Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) trong ao ở Bến Tre và Đồng Tháp

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG 1 1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1.1. Sự cần thiết của đề tài 1

1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

1.2.1. Mục tiêu chung 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3

1.3. CÁC GIẢ THUYẾT KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định 3

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4.1. Không gian nghiên cứu 4

1.4.2. Thời gian nghiên cứu 4

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 4

1.4.4. Kết quả mong đợi 4

CHƯƠNG 2 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5

2.1.1. Khái niệm chung về hộ và kinh tế hộ 5

2.1.2. Vấn đề sử dụng vốn và lao động trong quá trình sản xuất kinh tế hộ 6

2.1.3. Vai trò của kinh tế hộ trong quá trình phát triển 6

2.1.4. Khái niệm về nghề nuôi trồng thủy sản 6

2.1.5. Một số khái niệm cơ bản trong kinh tế 7

2.1.6. Các chỉ số tài chính chủ yếu 8

2.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi cá tra thịt trong ao 8

2.1.8. Các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến việc nuôi cá tra trong ao 11

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 12

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 12

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích 13

 

 

CHƯƠNG 3 17

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 17

3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH BẾN TRE 17

3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên 17

3.1.2. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội 20

3.1.3.Tình hình phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở tỉnh Bến Tre 22

3.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP 24

3.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên 24

3.2.2. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội 26

3.3.3.Tình hình phát triển nghề nuôi trồng ở tỉnh Đồng Tháp 27

CHƯƠNG 4 29

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29

4.1.TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÁC MẪU ĐIỀU TRA 29

4.1.1. Một số thông tin chung về hộ nuôi cá tra 29

4.1.2. Thông tin về khía cạnh kỹ thuật của hộ nuôi cá tra 31

4.1.3. Thiết kế của mô hình nuôi cá tra 32

4.1.4. Mùa vụ nuôi và cải tạo ao nuôi 33

4.1.5. Thả giống 34

4.1.6. Chăm sóc và quản lý 35

4.1.7. Thu hoạch 37

4.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ -KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 37

4.2.1. Năng suất 37

4.2.2. Chí phí, doanh thu, thu nhập, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận 38

4.2.3. Phân tích cơ cấu chi phí của mô hình nuôi cá tra tại vùng khảo sát 39

4.3. PHÂN TÍCH CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH 43

4.4. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ CHI PHÍ, NĂNG SUẤT, 44

4.4.1. Sự khác biệt về tổng chi phí, năng suất, lợi nhuận 44

4.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ LỢI NHUẬN 45

4.5.1. Phương trình tương quan đa biến 45

4.5.2. Phương trình năng suất 46

4.6. NHẬN THỨC VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN 53

CHƯƠNG 5 55

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC SẢN XUẤT CÁ TRA TRONG AO 55

