MỤC LỤC
DANH MỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương I: Lý luận chung về dự án đầu tư, quản lý dự án
và quản lý tiến độ dự án 3
1.1 Dự án đầu tư và hiệu quả dự án đầu tư 3
1.1.1 Tổng quan về dự án và dự án đầu tư 3
1.1.2 Chu kỳ của dự án đầu tư 5
1.2 Quản lý dự án đầu tư 7
1.2.1 Bản chất của quản lý dự án đầu tư 7
1.2.2 Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư 8
1.2.3 Nội dung quản lý dự án đầu tư 10
1.3 Quản lý tiến độ 13
1.3.1 Vai trò của quản lý tiến độ 13
1.3.2 Các công cụ quản lý tiến độ 13
1.3.3 Kiểm soát tiến độ 27
1.4 Những tồn tại trong quản trị dự án đầu tư tại Việt nam trong thời gian gần đây
và một số phương hướng giải pháp
1.4.1 Thực trạng hiện nay trong quản trị các dự án đầu tư tại Việt Nam 29
1.4.2 Một số phương hướng giải pháp 31
Chương II: Thực trạng công tác quản lý tiến độ dự án tại
Công ty đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera 34
2.1 Tổng quan về công ty 34
2.2 Quá trình hình thành và phát triển tại
Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera 34
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 34
2.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và nhân sự của công ty 36
126 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp quản lý tiến độ các dự án đầu tư tại công ty đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận văn thạc sĩ khoa học Viện kinh tế và quản lý
Trần Khoa Cao học Quản trị kinh doanh 48
Giải quyết các thắc mắc hoặc làm rõ thiết kế.
Họp với Cơ quan chức năng đối với các vấn đề liên quan.
+ Công tác nghiệm thu bàn giao:
Nghiệm thu công việc xây dựng, lắp đặt thiết bị - công nghệ.
Nghiệm thu hạng mục, bộ phận công trình.
Nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
Lưu trữ, bảo quản các văn bản hồ sơ, hồ sơ hoàn công, tài liệu liên
quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Công tác báo cáo:
Báo cáo chất lượng.
Báo cáo tiến độ.
Báo cáo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
Báo cáo chi phí.
Báo cáo sự cố.
Báo cáo quyết toán công trình.
+ Xử lý tình huống, sự cố công trường:
Đánh giá, đề xuất biện pháp xử lý khi công tác không yêu cầu.
Đề ra các biện pháp ứng phó phù hợp khi tiến độ có dấu hiệu trễ so
với kế hoạch
+ Đề xuất phê duyệt thanh quyết toán và phát sinh:
Kiểm tra, đề xuất khối lượng phát sinh.
Kiểm tra, đề xuất đơn giá phát sinh.
Lập các hồ sơ thanh toán, quyết toán trình phê duyệt và thanh toán
cho các nhà thầu.
2.3.3. Kiểm soát tiến độ dự án đầu tư
I. Cập nhật báo cáo tiến độ các dự án
Các đơn vị thi công có nhiệm vụ lập “Báo cáo ngày”, “Báo cáo tuần”, “Báo
cáo tháng/năm” theo biểu mẫu nộp cho Phòng kế hoạch kinh doanh & Ban quản lý
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện kinh tế và quản lý
Trần Khoa Cao học Quản trị kinh doanh 49
dự án (theo phụ lục số 5, 6, 7 - phần phụ lục).
Phòng kế hoạch kinh doanh & Ban quản lý dự án có trách nhiệm lập quy
trình kiểm soát tiến độ cho từng dự án, thường xuyên liên lạc với đơn vị thi công,
các nhà thầu phụ (nếu có), để nắm bắt thông tin, giải quyết các vấn đề phát sinh
(nếu có), cập nhật tiến độ thi công, tổng hợp báo cáo hằng ngày, hằng tuần và hằng
tháng theo biểu mẫu. Phân tích các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tiến độ (nếu
có), báo cáo Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách. Tổ chức các cuộc họp, thảo luận
để tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ và tìm ra các giải pháp, biện
pháp thực hiện nhằm đảm bảo tiến độ thi công công trình.
