Luận văn Quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 2

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 4

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 5

6. Ý nghĩa của luận văn. 5

7. Kết cấu của luận văn:. 6

NỘI DUNG.7

CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

KINH TẾ TRANG TRẠI.7

1.1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI. 7

1.1.1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại. 7

1.1.2. Các loại hình kinh tế trang trại . 9

1.1.3. Đặc trưng của kinh tế trang trại . 12

1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của kinh tế trang trại đối với sự phát triển

của nền sản xuất nông nghiệp. 14

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI

VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI . 15

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại . 15

1.2.2. Sự cần thiết khách quan của quản lý Nhà nước đối với kinh tế

trang trại. 16

1.2.2.1 Sự quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại là một chức năng

đặc thù của chức năng quản lý . 17

1.2.2.2.Quá trình hình thành và phát triển của kinh tếtrang trại có tác động nhiều

mặt đối với kinh tếnông nghiệp nói riêng và xã hội nói chung.17

pdf111 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15, báo cáo thống kê Phòng Nội vụ huyện Lục Nam) 42 Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy số lượng lao động phổ thông tham gia vào hoạt động sản xuất kinh tế trang trại còn rất nhỏ so với tổng số lực lượng lao động hiện có trên địa bàn huyện. Các lao động tham gia vào sản xuất KTTT chủ yếu là lao động trong gia đình. Các trang trại hình thành chủ yếu từ hộ gia đình nông dân, do vậy lao động trong gia đình chiếm tỷ lệ khá cao, đồng thời thu hút một lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương. Sự hình thành và phát triển nhanh về số lượng và chất lượng các trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam đã góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho hàng ngàn lao động phổ thông trên địa bàn huyện Lục Nam. Qua đó, góp phần tích cực vào việc giảm tải vấn nạn người lao động bỏ làng đi làm kinh tế ở các khu công nghiệp, tình trạng thanh thiếu niên đi xuất khẩu lao động hoặc vượt biên trái phép sang Trung Quốc. 2.2.5. Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tại các trang trại Hiện nay, việc đầu tư công nghệ khoa học cho các trang trại ở huyện Lục Nam còn ở trình độ thấp. Các chủ trang trại chủ yếu sử dụng những trang thiết bị thô sơ, lạc hậu so với sự tiến bộ của khoa học hiện đại. Thực tế từ các trang trại trồng trọt hiện nay cho thấy, các trang trại chưa có hệ thống tưới tiêu hiện đại, đặc biệt với các trang trại trồng trọt lớn, chỉ có 2 trên tổng số hơn 70 trang trại áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt cho trang trại, số còn lại đều tiến hành chăm sóc thủ công. Ngoài ra, ở hầu hết các trang trại cũng chưa đầu tư hệ thống bảo quản nông sản thích hợp. Ở Hàn Quốc và một số địa phương khác các chủ trang trại thường rất chú trọng đến việc xây dựng nhà bảo quản nông sản, nhất là đối với những nông sản cần đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm... được thiết kế lắp đặt một cách công phu. Tuy nhiên, các trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam đều chưa thể tiếp cận những thành tự khoa học đó vì chi phí lắp đặt thi công cao, đòi hỏi những yêu cầu cao về trình độ kỹ thuật và địa hình phức tạp 43 2.2.6. Trình độ tổ chức quản lý Trình độ quản lý của chủ trang trại và tay nghề của người lao động còn nhiều hạn chế, đại bộ phận chủ trang trại chưa qua đào tạo nên lúng túng trước cơ chế thị trường, lao động làm việc trong các trang trại chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo tay nghề nên năng suất, chất lượng lao động thấp. Vấn đề này cũng đặt ra những đòi hỏi cấp bách về nhu cầu đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức về kinh doanh, quản trị kinh doanh, về thị trường và kinh tế thị trường cho các chủ trang trại. Hầu hết các chủ trang trại hiện nay tự quản lý trực tiếp trang trại của mình và đa số các chủ trang trại đều chưa được học qua các lớp đào tạo về quản lý cũng như chuyên môn. Đại bộ phận các chủ trang trại xuất phát từ nông nghiệp khi bước sang làm KTTT còn nhiều bỡ ngỡ, nhiều trường hợp còn chưa quen với sản xuất kinh doanh hiện đại. Do đó họ chỉ làm theo kinh nghiệm sẵn có, rất ít chủ trang trại áp dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Cho nên năng suất và chất lượng sản phẩm không cao, mẫu mã chưa phong phú, sức cạnh tranh với các sản phẩm bên ngoài còn yếu. 2.2.7. Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm Tuy đã có những ứng dụng kịp thời về khoa học kỹ thuật trong sản xuất, áp dụng các phương thức sản xuất tiến bộ nhưng thực tế cho thấy chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa chưa cao, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu dưới dạng thô hoặc tươi sống, chưa qua chế biến nên giá bán thấp, sức cạnh tranh yếu giá cả và thị trường tiêu thụ còn bấp bênh, thiếu ổn định trong khi nhận thức và hiểu biết về thị trường và kinh tế thị trường của các chủ trang trại còn nhiều hạn chế, nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường nên sản xuất thụ động, thường chỉ dựa vào kinh nghiệm trong các quyết định về đầu tư và kinh doanh nên thường gặp rủi ro, bất lợi. Chưa tạo ra được những sản phẩm có thương hiệu để đứng vững trên thị trường. 44 Mặc dù giá trị sản xuất hàng hóa bình quân một trang trại tương đối lớn (trung bình 02tỷ đồng/trang trại) nhưng số có thu nhập cao chỉ tập trung ở một số loại hình trang trại chăn nuôi, thủy sản còn các loại hình trang trại trồng trọt, lâm nghiệp. 2.2.8. Giải quyết vấn đề an toàn môi trường Nhiều chủ trang trại vì mục tiêu lợi nhuận đã không chú ý đến việc bảo vệ môi trường, xả chất thải, nước thải ra các cống rãnh. Các loại chất thải xuất hiện ngày càng nhiều tại các vùng nông thôn trong khi khả năng đầu tư cho xử lý, giảm thiều ô nhiễm rất hạn chế. Việc sử dụng hóa chất chăm sóc, bảo quản nông sản là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngày càng có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật kích thích tăng trưởng được sử dụng tại các trang trại. Hóa chất được sử dụng nhiều nhưng các biện pháp làm sạch môi trường trang trại, diệt trừ mầm bệnh trước khi bước vào vụ sản xuất mới lại ít được các chủ trang trại quan tâm, do vậy lượng hóa chất bảo vệ thực vật còn đọng lại trong đất khá lớn gây ô nhiễm nguồn đất và ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng. Hiện nay, phần lớn các chất thải sinh hoạt không được phân loại, vứt bừa bãi ra môi trường. Lượng rác tồn đọng tại các kênh, mương khá lớn và phổ biến, dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư, gia tăng gánh nặng bệnh tật. Do đó, bảo vệ môi trường cần được gắn với trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân và mọi người dân. Hiện việc xử phạt hành chính đối với các chủ trang trại chưa đủ mạnh, phổ biến ở mức 5-7 triệu đồng, cao nhất là 28 triệu đồng nên chưa đủ sức răn đe. Việc xử phạt chưa gắn với thanh tra kiểm tra sau xử lý nên chưa thực sự đạt hiệu quả. Để phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nhà nước cần phải giải quyết hàng loạt mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt, lâu dài và đặt trong tổng thể, gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường. 45 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM 2.3.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch trong quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam Theo quyết định số 751/QĐ-UBND ngày 15/5/2009 về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Lục Nam giai đoạn 2008-2020 của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, với mục tiêu giảm dần tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế nhưng tăng về giá trị sản xuất từ 6% giai đoạn 2008-2010 lên 6,3% vào giai đoạn 2011-2015 và 6,5% giai đoạn 2016-2020. Đưa giá trị sản xuất bình quân/ha đất nông nghiệp đạt 35 triệu đồng vào năm 2010 và trên 50 triệu đồng vào năm 2020, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi khoảng 45% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, Về thủy sản phấn đấu đến năm 2020 khai thác 90% diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản, tổ chức nuôi trồng theo hướng thâm canh và bán thâm canh. Phấn đấu nâng tổng sản lượng lên 20 ngàn tấn vào năm 2020, đưa tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản lên 10% so với giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản. Theo đó, địa phương đã thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu giai đoạn 2011-2015, được UBND tỉnh phê duyệt năm 2013. Hiện nay, huyện đang lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020, trình HĐND huyện quyết định trước khi trình UBND huyện phê duyệt. Huyện thường xuyên cùng Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về công tác quản lý nhà nước về giao, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của UBND huyện Lục Nam. Cho đến nay công tác quy hoạch sử dụng đất, định hướng các vùng sản xuất và định hướng các loại vật nuôi, cây trồng giai đoạn 2011-2020 đã được UBND huyện Lục Nam phê duyệt 46 Việc xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trên cơ sở tổng hợp các quy hoạch ngành, có ý kiến tham gia của người dân. Chú trọng đến việc quy hoạch sử dụng đất chính xác, khoa học được thực hiện theo Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các trình tự, căn cứ pháp lý để lập, điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất; chất lượng thẩm định quy hoạch và đánh giá kết quả thực hiện , tính phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đều được thông qua ý kiến tham gia của người dân, quá trình thực hiện luôn được báo cáo và giám sát chặt chẽ. Hằng năm, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tổ chức rà soát, lập danh mục các dự án sử dụng đất, phát