Luận văn Phát triển sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – chi nhánh Vân Đồn (vietinbank Vân Đồn)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .i

DANH MỤC BẢNG BIỂU.ii

DANH MỤC HÌNH VẼ .iii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .iv

MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ DÀNH CHO

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .6

1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng thương mại. 6

1.1.1. Một số khái niệm. 6

1.1.2. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại. 7

1.1.3. Các nhóm khách hàng của ngân hàng thương mại.11

1.2. Phát triển sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng

thương mại.12

1.2.1 Các loại sản phẩm dịch vụ dành cho KHCN .12

1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân . 13

1.2.1.2. Các sản phẩm dịch vụ cơ bản dành cho khách hàng cá nhân. 14

1.2.2. Quy trình phát triển sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân .18

1.2.2.1. Phát triển sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

. 18

1.3. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân của

các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước .27

1.3.1. Ở Việt Nam.27

1.3.2. Ở nước ngoài.29

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Vietinbank Vân Đồn.32

Kết luận chương 1 . 37

pdf119 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – chi nhánh Vân Đồn (vietinbank Vân Đồn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch Hạ Long), số lượng CBNV là 35 người. Với thị trường hoạt động chủ yếu ở Thị trấn Cái Rồng- khu hành chính của Huyện, đối tượng khách hàng Vietinbank hướng tới là các doanh nghiệp và trên 8000 dân cư trú, sinh sống trong phạm vi 2-3km trung tâm của thị trấn (dọc theo hai tuyến giao thông chính là đường 334, đường Lý Anh Tông) và tại 11 xã lân cận. a. Chức năng nhiệm vụ Vietinbank Vân Đồn là chi nhánh thứ 6 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và là chi nhánh thứ 152 của hệ thống Vietinbank. Với nhiệm vụ trọng tâm: tập trung vốn cho các dự án trọng điểm thuộc diện khuyến khích đầu tư tại Đặc khu kinh tế Vân Đồn như cơ sở hạ tầng, sân bay, cầu đường, nuôi trồng xuất khẩu thủy hải sản, cảng biển, điện nước, viễn thông theo chủ trương định hướng của Chính phủ và tỉnh Quảng Ninh; đẩy mạnh công tác huy động vốn; cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, Giám đốc Phó giám đốc Trưởng phòng dịch vụ khách hàng Trưởng phòng bán lẻ Quỹ tiết kiệm Trưởng phòng KHDN Phòng KHDN lớn Phòng KHDN vừa và nhỏ Phòng KHDN FDI Trưởng phòng Tiền tệ-Kho quỹ Trưởng phòng Tổ chức-Hành chính Trưởng phòng Tổng hợp Trưởng phòng Giao dịch 43 nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, kinh tế; nâng cao chất lượng dịch vụ, quản lý và kiểm soát tốt rủi ro, tạo điều kiện và phát huy tối đa sức sáng tạo, cống hiến của cán bộ người lao động Sự ra đời của VietinBank Vân Đồn nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn phát triển kinh doanh; phục vụ và đồng hành cùng tỉnh Quảng Ninh nói chung, Huyện Vân Đồn nói riêng thực hiện xây dựng và phát triển đặc khu kinh tế Vân Đồn theo chủ trương định hướng của Chính phủ. Đồng thời cũng thể hiện tầm nhìn chiến lược của VietinBank với tương lai của huyện Vân Đồn và tỉnh Quảng Ninh. b) Kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn 2016-2018 Xác định một trong những bất lợi của Chi nhánh trong hoạt động kinh doanh là ra đời muộn sau các đối thủ cạnh tranh (Ngân hàng Nông nghiệp có mặt trên địa bàn từ năm 1988, phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP SHB thành lập năm 2012, đại diện của ngân hàng MaritimeBank tham gia thị trường địa bàn từ cuối năm 2011), Vietinbank Vân Đồn xác định mục tiêu hoạt động trong những năm đầu của chi nhánh không vì lợi nhuận mà chính yếu là tạo dựng, xây dựng và khẳng định thương hiệu Vietinbank trên địa bàn. Tuy nhiên qua gần 5 năm hoạt động, với định hướng đúng trong hoạt động, sự cố gắng nỗ lực của tập thể CBNV Chi nhánh, Vietinbank Vân Đồn đã đạt được những kết quả rất khả quan, trở thành Ngân hàng chiếm thị phần thứ hai trên địa bàn. 44 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động giai đoạn 2016 –2018 STT CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Huy động vốn bình quân Tỷ đồng 132,41 322,83 605,08 2 Huy động vốn cuối kỳ Tỷ đồng 144,85 478,26 618,81 3 Dư nợ bình quân Tỷ đồng 56,55 70,43 147,40 4 Dư nợ cuối kỳ Tỷ đồng 61,83 128,54 223,79 5 Nợ nhóm 2, nợ xấu Tỷ đồng - - - 6 Phát hành thẻ (ATM, Visa Debit, TDQT, TDNĐ) Thẻ 1.314,00 1.645,00 3.145,00 7 Lắp đặt POS Cái 11 21 23 8 Thu dịch vụ ngân hàng Triệu đồng 417,6 822,03 1.058,14 9 Thu nhập Triệu đồng 17.428,00 44.190,67 69.513,62 10 Chi phí Triệu đồng 13.884,93 38.843,73 60.531,18 11 Lợi nhuận Triệu đồng 3.543,07 5.346.94 7.982,44 12 Khách hàng hiện hữu Khách hàng Tiền gửi Khách hàng 1.466 2.030 2.659 Tiền vay Khách hàng 320 420 533 13 Doanh số chi trả kiều hối Nghìn USD 27,56 576,31 508,06 14 Doanh số thanh toán tại đơn vị chấp nhận thẻ Triệu đồng 2.720,12 7.279,82 18.910 2.2. Thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân tại Vietinbank Vân Đồn 2.2.1. Các sản phẩm dịch vụ huy động vốn Trong những năm qua, Vietinbank Vân Đồn rất quan tâm tới việc phát triển dịch vụ nhận tiền gửi thanh toán và tiết kiệm.Thực hiện chỉ đạo chung của toàn hệ thống, Vietinbank Vân Đồn đặt mục tiêu tăng quy mô huy động vốn là mục tiêu quan trọng trong đó tập trung giữ vững và phát triển nguồn vốn huy động từ dân cư, đảm bảo nguồn vốn ổn định. Kết quả huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn 2016-2018 được thể hiện trong hình 2.4 như sau: 45 Hình 2.4. Số lượng khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ tiền gửi tại Vietinbank Vân Đồn giai đoạn 2016-2018 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Vân Đồn Giai đoạn 2016-2018) Với đặc điểm địa bàn có ít doanh nghiệp hoạt động (40 doanh nghiệp thực sự hoạt động trên tổng số 115 doanh nghiệp thực hiện đăng ký kinh doanh), phần lớn các doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, phân tán vì vậy Vietinbank Vân Đồn ngay từ khi bước vào thị trường đã xác định đối tượng mà Chi nhánh hướng đến trong mục tiêu phát triển kinh doanh của mình chính là KHCN. Nhìn vào biểu đồ số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tiền gửi tại chi nhánh qua các năm cho thấy, số lượng khách hàng tới quan hệ tiền gửi tại chi nhánh tăng đều đặn qua các năm. Năm 2016 có 901 KHCN sử dụng dịch vụ này, chiếm 96% số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ tiền gửi. Năm 2017, số lượng KHCN sử dụng dịch vụ tăng mạnh lên 1.961 khách hàng gửi tiền và đến năm 2018 số lượng KHCN gửi tiền đạt 2.556 khách hàng. Có thể thấy, so với năm 2016 số lượng KHCN sử dụng dịch vụ năm 2017 tăng lên 1.060 khách hàng (tăng 117,65%) và số lượng KHCN năm 2018 cũng tăng lên, nhưng không tăng mạnh như 2017, chỉ tăng ở mức 595 khách hàng (tăng 30,34%). 