Ở TỈNH BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP 55

5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 55

5.2. GIẢI PHÁP 56

5.2.1. Thị trường tiêu thụ 56

5.2.2. Con giống 57

5.2.3. Vấn đề thức ăn 58

5.2.4. kỹ thuật và công tác thú y thuỷ sản 58

5.2.5. Về Vốn 59

5.2.6. Giá bán 60

CHƯƠNG 6 61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

6.1. KẾT LUẬN 61

6.2. KIẾN NGHỊ 63

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4744 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) trong ao ở Bến Tre và Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ yếu trên địa hình cao ở huyện Tân Hồng và huyện Hồng Ngự); nhóm đất cát (có diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Động Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười). e) Tài nguyên rừng Trước đây đa số các diện tích ẩm, lầy thấp ở Đồng Tháp Mười được bao phủ bởi rừng rậm, cây tràm được coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười. Do khai thác không hợp lý đã làm giảm đến mức báo động, gây nên mất cân bằng sinh thái.     Theo số liệu thống kê  năm 2007, diện tích rừng của tỉnh có: rừng tràm 8.912 ha, rừng bạch đàn 144 ha (ở huyện Tân Hồng. Phân theo công dụng có: rừng đặc dụng 2.821 ha (phân bổ ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Khu di tích Xẻo Quýt, Gò Tháp), rừng phòng hộ 2.287 ha, rừng sản xuất 3.951 ha. g) Tài nguyên nước Nước mặt: Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đây là một điều kiện sức thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản của Tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt trong việc sản xuất giống và nuôi cá tra thịt trong ao của tỉnh     Nước ngầm: Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp. h) Tài nguyên sinh vật Trước đây đa số diện tích ẩm thấp ở Đồng Tháp Mười được bao phủ bởi rừng rậm, trong đó cây tràm được coi là đặc trưng của Đồng Tháp Mười. Hiện diện tích rừng bị giảm nhanh để chuyển sang sản xuất nông nghiệp, rừng thứ sinh đang phát triển trở lại thông qua công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng. Động thực vật trong rừng tràm tương đối phong phú và đa dạng như rùa, rắn, trăn, lươn, cá đồng, tôm, cua, cồng cộc, sếu… và các loại cây đặc trưng rất Đồng Tháp Mười như: tràm, sậy, lau, lúa ma, sen, súng… Đặc biệt khu bảo tồn quốc gia tràm chim với diện tích 7.612 ha là một Đồng Tháp Mười thu nhỏ với lịch sử tự nhiên và vùng sinh thái tổng hợp giữa địa mạo, thủy văn và sinh vật của vùng đất ngặp mặn, có nhiều loài chim quý hiếm trong đó có loài sếu cổ trụi đầu đỏ được cả nước và thế giới qua tâm bảo vệ. 3.2.2. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội Về kinh tế - sản xuất nông nghiệp: Tính đến ngày 26 tháng 9 năm 2007, toàn Tỉnh đã thu hoạch được 34.164 ha lúa Thu Đông, đạt 76,8% diện tích xuống giống, năng suất bình quân 43 tạ/ha. Mức độ sâu bệnh gây hại không đáng kể. - Hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày vụ Thu Đông cơ bản đã thu hoạch dứt điểm được gần 2.800 ha, chủ yếu là rau đậu các loại. - Chăn nuôi phát triển ổn định; dịch bệnh giá súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát. Đã cơ bản hoàn thành tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm đợt II năm 2007 được 487.961 con gà, đạt 90% tổng đàn, 3.757.374 con vịt, đạt 95,7% tổng đàn. b)Về văn hóa, xã hội - Hoạt động Giáo dục và Đào tạo: đã tổ chức khai giảng năm học mới 2007-2008 theo đúng quy định. Năm học 2007-2008, toàn Tỉnh có 648 trường, tăng 07 trường; tổng số học sinh phổ thông đầu năm 283.438 học sinh, giảm 12.041 học sinh so với năm học trước, do kết quả huy động học sinh các cấp học phổ thông chưa đạt; tỷ lệ tuyển mới các lớp đầu cấp, nhất là phổ thông trung học còn thấp. - Hoạt động thể dục thể thao: tiếp tục triển khai cuộc vận động “toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; tổ chức giải gia đình thể thao năm 2007; giải vô địch trẻ vovinam - Việt võ đạo tỉnh Đồng Tháp năm 2007. - An ninh, quốc phòng: Công tác đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tiếp tục được tăng cường. Các lực lượng chức năng đã tổ chức tuần tra, kiểm soát, bảo vệ chặt chẽ vùng biên; đẩy mạnh đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. 