MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NưỚC
ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG. 8
1.1 Một số khái niệm cơ bản. 8
1.1.1 Làng nghề truyền thống . 8
1.1.2 Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống. 16
1.2 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống . 21
1.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống . 22
1.3.1 Xây dựng, ban hành tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
trong hoạt động của làng nghề truyền thống. 22
1.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về làng
nghề truyền thống. 26
1.3.3 Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và phát triển làng nghề truyền
thống . 26
1.3.4 Công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề
truyền thống. 27
1.3.5 Kiểm tra, giám sát hoạt động của làng nghề truyền thống . 28
1.3.6 Tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phát
triển làng nghề truyền thống . 29
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống. 29
1.4.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô . 29
1.4.2. Các nhân tố môi trường ngành. 30
1.5 Mô hình quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống . 33
1.6 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề một số nước và các địa
phương. 34
1.6.1 Làng nghề truyền thống Bắc Ninh . 34
122 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành công nghiệp khác nhƣ:
công nghiệp chế biến sản phẩm lâm nghiệp, công nghiệp vật liệu xây dựng,
công nghiệp cơ khí, Các ngành này chiếm tỷ trọng nhỏ, dƣới 21,89%.
Đối với các làng nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tính
đến năm 2010 huyện Hoài Đức đƣợc công nhận 11 làng nghề cổ truyền đạt tiêu
chuẩn quy định tại các xã nhƣ Minh Khai, Dƣơng Liễu, La Phù, Kim Chung,
Các làng nghề của huyện đang đƣợc khôi phục và phát triển khá nhanh cả về số
lƣợng, quy mô, trình độ công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh; bƣớc đầu đã
củng cố và phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, làm tăng số lƣợng
ngƣời lao động có việc làm; giúp phần ổn định đời sống, trật tự an ninh xã hội;
đồng thời làm tăng đáng kể ngân sách địa phƣơng.
c) Dịch vụ
Tổng doanh thu ngành dịch vụ thƣơng mại năm 2016 đạt 886,72 tỷ
đồng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của huyện nhƣ hàng dệt len, thủ công
mỹ nghệ, mây tre đan, miến, Hàng hoá nhập khẩu của huyện chủ yếu là các
máy móc thiết bị, nguyên liệu sợi, hàng tiêu dùng từ các thị trƣờng mà huyện
xuất khẩu.
Hiện nay, du lịch huyện Hoài Đức cũng rất yếu so với tiềm năng phát
triển. GTSX của ngành du lịch cũng quá nhỏ và chiếm tỷ trọng thấp so với
toàn bộ nền kinh tế của huyện. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng - tín dụng,
bảo hiểm, trên địa bàn huyện cũng thiếu đồng bộ, quy mô hoạt động cũng
hạn chế. Do vậy, các loại hình dịch vụ này phát triển chƣa tƣơng xứng với
tiềm năng, thế mạnh; chƣa trở thành một ngành kinh tế động lực của huyện.
2.1.3.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a) Dân số
Năm 2014 dân số huyện Hoài Đức là 204,4 nghìn ngƣời, mật độ dân số
khoảng 23,3 ngƣời/ha, cao hơn so với mật độ dân số của Hà Nội (19,7
47
ngƣời/ha) và cao hơn so với mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng
sông Hồng (khoảng 9,3 ngƣời/ha) và cả nƣớc (2,59 ngƣời/ha).
Trong giai đoạn 2004-2016 dân số huyện Hoài Đức tăng bình quân
khoảng 1,56%/năm, dân số đô thị của huyện đạt mức tăng khá cao
5,25%/năm. hiện nay cơ cấu dân số chủ yếu vẫn là dân số nông thôn (93%
dân số).
b) Lao động và việc làm
Cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên, lực lƣợng lao động của huyện
không ngừng tăng lên. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt
động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay đƣợc sử dụng tƣơng đối hợp
lý. Cơ cấu lao động tƣơng ứng với 3 khu vực nông nghiệp - công nghiệp -
dịch vụ là 45,78% - 25,95% - 21,07%, cơ cấu này đặt ra nhiều vấn đề cần giải
quyết việc làm cho ngƣời lao động của huyện Hoài Đức khi huyện tiến hành
thu hồi đất nông nghiệp để tiến hành các khu đô thị theo quy hoạch.
