LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT . iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.v
DANH MỤC CÁC HÌNH. vi
MỞ ĐẦU.1
1. Lí do chọn đề tài.1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.6
4. Giới hạn nghiên cứu.7
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.7
6. Những đóng góp chính của đề tài . 10
7. Cấu trúc của luận văn . 10
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI. 12
1.1. Cơ sở lí luận. 12
1.1.1. Tổng quan về trang trại và kinh tế trang trại.12
1.1.2. Những đặc trưng của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường.18
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại.20
1.2. Cơ sở thực tiễn . 23
1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam và vùng
Đồng bằng Sông Hồng .23
118 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,49 205,85 1,62 7,95
1.5 Đất nông nghiệp khác 6,38 0,05 6,38
2 Đất phi nông nghiệp 3420,21 19,78 3907,41 22,57 487,20
2.1 Đất ở 492,74 14,41 594,63 15,22 101,89
2.2 Đất chuyên dùng 1658,39 48,49 2052,63 52,53 394,24
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 15,43 0,45 13,76 0,35 -1,67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
41
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa
địa
139,51 4,08 148,08 3,79 8,57
2.5
Đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng
1114,14 32,58 1098,31 28,11 -15,83
3 Đất chưa sử dụng 614,37 3,55 693,27 4,00 78,90
(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Lập Thạch)
Nhìn chung huyện có nhiều đơn vị đất đai chính có tính chất khác nhau, phân
bố ở cả vùng bằng và vùng dốc, cho phép phát triển hệ sinh thái đa dạng với nhiều
loại cây trồng có giá trị.Từ đó thúc đẩy sự phát triển của một số hình thức trang trại.
Hình 2.2: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Lập Thạch năm 2013
2.1.1.4. Tài nguyên khí hậu
Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió, nhiệt độ trung bình từ 22°C,
số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ, lượng mưa trung bình
1.500-1.800 mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 84%. Khí hậu Lập Thạch được
chia làm 4 mùa rõ rệt. Mưa nhiều vào mùa hạ gây úng lụt vùng trũng do nước từ
các dãy núi lớn, như Tam Đảo, và từ sông Lô, sông Đáy trút vào đồng chiêm,
nhiều khi tràn ngập ra cả đường liên huyện, liên xã gây ngập lụp một số cụm dân
cư tại các xã. Mùa đông khí hậu khô hanh.
64,08%
34,2%
1,62%
0,05%
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất khác
Năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
42
Nhìn chung điều kiện khí hậu của huyện tương đối thuận lợi cho việc phát
triển ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Từ đó tạo điều kiện hình thành và phát
triển các mô hình kinh tế trang trại.
2.1.1.5. Tài nguyên nước
- Tài nguyên nước mặt: Phía Nam và phía Đông huyện Lập Thạch có sông
Phó Đáy ngăn cách huyện Vĩnh Tường và huyện Tam Dương, hệ thống sông Lô
với tổng lưu lượng khá lớn. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các ao hồ phục vụ cho
hoạt động sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn.Tuy nhiên lượng nước chủ yếu tập
trung vào mùa mưa, mùa khô chỉ chiếm 10% tổng lượng dòng chảy.Ngoài ra trên
địa bàn huyện còn có Hồ Vân Trục một hệ thống có ý nghĩa quan trọng đối với sản
xuất nông nghiệp của huyện.
Qua đó ta thấy tài nguyên nước của huyện khá dồi dào thuân lợi cho phát
triển nông nghiệp.
2.1.1.6. Tài nguyên sinh vật
Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2014 đất lâm nghiệp có rừng toàn
huyện là 3551,42 ha, chiếm 20,52% tổng diện tích tự nhiên.
Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án
trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được người dân hưởng ứng tham
gia nhiều đến việc trồng rừng, kết hợp với phát triển kinh tế vườn đồi, do đó thảm
thực vật rừng ngày càng phát triển.
