MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU.1
1.1Sựcần thiết của đềtài.1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .3
1.2.1 Mục tiêu chung .3
1.2.2 Mục tiêu cụthể.3
1.3 Phạm vi nghiên cứu .3
1.4 Lược khảo tài liệu tham khảo .3
CHƯƠNG II:PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.5
2.1 Phương pháp luận .5
2.1.1 Khái niệm và phân loại nguồn vốn của NHTM .5
2.1.2 Các hình thức huy động vốn.6
2.1.3 Những rủi ro đối với nguồn vốn huy động .8
2.1.4 Các chỉsốtài chính sửdụng trong phân tích sốliệu của đềtài.8
2.1.5 Phương pháp so sánh sốtuyệt đối, số đối tương sửdụng trong
phân tích của đềtài .9
2.2 Phương pháp nghiên cứu .10
2.2.1 Phương pháp thu thập sốliệu .10
2.2.2 Phương pháp phân tích sốliệu.10
CHƯƠNG III:ĐÁNH GIÁ SƠBỘVỀNGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ.11
3.1 Khái quát vềngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ.11
3.1.1 Lịch sửhình thành và quá trình phát triển của ngân hàng MHB
chi nhánh Cần Thơ.11
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụvà hoạt động của chi nhánhMHB tại
Cần Thơ.12
3.1.2.1 Vềcông tác huy động vốn .12
3.1.2.2 Vềhoạt động tín dụng .13
3.2 Cơcấu tổchức .14
3.2.1 Sơ đồcơcấu tổchức.14
3.2.2 Chức năng nhiệm vụcủa từng bộphận .14
3.2.2.1 Ban Giám Đốc .14
3.2.2.2 Phòng Hành Chánh Nhân Sự.15
3.2.2.3 Phòng Nghiệp VụKinh Doanh.15
3.2.2.4 Phòng KếToán-Ngân Quỹ.16
3.2.2.5 Phòng Nguồn Vốn .16
3.2.2.6 Phòng Kiểm Soát Nội Bộ.17
3.2 Đánh giá kết quảhoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB
Cần Thơtrong 3 năm (2005-2007) .18
3.2.1 Lợi nhuận.19
3.2.2 Thu nhập .19
3.2.3 Chi phí .22
3.3 Các sản phẩm huy động vốn của MHB chi nhánh Cần Thơ.24
3.3.1 Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, lãi suất bậc thang .25
3.3.2 Tiết kiệm ưu đãi dành cho người cao tuổi.25
3.3.3 Tiết kiệm có gởi-có thưởng .25
3.3.4 Tiết kiệm không kỳhạn .26
3.3.5 Tiết kiệm USD.26
3.3.6 Tài khoản tiền gởi thanh toán .26
3.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của chi nhánh
năm 2008 .27
3.4.1 Thuận lợi.27
3.4.2 Khó khăn.28
3.5 Những thành tựu chi nhánh MHB Cần Thơ đạt được từkhi
mới thành lập cho đến nay.29
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI
NHÁNH CẦN THƠCỦA NGÂN HÀNG PHÁTTRIỂN NHÀ ĐBSCL.31
4.1 Phân tích tình hình nguồn vốn Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
chi nhánh Cần Thơqua 3 năm 2005-2007.31
4.1.1 Vốn huy động .33
4.1.2 Vốn điều chuyển từHội sở.33
4.1.3 Tài sản nợkhác.34
4.2 Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng.35
4.2.1 Phân tích nguồn vốn huy động-phân theo hình thức huy động.35
4.2.2 Phân tích tình hình vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ.39
4.2.3 Phân tích huy động vốn phân theo kỳhạn tín dụng .41
4.2.4 Phân tích tình hình huy động vốn theo ngành nghềkinh tế.44
4.2.5 Phân tích một sốchỉtiêu đánh giá tình hình huy động vốn
của ngân hàng .46
4.2.6 Phân tích rủi ro trong huy động vốn .48
CHƯƠNG V: MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢVÀ
KHẢNĂNG CẠNH TRANH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH.52
5.1 Điểm mạnh, điểm yếu và tiềm lực cạnh tranh của chi nhánh
trong công tác huy động vốn so với các TCTD trên địa bàn.52
5.1.1 Điểm mạnh .52
5.1.2 Điểm yếu .52
5.1.3 Tiềm lực cạnh tranh của chi nhánh.54
5.2 Một sốgiải pháp .55
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.58
6.1 Kết luận.58
6.2 Kiến nghị.58
71 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5802 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o sự cố gắng của đội ngũ nhân viên chi nhánh, bằng lòng nhiệt tình và sự phục
vụ chu đáo của họ, làm hài lòng khách đến và vừa lòng khách đi. Đặc biệt là
công nghệ thanh toán của chi nhánh được cập nhật, đổi mới ngày càng hiện đại,
do đó đáp ứng nhanh chóng nhu cầu giao dịch của khách hàng. Vì vậy mà quan
hệ giữa ngân hàng và khách hàng ngày càng được củng cố và tăng cường, thị
phần được mở rộng góp phần làm tăng thu nhập ngoài lãi của ngân hàng. Đến
năm 2007, do sức ép cạnh tranh bởi các sản phẩm không kém phần hấp dẫn của
các TCTD trên cùng địa bàn nên thu nhập ngoài lãi của chi nhánh năm 2007
không tăng tốc như năm 2006, nhưng vẫn khá cao.