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện kinh tế và quản lý
Trần Khoa Cao học Quản trị kinh doanh 50
Hình 2.7 : Sơ đồ kiểm soát tiến độ
( Nguồn : Phòng kế hoạch và Ban quản lý dự án )
Lưu đồ Form Người thực hiện
Các bộ phận liên quan
Các Thầu phụ
(*) P.KHKD&QLDA; P.KT
(***)
Các Thầu phụ
(*) P.KHKD&QLDA; P.KT
Giám đốc
Phó Giám đốc phụ trách
(**) Các đơn vị liên quan
Các đơn vị thi công
(**) Các đơn vị thi công
(**) P.KHKD&QLDA;
Đơn vị thi công
(**) P.KHKD&QLDA;
Đơn vị thi công
(**) P.KHKD&QLDA
Thực hiện
Báo cáo ngày
Báo cáo tiến độ
theo tuần
Lập tiến độ thi công
công trình
Nhận nhiệm vụ sản
xuất / Hợp đồng
Lập kế hoạch nhân
lực công trình
Xem xét,
phê duyệt
Biện pháp
đảm bảo tiến
độ thi công
Báo cáo tiến độ
Theo tháng
(*): Sử dụng các phần mềm máy tính chuyên dụng hiện có.
(**): Biểu mẫu theo quy trình của Công ty.
Báo cáo tổng thể
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện kinh tế và quản lý
Trần Khoa Cao học Quản trị kinh doanh 51
- Các công trình đầu tư xây dựng chủ yếu dùng nguồn vốn vay tín dụng
thương mại, vì vậy cần đẩy nhanh tiến độ thi công đưa công trình vào vận hành khai
thác, như vậy mới nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Do đặc thù của dự án đầu tư phụ thuộc vào tình hình giá cả thị trường, đền
bù giải phóng mặt bằng và tình hình thu góp vốn của các nhà đầu tư thứ cấp nên
Công ty không kiểm soát được hết nguồn thu và chi, dẫn đến phát sinh nhiều chi phí
so với Tổng mức đầu tư được duyệt.
- Do thời gian thực hiện dự án kéo dài, tình hình biến động giá nguyên vật
liệu, chi phí nhân công, máy thi công tăng nên làm phát sinh nhiều chi phí cho dự
án. Ngoài ra ở tất cả các dự án chi phí đền bù giải phóng mặt bằng đều gặp khó
khăn từ phía người dân nên khoản tăng của phần chi phí này rất lớn, thường vượt
50% so với dự kiến chi phí đền bù theo giá đất quy định của Nhà nước.
II. Hoạch định bổ sung và cập nhật tiến độ
Trong thời gian triển khai thực hiện dự án, các mốc tiến độ chính không đạt
được trong năm kế hoạch, Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera sẽ báo
cáo trình Tổng công ty Viglacera điều chỉnh kế hoạch và điều chỉnh các mốc
tương ứng nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu mốc tiến độ hoàn thành dự án.
Đánh giá tình hình tiến độ đến thời điểm hiện nay thì các dự án đang có
nguy cơ bị chậm do toàn bộ công tác chuẩn bị của nhà thầu (chính) chưa thật tốt.
Trong quá trình thực hiện dự án thì có thể sẽ điều chỉnh các mốc tiến độ trung
gian để bảo đảm mục tiêu tiến độ cuối cùng là hoàn thành dự án và phát triển.
Kiểm soát là hành động trên cơ sở những gì báo cáo trình bày, tìm ra nguyên
nhân đích thực của sự sai khác và đề xuất biện pháp khắc phục. Chính vì vậy kiểm
soát là một điểm then chốt của công tác quản lý dự án.