3.3.3. Tình hình phát triển nghề nuôi trồng ở tỉnh Đồng Tháp Tính đến ngày 25.03.2008, các địa phương đã triển khai nuôi trồng thuỷ sản được 2.850 ha (trong đó, có 1.294,7 ha cá tra, 668,4 ha tôm càng xanh); cuối tháng 9, tổng sản lượng thuỷ sản thu hoạch ước đạt 149.953 tấn. Trong đó, có 126.103 tấn cá tra, 334 tấn tôm càng xanh. Hiện tại ở Đồng Tháp có khoảng 3.915 hộ sản xuất giống cá tra với tổng diện tích 1.035,04ha, 756 hộ, cơ sở nuôi cá tra xuất khẩu với tổng diện tích là 757 ha, nhìn chung diện tích nuôi cá tra ở trên ao tăng khá mạnh từ 1020 ha năm 2005 tăng lên 1344 ha năm 2007, sản lượng cũng không ngừng tăng lên từ 92.488 tấn tăng lên 145.325 tấn năm 2006 và 17.7405 tấn năm 2007. Diện tích nuôi trên bè và đăng quầng giảm rất mạnh, do tình hình môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến dịch bệnh nhiều, nuôi trên bè, quầng khó kiểm soát nguồn nước nên rất dễ bị mắc bệnh, sản lượng và năng suất không ổn định. Do đó, trong thời gian gần đây hộ nuôi trên bè, quầng dần dần chuyển sang nuôi trong ao, hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển ở 11 huyện trong tỉnh như Tam Nông, Tháp Mười, Tân Hồng, Châu Thành, Cao Lãnh, Hồng Ngự…Trong thời gian sắp tới Tỉnh Đồng Tháp có những kế hoạch phát triển nghề nuôi cá tra khá mạnh, tỉnh đã quy hoạch thêm 174 ha với 928,8 ao, và có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích người nuôi sản xuất sản phẩm sạch, đạt chất lượng xuất khẩu và ít ảnh hưởng tới môi trường. Bảng 3.2 : TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TRA TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP QUA 3 NĂM Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Sản lượng (tấn) 92.488 145.325 177.405 Diện tích (ha) 1.020 1.180 1.344 Năng suất (tấn/ha) 90,7 123,2 131,9 (Nguồn: Báo cáo hằng năm của cục thủy sản Đồng Tháp) CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÁC MẪU ĐIỀU TRA Mẫu số liệu dùng để xử lý, phân tích được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp các hộ, cơ sở nuôi cá tra ở các huyện thuộc địa bàn nghiên cứu, cụ thể là như sau: + Bến Tre: huyện Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Chợ Lách. + Đồng Tháp: huyện Châu Thành, Cao Lãnh, Thanh Bình 4.1.1. Một số thông tin chung về hộ nuôi cá tra a) Trình độ văn hoá của chủ hộ nuôi Trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi ở các huyện của tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp khá cao, số người có trình độ cấp II, cấp III chiếm 57,2%, trình độ đại học, cao đẳng chiếm 24,3%, cấp I chỉ chiếm 15,7%, trong đó ở tỉnh Bến Tre trình độ cấp II, cấp III chiếm 60%, cấp I chiếm 11,4 %, Đồng Tháp trình độ cấp II, cấp III của chủ hộ chiếm 51,4%, cấp I là 20%. Trình độ đại học, cao đẳng của chủ hộ nuôi ở hai tỉnh có tỉ lệ gần như tương đương nhau chiếm 23,4%. Do trình độ học vấn của chủ cơ sở khá cao nên rất thuận lợi trong việc tiếp thu và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hộ nuôi. Hình 4.1: Trình độ văn hóa chung của hộ nuôi trong vùng khảo sát Hình 4.2 : Trình độ văn hóa của hộ nuôi cá tra ở vùng khảo sát b) Độ tuổi và kinh nghiệm nuôi của cơ sở nuôi Qua khảo sát ta thấy độ tuổi bình quân của người nuôi cá tra khá cao 44,6 tuổi, trong đó cao