triển KT-XH trình HĐND huyện phê duyệt, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đất đai, tăng cường thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền hướng dẫn cơ sở thực hiện tốt các quy hoạch, có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã. Việc chấp hành pháp luật trong thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được UBND huyện quan tâm thực hiện. Tất cả các chỉ tiêu quan trọng như đất lúa, đất rừng đặc dụng đều được giữ vững. Việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đều được thực hiện đúng quy trình. Ngoài ra, huyện đã tổ chức công khai bản đồ sử dụng đất để người dân và doanh nghiệp nắm được. 2.3.2. Thực thi pháp luật có liên quan Việc cấp giấy chứng nhận KTTT trên địa bàn huyện Lục Nam đến tháng 12 năm 2015 chỉ có 27 trang trại trong tổng số trang trại được cấp giấy chứng nhận KTTT và chủ yếu là các trang trại chăn nuôi. Để tạo điều kiện cho các trang trại được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước và làm cơ sở cho công tác kiểm tra, kiểm soát trong QLNN, chính quyền địa phương đã 47 ban hành các quy định hướng dẫn, thủ tục, điều kiện cấp và thu hồi giấy chứng nhận KTTT cho các cá nhân và hộ gia đình theo thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT. Ngoài ra cũng đã ban hành một số văn bản góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển KTTT trên địa bàn huyện thông qua đó tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, huyện, xã, thị trấn và các chủ trang trại trên địa bàn cập nhật được các văn bản, chính sách của Nhà nước về khuyến khích phát triển KTTT. Đối với các trang trại chăn nuôi, chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, địa điểm trang trại thường nằm cùng trên đất ở của các hộ vì vậy đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đảm bảo cho các chủ trang trại yên tâm sản xuất. Huyện đã xây dựng kế hoạch, đề án, có cơ chế thích hợp thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, chuyển ruộng trũng cấy lúa không ăn chắc sang nuôi trồng thủy sản, thực hiện lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ cây, con giống, vật tư, hỗ trợ mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn ngân sách huyện và chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình giảm nghèo 134, 135, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, mở các lớp tập huấn, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật đến các hộ nông dân, qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy và tạo điều kiện cho KTTT phát triển. 2.3.3. Ban hành và thực thi chính sách có liên quan Để nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất, nhà nước đã có nhiều chính sách để khuyến khích phát triển những mô hình KTTT phù hợp gắn với đặc điểm của từng vùng, miền có hiệu quả và bền vững thì nhất định phải có sự khuyến khích, hỗ trợ từ phía Nhà nước với tư cách nhà quản lý, nhà cung cấp dịch vụ thông qua các chủ trương chính sách cụ thể trên từng lĩnh vực, và những chính sách khuyến khích, hỗ trợ này có ý nghĩa rất quan trọng góp phần quyết định đến sự phát triển của KTTT. Cụ thể như sau: 48 2.3.3.1. Chính sách đất đai Đất đai là yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản của KTTT. Việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hợp pháp, hợp lòng dân được coi là yếu tố cơ bản và tích cực để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn nói chung và là cơ sở để tạo bước chuyển mình cho KTTT phát triển. Thực thi chính sách, pháp luật về đất đai của Trung ương, và quy hoạch kế hoạch của UBND tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Lục Nam đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất, ban hành các quy chế về trình tự, điều kiện, thủ tục giao đất, cấp đất, cho thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nhân, tổ chức và hộ gia đình, giúp họ yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh trên diện tích đất để phát triển KTTT. Đến nay, tất cả các địa phương trên địa bàn huyện Lục Nam đều đã hoàn thành xét duyệt quy hoạch sử dụng đất. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và các chủ trang trại đều được các cấp chính quyền quan tâm giải quyết thủ tục hành chính trong quá trình cấp đất, giao đất và cho thuê đất bước đầu đã được đơn giản hóa, thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả của KTTT. - Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản sống tại địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuất thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được UBND xã xét cho thuê đất để phát triền trang trại. - Hộ gia đình, cá nhân đã được giao hoặc nhận chuyển nhượng, quyền sử dụng đất vượt quá hạn mức sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 để phát triển trang trại thì được tiếp tục sử dụng và chuyển sang phần diện tích đất vượt hạn mức, theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 49 2.3.3.2. Chính sách tín dụng, huy động vốn đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với