Về động vật: do rừng tự nhiên bị khai thác và chủ yếu hiện nay là rừng
trồng nên động vật rừng còn lại không nhiều, gần đây động vật rừng đang phát
triển trở lại, tuy nhiên số lượng các loài thú không nhiều.
2.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động
Dân số trung bình năm 2014 là 128.697 người, trong đó thành thị có 18.515
người (chiếm 14,54% dân số toàn huyện), nông thôn 106.257 người, chiếm 89,46%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
43
Mật độ dân số trung bình 686 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều
theo đơn vị hành chính. Mật độ dân số cao nhất là thị trấn Lập Thạch (1904
người/km2), tiếp đến là xã Triệu Đề (1329 người/km2). Thấp nhất là xã Vân Trục
(369 người/km2).
Bảng 2.3: Dân số và mật độ dân số huyện Lập Thạch năm 2014
Đơn vị hành chính
Diện tích
(Km2 )
Dân số
(Người)
Mật độ dân số
(Người/ Km2)
Tổng số 173 128697 743
1. T.T Lập Thạch 4.15 7905 1904
2. TT.Hoa Sơn 4.96 5464 1101
3. Quang Sơn 10.98 5805 528
4. Ngọc Mỹ 15.54 5785 372
5. Hợp lý 7.62 4838 634
6. Bắc Bình 11.30 6782 600
7. Thái Hoà 7.60 7396 973
8. Liễn Sơn 10.29 5983 586
9. Xuân Hoà 13.22 9064 686
10. Vân Trục 12.20 4512 369
11. Liên Hoà 7.64 6171 811
12. Tử Du 9.87 6330 641
13. Bàn Giản 5.76 4675 811
14. Xuân Lôi 7.44 6269 847
15. Đồng ích 12.46 10838 869
16. Tiên Lữ 5.12 4332 846
17. Văn Quán 7.14 5265 737
18. Đình Chu 4.32 4636 1078
19. Triệu Đề 5.86 7788 1329
20. Sơn Đông 9.61 8822 918
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Lập Thạch)
Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2014 là 68.556 người chiếm trên 53%
tổng dân số. Trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có 53.081 người (chiếm
75,65%), lao động công nghiệp - xây dựng 7.228 người (chiếm 11,37%) còn lại là
lao động thương mại - dịch vụ chiếm 12,98% với 8.247người.
Trên địa bàn huyện có 7 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Dao, Cao Lan,
Sán Dìu, Tày, Nùng, Hoa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
44
Qua đó ta thấy lực lượng lao động trên địa bàn huyện là khá dồi dào tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên chất lượng lao động
nhìn chung còn thấp, lao động phổ thông chiếm trên 78%. Lực lượng lao động
có chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 22%. Từ đó ảnh hưởng đến việc tiếp thu
và ứng dụng KHKT vào sản xuất.
Hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới đạt 85 - 87,5%. Hiệu
quả lao động nhìn chung còn thấp từ đó ảnh hưởng đến năng suất ngành nông
nghiệp cũng như sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại.
