Luận văn Phát triển mô hình trồng cây tăng vụ nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại xã Đồng quang, huyện Quốc oai, thành phố Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. . 1

2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn . 2

3. Tình hình nghiên cứu . 3

4. Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể . 8

5. Đối tượng, phạm vi và khách thể nghiên cứu . 9

6. Câu hỏi nghiên cứu . 9

7. Giả thuyết nghiên cứu . 9

8. Phương pháp nghiên cứu . 10

9. Kết cấu của luận văn . 11

PHẦN NỘI DUNG . 12

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . 12

1.1 Các khái niệm công cụ . 12

1.1.1 Nghèo và các khái niệm liên quan đến nghèo . 12

1.1.2 Phát triển cộng đồng . 19

1.1.3 Dự án phát triển cộng đồng . 24

1.1.4 Lý thuyết hệ thống . 26

1.2 Thực trạng nghèo ở xã Đồng Quang – Quốc Oai – Hà Nội . 28

1.2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu . 28

1.2.2 Thực trạng nghèo . 34

1.2.3 Nguyên nhân thực trạng nghèo ở xã Đồng Quang. . 39

1.2.4. Những vấn đề gặp phải và nhu cầu của người nghèo, hộ nghèo ở xã

Đồng Quang – Quốc Oai – Hà Nội . 41

1.2.5 Đánh giá các chương trình, chính sách giảm nghèo ở xã Đồng Quang -

Quốc Oai- Hà Nội. . 42

CHưƠNG 2: PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRỒNG CÂY TĂNG VỤ TẠI

