Luận văn Phát triển du lịch tỉnh Cà mau theo hướng bền vững

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 7

MỞ ĐẦU. 8

1. Lý do chọn đề tài.8

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.9

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .9

4. Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu .10

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu.10

6. Những đóng góp mới của luận văn .12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG. 13

1.1. Khái niệm và những nội dung liên quan .13

1.1.1. Khái niệm về du lịch .13

1.1.2. Sản phẩm du lịch .14

1.1.3. Các loại hình du lịch.14

1.1.4. Thị trường du lịch.14

1.1.5. Khách du lịch .15

1.1.6. Nguồn nhân lực du lịch .15

1.1.7. Xúc tiến du lịch .15

1.1.8. Khái niệm phát triển bền vững.15

1.1.9. Phát triển du lịch bền vững .16

1.2. Các yêu cầu phát triển du lịch bền vững .17

1.2.1. Hệ sinh thái.17

1.2.2. Hiệu quả .18

1.2.3. Công bằng.18

1.2.4. Bản sắc văn hoá.18

1.2.5. Cộng đồng .18

1.2.6. Cân bằng.18

1.2.7. Phát triển.18

1.3. Những nguyên tắc đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững.18

pdf126 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 2053 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch tỉnh Cà mau theo hướng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thành phố Cần Thơ khẳng định vị trí quan trọng của Cà Mau với cà vùng. Cùng với quyết định 492/QĐ-TTG ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này xác định đây là trung tâm dịch vụ, du lịch lớn của cả nước với tỷ trọng khối dịch vụ lên đến 45% năm 2020. Với những vị trí như trên, du lịch Cà Mau có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, có đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển du lịch chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như du lịch cả nước. - Thuận lợi: Nhìn chung, tài nguyên du lịch Cà Mau là phong phú, đặc sắc, có sức hấp dẫn cao, đặc biệt đối với thị trường trong nước, tài nguyên du lịch tự nhiên của Cà Mau khá phong phú, đa dạng với hai vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, hệ sinh thái đặc thù và đặc biệt là mũi Cà Mau - điểm cực Nam của tổ quốc. Được đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cần thiết cho ngành du lịch vận hành và phát triển phù hợp với xu thế chung của khu vực và cả nước; trong đó tập trung bảo vệ và tôn tạo tài nguyên môi trường và những giá trị văn hóa đặc thù của tỉnh. Hạ tầng giao thông cũng đã được đầu tư về cơ bản tương đối hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu du lịch trong tỉnh và liên tỉnh. Hạ tầng xã hội cũng được đảm bảo ngày càng tốt hơn. Vấn đề cấp điện đã được cải thiện trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch cũng như các ngành kinh tế khác. Việc cải thiện khả năng cấp điện và mạng lưới điện đã nâng lên mức kết hợp với nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học nhằm tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm điện năng, Tình hình cung cấp nước sạch là vấn đề quan trọng cũng đã được quan 53 tâm đầu tư nhằm phục vụ tốt, an toàn du khách, đồng thời góp phần ngăn ngừa dịch bệnh vốn là các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển du lịch. Nước sạch là vấn đề cấp thiết và quan trọng đối với nhu cầu của nhân dân và được người dân nhận thức ngày càng