Giai đoạn 2011-2016 huyện đã giải quyết việc làm cho gần 14.000 lao
động, đặc biệt huyện đã tổ chức điều tra lao động, việc làm trên địa bàn toàn
huyện, xây dựng đề án giải quyết lao động và việc làm cho nhân dân, tổ chức tốt
các phiên giao dịch việc làm tạo điều kiện giúp ngƣời lao động tìm việc làm.
Trong 5 năm qua đã mở đƣợc 56 lớp sơ cấp học nghề ngắn hạn với 1.503 học
viên. Đến năm 2015 số ngƣời trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo đạt tỷ lệ
29,8%.
Mức sống của ngƣời dân trên địa bàn huyện trong những năm gần đây
đƣợc cải thiện rất nhiều, công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt đƣợc những kết
quả đáng khích lệ. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 giảm xuống còn 4,48% (theo
tiêu chí mới), hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 1%. Một trong những
nguyên nhân chính để đạt đƣợc thành tựu đáng kể đó là do trong công tác xoá
đói giảm nghèo đã nhận đƣợc sự quan tâm của huyện uỷ và UBND huyện kịp
48
thời. Các chính sách xã hội đƣợc các cấp các ngành quan tâm ƣu đãi ngƣời có
công, hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách xã hội. Đến nay toàn huyện
không còn hộ ngƣời có công với cách mạng nằm trong diện hộ nghèo. Thực
hiện tốt công tác cho vay giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và các
chính sách xã hội khác, trong 5 năm doanh số cho vay đạt gần 157,5 tỷ đồng,
trong đó cho vay hộ nghèo đạt trên 68 tỷ đồng với 9.168 hộ đƣợc vay.
2.1.3.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông của huyện Hoài Đức chỉ có giao thông đƣờng bộ
là chính, trong những năm qua đã đƣợc đầu tƣ cải tạo nâng cấp nên đã đáp
ứng đƣợc phần lớn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.
* Thực trạng hệ thống đường quốc lộ:
- Đƣờng Láng – Hoà Lạc chạy qua huyện dài 8,4 km: hiện trạng đƣợc
nâng cấp cải tạo hoàn chỉnh với mặt cắt đƣờng rộng 140m. Đƣờng Láng –
Hoà Lạc đi qua địa bàn các xã: An Khánh, An Thƣợng, Song Phƣợng, Vân
côn. Trong thời gian tới tuyến đƣờng này là cao tốc có 8 làn xe.
- Tuyến quốc lộ 32 qua huyện dài 5,5 km; mặt cắt đƣờng rộng 8m, quy
mô đạt cấp V. Đồng bằng qua các xã Kim Chung, thị trấn Trạm Trôi, xã Đức
Giang, Đức Thƣợng - đƣờng láng nhựa, hiện đang đƣợc nâng cấp cải tạo đạt
cấp III.
* Thực trạng hệ thống đường tỉnh lộ:
- Đƣờng tỉnh lộ 70: qua địa bàn xã Vân Canh: khoảng 0,6 km: mặt cắt
ngang đƣờng rộng 6 - 7 m, mặt đƣờng láng nhựa.
- Đƣờng tỉnh lộ 423 (tỉnh lộ 72 cũ): qua địa phận các xã La Phù, An
Khánh, An Thƣợng, Vân Côn dài 7 km; mặt cắt ngang đƣờng hiện tại là 8,0-
9,0m. Chiều rộng mặt cắt đƣờng 5,0m - thuộc đƣờng cấp V đồng bằng.
