Luận văn Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - Văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 7

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: . 7

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 7

6. Đóng góp của luận văn . 8

7. Kết cấu luận văn. 9

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ DI TÍCH

LỊCH SỬ - VĂN HÓA. 10

1.1. Một số khái niệm cơ bản của luận văn. 10

1.1.1. Di sản văn hóa. 10

1.1.2. Di tích lịch sử - văn hóa. 12

1.1.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa . 17

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa . 21

1.2.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

phát triển, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa. 21

1.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và

chính sách về di tích lịch sử - văn hóa. 23

1.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và

chuyên môn về di tích lịch sử - văn hóa . 25

1.2.4. Hỗ trợ và huy động các nguồn lực tài chính và vật chất cho hoạt

động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa. 25

pdf137 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - Văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thới, núi Cậu - Lòng Hồ Dầu Tiếng. Dọc theo các dòng sông, suối lớn đang hình thành các khu du lịch sinh thái như: khu du lịch Hồ Bình An (Dĩ An), khu du lịch Thanh Cảnh (Thuận An ), khu du lịch Phương Nam (Vĩnh Phú - Thuận An), khu du lịch Hàn Tam Đẵng (Tân Định – Tân Uyên), khu du lịch Bạch Đằng (Tân Uyên). Với mục tiêu phát triển ngành du lịch của tỉnh, trong những năm gần đây, UBND tỉnh Bình Dương cũng tập trung đầu tư phát triển một số hạng mục của các DLTC nhằm tôn tạo và bảo vệ nét đẹp của các di tích, thu hút khách tham quan. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, hoạt động du lịch hay thu hút khách du lịch đến với DLTC Bình Dương chưa hiệu quả, hoạt động quảng bá và phát huy giá trị di tích DLTC chưa nhiều. Việc thu hút đầu tư và vận động nguồn vốn xã hội hóa chưa hiệu quả dẫn đến nguồn kinh phí để tôn tạo, đầu tư chưa cao. 2.2.3. Phân bố di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương Di tích LSVH của tỉnh được bố trí dàn trải và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh nhưng tập trung nhiều nhất tại Thủ Dầu Một, Dầu Tiếng, Tân Uyên. Đây là 51 những nơi tập trung đông dân cư bản địa, hình thành nên những nét văn hóa từ lâu đời. Bảng 2.3. Số lƣợng di tích lịch sử văn hóa phân theo đơn vị cấp huyện Năm Đơn vị cấp huyện 2013 2015 2018 Tổng số 49 % 52 % 59 % Thủ Dầu Một 9 17,3 9 17,3 11 18.6 Dầu Tiếng 9 19,2 10 19,2 11 18.6 Tân Uyên 8 15,4 8 15,4 10 16.9 Bắc Tân Uyên 4 11,5 6 11,5 6 10.1 Dĩ An 6 11,5 6 11,5 7 11.8 Bến Cát 3 5,8 3 5,8 3 10.1 Phú Giáo 3 5,8 3 5,8 3 5.0 Thuận An 5 9,6 5 9,6 5 8.4 Bàu Bàng 2 3,8 2 3,8 2 3.3 Nguồn: Bảo tàng Bình Dương - tháng 10/2019 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng hiện nay 2.3.1. Thực trạng xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong những năm qua, cả nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng đã đạt nhiều thành tựu trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, di tích LSVH ở những quy mô khác nhau. Bình Dương luôn có sự quan tâm một cách sâu sát và xây dựng, chỉ đạo thực hiện những kế hoạch, chương trình liên quan đến bảo tồn và phát huy các di tích LSVH trên địa bàn tỉnh, nhận thức rõ đây là 52 tiền đề quan trọng để củng cố, giữ gìn những giá trị quý báu của văn hóa địa phương, vừa là nguồn lực, tiềm lực để thúc đẩy sự phát triển du lịch. Đây là một thách thức không hề nhỏ đối với ngành văn hóa bởi hiện nay, các di tích