nhất là 60 tuổi và thấp nhất là 24 tuổi. Việc nuôi cá tra xuất khẩu chỉ mới phát triển trong những năm gần đây nên kinh nghiệm nuôi của người dân còn rất thấp với kinh nghiệm bình quân là 4 năm, thấp nhất 1 năm và cao nhất được 16 năm. Qua việc nghiên cứu tại hai tỉnh thì thấy số người có kinh nghiệm nuôi ở Đồng Tháp cao hơn ở Bến Tre. Bảng 4.1: ĐỘ TUỔI VÀ KINH NGHIỆM NUÔI CỦA CHỦ HỘ Tỉnh Thấp nhất Cao nhất Trung bình Bến Tre Đồng Tháp Bến Tre Đồng Tháp Bến Tre Đồng Tháp Tuổi chủ hộ 24 27 60 60 43,29 45,97 Kinh nghiệm 1 1 3 16 2,97 3,94 (Nguồn : theo số liệu mẫu điều tra năm 2008) c) Số lao động Nhìn chung số lao động thuê mướn của hộ nuôi trong địa bàn nghiên cứu trung bình 6,5 người (±6,3), trong đó tỉnh Bến Tre thì số lao động thuê mướn trung bình 6,1người (±6,7), Đồng Tháp thì có số lao động thuê mướn cao hơn Bến Tre vì có diện tích và số lượng ao nuôi cao hơn, do đó đòi hỏi phải cần nhiều nhân công hơn. Số lao động của hộ tham gia nuôi cá tra trung bình 1,6 người (±1,3), ở Bến Tre 1,4 người (±0,8), còn ở Đồng Tháp 1,94 người (±1,9). Số lao động nam tham gia nuôi cá tra trung bình là 1,3 người (±1,2). Nhìn chung nữ ít tham gia vào hoạt động nuôi cá tra hơn, số lao động nữ tham gia vào nuôi cá tra của hộ nuôi trung bình là 0,4 người (±0,7). Do việc nuôi cá tra phải làm việc ngoài trời và đòi hỏi sức lực nên đa số nữ ít tham gia vào công việc này. 4.1.2. Thông tin về khía cạnh kỹ thuật của hộ nuôi cá tra a) Nguồn thông tin kinh tế kỹ thuật tiếp thu được Bảng 4.2: NGUỒN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA HỘ NUÔI Chỉ tiêu Số mẫu Tỷ lệ (%) Kinh nghiệm tự có 54 77,1 Nông dân khác 57 81,4 Trung cấp NTTS 8 11,4 Đại học hoặc cao hơn 26 37,1 Tập huấn của ngành thủy sản/nông nghiệp 64 91,4 Tài liệu khuyến ngư.Tạp chí ngành T.sản 56 80 Từ người cung cấp giống cá tra 9 12,9 Từ người cung cấp thức ăn, thuốc 33 47,1 NMCBTS 2 2,9 Truyền thông(Tivi, radio, báo) 18 25,7 Khác…… 2 5,8 (Nguồn: theo số liệu mẫu điều tra năm 2008) Nguồn tiếp cận thông tin kinh tế - kỹ thuật của hộ nuôi tại vùng khảo sát chủ yếu là tập huấn của ngành thuỷ sản chiếm 91,1%, tài liệu khuyến ngư, tạp chí ngành Thuỷ Sản chiếm 80%. Qua đó cho ta thấy tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp đã có sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển ngành NTTS của tỉnh, coi việc phát triển ngành NTTS là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển và tăng trưởng kinh tế, giúp người dân có việc làm và tăng thu nhập. Nguồn thông tin kỹ thuật từ việc tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nuôi trước chiếm 81,4%, từ kinh nghiệm tự có chiếm 77,1%. Qua việc điều tra tại vùng khảo sát thì thấy rằng hộ nuôi có nhiều kinh nghiệm từ việc nuôi cá tra mô hình bè trên sông. Nguồn thông tin mà người nuôi có thể tiếp cận và hỗ trợ từ người cung cấp cá giống và nhà máy chế biến thì rất ít chỉ chiếm 15,8%. Nguồn thông tin từ đại lý cung cấp thức ăn, thuốc thú y chiếm 47,1%. Đây là nguồn thông tin kỹ thuật cũng khá quan trọng giúp hộ nuôi có thể tiếp cận dễ dàng và ít tốn chi phí. Do môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm, nuôi cá tra với mật độ khá cao như hiện nay rất dễ bị phát sinh bệnh do đó hộ nuôi cần phải tự trang bị cho mình kiến thức về nghề NTTS, để có thể phòng trị được bệnh cho cá kịp thời và đúng lúc để nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình mình. 4.1.3. Thiết kế của mô hình nuôi cá tra Qua số liệu mẫu điều tra cho thấy tổng diện tích đất cơ sở của hộ nuôi trong địa bàn nghiên cứu trung bình là 2,96 ha/ hộ (±3,4), tổng diện tích đất nhỏ nhất là 0,1ha và lớn nhất là 17 ha. Trong đó tổng diện tích dùng để nuôi cá tra thịt trung bình là 1,16 ha/hộ (± 2,1), cao nhất là 1,2 ha và thấp