LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn .1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .5
6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của luận văn .5
7. Kết cấu của luận văn .6
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ .7
1.1. Những vấn đề chung liên quan đến đề tài luận văn .7
1.2. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ .11
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khoa học và công nghệ.22
1.4. Chủ thể, nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.23
1.5. Quan điểm của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ.29
1.6. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với khoa học và công nghệ.30
Kết luận chương 1.35
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN.37
2.1. Đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về khoa học và công
nghệ tại Phú Yên .37
2.2. Phân tích thực trạng khoa học và công nghệ tỉnh Phú Yên .47
2.3. Phân tích thực trạng QLNN về Khoa học và Công nghệ tại tỉnh Phú Yên.50
2.4. Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân .62
Kết luận chương 2 .69
102 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nơi trong tỉnh, người Ê Đê chiếm 2,04
, Chăm Hroi chiếm 2,02 , dân tộc Ba Na chiếm 0,4% , còn lại là các dân
tộc khác như: Tày, Hoa, Nùng, Thái, Mường, Gia Rai, Sán Dìu, Hrê, M Nông,
H Mông...
Nguồn lao động khá dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động chiếm từ
56%- 57 dân số. Tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh quốc dân
484.015 nghìn người, chiếm 96% nguồn lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
được cải thiện qua các năm [12].
2.1.2. Tình hình phát triển Kinh tế- xã hội tỉnh Phú Yên
- Tốc độ tăng trưởng cao duy trì trong thời gian dài, giúp mở rộng qui
mô kinh tế tỉnh.
Kinh tế của Phú Yên luôn giữ vững được tốc độ tăng trưởng cao, tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2011-2016 đạt 11,57 năm. Trước đây, ngành
công nghiệp-xây dựng là ngành đóng góp nhiều nhất, thì 6 năm gần đây,
ngành dịch vụ lại là ngành có đóng góp cao nhất đạt 5,7 điểm phần trăm [1].
- Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước tăng đáng kể
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tập trung ưu tiên cho các dự án kết cấu
hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, các chương trình mục tiêu quan
trọng, đã góp phần cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề thúc đẩy
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần
xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân [12].
40
- Thu chi ngân sách tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước nhưng tỷ
trọng bổ sung ngân sách Trung ương vẫn ở mức cao
Tình hình thu chi ngân sách vẫn phát triển với tốc độ năm sau cao hơn
năm trước. Cơ cấu thu chi ngân sách luôn phát triển theo hướng tích cực, kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư hoàn thiện từng bước, có tác dụng
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, với quy mô nền kinh tế nhỏ,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa có những đột biến, do vậy khả năng khai thác
nguồn thu vào ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế. Tuy số thu ngân sách
nhà nước năm sau cao hơn năm trước nhưng không lớn, không có nguồn phát
sinh mới trong năm, các nguồn thu không vững chắc như thu tiền sử dụng đất
chiếm tỷ trọng lớn nhưng chỉ bố trí chi xây dựng cơ bản, chưa đảm bảo nhu
cầu chi của ngân sách địa phương, do đó phần lớn nhờ nguồn thu bổ sung từ
ngân sách Trung ương[18].
Ngoài ra, Phú Yên là tỉnh còn nhiều khó khăn nên việc phát triển các
dịch vụ của tỉnh còn khá khiêm tốn so với các tỉnh trong khu vực, nhất là các
dịch vụ trong lĩnh vực ngành công thương. Ngành có lợi thế nhưng chưa phát
triển đúng tiềm năng là dịch vụ từ cảng biển Vũng Rô, dịch vụ từ các trung
tâm thương mại vì hiện nay cảng Vũng Rô là cảng nhỏ, cơ sở hạ tầng còn thô
sơ, năng lực bốc dỡ còn hạn chế. Mặc dù cảng biển Vũng Rô có vị trí khá
thuận lợi và được xem là tiềm năng của tỉnh.
