Luận văn Phát triển nguồn nhân lực ở học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trang bìa phụ

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các hình vẽ, bảng biểu

MỞ ĐẦU .1

Chương 1:.10

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.10

TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP .10

1.1. Một số khái niệm cơ bản .10

1.1.1. Cơ sở giáo dục đại học công lập .10

1.1.2. Nhân lực, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực .11

1.1.3. Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học công lập.20

1.1.4. Phát triển nguồn nhân lực trong trường đại học công lập.26

1.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực.27

1.2.1. Phát triển về số lượng.28

1.2.2. Phát triển về chất lượng .28

1.2.3. Phát triển về cơ cấu .34

1.3. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực tại trường đại học công lập .35

1.4. Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực.37

1.4.1. Yếu tố bên trong trường đại học .37

1.4.2. Yếu tố bên ngoài .39

1.5. Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho chính sách phát triển nguồn

nhân lực tại các trường đại học công lập ở Việt Nam.42

1.5.1. Một số bài học kinh nghiệm.42

1.5.2. Kinh nghiệm rút ra cho Học viện Kỹ thuật Quân sự .44

1.6. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động của nó đến phát triển

nguồn nhân lực.46

1.6.1. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 .46

1.6.2. Những vấn đề đặt ra đối với các trường đại học công lập .48

1.6.3. Tác động của CMCN 4.0 đến công tác phát triển nguồn nhân lực tại Học

viện Kỹ thuật Quân sự và Quân đội.52

Kết luận chương 1 .57

Chương 2:.58

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC .58

TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ .58

2.1. Khái quát về Học viện Kỹ thuật Quân sự .58

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .58

pdf147 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực ở học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào tạo và NCKH tạo ra nguồn lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu mới của CMCN 4.0. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của KHCN, các cường quốc trên thế giới đều tăng cường hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Những cuộc chiến tranh gần đây cho thấy, khi tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược hay cuộc chiến chống khủng bố quốc tế, các cường quốc trên thế giới đều sử dụng vũ khí, phương tiện công nghệ cao. CMCN 4.0 đã có những tác động hết sức to lớn đến sự phát triển KHCN quân sự, từ vũ khí trang bị kỹ thuật cho đến phương thức chỉ huy điều hành tác chiến và tác chiến trực tiếp trên chiến trường, từ công tác huấn luyện đào tạo cho đến việc thay đổi tổ chức biên chế của quân đội cho phù hợp với hệ thống vũ khí khí tài và nghệ thuật tác chiến, cụ thể như: Thứ nhất, thúc đẩy việc sản xuất và phát triển các loại vũ khí, đặc biệt là vũ khí thông minh và vũ khí điều khiển từ xa, không người lái. Thứ hai, thúc đẩy việc phát triển các hệ thống khí tài điện tử, tác chiến điện tử, tác chiến không gian mạng. 55 Thứ ba, làm thay đổi cách thức chỉ huy điều hành tác chiến, tăng cường vai trò các hệ thống tự động hóa cấp độ cao tích hợp với trí thông minh nhân tạo giúp hỗ trợ ra quyết định và ra quyết định tác chiến thời gian thực. Thứ tư, làm thay đổi phương thức tác chiến trực tiếp trên chiến trường với việc xuất hiện các robot chiến đấu, các hệ thống robot tương tác phục vụ chiến đấu, các phương tiện không người lái, các hệ thống thiết bị hỗ trợ trực tiếp chiến đấu của người lính. Thứ năm, làm thay đổi tổ chức, biên chế của quân đội, các vấn đề liên quan đến đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội. Những năm vừa qua, Bộ Quốc phòng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới cơ chế quản lý và cơ chế hoạt động KHCN; gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất quốc phòng; tạo ra một số sản phẩm KHCN có tính đột phá. KHKT&CN quân sự đã tập trung nghiên cứu, từng bước làm chủ thiết kế, chế tạo một số loại vũ khí thông thường; tiếp cận một số lĩnh vực công nghệ mũi nhọn có trình độ cao; tăng cường chuyển giao tiến bộ KHCN. Công nghiệp quốc phòng trong nước đã sản xuất được nhiều VKTBKT đáp ứng nhu cầu trang bị của Quân đội như: Tàu chiến, ra-đa cảnh giới và phát hiện mục tiêu, các loại vũ khí, đạn,... Triển khai lộ trình hiện đại hóa Quân đội, các đơn vị trong toàn quân đã tiếp nhận và đưa vào biên chế nhiều loại VKTBKT mới, hiện đại (tàu ngầm, tàu hộ vệ tên lửa, máy bay chiến đấu, xe tăng, tên lửa, tổ hợp tên lửa, súng, pháo,...). Bộ Quốc phòng chú trọng đầu tư phát triển và ứng dụng CNTT, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công tác chỉ huy điều hành trong huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu, nâng cao khả năng bảo đảm kỹ thuật và thực hiện các nhiệm vụ bảo quản, sửa chữa, cải tiến, thiết kế, chế tạo và sản xuất quốc 56 phòng,... Các công nghệ mũi nhọn đã từng bước hòa nhập với sự phát triển của quốc gia, tạo tiềm lực KHCN phục vụ Quân đội ngày càng tốt hơn [6]. Tuy nhiên, nền công nghiệp quốc phòng trong nước vẫn còn nhiều hạn chế; đội ngũ cán bộ có khả năng làm chủ thiết kế, chế tạo VKTBKT hiện đại còn thiếu nhiều; các nhà máy, cơ sở sản xuất quốc phòng chưa làm chủ được các công nghệ chế tạo tiên tiến; nhiều chủng loại vật tư, vật liệu còn phải nhập khẩu; chất lượng sản phẩm còn thiếu ổn định, độ tin cậy chưa cao. Là trường đại học trọng điểm quốc gia, trung tâm NCKH lớn của đất nước và quân đội, Học viện Kỹ thuật Quân sự không thể đứng ngoài cuộc của sự phát triển KHCN. Nguồn nhân lực được đào tạo tại Học viện phải có khả năng thích nghi, tiến tới làm chủ các loại VKTBKT có ứng dụng các công nghệ mới của CMCN 4.0. Vì vậy, ngoài việc chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các giải pháp với Bộ Quốc phòng; việc cung cấp thông tin, tư liệu để các bộ môn, khoa, viện, trung tâm trong Học viện có sự điều chỉnh, định hướng trong công tác đào tạo và NCKH phù hợp với sự phát triển của CMCN 4.0 là rất quan trọng. 57 Kết luận chương 1 Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên đại học công lập có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo, uy tín và vị thế của cơ sở giáo dục đào tạo. Họ trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Trong xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì sự phát triển các trường đại học đồng thời phải phát triển bền vững đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên đại học công lập, mang tính tất yếu khách quan. Để đội ngũ này hoàn thành tốt sứ mệnh lớn lao của mình, Nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ, tạo môi trường pháp lý, điều kiện thuận lợi nhất để họ phát triển về số lượng, chất lượng và tỷ lệ, cơ cấu đồng bộ, hợp lý. Giảng viên, nghiên cứu viên tại Học viện Kỹ thuật Quân sự cũng đồng thời là những người sĩ quan trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, đảm nhiệm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, được tuyển chọn, sắp xếp, sử dụng theo đúng các quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng, là lực lượng nòng cốt, trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện. Phát triển nguồn nhân lực giảng viên, nghiên cứu viên đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng và tính hợp lý về cơ cấu, trên cơ sở đó, đội ngũ này bảo đảm thực hiện tốt các yêu cầu của chương trình đào tạo cũng như các yêu cầu của nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Phát triển nguồn nhân lực là một hoạt động tổng hợp của nhiều quá trình, nhiều phương diện trong hoạt động đa dạng của Học viện. Nội dung phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Kỹ thuật Quân sự tập trung vào nội dung: Quy hoạch; thu hút, tuyển dụng; sử