cao về vai trò của nước. Vì vậy việc kêu gọi, khích lệ người dân sử dụng và bảo vệ nguồn nước sạch không còn gặp những trở ngại như trước. Phát triển du lịch có định hướng là tập trung theo hướng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái thành một ngành dịch vụ quan trọng của tỉnh. Theo chương trình tổng thể phát triển du lịch Cà Mau giai đoạn 2005 – 2010 và định hướng 2020 sẽ tập trung triển khai thực hiện các quy hoạch bảo tồn, phát triển Khu du lịch sinh thái quốc gia rừng ngập mặn Mũi Cà Mau. Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh hạ, phát triển du lịch cụm đảo Hòn Khoai. - Khó khăn: Việc khai thác các tài nguyên cho phát triển du lịch ở Cà Mau còn nhiều hạn chế. Một số điểm tài nguyên hấp dẫn nhưng hầu như chưa được đầu tư khai thác. Một số điểm khác đã bắt đầu đưa vào khai thác nhưng quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế chưa cao. Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển thiếu bền vững là do sự yếu kém của cơ sở hạ tầng. Tính đến thời điểm này, hầu như chưa có một điểm du lịch hấp dẫn nào của Cà Mau có đường bộ tiếp cận được. Mặc dù có thể khai thác các điểm này thông qua mạng lưới đường thủy một cách tương đối thuận tiện và còn làm tăng độ hấp dẫn của các tour du lịch, song các tour đường thủy có giá thành cao hơn rất nhiều so với đường bộ do chi phí cho xe ô tô hoặc cho xe gắn máy. Điều này đã làm hạn chế lượng du khách đến các điểm du lịch của Cà Mau và phần nào làm nản lòng các nhà đầu tư. So với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cũng như với đa số địa phương trên cả nước nói chung, tỉnh Cà Mau còn nhiều khó khăn về điều kiện hạ tầng kỹ thuật, trong đó đặc biệt là vấn đề giao thông đường bộ. Đây là vấn đề quan trọng nhằm kết nối thuận tiện các tour du lịch ngoại tỉnh, khép kín tour du lịch nội tỉnh. Bên cạnh đó Cà Mau cũng cần nổ lực hơn nữa trong việc cải tạo mạng lưới giao thông đường thủy, vốn là thế mạnh đặc thù của địa phương. Vấn đề môi trường đang cũng còn là một vấn ngại lớn. Trước mắt, tuy ô nhiễm môi trường chưa phải là vấn đề bức xúc với Cà Mau, tuy nhiên trong tương lai gần, vấn đề này cần được quan tâm xử lý triệt để nhằm bảo vệ môi trường của địa phương đồng thời góp phần tăng sức hấp dẫn của môi trường du lịch Cà Mau. Một nguyên nhân nữa là do sự thiếu vắng một định hướng mang tính chiến lược cho khai hác tài nguyên, phát triển du lịch ở địa phương. Chính vì thiếu định hướng nên việc 54 khai thác tài nguyên ở đây mang tính tự phát là chủ yếu. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các sản phẩm du lịch ở đây còn nghèo nàn, chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên vốn có và việc xây dựng các sản phẩm ở một số điểm tài nguyên chưa hướng đến mục tiêu xa hơn là phát triển bền vững. 2.4. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau 2.4.1. Tổ chức các điểm và các loại hình du lịch 2.4.1.1. Vườn quốc gia U Minh Hạ Tại vườn quốc gia U Minh Hạ có thể thiết kế tour tham quan có kết hợp trải nghiệm và tìm hiểu về nghề truyền thống, có tính đặc thù địa phương như: gác kèo ong mật để du khách có dịp thưởng thức sản phẩm mật ong nổi tiếng của Cà Mau. Mặc dù những hoạt động đích thực với du lịch sinh thái còn rất hạn chế, tuy nhiên những hoạt động mang màu sắc du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên đã thu hút một lượng khách du lịch đáng kể, đặc biệt là sinh viên, học sinh, các nhà nghiên cứu. Ở U Minh Hạ, du khách có thể thuê thuyền bơi vào sâu trong rừng để câu cá. Vào mùa hè và những ngày cuối tuần có khá nhiều khách ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác về thưởng thức thú ẩm thực rừng và câu cá thư giãn. Mỗi vé 100.000đ, nếu may du khách có thể câu dính nhiều chú cá lóc hoặc cá bông trên dưới một ký, hoặc có khi nặng đến hai, ba ký là chuyện không hiếm. Ở U Minh Hạ, cá tự nhiên còn khá nhiều do rừng được bảo tồn nghiêm ngặt. Bạn sẽ có cảm giác thú vị khi ngồi dưới tán rừng tràm và lai rai cá lóc nướng trui hay rắn bông súng chấm muối hột đâm với ớt hiểm xanh. Rau rừng ở đây rất phong phú, du khách có thể tìm hái đọt choại, lá sen non, bông súng ma, rau mác, bông lục bình, đọt cóc kèn... hầu như có khắp nơi trong rừng. Rừng U Minh Hạ mỗi năm thu hút một lượng khách rất lớn bởi vẻ hoang sơ, dân dã. Tuy nhiên, tính an toàn của một số hoạt động trong tour tham quan rừng vẫn còn chưa cao làm cho khách đôi khi ngần ngại tham gia. 2.4.1.2. Vườn quốc gia Đất Mũi Đối với tour tham quan Đất Mũi, trên các tuyến đường sông từ Năm Căn đến Đất Mũi có thể tìm thêm những điểm dọc đường để du khách ghé tham quan như các làng nghề, chợ quê, cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở đóng ghe tàu, Loại hình tham quan tại Đất Mũi đang được du khách lựa chọn khá nhiều cho chuyến đi du lịch của mình. Được hòa mình cùng với thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống của chính 55 người dân nơi đây sẽ làm cho du khách cảm thấy hấp dẫn và tò mò hơn trong chuyến đi. Tuy nhiên, cách thức tổ chức tour và tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch đôi khi còn làm cho du khách có cảm giác thiếu an toàn khi tham gia các chương trình mạo hiểm như: len lõi vào rừng, tham quan cách nuôi ong, bản thân du khách tự chèo thuyền, Loại hình du lịch tham quan tại các điểm du lịch nói chung và Đất Mũi nói riêng đã mang lại doanh thu cho ngành du lịch rất lớn tại các điểm này vì đây là một loại hình du lịch truyền thống. Phù hợp với nhiều đối tượng, thời gan lưu trú tự do, chi phí tour cũng không cao vì du khách chỉ tham quan những tài nguyên sẵn có, ít sử dụng trí lực của đội ngũ nhân viên du lịch trong thiết kế tour hay các dịch vụ hỗ trợ kèm theo. Du lịch khám phá (Homestay) cũng đã được khai thác tại điểm du lịch này vì Homestay không phải là một từ xa lạ với nhiều “Tây ba lô” và khách du lịch nước ngoài. Ở Việt Nam, loại hình du lịch homestay là loại hình du lịch bước đầu đang phát triển. Trong những năm gần đây, tại khu vực phía Nam nói chung và Cà Mau nói riêng, loại hình du lịch này đã thu hút được sự quan tâm của du khách và tạo nhiều điều kiện cho cộng đồng tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch, giúp du lịch phát triển bền vững, Tuy vậy, homestay là loại hình du lịch có nhiều tiềm năng phát triển nhưng hiệu quả khai thác tạo Cà Mau vẫn còn rất thấp, do chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của loại hình du lịch này và công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, Đối tượng du khách đến tham quan đây mỗi năm một tăng lên. Vì vậy, trong tương lai ngành du lịch Cà Mau cần quan tâm hơn đến việc trùng tu, bảo vệ các tài nguyên để chúng có thể phục vụ nhu