2.1.3. Đặc điểm về khoa học và công nghệ và đặc điểm của quản lý
nhà nước về khoa học và công nghệ tại Phú Yên
2.1.3.1. Đặc điểm về Khoa học và công nghệ tại Phú Yên
Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Cơ cấu lao động đang
làm việc theo trình độ đại học và trên đại học - cao đ ng - trung và sơ cấp của
tỉnh đang thể hiện sự mất cân đối rất rõ nét, phản ánh tình trạng “thiếu thợ”.
41
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các yếu tố: Tâm lý của người
dân chuộng đại học.
Nền kinh tế tỉnh phụ thuộc vào một số ngành công nghiệp chế biến,
trong khi khả năng phát triển của các ngành này còn yếu. Khả năng cạnh tranh
còn yếu, trình độ công nghệ còn thấp, hiệu suất chưa cao. Những ngành lớn
nhất như công nghiệp chế biến của Phú Yên hầu hết là những ngành có giá trị
gia tăng thấp, đóng góp của năng suất và tiến bộ công nghệ còn thấp và chi
phí trung gian cao, làm giảm hiệu suất của các doanh nghiệp.
Thu ngân sách chưa đủ nhu cầu chi đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát
triển kinh tế- xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng của địa phương nói chung và
KH&CN nói riêng.
Nếu so với thành công của 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi thời gian
qua thì Phú Yên chưa được Trung ương tập trung đầu tư, nếu như Quảng Ngãi
nhận được quyết tâm chính trị của Trung ương là xây dựng nhà máy lọc dầu
và Quảng Nam được đầu tư lớn để hình thành khu kinh tế Chu Lai, Ninh
Thuận là điện hạt nhân, Hà Tĩnh là nhà máy thép, thì đầu tư của Trung ương
vào Phú Yên còn thấp.
Đa số các doanh nghiệp của Phú Yên hiện đang sử dụng phần lớn là các
thiết bị công nghệ cũ, lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, nên chi phí đầu vào
của quá trình sản xuất, chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm và có xu
hướng ngày càng tăng, do chậm đổi mới thiết bị, công nghệ. Hoạt động R&D
của các tổ chức nghiên cứu vừa ít, vừa yếu, lại chưa gắn kết với thực tiễn sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp
vừa và nhỏ chưa có đủ năng lực cho hoạt động này. Hoạt động đầu tư đổi mới
công nghệ, chuyển giao công nghệ và liên kết nghiên cứu - ứng dụng giữa các
tổ chức nghiên cứu, triển khai (R&D) và doanh nghiệp chưa phát triển[12].
42
- Đầu tư cho KH&CN tại Phú Yên còn thấp, giai đoạn 2011-2017 ngân
sách chi cho KH&CN chỉ 0,62%, chưa đạt yêu cầu của Nghị quyết Trung
ương 2, khoá VIII và uật Khoa học công nghệ năm 2013, qui định đầu tư
mức tối thiểu 2% so với tổng chi ngân sách[18].
- Đầu tư nước ngoài cho KH&CN chưa có, xã hội hóa KH&CN tại địa
phương diễn ra còn chậm, chưa thu hút được nguồn vốn bên ngoài.
- Chưa có chính sách thu hút cán bộ khoa học và kỹ thuật đầu đàn giỏi
về địa phương để làm việc. Thiếu đội ngũ cán bộ KH&CN có năng lực nghiên
cứu để triển khai thực tiễn, giữa đào tạo và sử dụng còn nhiều bất cập.
- Hệ thống dịch vụ KH&CN còn yếu kém về cơ sở vật chất và năng lực
cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thị trường KH&CN chậm phát triển. Hoạt động mua bán công nghệ
và kết quả nghiên cứu KH&CN còn bị hạn chế do thiếu các tổ chức trung
gian, môi giới, đặc biệt là thiếu hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí
tuệ.
2.1.3.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại
Phú Yên
Hệ thống quản lý nhà nước về KH&CN của tỉnh được thực hiện theo
hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ. Sở Khoa học và Công nghệ là cơ
quan quản lý nhà nước về KH&CN cấp tỉnh.
Hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện được giao cho
Phòng kinh tế hạ tầng của các huyện và Phòng kinh tế của thành phố, thị xã.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ theo dõi KH&CN cấp huyện, thị xã, thành phố còn
kiêm nhiệm, trình độ nghiệp vụ còn nhiều hạn chế.