nhất là 0,1ha. Ở Bến Tre tổng diện tích đất dùng cho nuôi cá tra của chủ hộ trung bình 1,8ha (±2,1) cao nhất là 7ha, thấp nhất là 0,25ha. Ở Đồng thấp thì diện tích của của hộ nuôi lớn hơn nhiều, diện tích đất trung bình của hộ nuôi 3,68 ha (±3,9) cao nhất 16,8ha, thấp nhất 0,1ha. Tuy nhiên, tổng diện tích đất của các hộ có sự chênh lệch nhau rất lớn, đặc biệt là đối với các hộ nuôi theo mô hình trang trại có tổng diện tích đất rất lớn trong khi các hộ nuôi cá thể có diện tích nhỏ hơn nhiều. Việc thiết kế ao nuôi phụ thuộc rất lớn đến tổng diện tích đất của hộ nuôi. Diện tích trung bình của ao là 0,075 ha chiếm 86,5% mẫu phỏng vấn. Hiện tại số ao bình quân/ hộ là 2,9 ao, cao nhất là 12 ao và thấp nhất là 1 ao. Ao lắng cũng rất quan trọng trong việc xử lý nước đầu vào và xử nước đầu ra nhưng có rất ít hộ làm ao lắng vì chi phí làm ao lắng tốn kém và phải mất một diện tích đất khá lớn Bảng 4.3: CƠ CẤU VÀ DIỆN TÍCH ĐẤT NTTS Diễn giải Đơn vị tính Bến Tre Đồng Tháp Tổng cộng 1. Tổng diện tích đất Ha N Hộ 35 35 70 Trung bình Ha 26851,4 36822,9 31837,1 Độ lệch chuẩn Ha 35749,9 39613,3 37791,8 2. Diện tích đất NTTS Ha N Hộ 35 35 70 Trung bình Ha 17918,1 27054,3 22486,2 Độ lệch chuẩn Ha 20089,9 33884,5 28032,3 3.Số ao nuôi Ao N Hộ 35 35 70 Trung bình Ha 2,5 3,5 3,0 Độ lệch chuẩn Ha 2,2 2,9 2,6 (Nguồn: theo số liệu điều tra năm 2008) 4.1.4. Mùa vụ nuôi và cải tạo ao nuôi Mùa vụ nuôi Hình 4.3 : Tháng thả giống cá tra của hộ nuôi ở vùng khảo sát Cá tra là đối tượng nuôi có thể mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, việc nuôi cá tra cũng đem đến không ít rủi ro, do đó việc đầu tư để nuôi cá được hộ nuôi rất quan tâm. Việc sản xuất một vụ hay nhiều vụ cá sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi mà đặc biệt là chi phí, năng suất và lợi nhuận của hộ. Có được kinh nghiệm từ các vụ nuôi trước về mức rủi ro của việc nuôi cá, do đó các hộ nuôi thường chỉ sản xuất 3 vụ nuôi/ 2 năm. Các hộ nuôi thường thả giống vào tháng 2 - 4 chiếm 85%, vì theo mẫu điều tra tại địa bàn nghiên cứu các hộ nuôi cho rằng vào tháng này dịch bệnh ít, cá sinh trưởng và phát triển tương đối tốt. Từ tháng 7 đến tháng 11 là những tháng có thời tiết bất ổn nhất trong năm nên đa số hộ nuôi ít thả giống vì cá rất dễ bị nhiễm bệnh sốt huyết, trắng gan, phù đầu, ký sinh trùng.... b) Cải tạo ao Theo kết quả điều tra đa số các hộ nuôi cá tra thường tiến hành cải tạo ao trước và trong mùa vụ nuôi. Đây là một trong những khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi. Nhìn chung các hộ nuôi cá tra trong địa bàn nghiên cứu đều tiến hành cải tạo nền đáy bằng cách sên vét đáy ao thường là 1 đến 2–3 lần/vụ chiếm 80 %, cao nhất là 5 lần/ vụ chiếm 8% và thấp nhất 1lần/ vụ chiếm 12%. Thời gian sên ao được chia làm nhiều đợt, sau thả khoảng 90 đến 115 ngày và trước thu hoạch từ 15 đến 30 ngày. 4.1.5. Thả giống Mật độ thả nuôi Tùy theo từng vùng và tùy theo độ sâu của ao nuôi mà hộ sẽ thả cá với mật độ khác nhau. Đa số các cơ sở, hộ nuôi cá ở vùng khảo sát, thả cá với mật độ rất cao trung bình là 45,7 con/m2 (±16,1), trong đó mật độ cao nhất 79 con/m2 và thấp nhất là 21,7 con/ m2. Tuy nhiên đây chỉ là những trường hợp cá biệt, thông thường hộ nuôi thả với mật độ dao động từ 30 con đến 42 con/m2. Nhìn chung ở Đồng Tháp có mật độ nuôi cao hơn Bến Tre, hiện tại mật độ thả nuôi trung bình 48,18 con/m2 (±15,1) cao nhất 75 con/m2, thấp nhất 25 con/m2. Ở Bến Tre có mật độ trung bình 43,7 con/m2 (±16,1) cao nhất 79 con/m2, thấp nhất 22 con/m2. Bến Tre là vùng nuôi mới phát triển sau này nên mật độ trung bình thấp hơn so với Đồng Tháp vì đa số hộ nuôi chưa có kinh nghiệm và trình độ khoa kỹ thuật để đáp ứng với việc nuôi cá với mật độ cao. Trong thời gian gần