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2016 2017 2018 901 1961 2556 KHCN 46 Tốc độ tăng trưởng bình quân KHCN sử dụng dịch vụ tiền gửi đạt 82,8%. Đây là một con số khá cao thể hiện chính sách sản phẩm cũng như chính sách tiếp cận khách hàng đã được chi nhánh phát huy một cách hiệu quả. Số liệu huy động vốn cụ thể của chi nhánh thể hiện trong bảng 2.2 như sau: Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Vietinbank Vân Đồn giai đoạn 2016-2018 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tăng/ giảm Tỷ trọng Thực hiện Tăng/ giảm Tỷ trọng Theo loại hình Tiền gửi dân cư 141.795 97,89% 271.568 91,52% 56,78% 359.360 32,33% 58,07% Tiền gửi Tổ chức kinh tế 3.053 2,11% 206.700 6.670,39% 43,22% 259.450 25,52% 41,93% Theo kỳ hạn KKH 7.604 5,25% 167.920 2.108,31% 35,11% 24.165 -85,61% 3,91% Kì hạn =<12 tháng 106.175 73,30% 310.092 192,06% 64,84% 443.228 42,93% 71,6% Kì hạn >12 tháng 31.069 17,66% 0.256 -99,18% 0,05% 151.417 59.047,27% 24,49% Theo đồng tiền VNĐ 140.946 97,31% 470.644 233,92% 98,41% 615.300 30,74% 99,43% Ngoại tệ 3.902 2,69% 7.624 95,39% 1,59% 3.510 -53,96% 0,57% Tổng số dư huy động 144.848 100% 478.268 230,19% 100% 618.810 29,39% 29,39% (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD giai đoạn 2016 - 2018 của VietinBank Vân Đồn) Với cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn của qua các năm, nhận thấy cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh chủ yếu tập trung ở kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống. Nguồn vốn KKH và kỳ hạn > 12 tháng rất thấp, đặc biệt là nguồn vốn có kì hạn >12 tháng. Riêng đối với nguồn vốn KKH là nguồn vốn giá rẻ (chi phí huy động vốn thấp) lại luôn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nguồn vốn, chiếm tỷ trọng cao nhất tại thời điểm 31/12/2017 (35,11%) nhưng đến 31/12/2018 nguồn vốn KKH này giảm 85,61% chỉ còn 24.165 triệu đồng. Việc huy động nguồn vốn này chưa được thực hiện một cách hiệu quả để mang lại nguồn vốn giá rẻ cho chi nhánh. Với cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền, nguồn vốn của chi nhánh chủ yếu là VNĐ, ngoại tệ USD chiếm tỷ trọng rất thấp, cao nhất là tại thời điểm cuối năm 2014 47 chiếm 2,69% và nguồn tiền gửi ngoại tệ cũng giảm dần qua các năm. Địa bàn Vân Đồn chủ yếu phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch, tuy nhiên Vân Đồn chủ yếu đón khách du lịch trong nước vì vậy nguồn tiền gửi bằng USD cũng hạn chế, cho thấy cơ cấu tiền gửi VNĐ lớn hơn ngoại tệ là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên chi nhánh vẫn cần chú trọng công tác huy động vốn bằng ngoại tệ và phát triển các sản phẩm huy động ngoại tệ và các sản phẩm kiều hối khác. Bảng 2.3: Huy động vốn bình quân KHCN tại Vietinbank Vân Đồn giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Thực hiện Tăng/giảm Thực hiện Tăng/giảm Thực hiện Tăng/giảm 112,19 58,65% 189,91 69,28% 318,89 67,9% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016–2018 của Vietinbank Vân Đồn) Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy huy động vốn bình