XÃ ĐỒNG QUANG, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 49

pdf53 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển mô hình trồng cây tăng vụ nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại xã Đồng quang, huyện Quốc oai, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, không có khả năng phát triển sản xuất( thu nhập bình quân đầu người 500.000 đồng/người/tháng ở thành thị (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống; ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. Theo Quyết định số 59/2015 của Thủ tướng chính phủ ngày 19/11/2015 Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Khái niệm xã nghèo. Theo quyết định số 587/2002/QĐ-LĐTBXH ngày 22/05/2002 về việc ban hành tiêu chí xã nghèo giai đoạn 2001-2005 qui định xã nghèo là xã: (1) Tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên. (2) Chưa đủ từ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu (bao gồm: đường giao thông; trường học; trạm y tế; nước sinh hoạt; điện sinh hoạt; chợ) cụ thể là: 15 + Dưới 30% số hộ sử dụng nước sạch; + Dưới 50% số hộ sử dụng điện sinh hoạt; + Chưa có đường ô tô đến trung tâm xã hoặc ô tô không đi lại được cả năm; + Số phòng học (theo qui định của Bộ Giáo dục- Đào tạo) chỉ đáp ứng được dưới 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng học tạm bằng tranh, tre, nứa, lá; + Chưa có trạm y tế xã hoặc có nhưng là nhà tạm; + Chưa có chợ hoặc chợ tạm thời. 1.1.1.3 Chuẩn nghèo hiện nay ở Việt Nam Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Do đó, trong những năm qua Đảng và nhà Nước ta đã nhiều lần ban hành chuẩn nghèo phù hợp với sự phát triển của đất nước với mục tiêu mở rộng đối tượng hưởng lợi từ chương trình “ Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo” cũng như các chương trình hỗ trợ khác của các tổ chức quốc tế. Cụ thể chuẩn nghèo ở nước ta qua các giai đoạn như sau: 16 Bảng 1.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam qua các thời kì Đơn vị: Kg gạo hoặc đồng/người/tháng Khu vực Giai đoạn 1993- 1995 1995- 1997 1997-2000 2001- 2005 2006- 2010 2011- 2015 2016-2020 + Thành thị < 20kg < 25kg <25kg tương đương 90.000đ 150.000đ 260.000đ 500.000đ - 900.000 trở xuống - Trên 900.000 đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. + Nông thôn vùng đồng bằng, trung du < 15kg < 20kg < 20kg tương đương 70.000đ 100.000đ 200.000đ 400.000đ - 700.000 đ trở xuống - Trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. + Nông thôn vùng miền núi, hải đảo < 15kg < 15kg tương đương 55.000đ 80.000đ [Nguồn: 10, tr.84] 17 1.1.1.4 Các tiêu chí xác định nghèo Trên thế giới, nghèo được đánh giá trên 2 tiêu chí: Một là, thu nhập: được đánh giá thông qua giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và giá trị tổng sản phẩm Quốc gia (GNP). GDP: Tổng sản phẩm trong nước là tổng giá trị của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ được cung ứng trên phạm vi quốc gia trong thời gian 1 năm. GNP: Tổng sản phẩm quốc gia là giá trị của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ mà công dân một nước sản xuất và cung ứng trong 1 năm, không phân biệt sản xuất ở trong hay ngoài nước. Như vậy, có thể GNP > GDP hoặc GNP < GDP. Chẳng hạn như: Ai Cập GNP GDP ( giai đoạn 1976 - 1993) Chỉ tiêu GDP và GNP được tính bằng: tổng sản phẩm quốc dân chia cho tổng số dân của nước đó. Năm 2009, GDP bình quân đầu người ở nước ta là 1024 USD/người/năm. Việc tính GDP và GNP của một quốc gia có ý nghĩa rất lớn. Qua