đây do mức độ ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng và do việc đòi hỏi độ trắng của sản phẩm cá tra thịt của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nên có một số hộ chủ trương nuôi cá với mật độ thấp (có thể dưới 15 con/m2) để đạt mức an toàn cao nhưng vẫn cho kết quả tốt. Bên cạnh đó cũng có những hộ nâng mật độ nuôi ngày càng cao để nâng cao năng suất và sản lượng cá nuôi (trên 90 con/m2), tuy nhiên luôn đi kèm với nó là sự rủi ro rất lớn đòi hỏi phải có sự cẩn thận trong chăm sóc và quản lý. b) Nguồn cá giống và kích cỡ giống Qua kết quả điều tra, ta thấy nguồn cá giống của hộ nuôi ở địa bàn nghiên cứu chủ yếu bắt nguồn cá giống ở Đồng Tháp với số 49 hộ nuôi chiếm 70% trong tổng số lượng mẫu điều tra. Còn lại ở Tiền Giang với 9 mẫu chiếm 12,9 %, An Giang và Bến Tre với 12 mẫu chiếm 15,7 %. Nhìn chung kích cỡ cá giống của các hộ nuôi ở địa bàn nghiên cứu bắt làm giống nuôi khá lớn trung bình 1,8 phân, trong đó cao nhất là 3 phân, và thấp nhất là 1,2 phân. Do nguồn cá giống và kích cỡ của cá giống nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi đa số hộ nuôi ở địa bàn nghiên cứu đều chọn giống cá ở những trại sản xuất giống có uy tín, kích cỡ lớn đồng đều để đảm bảo an toàn cho việc sản xuất của mình. 4.1.6. Chăm sóc và quản lý a) Mực nước trong ao Nước là môi trường rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của động vật thuỷ sản nói chung. Cá tra là loài động vật thủy sản thích nghi tương đối tốt với môi trường nước. Tuy nhiên với nuôi cá tra với mật độ cao như hiện nay, Các hộ, cơ sở nuôi phải đặc biệt quan tâm đến việc quản lý và duy trì môi trường nước tốt nhằm phòng tránh dịch bệnh, giúp đàn cá phát triển tốt và nâng cao hiệu quả nuôi cá. Qua điều tra độ sâu mặt nước của ao nuôi được cơ sở thấp nhất là 3m, cao nhất đến 5 m. Độ sâu ao từ khoảng 3,5 đến 4 m chiếm khoảng 77,1%. Ở Bến Tre và Đồng Tháp thì độ sâu mặt nước không có sự chênh lệch lớn độ sâu mực nước trung bình trong ao là 3,81m (±0,41). b) Cách thay nước Thay nước là một trong những biện pháp để quản lý chất lượng nước, tuy nhiên việc thay nước cũng có thể dẫn đến chất lượng nước bị thay đổi và gây sốc cho cá nuôi. Việc thay nước được tiến hành khi thả cá giống con khoảng 15 ngày với lượng nước ít khoảng 10%. Sau đó tăng dần lượng nước thay và số lần thay nước. Trung bình lượng nước trong ao được thay vào khoảng 34,67 % lượng nước trong ao (±9,25), thấp nhất 20%, cao nhất 60% đối với những ao có độ sâu thấp. Tần suất thay nước bình quân khoảng 1,24 lần ngày (±0,26), tùy thuộc từng vùng nuôi và mùa vụ nuôi thì lượng nước được thay và số lần thay sẽ có thay đổi. Nhìn chung cơ sở nuôi ở tỉnh Đồng Tháp và Bến Tre thay nước bằng thủy triều hoặc bơm hay kết hợp cả hai phương pháp trên, trong đó thay nước bằng thủy triều chiếm thủy tỉ lệ tới 48,6 %, bơm và kết hợp với thủy triều chiếm 32,9%, Việc thay nước bằng máy bơm điện hoặc máy bơm dầu, ít được hộ nuôi sử dụng vì điều kiện vùng khảo sát là vùng đất tương đối thấp và có nguồn nước dồi dào. Do đó, hộ nuôi ở vùng này tiết kiệm được chi phí khá lớn tiền điện, xăng dầu so với các vùng nuôi khác. c) Xử lý nước trong khâu nuôi Do chất lượng nguồn nước ngoài tự nhiên ngày càng giảm và bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau nên xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi là rất cần thiết. Cung cấp đủ lượng nước và nước sạch là điều kiện rất quan trọng cho đàn cá phát triển tốt. Đa số hộ nuôi không xử lý nước đầu vào với 39 mẫu điều tra chiếm 55,7%, Số còn lại xử lý nước đầu vào bằng cách treo vôi, muối hoặc một số hóa chất khác ở cống cấp nước đầu vào. Nhìn chung các hộ trong vùng khảo thường xử lý nước định kỳ nhiều hơn chiếm 89,25% mẫu phỏng