- Đƣờng tỉnh lộ 422 (tỉnh lộ 79 cũ): qua địa phận xã Kim Chung, thị
trấn Trạm Trôi, xã Đức Giang, Sơn Động, Yên Sở, Cát Quế, dài 7,9 km; mặt
49
cắt ngang đƣờng hiện tại 6-7 m; đoạn thị trấn–Sơn Đồng láng nhựa, Sơn
Đồng – đê Cát Quế bê tông nhựa, đoạn đê Cát Quế - Sài Sơn (Quốc Oai) bê
tông xi măng.
- Đƣờng tỉnh lộ 422B (đƣờng Sơn Đồng – Vân Canh) dài 4,02 km, đã đƣợc
cải tạo đoạn qua xã Kim Chung dài 828 m; đoạn còn lại từ cầu Đại Tự đi ngã tƣ
Vân Canh đƣờng đã xuống cấp nhiều - thuộc đƣờng cấp IV đồng bằng.
- Huyện Hoài Đức có hệ thống đê tả Đáy chạy suốt 9 xã vùng bãi phục
cho việc giao lƣu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện.
* Hệ thống đường huyện lộ:
Gồm 6 tuyến đƣờng với tổng chiều dài 19 km.
- Đƣờng Sơn Đồng - Song Phƣợng: dài 3,6 km, nền đƣờng rộng 5 m;
kết cấu mặt đƣờng láng nhựa rộng 3,5 m.
- Đƣờng Lại Yên - An Khánh: Từ ngã tƣ Phƣơng Bản đi ĐT 423 dài
6,2 km, nền đƣờng rộng 5 m, kết cấu mặt làng nhựa 3,5 m: đoạn qua xã Lại
Yên đang đƣợc nâng cấp cải tạo, còn lại đã xuống cấp.
- Đƣờng Lại yên - Vân Canh dài 2,5 km, nền đƣờng rộng 5m, kết cấu
mặt đƣờng cấp phối 3,5 m.
- Đƣờng từ đê Song Phƣơng đi Vân Côn dài 3,1 km, mặt đƣờng rộng 5m,
trong đó đoạn từ Song Phƣơng đi cao tốc dài 1,7 km: đổ bê tông xi măng; đoạn
từ cao tốc đi Vân Côn (Sông Đáy): Làng nhựa, đã xuống cấp, dài 1,4 km.
- Đƣờng Lại Yên - Tiền Yên (từ ngã tƣ Phƣợng Bảng – đê Tiền Yên)
dài khoảng 1,8 km đang đƣợc nâng cấp cải tạo.
- Đƣờng Sơn Đồng - Đắc Sở - Tiền Yên: Dài 1,8 km đã đƣợc nâng cấp
cải tạo khoảng 1 km.
Các tuyến đƣờng trục huyện chỉ đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp VI đồng bằng.
Trong khi đó phải chịu lƣu lƣợng và tải trọng xe quá lớn trên mức cho phép
dẫn đến đƣờng huyện xuống cấp nhanh, trầm trọng.
50
Vì vậy, thành phố và các sở ngành cần khảo sát một số tuyến đƣờng bức
xúc để giải quyết nhu cầu đi lại cho ngƣời dân, từng bƣớc đƣa vào kế hoạch xây
dựng cơ bản những đƣờng trục chính để liên kết các vùng của huyện, tạo điều kiện
phát triển sản xuất và đời sống của ngƣời dân, khai thác các tiềm năng đất đai.
* Hệ thống đường liên xã, liên thôn:
Tổng chiều dài các tuyến chính là 478,46 km trong đó:
- Đƣờng đã đƣợc cải tạo mặt 254, 4 km = 53,17 %.