dụng, đánh giá; đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đãi ngộ, tôn vinh. 58 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ 2.1. Khái quát về Học viện Kỹ thuật Quân sự 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Học viện Kỹ thuật Quân sự được thành lập theo Quyết định số 146/CP ngày 08/8/1966 của Hội đồng Chính phủ với tên gọi ban đầu là “Phân hiệu II Đại học Bách khoa”. Ngày 28/10/1966, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Bộ Quốc phòng thành lập Phân hiệu II Đại học Bách khoa, đồng thời khai giảng khoá đào tạo đầu tiên. Từ đó, ngày 28/10/1966 được chọn là Ngày truyền thống của Học viện Kỹ thuật Quân sự. Ngày 13/6/1968, Thủ tướng Chính phủ quyết định đổi tên “Phân hiệu II Đại học Bách khoa” thành trường Đại học Kỹ thuật Quân sự và ngày 15/12/1981, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Học viện Kỹ thuật Quân sự trên cơ sở trường Đại học Kỹ thuật Quân sự. Ngày 06/6/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định cho phép Học viện Kỹ thuật Quân sự mang thêm tên gọi Đại học kỹ thuật Lê Quý Đôn. Ngày 31/01/2008, Học viện Kỹ thuật Quân sự được Chính phủ quyết định bổ sung vào danh sách các trường đại học trọng điểm quốc gia. 2.1.2. Sứ mạng của trường Sứ mạng của Học viện Kỹ thuật Quân sự là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển, sản xuất chế thử, chuyển giao công nghệ tiên tiến và hội nhập quốc tế, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, phát triển ngành khoa học công nghệ quân sự Việt Nam. 2.1.3. Chức năng của trường Học viện xác định có 3 nhóm chức năng cơ bản: (1) Đào tạo, bồi dưỡng 59 đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ chỉ huy tham mưu, quản lý kỹ thuật bậc ĐH và SĐH cho Quân đội; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước và sự nghiệp xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho nước ngoài; (2) Nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ nền và các sản phẩm, sản xuất chế thử và chuyển giao công nghệ tiên tiến phục vụ xây dựng tiềm lực cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của Quân đội; (3) Tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong xây dựng và thực hiện các chiến lược về đào tạo cán bộ kỹ thuật quân sự, phát triển KHCN quân sự, hợp tác quốc tế, đảm bảo vũ khí trang bị, hiện đại hóa Quản lý quốc phòng, chỉ huy tham mưu kỹ thuật và công tác đảm bảo kỹ thuật. 2.1.4. Nhiệm vụ của trường Học viện Kỹ thuật Quân sự được giao nhiệm vụ: (1) Đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ ĐH, SĐH và cán bộ chỉ huy tham mưu kỹ thuật cấp chiến thuật, chiến dịch cho các cơ quan, đơn vị trong toàn quân và cho công nghiệp quốc phòng; (2) Đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; (3) Đào tạo nguồn nhân lực cán bộ kỹ thuật và chỉ huy tham mưu kỹ thuật cho quân đội Lào và Campuchia. Khái quát về nhiệm vụ giáo dục - đào tạo đã được Học viện triển khai, thực hiện như sau: Một là, xác định mục tiêu và xây dựng chương trình đào tạo cho từng đối tượng, loại hình đào tạo; lập kế hoạch đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Quốc phòng. Hai là, thực hiện Luật Giáo dục, các quy chế, quy định về giáo dục đào tạo, quy trình kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng. Thực hiện đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ ĐH, SĐH các ngành kỹ thuật, chỉ huy kỹ thuật, chỉ huy tham mưu kỹ thuật, quản 60 lý khoa học công nghệ cho Quân đội và đất nước. Quản lý kết quả học tập, rèn luyện của học viên, cấp và quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định. Ba là, liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước đào tạo cán bộ kỹ thuật các chuyên ngành theo yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo yêu cầu hợp tác quốc tế. Bốn là, mở rộng các chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về khai thác, thiết kế, chế tạo, sản xuất vũ khí trang