LSVH đang bị xuống cấp trầm trọng do sự tàn phá của thời gian, khí hậu, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, tình hình lấn chiếm khu di tích còn phổ biến, nguồn kinh phí cho hoạt động trùng tu, tôn tạo vẫn còn nhỏ giọt, chưa thực sự đáp ứng cho việc phục hồi các khu di tích. Đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của các cá nhân, tổ chức trực tiếp quản lý di tích, chủ sở hữu di tích, cộng đồng xã hội và đặc biệt là phát huy vai trò của các ngành chức năng, các cấp chính quyền của tỉnh. Căn cứ Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24 tháng 7 năm 2001 của Bộ VH,TT-DL về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích LSVH và danh lam thắng cảnh đến năm 2020, Bình Dương đã có những động thái tích cực trong việc xây dựng và ban hành Quyết định số 5979/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 về việc “Phê duyệt Đề án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Đây là cơ sở để bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, tôn vinh và kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa của tỉnh. Đồng thời nâng cao công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, các đơn vị có liên quan thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích và di sản VHPVT gắn với di tích trên địa bàn tỉnh. Tăng cường đầu tư của nhà nước, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sức mạnh của toàn xã hội trong công tác đầu tư trùng tu, tu bổ, tôn tạo, quản lý và phát huy các giá trị của di tích [37]. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã xem xét và phê duyệt các đề án như: “Quy hoạch hệ thống tượng đài và tranh 53 hoành tráng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”, “Quản lý và phát huy giá trị di tích cấp quốc gia Khu di tích lịch sử Địa đạo Tam Giác Sắt giai đoạn 2016 – 2020”; “Tuyên truyền và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2020”. Ngoài ra, Bảo tàng tỉnh cũng đã tham mưu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt các đề án như: Quản lý và phát huy giá trị di tích cấp quốc gia Khu di tích lịch sử Địa đạo Tam Giác Sắt giai đoạn 2016 – 2020”; “Tuyên truyền và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2020”; “Kế hoạch thực hiện xã hội hóa công tác phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” Bên cạnh đó, hàng loạt di tích LSVH đã được nghiên cứu, lập hồ sơ xếp hạng di tích, bảo tồn tôn tạo chống xuống cấp; nhiều di tích được công nhận là di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia, tạo điều kiện đưa vào khai thác và phát huy giá trị trong đời sống xã hội. Thực tế nghiên cứu, hoạt động xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, bảo vệ và phát huy giá trị di tích LSVH trên địa bàn tỉnh ngày càng được cộng đồng xã hội quan tâm. Nhiều chủ trương chính sách, pháp luật đã được ban hành và thực thi. Hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân và sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám đốc Sở VH,TTDL. Tại cấp cơ sở, UBND các quận, huyện, xã, phường, các tổ chức, cá nhân quản lý di tích đã có nhiều hoạt động tích cực, liên tịch giữa giữa các ngành với nhau, góp phần vào hiệu quả chung của công tác quản lý. Phòng Văn hóa - thông tin các quận, huyện cũng như Trung tâm Văn hóa các quận, huyện được giao trực tiếp quản lý, sử dụng và phát huy giá trị di tích đã chủ động, tích cực nắm rõ chủ trương, xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên 54 quan của quận, huyện cũng như của tỉnh để tăng cường việc kiểm tra phát hiện ngăn chặn kịp thời việc làm gây ảnh hưởng đến di tích. 2.3.2. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích lịch sử văn hóa, căn cứ vào Luật Di sản đã được ban hành, UBND tỉnh Bình Dương cũng đã ban hành các chỉ thị, quyết định về bảo tồn di tích như: Chỉ thị số 10/2003/ CT-CT ngày 16 tháng 5 năm 2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về việc “Triển khai thi hành Luật Di sản văn hoá”. Chỉ thị mang tính tiền đề “mở đường” cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích của tỉnh. Quyết định số 74/2007/QĐ-UBND, ngày 26 tháng 07 năm 2007 về việc “Ban hành quy chế về quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị di tích LSVH và DLTC trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Văn bản này mang tính quy hoạch, định hướng một các lâu dài cho hoạt động của ngành trong mọi lĩnh vực của quản lý di tích LSVH trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Quyết định 11/2007/QĐ- UBND ngày 24 tháng 01 năm 2007 về “Quy hoạch điều chỉnh phát triển sự nghiệp Văn hóa - Thông tin tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”; Sở VH,TTDL Bình Dương đã xây dựng Đề án số 03/ĐA-SVHTTDL ngày 21 tháng 5 năm 2012 về “xã hội hóa hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương năm 2015, định hướng năm 2020”. Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương cũng ban hành Quyết định số 2601/QĐ-SGDĐT ngày 02 tháng 10 năm 2013 về Chương trình hành động của ngành Giáo dục và đào tạo về “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2013-2015”. Việc ban hành các văn bản pháp lý kịp thời, bám sát chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện quyết định đối với việc bảo tồn và 55 phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, tạo cơ sở pháp lý cho việc phục hồi, phát huy kho tàng di sản văn hóa của tỉnh nhà. Hệ thống văn bản góp phần cụ thể hóa những hoạt động, mang tính định hướng, hỗ trợ kịp thời cho hoạt động bảo tồn và bảo vệ di tích, giải quyết các khó khăn, vướng mắc để huy động tổng hợp các nguồn lực cho công tác quản lý di tích. Về hoạt động tham mưu quản lý nhà nước cũng thực hiện các hoạt động sự nghiệp về phát triển, phát huy giá trị di tích LSVH trong chức năng quyền hạn của Sở VH,TTDL, Phòng Quản lý văn hóa của Sở có chức năng nhiệm vụ trong tham mưu quản lý nhà nước về di sản văn hóa, tức là tham mưu ban hành các văn bản có nội dung chuyên môn sâu (như thống kê, kiểm kê, lập hồ sơ, xếp hạng, trùng tu, tôn tạo) nhằm hỗ trợ cho hoạt động quản lý di tích có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, Ban quản lý Di tích và Danh thắng (đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở VH,TTDL) trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao trách nhiệm về hoạt động nghiệp vụ lập hồ sơ khoa học để đề nghị xếp hạng di tích thực hiện tu bổ di tích và các hoạt động nhằm phát huy giá trị di tích. Hoạt động lập hồ sơ, đề nghị xếp hạng của tỉnh được thực hiện khá tốt, căn cứ Quyết định số 74/2007/QĐ-UBND ngày 26 tháng 07 năm 2007 về việc “Ban hành quy chế về quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị di tích LSVH và DLTC trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Việc lập hồ sơ xếp hạng được tiến hành nhanh chóng, dựa trên quy trình tiêu chuẩn khoa học, kịp thời trình các cấp ngành ban hành quyết định công nhận và xếp hạng theo quy định. Trong 10 năm (2008 – 2018), tỉnh Bình Dương có 28 di tích được xếp hạng, bao gồm 4 di tích cấp quốc gia (Khảo cổ học Cù Lao Rùa, Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh, Chiến khu Đ, Đình Tân An) và 24 di tích cấp tỉnh. Năm 2019, đơn vị đang tham mưu Sở VH,TTDL trình UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng 04 di tích cấp tỉnh (Chiến khu