LỜI CAM ĐOAN .1
LỜI CÁM ƠN .2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .3
DANH MỤC CÁC BẢNG .4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .5
MỤC LỤC.6
MỞ ĐẦU .1
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG.11
1.1. Lý luận về giảm nghèo bền vững .11
1.1.1. Các quan niệm về nghèo đói và nguyên nhân của nghéo đói.11
1.1.2. Quan niệm chung về giảm nghèo bền vững.15
1.1.3. Chuẩn nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo .17
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững.21
1.1.5. Vai trò của giảm nghèo bền vững đối với sựphát triển kinh tế-xã hội.25
1.2. Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững.26
1.2.1. Khái niệm Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững .26
1.2.2. Nội dung Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững .27
1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững .32
1.3. Cách tiếp cận Quản lý công trong nghiên cứu Quản lý nhà nước về
giảm nghèo bền vững .33
1.3.1 Tiếp cận từ góc độ pháp lý.34
1.3.2 Tiếp cận từ góc độ chính trị .34
1.3.3 Tiếp cận từ góc độ xã hội.35
1.3.4 Tiếp cận từ góc độ kinh tế.35
135 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện hóc môn, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 14/01/2014 của Ủy
ban nhân dân thành phố về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố
áp dụng cho giai đoạn 2014-2015, trong đó quy định hộ nghèo là hộ có thu
nhập bình quân từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống, hộ cận nghèo có thu
nhập bình quân từ 16 triệu đồng đến dưới 21 triệu đồng/người/năm.
Từ đầu năm 2014 chuẩn nghèo được nâng lên theo Quyết định của Ủy
ban nhân dân thành phố, do đó qua rà soát đầu năm 2014 toàn huyện có 5.690
hộ nghèo với 25.008 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 6,8% tổng hộ dân; có 2.867 hộ
cận nghèo với 12.705 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 3,4% tổng hộ dân.
Đến cuối 2014, kéo giảm được 4.722 hộ nghèo, còn 992 hộ nghèo (tỷ lệ
1,19%) và 1.988 hộ cận nghèo (tỷ lệ 2,38%), không còn hộ nghèo có thu nhập
dưới 12 triệu đồng/người/năm.
Đến cuối năm 2015, hộ nghèo toàn huyện còn 551 hộ, tỷ lệ 0,66% so
với tổng hộ dân; hộ cận nghèo còn 1.091 hộ, tỷ lệ 1.31% so với tổng hộ dân.
Bảng 2.2. Tình hình giảm nghèo giai đoạn 2014 - 2015
Năm
Đầu giai đoạn
(đầu năm 2014)
Cuối năm 2014 Cuối năm 2015
Số hộ
nghèo
5.690 992 551
Tỷ lệ
(%)/tổng
hộ dân
toàn
huyện
6,8% 1,19% 0,66%
(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện)
51
Hình 2.2. Tình hình giảm nghèo giai đoạn 2014 - 2015
(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện)
Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020
Căn cứ Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015
của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo
của Thành phố áp dụng giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 3582/2016/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm
2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Chương
trình Giảm nghèo bền vững của Thành phố giai đoạn 2016 - 2020.
Thực hiện chương trình hành động số 22-CTrHĐ/HU ngày 15 tháng 02
năm 2017 của Huyện ủy về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -2020; kế
hoạch số 1570/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân
huyện.
52
Cuối năm 2016, còn 3.135 hộ nghèo với 12.361 nhân khẩu, tỷ lệ 3,62%
so với hộ dân; còn 2.064 hộ cận nghèo với 8.066 nhân khẩu, tỷ lệ 2,38% so
với hộ dân.
Đến cuối tháng 12 năm 2017, toàn huyện còn 880 hộ nghèo với 3.245
nhân khẩu, chiếm 0,97% so với hộ dân; còn 1.092 hộ cận nghèo với 4.067
nhân khẩu, tỷ lệ 1,21% so với hộ dân.
Qua phân tích tình hình hộ nghèo từ năm 2009 đến cuối năm 2017, cho
thấy số lượng hộ nghèo thay đổi qua các giai đoạn khác nhau phụ thuộc vào
chuẩn nghèo thay đổi của thành phố để phù hợp với xu thế phát triển của đất
nước, nhu cầu của xã hội, mức sống của người dân, giá cả tiêu dùng.