43
Cơ chế quản lý KH&CN chậm được đổi mới, quản lý hoạt động
KH&CN chưa đi vào chiều sâu mang tính chiến lược. Các nhiệm vụ KH
&CN chưa thật sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển KT– XH. Quản lý
các đề tài, dự án còn tập trung chủ yếu vào các yếu tố đầu vào, chưa chú trọng
đúng mức đến ứng dụng và chất lượng của sản phẩm đầu ra đối với thực tiễn
sản xuất và xã hội. Hiệu quả đầu tư cho KH&CN chưa cao. Cơ chế quản lý tài
chính trong hoạt động KH&CN chưa tạo thuận lợi cho nhà khoa học.
Công tác quản lý KH&CN tại Phú Yên còn hạn chế do trình độ công
chức làm công tác quản lý chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, đặc biệt
là công chức làm công tác quản lý nhà nước về KH&CN ở cấp huyện, đa số
làm hợp đồng trong thời gian ngắn rồi chuyển sang công việc khác để được
bố trí biên chế.
Tình hình chất lượng sản phẩm của tỉnh nhìn chung vẫn còn thấp, chưa
đồng đều, chủng loại nhiều mặt hàng còn đơn điệu. Ví dụ: các sản phẩm thuộc
nhóm hàng vật liệu xây dựng của các doanh nghiệp Phú Yên vẫn đạt ở mức chất
lượng thấp, không ổn định so với các sản phẩm cùng loại trong nước; đầu tư
công nghệ nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông sản thuộc thế mạnh của
tỉnh còn hạn chế; nhiều sản phẩm thuộc nhóm hàng thực phẩm còn kém về vệ
sinh, an toàn. Trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế, nhiều doanh
nghiệp của tỉnh vẫn chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc áp dụng các mô
hình quản lý chất lượng tiên tiến như ISO 9000, HACCP, TQM... để nâng cao
khả năng cạnh tranh trên thị trường [12].
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về khoa học và
công nghệ tại Phú Yên
- Về thể chế chính trị: Đảng luôn quan tâm đến quá trình phát triển
KH&CN, trong những năm qua, Tỉnh ủy Phú Yên đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách lớn của Đảng về lĩnh vực KH&CN, điển hình như:
44
Chương trình hành động số 14-CTr TU ngày 22 01 2013 của Tỉnh ủy về thực
hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương sáu (khóa XI) về phát triển khoa học và
công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trên địa
bàn tỉnh; Chương trình hành động số 07-CTr TU ngày 26/4/2016 của Tỉnh ủy
Phú Yên về tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và thu hút
nhân lực trình độ cao, gắn đào tạo với sử dụng giai đoạn 2016-2020; Chương
trình hành động số 38-CTr TU ngày 21 9 2009 của Tỉnh ủy Phú Yên về
nhiệm vụ, giải pháp phát triển KH&CN tỉnh Phú Yên đến 2020; Chương trình
hành động số 08 CTr TU ngày 24 6 2011 của Tỉnh ủy Phú Yên về đầu tư phát
triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-
2015; Điều đó đã thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng về khoa học và công
nghệ ở địa phương.
- Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách:
UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch về phát triển
KH&CN, điển hình như: Kế hoạch số 51/KH-UBND tỉnh ngày 8 10 2009 của
UBND tỉnh về phát triển KH&CN đến 2020; Kế hoạch số 60/KH-UBND
ngày 02 7 2013 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số
14 CTr TU ngày 22 01 2013 của Tỉnh ủy Phú Yên về thực hiện Nghị quyết
Hội nghị Trung ương sáu (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hôi nhập quốc tế; Quyết định 2607 QĐ-
UBND ngày 22 12 2015 về việc ban hành Chiến lược phát triển khoa học và
công nghệ tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cùng 10 văn
bản quy phạm pháp luật và trên 30 văn bản pháp luật khác liên quan đến công
tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh. Đã triển khai
thực hiện các Quyết định: số 144 2006 QĐ-TTg ngày 20 6 2006; số
45
118 2009 QĐ-TTg ngày 30 9 2009; số 19 2014 QĐ-TTg ngày 05 3 2014 của
Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
TCVN ISO 9001:2008 vào các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
[26].