Long Nguyên, Cầu Phú Long, Chiến thắng Bông Trang – Nhà Đỏ, Miếu Bà Bình Nhâm) 56 Hàng năm, Ban quản lý Di tích đều tổ chức rà soát các di tích LSVH đã được xếp hạng, hoặc đang chờ xếp hạng để có kế hoạch cho việc trùng tu, tôn tạo một cách có hiệu quả. Lập danh mục Kiểm kê Di tích LSVH, DLTC trên địa bàn tỉnh để đưa vào quy hoạch sử dụng, trùng tu và tôn tạo theo đúng tính chất, tình trạng của các di tích, hỗ trợ đầu tư theo hướng đúng đắn, hợp lý và hiệu quả. Các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Dương đã tổ chức thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích, nhất là các di tích đã được xếp hạng thuộc sở hữu của các cá nhân, phối hợp với chủ sở hữu trong tôn tạo, giữ gìn vào bảo vệ, chống xuống cấp di tích một cách có hiệu quả. Đối với hoạt động tu bổ, tôn tạo phục hồi di tích, căn cứ vào đề án giai đoạn 2008 – 2018, nhiều di tích đã được đầu tư thực hiện tu bổ, phục hồi: - Di tích cấp quốc gia: di tích Nhà tù Phú Lợi (hoàn thành năm 2014), Địa đạo Tam Giác Sắt (hoàn thành năm 2014), Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh (hoàn thành giai đoạn 1 năm 2013), Chiến khu Đ (hoàn thành giai đoạn 1 năm 2016), Chùa Hội Khánh (2008 – 2012), Đình Phú Long (2008, 2009, 2012, 2017, 2018), di tích khảo cổ Dốc Chùa (đã hoàn thành việc giải tỏa đền bù, đang lập dự án). - Di tích cấp tỉnh: Lò lu Đại Hưng (2010), Chiến khu Vĩnh Lợi (2011), Đình Tương Bình Hiệp (2017), Đình thần – Dinh ông Ngãi Thắng (2018). Đối với hoạt động phát huy giá trị các di tích trong những năm gần đây cũng được tỉnh Bình Dương chú trọng nhiều hơn, chủ yếu thực hiện thông qua hoạt động quảng bá và thu hút du lịch. Hoạt động hướng dẫn khách tham quan di tích chủ yếu thực hiện ở các di tích cấp quốc gia như di tích Nhà tù Phú Lợi,Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh, Địa đạo Tam Giác Sắt, nhà cổ Trần Văn Hổ, nhà cổ Trần Công Vàng. 57 Biểu đồ 2.1. Số lƣợng du khách tham quan tại các khu di tích từ năm 2013 đến năm 2018 Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Qua phân tích số liệu, hoạt động xúc tiến và phát triển du lịch của Bình Dương tuy được các cấp ngành quan tâm nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc, với số lượng các di tích và DLTC tương đối nhiều nhưng việc thu hút khách du lịch đến với vùng đất này chưa cao, chưa có có sự nhảy vọt. Ngoài ra, tỉnh cũng chú trọng tổ chức các chương trình giáo dục nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh và giá trị của các di tích đến với công chúng nói chung, thế hệ trẻ nói riêng. Ngoài việc giới thiệu và hướng dẫn tổ chức thực hiện chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích LSVH cho các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh, hàng năm tổ chức lễ kỷ niệm Ngày “Di sản văn hóa Việt Nam – Ngày về nguồn 23/11” với mục đích tuyên truyền, giới thiệu ý nghĩa ngày Di sản Văn hóa Việt Nam; tổ chức cho học sinh, sinh viên tham dự lễ tưởng niệm Ngày “Phú Lợi căm thù” 1/12 hàng năm tại khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Lợi; phối hợp tổ chức các cuộc thi viết tìm hiểu về lịch sử vùng đất và con người Bình Dương với nội dung lồng ghép câu hỏi về các di tích LSVH và DLTC trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 38.120 48.884 60.172 53.244 60.579 78.000 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng khách tham quan từ năm 2013 đến năm 2018 58 Một số ấn phẩm về di tích đã được xuất bản và đang được tái bản, bổ sung như: Nhà tù Phú Lợi, Di tích và danh thắng tỉnh Bình Dương. Sở VH,TT-DL tỉnh Bình Dương cũng cho ra đời 16 phim tư liệu giới thiệu về lịch sử các di tích phục vụ khách