Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp chiến lược cho công ty cổ phần tư vấn xây dựng cảng – đường thủy

Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà

Lời cam đoan .1

Lời cảm ơn.2

Danh mục các hình vẽ.5

Danh mục các bảng biểu.6

MỞ ĐẦU .7

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.7

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.8

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.8

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .8

V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. .9

VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .9

CHƯƠNG 1 .10

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP.10

1.1 TỔNG QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC.10

1.1.1 Định nghĩa.10

1.1.2 Vai trò của chiến lược trong kinh doanh .10

1.1.3 Khái niệm quản trị chiến lược .10

1.1.4 Chiến lược trong quản trị.10

1.1.5 Nhiệm vụ của chiến lược .11

1.1.6 Quy trình quản trị chiến lược.12

1.1.6.1. Phân tích môi trường kinh doanh .13

1.1.6.2. Xác định sứ mạng và mục tiêu .27

1.1.6.3. Các giai đoạn để xây dựng và lựa chọn chiến lược.29

1.2. CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC.30

pdf113 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp chiến lược cho công ty cổ phần tư vấn xây dựng cảng – đường thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập. Đội khảo sát 6 là một trong những đơn vị đầu tiên chuyên làm nhiệm vụ khảo sát thuỷ văn, địa hình sông, biển có cơ sở tại Hải Phòng. Đội khảo sát 6 có nhiều đóng góp vào việc xây dựng và đào tạo đội ngũ Công nhân lành nghề cho Đoàn khảo sát 6 ngày nay. Ngày 27/12/1962 Bộ GTVT đã thành lập Viện thiết kế trực thuộc Bộ trong đó Phòng Đường thuỷ thuộc Viện được thành lập và chia làm 3 tổ là: Tổ Đường thuỷ; Tổ Cảng; Tổ Thiết kế triền. Năm 1965 do chiến tranh, để gọn nhẹ về tổ chức Phòng Đường thuỷ và Phòng Nhà được sát nhập thành 1 phòng thống nhất. Năm 1970, Viện lại ra quyết định tách thành 3 phòng riêng biệt: Phòng Đường thuỷ; Phòng Cảng; Phòng Nhà. Ngày 17/10/1978 Viện khảo sát thiết kế Đường thuỷ ra đời, từ thời gian đó 3 Phòng thiết kế với các đơn vị khảo sát (Đoàn 6, Đội khảo sát 7) thành các đơn vị sản xuất chính của Viện. Tháng 12/1982 Bộ GTVT ra quyết định sát nhập hai Viện thành Viện TK GTVT. Sau sự kiện quan trọng này đã đánh dấu sự ổn định tổ chức, thống nhất quản lý của Bộ đối với ngành KSTK nói chung và ngành Cảng - Đường thuỷ nói riêng. Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Trang 38 Bằng Quyết định số 165/QĐ-TCCB ngày 07/5/1985 của Viện trưởng Viện TK GTVT, Xí nghiệp Khảo sát Thiết kế Đường thuỷ được thành lập trên cơ sở 3 đơn vị là Xí nghiệp khảo sát thuỷ văn địa hình, Phòng cảng thuỷ và Phòng nhà xưởng - Đây chính là Xí nghiệp tiền thân của Công ty TVXD Cảng - Đường thuỷ sau này. Từ tháng 8/1989 Bộ và Viện lại ra quyết định cho Xí nghiệp được chuyển đổi cơ chế sang chế độ hạch toán kinh doanh, tạo cho đơn vị chủ động trong hoạt động SXKD. Đây là bước ngoặt quan trọng cho Xi nghiệp chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế SXKD trong thời kỳ đổi mới toàn diện. Đến năm 1992, bằng Quyết định số 40/QĐ-TCCB-LĐ ngày 06/01/1992, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện cho đổi tên từ Xí nghiệp Khảo sát thiết kế đường thuỷ thành Xí nghiệp Khảo sát thiết kế và xây dựng Cảng - Đường thuỷ. Tiếp đó, theo quyết định số 1497/QĐ/TCCB-LĐ ngày 24/7/1993 của Bộ trưởng Bộ GTVT, Xí nghiệp đổi tên một lần nữa thành Xí nghiệp Khảo sát thiết kế Cảng - Đường thuỷ. Bằng Quyết định số 858/TCCB-LĐ ngày 25/4/1996 Bộ trưởng Bộ giao thông ra quyết định thành lập Công ty Tư vấn Xây dựng Cảng-Đường thuỷ trên cơ sở