+ Nhựa hoá: 2,52 km = 0,52 %
+ Đƣờng bê tông 351,88 km = 73,54 %
+ Đƣờng cấp phối 55,26 km – 10,94 %
- Đƣờng đất 71,7 km =14,99 %
Trong giai đoạn quy hoạch tới các tuyến đƣờng đất còn lại cần đƣợc cải
tạo mặt để đáp ứng nhu cầu đi lại cho nhân dân.
b) Cấp thoát nƣớc
Toàn bộ các tuyến kênh mƣơng thuỷ lợi trên địa bàn huyện đã đƣợc
kiên cố hoá. So với hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp thì có thể thấy năng
lực tƣới tiêu trong những năm qua đã đáp ứng đƣợc phần lớn diện tích cần
tƣới. Tuy nhiên trong tình trạng hạn hán, nƣớc ở các sông gần nhƣ cạn thì
việc cấp nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn.
Hệ thống tiêu nƣớc của huyện đƣợc thiết kế dựa trên các lạch tiêu tự
nhiên cải tạo thành kênh tiêu. Hiện trạng đã xây dựng 7 trạm bơm tiêu cục bộ
thuộc tuyến T2 ra sông Nhuệ và T3 ra sông La Khê. Các trạm bơm tiêu đầu
mối là trạm bơm Đào Nguyên, trạm bơm Đông La, trạm bơm thú Y, trạm
bơm Chùa Dộng, trạm bơm Đức Thƣợng Tả và trạm bơm Cầu Sa đảm bảo
tƣới tiêu nƣớc trên địa bàn toàn huyện.
51
Ngoài ra trên địa bàn huyện có các trục kênh tiêu chính: Kênh T1, T2,
T2-5, T2-7, T2-9, T2-6, T3, T3A, T3B và T6 giúp huyện điều tiết nƣớc, đặc
biệt là tiêu nƣớc vào mùa mƣa.
Nhìn chung về cơ bản hệ thống thuỷ lợi của huyện phần nào đã đáp ứng
đƣợc nhu cầu tƣới tiêu nƣớc. Tuy nhiên các tuyến kênh bị lấn chiếm nên đã
thu hẹp mặt cắt, cùng nhiều vật cản và lòng kênh bị bồi lắng nhiều nên vẫn
xảy ra hiện tƣợng ngập úng vào mùa mƣa, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới
sản xuất và đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trong vùng.
2.1.4. -
Hoài Đức
2.1.4.1. Lợi thế
Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi nằm trong đô thị trung tâm,
giữa vành đai 3,5 và vành đai 4, giữa Đại lộ Thăng Long và Quốc lộ 32,
huyện Hoài Đức có điều kiện để mở rộng và tăng cƣờng quan hệ hợp tác phát
triển với các địa phƣơng khác ở khu vực phía Bắc, là cầu nối trong quan hệ
kinh tế giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây. Với lợi thế đặc biệt về vị trí
địa lý, huyện Hoài Đức sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trƣờng, giao lƣu hàng
hóa và thu hút đầu tƣ cho phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội huyện.
Là huyện ven đô ngoại thành Hà Nội có diện tích đất nông nghiệp màu
mỡ, vấn đề thủy lợi, tƣới tiêu tƣơng đối chủ động, là địa phƣơng có truyền
thống thâm canh sản xuất... Tất cả những yếu tố trên đã tạo điều kiện thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp chất lƣợng cao, cung cấp lƣơng thực, thực
phẩm sạch cho khu vực nội thành Hà Nội và các khu vực xung quanh.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật đô thị bƣớc đầu đƣợc đầu tƣ
nâng cấp và mở rộng, nhiều dự án mở rộng và mở mới đƣờng giao thông đã và
sẽ đƣợc thi công sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển với tốc độ cao của huyện.
52
Lực lƣợng lao động dồi dào, cần cù, năng động, nhạy bén, có trình độ
sẽ tạo thuận lợi lớn cho phát triển kinh tế -xã hội.
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, đó từ lâu, Hoài Đức
đó nổi danh với những làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú (nghề
tạc tƣợng ở Sơn Đồng, làm bánh kẹo, dệt len ở La Phù, nhiếp ảnh ở Kim
Chung). Đây là điều kiện cơ bản để Hoài Đức phát triển mạnh CN – TTCN.