- Về Nguồn lực: chất lượng nguồn nhân lực trong các lĩnh vực quản lý
nhà nước, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp ngày một tốt hơn, chuyên nghiệp
hơn, do kết quả đào tạo bồi dưỡng và kinh nghiệm được tích lũy trong quá
trình hình thành đội ngũ này. Tuy nhiên, còn một bộ phận không nhỏ hiệu quả
hoạt động thấp, thiếu tính chuyên nghiệp, nhất là cán bộ cấp cơ sở, cán bộ
quản lý các doanh nghiệp nhỏ, các hợp tác xã. Nguồn lao động trong các khu
công nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo hoặc đào tạo
nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng. ực lượng lao động
thừa trong khi thiếu những lao động có tay nghề cao và kỹ thuật viên có
chuyên môn sâu trong các lĩnh vực sản xuất [12].
+ Về cơ sở vật chất, hạ tầng trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN:
Những năm gần đây, UBND tỉnh chú trọng đầu tư tăng cường tiềm lực
KH&CN cho một số ngành, lĩnh vực, như trang thiết bị phục vụ chuyển giao,
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, kiểm định, thử nghiệm đất, phân bón, giống, vật tư
nông lâm nghiệp; chuyển giao công nghệ, phát triển công nghệ sinh học, lưu
trữ gen; nâng cao năng lực giám định tư pháp kỹ thuật hình sự; trang thiết bị
công nghệ cao phục vụ cho dạy học và đào tạo nghề: Trường Cao đ ng nghề,
Trường Đại học Phú Yên; đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ chăm
sóc sức khỏe cộng đồng: Ban Chăm sóc Bảo vệ sức khỏe Cán bộ, Bệnh viện
Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Nâng cao năng lực kiểm định
các loại phương tiện đo, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, an toàn bức xạ hạt
46
nhân; tăng cường tiềm lực KH&CN phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh
gia súc, gia cầm; nâng cao năng lực bảo vệ môi trường..[12]
Nhìn chung, các trang thiết bị máy móc được đầu tư chưa tập trung, phần
lớn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương.
- Trình độ dân trí: Công tác xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các loại
hình giáo dục, đào tạo, dạy nghề đạt được một số kết quả quan trọng. Mạng
lưới cơ sở giáo dục, đào tạo tiếp tục được đầu tư phát triển. Chất lượng giáo
dục ở các cấp học được tăng cường, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và
phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiếp tục được giữ vững và nâng cao chất
lượng. Giáo dục đại học, cao đ ng có bước phát triển về quy mô và chất
lượng đào tạo. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 210 sinh viên vạn dân (năm 2010
có khoảng 183 sinh viên vạn dân). Mạng lưới cơ sở dạy nghề, công tác đào tạo
nghề được quan tâm thực hiện và đạt được nhiều kết quả, tỷ lệ lao động qua
đào tạo đạt 55,01 (tăng 17,01 so với năm 2010), trong đó đào tạo nghề đạt
41 (tăng 15 so với năm 2010); trình độ học vấn, chuyên môn của người
lao động từng bước được nâng lên. Cơ cấu lao động của tỉnh có sự chuyển
dịch đúng hướng, tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp-xây dựng tăng,
chiếm 21,9 (năm 2010 là 13,4 ); khu vực dịch vụ 27,5 (năm 2010 là
21,7%); khu vực nông-lâm-thủy sản 50,4% (giảm 14,5% so với năm 2010).
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mà trọng tâm
là đào tạo, bồi dưỡng gắn với tuyển dụng, thu hút trí thức, quy hoạch, bố trí,
sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được đẩy mạnh, cơ
bản đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa cán bộ. Đã đưa đi đào tạo, bồi dưỡng hàng
nghìn cán bộ; thu hút 40 người. Toàn tỉnh hiện có 43 tiến sĩ (có 02 phó giáo sư)
và 1.169 thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, II [21].