Như vậy, từ năm 2009 đến đầu năm 2016 thành phố đã 03 lần điều
chỉnh chuẩn nghèo, cả 03 lần tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại huyện Hóc
Môn lại tăng lên so với thời điểm chưa điều chỉnh, đây cũng là một trong
những vấn đề để các nhà quản lý nhà nước cần quan tâm, tìm ra nguyên nhân,
giải pháp góp phần giữ vững chỉ tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện trong
thời gian tới.
Bảng 2.3: So sánh số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo qua 03 giai đoạn
(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện)
2.1.5. Cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về Giảm nghèo
bền vững
Để thực hiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn ra quyết định thành lập Ban Giảm
Giai
đoạn/ hộ nghèo
Cuối giai đoạn
2009 – 2013
Cuối giai đoạn
2014 -2015
Đầu giai đoạn
2016 - 2020
Số hộ nghèo 1.140 551 3.135
Tỷ lệ % 1.29% 0,66% 3,62%
53
nghèo bền vững huyện, phân công rõ trách nhiệm cho các cơ quan, ban
ngành, đoàn thể huyện và các thành viên chịu trách nhiệm trong việc xây
dựng chương trình, kế hoạch, đề án cũng như triển khai, tổ chức thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Theo đó, Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững huyện được
cơ cấu các thành viên như sau:
- Trưởng Ban: do Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực văn
hóa - xã hội kiêm nhiệm.
- Phó Ban : gồm 01 Phó Ban Thường trực và 01 Phó Ban chuyên trách.
- Phó Ban Thường trực Ban giảm nghèo huyện do Trưởng phòng Lao
động Thương binh và Xã hội huyện kiêm nhiệm (Phòng Lao động -Thương
binh và Xã hội huyện là cơ quan thường trực của Ban giảm nghèo bền vững
huyện.
- Phó Ban chuyên trách giảm nghèo do Phó Phòng Lao động Thương
binh và Xã hội huyện đảm nhận hoặc 01 Phó ban chuyên trách (không là Phó
phòng) là công chức của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện đảm
trách.
- Ban Giảm nghèo bền vững có từ 20 đến 25 thành viên kiêm nhiệm
gồm lãnh đạo các đơn vị: Văn phòng Ủy ban nhân dân, Phòng Kinh tế huyện,
Phòng Nội vụ huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Phòng Y tế huyện,
Thống kê huyện, Phòng quản lý đô thị huyện, Phòng Tài nguyên môi trường
huyện, Phòng Giáo dục-đào tạo huyện, Phòng Tư pháp, Phòng Văn hóa -
Thông tin huyện, Bảo hiểm xã hội, phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã
hội; mời đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, Hội Liên hiệp
Phụ nữ huyện, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện, Hội Cựu
chiến binh huyện, Liên đoàn lao động huyện.
54
- Thường trực Ban giảm nghèo huyện có tổ giúp việc từ 1 đến 2 cán bộ
chuyên trách giảm nghèo huyện. Cán bộ chuyên trách giảm nghèo huyện
được bố trí từ biên chế của Phòng LĐTB&XH huyện hoặc do Trưởng Ban
giảm nghèo huyện ký hợp đồng, được hưởng lương và các chế độ từ nguồn
điều tiết lãi của Quỹ Hỗ trợ giảm nghèo huyện theo hướng dẫn của Ban Chỉ
đạo Chương trình giảm nghèo bền vững Thành phố.
* Về chức năng: Ban giảm nghèo bền vững huyện, có chức năng tham
mưu giúp cho cấp ủy và Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo triển khai tổ chức
thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện.
* Nhiệm vụ :
- Căn cứ chương trình mục tiêu chương trình giảm nghèo bền vững
thành phố theo từng giai đoạn; Nghị quyết của Đảng bộ huyện; kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của huyện hàng năm và 5 năm, làm tham mưu giúp cho
Cấp ủy và Ủy ban nhân dân huyện xây dựng và ban hành mục tiêu, chỉ tiêu,
kế hoạch thực hiện chương trình và kế hoạch giảm nghèo bền vững huyện
hàng năm và 05 năm để tổ chức thực hiện trên địa bàn huyện.
- Tổ chức lồng ghép kế hoạch và các chỉ tiêu giảm nghèo gắn với kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội (thường xuyên) của các ngành, các cấp hàng
năm và cả giai đoạn để tổ chức thực hiện theo phương pháp đo lường nghèo
(nay là đo lường nghèo đa chiều).