Các hoạt động về văn hoá xã hội, thể thao, y tế, giáo dục đều có chuyển
biến tích cực. Cơ sở, trang thiết bị không ngừng đƣợc tăng cƣờng và mở rộng,
tạo sự phát triển ngày càng sâu rộng cả về chất và lƣợng.
Có thể nói, Hoài Đức là một huyện phát triển sau nên đã rút kinh
nghiệm đƣợc những hạn chế của những quận, huyện đi trƣớc, đồng thời, lại
có thể nắm bắt đƣợc những kinh nghiệm và thành tựu mới để vận dụng có kết
quả vào điều kiện phát triển cụ thể của địa phƣơng.
2.1.4.2. Khó khăn
Hiện nay, việc phát triển một số ngành kinh tế đó và đang tác động xấu
đến môi trƣờng nhƣ “nhiễm về bụi, không khí do xây dựng “ nhiễm từ nƣớc
thải và chất thải ở các cơ sở sản xuất công nghiệp và các làng nghề do việc sử
dụng hoá chất tràn lan và công nghệ lạc hậu.
Tốc độ phát triển kinh tế còn chƣa xứng với tiềm năng, lợi thế của
huyện. Cơ cấu chuyển đổi cây trồng còn chậm; chƣa hình thành đƣợc các
vùng chuyên canh sản xuất nông sản có giá trị kinh tế cao. Một số làng nghề
còn sử dụng công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh thấp; dịch vụ, thƣơng mại còn
yếu; cơ sở hạ tầng nông thôn còn nhiều bất cập.
Về các nguồn lực cho phát triển, dân số trên địa bàn huyện đã, đang và
sẽ tăng nhanh, trong đó có nguồn đáng kể là tăng cơ học. Tình hình đó đang
và sẽ tiếp tục gây quá tải cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội;
đồng thời xu thế trên cũng sẽ gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý xã
53
hội và môi trƣờng trên địa bàn huyện. Lực lƣợng lao động dồi dào nhƣng hiện
phần đông đang làm nông nghiệp. Quỹ đất tuy thuận lợi cho phát triển các
khu đô thị, song cơ cấu sử dụng đất hiện nay vẫn chƣa hợp lý. Việc phát huy
cơ chế, chính sách huy động vốn cho đầu tƣ phát triển từ quỹ đất trên địa bàn
huyện cũng có hạn chế do thị trƣờng bất động sản ở huyện mới phát triển
những năm gần đây nên chƣa vững chắc và còn nhiều yếu tố rủi ro.
2.2. Khái quát về thực trạng hoạt động của các làng nghề truyền thống
trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội
2.2.1. Giới thiệu làng nghề truyền thống trên địa bàn
Hoài Đức nằm ở phía Tây của thủ đô Hà Nội, toàn huyện có 19 xã, 01
thị trấn. Là huyện có tốc độ phát triển đô thị, công nghiệp nhanh trong vùng,
đến nay toàn huyện có trên 1.200 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, 10.200 hộ
sản xuất kinh doanh, quy hoạch đƣợc 12 cụm công nghiệp - Tiểu thủ công
nghiệp và có 06 cụm công nghiệp hoạt động sản xuất ổn định mang lại nguồn
thu cho ngân sách, tạo nhiều công ăn việc làm cho ngƣời dân trong huyện và
các vùng lân cận, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
Năm 2014, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 4.622 tỷ đồng (theo giá
CĐ 1994), tốc độ tăng trƣởng đạt 12,2%; trong đó giá trị công nghiệp-TTCN
đạt 1.825 tỷ đồng - chiếm 39,5%, xây dựng đạt 684 tỷ đồng - chiếm 14,8%,
thƣơng mại-dịch vụ đạt 1.815 tỷ đồng - chiếm 39,3%, nông nghiệp đạt 298 tỷ
đồng chiếm 6,4%.