Tuy thu nhập ngoài lãi chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong tổng thu nhập của
ngân hàng (chưa đến 10%) nhưng nó cũng là một tiêu chí để đánh giá khả năng
cạnh tranh của ngân hàng. Vì trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, thì
chất lượng phục vụ tốt, công nghệ thông tin hiện đại sẽ thu hút được nhiều khách
hàng đến giao dịch với ngân hàng, góp phần mở rộng thị phần, tăng thu nhập cho
ngân hàng và đặc biệt khả năng cạnh tranh của chi nhánh so với các TCTD trên
cùng địa bàn được nâng lên rất cao.
Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
chi nhánh Cần Thơ
3.2.3 Chi phí
Cùng với sự tăng lên của của thu nhập, thì chi phí cũng tăng lên để đáp
ứng nhu cầu hoạt động của chi nhánh ứng với từng thời kỳ hoạt động.
Từ bảng số liệu số 1 cho ta thấy, tổng chi phí của chi nhánh năm 2005-
2007 có giảm, có tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2006 tổng chi phí là 69.840
triệu đồng giảm so với năm 2005 là 2.599 triệu đồng. Sang năm 2007 thì tổng chi
phí lại tăng lên là 89.117 triệu đồng hơn năm 2006 là 19.277 triệu đồng
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
80,000
90,000
100,000
2005 2006 2007
Năm
Triệu đồng
Tổng CP
CP trả lãi
CP ngoài lãi
Hình 4: Biểu đồ chi phí
Trong chi phí của ngân hàng thì có hai khoản mục chính là chi phí trả lãi
và chi phí ngoài lãi. Trong đó, chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
chi phí của ngân hàng từ năm 2005-2007 luôn cao hơn 70%. Vì chi nhánh hoạt
động chủ yếu là bằng vốn huy động tại chỗ và vốn điều chuyển từ Hội sở nên chi
phí trả lãi cao là điều đương nhiên và tổng chi phí cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi
sự thay đổi của chi phí trả lãi.
Chi phí trả lãi của Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ bao gồm: chi trả
lãi tiền gởi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành GTCG. Trong đó, chi phí trả lãi tiền
vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, nên biến động của khoản mục chi phí này có ảnh
GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển
22
Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển
23
hưởng lớn đến chi phí trả lãi của ngân hàng. Chi phí trả lãi năm 2005 là 59.174
triệu đồng, năm 2006 là 56.033 triệu đồng giảm so với năm 2005 là 3.141 triệu
đồng. Nguyên nhân là do, chi trả lãi tiền vay và chi trả lãi phát hành GTCG giảm
đi nhiều so với sự tăng lên của chi phí trả lãi tiền gởi năm 2005 nên làm cho chi
phí trả lãi giảm đi, góp phần làm giảm tổng chi phí của chi nhánh năm 2006 so
với năm 2005. Điều này cho thấy, trong năm 2006 chi nhánh đã hoạt động có
hiệu quả hơn so với năm 2005 và chi nhánh có thể chủ động được nguồn vốn để
hoạt động, mở rộng thị phần huy động vốn, giảm đi phần nào sự phụ thuộc vào
nguồn vốn vay từ Hội sở. Sở dĩ có được kết quả như thế là nhờ vào sự chỉ đạo
sáng suốt của Ban lãnh đạo chi nhánh. Bên cạnh đó, là kỹ thuật được cải tiến
ngày càng hiện đại, nhờ vậy mà thủ tục giao dịch được cắt giảm rất nhiều, góp
phần làm giảm chi phí và thời gian giao dịch cho cả khách hàng và ngân hàng.
