Luận văn Quản lý nhà nước đối với các trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công thành phố Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC

TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNGVÀ ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG. 10

1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài . 10

1.2. Quản lý nhà nước đối với Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có

công . 19

1.3. Kinh nghiệm quản lý của một số địa phương và bài học kinh nghiệm31

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1. 36

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁCTRUNG

TÂM NUÔI DƯỠNG VÀ ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG THÀNH PHỐ

HÀ NỘI . 37

2.1. Khái quát về các Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công

thành phố Hà Nội . 37

2.2. Phân tích thực hiện quản lý nhà nước đối với các Trung tâm nuôi

dưỡng và điều dưỡng người có công thành phố Hà Nội. 45

2.3. Một số vấn đề rút ra từ thực trạng quản lý nhà nước đối với các Trung

tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công thành phố Hà Nội. 70

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2. 74

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCĐỐI VỚI CÁC

TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG, ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG THÀNH

PHỐ HÀ NỘI. 75

3.1. Quan điểm và định hướng quản lý nhà nước về ưu đãi, nuôi dưỡng,

điều dưỡng người có công . 75

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với và các Trung tâm nuôi

dưỡng, điều dưỡng người có công của thành phố Hà Nội. 79

3.3. Một số kiến nghị. 99

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3. 101

KẾT LUẬN. 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 104

pdf115 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với các trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tâm điều dưỡng người có công số III 2.256 81 2.337 Cộng 11.772 328 12.100 II. Điều dưỡng tại gia đình 1 30 quận, huyện, thị xã 23.390 7.889 31.279 Nguồn: Sở LĐ-TB&XH Hà Nội 45 2.2.Phân tích thực hiện quản lý nhà nước đối với các Trung tâm nuôi dưỡng và điềudưỡng người có công thành phố Hà Nội 2.2.1. Quy định pháp lý quản lý nhà nước đối với người có công và các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29/8/1994. Từ đó đến nay, Pháp lệnh này đã có 6 lần sửa đổi qua các năm 1998, 2000, 2002, 2005, 2007, 2012 và được đổi tên thành Pháp lệnh Ưu đãi NCC. Pháp lệnh là văn bản pháp lý quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng về công tác NCC, là nền tảng pháp lý cho các cấp chính quyền tổ chức triển khai chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người có công và thân nhân NCC. Chính sách ưu đãi đối với NCC là một bộ phận của chính sách xã hội đặc thù của Đảng và Nhà nước, nhằm đãi ngộ, tôn vinh đối với những người có nhiều công lao đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1986 đến nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, hệ thống pháp luật nước ta đã có những thay đổi quan trọng để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của thời kỳ đổi mới. Nhà nước đã đề ra nhiều văn bản luật ưu đãi xã hội đối với NCC, cụ thể: - Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (1994). - Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (1994). 46 Đây là hai văn bản pháp luật nhằm thể chế hóa Hiến pháp năm 1992, đánh dấu sự tiến bộ trong hệ thống chính sách ưu đãi xã hội đối với NCC, cùng với các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành hai pháp lệnh này tạo thành hệ thống pháp luật ưu đãi NCC. Năm 2005 và năm 2007, Ủy ban Thường vụ quốc hội đã thông qua pháp lệnh ưu đãi NCCVCM thay thế Pháp lệnh ưu đãi năm 1994 vì không còn phù hợp, chưa thực sự công bằng: - Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; - Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 ngày 21/6/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM. Năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 02 pháp lệnh sửa đổi, bổ sung: - Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi NCC; - Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn về điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận NCC và điều chỉnh trợ cấp ưu đãi NCC; các Bộ và liên Bộ đã ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện: - Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; 47 - Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ LĐ- TB&XH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi NCCVCM và thân nhân; - Thông tư số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Bộ LĐ-TB&XH – Bộ Quốc phòng hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ; - Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của liên tịch Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân, quản lý các công trình ghi công liệt sĩ; - Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; - Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 25/11/2014 của liên Bộ Y tế - Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh. - Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. - Thông tư số 36/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/9/2015 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với NCC với cách mạng và con của họ. Nhằm điều chỉnh những bất cập của Nghị định số 20/2015/NĐ-CP, ngày 06/6/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2017/NĐ-CP quy định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với NCCVCM. Nghị định quy định cụ thể về mức 48 chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với NCCVCM và mức trợ cấp, ưu đãi. Trên cơ sở hệ thống văn bản Pháp luật chính sách hiện hành về ưu đãi NCC của Nhà nước, thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản cụ thể hóa việc triển khai thực hiện ở Thành phố. Giao trách nhiệm cụ thể chức năng tham mưu về lĩnh vực này cho Sở LĐ-TB&XH và việc tổ chức thực hiện cho hệ thống cơ quan hành chính các cấp; Cụ thể hóa chế độ đối với NCC cho phù hợp với điều kiện của Thành phố và đảm bảo ưu đãi NCC phải có cuộc sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của người dân nơi sinh sống. 2.2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong quản lý nhà nước đối với các Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công Trong hoạt động quản lý nhà nước thì xây dựng quy hoạch, kế hoạch là rất quan trọng nhằm xác định mục tiêu; sắp xếp, đánh giá, điều phối các nguồn lực; thời gian thực hiện; dự báo sự biến động của môi trường hoạt động, xem xét các tình huống có thể xảy ra, và đưa ra những phương hướng hành động, các giải pháp hiệu quả và phù hợp nhất mà tổ chức sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong QLNN đối với các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC là một nội dung quan trọng nhằm xác định số lượng, khả năng, nhu cầu,... làm cơ sở cho quá trình thành lập và tổ chức hoạt động của các Trung tâm này. Đồng thời đưa phương hướng hoạt động trong tương lai, làm giảm sự tác động của những thay đổi từ môi trường, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực, giúp công tác quản lý nhà nước của như hoạt động của các Trung tâm đạt được các mục tiêu đề ra.Xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động trong QLNN cũng giúp cơ quan QLNN chủ động trong quá trình thực hiện và thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của các Trung tâm. 49 Quy hoạch có hệ thống các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công thời kỳ 2021-2030 thực hiện theo các quy định tại Điều 25 Luật Quy hoạch và Điều 23 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 7-5-2019 của Chính phủ. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan tổ chức lập Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, có trách nhiệm bảo đảm việc triển khai thực hiện các bước theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật khác có liên quan. Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trong quá trình lập quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các quy hoạch và văn bản quy phạm pháp luật về chính sách NCC tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân nâng cao nhận thức, tham gia tích cực vào việc đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho NCC, tạo sự đồng thuận cao, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để họ xây dựng cuộc sống, tiếp tục khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội. Hệ thống pháp luật về ưu đãi đối với NCC có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật nhà nước và liên tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Để thực hiện quản lý nhà nước đối với các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, Sở LĐ-TB&XH thành phố Hà Nội đã tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch một cách bao quát, đầy đủ, cụ thể, rõ ràng và phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của Đảng, Nhà nước để tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt và tổ chức triển khai. Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBNDthành phố Hà Nội luôn xác định nhiệm vụ thực hiện chính sách đối với NCC là nhiệm vụ quan trọng nên đã 50 tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã, xã phường, thị trấn triển khai các nhiệm vụ cụ thể trong việc tổ chức thực hiện chính sách NCC. Nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa của Pháp lệnh ưu đãi NCC, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBNDthành phố đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt đến các sở, ban, ngành, đoàn thể, ủy ban nhân dân các cấp các văn bản hướng dẫn của cấp trên; đồng thời, đã ban hành các kế hoạch triển khai tổ chức thực thiện trên địa bàn Thành phố, cụ thể: Ngày 20/6/2013, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 104/KH-UBND về thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCMC triển khai thực hiện Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM. Ủy ban nhân dân Thành phố đã phân công nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp triển khai thực hiện Pháp lệnh đảm bảo giải quyết chính sách kịp thời đến người