- Tổ chức phối hợp thực hiện chương trình giảm nghèo gắn với các
chương trình kinh tế-xã hội khác trên địa bàn; huy động sức mạnh của cộng
đồng (trong nội bộ và ngoài xã hội) tạo thành phong trào hưởng ứng và tham
gia sâu rộng thực hiện chương trình giảm nghèo tại địa phương-cơ sở.
- Tổ chức phối hợp đồng bộ với các phòng ban chức năng của huyện;
Ủy ban Mặt trận và các tổ chức đoàn thể cùng cấp hướng dẫn, kiểm tra giám
55
sát các hoạt động của chương trình giảm nghèo ở các xã – thị trấn, đảm bảo
thực hiện hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm.
- Tổ chức quản lý, điều hành chặt chẽ về công tác quản lý hộ nghèo; hộ
cận nghèo; quản lý và sử dụng quỹ xóa đói giảm nghèo; về thực hiện các chế
độ chính sách ưu đãi hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo; hộ cận nghèo trên địa
bàn huyện và từng xã – thị trấn.
- Thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông về nội dung hoạt động
giảm nghèo thường xuyên và sâu rộng; công tác tập huấn cho cán bộ làm
công tác giảm nghèo ở huyện, xã – thị trấn và Tổ trưởng (Phó) Tổ tự quản
giảm nghèo; công tác báo cáo thông tin theo định kỳ công tác thi đua, khen
thưởng và tổ chức sơ- tổng kết chương trình giảm nghèo, rút kinh nghiệm và
nhân rộng các nhân tố, mô hình, điển hình giảm nghèo có hiệu quả theo các
qui định và hướng dẫn chung của thành phố.
2.2. Thực trạng Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện Hóc Môn
2.2.1. Hoạch định chiến lược, ban hành chương trình, kế hoạch về
giảm nghèo bền vững
Để thực hiện giảm nghèo bền vững theo chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các văn bản
chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố. Đồng thời, xác định
nhiệm vụ giảm nghèo bền vững là chỉ tiêu quan trọng cần tập trung thực hiện
trong thời gian tới, do đó trong 02 nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện đều đưa
“Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá bền vững giai đoạn 2011 – 2015”,
Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2017” vào chương trình
trọng điểm để lãnh đạo triển khai và tổ chức thực hiện trong suốt nhiệm kỳ.
Trong đó, xác định rõ chỉ tiêu giảm nghèo, lộ trình thực hiện theo từng giai
đoạn, năm cụ thể.
56
Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng bộ huyện lần thứ X (2010 - 2015) và
Chương trình hành động số 05-CTr/HU của Huyện ủy về giảm nghèo, tăng hộ
khá bền vững giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế
hoạch số 448/KH-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2013 về “Giảm nghèo, tăng hộ
khá”; Kế hoạch số 521/KH-UBND ngày 10 tháng 03 năm 2014 của Ủy ban
nhân dân huyện Hóc Môn về thực hiện “Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ
khá giai đoạn 2014 -2015”; Kế hoạch số 730/KH-UBND về rà soát triển khai
thực hiện chương trình “Giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 2014 -2015” tại
các xã – thị trấn; Kế hoạch số 1261/KH-UBND ngày 07/4/2015 về giám sát
việc triển khai thực hiện “Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá” và kế
hoạch tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2015 tại các xã – thị
trấn và nhiều văn bản chỉ đạo khác.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện lần thứ XI (2015 - 2020) và
Chương trình hành động số 22-CTr/HU của Huyện ủy về giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số
1570/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2017 về thực hiện chương trình hành
động về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Hóc
Môn; Kế hoạch số 1585/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2017 về thực hiện
chương trình hành động về giảm nghèo bền vững năm 2017.
Cấp ủy xã - thị trấn ban hành Nghị quyết lãnh đạo; kế hoạch kiểm tra,
giám sát việc tổ chức thực hiện đối với chính quyền cùng cấp và cấp ủy cấp
dưới; Ủy ban nhân dân xã – thị trấn xây dựng Kế hoạch thực hiện mục tiêu
giảm nghèo, tăng hộ khá với từng giai đoạn cụ thể, có bước đi phù hợp, từng
bước cải thiện và nâng cao mức sống, chất lượng sống cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo. Đồng thời, đưa nội dung các chỉ tiêu, giải pháp thực hiện chương trình
giảm nghèo, tăng hộ khá vào sinh hoạt hàng tháng của cấp ủy, chính quyền,
57
các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp, các ấp – khu phố, tổ nhân dân, tổ dân
phố.
Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện, xã - thị trấn trên cơ sở xây dựng quy
chế, chương trình làm việc cụ thể, phân công rõ trách nhiệm của từng thành
viên; bố trí cán bộ có năng lực, tâm huyết, trách nhiệm tham mưu các văn bản
triển khai cụ thể hóa chương trình, kế hoạch giảm nghèo.
Ngoài việc ban hành các chương trình, kế hoạch thực hiện giảm nghèo
bền vững, định kỳ hàng năm Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức các
hội nghị chuyên đề bàn về công tác giảm nghèo, tổ chức các diễn đàn “lắng
nghe tiếng nói người nghèo” để ban hành chủ trương, giải pháp quản lý đúng
đắn, phù hợp.
Để việc ban hành các văn bản quản lý nhà nước về giảm nghèo phù
hợp, hiệu quả với từng giai đoạn cụ thể, Ủy ban nhân dân huyện quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo đưa các chính sách giảm nghèo, chỉ tiêu giảm nghèo huyện,
xã - thị trấn đưa vào Nghị quyết, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng
năm nh m góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo. Đồng thời, trên
cơ sở những chỉ đạo mới của cấp trên, những phát sinh trong quá trình quản lý
nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện, các cơ quan ban ngành huyện
kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân huyện điều chỉnh và ban hành các văn bản
phù hợp với tình hình, giai đoạn mới.
Công tác xây dựng và ban hành các văn bản lãnh đạo, quản lý về giảm
nghèo tại địa phương được thực hiện dựa trên các văn bản quy phạm pháp
luật, có tính kế thừa và điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa
phương, đơn vị nh m tập trung chỉ đạo các phòng ban, ngành, các đoàn thể
chính trị - xã hội tập trung các giải pháp chăm lo cho hộ nghèo hiệu quả. Việc
xây dựng, ban hành văn bản được bàn bạc, thảo luận sâu rộng trong các cơ
quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện về thực hiện hoạt động giảm
58
nghèo, đồng thời phát huy cao vai trò tham mưu của các thành viên trong Ban
Giảm nghèo huyện và trước khi ban hành văn bản để triển khai thực hiện đối
với những chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững có tham khảo,
trưng cầu lấy ý kiến của người dân thông qua các hoạt động như phát phiếu
khảo sát, trong các cuộc họp Tổ nhân dân - Tổ dân phố và thông qua các hội
nghị chuyên đề, diễn dàn,...
2.2.2. Tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững
- Chính sách hỗ trợ vốn (nay là chính sách cho vay ưu đãi và tín dụng nhỏ)
Là chính sách được tập trung hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ cận nghèo có
nhu cầu vay vốn để tổ chức sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, nâng thu nhập và
cải thiện cuộc sống, vượt mức chuẩn nghèo và chuẩn cận nghèo theo tiêu chí
thu nhập. Công tác hỗ trợ vốn cho người nghèo được thực hiện thường xuyên
và kịp thời nh m ưu tiên cho hộ nghèo vay vốn sản xuất từ các nguồn: Quỹ
xóa đói giảm nghèo, Quỹ “Quốc gia về việc làm” (Quỹ 71), Quỹ “Hỗ trợ đào
tạo và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi” (Quỹ 156) và Chương
trình cho hộ nghèo vay vốn (Quỹ 316), Quỹ “Xóa đói giảm nghèo” (Quỹ
140). Các nguồn Quỹ Tín dụng nhỏ của các đoàn thể, Chương trình cho vay
hộ nghèo, Quỹ “Quốc gia về việc làm” được triển khai thực hiện có hiệu quả,
giải quyết kịp thời vốn vay cho hộ dân khi có nhu cầu. Các chính sách xã hội
được thực hiện như: cấp thẻ Bảo hiểm y tế, miễn, giảm học phí cho học sinh
nghèo đã kịp thời hỗ trợ, góp phần tạo điều kiện cho người nghèo có thu nhập
ổn định phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
59
Bảng 2.4 Kết quả hỗ trợ vay vốn từ các nguồn quỹ giai đoạn 2009 - 2015
Các nguồn quỹ hỗ trợ
Số hộ vay
(lượt vay)
Số tiền cho vay
(tỷ đồng)
Quỹ “Xóa đói giảm
nghèo” (Quỹ 140)
3.539
17,729
Chương trình cho vay
hộ nghèo (Quỹ 316)
5.225
50,656
Quỹ quốc gia về việc
làm” (Quỹ 71)
2.669 35,135
Chương trình Hỗ trợ
đào tạo và GQVL cho người
có đất bị thu hồi (Quỹ 156)
175 4,270
Quỹ cho vay học sinh –
sinh viên
3.190 42,532
Quỹ cho vay nước sạch
và vệ sinh môi trường
13.986 123,566
Quỹ Tín dụng theo
Quyết định số 13/QĐ-UBND
239 48,670
(Nguồn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện)
- Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm:
Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
cũng như lao động nghèo được huyện tập trung quan tâm thực hiện, xác định
là nhiệm vụ trọng tâm và căn cơ nhất để hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo có
điều kiện lao động. Huyện đã triển khai thực hiện b ng nhiều biện pháp như:
khảo sát nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm cho lao động nghèo gắn với
tư vấn, thông tin về việc làm; kết nối với các doanh nghiệp trên địa bàn; phối
60
hợp, liên kết với các trung tâm có chức năng đào tạo nghề để tổ chức dạy
nghề và giới thiệu việc làm cho lao động chưa có việc làm.