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện kinh tế và quản lý
Trần Khoa Cao học Quản trị kinh doanh 52
2.4. Phân tích và đánh giá nguyên nhân gây chậm tiến độ của các dự án đầu tư
tại Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera
Ngoài ra để minh chứng cho hiệu quả của hoạt động đầu tư, xin được đánh
giá quản lý tiến độ của một số dự án cụ thể của Công ty đang thực hiện. Từ đó tìm
ra nguyên nhân gây chậm tiến độ cũng như ảnh hưởng đến quá trình đầu tư dự án
2.4.1. Giai đoạn lập kế hoạch thực hiện dự án dự án đầu tư
Đây là giai đoạn đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban
để chuẩn bị tốt nhất cho chuẩn bị triển khai dự án. Việc phân công nhiệm vụ cụ thể
cho các bộ phận phối hợp đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, tuy nhiên đến giai đoạn
triển khai thì một số hạng mục vẫn không thể triển khai đúng tiến độ, do các nguyên
nhân sau:
Bảng 2.2 : Bảng kế hoạch thực hiện tại dự án ĐT X D KCN Yên Phong –
Bắc Ninh
TÊN CÔNG
VIỆC
TRÁCH NHIỆM
ĐƠN VỊ PHỐI
HỢP
HOÀN
THÀNH
GHI CHÚ
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện kinh tế và quản lý
Trần Khoa Cao học Quản trị kinh doanh 53
Bảng 2.2 : Bảng kế hoạch thực hiện tại d ự án ĐT X D KCN Yên Phong –
Bắc Ninh
( Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh và Ban quản lý dự án )
Ở đây tiến độ khởi công xây dựng các công việc được sắp xếp theo thứ tự thời
gian tăng dần. Công việc san nền dự án được tiến hành khởi công ngay sau khi thực
hiện giải phóng mặt bằng xong. Tuy nhiên Các công việc được sắp xếp theo một kế
Chuẩn bị nhân sự
quản lý dự án
P. KHKD;P.TCHC
Và B.QLDA
P. Kỹ thuật 30/06/2013
Mua sắm vật tư P. KHKD&BQLDA
P.Kỹ thuật
Phòng TCKT
Sau khi có kế
hoạch đấu
thầu.
Đánh giá nhà
thầu
Tổ chuyên gia xét
thầu
P. KHKD
P.Kỹ thuật;
P. TCKT
15/07/2013
Giám đốc
phê duyệt kết
quả đấu thầu.
Chuẩn bị mặt
bằng thi công
P. DA& .QLDA
P.Kỹ thuật
Nhà thầu 20/07/2013
ập
Kế hoạch sử
dụng thiết bị
chuyên dụng
phục vụ thi công
P. KHKD&B.QLDA
P.Kỹ thuật
Nhà thầu
20/07/2013
Phát hành các
quy trình thi
công
P. Kỹ thuật Nhà thầu 20/07/2013
Theo quy
trình, quy
phạm an toàn
điện.
Phát hành bảng
tiến độ thi công
P. KHVT&B.QLDA
P.Kỹ thuật
20/07/2013
Căn cứ kế
hoạch đấu
thầu, hợp
đồng ký kết.
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện kinh tế và quản lý
Trần Khoa Cao học Quản trị kinh doanh 54
hoạch thời gian chưa khoa học nên chưa đảm bảo cho các công việc được thực hiện
đồng bộ nên gây tình trạng khi thì nhàn rỗi, khi thì quá dồn dập. Những khó khăn
trên làm cho việc quản lý dự án gặp nhiều khó khăn và hiệu quả thực hiện đầu tư
không cao như mong đợi.
I. Nhân sự cho dự án
- Đối với mỗi dự án, khi có quyết định thi công, nhân lực của dự án cũng
được chỉ định. Đội ngũ này được lấy ra từ các phòng ban của Công ty. Các thành
viên này chỉ được giao một số quyền hạn nhất định, không tự quyết được những vấn
đề phát sinh. Nếu có vấn đề phát sinh phải trình người có thẩm quyền xin ý kiến chỉ
đạo.
- Cán bộ phụ trách dự án thường quản lý nhiều dự án và thực hiện các công
việc như: triển khai thi công, giải quyết các vấn đề phát sinh, theo dõi tiến độ thi
công, nghiệm thu, quyết toán công trình.
- Cán bộ phụ trách thi công thường không được đào tạo bài bản mà chỉ từ
kinh nghiệm thi công thực tế, đã tham gia thi công trên công trường trong nhiều
năm. Phần lớn các công việc được thực hiện theo kinh nghiệm, không có những
thay đổi trong biện pháp thi công. Tất cả các công trình đều thi công theo quy trình
có sẵn, không có hoặc có rất ít những nghiên cứu làm tăng hiệu quả làm việc, cải
tiến phương pháp thi công. Chính vì vậy các công trình không có những phương
pháp thi công đột phá để giảm thời gian thi công.