tham quan và một số phim tư liệu về lễ hội Kỳ Yên hàng năm tại các di tích đình Tân An, đình Dĩ An. Ngoài ra, ngành VH,TTDL thực hiện in ấn một số cẩm nang du lịch giới thiệu về di tích, bản đồ du lịch và tờ gấp di tích LSVH và DLTC phục vụ khách tham quan. Ở cấp huyện, thị, thành phố đã có Thuận An, Dĩ An in ấn tờ cẩm nang giới thiệu toàn bộ di tích ở địa phương. Xây dựng kế hoạch và thực hiện triển lãm chuyên đề “Di tích và Danh thắng tỉnh Bình Dương – Điểm đến của di sản văn hóa”, trong đó tổ chức 03 đợt triển lãm tại Đại học Thủ Dầu Một và di tích Chiến khu Thuận An Hòa (năm 2017); 02 đợt triển lãm chuyên đề tại Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Bình Dương (năm 2018). Nhìn chung, hoạt động phát huy giá trị di tích bước đầu mang lại hiệu quả với nhiều hoạt động ngày càng phong phú và đa dạng, số lượng khách tham quan đến với di tích ngày càng tăng; nhiều hoạt động phong trào thiết thực của các cơ quan, đoàn thể, trường học trên địa bàn gắn liền với hoạt động bảo vệ, chăm sóc di tích, tham quan học tập tại di tích. Hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích đã được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp ngành trong tỉnh. Hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được thực hiện theo đề án đề ra, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực, từ đó góp phần bảo quản, chống xuống cấp cho các di tích. Trong đó, một số công trình đã trở thành điểm nhấn quan trọng trong hoạt động bảo tồn di tích của tỉnh (di tích Nhà tù Phú Lợi, Địa đạo Tam Giác Sắt, Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh, Chiến khu Đ, Căn cứ cách mạng Rừng Kiến An, Chiến khu Vĩnh Lợi, Chiến khu Thuận An Hòa), góp phần xây dựng và hoàn thiện thiết chế văn hóa của tỉnh phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. 59 2.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy cũng như hoạt động xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 2.3.3.1. Tổ chức bộ máy về di tích lịch sử - văn hóa Nghị định 81/CP ngày 8/11/1993 của Chính phủ quy định: Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch) là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng QLNN về văn hóa - thông tin trong cả nước. Chính quyền địa phương với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về văn hóa - thông tin (từ Sở đến xã, phường) có chức năng quản lý sự nghiệp văn hóa - thông tin trên địa bàn theo sự phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương. Cơ quan quản lý chuyên ngành này trực thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch. Luật Di sản văn hoá nêu rõ: “Di sản văn hoá có thể có các hình thức sở hữu toàn dân, tập thể, cộng đồng, tư nhân và các hình thức sở hữu khác” [23, tr 10-11]. Chính quyền địa phương cần chú trọng tăng cường phân cấp và phát triển các hình thức tự quản đối với sự nghiệp bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ tính đa dạng và tính thống nhất trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam. Thực hiện Quyết định số 711-QĐ/TU ngày 11/5/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phê duyệt Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Chương trình số 77- CTr/TU ngày 11 tháng 5 năm 2018 của Tỉnh ủy Bình Dương thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Sở VH,TTDL sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực di sản văn hóa theo hướng tinh gọn như sau: - Sát nhập Ban quản lý Di tích và Danh thắng vào Bảo tàng tỉnh thành Bảo tàng tỉnh Bình Dương (tháng 3/2019) 60 - Sát nhập Phòng quản lý Di sản Văn hóa vào Phòng quản lý Văn hóa thành Phòng Quản lý Văn hóa thuộc Sở VH,TTDL tỉnh Bình Dương (tháng 8/2019). Như vậy, sau khi tinh gọn, bộ máy QLNN về di tích LSVH của tỉnh Bình Dương gồm các cơ quan chủ yếu như sau: - Sở VH,TTDL là cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN trên địa bàn tỉnh về di sản văn hóa nói chung, di tích LSVH nói riêng với đơn vị chuyên môn trực tiếp tại Sở là Phòng Quản lý văn hóa - Phòng Quản lý văn hóa với chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc Sở trong lĩnh vực QLNN về di sản văn hóa theo Luật Di sản và quy định hiện hành. - Ban Quản lý di tích và danh thắng sau khi sát nhập với Bảo tàng (hiện nay gọi chung là Bảo tàng Bình Dương) là đơn vị sự nghiệp của Sở VH,TTDL Bình Dương với 10 biên chế trực tiếp quản lý các di tích LSVH, DLTC và các di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh theo Luật Di sản văn hoá. Trực tiếp thực hiện hoạt động nghiệp vụ lập hồ sơ để xếp hạng di tích, tu bổ di tích cũng các hoạt động bổ trợ nhằm phát huy giá trị di tích. - Phòng Văn hóa thông tin cấp huyện, thành phố: thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện, thành phố QLNN về di tích LSVH. - UBND cấp xã: gồm có các cán bộ chuyên trách văn hóa xã hội, hỗ trợ cấp huyện trong việc phát huy giá trị di tích LSVH. Về cơ bản, quản lý di tích LSVH trên địa bàn tỉnh Bình Dương được thực hiện thống nhất theo cơ chế phối hợp và thống nhất theo chiều dọc từ trên xuống: Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố; cấp xã, phường. Ngoài ra, việc quản lý di tích cũng được thực hiện tùy theo tính chất sở hữu của di tích. Chẳng hạn đối với các di tích do nhà nước quản lý, toàn bộ các hoạt động xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ, trùng tu, tôn tạo và bảo vệ đều được cơ quan chủ quản cấp mà di tích quản lý thực hiện. Đối với các di tích thuộc sở hữu cá nhân, tư nhân (nhà thờ họ, đền miếu) mang tính chất tự quản thì có sự phối hợp, liên kết về nhân sự của các ban, đoàn thể (đại diện chính quyền cấp xã, đại 61 diện các tổ chức chính trị - xã hội). Thường xuyên liên kết nhằm vận động kiện toàn hồ sơ xếp hạng di tích cũng như các hoạt động tu bổ, tôn tạo theo đúng những quy định của nhà nước. Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa tỉnh Bình Dƣơng UBND tỉnh Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (tháng 8/2019) 2.3.3.2. Cơ cấu nguồn nhân lực Đối với bất cứ lĩnh vực nào thì nguồn nhân lực luôn là một yếu tố giữ vai trò quyết định trong việc hoạch định sự phát triển của ngành. “Về mặt bản chất, phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động bảo tồn di tích LSVH là mục tiêu xây dựng và phát triển một đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn có tính chuyên nghiệp cao, một đội ngũ thợ lành nghề được trang bị những kiến thức chuyên sâu về lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật cổ, các phương pháp khoa học về bảo tồn, các Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch (giúp UBND tỉnh QLNN về di tích LSVH) UBND huyện, thành phố, thị xã (QLNN về di tích LSVH cấp huyện, thị) Ban Quản lý Di tích (giúp Sở lập hồ sơ tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích) Phòng Văn hóa-Thông tin (giúp UBND huyện, thị QLNN về di tích LSVH) UBND xã, phường (phát huy giá trị di tích LSVH) Công chức văn hóa, xã hội 62 nguyên tắc và quy định của pháp luật về bảo tồn di tích để quản lý và tổ chức triển khai trên thực tế việc bảo quản tu bổ phục hồi di tích LSHV đúng quy trình đúng phương pháp khoa học nhằm giữ gìn tính chính xác toàn vẹn và giá trị đích thực của di tích nhằm phát huy giá trị và chuyển giao tài sản đó cho đời sau [36]. Bên cạnh đó, đội ngũ này còn phát huy vai trò của mình trong việc