Đặc biệt là sự phục vụ hết sức tận tình và chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên
ngân hàng đã đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
Sang năm 2007, chi phí trả lãi của ngân hàng là 65.073 triệu đồng cao hơn
nhiều năm 2006 là 9.040 triệu đồng. Nguyên nhân là do, trong năm 2007 dịch vụ
ngân hàng phải đối mặt với quá nhiều sự cạnh tranh như: cơn sốt giá vàng và bất
động sản, các sản phẩm khác không kém phần hấp dẫn trên thị trường chứng
khoán,… Bên cạnh đó, lạm phát kinh tế tăng cao nên lãi suất của ngân hàng cũng
phải tăng cao để bù đắp lạm phát, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm-dịch vụ ngân
hàng so với các TCTD trên địa bàn và cân bằng lãi suất với các ngân hàng trên
địa bàn, đảm bảo lợi ích cho khách hàng của chi nhánh. Như vậy, trong hoàn
cảnh cạnh tranh như hiện nay, ngân hàng không thể có đủ vốn để đối phó với
những biến động trên thị trường. Do đó, MHB Cần Thơ phải tăng vốn vay từ Hội
sở và tăng lãi suất huy động vốn để tăng vốn nguồn vốn lên đảm bảo hoạt động
của chi nhánh. Tất cả các động thái trên đã làm tăng chi phí trả lãi của chi nhánh
trong năm 2007.
Bên cạnh đó, ngân hàng còn phải chi ra các khoản chi phí khác nữa như:
chi khác về hoạt động huy động vốn, chi dự phòng, chi cho dịch vụ thanh toán và
ngân quỹ, chi cho nhân viên, chi hoạt động quản lý công vụ, chi khác về tài
sản,… Tất cả các khoản chi phí trên đều là chi ngoài lãi của ngân hàng. Năm
Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển
24
2006 chi phí ngoài lãi là 13.807 triệu đồng tăng 542 triệu đồng so với năm 2005,
đến năm 2007 là 24.044 triệu đồng tăng cao so với năm 2006 là 10.237 triệu
đồng. Tuy nó chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ hơn nhiều so với chi phí trả lãi, nhưng
đây cũng là những khoản chi phí có ảnh hưởng không nhỏ đến tổng chi phí của
ngân hàng. Nguyên nhân là do, trong năm 2007 chi nhánh phải đối mặt với quá
nhiều sự cạnh tranh như: lãi suất, công nghệ, nhân lực,… với các TCTD trên địa
bàn, nên đòi hỏi chi nhánh cần phải chi ra một khoản chi phí không nhỏ để đảm
bảo hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Và tháng 6/2007,
chi nhánh đã phát triển thêm sản phẩm mới đó là, dịch vụ Thẻ E-Cash để tăng
tiện ích cho khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới đến giao dịch, từ đó
giúp cho ngân hàng mở rộng vốn huy động, đó là số dư trên tài khoản thẻ của
khách hàng. Tuy nguồn này có tính ổn định không cao, nhưng cũng đáp ứng
được nhu cầu thanh toán tạm thời của ngân hàng khi cần thiết. Trong các khoản
chi phí ngoài lãi của chi nhánh thì chi dự phòng là khoản chi chiếm tỷ trọng cao
nhất kế đến là chi phí cho nhân viên và chi hoạt động quản lý công vụ. Điều này
cho thấy, chi nhánh rất chú trọng đến việc dự phòng rủi ro cho các khoản nợ đảm
bảo tính an toàn trong hoạt động. Ngoài ra, yếu tố con người cũng được chi
nhánh quan tâm không kém. Để đảm bảo đời sống của nhân viên trong hoàn cảnh
giá cả tiêu dùng leo thang như hiện nay và tạo động lực thúc đẩy sự cống hiến hết
mình cho công việc của họ, thì ngân hàng trong thời gian qua đã liên tục tăng
lương và có chính sách thưởng phạt rõ ràng và ưu đãi đối với nhân viên có thành
tích hoạt động xuất sắc. Đây cũng là một trong những chính sách nâng cao vị thế
cạnh tranh của chi nhánh trên địa bàn, nhằm giữ chân người tài và thu hút nhân
lực giỏi.