- Ví dụ về việc một số lãnh đạo Công ty được giao nhiệm vụ kiêm nhiều
trưởng ban quản lý nhiều dự án đầu tư xây dựng dẫn đến tình trạng quá tải công
việc, không theo dõi hết được tiến độ dự án như trong bảng sau:
Bảng 2.3 : Bảng phân công nhiệm vụ quản lý dự án
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện kinh tế và quản lý
Trần Khoa Cao học Quản trị kinh doanh 55
TT Chức vụ kiêm Nội dung công việc Chức vụ
I Trưởng ban dự án các Khu đô thị
Phó giám đốc
công ty
1. Trưởng ban khu đô thị
Đặng Xá – Gia lâm – Hn
2. Trưởng ban khu chung cư
61 Hoàng Hoa Thám
3. Trưởng ban tòa nhà
Viglacera
Chịu trách nhiệm triển
khai dự án từ lập kế hoạch
đấu thầu, lựa chọn nhà
thầu, nghiệm thu vật tư
thiết bị trước khi đưa vào
thi công, triển khai thi
công, tổ chức nghiệm thu
giai đoạn, nghiệm thu
hoàn thành đưa vào sử
dụng và quyết toán công
trình.
II
Trưởng ban dự án các Khu Công
nghiệp
Phó giám đốc
công ty
I
1. Trưởng ban KCN Tiên Sơn
Bắc Ninh
2. Trưởng ban KCN Đông
Mai – Quảng Ninh
3. Trưởng ban KCN Hải Yên
– Quảng Ninh
4. Trưởng ban KCN Yên
Phong – Bắc Ninh
Chịu trách nhiệm triển
khai dự án từ lập kế hoạch
đấu thầu, lựa chọn nhà
thầu, nghiệm thu vật tư
thiết bị trước khi đưa vào
thi công, triển khai thi
công, tổ chức nghiệm thu
giai đoạn, nghiệm thu
hoàn thành đưa vào sử
dụng và quyết toán công
trình.
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện kinh tế và quản lý
Trần Khoa Cao học Quản trị kinh doanh 56
Ví dụ: Một số cán bộ, kỹ sư tại công ty học trường đại học giao thông vận tải,
hoặc kỹ sư máy nhưng khi thi công thì lại về xây dựng khu đô thị và Khu công
nghiệp.
Bảng 2.4 : Bảng học vấn cán bộ kỹ thuật
STT Chức năng Chuyên ngành Dự án quản lý
1 Cán bộ kỹ thuật dự án Kỹ sư giao thông Dự án Khu đô thị
Đặng Xá
2 Cán bộ kỹ thuật dự án Kỹ sư máy Quản lý KCN Yên
Phong
3 Cán bộ kỹ thuật dự án kỹ sư xây dựng Quản lý xí nghiệp vận
hành KCN Tiên Sơn
5 Cán bộ kỹ thuật dự án Kỹ sư giao thông Quản lý KCN Hải Yên
6 Cán bộ kỹ thuật dự án Kỹ sư xây dựng Chung cư 671 HHT
7 Cán bộ kỹ thuật dự án kỹ sư máy Quản lý KCN Đông
Mai
( nguồn: Phòng tổ chức hành chính )
Kết luận: Việc phân cấp và giao quyền cho cán bộ phụ trách dự án tại Công ty
chưa cao, hầu như tất cả công việc phát sinh đều phải xin ý kiến chỉ đạo dẫn đến
chậm tiến độ. Cán bộ phụ trách dự án thường quản lý nhiều dự án, do đó không
theo sát được công việc. Cán bộ phụ trách thi công thường không được đào tạo bài
bản mà chỉ từ kinh nghiệm thi công thực tế, không có những phương pháp thi công
đột phá để làm giảm thời gian thi công.
II. Mặt bằng thi công
- Giải phóng mặt bằng thi công cũng là một trong những nguyên nhân ảnh
hưởng đến tiến độ thi công. Thủ tục xin cấp phép, Đơn vị cấp phép là UBND quận,
huyện Sở xây dựng. Để phối hợp với các đơn vị chủ quản giải quyết việc giải phóng
mặt bằng thì mất rất nhiều thời gian. Lãnh đạo Công ty thường phải họp bàn nhiều
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện kinh tế và quản lý
Trần Khoa Cao học Quản trị kinh doanh 57
lần để giải quyết các vấn đề liên quan như: thời gian thi công, tiến độ thi công, các
biện pháp đảm bảo an toàn cho đơn vị thi công.
- Một số KCN, khu đô thị phải họp nhiều lần cùng các hộ dân, tổ dân phố,
UBND phường, quận mới giải phóng được mặt bằng do hộ gia đình không đồng ý
với phương án đền bù của công ty theo giá nhà nước.