Tuy nhiên, Phú Yên hiện còn thiếu đội ngũ cán bộ KH&CN trình độ
cao, rất cần cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn từ nay đến
47
năm 2020. Vào giai đoạn này, thực tiễn yêu cầu một bước chuyển biến mạnh
mẽ về chất trong sự phát triển của đất nước nói chung và của Phú Yên nói
riêng. Vì lẽ đó, cần đặt vấn đề về sự phát triển theo chiều sâu trên tất cả các
lĩnh vực. Báo cáo chính trị của Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI cũng đã xác lập vấn
đề phát triển theo chiều sâu của nền kinh tế Phú Yên. Phát triển cạnh tranh
lành mạnh, tạo điều kiện cho cán bộ KH&CN có cơ hội tham gia phát triển
năng lực nghiên cứu KH&CN. Có chính sách thích đáng để thu hút cán bộ
KH&CN và công nhân kỹ thuật giỏi, kể cả cộng đồng KH&CN người Việt
Nam ở nước ngoài về hợp tác nghiên cứu tham gia xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh. Như vậy, nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh cũng đòi hỏi
một sự phát triển mạnh trong thời gian tới, cả về số lượng lẫn chất lượng[23].
- Văn hóa, phong tục, tập quán: Đa số các địa phương trên địa bàn tỉnh
Phú Yên còn khó khăn, ngành nghề chính của người dân vẫn là chăn nuôi,
trồng trọt, các doanh nghiệp ở Phú Yên đa số là nhỏ lẻ; các đề tài, dự án thực
hiện trong những năm gần đây chủ yếu tập trung lĩnh vực nông nghiệp và xã
hội nhân văn.
- Toàn cầu hóa: quá trình toàn cầu hóa chưa diễn ra mạnh mẽ tại Phú Yên
vì Phú Yên có rất ít các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vì thế công
tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ chưa bị ảnh hưởng bởi yếu tố
này.
2.2. Phân tích thực trạng khoa học và công nghệ tỉnh Phú Yên
2.2.1. Về hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ
- Các tổ chức nghiên cứu và phát triển dịch cụ khoa học và công nghệ
Các tổ chức nghiên cứu và phát triển dịch vụ KH&CN của tỉnh còn ít,
một số cơ sở chính như: Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ,
Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn- đo lường- chất lượng thuộc Sở Khoa học và
công nghệ; Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm tích hợp dữ liệu thuộc
48
Sở Thông tin và truyền thông; Trung tâm kỹ thuật giống vật nuôi, Trung tâm
kỹ thuật giống cây trồng, Trung tâm giống và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản,
Trung tâm khuyến nông, lâm, ngư thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn; Trung tâm khuyến công thuộc Sở Công thương; Trung tâm quan trắc
môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; một số trung tâm thực hiện
chức năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thuộc Sở y tế; các trung tâm, công ty
tư vấn khảo sát, thiết kế, quy hoạch trên các lĩnh vực xây dựng, giao thông,
thủy lợi, lâm nghiệp, nông nghiệp, quy hoạch,thuộc các Sở và một số đơn
vị tư nhân. Hiện nay, mạng lưới tổ chức nghiên cứu và phát triển còn chưa
được quy hoạch đầy đủ ở các ngành các cấp, cần thiết phải tiến hành quy
hoạch hệ thống tổ chức này trong thời gian tới [12].
- Các viện, trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo
Toàn tỉnh hiện có 02 trường đại học, 03 trường cao đ ng, 01 Phân viện-
Học viện Ngân hàng, 01 Trường Trung cấp Nghề Thanh niên dân tộc. Trường
Đại học Phú Yên đang liên kết với các trường thuộc Đại học Huế, trường ĐH
Điện lực đào tạo thạc sĩ các ngành Khoa học máy tính, Văn học Việt Nam,
Quản lý Giáo dục, Quản trị kinh doanh, Quản lý năng lượng, Kỹ thuật điện, Tài
nguyên-Môi trường [21].
- Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 1 có diện tích 480 ha, giai đoạn tiếp theo có
tổng diện tích 1080 ha. Hiện nay, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao Phú Yên đã đi vào hoạt động nhưng chưa thu hút nhiều đơn vị
quan tâm đầu tư.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 08 tổ chức KH&CN và 02 doanh
nghiệp KH&CN đã được cấp giấy chứng nhận hoạt động. Nhìn chung, các tổ
49
chức KH&CN có qui mô nhỏ, tiềm lực nghiên cứu - triển khai còn hạn chế
[12].
2.2.2. Đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của Tỉnh
Chi cho nghiên cứu khoa học từ ngân sách sự nghiệp của tỉnh 15-16 tỷ/
năm. Giai đoạn 2011-2017 tỷ trọng chi cho KH&CN là 0,62 chi ngân sách,
chưa đạt yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII và uật Khoa học
công nghệ năm 2013 qui định đầu tư mức tối thiểu 2% so với tổng chi ngân
sách [18].
2.2.3.Về tình hình triển khai các nhiệm vụ Khoa học và công nghệ
bằng vốn ngân sách trên địa bàn Tỉnh
Về sử dụng vốn hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật, Tỉnh ủy đánh giá: Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao
công nghệ trên các lĩnh vực sản xuất và đời sống được đẩy mạnh, từng
bước nâng cao chất lượng. Song hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng
công nghệ trên địa bàn tỉnh còn phân tán, hiệu quả chưa cao, chưa sát thực
tế, gây lãng phí. Việc quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư cho các đề tài, dự án
chưa chặt chẽ, có trường hợp gây lãng phí, vi phạm các qui định của Nhà
nước [23].
- Trong giai đoạn từ 2011 đến quý 2 năm 2017 đã triển khai 14 nhiệm
vụ cấp quốc gia, trong đó 06 nhiệm vụ thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển
tài sản trí tuệ; 03 nhiệm vụ thuộc Chương trình ứng dụng tiến bộ KH&CN
phục vụ phát triển KT-XH nông thôn miền núi giai đoạn 2011-2015; 02 đề tài
thuộc nhiệm vụ cấp thiết địa phương; 01 nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc
gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020; 02 nhiệm vụ thuộc Chương trình
KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước. Trong đó đã tổng kết, bàn giao và đưa
vào áp dụng thực tế 07 đề tài, dự án.
50
- Triển khai 62 đề tài, dự án cấp tỉnh, gồm 18 đề tài thuộc lĩnh vực xã
hội nhân văn, 44 đề tài, dự án trong lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ. Trong đó
đã tổng kết, bàn giao và đưa vào áp dụng thực tế 30 đề tài, dự án.
- Triển khai 54 dự án cấp huyện (cấp huyện không thực hiện đề tài) bao
gồm các nhiệm vụ nhân rộng kết quả các đề tài thực hiện thành công, ứng
dụng tiến bộ KH&CN mới vào địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu của
tỉnh. Trong đó đã tổng kết, bàn giao và đưa vào áp dụng thực tế 39 mô hình,
dự án nhân rộng [26].
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về Khoa học và Công nghệ
tại tỉnh Phú Yên
2.3.1. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ
UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công
nghệ, điển hình như:
- Quyết định số 62 2015 QĐ-UBND, ngày 22 12 2015 Về việc Ban hành
Quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh
sử dụng ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 02 2016 QĐ-UBND, ngày 01 2 2016 về việc ban hành
quy định về quản lý và thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp cơ
sở trên địa bàn tỉnh Phú Yên v.v.
Bên cạnh đó, Tỉnh cũng tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo về lĩnh vực khoa
học và công nghệ trên địa bàn, như: Hội nghị kết nối cung cầu công nghệ, Hội
nghị tổng kết ngành Khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2015 v.v.