dân. - Nhằm đẩy mạnh thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCCVCM, ngày 07/6/2016 ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 109/KH- UBND về tăng cường thực hiện chính sách ưu đại NCCVCM giai đoạn 2016- 2020 Thành phố Hà Nội [30]. - Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 14/7/2016 của UBND Thành phố hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa họa/dioxin giai đoạn 2016-2020 Thành phố Hà Nội. - Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 09/3/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức các hoạt động kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh – liệt sĩ hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh – liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2017). - Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày 07/10/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho NCCVCM theo Quyết 51 định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh – liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2017). - Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 05/5/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh – liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2017). - Kế hoạch số 170/KH-UBND ngày 122/7/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết các hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận NCCVCM Thành phố Hà Nội. - Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 14/3/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức các hoạt động kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2018). - Nghị quyết số 11/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của Hội đồng nhân dân Thành phố về việc quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố. - Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 03/8/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Quyết định số 773/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ba bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các công tác NCCVCM trên địa bàn Thành phố. - Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 02/3/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố khắc phục những tồn tại, hạn chế; nâng cao hiệu quả phối hợp, liên thông trong việc giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực NCC trên địa bàn Thành phố. - Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 03/1/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố tặng quà người hưởng chính sách thuộc lĩnh vực NCC; gia đình diện hộ nghèo; người cao tuổi; người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó 52 khăn; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; các tổ chức, cá nhân tiêu biểu nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019. Ngoài ra, UBNDthành phố đã chỉ đạo UBND cấp quận, huyện, thị xã kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh ưu đãi NCC do đồng chí lãnh đạo UBND cấp huyện làm trưởng ban, đồng thời chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH phối hợp chặt chẽ cùng với các phòng, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi NCC. Thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, hàng năm Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở LĐ-TBXH là cơ quan tham mưu, chủ trì xây dựng các kế hoạch thực hiện phong trào, cụ thể: kế hoạch thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày Thương binh – liệt sĩ (27/7), Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9) tại các Trung tâm; xây dựng các chương trình, kế hoạch thường xuyên, đột xuất của Trung ương và Thành phố. Xuất phát từ sự chỉ đạo UBNDthành phố, Sở LĐ-TB&XH, các sở, ban, ngành và địa phương, trong thời gian qua các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC đã thực hiện tốt chế độ chính sách đối với NCC, đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng chính sách, đúng đối tượng, đảm bảo kịp thời. 2.2.3. Tổ chức bộ máy và nhân lực thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực ưu đãi đối với NCC. - Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội Theo Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 08/9/2016 của UBNDthành phố Hà Nội, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở LĐ-TB&XH thành phố Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thu tham mưu, giúp UBND t khác. Bảng 2.3. Bộ máy QLNN đối với các trung tâm nuôi d điều dư - Cụ thể về lĩnh vự + Hướng dẫn và t NCC; + Hướng dẫn và t nuôi dưỡng, điều dưỡng ng công liệt sĩ; quản lý các công tr + Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác tiếp nhận v thông tin, báo tin về mộ liệt sĩ; thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển h 53 ộc UBND Thành phố, thực hiện chức năng hành phố QLNN về lĩnh vực NCC và nhi ỡng người có công thành phố Hà Nội c người có công ổ chức thực hiện các quy định của pháp luật đối với ổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống c ười có công với cách mạng, các công tr ình ghi công liệt sĩ theo phân cấp tr à an táng hài c ều lĩnh vực ưỡng, ơ sở xã hội ình ghi ên địa bàn; ốt liệt sĩ; ài cốt