Huyện có 51/53 làng có nghề, trong đó 12 làng nghề đã đƣợc công
nhận, sản phẩm trong các làng nghề phong phú, đa dạng song tập trung chủ
yếu một số ngành nghề nhƣ: Chế biến nông sản (mỳ, miến, bột, xay sát gạo),
dệt may, bánh kẹo, tạc tƣợng, sản xuất đồ gỗ .v.v. bao gồm:
1. Làng nghề chế biến LTTP Lƣu Xá, xã Đức Giang;
2. Làng nghề bún bánh Cao xá Hạ, xã Đức Giang;
54
3. Làng nghề Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng;
4. Làng nghề Bánh kẹo- Dệt kim La Phù;
5. Làng nghề CBNSTP Minh Khai;
6. Làng nghề CBNSTP Dƣơng Liễu;
7. Làng nghề CBNSTP Cát Quế;
8. Làng nghề Nhiếp ảnh truyền thống thôn Lai Xá, xã Kim Chung;
9. Làng nghề Bánh đa nem Ngự Câu, xã An Thƣợng;
10. Làng nghề xây dựng, chế biến nông sản Yên Sở;
11. Làng nghề cơ khí, mộc dân dụng, mỹ nghệ Đại Tự, xã Kim Chung;
12. Làng nghề dệt may CB nông lâm sản Đồng Nhân, xã Đông La.
2.2.2. Kết quả hoạt động của làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện
Triển khai thực hiện chƣơng trình phát triển kinh tế toàn diện hiệu quả
bền vững xây dựng nông thôn mới, từng bƣớc nâng cao đời sống nhân dân
huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 -2015 của Huyện ủy. Những năm qua, các
làng nghề thủ công truyền thống đã phát triển nhanh góp phần vào sự phát
triển kinh tế - xã hội chung của huyện, giải quyết nhiều việc làm cho ngƣời
lao động, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, trên địa
bàn huyện có 51/53 làng nghề trong đó có 12 làng nghề đƣợc công nhận là
làng nghề truyền thống. Các nghề thế mạnh của huyện là dệt may, tạc tƣợng,
sản xuất đồ gỗ, chế biến nông sản. Ngoài ra tại các làng nghề có tiềm năng
phát triển lớn về các nghề nhƣ cơ khí, mộc dân dụng, mỹ nghệ.......Các làng
nghề phát triển đã góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Số lượng nghề và làng nghề.
Hiện nay huyện Hoài Đức đã có 12 làng nghề đƣợc công nhận làng
nghề truyền thống .Toàn huyện có 51/53 làng có nghề. Các làng nghề truyền
thống đã thu hút lao động nhàn rỗi, lao động chƣa có việc làm ở nông thôn
55
khá hiệu quả, từ đó góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nhiều sản
phẩm làm ra mang tính thủ công truyền thống, có tính độc đáo nhƣ điêu khắc
mỹ nghệ Sơn Đồng, cơ kim mộc dân dụng, mỹ nghệ Đại Tự, xã Kim Chung
đã góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
nhân dân.
Làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng, Làng nghề Sơn Đồng đã hình
thành và phát triển đƣợc hơn 1.000 năm, kể từ khi nền văn hoá Phật giáo đƣợc
truyền bá vào Việt Nam. Trong thời kỳ phong kiến, Làng nghề có hàng trăm
ngƣời thợ đƣợc phong Tƣớc bá hộ kỹ nghệ (nay gọi là nghệ nhân). Các dấu ấn
vật thể 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đều có đôi bàn tay tài hoa của ngƣời
nghệ nhân Sơn Đồng tham gia nhƣ Văn miếu Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các,
đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, chùa Một Cột... Làng nghề Sơn Đồng hiện có
2.514 hộ thì có hơn 400 hộ kinh doanh thủ công mỹ nghệ, 50% trong số này
chuyên làm nghề điêu khắc gỗ với gần 300 xƣởng sản xuất. Cả làng có trên
4.000 thợ lành nghề và nhiều nghệ nhân giỏi. Tổng doanh thu bình quân đạt
khoảng 350 tỷ/năm. Không chỉ đóng góp cho sự tăng trƣởng kinh tế của xã,
Sơn Đồng còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phƣơng cũng
nhƣ nhiều lao động quanh vùng, với mức thu nhập trung bình từ 4 - 15 triệu
đồng/ngƣời/tháng, tuỳ vào việc làm và tay nghề của từng ngƣời.