Xí nghiệp Khảo sát thiết kế Cảng-Đường thuỷ. Từ thời điểm này Công ty đã có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán độc lập và chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của Công ty được mở rộng. Bằng Quyết định số: 2128/QĐ-BGTVT ngày 12/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt phương án và chuyển Công ty Tư vấn xây dựng Cảng- Đường thuỷ, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) thành Công ty cổ phần. Triển khai Quyết định đó Công ty đã tiến hành làm thủ tục để Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Cảng-Đường thuỷ hoạt động theo mô hình mới từ ngày 01/01/2007. Đây chính là bước đột phá quan trọng làm thay đổi cơ bản phương pháp tổ chức sản xuất và cơ chế trong quản lý cũng như trong quá trình sản xuất của Công ty. Trên 50 năm lịch sử xây dựng và trưởng thành, thương hiệu TEDIPORT đã trở nên quen thuộc và hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước thuộc Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Trang 39 chuyên ngành Cảng-Đường Thuỷ. Chắc chắn rằng, trong mô hình hoạt động mới, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ sẽ không ngừng lớn mạnh và sẽ còn vươn xa hơn nữa góp phần xây dựng ngôi nhà chung TEDI trên thương trường trong nước và quốc tế. Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CẢNG – ĐƯỜNG THỦY Tên quốc tế: Port and Waterway Engineering Consultants Joint Stock Company Tên viết tắt: TEDI PORT Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ có trụ sở chính tại: Địa chỉ: 278 Tôn Đức Thắng, Quận Đống Đa; Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 84-43.8513626; 84-4.8515817 Fax: 84-43.8517816 Email: infor@tediportvn.com.vn Website : www.tediportvn.com.vn ; www.tediportvn.vn; Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ có hai chi nhánh như sau: Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 15A Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chi nhánh tại Hải Phòng Địa chỉ: Số 02 Bến Bính, Quận Hồng Bàng Thành phố Hải Phòng, Việt Nam Công ty tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ có vốn pháp định được xác nhận đến ngày 01/01/1995 (Theo chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng) như sau: Tổng số: 3.765.000.000 đồng Trong đó: - Vốn cố định : 3.705.000.000 đồng - Vốn lưu động : 60.000.000 đồng Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Trang 40 Theo Quyết định số 2128/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt phương án chuyển Công ty tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ, đơn vị thành viên của Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT thành Công ty cổ phần. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ có vốn điều lệ tại thời điểm ra Quyết định chuyển đổi cơ cấu là: 8.597.000.000đồng 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Cảng – Đường Thủy. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Cảng – Đường Thủy là doanh nghiệp cổ phần trực thuộc tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT - Bộ GTVT. Là doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn khảo sát, thiết kế có uy tín và đạt chất lượng cao trong lĩnh vực xây dựng các công trình cảng, đường thuỷ, thuỷ công, nhà máy đóng tàu và các công trình kỹ thuật hạ tầng liên quan. 2.1.3. Sơ đồ tổ chức nhân lực công ty Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ là đơn vị chuyên ngành tư vấn các công trình cảng, đường thuỷ, công nghiệp đóng tầu. Hiện tại công ty đang hoạt động dưới sự chỉ đạo của hội đồng quản trị và ban giám đốc được chia làm 3 khối với 12 phòng chức năng bao gồm: ¾ Khối quản lý: o Phòng tổ chức Hành chính o Phòng quản lý kỹ thuật o Phòng tài chính kế