Nhìn chung, Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để triển khai áp
dụng tại địa phương, tuy nhiên việc triển khai vẫn còn chậm so với yêu cầu
đặt ra, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 ra đời vào ngày 18 6 2013,
hiệu lực ngày 01 01 2014, nhưng đến cuối năm 2015, UBND tỉnh Phú Yên
51
mới ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai tại địa phương; hệ
thống văn bản quản lý KH&CN còn thiếu, hoặc chưa đồng bộ, chưa nhất
quán, có nhiều bất cập, nhiều giải pháp đưa ra nhưng chậm được triển khai;
việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật thiếu kiên quyết, không
tập trung nên kết quả còn hạn chế; thiếu cơ chế triển khai và chính sách phát
triển, mở rộng trong lĩnh vực nông nghiệp dẫn tới một số kết quả vẫn chỉ
dừng lại ở “mô hình”, chưa áp dụng nhiều trong thực tiễn v.v. Chưa kịp thời
tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về
KH&CN trong thực tiễn để bổ sung lý luận làm cơ sở hoạch định các chính
sách, kế hoạch phát triển KT-XH trong từng thời kỳ.
Ngoài cách hướng dẫn, phổ biến triển khai các văn bản quy phạm pháp
luật truyền thống lâu nay như tập huấn, hội nghị, hội thảo thì chưa có nhiều
hình thức tuyên truyền, hướng dẫn qua các phương tiện thông tin đại chúng
hiện đại, chưa xây dựng chương trình thông tin KH&CN với những mục tiêu,
nội dung cụ thể để qua đó lãnh đạo các cấp tập trung nguồn lực và giải pháp
trong điều hành; chưa xây dựng cơ sở dữ liệu về các hoạt động KH&CN như
cơ sở dữ liệu dự án, đề tài đã triển khai trên địa bàn tỉnh, qua đó để đánh giá
lại hiệu quả ứng dụng và đề xuất các giải pháp trong quản lý; chưa tích hợp cơ
sở dữ liệu về các dự án, đề tài của cả nước đã nghiệm thu đạt kết quả cao, có
khả năng ứng dụng và nhân rộng trên địa bàn tỉnh Phú Yên; việc thống kê
KH&CN chỉ mới bắt đầu, chưa có nhiều hệ thống biểu mẫu và các chỉ tiêu về
KH&CN. Việc đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp chưa thu
hút được sự quan tâm đúng mức của các doanh nghiệp do công tác tuyên
truyền chưa hiệu quả.
2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,
giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công
52
nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trên tất cả các lĩnh vực kinh
tế-xã hội; tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm; sở hữu trí tuệ; an toàn
bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật
Sở Khoa học và Công nghệ chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt
động của UBND Tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
ãnh đạo Sở KH&CN gồm Giám đốc và 02 Phó Giám đốc (thiếu 01 phó
giám đốc vì theo cơ cấu là 03 Phó Giám đốc), các tổ chức tham mưu, tổng hợp
và chuyên môn, nghiệp vụ gồm:
- Văn phòng Sở (8 công chức, thiếu 01 công chức phụ trách pháp chế);
- Thanh tra (03 công chức; chủ yếu thanh tra chuyên ngành tiêu chuẩn đo
lường chất lượng, sở hữu công nghiệp và an toàn bức xạ; chưa triển khai
thanh tra các đề tài, dự án; chưa triển khai thanh tra hành chính đối với các
đơn vị trực thuộc);
- Phòng Kế hoạch - Tài chính (05 công chức);
- Phòng Quản lý khoa học (04 công chức, đang tuyển thêm 01 hợp đồng);
- Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ (03 công chức);
- Phòng Quản lý chuyên ngành (03 công chức, thiếu 01 công chức);
- Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (10 công chức).
- Các đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ;
+ Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
+ Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ.
Nhìn chung, về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công
nghệ hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Yên vẩn còn thiếu và yếu, chưa đảm bảo
số lượng công chức cần thiết từ lãnh đạo sở cho đến các phòng, đơn vị thuộc
Sở theo cơ cấu đã được phê duyệt do một số công chức đã nghỉ hưu hoặc
53
chuyển công tác khác; do cơ chế mới về tuyển dụng công chức nên phải chờ
đến đợt thi tuyển công chức mới bổ sung được. Các đơn vị sự nghiệp KH&CN
vẩn chưa chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_khoa_hoc_va_cong_nghe_tren_dia.pdf