2.1.2.2. Cơ sở hạ tần cơ sở vật chất kĩ thuật của huyện
Mạng lưới điện:
Bảng 2.4: Thực trạng hệ thống điện huyện Lập Thạch
Số
TT
Địa phương
Chiều dài đường dây (km) Trạm biến áp
Cao,
trung thế
Hạ thế 0,4KV
Số lượng
(trạm)
Công suất
(KVA)
1 TT Lập Thạch 2,66 9,465 11 50 - 560
2 Xã Vân Trục 3,01 3 180
3 Xã Xuân Hoà 4,9 4 180
4 Xã Liễn Sơn 4,62 3 180 - 250
5 TT Hoa Sơn 1,795 4 100 - 320
6 Xã Thỏi Hoà 3,36 7 160 - 320
7 Xã Văn Quán 19,6 11,365 6 180 - 250
8 Xã Đình Chu 2,647 8,645 3 180 - 320
9 Xã Triệu Đề 9,87 4 180 - 250
10 Xã Sơn Đông 5,416 5 180 - 320
11 Xã Bàn Giản 0,608 3 160 - 250
12 Xã Tử Du 2,91 3 180 - 250
13 Xã Liên Hoà 1,33 4 180
14 Xã Đồng ích 5,095 4 250 - 320
15 Xã Hợp Lý 2,87 3 180
16 Xã Ngọc Mỹ 10,15 8 100 - 250
17 Xã Quang Sơn 3,71 4 100 - 250
18 Xã Xuân Lôi 2,53 5 100 - 320
19 Xã Tiên Lữ 3,602 3 160 - 250
Tổng 90,683 29,475 87 50 - 560
(Nguồn: Chi nhánh điện Lập Thạch)
Hệ thống điện cao thế và hạ thế huyện Lập Thạch cơ bản được xây dựng đáp
ứng nhu cầu sử dụng điện cho phát triển sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, 20/20
xã, thị trấn, 100% thôn bản và 100% số hộ đã được sử dụng điện lưới quốc gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
45
Lưới điện cao thế có 2 loại đường dây: đường 10KV có tổng chiều dài
68,91 km; đường dây 35KV có tổng chiều dài 21,773 km. Toàn huyện có 76 trạm
hạ thế với tổng dung lượng 15.870 KVA. Dây hạ thế 0,4KVA có chiều dài tổng
cộng 29,475 km.
Với những điều kiện đó đã tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho sự phát
triển kinh tế trang trại của huyện.
Mạng lưới giao thông:
Trên địa bàn huyện có một số tuyến đường sau:
- Đường Quốc lộ, tỉnh lộ: có chiều dài 75 km hiện đã cứng hóa 74 km, đạt
99%. Đường Quốc lộ lộ 2C (Km37.cầu Liễn Sơn - Km 49+700.Quang Sơn) có
chiều dài 13km, mặt đường nhựa, bê tông hóa 100%. Đường tỉnh lộ 305 (cầu Bến
Gạo - TT.Lập Thạch) dài 11km, mặt đường nhựa, bê tông hóa 100%. Đường tỉnh
lộ 306 (cầu Bì La - TT.Lập Thạch) dài 8km đã nhựa và bê tông hóa 100%. Đường
tỉnh lộ 307 (Thái Hòa - TT.Lập Thạch) dài 15km đã nhựa và bê tông hóa 100%.
Đường tỉnh lộ 305 C (Xuân Lôi - Phú Hậu) dài 11km đã nhựa và bê tông hóa
100%. Đường đê kết hợp giao thông (Triệu Đề - Liễn Sơn) dài 17km đã nhựa và
bê tông hóa được 16km (94%), còn lại 1km là đường cấp phối.
- Đường huyện: gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 87,7km.Hiện nay đã cứng
hóa được 50,3km (57%). Một số tuyến đường như đường Xuân Hòa - Bắc Bình
- Hợp Lý; Hợp Lý - Ngọc Mỹ; Tử Du - Liên Hòa - Liễn Sơn cơ bản đã thi công
xong phần nền và cống thoát nước và đang thi công phần kết cấu mặt.
- Đường xã, thị trấn: Hiện nay các tuyến đường do xã, thị trấn quản lý là
839,8km (bao gồm cả 285,5km đường ra đồng, lên đồi). Trong đó đường giao
thông nông thôn 554,3km, đã cứng hóa được 202,34km đạt 36,5% còn lại là
đường đất 351,6km (chiếm 63,5%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
46
Mặc dù đã được quan tâm đầu tư và huy động nhân dân đóng góp nhưng
do tính chất huyện miền núi, các điểm dân cư không tập trung do đó khối lượng
đường giao thông nông thôn lớn nên tỷ lệ đường được nhựa hoá và bê tông hoá
còn thấp, mặt khác tổng vốn đầu tư hàng năm của tỉnh và huyện cho các công
trình giao thông rất thấp so với tổng nhu cầu đầu tư cho các công trình giao thông
trên địa bàn, chỉ chiếm khoảng từ 5-8% .Đó là một trong những khó khăn mà
trong quá trình phát triển kinh tế trang trại của huyện cần quan tâm.