toán o Phòng quản lý kinh doanh ¾ Khối thiết kế: o Phòng thiết kế cảng o Phòng thiết kế đường thủy o Phòng kiến trúc và xây dựng o Phòng kết cấu công trình Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Trang 41 ¾ Khối khảo sát: o Phòng khảo sát địa hình o Phòng khảo sát địa chất o Phòng khảo sát 6 o Phòng thí nghiệm địa kỹ thuật Thực hiện phương châm “Đào tạo để phát triển nguồn nhân lực luôn được ưu tiên lên vị trí hàng đầu”, Công ty luôn chú trọng vào việc nâng cao kiến thức chuyên môn, đạo đức lý tưởng nghề nghiệp và trách nhiệm, tinh thần hăng say công việc. Hiện nay Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ có tổng số 118 cán bộ công nhân viên chức trong đó có 1 tiến sỹ, 10 thạc sỹ khoa học kỹ thuật, 85 Kỹ sư và kiến trúc sư, 22 kỹ thuật viên và công nhân lành nghề trong lĩnh vực Cảng - Đường thuỷ. Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty (Nguồn phòng tổ chức hành chính công ty) Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Trang 42 2.2. TÌNH HÌNH HOạT ĐộNG SảN XUấT KINH DOANH TRONG THờI GIAN QUA. Trong giai đoạn từ tháng năm 2008 đến năm 2013 TEDIPORT với đội ngũ lãnh đạo và nhân viên có trình độ cao áp dụng nhiều công nghệ hiện đại đã đạt được những thành tích cao về kỹ thuật đem lại lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, do kinh tế suy thoái, đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp khác nên vấn đề kinh doanh đã gặp khá nhiều khó khăn. 2.3. TÁC ĐộNG CủA MÔI TRƯờNG BÊN NGOÀI ĐếN HOạT ĐộNG CủA TEDIPORT 2.3.1. Môi trường vĩ mô 2.3.1.1. Tác động của nền kinh tế Sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra 4 năm, nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu một lần nữa. Điều này không phải là bất ngờ vì trong những năm gần đây, dấu hiệu khủng hoảng liên tục tái lặp xuất hiện từ nguy cơ giảm sút tăng trưởng đến suy thoái kép ở một số quốc gia. Rủi ro toàn cầu vẫn rất lớn với việc khu vực đồng Euro rơi vào suy thoái. Nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng trở lại nhưng vẫn dưới mức trung bình. Các nền kinh tế mới nổi cũng suy giảm kinh tế do phải chịu đựng quá lâu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế ở châu Âu. Kinh tế thế giới năm 2012 đã trải qua một năm “tồi tệ” hơn năm 2011 và những vấn đề mang tính cơ cấu vẫn chưa có một giải pháp nào được coi là khả thi, nếu không muốn nói là còn nhiều những bất đồng về việc phối hợp chính sách mang tính toàn cầu. Điều này đã dẫn đến những dự báo ảm đạm và suy giảm lòng tin, kéo theo tình trạng giảm giải nợ, hạn chế giao dịch tài chính xuyên quốc gia và làm suy yếu thương mại toàn cầu. Ở một số nước, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao càng làm giảm lòng tin trên diện rộng và tạo ra những khó khăn tài khóa to lớn. Sự suy giảm diễn ra đồng thời ở tất cả các nước ở các trình độ phát triển khác nhau. Đối với nhiều nước đang phát triển, sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu sẽ làm cho tiến trình giảm nghèo chậm lại và hạn chế không gian tài chính cho đầu tư Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Trang 43 vào giáo dục, y tế và các vấn đề thiết yếu khác để thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn. Trong năm 2012, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã trở nên yếu ớt hơn so với các dự báo trước đó. Các định chế tài chính quốc tế đều nhận định rằng kinh tế thế giới năm 2012 vẫn tiếp tục ảm đạm, sự phục hồi diễn ra yếu ớt với tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,2% (IMF, 2013), mức tăng thấp nhất kể từ năm 2008. Ngân hàng thế giới (WB, 2013b), thậm chí còn đưa ra mức tăng trưởng kinh tế thế giới đáng thất vọng hơn, chỉ đạt 2,3% năm 2012. Tăng