Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Trang bìa

Lời cam đoan

Lời cám ơn

Mục lục

Danh mục viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU

TƯ XÂY DỰNG . 7

1.1. Tổng quan về đầu tư xây dựng. 7

1.1.1. Khái niệm về đầu tư xây dựng . 7

1.1.2. Đặc điểm đầu tư xây dựng . 9

1.1.3. Vai trò của đầu tư xây dựng . 12

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư xây dựng . 14

1.2. Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng . 17

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng . 17

1.2.2. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng . 19

1.2.3. Mục tiêu của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng . 20

1.2.4. Nội dung của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng . 24

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng . 29

1.3.1.Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế của đất nước, ngành, địa phương 29

1.3.2 Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách . 30

1.3.3 Chính sách quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách . 31

1.3.4. Quy chế, quy định và quy trình quản lý sử dụng nguồn vốn ngân sách

cho đầu tư xây dựng cơ bản . 31

1.3.5. Năng lực của cơ quan Nhà nước . 32

1.3.6. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản . 32

pdf105 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản lý nhà nước về đầu tư xây dựng là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trên cơ sở hiến pháp, pháp luật tác động đến đối tượng quản lý thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng, nhằm bảo đảm cho đầu tư xây dựng đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra, nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng được thể hiện trên ba mặt đó là: Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng; tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng; giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng. Mặt khác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng phức tạp, đa dạng, cần có sự phối hợp của nhiều chủ thể: Hoạt động đầu tư xây dựng liên quan đến nhiều lĩnh vực như Quy hoạch kiến trúc, xây dựng, đầu tư, đất đai, môi trường, an ninh, quốc phòng, phòng cháy, chữa cháy... Do vậy, quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng liên quan đến nhiều ngành, gồm nhiều cơ quan tham gia quản lý. Các cơ quan này có sự độc lập tương đối nên khi giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cần có sự phối hợp của các cơ quan này. Nếu thiếu sự phối hợp sẽ dẫn đến sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, sẽ kém hiệu quả. Để cho sự phối hợp giữa các cơ quan này có hiệu quả thì cần có sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương. Việc phối hợp này được điều tiết bởi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật từ luật, nghị định, thông tư, văn bản của địa phương... Ngoài ra, chương 1 cũng nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về đầu tư xây dựng của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình và huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh từ đó đưa ra một số bài học kinh 39 nghiệm có thể tham khảo cho QLNN đối với hoạt động đầu tư xây dựng của huyện Lệ Thủy. 40 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Điều kiện địa lý Lệ Thuỷ là huyện vùng chiêm trũng của tỉnh Quảng Bình. Nằm vào khoảng 16055’ đến 17022’ vĩ độ bắc và kinh độ 106025’ và 106059’. Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình; Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị; Phía Tây giáp biên giới Việt - Lào, có đường biên giới dài 42,8 km; Phía Đông giáp biển Đông có đường bờ biển dài hơn 30 km. Diện tích tự nhiên của huyện là 141.413 ha, với 26 xã, 2 thị trấn. Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình 41 Về địa hình, huyện Lệ Thủy nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, có địa hình phía Tây là núi cao và thấp dần từ Tây sang Đông; huyện Lệ Thủy có địa hình đa dạng được chia thành vùng núi cao, vùng đồi trung du, vùng đồng bằng chiêm trũng và vùng cát ven biển. Khí hậu huyện Lệ Thủy mang đặc trưng của chế độ khí hậu Nhiệt đới gió mùa, lắm nắng nhiều mưa; một năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu vào giữa tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 24,60C. Nhiều năm về mùa mưa thường có lũ lụt trên diện rộng và bão lốc; mùa khô nắng gắt có gió Tây Nam khô nóng với lượng nước bốc hơi lớn, độ ẩm không khí thấp, gây hạn hán nghiêm trọng. Đây là những yếu tố gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 2.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất: Toàn huyện có 8 nhóm đất với 33 đơn vị đất, trong đó nhiều nhóm thuận lợi cho đến sản xuất nông nghiệp như: Nhóm đất phù sa chiếm 4,28% diện tích tự nhiên, nhóm đất xám chiếm 71,72% diện tích tự nhiên; nhóm đất đỏ chiếm 0,16% diện tích tự nhiên; nhóm đất cát chiếm 11,46% diện tích tự nhiên. Tài nguyên nước: Nhờ có hệ thống sông ngòi, ao hồ, đầm phá nên huyện Lệ Thủy có lượng nước mặt và nước ngầm khá phong phú, đảm bảo tưới tiêu cho hơn 13.000 ha vùng đồng bằng của huyện. Tài nguyên biển và đầm phá: Huyện Lệ Thuỷ có đường bờ biển với chiều dài hơn 30 km; vùng biển rộng có trữ lượng hải sản tương đối lớn và phong phú về loài (hầu hết các loại có ở Việt Nam) có giá trị kinh tế. Diện tích đầm phá khoảng 1.300 ha, trong đó có Bàu Dum, Bàu Sen xã Sen Thuỷ, phá Hạc Hải. Tại các đầm phá còn có nhiều loài tôm cá có trữ lượng lớn và điều kiện phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. 42 Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất có rừng toàn huyện năm 2016 là 104.611,91 ha, Rừng tự nhiên có nhiều loại gỗ quý như: lim, táu, sến, gụ, huỳnh, trầm hương,... Đặc sản dưới tán rừng khá đa dạng, phong phú và có giá trị kinh tế cao như: song mây, lá nón... và các loại dược liệu quý, chim thú ở trong rừng khá phong phú như công, trĩ, gà lôi, nai, sơn dương, khỉ, vượn, báo, sóc.... Tài nguyên khoáng sản: Theo các tài liệu điều tra hiện có, trên địa bàn huyện Lệ Thủy tập trung một số loại khoáng sản có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế như vàng, bạc, sắt, titan, chì, kẽm (được phân bố chủ yếu ở phía Nam huyện); đá Ngọc Bích, đá vôi ở phía Tây huyện. Đặc biệt, huyện Lệ Thủy có suối nước khoáng nóng Bang có nhiệt độ tại điểm phun sôi 1050 C, được khai thác để sản xuất nước khoáng và điểm du lịch nghĩ dưỡng và có khả năng xây dựng nhà máy địa nhiệt điện. Nhìn chung, các điều kiện về tự nhiên cho phép huyện Lệ Thủy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, quy mô lớn, đặc biệt với tài nguyên khá phong phú có điều kiện để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 2.1.2.1 Hạ tầng kỹ thuật: - Giao thông: Hiện tại trên địa bàn huyện Lệ Thủy có tuyến Quốc lộ 1 đi qua khu vực lập quy hoạch có mặt cắt ngang rộng từ 12,0m đến 34,0m. Tuyến tránh Quốc lộ 1 (BOT) có mặt cắt ngang rộng 82m. Tuyến đường 36m ven biển. Tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông có mặt cắt ngang rộng 67m. Tuyến Tỉnh lộ 565 nối từ Phú Thủy đến Cam Liên và kết nối không gian ra bãi biển Ngư Thủy Bắc có mặt cắt ngang rộng từ 20,5m đến 32,0m. Tuyến đường JBIC có mặt cắt đường rộng 32m. Ngoài ra về giao thông đường sắt thì có tuyến đường sắt Bắc Nam. 43 - Hệ thống bưu chính - viễn thông: Hệ thống chuyển mạch: Xây dựng Host bưu điện tại khu vực Kiến Giang sử dụng công nghệ thế hệ sau (NGN). Đáp ứng được nhu cầu thông tin, mở rộng các loại hình dịch vụ như truyền hình cáp, Internet băng thông rộng, Video phone,...Thực hiện chương trình phát triển mạng truyền dẫn của tỉnh. Mạng di động: Phát triển theo công nghệ 3G và 4G, quan tâm đến tín hiệu phục vụ người dân đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Mạng Internet: Phát triển mạng băng thông rộng ADSL đồng thời nghiên cứu triển khai mạng không dây(wimax). - Hệ thống cấp nước: Sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước Kiến Giang tại thôn Quy Hậu xã Liên Thuỷ với công suất thiết kế giai đoạn I là 1.000m3/ngày đêm, giai đoạn II là 2.000m3/ngày đêm và nhà máy nước mới nằm cạnh hồ Phú Hòa với công suất 2.500 m3/ngđ. Về lâu dài nâng cấp công suất của các nhà