bị, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu khai thác, làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật có ứng dụng công nghệ cao. Năm là, nghiên cứu, mở mới các ngành, chuyên ngành, đề xuất đổi mới quy trình đào tạo cán bộ kỹ thuật quân sự, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0. Về ngành nghề đào tạo, cùng với sự phát triển chung của ngành giáo dục, nhiệm vụ đào tạo của nhà trường cũng không ngừng được mở rộng. Từ nhiệm vụ ban đầu là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội, đến nay nhà trường đã có thêm nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đào tạo cán bộ cho Quân đội các nước bạn Lào, Campuchia. Do đó, ngành nghề đào tạo cũng không ngừng được mở rộng. Hiện nay, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã có 39 chuyên ngành đào tạo hệ quân sự, 10 chuyên ngành đào tạo hệ dân sự, 17 mã ngành đào tạo cao học và 17 mã ngành tiến sĩ. (Có phụ lục I kèm theo) Về loại hình, lưu lượng đào tạo, ngoài các loại hình đào tạo truyền thống (chính quy, tại chức, theo địa chỉ), hiện nay Học viện đã mở rộng, phát triển các loại hình đào tạo mới: Đào tạo từ xa theo hệ thống cầu truyền hình cho hệ sau đại học (E-Learning). 61 Cùng với sự phát triển, mở rộng quy mô đào tạo, lưu lượng đào tạo cũng không ngừng được mở rộng. Chỉ tính riêng hệ kỹ sư quân sự, lưu lượng đào tạo khoảng 2500 học viên (trung bình hơn 500 học viên/khóa). (Có phụ lục II kèm theo) Về chất lượng đào tạo, hợp tác quốc tế về đào tạo, chất lượng đào tạo là yếu tố cơ bản, quyết định để đánh giá về một cơ sở đào tạo. Do vậy, nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, xuyên suốt của nhà trường. Chất lượng đào tạo không chỉ được thể hiện qua điểm số, qua tỷ lệ xếp loại khi tốt nghiệp mà còn phải thể hiện qua khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng, khả năng làm việc trong quá trình công tác của học viên, sinh viên và sự hài lòng của các đơn vị sử dụng lao động. Chất lượng đào tạo của các nhà trường trong thời gian qua đã được khẳng định, không ngừng được củng cố, nâng cao. Kết quả phân loại tốt nghiệp của Học viện Kỹ thuật Quân sự qua các năm: Bảng 2.1: Tỷ lệ phân loại tốt nghiệp Năm học Phân loại (%) 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 Giỏi - Xuất sắc 14,06 18,73 15,38 44,57 Khá 70,68 72,91 81,54 54,29 TBK - TB 15,26 8,37 3,08 1,14 Như vậy, tỷ lệ tốt nghiệp khá, giỏi, xuất sắc liên tục được củng cố và tăng lên, tỷ lệ trung bình liên tục giảm qua các năm. Một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường hiện nay là mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo. Việc hợp tác này có thể là gửi cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên đi học tại các trường nước ngoài, thực hiện liên kết đào tạo hoặc mời các chuyên gia giỏi của nước ngoài 62 về phổ biến, trao đổi kinh nghiệm về quá trình tổ chức đào tạo... Hiện nay, đối với Học viện Kỹ thuật Quân sự đang thực hiện liên kết đào tạo với Nga (trường Đại học Kỹ thuật quốc gia Moscow Bau-man, ĐH quốc gia Saint - Petersburg), Cộng hòa Belarus (trường ĐH kỹ thuật quốc gia Belarus, trường Hàng không nhà nước Minsk ), Trung Quốc (trường Đại học Nam Kinh, Thanh Hoa), Nhật Bản (Học viện Phòng vệ Nhật Bản)... Đặc biệt với Nga, Nhật Bản, Học viện thường xuyên mở các cuộc hội thảo trong nước, mời các chuyên gia giỏi của bạn tham dự, cử các đoàn công tác sang Nga, Nhật Bản để trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về đào tạo. Ngoài ra, Học viện còn gửi cán bộ, giảng viên đi thực tập sinh, nghiên cứu sinh ở các cơ sở đào tạo nước ngoài như: AIT/Thái Lan, Brno/Cộng hòa Séc, Học viện Phòng vệ Nhật Bản, Sidney/Úc... 2.1.5. Cơ cấu tổ chức Hệ thống tổ chức, biên chế Học viện được xây dựng theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng; cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, đào tạo, NCKH và sẵn sàng chiến đấu. Thường