cầu du lịch của du khách một cách bền vững nhất. 2.4.1.3. Hòn Khoai Đến Hòn Khoai, ngoài việc du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ của những bãi biển đầy đá cuội tròn như trứng ngỗng, du khách còn có dịp leo núi, bang rừng, trực tiếp ngắm nhìn một thảm rừng nguyên sinh cực kỳ quý hiếm ở nước ta với hơn 1.000 loại thực vật (nhiều nhất là gỗ sao cùng) một quần thể động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Từ trên ngọn hải đăng, thông qua kính viễn vọng, du khách có thể được chiêm ngưỡng Hòn Đồi Mồi - một hòn đảo với một thảm thực vật xanh biếc trông như con đồi mồi đang bơi giữa biển xanh. Đặc biệt, bạn có thể hướng kính viễn vọng về mũi Cà Mau để một 56 lần trong đời chiêm ngưỡng từ xa cái mũi đất thiêng liêng của tận cùng Tổ Quốc, mà không dễ có ai ngắm được nếu không ra thăm Hòn Khoai. Ngày nay, du khách đến tham quan đảo Hòn Khoai để được chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình của rừng và biển, tìm hiểu phong trào khởi nghĩa chống Pháp của anh hung Phan Ngọc Hiển năm xưa. 2.4.1.4. Hòn Đá Bạc và bãi biển Khai Long Đến đây du khách có thể tham gia loại hình hình du lịch giải trí, thể thao. Loại hình này chủ yếu diễn ra trong thời gian ngắn, thu hút đối tượng chủ yếu là cư dân địa phương và một số khu vực lân cận. Hoạt động du lịch cuối tuần này có xu hướng phát triển đặc biệt là xu hướng hiện nay người lao động được nghĩ 2 ngày cuối tuần càng làm cho nhu cầu đi du lịch được đáp ứng. Đến thăm Hòn Đá Bạc là tour làm hấp dẫn thu hút du khách khắp nơi. Đến đây du khách có thể chụp ảnh, cắm trại, tắm biển, ngắm biển trời nước mênh mông, thưởng thức hải sản. Hòn Đá Bạc nằm trong eo biển hẹp với nhiều bãi gềnh đá chìm nổi theo thủy triều nên là nơi trú ẩn của nhiều loài hải sản. Vì vậy, nhiều du khách đến hòn Đá Bạc để câu cá làm thú vui thư giãn. Hòn Đá Bạc và bãi biển Khai Long là những nơi thu hút đông đảo khách tham quan, nghĩ mát, giải trí cuối tuần. Khách ngoại vùng đến Cà Mau để tham gia loại hình du lịch này không nhiều do một số hạn chế về đường hàng không với giá cả đắc đỏ và có những nơi khách cần dừng mà không có sân bay, đường thủy cũng không được du khách lựa chọn nhiều do mất khá nhiều thời gian trong quá trình di chuyển. Chủ yếu khách đến Cà Mau thăm các điểm này đa phần chọn phương tiện di chuyển bằng đường bộ. 2.4.1.5. Khu đa dạng sinh học lâm trường 184 Do được thiên nhiên ưu đãi, khu du lịch sinh thái Lâm ngư trường 184 đang có một hệ động thực vật phong phú và mang nét đặc trưng của hệt hống rừng ngập mặn mũi Cà Mau. Đến với lâm trường 184 du khách sẽ được đi xuyên rừng bằng một hệ thống đường xây luồn trong những cánh rừng đước 15 năm tuổi mát rượi. Du khách cũng có thể bơi xuồng vào sâu vô rừng để thưởng ngoạn khung cảnh rừng ngập mặn để thưởng ngoạn khung cảnh rừng ngập mặn đặc trưng của mũi Cà Mau. Ngoài ra, du khách còn được ngắm những chú khỉ xinh xắn sống theo đàn đu đưa trên những cành đước. Và chiều về khách sẽ được nghỉ trong những ngôi nhà thoáng mát sâu trong rừng và ăn những đặc sản của miền biển như: cá chẽm, cá dưa, cá bóp, 2.4.1.6. Các sân chim Các sân chim như: Tư Na - Năm Căn, Ngọc Hiển, và sân chim trong công viên văn 57 hóa Cà Mau đã thu hút một lượng du khách khá lớn với các loại hình như: tham quan thư giãn cuối tuần, tìm hiểu về đời sống của các giống chim cò. Ngoài ra, nơi đây còn là điểm đến cho những ai thích khám phá học tập và nghiên cứu. Các điểm tài nguyên quý giá này hoàn toàn có đủ điều kiện phát triển thành một điểm du lịch sinh thái có giá trị của Cà Mau. 2.4.1.7. Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Ở những thành phố du lịch nổi tiếng, người ta chủ động tạo ra đức tin để khai thác du lịch nhằm mang lại lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh du lịch. Du lịch tín ngưỡng - tâm linh luôn gắn với đức tin và hướng thiện. Nó khai thác yếu tố tôn giáo hoặc lịch sử dân tộc, tín ngưỡng dân gian. Nếu loại bỏ yếu tố mê tín dị đoan, loại bỏ những kẻ “buôn thần, bán thánh” thì đây là ngành hoạt động hướng con người đến điều tốt lành. Cà Mau cũng tận dụng lợi thế này ở một số địa phương để thu hút khách du lịch đặc biệt nổi bậc là lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc tổ chức vào ngày 13 – 16 tháng 2 Âm lịch hàng năm, lễ hội này ngày càng thu hút nhiều người tham gia từ các địa phương trong vùng. Cũng như nhiều nơi khác, lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc cũng là lễ hội cầu ngư: cầu cho biển lặng, gió hoà, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt an khang. Nhân dịp này ngư dân trong vùng, khách thập phương đến thắp hương, cúng tiền và hiện vật thờ tự rất đông,. Số tiền này niêm yết công khai, sau đó dùng vào việc tổ chức, khánh tiết và xây dựng tu bổ đền. Đến đây, du khách có thể tháp tùng cùng đoàn người ra khơi rước Cá Ông trên các con thuyền để hiểu thêm về văn hóa, lối sống của con người và vùng đất Cà Mau. Đến với lễ hội Nghinh Ông nói riêng và các lễ hội khác của người Khmer hay lễ vía Bà Thiên Hậu của tộc người Hoa Cà Mau. Du khách có thể tham gia bằng cách hóa trang theo những bộ lễ phục, hay y phục thường ngày của các tộc người, hòa mình vào không gian lễ hội như một người dân bản địa, tự do tìm hiểu, khám phá, so sánh nét độc đáo của nền văn hóa của Cà Mau với các nơi khác mà du khách đã từng đặt chân qua. Hiện nay, loại hình du lịch tìm hiểu về văn hóa - lễ hội đã và đang rất được du khách lựa chọn. Vì sự ham mê tìm tòi, học hỏi để bổ sung vào kho tàng tri thức cho mỗi bản thân cũng là một trong những yếu tố giúp chúng ta thành công hơn trong cuộc sống. Cùng với những bộn bề, lo toan của cuộc sống hiện đại đôi lúc làm cho con người cảm thấy căng thẳng. Tìm đến những nền văn hóa, các lễ hội sẽ giúp du khách thư giãn hơn trong chuyến tham quan của mình. 2.4.1.8. Các làng nghề Tham quan làng chiếu Tân Thành, nghề chế biến tôm khô và các nghề truyền thống 58 khác: Nói đến làng nghề truyền thống ở Cà Mau, có lẽ không ai không biết đến một nghề vốn đã tồn tại và nổi tiếng hàng mấy trăm năm qua, đó là nghề dệt chiếu. Những địa danh một thời làm nghề chiếu như: chiếu Tân Duyệt Đầm Dơi, chiếu Tân Lộc Thới Bình... nhưng nổi tiếng nhất vẫn là chiếu Tân Thành Cà Mau. Cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 6km, làng chiếu Cà Mau thuộc xã Tân Thành, thành phố Cà Mau, từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống. Nghề chiếu Cà Mau đã hình thành từ hàng trăm năm trước. Nghề dệt chiếu có nguồn gốc từ miền ngoài và truyền vào miền Nam khoảng từ thế kỷ 15, từ đời vua Lê Thánh Tôn chiến thắng Chiêm Thành. Từ đó đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, có lúc bị cạnh