Trăn trở với sự tồn hƣng của làng nghề, một số thợ giỏi, tâm huyết với
nghề xin phép thành lập Hiệp hội Làng nghề Mỹ nghệ Sơn Đồng. Ngày
10/6/2002, Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng ra Quyết định số 20/QĐ-UB thành
lập Hiệp hội Làng nghề Mỹ nghệ Sơn Đồng. Ban đầu Hội chỉ có 51 hội viên
cho đến nay số hội viên chính thức tăng lên trên 500 và số hội viên trực thuộc
lên đến trên 2000 ngƣời. Nhằm duy trì và bảo tồn sự phát triển của làng nghề,
xã Sơn Đồng đã mở những lớp đào tạo nghề, dạy nghề truyền thống cho con
em tại địa phƣơng, do các nghệ nhân Sơn Đồng trực tiếp giảng dạy.
56
Cùng với đó, để bảo vệ và xây dựng thƣơng hiệu làng nghề Sơn Đồng
ngày càng phát triển bền vững, năm 2013, làng nghề mỹ nghệ xã Sơn Đồng
đã triển khai thủ tục Đăng ký nhãn hiệu tập thể nghề điêu khắc, tạc tƣợng và
đồ thờ sơn son thếp vàng, bạc Sơn Đồng. Tháng 9/2015, Cục Sở hữu trí tuệ -
Bộ Khoa học Công nghệ đã ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn
cho Hội làng nghề mỹ nghệ xã Sơn Đồng quản lý và sử dụng Nhãn hiệu 20
nhóm sản phẩm làm từ gỗ sơn son thếp vàng, thếp bạc.
Làng nghề cơ khí, mộc dân dụng, mỹ nghệ Đại Tự, xã Kim Chung, tính
đến tháng 12 - 2016, trên địa bàn thôn Đại Tự có 40 công ty hoạt động kinh
doanh (gồm 17 công ty sản xuất cơ khí và 23 công ty sản xuất, kinh doanh các
sản phẩm khác, 41 hộ kinh doanh cá thể. Với một làng quê chỉ có 1.750 dân
mà đã có tới hơn 48 chủ doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phƣơng đã làm
cho Đại Tự trở thành một trong những làng có nhiều doanh nghiệp nhất của
huyện Hoài Đức. Với việc phát triển nghề làm két, UBND xã Kim Chung
cũng đã giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động. Phần lớn công nhân ở
trong độ tuổi từ 20 đến ngoài 40. Thu nhập bình quân khoảng 3 triệu
đồng/ngƣời/tháng.