xuyên được bổ sung, kiện toàn, sắp xếp theo chủ trương, định hướng của Bộ Quốc phòng đảm bảo tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Hệ thống chỉ huy, điều hành Học viện Kỹ thuật Quân sự được tổ chức như sau: - Theo tổ chức, gồm 3 cấp: + Cấp Học viện; + Cấp đầu mối trực thuộc, gồm các Khoa, Viện, Trung tâm, Phòng, Hệ, Tiểu đoàn quản lí học viên, với tổng số 45 đầu mối; + Cấp cơ sở (Cấp Bộ môn, ban, lớp,...). - Theo khối chức năng, gồm 3 khối: + Khối giảng dạy, nghiên cứu, gồm 25 đơn vị: 14 Khoa; 03 Viện; 01 63 Trung tâm Huấn luyện thực hành; 07 Trung tâm nghiên cứu (tổng cộng có 60 bộ môn và 02 cơ sở thực hành trực thuộc Khoa, Viện). + Khối cơ quan, gồm 13 đơn vị: 11 phòng, ban chức năng trực thuộc; 01 Ban Quản lý dự án; 01 cơ quan Đại diện. + Khối quản lý học viên, gồm 07 đơn vị: 03 Hệ; 04 Tiểu đoàn. 64 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Học viện Kỹ thuật Quân sự (nguồn: BAN GIÁM ĐỐC CƠ QUAN KHOA, VIỆN, TT ĐƠN VỊ QLHV 1. Phòng Chính trị 2. Phòng Đào tạo 3. Phòng Hậu cần 4. Văn phòng 5. Phòng Kỹ thuật 6. Phòng KHQS 7. Phòng SĐH 8. Phòng Thông tin KHQS 9. Phòng HTQT và Quản lý lưu học sinh quân sự 10. Phòng Khảo thí và ĐBCL GD-ĐT 11. Ban Tài chính 12. Đại diện phía Nam 13. Ban Quản lý dự án xây dựng Học viện 1. Khoa HLKT 2. Khoa CNTT 3. Khoa Ngoại ngữ 4. Khoa Cơ khí 5. Khoa Vũ khí 6. Khoa Động lực 7. Khoa HKVT 8. Khoa VTĐT 9. Khoa KTĐK 10. Khoa Mác-Lê nin, TTHCM 11. Khoa CTĐ-CTCT 12. Khoa Quân sự 13. Khoa CHTMKT 14. Khoa Quân sự biệt phái 1. Tiểu đoàn 1 2. Tiểu đoàn 2 3. Tiểu đoàn 3 4. Tiểu đoàn 4 5. Hệ III 6. Hệ IV 7. Hệ V 1. Viện Công nghệ mô phỏng 2. Viện Kỹ thuật công trình đặc biệt 3. Viện Tích hợp hệ thống CÁC TRUNG TÂM TRỰC THUỘC KHOA, VIỆN 1. Trung tâm Hóa lý kỹ thuật/ Khoa HLKT 2. Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Kiểm định chất lượng công trình/ Viện KTCTĐB 3. Trung tâm Tư vấn xây dựng/ Viện KTCTĐB 4. Trung tâm Nghiên cứu địa hình quân sự/Viện KTCT 5. Trung tâm Nghiên cứu thiết kế hệ thống/ Viện THHT 1. Trung tâm HL 125 Vĩnh Phúc 2. Trung tâm Kỹ thuật vũ khí 3. Trung tâm Kỹ thuật viễn thông 4. Trung tâm Cơ khí động lực 5. Trung tâm Nghiên cứu phát triển 6. Trung tâm Công nghệ 7. Trung tâm CNTT 8. Trung tâm Ngoại ngữ 65 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực tại Học viện Kỹ thuật Quân sự 2.2.1. Phân tích thực trạng về số lượng nguồn nhân lực Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ, nhân viên nói chung và đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên nói riêng không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, có cơ cấu đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ của Nhà nước và Quân đội. Hiện nay, toàn Học viện có hơn 1500 cán bộ, giảng viên, nhân viên. Đội ngũ tham gia đào tạo và NCKH (bao gồm cán bộ nghiên cứu, giảng viên khối Khoa, Viện, Trung tâm và các đồng chí TS thuộc khối cơ quan) là 76,5%, với 393 TS, 02 TSKH, 10 GS và 79 PGS. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, giảng viên giai đoạn gần đây được nâng lên rõ rệt. Đến hết năm 2019, đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện có gần 500 đồng chí đã học tập và tốt nghiệp ở nước ngoài (Nga, Séc, Belarus, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Pháp, Mỹ, Úc, Áo, Niu Di-lân,...); 237 đồng chí có chứng chỉ Tiếng Anh do các tổ chức khảo thí quốc tế cấp (trình độ C2: 08 đồng chí; trình độ C1: 14 đồng chí; trình độ B2: 156 đồng chí và trình độ B1: 59 đồng chí). Bảng 2.2: Đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự Khối công tác GS PGS TS, TSKH ThS ĐH CĐ % % % % % % Khối Khoa, Viện, Trung tâm 0,8 7,7 37,3 43,4 19,3 0 Khối cơ quan 1,4 4,7 19,2 39,4 40,4 0,9 Khối quản lý học viên 0 0 0 13 86,1 0,9 Toàn Học viện 0,8 6 30 36 27 0,2 66 Hình 2.2: Cơ cấu theo số lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện Đánh giá chung, đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đào