Ngoài ra hiện nay trên địa bàn huyện đã có hệ thống đường cao tốc chạy
qua thuận lợi trong quá trình giao thương với Hà Nội mở rộng thị trường.
Thủy lợi
- Hệ thống hồ, đập: Trên địa bàn huyện Lập Thạch có 106 hồ đập lớn nhỏ
với tổng diện tích 216,01 ha; tổng dung tích 5027198,5 m3 với khả năng tưới
4651,98 ha. Ngoài các hệ thống trên còn có hệ thống hồ Vân Trục với diện tích
trên 200 ha do công ty thủy lợi Lập Thạch quản lý.
- Trạm bơm tưới: Lập Thạch có 37 trạm bơm cố định có công suất máy từ
22 - 33kw, lưu lượng nước từ 350 - 900 m3/h. Diện tích tưới tiêu chủ động là
4575,75 ha (đạt 79,50%). Diện tích chưa có công trình thủy lợi là 991,69 ha. Đất
bán đồi màu không có khả năng tưới là 187,88 ha.
- Hệ thống kênh mương.
+ Trên địa bàn huyện có 444,53 km kênh mương. Trong đó kênh cấp 1 là
22,18 km đã được kiên cố hóa do 2 Công ty (Công ty TNHH một thành viên thuỷ
lợi Lập Thạch và Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn) quản lý. Kênh
chính cấp 3 loại 1 có 197,25 km đã kiên cố hóa được 63,75 km (32,31%); kênh
nhánh cấp 3 loại 2 có 225,1 km và đã kiên cố hóa 12,05 km (5,35%).
Công tác thuỷ lợi luôn được cấp uỷ và chính quyền các cấp quan tâm chỉ
đạo như: Tu bổ đê, kè, cống, phòng chống lụt bão, đã đảm bảo an toàn cho tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
47
mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão.Mang lại hiệu quả tích cực
trong sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển kinh tế trang trại.
Nhìn chung CSHT và CSVCKT của huyện cơ bản đáp ứng những yêu cầu
của sự phát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình và trình độ
phát triển kinh tế- xã hội có những khó khăn nhất định ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế trang trại mà các cấp ủy, chính quyền cần quan tâm và có hướng
giải quyết để sự phát triển kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao hơn
2.1.2.3. Nguồn vốn, thị trường
a. Nguồn vốn
Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển và phân bố nông
nghiệp, nhất là đối với sự phát triển của trang trại. Giai đoạn 2010 - 2014 tổng
số vốn đầu tư cho ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là 300.482 triệu đồng,
trong đó có 83.274 triệu đồng là đầu tư cho trang trại. Hiện nay trên địa bàn
huyện đã triển khai các chương trình nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp,
nông thôn thông qua các dự án được tài trợ như: chương trình phát triển trang
trại, dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển
chương trình khí sinh học, chương trình phát triển HTX, . Hiện nay, tỉnh vẫn
đang cố gắng thu hút vốn đầu tư của cả trong và ngoài nước nhằm tạo động
lực tốt nhất không chỉ cho riêng sản xuất nông nghiệp mà cho cả sự phát triển
KT - XH của tỉnh. Từ đó đóng góp không nhỏ cho sự phát triển KTTT của tỉnh.
b. Thị Trường
Với đặc điểm về vị trí địa lí là tiếp giáp với Tuyên Quang và Tp Việt Trì,
cách trung tâm Tp khoảng 40km và chỉ cách Hà Nội 80km. Dân sô là 118.772
người (2014), trên địa bàn huyện có khá nhiều dân tộc sinh sống. Tạo ra thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
48
trường tiêu thụ sản phẩm một cách đa dạng. Thị trường là một yếu tố quan trọng
giúp các chủ trang trại xác định hướng sản xuất một cách phù hợp.