máy đảm bảo nhu cầu cấp nước cho toàn khu vực quy hoạch. - Hệ thống hồ chứa thủy lợi: Hệ thống sông ngòi, hồ đập, đầm phá huyện Lệ Thủy khá phong phú, phân bố khá đều trong huyện với có tổng diện tích 1.496 ha, chiếm khoảng 1,06 % diện tích tự nhiên. Sông suối ở Lệ Thuỷ có đặc điểm là chiều dài ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn và có sự phân bố dòng chảy theo mùa rõ rệt. Toàn huyện có 28 hồ đập chứa nước nhân tạo với dung tích trên 235 triệu m3 nước, đầm phá tự nhiên diện tích gần 7,8 km2. Ngoài ra còn có nguồn nước từ cát chảy ra vùng Quốc lộ 1A có thể phục vụ tưới từ 550 ha-600 ha. 2.1.2.2 Văn hóa, xã hội Năm 2017, Lệ Thuỷ có dân số là 141.380 người, mật độ dân số bình quân 100,12 người/km2. Dân số trong độ tuổi lao động 83.347 người, chiếm 58,95% dân số toàn huyện. Xu hướng phân công lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, song sự chuyển dịch đang còn chậm. Vấn đề này đặt ra cho nông thôn 44 Lệ Thuỷ là cần phải phát triển ngành dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, trong đó phát triển thương mại, nghành nghề nông thôn là một biện pháp hữu hiệu. Toàn huyện có 96 cơ sở giáo dục gồm: 30 trường Mầm non , 33 trường tiểu học (trong đó có 01 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật), 24 trường THCS (trong đó có 01 trường PTDT nội trú), 05 trường TH&THCS (trong đó có 03 trường PTDT bán trú), 04 trường THPT, Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục, dạy nghề, đề án phát triển sau đại học và "phát triển giáo dục miền núi rẻo cao" [1]. Hệ thống trường lớp các cấp được phân bố khá hợp lý ở các vùng trên địa bàn huyện, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo và rèn luyện của con em trong huyện, nhất là bậc học mầm non, tiểu học, THCS và THPT; Trung tâm GDDN, Trường trung học phổ thông kĩ thuật đã góp phần việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn. Hệ thống y tế có 37 cơ sở y tế, trong đó gồm bệnh viện trung tâm, trung tâm y tế dự phòng và 28 cơ sở y tế xã và phòng khám tư nhân phân bố khá hợp lý trên địa bàn. Tổng số xã, thị trấn có trạm y tế là 28/28 đạt 100% số xã có trạm y tế. Tổng số giường bệnh là 193 giường, đạt 13,56 giường bệnh/10.000 dân; tổng số bác sỷ có 83 người, bình quân có 5,5 bác sỹ trên 10.000 dân. Toàn huyện có 85% làng văn hoá, 95% đơn vị văn hoá. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn đã được chú trọng. Chất lượng các hoạt động văn học - nghệ thuật, thông tin, báo chí, truyền thanh ngày càng được nâng cao. Giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, bản sắc dân tộc, nếp văn hóa nơi công cộng được kế thừa và phát triển đúng hướng. 45 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Lệ Thủy là huyện thuần nông chủ yếu dựa trên nền sản xuất nông nghiệp truyền thống, công nghiệp nhỏ, dịch vụ và giao lưu hàng hóa còn chậm phát triển. Đa số dân cư sống ở vùng nông thôn, phần lớn làm nông nghiệp. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nghị quyết đại hội huyện Đảng bộ lần thứ 23, huyện Lệ Thủy đã từng bước phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho nhân dân. Cơ cấu kinh tế của huyện được chuyển dịch từng bước theo hướng giảm tỉ trọng của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ trong tổng thu nhập của tỉnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Qua bảng 2.1 cho thấy, từ năm 2015 đén năm 2017 tỉ trọng công nghiệp - xây dựng tương đối ổn định, giao động từ 41.0 đến 41.6% GDP; Dịch vụ tăng từ 29.9% năm 2015 lên 32.4% năm 2017; nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 28.7% năm 2015 xuống còn 25.9% vào năm 2017. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản được phát triển theo hướng tăng giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác với các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao. Người nông dân đã biết chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên phát huy lợi thế của vùng và phát triển sản xuất đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ cũng được mở rộng và đạt tốc độ tăng trưởng khá. Hoạt động dịch vụ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng GDP của huyện. 