vấn. Thời gian trung bình cho mỗi lần xử lý là 7 ngày. d) Quản lý dịch bệnh Quản lý dịch bệnh là vấn đề được người nuôi cá rất quan tâm. Đặc biệt với việc nuôi cá với mật độ cao như hiện nay rất dễ bị nhiễm bệnh như gan, thận cá có mủ, sốt huyết, trắng gan, trắng mang, phù đầu, ký sinh.....nên đòi hỏi phải có kỹ thuật quản lý, chăm sóc tốt. Thức ăn dư thừa và mật độ nuôi cao là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và làm cho cá tra dễ bị nhiễm bệnh, do đó ở người nuôi chú trọng đầu tư cho việc phòng và trị bệnh cho cá cùng với việc quản lý, theo dõi chặt chẻ để hạn chế dịch bệnh xảy ra. e) Thức ăn Giống như các loài động vật trên cạn, ăn là nhu cầu rất cần thiết và không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của động vật thuỷ sản. Đa số các cơ sở nuôi trong vùng khảo sát sử dụng thức ăn công nghiệp (TACN) để nuôi cá là chủ yếu. Qua điều tra tại vùng khảo sát cho thấy có 21 loại TACN được sử dụng cho việc nuôi cá tra như: Cargill, Con cò, CP, UP, Master, Việt Thắng, Nuti….trong đó, Việt Thắng và CP chiếm 46,1%, Con cò chiếm 13,4%,…. Giá TACN tăng rất nhanh và biến động lớn. Hiện tại giá trung bình một kg TACN 6.485 đồng/kg (±0,507). Giá cao TACN cao nhất 8.500 đồng/kg, thấp nhất 5.000 đồng/kg. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của cá mà sử dụng TACN có hàm lượng đạm, lượng thức ăn và số lần cho ăn cũng khác nhau. Nhìn chung mỗi ngày cho ăn trung bình từ 1-2 lần /ngày, càng về sau thì số lần và lượng thức ăn có xu hướng tăng lên và người nuôi tiến hành cho ăn theo số lượng cá nuôi và thời tiết của ở ao nuôi. 4.1.7. Thu hoạch Theo kết quả điều tra trung bình sau 215 ngày (±31,4), thì hộ nuôi bắt đầu thu hoạch và chủ yếu các hộ nuôi thu hoạch 1 lần chiếm 100% số hộ. Tổng số lượng cá thu hoạch trung bình là 691,1 tấn/ha/vụ (±836,3). Bình quân kích cỡ cá được thu hoạch 1kg/con. Việc thu hoạch cá của hộ nuôi đều được công đoàn kéo cá thu hoạch với mức giá tùy thuộc vào kiểu ao, đoạn đường vận chuyển cá. Bình quân hộ nuôi phải trả cho công đoàn đánh bắt khoảng 75.000 đồng/ tấn cá chiếm 65% số mẫu điều tra, trong đó thấp nhất khoảng 60.000 đồng/ tấn và cao nhất khoảng 90.000 đồng/ tấn cá. 4.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ -KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 4.2.1. Năng suất Theo kết quả khảo sát, năng suất cá trung bình 336,68 tấn/ha/vụ (±127,91). Ở Bến Tre năng suất cao nhất là 564 tấn/ha/vụ, thấp nhất 150 tấn/ha/vụ, trung bình đạt 300,54 tấn/ha/vụ (±106,75) thấp hơn so với năng suất ở Đồng Tháp. Năng suất nuôi cá trung bình ở Đồng Tháp đạt 372,83 tấn/ha/vụ (±138,25). Nhìn chung năng suất cá nuôi của các hộ trong khu vực khảo sát là tương đối cao nhưng phần lớn chỉ đạt cao ở vụ một. Cá tra là đối tượng nuôi có thể cho lợi nhuận rất cao nhưng mức độ rủi ro cũng không thấp. Năng suất cá tra thu được có ý nghĩa rất quan trọng đối với lợi nhuận của mô hình nuôi, năng suất chịu sự tác động của nhiều yếu tố như mật độ nuôi, tỷ lệ sống, kỹ thuật chăm sóc, quản lý, mức độ đầu tư cũng như qui mô kỹ thuật của mô hình. Bên cạnh năng suất thì kích cỡ cá thu hoạch và giá bán sản phẩm cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Do đó người nuôi phải dự tính thời điểm thu hoạch để cho lợi nhuận cao nhất. 4.2.2. Chí phí, doanh thu, thu nhập, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của hộ nuôi tại vùng khảo sát Qua kết quả điều tra ta thấy tổng chi phí của hộ phải bỏ ra cho một vụ sản xuất/ha với mức đầu tư trung bình là 4.268.504.000 đồng/ha/vụ. Mức đầu tư chi phí sẽ khác nhau tùy từng vùng và phụ thuộc vào giá cả, hình thức mua... Ở Bến Tre có tổng mức chi phí đầu tư là 3.868.778.203 đồng/ha/vụ, còn ở Đồng Tháp thì mức đầu tư cao hơn nhiều