trưởng kinh tế thế giới, 2011-2013 (%) Bảng 2.1 Tăng trưởng kinh tế thế giới 2011-2013(%) Năm 2011 2012 2013 (dự báo) Thế giới 3,9 3,2 3,5 Các nền kinh tế phát triển 1,6 1,3 1,4 Mỹ 1,8 2,3 2,0 Khu vực đồng Euro 1,4 -0,4 -0,2 Nhật Bản -0,6 2,0 1,2 Các nền kinh tế mới nổi 6,3 5,1 5,5 Trung Quốc 9,3 7,8 8,2 Ấn Độ 7,9 4,5 5,9 Nga 4,3 3,6 3,7 Brazil 2,7 1,0 3,5 Nguồn: IMF (2013) Chúng ta thấy rằng tất cả các nền kinh tế phát triển đều tăng trưởng thấp trong năm 2012 do nhiều quốc gia thực hiện quản lý chặt chẽ tài khóa và hệ thống tài chính vẫn chưa phục hồi. Mặc dù các con số về tăng trưởng GDP của các nền kinh tế này khác nhau chút ít nhưng đều theo xu hướng giảm. Theo IMF (2013) tăng trưởng GDP của các nước phát triển chỉ đạt 1,3% trong năm 2012, thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với năm 2011. Đánh giá của OECD (2013) cao hơn đạt 1,4% trong năm 2012 nhưng thấp hơn năm 2011 là 0,4 phần trăm. Trong năm 2012, kinh tế khu vực ASEAN vẫn giữ được mức tăng trưởng cao. Theo IMF (2013), tăng trưởng kinh tế của ASEAN đạt khoảng 5,2%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP của Lào cao nhất là khoảng 8,4%, tiếp đến là Campuchia Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Trang 44 với mức tăng 6,4%, Indonesia khoảng 6,1%, Brunei khoảng 3,2%, Malaysia khoảng 4,4%, Myanmar khoảng 6,0%, Philippines khoảng 4,2%, Singapore khoảng 2,7%, Thái Lan khoảng 5,5%. Dòng FDI vào các nền kinh tế đang phát triển vẫn phục hồi trong năm 2012, mặc dù giảm chút ít, khoảng 3%, xuống còn 680 tỷ USD. Như vậy, các nền kinh tế đang phát triển tiếp nhận nguồn vốn FDI nhiều hơn so với các nước phát triển 130 tỷ USD. Trong 5 năm qua, kinh tế thế giới đã trải qua những biến động mạnh mẽ. Năm 2008 đánh dấu sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng, năm 2009 xảy ra suy thoái trên toàn thế giới, năm 2010 phục hồi, năm 2011 thì đổ vỡ hoàn toàn và năm 2012 là tái suy sụp, đặc biệt là khu vực đồng Euro. Trước những biến động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kéo dài 5 năm qua nền kinh tế thế giới đang đối mặt với quá nhiều rủi ro và bất định chưa tìm ra động lực phát triển cho giai đoạn năng động tiếp theo. Tổng doanh thu từ năm 2008 đến năm 2012 Sự suy giảm của nền kinh tế thế giới cho thấy một cảm giác lo ngại về những tác động bất lợi đối với nền kinh tế Việt Nam. Không một yếu tố tích cực nào đủ quan trọng để tạo nên một sự khác biệt so với những dự báo về kinh tế Việt Nam trước năm 2012 Việc giảm các dòng vốn tư nhân vào các thị trường mới nổi và việc các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á vẫn đang tích cực thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục tạo áp lực cạnh tranh về vốn đối với Việt Nam. Với các chỉ số kinh tế được cải thiện chậm chạp và rủi ro được đánh giá là cao nhất khu vực, trong khi nhiều nước ASEAN đang trở nên rất năng động, thì việc thu hút dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục khó khăn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, mà thành tố quan trọng nhất của khu vực này là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Việc Việt Nam thu hút được hơn 13 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2012, giảm 15,3% so với năm 2011. Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Trang 45 Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng theo chiều hướng đi xuống. Bảng 2.2: Dự báo của IMF về một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam và Châu Á Nguồn: World Economic Outlook, IMF, 10/2012 Quy việc tìm hiểu về nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế trong nước thấy rằng: - Do nền kinh tế bị suy giảm nên việc đầu tư xây dựng mới các công trình ngành cảng, đường thủy sẽ bị cắt giảm nên cơ hội về việc làm đối với các doanh nghiệp bị giảm sút. Điều này sẽ tác động xấu đến doanh thu của TEDIPORT. - Nền kinh tế bị giảm sút làm cho khả năng thanh toán của khách hàng giảm làm cho công ty khó khăn hơn trong việc giải quyết vấn đề phải thu khách hàng từ những dự án mà công ty đã thực hiện trước đó. 2.3.2.2. Ảnh hưởng của luật pháp, chính phủ và chính trị. ¾ Ảnh hưởng của luật pháp đối với doanh nghiệp Đây là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của GS, TS Hoàng Chí Bảo (Chuyên gia cao cấp Hội đồng Lý luận Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Trang 46 Trung ương) được đăng tải trên trang thì “tình trạng pháp luật có, pháp chế cũng có nhưng pháp trị thì không hoặc yếu kém và hình thức là một thực tế phổ biến hiện nay”. Theo ông có những “tham nhũng cực lớn, đan xen, phối hợp cả tham nhũng cá nhân lẫn tham nhũng theo nhóm, gọi là lợi ích nhóm (hay nhóm lợi ích bất chính, phi pháp). Đây là dạng tham nhũng có tổ chức, có chủ mưu, thao túng vào tổ chức, thể chế và chính sách cùng những người có trọng trách, có thẩm quyền giải quyết. Loại tham nhũng này thường xảy ra ở các hoạt động dự án, đấu thầu, các hợp đồng kinh tế, đất đai, tài chính - ngân hàng, xuất nhập khẩu, xây dựng hạ tầng, mở mang khu công nghiệp, đô thị”. Điều này tạo ra một sân chơi không công bằng cho các doanh nghiệp. Ảnh hưởng đến vấn đề tiếp cận dự án và tìm kiếm công việc của doanh nghiệp (Đặc biệt là các dự án đầu tư của Nhà Nước bằng vốn ngân sách hoặc các tổ chức thuộc Nhà Nước đứng ra làm chủ đầu tư). Điều này thể hiện rõ ràng hơn qua việc tổ chức đấu thầu và chấm thầu. Quốc hội đã thông qua luật đấu thầu và được các doanh nghiệp đón nhận, nhưng trên thực tế thì doanh nghiệp muốn chúng thầu thì không thể chỉ dựa vào khả năng thực sự của mình. ¾ Ảnh hưởng của chính trị đến doanh nghiệp: Trong những năm vừa qua, tình hình chính trị ở nước ta khá ổn định. Điều này tạo tâm lý yên tâm cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển. ¾ Ảnh hưởng của chính Phủ đến doanh nghiệp: Trong bối cảnh nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, Chính Phủ đã thắt chặt chính sách tài khóa. Chính sách này ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành GTVT như TEDIPORT. Theo đó Chính Phủ cắt giảm đầu tư công và các dự án mới và tiến hành ký kết phụ lục hợp đồng bổ sung về các nội dung liên quan đến việc tạm dừng và giãn tiến độ do chưa bố trí được vốn. TEDIPORT đang hoạt động trong ngành GTVT và có nhiều khách hàng từ các dự án đầu tư xây dựng công trình do đó bị ảnh hưởng rất lớn của chính sách này. Việt Nam thực hiện chính sách mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới theo xu hướng hòa bình, hợp tác và tôn trọng quyền tự quyết của nhau. Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Trang 47 Đây là cơ hội để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và là phân khúc thị trường tiềm năng tạo cơ hội tìm kiếm công việc của TEDIPORT. Trong các năm vừa qua TEDIPORT đã có khá nhiều khách hàng nước ngoài và đóng góp nhiều vào tổng doanh thu của mình từ các dự án đó. Tuy nhiên chính sách này cũng đặt ra cho doanh nghiệp mình thách thức lớn về vấn đề cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động cùng lĩnh vực. 2.3.2.3. Ảnh hưởng xã hội. Muốn xã hội phát triển, đời sống người dân được nâng cao và thúc đảy nền kinh tế trong nước phát triển thì công tác xây dựng mới và cải tạo các công trình cảng-đường thủy cần thiết được chú trọng. Điều này cũng mở ra cho TEDIPORT cơ hội lớn về các hợp đồng làm việc tạo ra nguồn thu nhập cho mình. 2.3.2.4. Ảnh hưởng tự nhiên Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3260 km, có nhiều vũng, vịnh rộng và kín gió với nhiều đảo, quần đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế ... là những điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển ngành vận tải đường biển. Đây là yếu tố quan trọng và là cơ hội tiềm năng cho TEDIPORT. 