Công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư được thực hiện ngay sau khi thiết
kế được duyệt. Trong phạm vi mặt bằng thiết kế được duyệt (có thể có thêm vùng
ảnh hưởng tạm thời) đơn vị tư vấn lập hồ sơ địa chính và phối hợp với các cơ quan
làm thủ tục thu hồi đất. Trên cơ sở diện tích đất bị thu hồi. Đơn vị tư vấn và các cơ
quan liên quan kiểm kê xác định khối lượng thiệt hai, hiện trạng, nguồn gốc đất đai,
công khai phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư, chi trả tiền bồi thường và bàn
giao mặt bằng cho chủ đầu tư để bàn giao lại cho nhà thầu thi công.
Tuy nhiên đối với nhiều dự án, các hạng mục được khởi công không đồng
thời và được thực hiện trong thời gian dài trong khi đó chế độ chính sách về bồi
thường thì thường xuyên thay đổi. Việc phối hợp với nhiều cơ quan như tư vấn đo
đạc lập bản đồ địa chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng đăng ký đất đai,
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, hội đồng bồi thường huyện, UBND các xã
bị ảnh hưởng, tuy nhiên họ cũng chưa nắm vững các chính sách để thực hiện các
công việc về bồi thường hỗ trợ và tái định cư là mất nhiều thời gian trong công tác
phê duyệt. Trong đó có nhiều thành viên chủ chốt lại đảm nhiệm nhiều chức vụ
khác nhau và thường xuyên bận họp dẫn đến khi hoàn thành một phương án mất rất
nhiều thời gian. Có những việc Chủ đầu tư không thể thực hiện thay được và phải
phụ thuộc hoàn toàn vào chính quyền địa phương, đơn cử như việc tận thu lâm sản
địa phương thực hiện quá chậm. Do công tác phê duyệt phương án bồi thường hỗ
trợ của dự án chậm nên việc chậm chi trả tiền cho người dân có đất và hoa màu bị
ảnh hưởng, gây nên những ý kiến suy nghĩ không tốt của người bị ảnh hưởng về
cách làm việc của Ban QLDA và Hội đồng bồi thường huyện, xã. Đã xuất hiện
những trường hợp người bị ảnh hưởng của các thôn tỏ thái độ và phản ứng không
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện kinh tế và quản lý
Trần Khoa Cao học Quản trị kinh doanh 58
thân thiện, gây khó dễ với cán bộ thực hiện công tác bồi thường trong quá trình
kiểm đếm hiện trường của những phương án tiếp theo.
Bảng 2.5 : Một số dự án bị chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng
TT
Tên dự án/hạng mục giải phóng
mặt bằng
Chậm giải
phóng so
với kế
hoạch
Nguyên nhân/hướng xử
lý
1 Dự án KCN Hải Yên 3 tháng
Do người dân là nhiều nơi
đến canh tác nên rất khó để
họp dân thường xuyên
2 Dự án KCN Yên Phong 2 tháng
Do phải cưỡng chế các hộ
dân không lấy tiền đền bù.
3 Dự án KCN Đông Mai 3 ngày
Họp nhiều lần cùng các hộ
dân, tổ dân phố, UBND
mới giải phóng được mặt
bằng do trên mặt bằng có
nhiều mộ.
4
Dự án chung cư cao cấp 671HHT
giai đoạn 2
2 ngày
Do công ty phải thỏa thuận
với hộ dân về giá cả đền
bù giữa 2 bên
[Nguồn tài liệu: Phòng dự án]
Kết luận: Việc giải phóng mặt bằng thi công ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ
thi công, nhất là đối với xây dựng khu đô thị và khu công nghiệp. Nếu không giải
phóng được mặt bằng thì toàn bộ dự án phải dừng lại hoặc phải điều chỉnh dự án.
Lúc này Công ty phải điều chỉnh đề án thiết kế, phát sinh chi phí thiết bị ảnh hưởng
đến tiến độ thi công.
2.4.2 Giai đoạn tổ chức thực hiện
Ở giai đoạn này yêu cầu tất cả công việc phải được triển khai đúng theo tiến độ
đề ra ngay từ ban đầu. Nếu chỉ một công việc không hoàn thành đúng tiến độ thì có
thể ảnh hưởng đến tiến độ của các công việc tiếp theo.