tranh dữ dội bởi các loại chiếu ni lông ngoại nhập, nhưng chiếu Cà Mau vẫn âm thầm, bền bỉ tồn tại. Bên cạnh đó còn có các làng nghề chế biến thủy hải sản truyền thống mang thương hiệu nổi tiếng như tôm khô Rạch Gốc, nghề làm tôm khô ở đây có từ những năm 30-40 của thế kỷ trước. Nghề này đặc biệt nhộn nhịp vào dịp giáp Tết. Không chỉ có mặt trong tỉnh, tôm khô Rạch Gốc còn “du lịch” khắp nơi trong nước, thậm chí còn được “xuất ngoại” qua con đường quà biếu. Nghề làm mắm cá, tôm và dưa bồn bồn là nghề phổ biến của người dân nơi đây. Cà Mau có rất nhiều loại mắm được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau như: Ba khía, cá sặc, cá lóc, tôm, nổi tiếng nhất là ba khía muối Rạch Gốc đã trở thành thương hiệu nổi tiếng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, là món ăn quen thuộc của người dân nơi đây. Đặc biệt món gỏi dưa bồn bồn, tôm xào bồn bồn, bồn bồn nấu canh đã được du khách rất thích thưởng thức. Nghề làm dưa bồn bồn ở Cà Mau hiện nay phát triển rất mạnh để bán ra các tỉnh trong cả nước, tạo thêm việc làm và giúp người dân có thêm thu nhập cao từ loại cây này. Đến thăm các làng nghề, du khách được trải nghiệm thực tế như tự mình có thể dệt chiếu tạo một sản phẩm cầm tay mang về hay được tận mắt chứng kiến người dân bản địa thể hiện từng công đoạn tạo ra món tôm khô ngon nổi tiếng, thưởng thức các đặc sản tươi ngon tại chỗ. Loại hình này cần sự tham gia góp sức của chính người dân tại vùng phát triển du lịch nên đòi hỏi người dân phải thật sự hiếu khách, hòa đồng và ít nhiều có trang bị một số kiến thức về văn hóa của đối tượng tham quan để đáp ứng đúng thị hiếu của họ nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động du lịch. Hiện ở Cà Mau loại hình này vẫn đang được đầu tư và thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế. 2.4.1.9. Thành phố Cà Mau và cụm khí điện đạm 59 Loại hình du lịch nghiên cứu (học tập) sẽ được đáp ứng cho du khách khi đến với thành phố Cà Mau và cụm khí điện đạm. Khách du lịch thương mại chủ yếu đến từ thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các thành phố lớn khác. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, thường kết hợp giữa đi công tác và du lịch. Loại hình này mang lại một doanh thu khá cao cho ngành du lịch bởi các đối tượng này có khả năng chi tiêu cho các hoạt động tham quan chính và cả các dịch vụ bỗ trợ cao cấp hơn. Tại thành phố Cà Mau, du khách còn có thể đi tham quan và tìm hiểu tại một số điểm du lịch như: Chùa Bà Mã Châu, Quan Âm Cổ Tự, Hồng Anh Thư Quán để được hiểu biết thêm về lối sống, văn hóa của cư dân nơi đây. 2.4.2. Lao động ngành du lịch Lao động ngành du lịch Cà Mau luôn có những biến động qua thời gian theo xu hướng tăng. Năm 2001 cả tỉnh có 570 lao động trong ngành du lịch. Năm 2006 tăng lên đạt 1.200 và năm 2009 lại tiếp tục tăng đến 2.600 lao động sau khi ngành du lịch được sát nhập với 2 ngành văn hóa và thể thao và năm 2012 có 3.168 lao động. Số lượng lao động ngành du lịch liên tục tăng là một tín hiệu đáng mừng cho du lịch Cà Mau. Tuy nhiên, lao động có chất lượng chuyên môn chưa được cải thiện nhiều, đa phần là lao động nghiệp dư, hoạt động bán thời gian. Số lượng lao động đang hoạt động đúng chuyên ngành du lịch còn ít. Bảng 2.2. Hiện trạng lao động du lịch tỉnh Cà Mau giai đoạn 2003 -2012 Đơn vị:người Năm Tổng LĐ Trình độ đào tạo ĐH – Trên ĐH Cao đẳng Chưa đào tạo LĐ khác Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2003 441 15 3,4 56 12,7 270 61,2 100 22,7 2004 445 15 3,4 60 13,5 270 60,7 100 22,5 2005 830 65 7,8 80 9,6 225 27,1 460 55,4 2006 1.200 70 5,8 85 7,1 545 45,4 500 41,7 2007 1.350 100 7,4 130 9,6 590 43,7 530 39,3 2008 1.400 120 8,6 130 9,3 585 41,8 565 40,4 2009 2.600 130 5,0 140 5,4 1.710 65,8 620 23,8 2010 2.600 130 5,0 140 5,4 1.710 65,8 620 23,8 2011 2.600 138 5,3 145 5,6 1.588 61,1 729 28,0 2012 3.168 152 4,8 198 6,3 2.278 71,9 540 17,0 60 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau Chính số lượng và chất lượng lao động đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của dịch vụ du lịch. Lao động ngành du lịch bao gồm lao động trực tiếp và gián tiếp và ở Cà Mau lao động gián tiếp vẫn chiếm số lượng lớn hơn lao động trực tiếp với tỷ lệ khoảng 1/2,2. Tuy nhiên, lao động trực tiếp vẫn phải tiếp tục bổ sung về số cũng như chất lượng mới đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động du lịch. Trong tổng lao động ngành, trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp khoảng 3,4% năm 2003 đến năm 2012 tăng lên đạt 4,8% lao động có trình độ đại học và 6,3% trình độ cao đẳng. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Cà Mau. Biểu đồ 2.1. Trình độ lao động trong lĩnh vực du lịch tỉnh Cà Mau giai đoạn 2003-2012 Lao động chưa qua đào tạo tuy có giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao năm 2004 là 60,7% đến năm 2005 chỉ còn 27,1%, năm 2009 tăng đột biến trở lại chiếm 65% do số lượng lao động ngành nhiều đến 1.710 người, năm 2012 vẫn còn cao 71,9% với số lượng lao động là 3.168 người. Đối tượng lao động chưa qua đào tạo làm cho chất lượng đội ngũ 61 lao động ngành thấp và điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động du lịch của tỉnh. Tính chuyên nghiệp, vốn kiến thức, khả năng xử lý nhanh nhạy các tình huống, sẽ góp phần làm hài lòng khách du lịch nên họ sẵn sàng bỏ một chi phí cao để đi tour mà không thấy tiếc và rất có khả năng họ sẽ quay lại lần thứ 2, thứ 3 cùng với những bạn bè khác thông qua sự quảng bá gián tiếp từ chính những du khách đã có một ấn tượng thật tốt đẹp về những quan cảnh và con người Cà Mau. 2.4.3. Đầu tư trong du lịch 2.4.3.1. Đầu tư trong nước Ngành du lịch Cà Mau đã tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch với nhiều thành quả đáng mừng. Dựa trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2005 đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 tỉnh đã tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch thời kỳ 2001- 2008 với tổng số vốn 77 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ hạ tầng du lịch của Tổng cục Du lịch. Các khu vui chơi, giải trí như công viên Hùng Vương, Nhà thiếu nhi, Lâm viên 19 tháng 5 và các dịch vụ đi kèm đã và đang được đầu tư thêm hoàn chỉnh tại các khu, điểm du lịch nhằm thu hút khách và tăng thêm chi tiêu của khách tạo doanh thu cao cho ngành. Đầu tư nguồn vốn để trùng tu, tôn tạo các khu di tích, mở các tuyến đường giao thông tạo sự thuận lợi trong quá trình tham quan của du khách. Tỉnh đã hoàn thành và bàn giao đường nội bộ khu chứng tích Mỹ Ngụy Hải Yến – Bình Hưng; tuyến đường bộ Khai Long – Đất Mũi đã được hoàn thành tạo thêm một loại hình giao thông ngoài