2.3.2.5. Ảnh hưởng của khoa học công nghệ Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, xâm nhập hầu hết vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người và đem lại những thành quả vô cùng to lớn. Công nghệ cao đã giúp doanh nghiệp trong việc tính toán, phân tích số liệu trong các gói dịch vụ. Việc quản lý hồ sơ dự án, khách hàng trở nên có hiệu quả hơn. Máy móc thiết bị công nghệ mới góp phần nâng cấp quy trình làm việc và tăng năng suất lao động. 2.3.2. Môi trường vi mô 2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh Do nhu cầu cấp thiết của ngành xây dựng, giao thông vận tảitrong việc xây dựng cơ sở hạ tầng khoảng 15 năm trở lại đây, nhu cầu xây dựng mới và nâng cấp cải tạo hệ thống cảng, các tuyến luồng đường thủy phát triển nhanh đã thúc đẩy Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Trang 48 ngành tư vấn xây dựng nước ta phát triển mạnh mẽ. Do đó đã có rất nhiều các doanh nghiệp hoạt đông trong ngành tư vấn xây dựng cảng và các công trình đường thủy ở khắp các tỉnh trên cả nước nằm trong các thành phần kinh tế đa dạng là các doanh nghiệp Nhà Nước, các doanh nghiệp cổ phần, các doanh nghiệp tư nhân.... Nổi trội lên là các doanh nghiệp lớn có uy tín và hoạt động lâu năm trong ngành cung ứng dịch vụ tư vấn cho toàn bộ các dự án lớn đã được Bộ GTVT xếp hạng năm 2012 là: - Công ty cổ phần tư vấn Cảng và kỹ thuật biển (PORTCOAST) - Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình hàng hải (CMB) - Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Cảng – Đường Thủy (TEDIPORT) - Tổng công tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) - Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình thủy - Công ty cổ phần tư vấn thiết kế giao thông thủy - Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển giao thông vận tải. Các doanh nghiệp này không giới hạn hoạt động về mặt địa lý. Tất các đều hoạt động trong lĩnh vực trên phạm vi khắp cả nước. Và là đối thủ cạnh tranh mãnh liệt nhất của TEDIPORT. Các doanh nghiệp này có chức năng hoạt động giống như TEDIPORT. Về mặt quản lý, tổ chức sản xuất các doanh nghiệp tư nhân hoặc các doanh nghiệp cổ phần 100% có bộ máy quản lý gọn nhẹ, sử dụng nguồn lực rất linh hoạt và năng động. Điều này giúp cho họ có thể đưa ra các quyết sách maketing nhanh hơn và hiệu quả hơn. Có thể nhận định rằng đối thủ cạnh tranh trự tiếp hiện nay chủ yếu và gay gắt nhất là công ty cổ phần tư vấn Cảng và kỹ thuật biển (PORTCOAST) và công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình hàng hải (CMB). 2.3.2.2. Khách hàng Một yếu tố không thể thiếu và quyết định cho sự thành bại chính là khách hàng. Hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng là điều mà TEDIPORT đang rất quan tâm, đang cố gắng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của họ trên cơ sở vẫn bảo đảm Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Trang 49 lợi ích của công ty. Đó cũng chính là phương châm hoạt động của mình trong chính sách marketing. Hiện nay khách hàng của công ty trải rộng khắp cả nước và được chia ra làm các nhóm khách hàng như sau: ¾ Nhóm khách hàng thuộc cơ quan, doanh nghiệp nhà nước: Nhóm khách hàng này có thể kể đến là: Bộ GTVT, bộ Xây Dựng, các sở giao thông, sở thủy sản, các ban quản lý dự ánvà các doanh nghiệp Nhà Nước như Vinaline, vinashin, Petrolimex. Đây là nhóm khách hàng thường xuyên và