46 Bảng 2.1: Cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện qua các năm Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2016 2017 - Nông, Lâm, Ngư % 28,7 27,2 25,9 - Công nghiệp và Xây dựng % 41,4 41,0 41,6 - Dịch vụ % 29,9 31,8 32.4 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lệ Thủy)) Phát huy những mặt thuận lợi, khắc phục khó khăn, trong những năm qua huyện Lệ Thủy đã phát triển kinh tế xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ năm 2015 đến 2017 trung bình 9.43%; thu nhập bình quân tăng mạnh từ 13,1 triệu đồng/người/năm, năm 2015 lên 21.2 triệu đồng năm 2017 (Bảng 2.2). Để có kết quả tích cực như vậy là nhờ vào chính sách đúng đắn của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến huyện, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, hộ cá thể trên các lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải... Nhờ vậy, trong những năm qua số lượng và quy mô của các doanh nghiệp, công ty tư nhân phát triển mạnh, cùng với chính quyền địa phương giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện. Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người qua các năm Năm 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trưởng (%) +10,5 +9,2 +8,6 GDP bình quân/người (Nghìn đồng) 13.100 15.700 21.200 (Nguồn: UBND huyện Lệ Thủy) 47 2.2. Tình hình quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 2.2.1. Bộ máy quản lý và nhân lực làm công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước huyện Lệ Thủy CHỦ TỊCH Các phòng chuyên môn Các đơn vị sự nghiệp Văn phòng Phòng Nội vụ Phòng TC- KH Phòng Tư pháp Phòng Thanh tra Phòng KT&H T Phòng TN&M T Phòng VH TT Phòng Dân tộc Phòng GD&Đ T Phòng LĐTB & XH Phòng NN&P T nông thôn TT Văn hóa TT&T T Đài truyền thanh truyền hình TT phát triển quỹ đất Phòng Y tế TT GD – Dạy nghề BQL các dự án TT tư vấn thiết kế BQL các CT công cộng TT DS- KHHG Đ Trại giống lợn và TT nhân tạo Trạm khuyến nông BQL rừng PH Động Châu 03 Phó Chủ tịch 48 - Ủy ban nhân dân huyện: Là cơ quan có quyền phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành có sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn. Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện là người thay mặt ủy ban nhân dân được quyết định đầu tư dự án xây dựng công trình theo phân cấp. Cơ quan quản lý về xây dựng và về đầu tư xây dựng, trực tiếp tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng. Trong đó cụ thể bộ máy, nhân lực và trách nhiệm của các cơ quan như sau: - Phòng Kinh tế và Hạ tầng: Là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực: Xây dựng; phát triển đô thị; quy hoạch xây dựng... phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan thường trực của ủy ban nhân dân huyện tham mưu thực hiện công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng; phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch đầu tư xây dựng; tham mưu giúp ủy ban nhân dân huyện công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, chất lượng công trình; chủ trì thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng và hồ sơ thiết kế - tổng dự toán báo cáo cấp trên xem xét quyết định; phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm định hồ sơ quyết toán các dự án đầu tư xây dựng đã hoàn thành; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các trình tự, thủ tục đầu tư, công tác quản lý quy hoạch, thiết kế - dự toán, chất lượng, kỹ thuật trong đầu tư xây dựng đối với các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn trên địa bàn huyện. Biên chế phòng Kinh tế và Hạ tầng 9 biên chế, trong đó 01 trưởng phòng và 02 phó trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng phụ trách lĩnh vực xây dựng, 02 cán bộ phụ trách lĩnh vực xây dựng, 01 cán bộ phụ trách quy hoạch xây dựng. 49 Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy của phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Lệ Thủy - Phòng Tài chính – Kế hoạch: Là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng; kế hoạch và đầu