một nước nông nghiệp truyền thống như nước ta. Trên cơ sở chính sách ưu đãi về tài chính tín dụng đối với KTTT do Chính phủ và các Bộ, ngành ở Trung ương ban hành, UBND tỉnh Bắc Giang đã tiến hành cụ thể hóa chính sách tín dụng của Trung ương và một số ưu đãi riêng xuất phát từ những đặc thù về kinh tế-xã hội của địa phương, nhằm khuyến khích các hộ gia đình và cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh những lĩnh vực, địa bàn còn khó khăn của địa phương. Thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Agribank Bắc Giang luôn có những chính sách ưu đãi với nông dân trong phát triển kinh tế với mạng lưới giao dịch rộng khắp toàn tỉnh. Xác định rõ tiềm năng thế mạnh của địa bàn huyện Lục Nam, ngân hàng Agribank chi nhánh Lục Nam đã chú trọng cho vay vốn với nhiều hình thức để đảm bảo cho các chủ trang trại có nguồn vốn như cho vay chăn nuôi phát triển trang trại, cho vay chăm sóc chế biến tiêu thụ nông sản ở các xã. Để tạo thuận lợi cho người vay vốn, ngân hàng luôn quan tâm cải cách thủ tục cho vay, mở nhiều định hướng và chế độ hỗ trợ cho vay hướng dẫn chi tiết cho khách hàng, nhất là khách hàng ở vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, tích cực khảo sát nhu cầu vay, chủ động tiếp cận với người dân ở vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Như vậy, có thể nói nhờ chính sách ưu đãi, khuyến khích của Trung ương và hỗ trợ của địa phương trong lĩnh vực tài chính và tín dụng đã tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại trong việc huy động vốn để đầu tư, mở rộng quy mô để sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang bị máy móc, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. 2.3.3.3. Chính sách khuyến nông 50 Đổi mới cơ cấu KTTT là một chính sách lớn của Đảng ta. Mục tiêu của chính sách là biến nền kinh tế chủ yếu là KTTT của nước ta thành nền kinh tế có cơ cấu hướng ngoại, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nông thôn trong khi số lượng tuyệt đối của sản xuất KTTT vẫn cứ tăng lên. Chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế KTTT, nông thôn thể hiện tập trung ở Nghị quyết Trung ương lần 5 (khoá VII) với những nội dung chủ yếu sau đây: - Phổ biến tiến bộ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ chế biến bảo quản, phổ biến kinh nghiệm điển hình tiên tiến. - Bồi dưỡng, phát triển kỹ năng, kiến thức về kinh tế và kỹ thuật cho nông dân. - Tổ chức khuyến khích các phong trào sản xuất ở nông thôn. - Phát triển nhanh, vững chắc và có hiệu quả các ngành công nghiệp dịch vụ ở nông thôn trên cơ cở đó tăng nhanh tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế nông - công - dịch vụ ở mỗi vùng và mỗi địa phương. Chú trọng những ngành công nghiệp dịch vụ phục vụ KTTT. - Tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế KTTT, đa dạng hoá sản phẩm chăn nuôi và chú trọng chăn nuôi xuất khẩu. - Phát triển mạnh ngành thuỷ sản trên tất cả các mặt nuôi trồng đánh bắt, chế biến để khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước và biển của nước ta. - Phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng bảo vệ rừng hiện có, chăm sóc và tái sinh vốn rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, kết hợp hợp lý giữa khai thác với chế biến lâm sản. Việc ban hành những chính sách này đã làm cho các mô hình KTTT ở nước ta tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Sự phát triển của KTTT đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá. Nhiều trang trại đã sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật, tiêu thụ 51 sản xuất cho nông dân trên địa bàn huyện, tạo nguồn cung ổn định cho các cơ sở chế biến, tạo thêm nhiều sản phẩm chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu. 2.3.4. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về nông, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. Tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ, các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân về thủy sản, QLNN đối với các hoạt động của Hội, tổ chức phi chính phủ. Kiểm tra giám sát có vai trò hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của KTTT. Trong những năm qua công tác kiểm tra giám sát đối với các loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam đã được các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tích cực thực hiện một cách chặt chẽ: - Cấp chứng nhận đăng ký sản xuất kinh doanh đối với KTTT. Kiểm tra giám sát việc thực hiện cho vay tín dụng của ngân hàng và việc sử dụng vốn vay của chủ trang trại hàng năm. Từ đó chỉ ra được những sai phạm, bất cập trong QLNN đối với KTTT - Thường xuyên thanh tra kiểm tra về vệ sinh an toàn trong sản xuất, an toàn môi trường. Tiến hành kiểm tra, xử lý các hộ gia đình, chủ trang trại không thiết lập hệ thống xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường. - Đảm bảo các chủ trang trại được hưởng các chế độ ưu đãi theo đúng chính sách của pháp luật trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời xử lý nghiêm minh những cán bộ công chức có hành vi cố ý làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nước nhằm trục lợi cá nhân trong công tác QLNN. 52 2.