chỉ tiên này người ta có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế, mức sống của dân cư trong từng nước. Và thông qua chỉ tiêu này cũng đánh giá được mức sống của nhân dân dân các nước khác nhau trên thế giới. Hai là, chỉ tiêu Calo/người/ngày. Đó là số calo tiêu dùng hàng ngày cho một người được coi là chỉ số tốt nhất về mức độ cung ứng nhu cầu thiết yếu. Theo tổ chức FAO(1967), đưa ra mức Calo tối thiểu cho một người/ngày là 2200 calo. Trong khi đó Tổ chức Y tế thế giới giới hạn đưa ra con số là 2100 calo/người/ngày làm ranh giới cho nghèo. Tuy nhiên ranh giới này có sự khác nhau giữa các quốc gia, các khu vực. Đối với các nước phát triển lượng calo cung cấp luôn thừa với nhu cầu cơ thể, khẩu phần ăn hàng ngày đạt 3377 calo/người/ngày, cao hơn 749 calo/người/ngày so với các nước đang phát triển. 18 Ngoài ra Hội đồng phát triển Hải ngoại (ODC) đưa ra một số tiêu chí chất lượng cuộc sống (PQLI) để đánh giá: tuổi thọ, tỷ lệ xóa mù chữ, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh. Gần đây tổ chức UNDP đưa thêm chỉ số phát triển con người (HDI) gồm: tuổi thọ, thu nhập, tỷ lệ người biết chữ làm tiêu chí đánh giá đói nghèo. Tóm lại, những quan niệm và chỉ tiêu chung về xác định nghèo đói do các cách tiếp cận khác nhau nên có những kiến giải khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng quốc gia mà đưa gia các chỉ tiêu xác định mức độ nghèo khác nhau. Ở Việt Nam. Theo Bộ LĐTB-XH, Tổng cục Thống kê, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa ra tiêu chí: thu nhập là chính, tiêu chí phụ là ăn, mặc, ở, điều kiện học tập, chữa bệnh và đi lại. Nguyễn Thị Hằng (1996) đưa ra 4 chỉ tiêu chính: Thu nhập, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, tư liệu sản xuất và vốn để dành. Trong 4 chỉ tiêu này đặc biệt chú ý tới chỉ tiêu thu nhập và nhà ở ( cùng các tiện nghi sinh hoạt trong nhà) Các cuộc điều tra, nghiên cứu khác đưa ra thêm các tiêu chí: Calo, nhà ở, việc làm,tiện nghi sinh hoạt, sức khỏe, giáo dục, tư liệu sản xuất để đánh giá nghèo đói. ( nguồn TCCS No- 22, tháng11/1998). Như vậy, thu nhập luôn là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ nghèo đói của một quốc gia, khu vực đồng thời cũng là chỉ tiêu hiện nay được sử dụng trong việc hoạch định chính sách giảm nghèo của cơ quan chính phủ. Chỉ tiêu này thuận lợi trong việc điều tra, đánh giá bởi vì có đơn vị thống nhất là tiền. Các hộ gia đình nghề nghiệp, có nguồn thu nhập khác nhau về dạng sản phẩm, song thu nhập khi tính toán bằng tiền hoặc quy bằng hiện vật có thể so sánh với nhau. Khái niệm thu nhập ở đây được hiểu là thu nhập thuần túy. Đối với hộ dân cư ở nông thôn, thu nhập được xác định bằng hiệu số giữa tổng thu từ mọi hoạt động và chi phí sản xuất, không kể chi phí lao động. Đối với công 19 nhân viên chức ở các cơ quan và doanh nghiệp có nguồn thu từ lương và các nguồn thu ngoài lương nhưng vẫn thuộc cơ quan doanh nghiệp cộng với thu từ các hoạt động khác. Thu nhập được tính toán bằng tiền. Tuy nhiên trong điều kiện giá cả không ổn định có sự chênh lệch giữa các vùng, mặt khác theo tính toán truyền thống của nông dân thì người ta sử dụng hình thức hiện vật phổ biến quy ra gạo. Việc dùng chỉ tiêu số lượng gạo bình quân/người/tháng rất có ý nghĩa và rất thực tế bởi nhu cầu thiết yếu của người nghèo đầu tiên là đảm bảo đủ gạo ăn, họ không có điều kiện thực hiện các nhu cầu văn hóa, y tế, giáo dục và đời sống tinh thần nói chung. Các chỉ tiêu khác cũng được hầu hết các nhà