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện kinh tế và quản lý
Trần Khoa Cao học Quản trị kinh doanh 59
Đối với ngành xây dựng cơ bản nói chung và Công ty nói riêng thì yếu tố chất
lượng và tiến độ thi công phải đặt lên hàng đầu, trong khi yêu cầu về chi phí không
được vượt tổng mức đầu tư. Nếu vượt tổng mức đầu tư thì phải trình Tổng Công ty
và lập đề án điều chỉnh. Như vậy có thể sẽ phá vỡ kế hoạch thực hiện dự án.
Mặc dù có sự theo dõi sát sao từ ban lãnh đạo, nhưng các bên vẫn còn tồn tại
những yếu tố cả chủ quan và khách quan làm chậm tiến độ dự án. Việc chậm tiến độ
này không những cả về phía nhà thâu mà còn về phía chủ đầu tư cũng như những
khác quan mang lại
Bảng 2.6 : Phân công nhiệm vụ dự án
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện kinh tế và quản lý
Trần Khoa Cao học Quản trị kinh doanh 60
Bảng 2.6 : Phân công nhiệm vụ dự án
[Nguồn tài liệu: “Bảng phân công nhiệm vụ dự án: Đầu tư xây dựngKCN Tiên Sơn
- Bắc Ninh” Phòng Kế hoạch KD và Ban quản lý dự án ]
TÊN CÔNG VIỆC
TRÁCH NHIỆM ĐƠN VỊ PHỐI HỢP HOÀN THÀNH
1. Giao nhiệm vụ cho
các đơn vị
Giám đốc, P.Giám
đốc phụ trách
P.KHKD&B.QLDA;
P.Kỹ thuật
P.Dự án; Nhà Thầu
2. Giải phóng mặt bằng P.DA&B.QLDA P.Kỹ thuật; Nhà Thầu Theo tiến độ
3. Nghiệm thu vật tư
thiết bị nhà thầu cung
cấp
Phòng TCKT&
Ban quản lý dự án
Các nhà thầu Theo tiến độ
4. Tiếp nhận và cung
ứng vật tư cho nhà
thầu xây lắp
Phòng TCKT&
B.QLDA
Các nhà thầu Theo tiến độ
5. Cung cấp cẩu, thiết
bị phục vụ thi công
P.TB và B.QLDA Các nhà thầu Theo tiến độ
6. Tiếp nhận vật tư thiết
bị thi công từ Công
ty
Các nhà thầu B.LDA & Phòng kỹ
thuật
Theo tiến độ
7. Đảm bảo cung cấp
nhân lực và phương
tiện thi công
Các nhà thầu B.LDA & Phòng kỹ
thuật
Theo tiến độ
Phát hành các bản vẽ
biện pháp thi công
B.QLDA & Phòng
Kỹ thuật
Các nhà thầu Theo tiến độ
Thực hiện công tác
xây lắp
Các nhà thầu P.KHVT&QLDA; P.Kỹ
thuật
Theo tiến độ
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện kinh tế và quản lý
Trần Khoa Cao học Quản trị kinh doanh 61
I. Chậm tiến độ từ phía Công ty
*) Tình trạng tiếp nhận và cung ứng vật tư thiết bị
Theo tiến trình cung ứng vật tư hiện tại
Kiểm nghiệm Giấy xin cấp
vật tư Vật tư vật tư
Trình tự thủ tục từ khâu tiếp nhận, kiểm nghiệm, nghiệm thu vật tư thiết bị từ
nhà thầu cung cấp hàng hoá đến nhập kho Công ty qua rất nhiều phòng ban xác
nhận. Nhà thầu đề nghị Công ty cấp vật tư, Công ty đối chiếu với đề án thiết kế
(hoặc hồ sơ dự thầu) ký duyệt và lập phiếu xuất kho. Đối với vật tư thiết bị nhà thầu
xây lắp cung cấp cũng trải qua các bước như trên (trừ khâu phải nhập, xuất kho
Công ty).