tư; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp dự toán ngân sách đầu tư xây dựng, phân bổ chỉ tiêu ngân sách cho các dự án từ nguồn ngân sách nhà nước để báo cáo cấp trên xem xét quyết định; chủ trì phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng thẩm định hồ sơ xin phê duyệt dự án đầu tư, hồ sơ đấu thầu, xét thầu (phần các nội dung tài chính và dự toán) để trình cấp trên xem xét quyết định; chủ trì thẩm định hồ sơ quyết toán các dự án đầu tư xây dựng đã hoàn thành; tổ chức hướng dẫn và kiểm tra về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng đối với các chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Phòng Tài chính – Kế hoạch biên chế 09 người trong đó 01 trưởng phòng và 02 phó trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng phụ trách kế hoạch đầu tư xây dựng, 02 cán bộ phụ trách lĩnh vực vốn đầu tư xây dựng. Trưởng phòng Bộ phận quản lý CN - TTCN; TMDV, KH&CN Bộ phận quản lý Giao thông vận tải Bộ phận quản lý Quy hoạch, Xây dựng 02 Phó Trưởng phòng 50 - Kho bạc nhà nước: Kho bạc nhà nước trực tiếp kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng các giai đoạn công việc công trình xây dựng, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách nhà nước cho các công trình dự án xây dựng công trình trên địa bàn theo sự phân công, phân cấp của cấp có thẩm quyền. Thực hiện báo cáo định kỳ và quyết toán vốn đối với đầu tư xây dựng các công trình thuộc ngân sách các cấp với Kho bạc nhà nước cấp trên và Bộ Tài Chính. Kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật. - Chủ đầu tư: (Ủy ban nhân dân các xã, Ban quản lý dự án và các cơ quan được giao làm chủ đầu tư) thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định. Tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư xây dựng đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư xây dựng phát triển các công trình và đưa vào sử dụng khai thác công trình; Chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, sự đúng đắn, hợp pháp, của khối lượng dự án hoặc tiến độ thực hiện khi thanh toán; đảm bảo chính xác, trung thực, hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho Kho bạc nhà nước và cơ quan chức năng nhà nước khi có yêu cầu; khi có khối lượng đã đủ điều kiện theo hợp đồng, tiến hành nghiệm thu kịp thời, lập đầy đủ hồ sơ thanh toán và đề nghị thanh toán cho nhà thầu trong thời hạn quy định. Báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định cho cơ quan quyết định đầu tư và các cơ quan nhà nước có liên quan; cung cấp hồ sơ, tài liệu, tình hình theo quy định cho Kho bạc nhà nước và cơ quan tài chính để phục vụ cho công tác quản lý và thanh toán vốn; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quyết định đầu tư về tình hình sử dụng vốn đầu tư và chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư phát triển của nhà 51 nước. Thực hiện kế toán đơn vị Chủ đầu tư; quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành. 2.2.2. Xây dựng, ban hành văn bản quản lý về đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Việc quản lý đầu tư xây dựng trong thời gian qua được Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy chỉ đạo các phòng, ban thực hiện theo các văn bản nhà nước quy định. Cho đến nay hệ thống văn bản pháp luật về công tác quản lý đầu tư xây dựng. Trong giới hạn luận văn cho phép tác giả chỉ nêu một số văn bản chính đang áp dụng cho hoạt động quản lý đầu tư xây dựng như sau: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quy hoạch xây dựng; Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Nghị định của Chính phủ số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 26/6/2014 hướng dẫn thực hiện Luật đấu thầu; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình; Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 Quy định một số nội dung về quản lý chất lượng công trình; Thông tư 52 19/2011/TT-BTC, ngày 14/02/2011 của Bộ Tài Chính Quy định về quyết toán dự án công trình hoàn thành thuộc vốn ngân sách nhà nước; Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Những quy định trên tạo ra khung