Từ năm 2009 đến cuối năm 2015, huyện đã đào tạo nghề cho hơn
13.886 lao động, trong đó đào tạo cho 1.271 lượt lao động thuộc hộ nghèo, hộ
cận nghèo gồm các nghề: điện, điện lạnh, tin học, may công nghiệp, lái xe;
trồng rau sạch, trồng nấm, cây cảnh, nuôi cá kiểng, trồng bắp, nuôi heo, bò và
các ngành nghề truyền thống như: dệt, thêu, làm sừng, tráng bánh... Giới thiệu
đi hợp tác lao động ở nước ngoài cho 16 trường hợp.
Từ năm 2009 đến cuối năm 2015, huyện đã giới thiệu việc làm cho
11.998 lượt lao động.
- Chính sách ưu đãi xã hội cho người nghèo, hộ nghèo
Chính sách hỗ trợ y tế: đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao sức
khỏe, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong, ưu tiên cho các đối tượng hộ
nghèo, hộ cận nghèo; tập trung triển khai thực hiện lồng ghép các chương
trình Quốc gia về y tế với chương trình Giảm nghèo bền vững của huyện.
Từ năm 2009 đến 2015, huyện đã lập hồ sơ cấp hơn 108.757 lượt thẻ
Bảo hiểm y tế (BHYT) cho hộ nghèo có thu nhập bình quân từ 8 triệu
đồng/người/năm trở xuống (hỗ trợ 100% mệnh giá). Phối hợp Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc (UB.MTTQ) và các ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị tài trợ,
tuyên truyền vận động hộ nghèo có thu nhập bình quân từ trên 8 triệu đến 12
triệu đồng/người/năm (được hỗ trợ 50% mệnh giá) đăng ký mua 11.106 lượt
thẻ BHYT cho thành viên hộ nghèo.
Chính sách hỗ trợ về nhà ở: thực hiện chính sách hỗ trợ về sửa chữa,
chống dột, xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo huyện. Trên cơ sở nguồn tài trợ của các cá nhân, tổ chức; nguồn Quỹ
Vì người nghèo huyện, xã - thị trấn, nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa để hỗ trợ.
Trong giai đoạn 3 (2009-2015), huyện tổ chức vận động và trao tặng 430 căn
61
nhà tình thương với tổng số tiền 12,4 tỷ đồng; sửa chữa chống dột 123 căn,
tổng kinh phí xây tặng 1,3 tỷ đồng. Phối hợp Đài Truyền hình thành phố xây
tặng 14 căn nhà mơ ước trị giá hơn 800 triệu đồng.
Chính sách hỗ trợ giáo dục: với mục tiêu không để con em thuộc diện
hộ nghèo phải nghỉ học, bỏ học vì khó khăn, mưu sinh; đảm bảo giáo dục tối
thiểu, củng cố thành quả chống xóa mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học,
Trung học cơ sở và bậc trung học, tiếp tục thực hiện tốt đề án phổ cập giáo
dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi; hoàn thiện quy hoạch phát triển hệ thống các loại
hình giáo dục và đào tạo trên toàn địa bàn huyện.