do ảnh hưởng của chi phí cố định, trong đó phải kể đến đầu tiên là chi phí khấu hao công trình và giá thuê đất, kế đến là chi phi biến đổi, trong đó chi phí thức ăn chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng cơ cấu chi phí. Tổng mức chi phí đầu tư của Đồng Tháp là 4.668.230.125 đồng/ha/vụ. Qua điều tra tại vùng khảo sát, tổng doanh thu của hộ nuôi là ở Đồng Tháp là 5.331.021.426đồng/ha/vụ(±1.945.052.615), Bến Tre là 4.235.065.805 đồng/ha/vụ(±1.535.190.952 đồng/ha/vụ), cao nhất là 7.952.405.243 đồng/ha/vụ thấp nhất là 2.115.562.035 đồng/ha/vụ. Thu nhập trung bình của hộ nuôi tại vùng khảo sát 4.783.043.245 đồng/ha/vụ. Nhìn chung qua số liệu khảo sát các hộ nuôi cá tra đều thu được lợi nhuận và trung bình đạt mức lợi 514.542.632 đồng/ ha/vụ (±643.825.689) trong đó có 14,2% số hộ bị lỗ. Ở Bến Tre và Đồng Tháp có số hộ lỗ bằng nhau chiếm 14,5 %, lợi nhuận trung bình đạt được là 366.285.632 đồng/ha/vụ (±522.701.124), Ở Đồng Tháp lợi nhuận mà hộ nuôi thu được cao hơn ở Bến Tre, lợi nhuận cao nhất 2.300.193.785 đồng/ha/vụ, trung bình đạt 366.296.856 đồng/ha/vụ. Tỷ suất lợi nhuận ở vùng khảo sát trung bình là 13,38 lần, ở Bến Tre tỷ suất lợi nhuận so với Đồng Tháp thì thấp hơn nhiều, tỷ suất trung bình của hộ nuôi ở Bến Tre là 9,93 lần, còn ở Đồng Tháp thì tỷ suất bình quân của hộ nuôi là 16,83 lần. Qua việc điều tra tại vùng khảo sát thì thấy rằng chi phí đầu tư ban đầu cho việc nuôi cá tra khá lớn, nhất là chi phí thức ăn, thuốc hoá chất và chi phí công trình ao, bên cạnh đó dịch bệnh xảy ra thường xuyên làm cho cá tra chết hàng loạt, giá cả thức ăn, thuốc đều tăng lên, thị trường tiêu thụ sản phẩm cá tra cũng không ổn định thường xuyên biến động, ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi cá tra. Tuy nhiên, có rất nhiều cơ sở, hộ nuôi đã khắc phục được những yếu tố trên, làm cho việc nuôi cá tra mang lại lợi nhuận rất cao, góp phần cải thiện cuộc sống cho mình và tạo công ăn việc làm cho những hộ xung quanh. Bảng 4.4. CHI PHÍ, THU NHẬP, DOANH THU, LỢI NHUẬN, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN Ở VÙNG KHẢO SÁT Diễn giải Đơn vị tính Bến Tre Đồng Tháp Tổng 1. Tổng chi phí/ha/vụ Ngàn đồng N Hộ 35 35 70 Trung bình Ngàn đồng 3.868.778 4.668.230 4.268.504 Độ lệch chuẩn Ngàn đồng 1.437.315 1.856.513 1.696.623 2. Tổng doanh thu Ngàn đồng N Hộ 35 35 70 Trung bình Ngàn đồng 4.235.065,8 5.331.021,4 4.783.043,2 Độ lệch chuẩn Ngàn đồng 1.535.190 1.945.052 1.689.253 2. Thu nhập/ha/vụ Ngàn đồng N Hộ 35 35 70 Trung bình Ngàn đồng 423.513 533.109 478.312 Độ lệch chuẩn Ngàn đồng 153.523 194.513 182.493 3. Lợi nhuận/ha/vụ Ngàn đồng N Hộ 35 35 70 Trung bình Ngàn đồng 366.287,5 662.791,4 514.539,4 Độ lệch chuẩn Ngàn đồng 522.705,4 722.998,2 643.818,0 4. Tỷ suất lợi nhuận % N Hộ 35 35  70  Trung bình % 9,9 16,8 13,3 Độ lệch chuẩn % 12,4 17,4 15,4 (Nguồn : theo số liệu điều tra năm 2008) 4.2.3. Phân tích cơ cấu chi phí của mô hình nuôi cá tra tại vùng khảo sát a) Chi phí cố định Chi phí cố định bao gồm các khoản mục: khấu hao công trình, khấu hao máy móc thiết bị và thuê đất. Trong đó, chi phí khấu hao công trình là lớn nhất (10.989.400 đồng/ha/vụ) bao gồm những chi phí ban đầu để xây dựng ao nuôi được khấu hao từ 5-10 năm. Kế đến là chi phí tiền thuê đất hằng năm của cơ sở (4.979.815 đồng/ha/vụ) đây là khoản chi phí khá lớn đối với những hộ nuôi phải thuê đất để sản xuất, và cuối cùng là chi phí tiền thiết bị máy móc, nhà xưởng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất (1.873.200 đồng/ha/vụ) như máy bơm, quạt nước. Tổng chi phí cố định của ở Bến Tre là 18.199.623 đồng/ha/vụ chiếm 0,47% của tổn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) trong ao ở bến tre và đồng tháp.doc
Tài liệu liên quan