pháp lý và cơ chế chính sách cho hoạt động quản lý đầu tư xây dựng. Do đó, quản lý đầu tư xây dựng đi đúng hướng và đạt hiệu quả; đồng thời là căn cứ để xử phạt quy trách nhiệm đối với đối tượng vi phạm, tham ô lãng phí gây thất thoát. Quản lý đầu tư xây dựng là lĩnh vực hết sức khó khăn và bức xúc do tổn thất ở lĩnh vực này là khá lớn. Chính vì vậy, việc hoàn thiện các cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu tư xây dựng luôn được Chính phủ, Bộ, Ban, Ngành và địa phương quan tâm. Đảng, nhà nước đang ban hành một số cơ chế chính sách mới nhằm đáp ứng và hoàn thiện để phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng, đấu thầu, thanh toán, quyết toán chưa đồng bộ và thiếu cụ thể, gây khó khăn cho việc thực hiện ở các đơn vị; Các văn bản hưởng dẫn Luật chậm được ban hành dẫn đến tình trạng Luật chờ Nghị định, Nghị định chờ Thông tư; Một số văn bản không còn phù hợp với thực tế, chậm được sửa đổi, trong khi một số văn bản lại thường xuyên phải thay đổi, gây khó khăn cho quá trình thực hiện; quy định về khung giá để lập dự toán chậm thay đổi và không cập nhật thường xuyên, việc áp dụng các định mức trong các bộ định mức của Bộ xây dựng còn nhiều chồng chéo không kiểm soát hết tất cả các hao phí khi thực hiện một số công tác xây lắp làm tăng chi phí xây dựng, gây khó khăn trong việc lập dự toán và thanh toán vốn đầu tư. Trong những năm qua, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình coi trọng công tác xây dựng, ban hành văn bản quản lý về đầu tư xây dựng nói riêng nhằm 53 đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và chủ động hội nhập quốc tế. Chỉ tính trong thời gian hơn 3 năm (từ năm 2015 đến năm 2017), Uỷ ban nhân dân huyện Lệ Thủy đã tổ chức soạn thảo và ban hành một khối lượng lớn các văn bản quản lý về đầu tư xây dựng (508 văn bản), chủ yếu là các văn bản chỉ đạo điều hành và văn bản hành chính thông thường hướng dẫn về đầu tư xây dựng theo hướng dẫn của cấp trên; 218 Quyết định phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng, một số chỉ tiêu của quy hoạch xây dựng và quy chế quản lý quy hoạch xây dựng của một số dự án cụ thể; 290 Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện cũng đã ban hành 12 văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác đầu tư xây dựng, trong đó: 07 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, 02 Quyết định của Ủy ban nhân dân và 03 Chỉ thị của Ủy ban nhân dân. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng. Các văn bản được ban hành đúng thẩm quyền, nhiều văn bản được ban hành kịp thời, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, đáp ứng được yêu cầu quản lý và nhu cầu đầu tư xây dựng của nhân dân trên địa bàn. Quá trình xây dựng và ban hành văn bản quản lý đầu tư xây dựng cần có sự phối hợp, làm rõ, giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong thực tế và những quy định trong dự thảo. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản thường gặp khó khăn trong việc phối hợp với các cơ quan liên quan để giải quyết vấn đề này, một số trường hợp chưa có trách nhiệm cao trong việc trả lời văn bản, trả lời chậm, thậm chí không trả lời. Ngược lại, tính cục bộ của 54 cơ quan chủ trì soạn thảo vẫn còn tồn tại, cơ quan chủ trì soạn thảo còn chú trọng bảo vệ lợi ích của cơ quan, đơn vị mình. 2.2.3. Tổ chức thực hiện văn bản quản lý về đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Lệ Thủy, Quảng Bình 2.2.3.1. Về công tác quy hoạch xây dựng Đô thị hoá là quá trình mở rộng mạng lưới các điểm dân cư đô thị và phổ cập lối sống thành thị trên lãnh thổ. Quá trình đô thị hoá tiến triển phức tạp và lâu dài, chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, nó biến động không theo ý muốn chủ quan của con người, mà tuân theo quy luật khách quan. Để thực hiện chiến lược phát triển đô thị của quốc gia theo các thời kỳ, công tác quy hoạch xây dựng có vị trí, vai trò rất quan trọng nhằm xác lập phương hướng, các chương trình, kế hoạch ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dau_tu_xay_dung_tren_dia_ban_hu.pdf
Tài liệu liên quan