nghiên cứu đưa ra để đánh giá tình trạng nghèo như: Nhà ở và tiện nghi sinh hoạt, ăn mặc, chi tiêu, học hành, chữa bệnh, đi lạinhưng đó là chỉ tiêu có tính chất hỗ trợ, làm rõ thêm cho chỉ tiêu thu nhập. 1.1.2 Phát triển cộng đồng 1.1.2.1 Khái niệm phát triển cộng đồng (PTCĐ): Có nhiều quan niệm khác nhau khi định nghĩa về phát triển cộng đồng. Khái niệm PTCĐ được chính phủ Anh sử dụng đầu tiên năm 1940 được hiểu “là một chiến lược nhằm vận động sức dân trong các cộng đồng nông thôn cũng như đô thị để phối hợp cũng nỗ lực của nhà nước để cải thiện cơ sở hạ tầng và tăng khả nặng tự lực của cộng đồng”. Theo từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia ( Mỹ) thì : Phát triển cộng đồng hay xây dựng cộng đồng “ là một khái niện rộng dùng/áp dụng trong thực tiễn hoặc trong chương trình đào tạo những người lãnh đạo dân sự, những tích cực viên làm việc với dân và các nhà chuyên môn để cải thiện lĩnh vực cộng đồng địa phương. Phát triển cộng đồng là tiến trình tạo dựng/trao 20 quyền cho cá nhân và nhóm người bằng cách cung cấp những kĩ năng cần thiết để họ có thể thay đổi cộng đồng của chính mình”.[12, tr.84] Theo Alison Gilchrist trong bài tham luận : Một số suy nghĩ về giá trị và hệ giá trị của phát triển cộng đồng có đề cập “Phát triển cộng đồng là tiến trình tăng cường mối quan hệ trong cộng đồng và giữa cộng đồng với các tổ chức để củng cố cơ sở cho các hành động tập thể và hoạt động đối tác. Điều này bao gồm cả việc thay đổi mối quan hệ quyền lực cũng như mở rộng tầm với của mạng lưới các nhóm xã hội”. Theo định nghĩa chính thức về phát triển cộng đồng của tổ chức Liên Hợp Quốc đưa ra năm 1956 thì “Phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đó nỗ lực của người dân kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế văn hóa, xã hội của các cộng đồng và giúp cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia”. Theo Hội chữ thập đỏ Việt Nam: “Phát triển cộng đồng là một phương thức phát triển, dựa trên giả thiết rằng nhân viên có thể hoạt động trong một địa phương hoặc một cộng đồng để giúp họ phát triển tiềm năng sẵn có của họ. Trong quá trình này nhân viên đóng vai trò xúc tác để giúp cộng đồng nhận định mục tiêu, tiềm năng và các nguồn lực hỗ trợ để đạt mục tiêu”. Qua các khái niệm trên ta có thể thấy các khái niệm này có những danh giới khác biệt, rộng hẹp khác nhau tùy vào quan điểm tiếp cận, mục đích sử dụng của tác giả. Tuy có sự khác biệt nhưng giữa các quan điểm cũng có những điểm chung. Trong đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng khái niệm phát triển cộng đồng của cố Thạc sĩ Phát triển cộng đồng Nguyễn Thị Oanh. “Phát triển cộng đồng là tiến trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo, thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực thông qua việc giáo dục giúp người dân trong cộng đồng nhận thức rõ tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có của họ, tổ chức các hoạt động chung tự giúp, 21 bồi dưỡng và củng cố tổ chức, mở rộng các mối liên kết tiến tới tự lực phát triển”.