Qua kết quả phân tích trên ta thấy rằng, trong khoảng thời gian năm 2005-
2007 ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ đã hoạt động khá hiệu quả, đảm bảo
tính cạnh tranh của chi nhánh trên địa bàn và hoạt động kinh doanh có lãi.
3.3 Các sản phẩm huy động vốn của MHB chi nhánh Cần Thơ.
Bên cạnh các sản phẩm tín dụng do ngân hàng cung cấp như: tín dụng
doanh nghiệp; cho vay mua, xây dưng, sữa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu
dùng; cho vay mua xe ôtô, môtô; cho vay dự án nâng cấp đô thị quốc gia; cho
Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển
25
vay dự án tài chính nông thôn II; cho vay dự án phát triển nhà ở cho nhân dân
vùng lũ lụt tại ĐBSCL. Ngân hàng còn cung cấp nhiều sản phẩm huy động vốn
hấp dẫn như sau:
3.3.1 Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, lãi suất bậc thang.
Sản phẩm có các tiện ích như sau:
- Lãi suất cao, thủ tục đơn giản, chỉ dùng một sổ cho nhiều lần rút.
- Được rút gốc trước hạn mà không phải cầm cố sổ tiết kiệm.
- Được hưởng lãi suất bậc thang tính theo từng tháng ( ngày ) gởi.
- Số tiền chưa rút được duy trì mức lãi suất của kỳ hạn gởi ban đầu.
- Được phục vụ gởi/rút miễn phí tại nhà khi khách hàng có yêu cầu.
- Được sử dụng sổ tiết kiệm để xác định khả năng tài chính khi có nhu cầu
vay tín dụng.
- Được hưởng các chính sách ưu đãi, các chương trình khuyến mãi hấp
dẫn của chi nhánh MHB Cần Thơ theo quy định.
3.3.2 Tiết kiệm ưu đãi dành cho người cao tuổi
- Ngoài các lợi ích được hưởng như tiết kiệm rút gốc linh hoạt lãi suất bậc
thang, khách hàng khi sử dụng sản phẩm này của ngân hàng còn được hưởng các
lợi ích khác như: lãi suất khách hàng hưởng được cộng thêm từ 0.03% đến
0.035%/Tháng so với tiết kiệm thông thường.
- Tuy nhiên hình thức này chỉ đặc biệt dành riêng cho những khách hàng
trên 50 tuổi.
3.3.3 Tiết kiệm có gởi-có thưởng
* Lợi ích sản phẩm mang lại cho khách hàng:
- Thủ tục nhanh chóng, đơn giản, tiện lợi cho khách hàng.
- Sử dụng sổ tiết kiệm để xác định khả năng tài chính của mình khi có nhu
cầu.
- Gởi càng nhiều, thời hạn càng dài thì mức thưởng càng cao.
- Có thể rút gốc trước hạn mà vẫn được hưởng lãi suất bậc thang.
- Được phục vụ gởi/rút tiền miễn phí tại nhà khi khách hàng có nhu cầu.
Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển
26
- Đặc biệt, khách hàng được thưởng tiền mặt nhận trực tiếp ngay khi gởi.
Ngoài ra, khách hàng có thể ủy quyền cho người khác rút gốc và lãi khi không
đến được.
3.3.4 Tiết kiệm không kỳ hạn
Khi sử dụng sản phẩm này khách hàng được hưởng các lợi ích sau:
- Thủ tục đơn giản, lãi suất hấp dẫn.
- Được phục vụ gởi/rút miễn phí tại nhà khi khách hàng có nhu cầu.
- Được sử dụng sổ tiết kiệm để xác nhận khả năng tài chính của mình khi
có nhu cầu.
- Số tiền tối thiểu của một sổ là 100.000 đồng, không giới hạn tối đa.
- Trả lãi hàng tháng vào ngày 27 mỗi tháng.