Hỗ trợ thực hiện miễn giảm học phí, cơ sở vật chất trong các năm học
(từ năm 2009 đến năm 2013) cho 5.530 lượt học sinh thuộc hộ nghèo dưới 10
triệu đồng/người/năm trở xuống từ cấp mầm non đến hết cấp trung học phổ
thông với số tiền 944,7 triệu đồng; giảm học phí, cơ sở vật chất cho 234 lượt
học sinh với số tiền 18,75 triệu đồng. Hỗ trợ chi phí học tập cho 10.270 lượt
học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo có thu nhập từ 12 triệu đồng/người/năm
trở xuống tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bậc Trung cấp, Cao đẳng, Đại
học công lập với số tiền 3,359 triệu đồng. Hỗ trợ tiền ăn trưa cho 236 lượt trẻ
dưới 5 tuổi với số tiền 254,88 triệu đồng.
Chính sách trợ giúp pháp lý: Hàng năm, phòng Tư pháp phối hợp với
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố và Ủy ban nhân dân 12 xã -
thị trấn tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động kết hợp báo cáo chuyên đề
pháp luật trên các lĩnh vực như: hộ tịch, hộ khẩu, đất đai, dân sự, pháp luật về
chế độ bảo hiểm tự nguyện, hôn nhân gia đình cho thành viên hộ nghèo, gia
đình diện chính sách, thực hiện trợ giúp pháp lý liên quan đến đất đai, hộ tịch,
hộ khẩu, hôn nhân gia đình.
Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định 36/QĐ-UBND Thành phố, huyện đã
hỗ trợ tiền điện năm 2012 (30.000 đồng/hộ/tháng) cho 2.255 lượt hộ với số
62
tiền 911,07 triệu đồng. Hỗ trợ hộ khó khăn đặc biệt hộ có thu nhập dưới 8
triệu đồng/người/năm từ nguồn Quỹ Vì người nghèo cho 271 lượt hộ với số
tiền 386,7 triệu đồng; trợ cấp một lần cho hộ nghèo khó khăn đặc biệt có thu
nhập dưới 8 triệu đồng/người/năm (năm 2011: trợ cấp cho 2.506 lượt số tiền
626,5 triệu đồng; năm 2012: trợ cấp cho 2.230 lượt số tiền 557,5 triệu đồng).
2.2.3. Phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện.
Thực hiện chủ trương lớn của Đảng, trong công tác quản lý nhà nước
về giảm nghèo bền vững, huyện Hóc Môn quan tâm thực hiện việc phân cấp,
phân quyền cho các đơn vị, địa phương trong hoạt động quản lý. Khi thực
hiện khảo sát với câu hỏi “Sự phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về giảm
nghèo giữa Ủy ban nhân dân thành phố với Ủy ban nhân dân huyện, xã – thị
trấn trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững thời gian qua”, kết quả
có 66,58% đánh giá “chặt chẽ, hiệu quả, rõ ràng”; 24,1% đánh giá mang tính
hình thức, chưa rõ ràng” và 9,26% đánh giá “khó trả lời”. Qua kết quả khảo
sát, có thể thấy việc phân cấp quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững thời
gian qua tại huyện Hóc Môn được tổ chức thực hiện hiệu quả từ cấp huyện
xuống cấp xã – thị trấn.
Hàng năm Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội (Thường trực Ban Giảm nghèo bền vững huyện): là cơ quan
Thường trực Ban Giảm nghèo bền vững huyện có nhiệm vụ tham mưu giúp
Ủy ban nhân dân và Ban Giảm nghèo bền vững huyện tổ chức chỉ đạo, quản
lý, điều hành Chương trình trên địa bàn huyện:
Ủy ban nhân dân huyện xây dựng các chính sách, Kế hoạch, chỉ tiêu
giảm nghèo theo từng năm và giai đoạn cho huyện; hướng dẫn các xã - thị
trấn tổ chức khảo sát xác định và công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện
(đầu kỳ, cuối kỳ và hàng năm). Phối hợp với Thành phố hướng dẫn phần mềm
63
theo dõi quản lý cập nhật hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện trong thời gian qua.
Hướng dẫn và phối hợp tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo
cho các ban ngành hàng năm; theo dõi, đánh giá tình trạng nghèo và kết quả
thực hiện các chỉ tiêu giảm nghèo theo thu nhập và đa chiều (trong các Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông
qua); các chính sách hỗ trợ đảm bảo về an sinh xã hội cho người nghèo, hộ
nghèo; tổ chức đào tạo tập huấn cán bộ làm công tác giảm nghèo các xã - thị
trấn.
Sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững hàng
năm và giai đoạn, rút kinh nghiệm thực tiễn; xây dựng và nhân rộng cách làm
giảm nghèo bền vững có hiệu quả trên địa bàn huyện, gắn với phát động
phong trào thi đua và tổng hợp đề xuất khen thưởng những tập thể đơn vị và
cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động giảm nghèo hàng năm và
cả giai đoạn. Tổng hợp các kiến nghị đề xuất về bổ sung cơ chế chính sách
giải pháp thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững của huyện.
Ủy ban nhân dân 12 xã - thị trấn: là cấp tiếp xúc trực tiếp với hộ nghèo,
hộ cận nghèo, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chính sách và giải pháp
hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
Tổ chức điều tra, khảo sát, xác định và công nhận hộ nghèo, hộ cận
nghèo giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn xã - thị trấn theo hướng dẫn của
Thành phố và huyện.
Hàng năm xây dựng Chương trình, chỉ tiêu Kế hoạch giảm nghèo; tổ
chức phối hợp với các phòng ban và đơn vị chức năng của huyện thực hiện
các chính sách tác động và giải pháp hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo, hộ
cận nghèo tổ chức sản xuất làm ăn tự vươn lên giảm nghèo theo chỉ tiêu giảm
nghèo bền vững của huyện, xã - thị trấn.
64
Hàng năm, tổ chức rà soát, đánh giá hiệu quả giảm nghèo, cập nhật xử
lý số liệu tăng, giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đúng quy định.
Tổ chức sơ tổng kết, thi đua khen thưởng và báo cáo kết quả thực hiện
định kỳ cho cấp trên theo quy định.
Tổng hợp báo cáo kết quả về cho Thường trực Ban Giảm nghèo bền
vững huyện.
Định kỳ hàng tháng, quý, năm tổ chức họp giao ban với Ban giảm
nghèo, tăng hộ khá các xã – thị trấn để nắm bắt tiến độ thực hiện, khó khăn
vướng mắc trong công tác giảm nghèo, tăng hộ khá nh m có hướng chỉ đạo,
giải quyết kịp thời, hiệu quả; đồng thời, đánh giá kết quả thực hiện về những
mặt làm được và chưa làm được. Củng cố kiện toàn Tổ tự quản giảm nghèo
bền vững tại các xã - thị trấn.
Ủy ban nhân dân huyện, xã - thị trấn quyết định ban hành quy chế làm
việc của Ban Giảm nghèo bền vững huyện, xã - thị trấn nh m phân công rõ
nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban Giảm nghèo, tránh chồng chéo
trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, phát huy tốt vai trò, trách
nhiệm tham mưu của các thành viên. Ở cấp xã, Ban Giảm nghèo xã - thị trấn
còn ban hành quyết định thành lập Tổ tự quản giảm nghèo bền vững tại các
địa bàn dân cư theo số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, cơ cấu ngành nghề phù
hợp để theo dõi, quản lý chặt chẽ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa bàn cơ sở,
làm công tác vận động, thuyết phục hộ nghèo vươn lên, nỗ lực vượt nghèo, đề
xuất Ban Giảm nghèo xã - thị trấn các biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ, tham gia
bình xét hộ nghèo và giám sát các hoạt động giảm nghèo của địa phương.
2.2.4. Tổ chức bộ máy và phân công, phối hợp thực hiện quản lý nhà
nước về giảm nghèo bền vững
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững huyện, xã -
thị trấn được cơ cấu đầy đủ, phân công phối hợp thực hiện trách nhiệm giữa
65
các Thành viên, phòng ban, ngành huyện, cơ quan chức năng liên quan, các tổ
chức đoàn thể từ huyện đến xã - thị trấn, đến tận Ban nhân dân ấp, Ban điều
hành khu phố nh m phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị vào nhiệm vụ
giảm nghèo bền vững tại huyện.
Định kỳ hàng năm Ban Giảm nghèo bền vững huyện, Tổ chỉ đạo Giảm
nghèo bền vững xã - thị trấn thường xuyên kiện toàn góp phần ổn định nền
nếp, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, nắm bắt nguyện vọng, nhu
cầu của hộ nghèo tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân ban hành các văn bản
chỉ đạo phù
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giam_ngheo_ben_vung_tren_dia_ba.pdf