tạo và NCKH, nhiều đồng chí đã chủ trì và hoàn thành xuất sắc các đề tài, nhiệm vụ quan trọng cấp bộ, cấp quốc gia, đạt được các giải thưởng uy tín của Quân đội, Nhà nước. Hầu hết họ đều là sĩ quan, đảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng. Tình hình nguồn nhân lực giảng viên, cán bộ nghiên cứu của Học viện Kỹ thuật Quân sự tính đến hết năm 2019. Bảng 2.3: Cơ cấu ngành của cán bộ khối giảng dạy, nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Khoa học xã hội và nhân văn Khoa học quân sự Ngoại ngữ TL% TL% TL% TL% 87,2 5,0 3,6 4,1 67 Bảng 2.4: Cơ cấu độ tuổi và học hàm, học vị của giảng viên, cán bộ nghiên cứu Độ tuổi GS, PGS GS PGS TS, TSKH TL% TL% TL% TL% Dưới 35 tuổi 0 0 0 15,6 Từ 35 ÷ 50 tuổi 8,5 0,2 8,3 51,7 Từ 51 ÷ 57 tuổi 29,9 4,5 25,4 74,6 Trên 57 tuổi 60,0 13,3 46,7 86,7 Toàn Học viện 9,6 1,1 8,5 42,4 Từ bảng 2.3 và bảng 2.4 cho ta thấy đội ngũ giảng viên của Học viện đã được xây dựng và phát triển đảm bảo tốt về số lượng cũng như trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, trong công tác xây dựng đội ngũ của Học viện vẫn còn một số tồn tại như sau: Một là, nguồn vào đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên chưa thực sự đa dạng; đội ngũ có học hàm GS, PGS có xu hướng trẻ hóa nhưng độ tuổi trung bình vẫn còn cao, chưa đồng đều ở các nhóm ngành. Hai là, một số giảng viên, nghiên cứu viên có học vị TS nhưng chuyên ngành được đào tạo chưa thực sự sát với chuyên ngành giảng dạy và hướng nghiên cứu chuyên sâu nên cơ cấu chuyên môn ở một số ít bộ môn chưa thực sự phù hợp; số giảng viên, nghiên cứu viên mới được đào tạo ở nước ngoài còn thiên nhiều về lý thuyết, kiến thức thực tế hạn chế; một số lĩnh vực còn thiếu chuyên gia đầu ngành. Ba là, tỉ lệ giảng viên, nghiên cứu viên có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế vẫn còn thấp, khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ của giảng viên chưa đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập quốc tế. 68 Bốn là, cán bộ khối cơ quan và khối quản lý học viên hiện tại có số lượng, cơ cấu đảm bảo nhưng cần nâng cao hơn nữa về chất lượng đội ngũ, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. 2.2.2. Phân tích thực trạng về cơ cấu nguồn nhân lực 2.2.2.1. Cơ cấu theo ngành Với đặc thù là trường đại học kỹ thuật, đào tạo sĩ quan về lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự cho Quân đội và đất nước nên các nội dung, nhiệm vụ đào tạo tập trung chủ yếu ở lĩnh vực khoa học kỹ thuật, các lĩnh vực khác như: Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học quân sự, ngoại ngữ... được phân bổ hợp lý theo quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng. Do đó, chuyên môn của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên Học viện chiếm đại đa số giảng dạy về lĩnh vực khoa học kỹ thuật (chiếm 87%). 87% 5% 4% 4% Cơ cấu theo ngành khối giảng dạy, nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Khoa học xã hội và nhân văn Khoa học quân sự Ngoại ngữ Hình 2.3: Cơ cấu theo ngành khối giảng dạy, nghiên cứu 69 2.2.2.2. Cơ cấu theo độ tuổi và học hàm, học vị Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện những năm qua được trẻ hóa mạnh mẽ, có sự hài hòa, nối tiếp nhau giữa các thế hệ. Với một số lượng lớn giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ TS, TSKH, GS, PGS ở độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao; đa số ở trong độ tuổi từ 35÷50 tuổi. Từ đó có thể thấy rằng, cơ cấu đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên Học viện có thế mạnh là sự trẻ hóa đội ngũ, có trình độ cao. Do đó, đây chính là cơ hội tốt để Học viện tạo nên nhiều bước đột phá để phát triển mạnh mẽ, thực chất về chất lượng giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác khoa học kỹ thuật quốc tế. 0 50 100 150 200 250 300 Dưới 35 tuổi Từ 35 ÷ 50 tuổi Từ 51 ÷ 57 tuổi Trên 57 tuổi Cơ cấu độ tuổi theo