Thủ tục cấp vật tư diễn ra trong suốt quá trình thi công, theo đó phòng Kế
hoạch vật tư & quản lý dự án chỉ cấp theo đúng số lượng và chủng loại trong đề án
thiết kế. Khi có sự thay đổi, phát sinh công việc, đơn vị thi công, giám sát, thiết kế
lập biên bản trình Công ty giải quyết.Công ty cùng các đơn vị trên tiến hành kiểm
tra thực tế và lập biên bản phát sinh hiện trường xác định khối lượng công việc phát
sinh và đề án phát sinh. Trình tự, thủ tục triển khai đối với công việc phát sinh đó
giống như các bước thực hiện một dự án mới
Bảng 2.7: Bảng tiến độ cung cấp vật tư thiết bị cho dự án bị chậm tiến độ
VD: Vật tư thiết bị cho dự án nhà thu nhập thấp tại Khu đô thị Đặng Xá, giai đoạn 2
TT Tên dự án/vật tư thiết bị
Kế hoạch cấp
VTTB
Thực tế
cấp VTTB
Nguyên nhân
I Chi phí thiết bị PCCC
1 Máy bơm cứu hỏa 22kw 31/01/2014 20/02/2014 Chờ Tổng Công
ty đấu thầu cấp 2 Lắp đặt trung tâm báo cháy 31/01/2014 28/02/2014
II Chi phí thiết bị công trình
1 Máy bơm nước sinh hoạt 31/12/2013 15/01/2014 Nhà thầu chưa
Công ty tiếp
nhận vật tư từ
nhà cung ứng
Làm thủ tục
nhập kho Công
ty
Bàn giao vật tư
cho nhà thầu
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện kinh tế và quản lý
Trần Khoa Cao học Quản trị kinh doanh 62
2 Thiết bị điện nhẹ 15/10/2013 15/11/2013 mua được cáp
3
Thang máy 6 điểm dừng 1050
kg
15/01/2014 15/02/2014
III Chi phí nhà mẫu 25/11/2013 15/12/2014
Thi công chậm
tiến độ
(Nguồn : Phòng kế hoạch và Ban quản lý dự án )
Ví dụ: Từ khâu kiểm nghiệm đến cấp phát vật tư thiết bị đưa vào thi công của một
số dự án sau đây có thời gian kéo dài không hợp lý. Do nguyên nhân chủ quan hoặc
khách quan, cán bộ của một số đơn vị trong Công ty đã không thực hiện được ngay
công việc được giao. Để tiến độ dự án không bị ảnh hưởng, Công ty nên quy định
thời gian từ khâu kiểm nghiệm đến xuất kho vật tư thiết bị cho đơn vị thi công và
yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc.
Kết luận: Dự án bị chậm tiến độ là do không có đầy đủ vật tư thiết bị để thi
công. Ngoài nguyên nhân khách quan như phụ thuộc vào nguồn vốn vay, vật tư thiết
bị do Công ty cấp thì nhà thầu đã không có phương án dự phòng khi Công ty chưa
giải ngân được vốn vay của các tổ chức tín dụng.
II) Về phía nhà thầu
Nhìn chung, các nhà thầu xây dựng hiện nay đang bị quá tải do nhận cùng
một lúc nhiều công trình, chưa kể các công trình do chính họ làm chủ đầu tư. Công
tác nghiệm thu, thanh toán, giải ngân các dự án chậm do các nhà thầu không đáp
ứng yêu cầu về thủ tục hoàn công, nghiệm thu. Lực lượng thi công của các nhà thầu
bị giàn mỏng ở nhiều dự án nên thiếu nhân lực, vật tư, thiết bị thi công như đã cam
kết. Nhiều nhà thầu chỉ đáp ứng ñược khoảng 50% lực lượng thi công theo yêu cầu,
nhiều thiết bị thi công quá cũ không đảm bảo công suất, bị hỏng hóc liên tục; Công
tác tài chính của các nhà thầu thường không đáp ứng được yêu cầu nên nhiều lúc
không cung cấp đủ vật liệu để thi công (xi măng, sắt thép).
Hiện nay sự cạnh tranh giữa các nhà thầu thi công là rất khốc liệt. Theo qui
định của Luật đấu thầu thì các nhà thầu đáp ứng về năng lực kinh nghiệm và có giá
bỏ thầu thấp nhất thì được đề nghị trúng thầu. Từ đó các nhà thầu đã giảm giá rất
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện kinh tế và quản lý
Trần Khoa Cao học Quản trị kinh doanh 63
thấp so với dự toán gói thầu để được trúng thầu. Một trong các lý do nhà thầu giảm
giá quá thấp là các thiết bị của nhà thầu thường đã tính hết khấu hao nhưng vẫn còn
hoạt động tốt. Nhiều nhà thầu do đã đầu tư rất nhiều thiết bị, con người nhưng
không có việc làm, nên để giải quyết tình trạng “ ngồi chơi” các nhà thầu này phải
giảm giá để được trúng thầu.