[13, tr.89] 1.1.2.2 Quy trình phát triển cộng đồng Phát triển cộng đồng là quá trình luôn tái diễn bao gồm các hoạt động xuất phát từ những ý tưởng và nỗ lực của người dân trong việc thực hiện các chiến lược cải thiện tình trạng của cộng đồng. Lịch sử cho thấy, PTCĐ đã trải qua nhiều mô hình khác nhau. Mỗi mô hình có những đặc trưng riêng, do vậy có sự khác biệt trong quy trình tiến hành. Mỗi quy trình phản ánh cách tiếp cận của từng mô hình và điều kiện cộng đồng. Tuy nhiên, tựu chung quy trình PTCĐ thường theo diễn tiến cơ bản sau: Cộng đồng yếu kém là cộng đồng đang có vấn đề, đặc biệt là đối tượng nghèo, yếu thế trong xã hội. Cộng đồng thức tỉnh là quá trình giúp cộng đồng nhận thức được về các nhu cầu, vấn đề khó khăn cũng như những tiềm năng và thuận lợi từ cộng đồng để họ có cơ sở giải quyết vấn đề. Giúp họ nhận ra sự hợp tác của chính mình là yếu tố quyết định trong việc thay đổi tình trạng yếu kém hiện tại. Cộng đồng tăng năng lực là hoạt động để họ có thể hiểu rõ và biết cách khai thác và huy động những gì mình có mà chưa sử dụng (đất đai, kinh nghiệm, nhân tài), những nguồn hỗ trợ bên ngoài (kiến thức chuyên môn, tín dụng, đầu tư, cơ quan tài trợ); Để sử dụng và quản lý được những nguồn lực này thì họ cần được hỗ trợ tăng khả năng, kiến thức và kỹ năng để cùng hành động, bằng các hình thức học tập, huấn luyện chính thức và không chính thức như trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; tham quan học tập mô hình. Cộng đồng tự lực vừa là tiến trình, là mục đích quan trọng nhất của phát triển cộng đồng. 22 Cộng đồng tự lực có khả năng tự quản lý các hoạt động, dự án phát triển, các vấn đề trong cộng đồng, bằng cách khai thác và sử dụng hợp lý và hiệu quả các tài nguyên bên trong và ngoài cộng đồng. Mục đích cuối cùng không phải là giải quyết các khó khăn, khủng hoảng trước mắt mà mỗi khi có khó khăn nảy sinh, họ biết tự huy động tài nguyên bên trong và bên ngoài, phát huy khả năng của mình để giải quyết vấn đề. Sơ đồ 1.1: Các bước phát triển của một cộng đồng và hoạt động phát triển cộng đồng phù hợp với năng lực của cộng đồng. [13, tr.84] 1.1.2.3 Nguyên tắc phát triển cộng đồng Để thực hiện PTCĐ, cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau: Một là, công bằng xã hội. Đây là nguyên tắc đầu tiên và vô cùng quan trọng của phát triển cộng đồng vì chỉ có công bằng thì mọi thành viên tham gia mới thấy được sự tôn trọng để từ đó hoạt động hiệu quả. Chính vì vậy cần Cộng đồng yếu kém Cộng đồng thức tỉnh Cộng đồng tăng năng lực Cộng đồng tự lực Hình thành nhóm liên kết Huấn luyện Tăng cường động lực tự nguyện Hoạt động can thiệp phù hợp nhằm hỗ trợ phát triển cộng đồng Tìm hiểu và phân tích Phát huy tiềm năng 23 phải tôn trọng sự đa dạng về giá trị và sự khác biệt. Đấu tranh với thái độ cũng như hành động phân biệt đối sử và đàn áp. Cam kết theo đuổi quyền con người và quyền công dân cho tất cả mọi người. Hai là, sự tham gia của toàn thể thành viên vào giải quyết vấn đề của cộng đồng. Các hoạt động phát triển cộng đồng là các hoạt động mang tính nhân quả, muốn tạo ra hiệu quả mang tính tổng thể phải có một chuỗi các hoạt động liên qua phụ thuộc lẫn nhau. Chính vì vậy phải có sự tham gia của các cá nhân và cộng đồng, đặc biệt là những người bị gạt ra ngoài xã hội. Nhận biết và loại bỏ những rào cản để có sự tham gia đầy đủ và hiệu quả Ba là, cộng đồng bền vững. Mọi chương trình phải do cộng đồng tự quyết nhằm đảm bảo tính tự chịu trách nhiệm của họ. Thúc đẩy sự tạo quyền của cá nhân và cộng đồng để hỗ trợ nâng cao kĩ năng hành động. Phải có sự nhất trí cao để cùng hành động. Thúc đẩy lối làm việc tập thể có hợp tác một cách hiệu quả trong cộng đồng. Bốn là, các hoạt động PTCĐ phải dựa trên nhu cầu thiết yếu của cộng đồng. Họ có nhiều vấn đề cần cải thiện, nhưng phải chọn vấn đề ưu tiên để giải quyết và đáp ứng trước, không nên làm nhiều việc cùng một lúc. Năm là, tin vào khả năng và