- Được ủy quyền cho người khác rút lãi và gốc khi không đến được
- Nếu khách hàng không đến lĩnh lãi thì số tiền lãi sẽ được nhập vốn gốc.
- Khách hàng sử dụng sản phẩm này khi rút tiền tiết kiệm chuyển tiền
được ưu đãi hơn.
3.3.5 Tiết kiệm USD
Ích lợi của sản phẩm này mà khách hàng được hưởng cũng giống như các
sản phẩm tiết kiệm bằng VND.
3.3.6 Tài khoản tiền gởi thanh toán
Sản phẩm có các tiện ích như sau:
- Bảo mật, tiện lợi, an toàn, nhanh chóng.
- Chủ tài khoản có quyền sử dụng số tiền trên tài khoản thông qua các lệnh
thanh toán hợp pháp, có thể gởi rút tiền bất cứ lúc nào cần.
- Được ngân hàng tạo mọi điều kiện để sử dụng tài khoản của mình theo
cách có hiệu quả và an toàn nhất.
- Được lựa chọn sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp,
phù hợp với quy định của pháp luật.
- Được ủy quyền sử dụng tài khoản cho người khác bằng văn bản, được
yêu cầu cung cấp thông tin về các giao dịch thanh toán và số dư trên tài khoản
của mình. Đặc biệt là khách hàng được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy
định của khách hàng.
Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển
27
- Được yêu cầu ngân hàng thực hiện các lệnh thanh toán phát sinh hợp
pháp, hợp lệ trong phạm vi số dư trên tài khoản của khách hàng.
- Có quyền yêu cầu ngân hàng đóng, phong tỏa hoặc thay đổi cách thức sử
dụng khi cần thiết.
- Được hưởng lãi suất cho số tiền trên tài khoản.
- Ngân hàng sẽ đem tiền đến tận nơi nhận hoặc giao tiền khi có yêu cầu
của khách hàng.
- Đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh nhất của khách hàng với nhiều
phương thức thanh toán: Séc tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền
nhanh và các dịch vụ khác.
- Số tiền tối thiểu ban đầu phải gởi khi mở tài khoản là:
+ Tổ chức 50.000 đồng hoặc 100 USD.
+ Cá nhân 100.000 đồng.
Ngoài các sản phẩm đã nêu trên thì ngân hàng còn có các dịch vụ khác
mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng như: kinh doanh ngoại tê, bảo lãnh, …
3.4 Thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của chi nhánh.
3.4.1 Thuận lợi.
- Cần Thơ là một thành phố trọng điểm của vùng ĐBSCL, là thành phố
trực thuộc Trung Ương. Do đó, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ phát
triển thành phố về kinh tế, giao thông,… là rất lớn. Điều này cho thấy, nhu cầu
về vốn của Thành phố ở hiện tại và trong thời gian sắp tới là rất cao. Và quan
trọng, nhóm khách hàng truyền thống của ngân hàng là các Doanh nghiệp nhà
nước và các Doanh nghiệp cổ phần thuộc khối ngành xây dựng, sản xuất kinh
doanh các thiết bị, dụng cụ xây dựng,... Như vậy, đây là thời cơ thuận lợi để chi
nhánh phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
- Trụ sở của MHB Cần Thơ, tọa lạc tại trung tâm Thành phố, đầu mối giao
thông chính, được nhiều người biết đến, thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch
và có điều kiện thuận lợi để ngân hàng nắm bắt thông tin Kinh tế-Chính trị-Xã
hội, từ đó có ứng phó kịp thời với những biến động trên thị trường.
- Đặc biệt, vào ngày 23/02/2008 Ngân hàng MHB đạt danh hiệu “ Dịch vụ
ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008 “, do Báo Sài Gòn tiếp thị tổ
Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển
28
chức. Với việc đạt được danh hiệu này đã góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín,
thương hiệu của Ngân hàng MHB đến với người tiêu dùng trong cả nước. Do đó,
vị thế cạnh tranh cũng như uy tín của chi nhánh MHB ở Cần Thơ cũng ngày càng
được nâng cao và mở rộng so với các TCTD trên địa bàn.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, được đào tạo căn bản, năng nổ, nhiệt
tình trong công tác cũng như trong việc tiếp cận những tiến bộ khoa học công
nghệ hiện đại, mang lại hiệu quả đáng kể trong hoạt động của Ngân hàng.