học hàm, học vị Giáo sư Phó Giáo sư TS, TSKH Hình 2.4: Cơ cấu độ tuổi theo học hàm, học vị Không chỉ riêng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên có học hàm, học vị được phân bố ở nhóm tuổi trẻ hóa mà nhìn chung đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện cũng được quy hoạch, phân bố một cách khá hợp lý. Đội ngũ dưới 35 tuổi chiếm đến 35% quân số, đây là lực lượng quan trọng để đào tạo, bồi dưỡng thành những giảng viên, cán bộ nghiên cứu giỏi, chủ chốt tại các 70 bộ môn, khoa, viện, trung tâm; tương lai sẽ là lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng và phát triển đơn vị. Trước mắt, đội ngũ cán bộ, giảng viên đang ở “độ chín” cả về độ tuổi, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm công tác... đang chiếm đa số quân số Học viện (52%). Đây là lực lượng giữ vai trò then chốt, đóng góp sản phẩm trí tuệ của mình vào công cuộc giảng dạy, nghiên cứu của Học viện, góp phần xây dựng, phát triển và đào tạo cho đất nước, quân đội nguồn nhân lực kỹ thuật có trình độ cao, kỹ năng tốt. Hình 2.5: Cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ cán bộ, giảng viên 2.2.2.3. Cơ cấu theo giới tính Do đặc thù là trường quân đội, đào tạo về lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự đặc thù, đòi hỏi người học và người dạy phải có các điều kiện tiêu chuẩn về sức khỏe, hình thể, năng lực... nên đa phần phù hợp với nam giới. Do đó, lực lượng giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện chủ yếu là nam giới, chỉ có một phần nhỏ là nữ giới công tác tại một số khoa bộ môn đặc thù phù hợp với nữ giới đó là: Ngoại ngữ, Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội... 71 2.2.3. Phân tích thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực Học viện Kỹ thuật Quân sự có đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên tâm huyết; có trình độ chuyên môn cao; kinh nghiệm sư phạm phong phú. Họ được đào tạo cơ bản; được chọn lọc kỹ lưỡng; được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn công tác một cách nghiêm túc. Đại đa số họ đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có lý tưởng phục vụ cống hiến cao đẹp; có đạo đức cách mạng, nhân cách nhà giáo quân đội trong sáng. Nhiều người trong số đó đã trải qua chiến đấu và nay là chuyên gia đầu ngành của đất nước về nhiều lĩnh vực chuyên môn và khoa học công nghệ hiện đại. Tâm nguyện của đội ngũ nhà giáo quân đội luôn hướng vào sự nghiệp giáo dục đào tạo, mong muốn cống hiến hết sức mình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tổ quốc và Quân đội. Hình 2.6: Cơ cấu theo trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên Với trình độ chuyên môn và sư phạm được đào tạo cơ bản; với kinh nghiệm sư phạm phong phú; tính kỷ luật và lý tưởng, đạo đức của người quân nhân cách mạng, các nhà giáo quân đội luôn gắn bó, tâm huyết với học viên, sinh viên của mình. Khi tiếp xúc với học viên, họ nhiệt tình truyền thụ hết 72 những kiến thức phong phú của mình, đồng thời bằng nhân cách của mình, họ lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ tới lý tưởng phấn đấu, hình thành niềm tin vào CNXH, đạo đức người cán bộ cách mạng cho lớp lớp thế hệ trẻ. Qua đó, đội ngũ nhà giáo quân đội khi tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, họ không chỉ tác động tới năng lực nghề nghiệp mà còn góp phần giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên. 2.3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Kỹ thuật Quân sự 2.3.1. Quy hoạch đội ngũ Hằng năm, dựa trên số lượng nhân lực cần bổ sung, thay thế, số lượng đến tuổi nghỉ hưu..., đồng thời dựa theo những yêu cầu nhiệm vụ mới, sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, biên chế, nhiệm vụ về đào tạo và khoa học công nghệ... Các khoa, bộ môn, viện,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phat_trien_nguon_nhan_luc_o_hoc_vien_ky_thuat_quan.pdf
Tài liệu liên quan