2.1.2.4. Khoa học- kĩ thuật
Cuộc cách mạng KHKT trong nông nghiệp đã giúp tạo ra bước chuyển lớn
trong phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như các hình thức TCLTNN trong đó
có hình thức TT.Nhờ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KHKT trong
sản xuất nông nghiệp mà các hình thức trang trại hoạt động với qui mô lớn hơn. Bên
cạnh việc ứng dụng các thành tựu KHKT công nghệ vào sản xuất thì việc đầu tư cơ
sở vật chất như: các công trình thủy lợi (các hồ chứa nước, hệ thống kênh mương),
công tác hóa học hóa (sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu), công nghệ sinh học
(giống mới được ứng dụng vào sản xuất) được tăng cường và ứng dụng rộng rãi.
Những yếu tố này góp phần nâng cao năng xuất cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy sự
phát triển KTTT theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
của các TT. Cụ thể trên địa bàn huyện một số TT chăn nuôi đã áp dụng công nghệ
sinh học vào sản xuất đó là sử dụng bigas, giúp làm giảm ô nhiễm môi trường, tăng
hiệu quả kinh tế. Đưa một số giống vật nuôi mới, nhập ngoại vào sản xuất thay thế
cho các con giống truyền thống (lợn, gà, bò,..), phát triển mô hình trồng cây ăn quả
đặc sản( Thanh long ruột đỏ, chanh tứ quý,).
2.1.2.5. Cơ chế, chính sách
Đường lối chính sách đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong quá trình định
hướng và phát triển KTTT.Trên địa bàn huyện lãnh đạo các cơ quan, sở ban
ngành liên quan đã đưa ra những đường lối chính sách cụ thể để phát triển ngành
nông nghiệp nói chung và phát triển kinh tế TT nói riêng như: chính sách hỗ trợ
giống mới vào sản xuất, chuyển giao chương trình IPM góp phần nâng cao nhận
thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để giảm chi phí sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
49
xuất, xây dựng các mô hình chăn nuôi mới nhừm giảm chi phí sản xuất và bảo
vệ môi trường, giao đất giao rừng cho người dân, chính sách tín dụng. Trong đó
chính sách tín dụng, ưu đãi về vốn đã góp phần tích cực vào việc phát triển sản
xuất kinh doanh của các TT trên địa bàn huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
51
Hình 2.3: Bản đồ nguồn lực phát triển trang trại huyện Lập Thạch
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lập Thạch giai đoạn
2010- 2014
2.2.1. Khái quát chung về phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lập Thạch
Cùng với sự phát triển nông nghiệp của cả nước. Trong những năm qua
huyện Lập Thạch chủ trương mở rộng phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh
tế TT nhằm khai thác tối đa tiềm năng về lao động, đất đai và nguồn vốn, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, từng bước hình thành các vùng tập
trung theo hướng sản xuất hàng hóa, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường áp
dụng KHKT, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Sự hình thành kinh tế TT theo diễn biến chung của toàn tỉnh và cả nước,
trong những năm vừa qua mô hình kinh tế TT phát triển nhanh về cả quy mô và
số lượng, đa dạng về loại hình khai thác được nguồn lực của vùng. Đến năm 2014
toàn huyện đã có 86 TT với 5 loại hình: TT trồng trọt, TT chăn nuôi, TT thủy
sản, TT lâm nghiệp, TT tổng hợp. Trong đó TT chăn nuôi là loại hình phát triển
mạnh mẽ nhất.
2.2.1.1. Số lượng và loại hình trang trại trên địa bàn huyện
Trong những năm gần đây số lượng trang trại trên địa bàn huyện không
ngừng tăng về cả số lượng và loại hình.