quân KHCN tăng dần qua các năm, năm 2017 đạt 189,91 tỷ đồng, tăng 69,28% so với 2016. Tuy nhiên, đến năm 2018 con số này tăng lên 318,89 tỷ đồng, tăng 67,9% so với năm trước. Tốc độ tăng trưởng bình quân huy động nguồn vốn cá nhân đạt 68,58%, thể hiện tín hiệu tốt trong chiến lược của Ban lãnh đạo cũng như sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong hoạt động huy động vốn, mở rộng thị phần trên địa bàn. 2.2.2. Sản phẩm dịch vụ tín dụng 48 Bảng 2.4: Hoạt động tín dụng tại Vietinbank Vân Đồn giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tăng/ giảm Tỷ trọng Thực hiện Tăng/giảm Tỷ trọng Theo khách hàng KHCN 50,01 80,88% 85,1 70,17% 66,21% 109,760 28,98% 49,05% KHDN 11,82 19,12% 43,44 267,51% 33,79% 114,030 162,50% 50,95% Theo kỳ hạn Ngắn hạn 33,15 53,61% 66,92 101,87% 52,06% 87,007 30,02% 38,88% Trung dài hạn 28,43 45,98% 61,62 116,74% 47,94% 136,78 121,98% 61,12% Theo đồng tiền VNĐ 61,83 100,00% 128,54 107,89% 100,00% 223,790 74,10% 100.00% Ngoại tệ 0 0,00% 0 0,00% 0,00% 0 0,00% 0,00% Phân loại nợ Nợ đủ tiêu chuẩn 61,83 100,00% 128,54 107,89% 100,00% 223,790 74,10% 0,00% Nợ nhóm2, nợ xấu 0 0,00% 0 0,00% 0,00% 0 0,00% 100,00% Tổng dư nợ 61,83 100,00% 128,54 107,89% 100,00% 223,790 74,10% 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018 của Vietinbank Vân Đồn) 49 Kết quả hoạt động dịch vụ tín dụng của Vietinbank Vân Đồn giai đoạn 2014 – 2016 được thể hiện trong bảng 2.4 ở trên: Qua phân tích bảng tổng hợp kết quả cho thấy, tổng dư nợ của toàn chi nhánh tăng đều đặn qua các năm. Năm 2016 dư nợ đạt 61,83 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch được giao. Đến 31/12/2017, chi nhánh đạt 128,54 tỷ dư nợ, tăng 108,89% so với 31/12/2016 và tính đến cuối tháng 12/2018 tổng dư nợ Vietinbank Vân Đồn đạt 223,790 tỷ đồng, tăng 74,10% so với 2017. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của chi nhánh cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của các ngân hàng trong tỉnh Quảng Ninh (mức trung bình là 15,4%). Theo cơ cấu khách hàng qua các năm cho thấy, tỷ trọng dư nợ của KHCN trên tổng dư nợ của chi nhánh có xu hướng tăng. Tính đến cuối 2017, dư nợ cá nhân tăng 70,17% so với cuối năm trước, chiếm tỷ trọng 66,21%. Cuối 2018, dư nợ KHCN vẫn tiếp tục tăng so với cùng thời điểm năm 2017, tăng 28,98%, chiếm tỷ trọng 49,05%. Có thế thấy, tỷ trọng dư nợ KHCN luôn ở mức cao xấp xỉ hoặc trên 50%, tuy nhiên tỷ trọng này giảm dần qua các năm (31/12/2016 chiếm 80,88%, 31/12/2017 còn 70,17% và đến 31/12/2018 chỉ còn 49,05%). Tỷ trọng dư nợ KHDN tăng nhanh là do từ năm 2017 Vietinbank Vân Đồn tham gia cho vay dự án đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn của công ty Cổ phần BOT Biên Cương cùng với 05 chi nhánh Vietinbank trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, dư nợ của dự án này tăng mạnh qua các năm (năm 2016 là 20 tỷ đồng, năm 2017 là 58,89 tỷ đồng). Thực tế chi nhánh vẫn tập trung đẩy mạnh phát triển dư nợ KHCN do xuất phát từ đặc điểm của địa bàn và cũng để giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng. Đây cũng là chiến lược chung của Vietinbank giao cho các chi nhánh theo mục tiêu của ngân hàng bán lẻ hiện đại. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng cá nhân hiệu quả, mang lại lợi ích tối đa cho chi nhánh là trăn trở của Ban lãnh đạo chi nhánh trong việc nỗ lực tìm giải pháp và công cụ thực hiện. Với cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của chi nhánh cho thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh có xu hướng tăng cao trong năm 2015, tính đến 31/12/2017 tăng 101,87% so với cùng kỳ 2016 (từ 33,15 tỷ đồng tăng lên 66,92 tỷ đồng). Việc 50 phân tích cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho thấy chi nhánh đã tập trung cho vay ngắn hạn, cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ kinh doanh, thời hạn vay không quá 12 tháng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Tuy nhiên nhìn vào bảng phân tích ta thấy cuối năm 2018 cơ cấu dư nợ ngắn hạn lại có xu hướng tăng chậm, tăng 38,88% so với cuối năm 2017. Nhìn chung, cơ cấu dư nợ phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh (nguồn vốn huy động có kỳ hạn không quá 12 tháng chiếm tỷ lệ cao). Với cơ cấu dư nợ theo đồng tiền thì toàn bộ dư nợ của chi nhánh đều là VNĐ, không có dư nợ ngoại tệ. Địa bàn huyện đảo Vân Đồn nằm trong khu vực không phát triển hoạt động xuất nhập khẩu vì vậy, cơ cấu dư nợ của chi nhánh theo đồng tiền như trên là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, trong tương lai gần, khi Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đi vào phát triển hơn nữa và khu vui chơi giải trí phức hợp Vạn Yên hoàn thiện và đi vào hoạt động, chi nhánh sẽ xem xét việc xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cho vay bằng ngoại tệ. Về chất lượng tín dụng, năm 2018 chi nhánh chưa xảy ra bất kì trường hợp khách hàng nợ nhóm 2 hay nợ xấu cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng và lựa chọn khách hàng có uy tín, quản lý tốt khoản vay sau giải ngân. Đối với dư nợ của KHCN theo các sản phẩm dịch vụ tín dụng cụ thể thể hiện qua bảng 2.5 dưới đây: Bảng 2.5: Dư nợ theo các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHCN tại Vietinbank Vân Đồn giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Số thực hiện Tỷ trọng Số thực hiện Tỷ trọng Số thực hiện Tỷ trọng Cho vay tiêu dùng 33,2 66,39% 38,93 45,75% 47,19 42,99% Cho vay kinh doanh 16,56 33,11% 45,2 53,11% 60,93 55,51% Cho vay khác 0,25 0,50% 0,97 1,14% 1,64 1,49% Tổng dư nợ 50,01 100 % 85,1 100 % 109,76 100% (Nguồn: Báo cáo dư nợ theo sản phẩm của Vietinbank Vân Đồn giai đoạn 2016-2018.) 51 Số liệu cơ cấu dư nợ tín dụng của dịch vụ cho vay KHCN cho thấy khi chi nhánh mới bước vào hoạt động thì những khách hàng vay của chi nhánh chủ yếu là để phục vụ mục đích tiêu dùng thể hiện dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN đạt 33,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 66,39%. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2017, dư nợ cho vay tiêu dùng tăng nhưng tỷ lệ tăng không cao, tỷ trọng cũng giảm dần xuống dưới 50%. Dư nợ cho vay kinh doanh KHCN 31/12/2016 đạt 16,56 tỷ đồng, chiếm 33,11%. Đến 31/12/2017 tỷ trọng dư nợ vay kinh doanh KHCN đã tăng nhanh lên mức 53,11% và cùng kỳ năm 2016 đạt 55,51%. Cho vay khác (cho vay tiêu dùng thẻ tín dụng) chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ KHCN, tính đến 31/12/2018, cho vay khác chiếm 1,49% tổng dư nợ KHCN. Có thể nói, cơ cấu dư nợ cho vay KHCN của chi nhánh biến động theo xu hướng khả hợp lý, khi chi nhánh mới bước vào hoạt động thì các khách hàng tìm đến sử dụng sản phẩm tín dụng