Quan hệ về hợp đồng thi công xây dựng không chỉ giữa chủ đầu tư, nhà thầu
thi công mà là quan hệ ba bên: Chủ đầu tư – Nhà thầu thi công – Nhà thầu tư vấn (
tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát). Chủ đầu tư chủ trì việc phối hợp giữa các nhà
thầu với nhau, với chủ đầu tư, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được đan xen lẫn
nhau. Việc phối hợp không tốt giữa các bên là nguyên nhân gây chậm tiến ñộ.
Ví dụ như khi thi công san nền: Theo hồ sơ thiết kế thì các lớp san nền sẽ
được đào sâu 7 lớp, tuy nhiên khi nhà thầu thi công đã thực hiện đúng thiết kế
(đúng nhiệm vụ của nhà thầu) nhưng Tư vấn giám sát tạm dừng thi công do Nhà
thầu đã đào đúng thiết kế nhưng không đúng lớp địa chất. Tư vấn giám sát báo cáo
lại chủ đầu tư, Chủ đầu tư yêu cầu tư vấn thiết kế kiểm tra lại và khảo sát thiết kế
bổ sung nếu có. Trường hợp phải bổ sung thiết kế Chủ đầu tư và Nhà thầu phải
thỏa thuận đơn giá đối với khối lượng phát sinh này trước khi thi công. Như vậy
một việc rất bình thường và hay xẩy ra đối với công việc thi công xây dựng, nhưng
nếu sự phối hợp giữa chủ đầu tư – Nhà thầu thi công – Nhà thầu tư vấn không được
tốt là sẽ làm chậm tiến độ thi công xây dựng.
Chính sách nhân lực của nhiều nhà thầu là sử dụng lao động thời vụ (có hợp đồng
dưới 1 năm) kết hợp với lao động có hợp đồng biên chế cho công tác thi công xây lắp.
Tuy nhiên đối với các công trình có khối lượng xây lắp lớn hoặc thời gian để thi công bị
hạn chế, nhà thầu không có đủ nhân lực để thi công theo đúng tiến độ.
Một số nhà thầu chỉ duy trì nhân lực hạn chế, nhà thầu không muốn tăng thêm quỹ
lương điều đó làm giảm đi phần lợi nhuận. Sẽ rất khó khăn cho Công ty khi muốn
đẩy nhanh tiến độ.
Do nhà thầu cùng lúc đảm nhận nhiều công trình nên không thể đáp ứng đủ
nhân lực có tay nghề, nhà thầu phải thuê nhân lực bên ngoài không có trình độ
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện kinh tế và quản lý
Trần Khoa Cao học Quản trị kinh doanh 64
chuyên môn, nhà thầu chỉ đáp ứng đủ số lượng để thỏa mãn biểu đồ nhân lực đã
được Công ty phê duyệt mà không đảm bảo chất lượng dẫn đến các công trình
không thể đẩy nhanh được tiến độ.
Bảng 2.8 : Bảng nhân lực thi công không đáp ứng yêu cầu
( Thuộc dự án nhà Thu nhập thấp giai đoạn 2 khu Đặng Xá )
TT Tên dự án
Nhân lực thi công dự án
(người)
Cam kết Thực tế Thiếu
1 Nhà D5 250 200 50
1 Nhà D6 250 210 40
2 Nhà D7 300 240 60
3 Nhà D8 250 210 40
4 Nhà D9 250 220 30
[Nguồn tài liệu: Phòng Kế hoạch KD và Ban quản lý dự án]
Không chủ động trong thi công, Do các công việc đã được phòng Kế hoạch
vật tư và quản lý dự án, phòng Kỹ thuật Công ty xây dựng theo biểu đồ tiến độ nên
phía nhà thầu sẽ chỉ làm theo quy trình đã được phê duyệt trước đó, không có sự
phối hợp thường xuyên giữa các bên. Nên trong suốt quá trình thi công không có sự
thay đổi quy trình thi công, biện pháp thi công để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Ví dụ: đối với công trình: “Hạ tầng cảnh quang dự án” có 200 địa điểm trồng
cây cho đẹp cảnh quang. Trong quá trình trồng cây, phải thi công thủ công, nhưng
nhà thầu chỉ bố trí lượng ít công nhân t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273291_9102_1951491.pdf