Bảng 2.5: Số lượng trang trại trên địa bàn huyện qua các năm
Đơn vị tính: Trang trại
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng số trang trại 67 23 33 47 86
TT chăn nuôi 67 20 25 32 54
TT thủy sản 2 4 8 17
TT lâm nghiệp 1 1 1 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
52
TT tổng hợp 3 6 13
TT trồng trọt 1
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Lập Thạch)
Qua bảng số liệu cho thấy số lượng TT trên địa bàn huyện có xu hướng
tăng từ 2010- 2014, tăng từ 67 TT lên 86 TT tăng 19 TT và tăng 1,3 lần. Năm
2010 huyện có 67 TT đạt tiêu chí được công nhận là trang trại theo quy định tại
Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ Nông
nghiệp - Tổng cục Thống kê và Số 74/2003/TT-BNN, ngày 04 tháng 07 năm 2003
sửa đổi, bổ sung Mục III của Thông tư liên tịch69/2000/TTLT/BNN-TCTK. Nhưng
đến năm 2011 số lượng TT giảm đi rõ rệt do tiêu chí xác định TT thay đổi theo thông
tư số 27 của Thủ tướng chính phủ, từ năm 2011 đến 2014 sau khi bắt nhịp với tiêu
chí mới số lượng TT của huyện tăng nhanh đáng kể tăng từ 23 TT lên 86 TT tăng 63
TT và tăng 3,7lần.Đây là tín hiệu đáng mừng đối với ngành nông nghiệp của huyện.
Nó cho thấy mặc dù kinh tế trong những năm qua có nhiều biến động nhưng số lượng
TT vẫn tăng nhanh. Có được kết quả như vậy là nhờ chủ trương của Đảng và nhà
nước đã tạo mọi điều kiện để người dân phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm
cho người dân ở nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
53
Hình 2.4: Số lượng trang trại huyện Lập Thạch giai đoạn 2010- 2014
2.2.1.2. Một số tiêu chí đánh giá KTTT huyện Lập Thạch
Bảng 2.6: Một số tiêu chí phát triển của trang trại huyện Lập Thạch
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng số TT 23 33 47 86
Tổng diện tích (ha) 40 55 85 134,2
Vốn (triệu đồng) 50,123 60,345 69,123 83,274
Lao động (người) 170 256 387 769
Giá trị SPHH (triệu đồng) 23,951 40,567 58,435 150,649
(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Lập Thạch)
Qua bảng số liệu cho thấy số lượng trang trại trên địa bàn huyện có xu
hướng tăng và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.
Trong những năm qua mặc dù có nhiều biến động về kinh tế ảnh hưởng đến sự
phát triển của kinh tế trang trại như: kinh tế suy thoái, các cơ chế chính sách hỗ
67
23
33
47
86
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
2010 2011 2012 2013 2014
Trang trại
Năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
54
trợ còn nhiều hạn chế, giá cả bấp bênh, thị trường tiêu không ổn định nhưng
kinh tế trang trại vẫn phát triển và tăng cả về qui mô, số lượng và chất lượng sản
phẩm, qui mô tăng từ 40 ha năm 2011 lên 134,2 ha năm 2014, về số lượng tăng
từ 23TT lên 86TT, giá trị SPHH tăng từ 23.951 triệu đồng/năm năm 2011 lên
150.649 triệu đồng/năm năm 2014, trung bình giá trị SPHH bình quân một trang
trại tăng từ 1.0413,4 triệu đồng/năm, năm 2011 lên 1.751,7 triệu đồng/năm năm
2014. Các chủ trang trại đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc điều hành và
quản lý tổ chức hoạt động sản xuất cũng như lựa chọn hình thức sản xuất để khai
thác tốt hơncác nguồn lực hiệncó.
Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần khai thác tốt tiềm năng đất đai và
nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhất là đối với một huyện miền núi như Lập
Thạch, giảm thời gian lao động nông nhàn. Trong quá trình phát triển kinh tế TT
trên địa bàn huyện cũng gặp những khó khăn nhất định ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất, hiệu quả kinh tế của các TT như: thiếu đất để mở rộng sản xuất đến
năm 2014 tổng số đất gia cho các TT với đạt 134,2ha thấp hơn nhiều so với các
huyện khác trong tỉnh như Vĩnh Tường là 491ha đất đai chưa được giao sử dụng
lâu dài khiến các chủ TT còn e ngại trong quá trình đầu tư.
2.2.2. Kết quả sản xuất của các mô hình KTTT trên địa bàn huyện Lập Thạch
2.2.2.1. Loại hình sản xuất
Bảng 2.7: Số lượng và các loại hình trang trại huyện Lập Thạch năm 2014
Chỉ tiêu
Tổng
số
Loại trang trại
Chăn
nuôi
Thủy sản
Lâm
nghiệp
Tổng
hợp
Trồng
trọt
Xã Quang Sơn 31 29 2
Xã Đình Chu 2 2
Xã Xuân Lôi 1 1
Xã Liên Hòa 4 3 1
Xã Văn Quán 7 1 6
Xã Triệu Đề 6 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
55
Xã Bản Giản 8 7 1
Xã Ngọc Mỹ 3 1 1 1
Xã Đồng Ích 16 5 10 1
Xã Tiên Nữ 8 2 2 4
Cộng 86 54 17 1 13 1
(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Lập Thạch)
Trong những năm gần đây nông nghiệp, nông thôn nước ta đã và đang có
sự chuyển dịch theo hướng tích cực là đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và từng
bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, cân đối với trồng trọt. Sự
phát triển nông nghiệp và kinh tế TT của huyện không nằm ngoài quy luật đó.
Qua điều tra đánh giá 05 loại hình trang trại trên địa bàn huyện Vĩnh Tường cho
thấy: Loại hình trang trại chăn nuôi là loại hình trang trại phát triển nhất chiếm
62,8% tổng số các trang trại của huyện và được đánh giá là có thu nhập cao, rủi
ro cũng khá cao, điểm mạnh của loại hình này chính là sự kết hợp thành chuỗi
trong sản xuất trong đó chăn nuôi là chủ đạo, kết hợp nuôi thả cá và trồng cây
ăn quả hay còn gọi là mô hình VAC hoặc VACR; trang trại thủy sản chiếm 19,7%
tổng số trang trại; trang tổng hợp chiếm15,1%, chiếm tỉ trọng ít nhất là TT trồng
trọt và TT lâm nghiệp với 1,2%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
56
Hình 2.5: Số lượng và các loại hình trang trại huyện Lập thạch năm 2014
a. Trang trại chăn nuôi
Theo kết quả điều tra trong cơ cấu TT năm 2014 có tới 54 TT chăn nuôi
chiếm 62,8% tổng số TT của huyện. Đây là loại hình TT phát triển mạnh nhất
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện với
phương án lấy ngắn nuôi dài, sản xuất đa dạng sản phẩm hàng hóa.Trong đó TT
chăn nuôi gia cầm chiếm (45%), TT lợn chiếm (40%) và các TT chăn nuôi khác.
TT chăn nuôi tập trung nhiều nhất ở xã Quang Sơn với 29 TT chiếm 53,7% TT
của huyện. Tuy có nhiều lợi thế về phương án sản xuất đa dạng, ổn định, nhưng
theo đánh giá nghiên cứu từ thực tế cho thấy loại hình sản xuất chăn nuôi kết hợp
đa dạng về sản phẩm nên còn ảnh hưởng đến mức độ chuyên môn hóa, sản phẩm
và vốn đầu tư còn phân tán và đối với chăn nuôi lợn, gia cầm cần có biện pháp
đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thực hiện mô hình BIOGAS nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường tận dụng được nguồn chất thải phục vụ cho đun nấu và thắp
sáng của hộ.