chủ yếu là để phục vụ mục đích tiêu dùng, các hộ kinh doanh lớn, lâu đời trên địa bàn thường là đang vay tại Agribank Vân Đồn. Nhưng đến năm 2017 chi nhánh dần khẳng định được uy tín, mức lãi suất cạnh tranh so với các ngân hàng cùng địa bàn thì các khách hàng kinh doanh có xu hướng chuyển sang sử dụng sản phẩm tín dụng của chi nhánh, đây chính là nguyên nhân làm cho dư nợ tín dụng cho vay kinh doanh KHCN tăng nhanh. Điều này cho thấy chi nhánh đã dần phát huy thế mạnh về nguồn lực của mình để phát triển dư nợ KHCN theo hướng tập trung đẩy mạnh phát triển dư nợ cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp hiệu quả vào việc làm tăng doanh thu của chi nhánh. Đây cũng chính là loại hình dịch vụ mang lại lợi nhuận lớn và cũng là hoạt động có hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cao đối với các NHTM. Bảng 2.6: Dư nợ bình quân KHCN tại VietinBank Vân Đồn giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Thực hiện Tăng/giảm Thực hiện Tăng/giảm Thực hiện Tăng/giảm 33,42 57,32% 55,72 66,72% 85,13 52,78% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018 của Vietinbank Vân Đồn) 52 Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy dư nợ bình quân chi nhánh trong năm 2016 là 33,42 tỷ đồng. Năm 2017, đạt 55,72 tỷ dư nợ bình quân, tăng 66,72% so với năm trước và đến năm 2018 con số này đạt 85,13 tỷ đồng, tăng 52,78%. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 59,34%. Có thể thấy, nhìn vào số thực hiện dư nợ bình quân của chi nhánh còn khá nhỏ, tuy nhiên với đặc thù địa bàn Huyện Vân Đồn, đây cũng có thể coi là một con số đáng khích lệ trong hoạt động phát triển sản phẩm tín dụng dành cho KHCN của Chi nhánh. Chi nhánh hoạt động trên địa bàn Huyện Vân Đồn là huyện đảo đang phát triển, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, du lịch... Vân Đồn là một thị trường tiềm năng cho chi nhánh phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng tiêu dùng và các sản phẩm tín dụng kinh doanh dành cho KHCN như: cho vay kinh doanh cho các hộ nuôi trồng, kinh doanh thủy hải sản; xây nhà nghỉ khách sạn phục vụ du lịch ở các tuyến đảo Quan Lạn, Cô Tô và các sản phẩm dịch vụ khác. Do vậy, Vietinbank Vân Đồn cần tiếp tục phát huy những thế mạnh sẵn có, nhanh chóng lên kế hoạch tiếp cận và xây dựng hoàn thiện các gói sản phẩm phục vụ nhóm khách hàng tiềm năng này. Việc tập trung dư nợ vào nhóm KHDN có doanh số cho vay lớn, thu lợi nhuận cao thường tiềm ẩn rủi ro lớn khi chịu biến động của nền kinh tế. Do vậy, việc triển khai phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng cho KHCN thông thường dư nợ nhỏ lẻ nhưng ổn định và rủi ro thấp, chi nhánh có thể phân tán được rủi ro. 2.2.3. Sản phẩm dịch vụ thanh toán và chuyển tiền Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền là một trong những dịch vụ truyền thống của ngân hàng và khách hàng đến với ngân hàng là nhờ sự uy tín và kinh nghiệm lâu năm của chính tổ chức tín dụng ấy. Vietinbank Vân Đồn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Là một chi nhánh mới thành lập nhưng chi nhánh đã xây dựng được uy tín trên địa bàn. Mặt khác, Vietinbank lại là một trong những NHTM Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và Hệ thống thanh toán nên doanh thu từ dịch vụ các năm đều có sự tăng trưởng nhất định. a) Sản phẩm dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước 53 Bảng 2.7: Doanh số thanh toán chuyển tiền trong nước tại Vietinbank Vân Đồn giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tăng giảm Tỷ trọng Thực hiện Tăng giảm Tỷ trọng KHCN 925 71,87% 1.287 39,14% 74,96% 1.913 48,64% 77,99% KHDN 362 28,13% 430 18,78% 25,04% 540 25,58% 22,01% Tổng số 1.287 100% 1.717 33,41% 100% 2.453 42,87% 100% (Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Vân Đồn giai đoạn 2016-2018) Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh số thanh toán chuyển tiền trong nước có sự tăng trưởng qua từng năm từ 1.287 tỷ đồng cuối năm 2016 lên 1.717 tỷ đồng vào cuối năm 2017 và tính đến 31/12/2018 con số này lên tới 2.453 tỷ đồng, mức tăng trưởng tương ứng lần lượt là 33,41% và 42,87%. Hình 2.2 cho thấy tỷ trọng doanh thu từ hoạt động thanh toán chuyển tiền trong nước đối với từng đối tượng khách hàng. Với tỷ trọng có xu hướng tăng dần cho thấy chi nhánh và người dân đã quan tâm hơn đến dịch vụ này của ngân hàng và xem đây là một xu hướng tất yếu trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Hình 2.5: Tỷ trọng hoạt động thanh toán chuyển tiền trong nước 71.87 74.96 77.99 28.13 25.04 22.01 0% 20% 40% 60% 80% 100% 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 KHDN KHCN 54 Ta thấy tỷ trọng doanh số thanh toán chuyển tiền trong nước của KHCN ở các năm đều cao hơn KHDN và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cuối năm 2016, doanh số thanh toán chuyển tiền trong nước của KHCN chiếm 71,87%, đến cùng kỳ 2017 chiếm 74,96% và tăng lên 77,99% vào cuối năm 2018. Thời gian gần đây, Vietinbank đã đẩy mạnh dịch vụ thanh toán tiền điện, nước qua ngân hàng. Tuy nhiên đến tháng 11/2016, Vietinbank Vân Đồn mới chính thức triển khai dịch vụ này và cũng đã nhận được những phản hồi tích cực từ người dân địa bàn về những tiện lợi mà dịch vụ đem lại. Tuy nhiên, tại Huyện Vân Đồn đa số người dân vẫn duy trì thói quen thanh toán bằng tiền mặt. Chính vì vậy, hoạt động thanh toán của chi nhánh mới chỉ dành cho các hộ sản xuất – kinh doanh thanh toán tiền hàng, thanh toán tiền điện, nước mà chưa triển khai được dịch vụ thanh toán hàng hóa – dịch vụ tiêu dùng khácĐây là một trong những dịch vụ mà chi nhánh cần quan tâm triển khai để tận dụng nguồn tài nguyên công nghệ hiện có trong tương lai. b) Sản phẩm dịch vụ kiều hối Hoạt động kiều hối được Vietinbank được triển khai trong toàn hệ thống từ nhiều năm nay. Nguồn thu phí từ dịch vụ này vừa mang lại nguồn thu ngoại tệ phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế, góp phần tăng nguồn tiền gửi dân cư vừa giúp tiêu thụ tiền mặt ngoại tệ, tiết kiệm chi phí xuất khẩu tiền mặt ngoại tệ. Các cách thức chuyển tiền kiều hối qua hệ thống Vietinbank là: - Chuyển qua hệ thống Ngân hàng: Thông qua hệ thống SWIFT, VietinBank có thể nhận được điện chuyển tiền của các ngân hàng tại khắp nơi trên thế giới. VietinBank triển khai các Hợp đồng chuyển tiền đặc biệt với nhiều ngân hàng quốc tế nhằm giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí. - Chuyển tiền qua đại lý kiều hối: Vietinbank đã ký kết được 15 hợp đồng kiều hối với 15 ngân hàng đại lý tại các quốc gia Mỹ, Đức, Nga, Hàn Quốc, Đài Loan là những nước có số lượng người Việt Nam sinh sống và lao động, 2 hợp đồng đại lý kiều hối với 2 Công ty chuyển tiền là Eden Western