- Ngân hàng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO trong công tác quản
lý, nên chất lượng và hiệu quả công việc ngày càng được nâng cao.
- Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự ứng dụng những
tiến bộ này một cách sâu rộng trong toàn hệ thống MHB, đã hổ trợ đắc lực cho
chi nhánh thực hiện tốt công việc của các khâu một cách nhanh chóng, chính xác,
kịp thời nhất do đó, đã thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu giao dịch của khách
hàng.
3.4.2 Khó khăn.
- Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có quá nhiều các TCTD và
các công ty phi tài chính đang hoạt động với rất nhiều sản phẩm-dịch vụ hấp dẫn
và tiện ích. Như vậy, chi nhánh đang phải hoạt động trong một môi trường cạnh
tranh hết sức gay gắt.
- Kinh tế nước ta đang bị lạm phát rất cao, giá cả leo thang, ứng với tình
hình này thì lãi suất huy động cũng tăng cao, kéo theo chi phí hoạt động của ngân
hàng tăng theo. Và ngân hàng đang “đau đầu” để tìm ra một chính sách hoạt
động phù hợp với tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.
- Bên cạnh đó, mạng lưới giao dịch của ngân hàng trên địa bàn còn chưa
rộng khắp, so với một số TCTD khác. Do đó, khả năng cạnh tranh của chi nhánh
bị ảnh hưởng rất lớn.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật tại chi nhánh được trang bị chưa đủ cho quá trình
cạnh tranh với các TCTD có tiềm lực về kinh tế mạnh hơn.
- Cán bộ đang hoạt động tại chi nhánh còn ít, tổng nhân viên của cả hệ
thống MHB ở Cần Thơ chỉ có 119 cán bộ, nên khi được điều đi công tác thì
không có người đảm nhận công việc.
Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển
29
3.5 Những thành tựu Chi nhánh MHB Cần Thơ đã đạt được từ khi thành
lập đến nay.
Được thành lập từ năm 1999 đến nay, hoạt động của Ngân hàng MHB
Cần Thơ ngày càng phát triển. Lợi nhuận và doanh thu năm sau luôn cao hơn
năm trước. Với mạng lưới phân bố rộng khắp cả nước, uy tín của MHB nói
chung và MHB Cần Thơ nói riêng ngày càng được củng cố và phát triển.
Qua hơn 08 năm hoạt động, thương hiệu MHB Cần Thơ đã trở thành biểu
tượng của chất lượng, đồng thời tạo được uy tín và sự tin tưởng tuyệt đối của
khách hàng trong nhiều năm liền. Năm 2005, MHB Cần Thơ đạt được Bằng
Khen của Thủ tướng Chính Phủ công nhận là tập thể lao động xuất sắc, góp phần
vào công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc, năm 2006 Chi nhánh được
tặng Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ. Trong năm 2007, doanh thu và lợi
nhuận sau thuế ước tính đạt trên 135 % kế hoạch được giao, mức tăng trưởng
bình quân hàng năm tăng 30%, với hơn 9.000 khách hàng thân thiết thường
xuyên giao dịch tại Chi nhánh. Từ những thành tích đã đạt được, đơn vị đã được
đề nghị Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen cho 01 cá nhân và Huân chương
lao động hạng III cho tập thể Chi nhánh Cần Thơ. Đây chính là phần thưởng
xứng đáng qua hơn 8 năm hình thành và phát triển của MHB Cần Thơ.
Đặc biệt, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã và đang đẩy nhanh tốc độ
đầu tư trong và ngoài nước. Nắm bắt cơ hội, Ban lãnh đạo MHB Cần Thơ không
ngừng tăng tốc quảng bá thương hiệu sâu sát đến mọi người dân, nâng cao phong
cách phục vụ, đảm bảo chất lượng các sản phẩm dịch vụ đa dạng, đa năng, đáp
ứng kịp thời theo chuẩn mực quốc tế. Chi nhánh luôn phát huy và thực hiện
phương châm An toàn - Hiệu quả - Phát triển và Bền vững, đảm bảo thực hiện
tốt các chỉ tiêu về nguồn vốn huy động, dư nợ và các chỉ tiêu kinh doanh, giảm tỉ
lệ nợ xấu. Bám sát định hướng cho vay của HĐQT, thực hiện tốt kiểm soát tín
dụng để nâng cao chất lượng và có biện pháp xử lý kịp thời nợ xấu, nợ quá hạn.
Tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình quy chế cho vay của TGĐ, thường xuyên
đánh giá kết quả kinh doanh và chất lượng tín dụng, phát triển kịp thời các sản
phẩm công nghệ cao phục vụ khách hàng. Đề xuất các biện pháp thúc đẩy tăng
trưởng lợi nhuận, hạ thấp chi phí, thực hiện tốt quy chế tài chính của Trung
Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển
30
Ương. Quản lý tốt dự án nâng cấp đô thị qua việc thu hồi nợ gốc và lãi, thực hiện
gói thầu đúng quy định. Để hoàn thành tốt các chủ trương trên, Chi nhánh đã đề
ra những giải pháp cụ thể sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, đảm
bảo kết quả đạt được hàng tháng đồng đều, tránh tình trạng chạy nước rút vào
những tháng cuối năm. Kịp thời trình Tổng Giám đốc và HĐQT để có giải pháp
phù hợp và linh hoạt như việc quảng bá thương hiệu MHB Cần Thơ nhân dịp
năm du lịch quốc gia “ Mê kông - Cần Thơ 2008”…
Hiện nay Chi nhánh đã có 03 Phòng Giao dịch có mặt ở các địa bàn trọng
điểm của Tp Cần Thơ (Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt). Sắp tới, đơn vị dự kiến sẽ
mở thêm một số Phòng giao dịch ở những nơi dân cư tập trung. Công tác tuyển
dụng và đào tạo luôn được quan tâm. Năm qua đã có nhiều lượt cán bộ tham gia
đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ do Hội sở và Chi nhánh tổ chức, hoàn thành
việc quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ. Do tính chất công việc, cán bộ Ngân hàng
thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, nên ý thức để tạo hình ảnh văn minh, lịch
sự “ vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” luôn được chú trọng. Mặt khác, yếu
tố con người luôn được Ban lãnh đạo và BCH Công đoàn quan tâm sâu sát, cán
bộ Ngân hàng không chỉ có kiến thức mà đạo đức, ý thức tâm huyết với ngành
nghề phải luôn được xem trọng. Thường xuyên kiểm tra giám sát, bảo vệ quyền
lợi, chăm lo đời sống và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Vào
các dịp nghỉ lễ, Công đoàn kết hợp với chính quyền tổ chức các cuộc tham quan
nghỉ mát, khám chữa bệnh cho CB CNV và NLĐ. Trong năm 2007, Ban lãnh đạo
kết hợp cùng Công đoàn đã tạo điều kiện cho những cán bộ có thành tích xuất sắc
đi trao đổi kinh nghiệm tại các Tỉnh miền Trung, nhằm động viên, khích lệ sự
đóng góp của anh chị em trong quá trình công tác.
Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển
31
CHƯƠNG IV
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI
NHÁNH CẦN THƠ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL.
4.1 Phân tích tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi
nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2005-2007.
Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ
nền kinh tế. Như thế, nguồn vốn huy động có một vai trò rất quan trọng đối với
hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của ngân
hàng là rất cần thiết, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động
như hiện nay.
Trước khi đi sâu phân tích hoạt động huy động vốn tại chi nhánh, ta cần
tìm hiểu sơ bộ về tình hình nguồn vốn tại chi nhánh trong thời gian qua 2005-
2007 đã thay đổi như thế nào. Từ đó, đánh giá hoạt động huy động vốn sẽ tốt hơn
và có giải pháp thích hợp với tình hình chung của chi nhánh hơn.
Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng có được là do huy động, do đi vay từ
ngân hàng cấp trên khi nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động
của chi nhánh và từ các tài sản nợ khác. Tùy vào mỗi ngân hàng mà có cơ cấu
nguồn vốn khác nhau. Và cụ thể tại Ngân hàng MHB Cần Thơ tình hình nguồn
vốn được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2005-2007
ĐVT: Triệu đồng
NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 2006/2005 2007/2006
KHOẢN
MỤC
Số tiền Tỉ
trọng
%
Số tiền Tỉ
trọng
%
Số tiền Tỉ
trọng
%
Tuyệt
đối
Tương
đối %
Tuyệt
đối
Tươn
g đối
%
1) VHĐ 231.161 32,12 261.441 38,63 345.050 38,34 30.280 13,10 83.609 31,98
2) Vốn ĐCHS 457.800 63,60 389.659 57,58 529.186 58,81 (68.141) (14,88) 139.527 35,81
3) TS nợ khác 30.778 4,28 25.656 3,79 25.622 2,85 (5.122) (16,64) (34) (0,13)
Tổng NV 719.739 100 676.756 100 899.858 100 (42.983) (5,97) 223.102 32,97
(Nguồn: Phòng nguồn vốn)
Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
chi nhánh Cần Thơ
(VHĐ: Vốn huy động, ĐCHS: điều chuyển Hội sở, TS: tài sản, NV: nguồn vốn)
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
900,000
1,000,000
2005 2006 2007
Năm
Triệu đồng
VHĐ
Vốn ĐCHS
TS nợ khác
Tổng NV
Hình 5: Biểu đồ tình hình nguồn vốn
Ta thấy, trong nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thì vốn điều chuyển từ
Hội sở chiếm tỷ trọng cao nhất, từ năm 2005-2007 luôn trên 50%, kế đến là vốn
huy động luôn chiếm trên 30% và phần còn lại trong tổng nguồn vốn là các tài
sản nợ khác.
Công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng được chú trọng và phát
triển. Tuy nhiên, do một số điều kiện khách quan mà hoạt động ngân hàng đa
phần vẫn nhờ vào vốn điều chuyển từ Hội sở. Nhưng nhìn chung, tổng nguồn
vốn hoạt động của chi nhánh là khá lớn, luôn trên 650 tỷ đồng, tuy nhiên có
nhiều biến động qua các năm 2005-2007. Cụ thể là, năm 2006 nguồn vốn là
676.756 triệu đồng, giảm so với năm 2005 là 42.983 triệu đồng. Nguyên nhân
chủ yếu là do nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở và các tài sản nợ khác của chi
nhánh giảm xuống nhiều hơn so với lượng tăng lên của vốn huy động tại chi
nhánh, nhưng vẫn đảm bảo cho ngân hàng hoạt động tốt ở năm 2006. Sang năm
2007 nguồn vốn của ngân hàng đạt 899.858 triệu đồng tăng 223.102 triệu đồng
so với năm 2006. Lí do là trong năm 2007 tất cả các nguồn vốn trong cơ cấu
nguồn vốn của ngân hàng đều tăng làm cho tổng nguồn vốn tăng. Để rõ hơn tình
GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển
32
Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển
33
hình nguồn vốn của chi nhánh, ta sẽ đi sâu phân tích từng khoản mục trong cơ
cấu nguồn vốn của chi nhánh.
4.1.1 Vốn huy động
Ta thấy, vốn huy động của chi nhánh đều tăng qua các năm 2005-2007,
năm 2006 đạt 261.441 triệu đồng, cao hơn năm 2005 là 30.280 triệu đồng. Sang
năm 2007 vốn huy động đạt 345.050 triệu đồng, tăng 83.609 triệu đồng so với
năm 2006. Và vốn huy động năm 2007 có tốc độ tăng là 31,98% nhanh hơn
nhiều so với năm 2006 (13,10%), chứng tỏ công tác huy động vốn tại chi nhánh
ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển, đã phát huy được hiệu quả. Từ đó,
góp phần giảm bớt phần nào sự phụ thuộc trong hoạt động của chi nhánh vào vốn
điều chuyển từ Hội sở.
Việc mở rộng mạng lưới hoạt động một cách thích hợp trong những năm
gần đây và hằng năm mở ra nhiều đợt huy động vốn với nhiều kỳ hạn, lãi suất
hấp dẫn, cùng các hình thức huy động như: tiết kiệm dự thưởng, xổ số … kết hợp
khuyến mãi nhân dịp lễ, tết, ngày kỉ niệm lớn như: 30/04, 01/05, … . Bên cạnh
đó, chi nhánh cũng tranh thủ cải tiến kỹ thuật, nâng cao tiện ích các sản phẩm,
dịch vụ do mình cung cấp và không ngừng nghiên cứu phát triển thêm các sản
phẩm-dịch vụ mới nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Như vậy với
tất cả những chính sách, những hoạt động trên đã góp phầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ.pdf