phát huy nội lực của người dân trong việc giải quyết vấn đề của họ. Trong phát triển cộng đồng luôn tin tưởng rằng người dân hoàn toàn có khả năng quản lý cuộc sống của mình và các vấn đề của bản thân mình. Vì vậy tác viên cộng đồng phải biết phát huy sức mạnh nội lực của người dân và việc giải quyết vấn đề của họ. Không nên làm thay, làm hộ mà cùng sống cùng làm với người dân và khuyến khích họ một cách kịp thời. Sáu là, bảo đảm dân chủ thực sự. Dân chủ là một nguyên tắc mà mọi chương trình phát triển cộng đồng phải hướng tới, chúng đảm bảo lợi ích 24 chung. Nhưng dân chủ đòi hỏi một quá trình làm quen và không nên quên rằng tính tổ chức, kỷ luật là hình thức dân chủ nhất. Không nên có thái độ “ đổ lỗi cho nạn nhân ” với những lập luận “ dân trí thấp không làm phát triển cộng đồng được ”, “ người ít học khó tiếp thu ”, “người nghèo an phận”. Nếu không có tình trạng này thì đâu cần tới phát triển cộng đồng, làm không hiệu quả, không phải do lỗi của đối tượng là do tay nghề của tác viên chưa đạt. Bảy là, nguyên tắc hợp tác tức là cùng làm việc và cùng học tập. Chúng ta cần chứng minh hiệu quả của cách làm việc tập thể. Hỗ trợ, thúc đẩy cá nhân đóng góp một cách hiệu quả cho cộng đồng. Xây dựng văn hóa về việc đưa ra các quyết định một cách công khai và có trách nhiệm. Đảm bảo xem xét mọi khía cạnh của cộng đồng. Chia sẽ những kinh nghiệm thực hành tốt để học hỏi lẫn nhau. Như vậy, đối tượng ưu tiên của quá trình PTCĐ là người thiệt thòi và người nghèo. Các nguyên tắc trên phần nào cũng hướng rất rõ tới các đối tượng này. Vì vậy, đòi hỏi người tham gia nỗ lực hết mình thì làm mới có hiệu quả, đem lại lợi ích cho cộng đồng hướng tới sự phát triển của đất nước.[10, tr.84] 1.1.3 Dự án phát triển cộng đồng Dự án PTCĐ là một loại dự án nhằm giải quyết một hay một số vấn đề của cộng đồng với sự tham gia tích cực của nhiều lực lượng xã hội, thể hiện bằng một kế hoạch can thiệp hay một chương trình hành động được xác định bởi một khung thời gian, nhân lực, tài chính và các vấn đề quản lý khác.[18,tr.84] Dự án PTCĐ nhằm mục tiêu đáp ứng các nhu cầu có thực của họ. Cho nên mỗi có ý định tham gia thì các chủ đầu tư thường chú ý yếu tố đầu tiên là nhu cầu người dân trên cở sở đó xây dựng kế hoạch của dự án. 25 Dự án PTCĐ không phải là một dự án cứu trợ hay giải quyết tình huống khẩn cấp mà là vì mục tiêu phát triển, lấy dân làm gốc. Dự án PTCĐ là một kế hoạch hành động có sự phối hợp của nhiều lực lượng trong xã hội, nhằm huy động nguồn lực, phân bổ chúng một cách hợp lý để tạo ra những chuyển biến xã hội tích cực tại cộng đồng. Dự án PTCĐ có mục tiêu xây dựng các hành động tập thể qua đó mỗi cá nhân tìm thấy những lợi ích riêng của họ cả về phương tiện kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Mục tiêu chung nhất của các Dự án PTCĐ không chỉ mang lại tiền bạc hay cở sở vật chất kỹ thuật tiên tiến mà trước tiên phải phát huy tích cực sự tham gia của người dân, giúp họ tự xác định nhu cầu ưu tiên cần phải giải quyết. Từ đó tạo cho họ khả năng huy động các nguồn lực, để họ tự lực giải quyết các vấn đề của chính của mình. Trong một dự án PTCĐ, các tác viên chỉ mang tính xúc tác, họ không phải là người quyết định hay làm thay cộng đồng. Dự án PTCĐ thường được chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn 1, thiết kế dự án, bao gồm các hoạt động: nhận diện cộng đồng, xác định nhu cầu, xác định mục tiêu, đánh giá nguồn lực, những thuận lợi khó khăn, hoạch định các hoạt động. Giai đoạn 