Union và Công ty dịch vụ thương mại tốc hành toàn cầu ABC. Các chi nhánh của Vietinbank đều đã triển khai dịch vụ chi trả kiều hối, chi trả kiều hối 55 Western Union tại hầu hết các điểm giao dịch. Tuy nhiên, tại Vietinbank Vân Đồn, dịch vụ kiều hối của KHCN còn kém phát triển. Hiện tại, dịch vụ kiều hối cho KHCN mới chỉ phát triển ở sản phẩm dịch vụ Western Union dành cho khách hàng nhận tiền kiều hối từ người thân ở nước ngoài. Năm 2017 doanh số chi trả kiều hối đạt 576,31 nghìn USD, thực hiện được 57,63% kế hoạch được giao, tăng 150,98 nghìn USD với tỷ lệ tăng 35,5% so với năm 2016, tốc độ tăng 112,48%; năm 2018 đạt 508,06 nghìn USD. 2.2.4. Các sản phẩm dịch vụ thẻ - Hoạt động thẻ ATM: Hoạt động thẻ ATM tại Việt Nam được ngân hàng Vietinbank triển khai vào năm 1990, tuy nhiên mới phát triển khoảng 10 năm trở lại đây, đối tượng sử dụng thẻ ATM hiện nay tập trung chủ yếu vào học sinh – sinh viên và cán bộ công nhân viên các đơn vị. Đây là nhóm khách hàng mục tiêu quan trọng và đầy tiềm năng mà chi nhánh hướng đến. Vietinbank cung cấp các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa với thương hiệu E-partner (gồm có các dòng sản phẩm: S-card, C-card, Pink-card, G-card và thẻ 12 con giáp với hạn mức giao dịch khác nhau và đối tượng sử dụng khác nhau: dòng S: dành cho học sinh sinh viên; dòng C: dành cho cán bộ công nhân viên; Pink: dùng cho đối tượng quý bà thành đạt; G: dành cho doanh nhân và thẻ 12 con giáp dành cho giới trẻ sành điệu). - Hoạt động thẻ quốc tế: Vietinbank cung cấp các sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế (Visa debit); thẻ TDQT Cremium: Master Card; Visa Card; JCB Card; thẻ đồng thương hiệu Metro-Visa; Vietinbank-Chelsea .và các dịch vụ tiện ích thanh toán qua các POS (Point Of Sale). Trong những năm qua, với nỗ lực của toàn thể CBNV Vietinbank Vân Đồn trong việc tích cực phát triển sản phẩm thẻ, kết quả đạt được như sau: 56 Bảng 2.8: Tình hình triển khai sản phẩm thẻ của Vietinbank Vân Đồn giai đoạn 2016-2018 Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Thực hiện Tăng/ giảm Thực hiện Tăng/ giảm Thực hiện Tăng/ giảm Thẻ ATM 1078 39,57% 1.136 5,38% 2628 131,34% Thẻ TDQT 44 22,02% 160 263,64% 185 15,63% Máy ATM 1 0,00% 1 0,00% 1 0.00% Máy POS 11 50,65% 21 90,91% 23 9,52% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Vân Đồn giai đoạn 2016-2018) Năm 2016, chi nhánh đã không ngừng nỗ lực trong việc phát triển sản phẩm thẻ, đặc biệt là phát hành thẻ ATM. Trong năm 2016 chi nhánh đã phát hành được 1.078 thẻ ATM tăng 39,57% so với 2015, sang đến năm 2017 Chi nhánh đã phát hành được 1.136 thẻ (hoàn thành 113,6% kế hoạch được giao, tăng so với năm 2016 là 58 thẻ) nhờ đó lượng tiền gửi ATM cũng tăng lên đáng kể. Năm 2018 số lượng thẻ ATM chi nhánh phát hành đã đạt 2628 thẻ, tăng 131,34% so với 2017. Vietinbank Vân Đồn là đầu mối chi trả lương qua thẻ của một số đơn vị trên địa bàn như: Chi cục Thuế huyện, Tòa án Huyện, Viện Kiểm Sát huyện, Trường Phổ thông cơ sở Ngọc Vừng, Trường Phổ thông cơ sở Thắng Lợi,Hiện tại, chi nhánh đã trang bị 1 máy ATM đặt tại trụ sở chi nhánh luôn đảm bảo an toàn và đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu giao dịch của khách hàng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phat_trien_san_pham_dich_vu_danh_cho_khach_hang_ca.pdf
Tài liệu liên quan