liệt sĩ; 54 + Tham gia Hội đồng giám định y khoa cấp thành phố về giám định thương thật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật đối với người có công với cách mạng; + Quản lý đối tượng, hồ sơ đối tượng và kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ; + Hướng dẫn và tổ chức các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; quản lý và sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của Thành phố. - Cơ cấu tổ chức + Lãnh đạo Sở: Sở LĐ-TB&XH Thành phố Hà Nội có 01 Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc; + Tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở gồm có 09 phòng, trong đó có Phòng Người có công. + Đơn vị trực thuộc Sở gồm có 35 đơn vị, trong đó có 05 Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công. Đó là: Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công Hà Nội; Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội; Trung tâm điều dưỡng người có công số I Hà Nội; Trung tâm điều dưỡng người có công số II Hà Nội; Trung tâm điều dưỡng người có công số III Hà Nội. Trong thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH Thành phố Hà Nội đã trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các Quyết định, Chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Người có công nói chung cũng như xây dững quy hoạch, kế hoạch trong quản lý nhà nước đối với các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC trên địa bàn Thành phố. Sở LĐ-TB&XH và phòng LĐ-TB&XH quận, huyện, thị xã đã tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt và giải quyết chế độ ưu đãi NCC; chi trả trợ cấp cho 55 NCC và thân nhân Người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng; tổ chức thực hiện công tác nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC theo kế hoạch tại các Trung tâm nuôi dưỡng NCC. Bên cạnh đó, Sở đã chủ động phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất UBND Thành phố ban hành và triển khai thực hiện tốt chính sách đối với Người có công. Xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện chính sách NCC, điều dưỡng NCC và tuyên truyền, phổ biến chính sách điều dưỡng đặc thù của Thành phố đối với NCC từ 80 tuổi trở lên. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ hàng năm đối với các ban liên lạc tù chính trị trên địa bàn Thành phố; Nghị quyết quy định chính sách đặc thì của Thành phố về chế độ điều dưỡng đối với NCCVCM từ 80 tuổi trở lên; Nghị quyết quy định nội dung và mức quà tặng của Thành phố tới các đối tượng nhân dịp Tết Nguyên đán, kỷ niệm 27/7 và Quốc khánh 2/9. Phối hợp các quận, huyện, thị xã tặng quà của Chủ tịch nước, Thành phố cho NCC và thân nhân NCC. Thành phố Hà Nội hiện có 5 Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, trực thuộc Phòng Người có công của Sở LĐ-TB&XH Thành phố Hà Nội quản lý. Trong đó, có 4 Trung tâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ điều dưỡng luân phiên, 1 Trung tâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ nuôi dưỡng thường xuyên và chức năng, nhiệm vụ điều dưỡng luân phiên. Hiện nay, 100% cán bộ, công chức làm công tác LĐ-TB&XH của Sở đều được bố trí theo đúng chuyên môn, lĩnh vực được đào tạo. Nhân sự đang làm việc tại Phòng Người có công, gồm 01 Trưởng phòng, 02 Phó phòng, 03 chuyên viên. Tất cả đều có trình độ đại học trở lên. 56 - Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC. Thành phố Hà Nội đã tiến hành các hoạt động: + Một là, đổi mới tổ chức quản lý và cơ chế hoạt động của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội. Từ năm 2016, Sở LĐ-TB&XH đã ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức tại Sở. Rà soát và chuẩn hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn Thành phố. Đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Giám đốc Sở thực hiện 11 thủ tục hành chính. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định 35/2016/QĐ-UBND ngày 08/9/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở theo hướng tinh gọn, giảm từ 11 phòng xuống 9 phòng chuyên môn nghiệp vụ. Kiện toàn bộ máy của Sở, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng đề án sát nhập 02 Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở, giảm 02 đơn vị sự nghiệp khác [18]. Phối hợp triển khai Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 21/10/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội khảo sát, đo lường sự hài lòng của cá nhân và tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội năm 2016 đối với 04 nhóm dịch vụ hành chính lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, triển khai các ứng dụng dùng chung của Thành phố, các ứng dụng chuyên ngành phục vụ quản lý. Tiếp tục đẩy mạnh việc gửi và nhận văn bản điện tử, 100% văn bản gửi đi của Sở tới các cơ quan nhà nước Thành phố được thực hiện qua mạng. 100% đơn vị trực thuộc, phòng nghiệp vụ Sở sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc. 57 Xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống tham nhũng; Kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Kế hoạch kiểm tra thực thi công vụ,... Tổ chức kiểm tra công vụ tại 6 đơn vị, thanh tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng tại 4 đơn vị trực thuộc [20, 21], và tại các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC. + Hai là, kiện toàn bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công thành phố Hà Nội. Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Sở LĐ-TB&XH, các Trung tâm đã thực hiện cải cách tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Các Trung tâm được tổ chức bộ máy gồm: 01 Ban giám đốc và 03 phòng chuyên môn nghiệp vụ về hành chính, tổng hợp; nuôi dưỡng; điều dưỡng. Cơ cấu tổ chức của 5 Trung tâm cơ bản là tương đối phù hợp với chức năng nhiệm vụ tổ chức và quản lý các TTND&ĐD NCC. Trong tổ chức và hoạt động các Trung tâm cũng đã xây dựng quy chế hoạt động quy định chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm, từng phòng và các vị trí việc làm cụ thể [22,23,24,25,26]. + Ba là, thực hiện nâng cao năng lực, trình độ nguồn nhân lực tại các Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công thành phố Hà Nội. Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Máu đào của các liệt sĩ làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ...”. Đảng và Nhà nước ta cũng khẳng định: “Chăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng, đảm bảo tất cả gia đình chính sách đều có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với người dân địa phương trên cơ sở kết hợp ba nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và các cá nhân đối tượng chính sách tự vươn lên”. 58 Bảng 2.4.Số lượng công chức, viên chức, người lao động tại các Trung tâm năm 2019 (đơn vị: người) Stt Chuyên môn Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng ND& ĐD NCC ND& ĐD NCC số 2 ĐD NCC số I ĐD NCC số II ĐD NCC số III 1 Nhóm Lãnh đạo, quản lý, điều hành (Lãnh đạo đơn vị và lãnh đạo phòng, ban tương đương) 1.1. Giám đốc 1 1 1 1 1 1.2. Phó giám đốc 2 2 2 2 2 1.3. Trưởng phòng 3 3 3 3 3 1.4. Phó trưởng phòng 3 3 3 3 3 2 Nhóm Hoạt động nghề nghiệp 2.1. Công tác xã hội viên 2 2 1 1 2 2.2. Điều dưỡng Trung cấp 2 1 1 1 1 2.3. Y tá chính/Y sỹ 2 2 2 2 1 2.4. Hộ lý 1 1 1 1 1 3 Nhóm Hỗ trợ, phục vụ 3.1. Tổ chức hành chính - Tổng hợp 3 2 2 1 2 3.2. Kế toán viên 2 2 1 1 2 3.3. Kỹ thuật viên (Tin học) 1 1 1 1 1 3.4. Thủ kho, thủ quỹ 2 2 2 2 2 3.5. Văn thư, lưu trữ 1 1 1 1 1 4 Nhóm gắn với công việc hợp đồng theo NĐ 68 4.1. Bảo vệ 2 2 1 1 1 4.2. Lái xe 3 3 1 2 2 4.3. Tạp vụ 20 21 19 16 18 Tổng cộng 50 49 42 39 45 Nguồn: Sở LĐ-TB&XH thành phố Hà Nội 59 Từ đầu năm 2017, Sở LĐ-TB&XH Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định phê duyệt danh mục vị trí việc làm, Bản mô tả công việc và Khung năng lực vị trí việc làm đối với các Trung tâm. Do đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên của các Trung tâm từ khi bắt đầu làm công tác chăm sóc NCC đến nay được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cụ thể [19]. Với những đặc điểm của đối tượng nhiều người tuổi cao, sức khoẻ yếu, bệnh tật đa dạng cần phải có người giúp đỡ và phục vụ. Ở lĩnh vực này các Trung tâm đều bố trí cán bộ nhân viên thay nhau thường trực 24/24h để chăm sóc và phục vụ NCC; Thực hiện tốt chế độ, tiêu chuẩn nuôi dưỡng, điều dưỡng cả về ăn, ở, chăm sóc sức khỏe, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan thắng cảnh,... phục vụ NCC. Thấm nhuần lời dạy của Bác, cán bộ nhân viên các Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng NCC thành phố Hà Nội luôn luôn nỗ lực, cố gắng hết mình làm tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm là thực hiện nuôi dưỡng, điều dưỡng cho các đối tượng là NCC của thành phố Hà Nội. Hàng năm, nhân viên các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC Thành phố Hà Nội luôn hoàn thành 100% kế hoạch được giao. NCC được nuôi dưỡng, điều dưỡng đến nghỉ tại các Trung tâm luôn luôn nhận được sự chăm sóc tận tình chu đáo nhất và có ấn tượng rất tốt về các Trung tâm, họ luôn muốn được quay lại các Trung tâm không chỉ một mà nhiều lần nữa. 2.2.4. Hướng dẫn và tổ chức triển khai các quy định pháp luật, các chính sách của Nhà nước đối với NCC tại các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC thành phố Hà Nội - Một là, Xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Thành phố Hà Nội là địa phương đầu tiên thực hiện thí điểm công tác điều dưỡng luân phiên, từ năm 1993 đến nay, đã tổ chức điều dưỡng cho hơn 60 500.000 lượt người, trong đó năm 2019 thực hiện điều dưỡng cho 43.379 đối tượng người có công. Công tác điều dưỡng tại các trung tâm được thực hiện với các trang thiết bị hiện đại, chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đội ngũ cán bộ làm công tác điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao, được các đối tượng người có công đánh giá cao. Từ năm 2012, xuất phát từ tình hình thực tế, Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu trình UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành chính sách rút ngắn th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_cac_trung_tam_nuoi_duong_v.pdf
Tài liệu liên quan