truyền bá, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng cùng chung tay bảo vệ và tăng cường trách nhiệm giám sát nhằm phát hiện các sai phạm liên quan đến di tích. Trên cơ sở chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh đến 2020, Sở VH,TT-DL chủ động lập Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho văn hóa theo hướng ưu tiên phát triển các lĩnh vực mũi nhọn đầu tư cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia, các nhà nghiên cứu giỏi, đội ngũ hướng dẫn viên giỏi có chuyên môn kinh nghiệm để phục vụ hoạt động văn hóa du lịch của tỉnh nhà cũng như trong việc tu bổ, tôn tạo các di tích có giá trị theo hướng bền vững. Bình Dương chú trọng xây dựng Kế hoạch tổ chức đào tạo, tập huấn ngắn hạn về di tích LSVH và DLTC (Kèm theo Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2017 của UBND tỉnh Bình Dương) trong lĩnh vực Quản lý di tích, thuyết minh di tích. Đồng thời thường xuyên tổ chức các hoạt động tham quan học tập, rút kinh nghiệm trong quản lý di tích để nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ và nhân viên. Bình Dương thực hiện tốt hoạt động quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn trong việc lựa chọn những cá nhân có phẩm chất năng lực, đủ tiêu chuẩn của chức danh cán bộ. Đối với đội ngũ quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các cấp ngành, đơn vị thì việc tiếp tục gắn với bố trí sử dụng nguồn nhân lực đã được thách trong thực tiễn, có kinh nghiệm quản lý, có chuyên sâu về lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng tham mưu cho ngành, nâng cao hiệu quả công tác quản lý. 63 Đối với đội ngũ chuyên môn, bên cạnh những kiến thức được đào tạo của ngành nghề, Sở VH,TT-DL tiếp tục hoàn thiện thông qua đào tạo bồi dưỡng các lớp ngắn hạn mang tính chuyên sâu, bồi dưỡng theo chuyên đề để đội ngũ được tiếp cận và cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với từng nội dung công việc đang đảm nhận, nâng cao chất lượng và tính thiết thực của các khóa bồi dưỡng. Tỉnh cũng bố trí nguồn kinh phí hợp lý trong xây dựng các chính sách về tiền lương, chính sách đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên, đội ngũ chuyên gia về phục vụ cho Bình Dương trong lĩnh vực bảo tồn di tích. Khuyến khích đội ngũ hiện có tham gia học tập kinh nghiệm tại nước ngoài cũng như tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn (tham gia học Sau đại học và Tiến sĩ) trong nhiều lĩnh vực cần thiết như: bảo tàng, bảo tồn, mỹ thuật, kiến trúc, khảo cổ học, giám sát, thi công công trình để những kiến thức nền móng trong việc giám sát việc tu bổ, trùng tu, tôn tạo các di tích được phục dựng theo hướng giữ nguyên giá trị vốn có. Trong hoạt động sơ kết, tổng kết các hoạt động thường niên hoặc công tác thi đua khen thưởng, UBND tỉnh cũng khuyến khích, tạo động lực trong việc nêu gương “đúng người đúng việc”, tuyên dương khen thưởng những điển hình và cá nhân có đóng góp, có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di tích. Hoạt động này một mặt khuyến khích các cá nhân có đóng góp nhiều hơn trong công tác đồng thời cũng tạo niềm vui, động lực trong hoạt động bảo tồn. - Về cơ cấu số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ: + Sở Văn hóa và Thể thao có Phòng Quản lý văn hóa với 10 chuyên viên có chuyên ngành Quản lý văn hóa, lịch sử, bảo tàng học, hầu hết có trình độ đại học trở lên. 64 + Bảo tàng tỉnh với 10 công chức, viên chức và người lao động với trình độ 01 Thạc sĩ (ngành Quản lý văn hóa), + Phòng Văn hóa - Thông tin cấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_di_tich_lich_su_van_hoa_tren_di.pdf
Tài liệu liên quan