tương đối ổn định mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Đối với đối tượng khách hàng này doanh nghiệp cần: - Cung ứng các dịch vụ đảm bảo tốt về chất lượng và tiến độ để tạo uy tín, sự tin tưởng. Vì các đối tượng khách hàng này sẽ lại ưu ái doanh nghiệp đối với các dự án tiếp theo mà họ cần đến dịch vụ tư vấn của doanh nghiệp. - Duy trì tốt và thường xuyên củng cố mối quan hệ với bộ phận lãnh đạo. Tuy nhiên đây là đối tượng khách hàng khó tính và nhạy cảm, có nhiều dự án sau khi làm xong thì vấn đề phải thu khách hàng là điều rất khó khan cho doanh nghiệp. ¾ Nhóm khách hàng thuộc công ty TNHH và tư nhân Nhóm này tập trung các đối tượng kinh doanh độc lập hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải đường thủy, khai thác các cảng. Đối với đối tượng khách hàng này công ty cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tư vấn về các thủ tục đối với các cơ quan chức năng Nhà Nước để giúp họ hoàn thiện hồ sơ và triển khai thực hiện dự án. Đối tượng khách hàng này tuy không nhiều nhưng đó là các khách hàng có tiềm năng vì trong tương lai khi mà nền kinh tế phát triển thì các nhu cầu về cảng bốc xếp, trung chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp tư nhân sẽ tăng lên. ¾ Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Khách hàng thuộc nhóm đối tượng này đòi hỏi rất cao về năng lực cung cấp dịch vụ và chất lượng dịch vụ. Họ cũng rất tôn trọng hợp đồng và thực hiện tốt các điều Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Trang 50 khoản có trong hợp đồng do đó họ thanh toán rất xằng phẳng với công ty về vấn đề phí dịch vụ. Tóm lại, đối với khách hàng, TEDIPORT đã xây dựng được uy tín và có nhiều khách hàng quen thuộc. Một vấn đề khó khăn đối với công ty hiện nay là khả năng thanh toán của khách hàng. Tình hình khách hàng chiếm dụng vốn, các khoản thanh toán gối đầu, nợ khó đòi là vấn đề hết sức nan giải, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự suy thoái của nền kinh tế dẫn đến việc cắt giảm vốn đầu tư, các dự án bị đình chỉ hoặc tạm dừng vì không bố chí được vốnTình trạng khách hàng lợi dụng mối quan hệ bạn hàng thân thiết, gây sức ép đối với công ty trong việc thanh toán như nợ quá hạn, các dự án gối đầu nhiều Họ chiếm dụng vốn kinh doanh, không bảo đảm được khả năng trả nợ. 2.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Hiện nay, mức độ cạnh tranh giữa các công ty ngày càng gay gắt. Hơn nữa, Việt Nam đã hội nhập WTO, việc cạnh tranh với các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực trên thế giới là một thử thách lớn cho TEDIPORT và doanh nghiệp khác. Một mặt, sẽ mở ra một thị trường công việc lớn, mặt khác cũng là một cuộc chạy đua quyết liệt giữa các doanh nghiệp để duy trì và mở rộng thị phần. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp liên doanh, tư nhân phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô. Tất cả các doanh nghiệp này đều áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và đang tiến hành xây dựng hoàn thiện bộ máy quản lý và cung cấp dịch vụ linh hoạt hơn. Đây cũng là thách thức lớn đối với TEDIPORT. Sau đây là Ma trận (EFE) đánh giá các yếu tố bên ngoài, thể hiện mức độ thích ứng của TEDIPORT đối với những yếu tố ảnh hưởng. Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Trang 51 Bảng 2.3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài STT Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Tiềm năng lớn của thị trường 0.15 4 0.60 2 Sự cạnh tranh mạnh mẽ 0.20 2 0.40 3 Chính sách của Chính Phủ 0.10 2 0.20 4 Xu hướng chú trọng về chất lượng dịch vụ của khách hàng 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273515_5211_1951519.pdf
Tài liệu liên quan