2, thực hiện dự án, là quá trình triển khai những gì đã hoạch định trong văn bản dự án bao gồm các hoạt động phối hợp, các hoạt động giám sát và cuối cùng là các hoạt động quản lý. Đây là những hoạt động có tính then chốt trong dự án PTCĐ, là quá trình hợp tác học hỏi và tôn trọng lẫn nhau. Giai đoạn 3, đánh giá dự án được thực hiện từ trước, trong và khi kết thúc dự án. Trong dự án PTCĐ, tác viên có vai trò rất quan trọng, họ là người trực tiếp tiến hành, là người tổ chức, là cầu nối giữa người dân với các nguồn lực sẵn 26 có trong xã hội. Họ cũng là người xúc tác, người biện hộ, người nghiên cứu, người huấn luyện, người lập kế hoạch. Vai trò quan trọng đó đòi hỏi họ phải có những phẩm chất và các kỹ năng đặc thù. Đó là phẩm chất trung thực, khách quan. Đó là kỹ năng hòa nhập, lắng nghe, làm việc nhóm và liên kết nhóm, quản lý và tổ chức, bào chữa, quan sát... 1.1.4 Lý thuyết hệ thống Lý thuyết hệ thống được phát triển vào những năm 30 và 40 của thế kỷ XX do nhà sinh học được khởi xướng Ludwig Von Bertalanfly. Sau đó được phát triển bởi một số tác giả tiêu biểu như Herbert Spencer, Hearn, Sipon... Thuyết hệ thống là một lý thuyết sinh học cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Thuyết hệ thống được hiểu rộng ra là mọi sự vật, hiện tượng, cá nhân, tổ chức, quần thể trong giới tự nhiên, xã hội hay trong chính bản thân một con người đều là những chỉnh thể được cấu trúc bởi hệ thống và hình thành nên hệ thống nhiều tầng lớp, thang bậc có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau, tồn tại tất yếu khách quan Thuyết hệ thống nhấn mạnh vào mối tương tác con người với môi trường sinh thái. Nguyên tắc cơ bản của thuyết này cho rằng cuộc sống bình thường của con người phụ thuộc vào môi trường xã hội hiện tại của họ nhưng có sự ảnh hưởng cả từ quá khứ. Can thiệp tại bất cứ thời điểm nào trong hệ thống cũng sẽ ảnh hưởng hoặc tạo ra sự thay đổi trong toàn bộ hệ thống, mang tính lan tỏa, dây truyền. Khái niệm hệ thống thì có nhiều quan niệm khác nhau, theo Từ điển Tiếng Việt, 2004 của Nhà xuất bản Đà nẵng, hệ thống được hiểu là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng có liên hệ hoặc quan hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất”. 27 Theo lý thuyết công tác xã hội hiện đại thì hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất. Các yếu tố cấu thành hệ thống bao gồm đầu vào (là các yếu tố tác động vào hệ thống từ môi trường bên ngoài), đầu ra (là kết quả của quá trình hoạt động của hệ thống) và trạng thái l(à tập hợp các phần tử trong mối liên hệ qua lại với nhau và với môi trường). Hệ thống được xác định bởi năm đặc trưng: Trạng thái ổn định (hệ thống tự duy trì sự ổn định của nó trong quá trình tiếp nhận thông tin ở đầu vào và sử dụng thông tin); Trạng thái điều hòa hay cân bằng (là khả năng duy trì bản chất cơ bản của một hệ thống với các hệ thống khác mặc dù có những thay đổi nhất định do tác động bên ngoài nhưng bản chất không bị thay đổi); Trạng thái khác biệt (đó là sự khác biệt giữa các tiểu hệ thống trong một hệ thống và giữa các hệ thống khác nhau. Chúng luôn vận hành và chịu sự tác động của bên ngoài); Trạng thái tổng hòa giữa các hệ thống và các tiểu hệ thống với nhau; Trạng thái trao đổi (do sự liên kết hữu cơ ảnh hưởng qua lại nên một phần của hệ thống này thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác nhau trong hệ thống khác. Đó là sự tác động qua lại lẫn nhau theo nhiều chiều, tác động trở lại lẫn nhau theo cơ chế phản hồi). Tùy theo cách phân loại mà có các loại hệ thống khác nhau nhưng chủ yếu gồm: hệ thống đóng (là hệ thống có những giới hạn chặt chẽ và không có sự tác động/tương tác với bên ngoài) và hệ thống mở (là hệ thống có sự tương tác với môi trường bên ngoài nhằm mục đích mang lại sự thay đổi trong suốt tiến trình). Ngoài ra còn có hệ thống chính thức và phi chính thức; hệ thống sinh thái, hệ thống xã hội... 28 Trên cơ sở xem xét, phân tích cơ sở lý luận về các khái niệm nghèo, phát triển cộng đồng, dự án phát triển cộng đồng, lý thuyết của đề tài để làm nền tảng cho việc thực hiện, xem xét, đánh giá các công việc sẽ triển khai trong các phần tiêp theo. Việc xem xét cơ sở lý luận là việc vô cùng quan trọng và cần thiết để có thể hiểu được những kiến thức chung và chính xác nhất về các khái niệm để xác định và triển khai trong thực tế, căn cứ để biết tiêu chuẩn ai là những hộ nghèo để triển khai hỗ trợ trong thực tế được chính xác. Đồng thời nghiên cứu về PTCĐ nhằm huy động sự tham gia, phát huy năng lực để tự giúp mình vượt qua khó khăn trong cuộc sống. 1.2 Thực trạng nghèo ở xã Đồng Quang – Quốc Oai – Hà Nội 1.2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 1.2.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên Về vị trí địa lý, xã Đồng Quang là xã thuần nông nằm ở phía Đông Nam huyện Quốc Oai. Cách trung tâm Hà Nội 25km về phía Tây. Phía Đông giáp xã Cộng hòa huyện Hoài Đức; Phía Tây giáp xã Thạch Thán và Thị trấn huyện Quốc Oai; Phía Nam giáp xã Phú Nghĩa huyện Chương Mỹ; Phía Bắc giáp với xã Yên Sơn. Xã Đồng Quang gồm có ba thôn: thôn Đồng Lư, thôn Yên Nội, thôn Dương Cốc. Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội tại đại phương. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao nhất từ 38-40oC vào tháng 6 – 7, thấp nhất từ 6- 8oC vào các tháng 12, tháng 1, tháng 2. Lượng mưa trung bình năm: 1600- 1800mm. 1.2.1.2 Tài nguyên. Về đất đai, xã Đồng Quang có tổng diện tích đất tự nhiên là 1099,39 ha. Trong đó, đất nông, ngư nghiệp: 841,58 ha, đất phi nông nghiệp: 257,77 ha. 29 Bảng 1.2: Tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Đồng Quang STT Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Loại đất Diện tích (ha) Loại đất Diện tích (ha) 1 Đất trồng lúa 592,39 Đất ở 91,32 2 Đất trồng cây lâu năm 23,36 Đất chuyên dùng 144,13 3 Đất trồng cây hàng năm 55,83 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,34 4 Đất nuôi trồng thủy sản 50,43 Đất nghĩa trang 12,32 5 Đất nông nghiệp khác 119,57 Đất sông, ngòi, kênh, rạch 7,66 Tổng 841,58 257,77 [Nguồn 31, tr.85] Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 2/3 tổng diện tích đất tự nhiên, địa hình bằng phẳng, nhiều phù sa bồi đắp thuận lợi cho việc chăn nuôi, sản xuất rau an toàn, hàng hóa nông sản chất lượng cao. Về dân số, tính đến cuối năm 2015, dân số xã Đồng Quang là 15,131 người với 4780 hộ. Trong đó, thôn Đồng Lư là 4791 người với 1295 hộ. Thôn Yên Nội là 8284 người 2510 hộ. Thôn Dương Cốc là 2056 người với 975 hộ. Về lao động, trong độ tuổi lao động là 9835 người, chiếm 65% dân số. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên là 1,4%. Trong đó: Lao động Nông nghiệp là chủ yếu : 6196 người, chiếm:63%; Lao động công nghiệp – thủ công nghiệp: 2262 người, chiếm 23%; Lao động trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ: 1377 người, chiếm 14%; Lao động đã qua đào tạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004723_1_924_2002810.pdf
Tài liệu liên quan