Ngọc Xuyên; Dự án xây dựng chợ Cầu Vồng; Dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống thuỷ lợi Lai - Sàng - Họng.
2.3.2.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giúp nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đã giao cho người sử dụng, đảm bảo cho người dân yên tâm đầu tư trên mảnh đất được giao, được thuê.
- Đất nông nghiệp : Năm 2005 toàn thị xã đã cấp được 1428 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên tổng số 2.563 hộ nông nghiệp với diện tích là 223,51ha đạt 57,2% ( trong đó: đất sản xuất nông nghiệp cấp 595 GCN/836 hộ đạt 72,20%; Đất làm muối cấp 833 GCN/900 hộ đạt 92,65%).
- Đất phi nông nghiệp: Đối với đất ở tính đến năm 2005 trên địa bàn thị xã cấp được 893 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên tổng số hộ là 6.388 hộ đạt 13,98% với diện tích cấp là 15,55ha. Cấp 59 giấy chứng nhận cho 57/171 tổ chức đạt 33,33% với diện tích cấp là 65,6ha
Đến hết năm 2010 Uỷ ban nhân dân Quận Đồ Sơn đã cấp: 1.067 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở còn chậm, và gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai trong gia đoạn hiện nay. Do chưa đo đạc lập bản đồ địa chính, đến nay 04 phường và một xã vẫn sử dụng bản đồ giải thửa đo vẽ từ năm 1990-1991 để làm cơ sở cho việc cấp giấy chứng nhận
2.3.2.7. Thống kê, kiểm kê đất đai:
Thực hiện chỉ thị số 28/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đât đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005.
Ủy ban nhân dân thị xã Đồ Sơn ra Quyết định số 610/QĐ - UB ngày 08/12/2004 “ V/v thành lập ban chỉ đạo tổng kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005”.
Thực hiện Chỉ thị số 618/CT - TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010; Công văn số 1539/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 26/10/2009 của Tổng cục quản lý đất đai về việc hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010; Kế hoạch số 6434/KH-UBND ngày 15/12/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn ra Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 15/12/2009 để thực hiện kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
Đây là cơ sở số liệu, tài liệu phục vụ công tác qui hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện sử dụng đất, là cơ sở để các ngành sử dụng xây dựng kế hoạch sử dụng đất và định hướng cho ngành mình ( Nhất là đối với ngành sản xuất nông - lâm nghiệp ).
Nhìn chung công tác thống kê, kiêm kê đất đai đã phần nào giúp cho công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thị xã đạt được kết quả tốt, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
2.3.2.8. Quản lý tài chính về đất đai:
Nhà nước quản lý tài chính về đất đai bằng các quy định về nguồn gốc hình thành giá đất, phương pháp xác định giá đất, khung giá đất cho từng vùng. Công tác quản lý tài chính v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_dinhdangword_309_388_1869909.doc