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của chính quyền cấp huyện đối với quản lý nhà nước về kinh tế trang trại Tại điều 1. Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 30/09/2015 của UBND huyện Lục Nam, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có vị trí chức năng như sau: Phòng NN&PTNT huyện Lục Nam là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về : KTTT; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; KTTT nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn, nước sạch nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật; Phòng NN&PTNT huyện có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND huyện theo quy định pháp luật; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang Tại điều 2. Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 30/09/2015 của UBND huyện Lục Nam, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có vị trí nhiệm vụ và quyền hạn như sau Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn , 05 năm và hàng năm; chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phát triển nông thôn, phòng chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm để UBND huyện trình HĐND huyện thông qua; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực QLNN được giao. 53 Trình chủ tịch UBND huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND huyện. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý được giao; theo dõi thi hành pháp luật. Tổ chức thực hiện công tác phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; công tác phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh trên địa bàn huyện Tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; công trình nuôi trồng thuỷ sản; công trình cấp, thoát nước nông thôn; công trình phòng, chống lũ, lụt, bão; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với UBND cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn; về thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, chế biến nông sản và thuỷ sản; phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn. Đầu mối phối hợp tổ chức và hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan đến phát triển nông thôn; tổng hợp tình hình, báo cáo UBND huyện việc xây dựng và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện về các lĩnh vực: phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp; khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn; chế biến nông sản và thuỷ sản. Thống kê diễn biến đất nông nghiệp, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản; tổ chức thực hiện các biện pháp canh tác phù hợp để khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. 54 Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, thuỷ sản; vật tư nông nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện. Tổ chức thực hiện công tác khuyến nông, khuyến ngư và các dự án phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện. Giúp UBND huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND huyện. Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật; tham mưu cho UBND huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nông nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão; tìm kiếm cứu nạn của huyện theo quy định; đề xuất phương án, biện pháp và tham gia chỉ đạo việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai về lũ, lụt, bão, sạt, lở, hạn hán, úng ngập và dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn huyện. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao về các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của UBND huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thực tế cho thấy, các hoạt động của Phòng Nông nghiệp huyện Lục Nam và các trạm khuyến nông cấp cơ sở đã thực hiện rất sát với vai trò, nhiệm vụ của mình. Góp phần đưa nền kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển đúng hướng theo chỉ đạo của UBND tỉnh đưa ra. 55 2.4. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM 2.4.1. Những thành tựu đã đạt được Với lợi thế vùng đồi núi trung du, các mô hình KTTT trên địa bàn huyện Lục Nam tiếp tục phát triển mạnh. Với những dự án quy hoạch, kế hoạch cụ thể KTTT trên địa bàn huyện đã khai thác tốt hơn về tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn và khoa học kỹ thuật góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất hàng hóa, đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung lớn phục vụ chế biên, xuất khẩu như: Vùng sản xuất cây ăn quả: vải, nhãn, bưởi, cam, na...; vùng sản xuất rau chế biến, rau an toàn; vùng chăn nuôi tập trung: gà, lợn,... và vùng gỗ nguyên liệu; tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn góp ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_kinh_te_trang_trai_tai_dia.pdf
Tài liệu liên quan