b. Trang trại thủy sản
Lập Thạch là một huyện có thế mạnh về diện tích mặt nước nuôi trồng
54
17
13
1 1
0
10
20
30
40
50
60
Chăn nuôi Thủy sản Tổng hợp Lâm nghiệpTrồng trọt Loại hình
Số lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
57
thủy sản, ở đây có khá nhiều hồ và có một số xã nằm dọc theo sông Lô là điều
kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên vì nhiều lí do khác
nhau như các chủ TT kết hợp chăn nuôi với nuôi trồng thủy sản và trồng trọt
nhằm tận dụng đất đai và nguồn lao động vì vậy mà các TT của huyện chưa phát
triển tương xứng với tiềm năng hiện có. Theo số liệu của Phòng Nông Nghiệp
huyện đến 2014 có 17 TT thủy sản chiếm 19.7% tổng số TT.Tập trung nhiều nhất
tại xã Đồng Ích với 10 TT.Về cơ cấu sản xuất chủ yếu là nuôi cá với các loại cá
giống và cá thịt. Ưu điểm của loại hình TT thủy sản là mức độ chuyên hóa cao,
giá trị sản phẩm hàng hóa lớn và thu nhập ổn định.
c. Trang trại lâm nghiệp
Trang trại lâm nghiệp là loại hình TT có ý nghĩa xã hội và môi trường sâu
sắc góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc nhất là đối với một huyện miền núi như
Lập Thạch. Tuy nhiên nó còn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu TT của huyện đến
năm 2014 cả huyện vẫn chỉ có 1 TT lâm nghiệp tại xã Ngọc Mỹ chiếm 1,2% tỉ
trọng của huyện một con số quá khiêm tốn. TT lâm nghiệp thường tập trung ở
những khu vực có diện tích đất đồi phong phú.
d. Trang trại tổng hợp
Theo số liệu điều tra năm 2014 huyện Lập Thạch có 13 TT tổng hợp chiếm
15,1% tống số TT của toàn huyện và đứng thứ 3 sau TT chăn nuôi và TT thủy
sản. Trên địa bàn huyện TT tổng hợp có xu hướng tăng năm 2012 chỉ có 3 TT
nhưng đến 2014 đã tăng lên 13 TT tăng 4,3 lần. TT tổng hợp là sự kết hợp giữa
các hình thức chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản.Tận dụng được nguồn
đất đồi và nguồn phân động vật để phục vụ chính quá trình sản xuất vì vậy nó
phù hợp với địa bàn huyện.
e. Trang trại trồng trọt
Đây là loại hình TT kém phát triển nhất trên địa bàn huyện đến năm
2014 mới có 1 TT được công nhận là TT trồng trọt tại xã Đồng Ích và chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
58
chiếm 1,2% tỉ trọng TT toàn huyện. Tuy nhiên trong những năm gần đây huyện
đang có chủ trương quy hoạch trồng Thanh Long ruột đỏ và chanh tứ quý với
qui mô lớn, với những chủ trương đó hi vọng mô hình TT trồng trọt sẽ ngày
càng phát triển trên địa bàn huyện trong tương lai.
Hình 2.6: Cơ cấu các loại hình trang trại huyện Lập Thạch năm 2014
2.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất của TT nói riêng, đất
đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Những nơi có điều kiện đất
đai dồi dào, mặt nước thuận lợi là những nơi có điều kiện để phát triển mở rộng
quy mô về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
Cơ cấu sử dụng đất
Bảng 2.8: Cơ cấu sử dụng đất của các trang trại năm 2014
Đơn vị: ha
Trang trại
Tổng diện
tích (ha)
Trong đó
Đất cây
hàng năm
Đất cây
lâu năm
Diện tích
nước NTTS
Đất lâm
nghiệp
Tổng số 134,2 22,4 12,2 68 31,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phat_trien_kinh_te_trang_trai_huyen_lap_thach_tinh.pdf