đường thủy để du khách có thể chọn lựa tùy theo sở thích và thời gian họ có trong chuyến đi. Khu di tích bến Vàm Lũng, khu căn cứ tỉnh ủy Xẻo Đước được chính quyền địa phương các cấp không ngừng trùng tu để đưa vào khai thác du lịch một cách hiệu quả nhất. Dự án quy hoạch đầu tư phát triển các khu điểm du lịch trọng tâm của tỉnh như khu du lịch sinh thái Khai Long cũng được tiến hành với diện tích 76 ha, vốn đầu tư 24 tỷ đồng. Tỉnh cũng đã tập trung nguồn vốn thực hiện lập dự án quy hoạch mở rộng khu du lịch đảo Hòn Khoai, vườn quốc gia U Minh Hạ, Mũi Cà Mau, khu du lịch biển Cồn Ông Trang,. Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đều được đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước. Còn lại việc xây dựng các nhà hàng, khách sạn thì chủ yếu bằng nguồn vốn do các doanh nghiệp tự huy động. Năm 2012, tỉnh Cà Mau dành gần 30 tỷ đồng để đầu tư, phát triển các cụm đảo, khai 62 thác tiềm năng, lợi thế du lịch, chủ yếu là du lịch sinh thái. Tỉnh đã dành khoảng 11 tỷ đồng mở rộng các hạng mục công trình Hòn Đá Bạc và khoảng 17 tỷ đồng cho công tác quy hoạch, khảo sát, thiết kế, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho Hòn Khoai, trong đó tập trung cho hạ tầng giao thông. 2.4.3.2. Đầu tư ngoài nước Tất cả các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh Cà Mau đều được hưởng các ưu đãi như: được miễn tiền thuê đất, mặt nước 15 năm đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư; được miễn tiền thuê đất, mặt nước 11 năm đối với các dự án khác. Chính vì vậy hiện nay các ngành kinh tế của tỉnh nói chung và ngành du lịch nói riêng đã mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh phát triển trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, hiện du lịch Cà Mau vẫn chưa thật sự thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài. Vẫn còn có những dự án treo hoặc còn nằm trên giấy. 2.4.4. Công tác quản lý của Nhà nước về du lịch Các cấp chính quyền tỉnh Cà Mau đã thực hiện công tác quản lý, điều hành của mình trên cơ sở các văn bản của Chính phủ về phát triển du lịch, chương trình hành động quốc gia về du lich. Ngành du lịch Cà Mau đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch Cà Mau các giai đoạn 2000 – 2005 và 2006 – 2010; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chương trình phát triển tổng thể du lịch Cà Mau giai đoạn 2005 – 2010 và định hướng đến năm 2020. Tỉnh cũng đã sơ tổng kết, thống kê những số liệu để so sánh qua các giai đoạn phát triển của ngành du lịch để có những định hướng giải pháp phù hợp để đẩy mạnh phát triển ngành trong những năm tiếp theo. Tỉnh cũng đã huy động mọi nguồn lực xã hội để khai thác hiệu quả các tiềm năng có thể phục vụ cho du lịch, đưa du lịch trở thành ngành dịch vụ quan trọng, góp phần tăng sự đóng góp của ngành vào GDP của tỉnh, cải thiện đời sống nhân dân đặc biệt là cư dân địa phương nơi có tài nguyên khai thác phục vụ du lịch. Vấn đề an ninh trật tự trong các khu, điểm du lịch cũng đã được quan tâm, siết chặt đảm bảo tính an toàn cho du khách khi tham gia các hoạt động du lịch. Các cấp lãnh đạo cũng đã phối hợp với các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh thậm chí là ở các nước như Trung Quốc, Sing

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_28_3782417747_4248_1871464.pdf
Tài liệu liên quan