Làng nghề chế biến LTTP Lưu Xá, xã Đức Giang, Lƣu Xá nằm ở vị trí
khá thuận lợi trên tuyến đƣờng liên huyện, liên xã của phố huyện Hoài Đức,
trở thành một trung tâm buôn bán thóc, gạo, ngô và là đầu mối giao lƣu cung
cấp và tiêu thụ thóc gạo trong cả nƣớc. Từ nghề truyền thống xay xát gạo
hàng xáo, các hộ đầu tƣ mua sắm máy xay xát lớn, mở cửa hàng, mở xƣởng
xay xát có quy mô lớn. Trong thôn có 75 hộ đều là 75 chủ buôn bán thóc gạo,
ngô đỗ từ mọi miền chở đến, rồi từ đây gạo, cám đã đƣợc xay xát lại đƣợc
đƣa đi khắp cả nƣớc. Hàng năm, để phục vụ cho nguyên liệu đầu vào cho
công nghiệp xay xát và chế biến gạo, bên cạnh lƣợng thóc khoảng 30.000-
40.000 tấn sản xuất nội tỉnh , các doanh nghiệp chế biến gạo Hoài Đức thu
57
mua thóc từ các tỉnh phía Nam và một số tỉnh phía Bắc, khoảng 70.000-
80.000 tấn/năm nhằm phục vụ hoạt động sản xuất và chế biến. Trong tổng
lƣợng thóc 100.000-120.000 tấn, Hoài Đức tiêu dùng khoảng 30% để đƣa vào
chế biến các sản phẩm từ gạo nhƣ mỳ, bún,phở, 50% đƣa vào tiêu dùng đô
thị và 20% xay xát gạo xuất khẩu theo đơn đặt hàng trực tiếp.
Làng nghề CBNSTP Minh Khai, là địa phƣơng nằm trong vùng chế biến
lƣơng thực có tiếng của Hà Tây (cũ). Với vị trí rất thuận lợi, chỉ cách trung
tâm Hà Nội 20 km, ngƣời dân Minh Khai sớm tiếp cận với thị trƣờng để thích
ứng với nền sản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của thành phố. Từ những
năm 1960, Minh Khai đã xuất hiện một số nghề nhƣ: chế biến tinh bột và sản
xuất miến dong, lúc đầu còn làm thủ công chƣa áp dụng máy móc, những
năm gần đây, ngƣời dân Minh Khai áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, mua sắm máy móc phƣơng tiện sản xuất, cải tiến cách làm
ăn nên đã tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, mở rộng thêm nhiều
mặt hàng mới nhƣ: bún, phở khô, đậu xanh tách vỏ đƣa thu nhập hộ làm
nghề ngày càng cao, trở thành xã giàu có.
Diện tích tự nhiên của xã: 192,2 ha
Diện tích đất ở: 38,3 ha
Tổng số hộ: 1336 hộ với 5461 khẩu
Số lao động trong lĩnh vực làng nghề 2500 ngƣời với thu nhập bình
quân 2.500.000 đ/tháng.
Số hộ sản tham gia hoạt động sản xuất nghề: 1000 và không tập tru
Làng nghề CBNSTP Cát Quế, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 411,1
ha, nằm ở phía Tây Bắc của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Xã có địa giới
tiếp giáp với xã Dƣơng Liễu ở phía Bắc; xã Yên Sở - phía Nam; xã Đức Giang
- phía Đông và với huyện Phúc Thọ, huyện Quốc Oai ở phía Tây. Cát Quế cách
nội thành Hà Nội khoảng 25 km về phía Đông Bắc. Giao thông ở đây chủ yếu
58
là tuyến đê tả ngạn sông Đáy, thông với quốc lộ 32 ( Hà Nội - Sơn Tây) và
đƣờng 422 qua Cát Quế. Với vị trí là cửa ngõ của trung tâm thủ đô, đặc biệt từ
khi Hà Tây sát nhập với Hà Nội, làng nghề CBNSTP xã Cát Quế rất thuận lợi
về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ thu hút những chính sách đầu tƣ của
Nhà nƣớc về vốn, công nghệ trong thời gian tới. Theo kết quả điều tra khảo sát
thực địa thì làng nghề chỉ còn dƣới 100 hộ sản xuất tinh bột sắn, với công suất
trên 250 tấn sắn củ/1 ngày đêm vào mùa sản xuất (tháng 11 đến tháng 3 năm
sau). Sản xuất miến dong trên địa bàn xã đang dần mở rộng quy mô, năng suất
và chất lƣợng sản phẩm. Nhu cầu thị trƣờng đang mở rộng trên khắc đất nƣớc
ngoài ra còn đƣợc xuất khẩu sang thị trƣờng một số nƣớc khác. Ngoài ra, làng
nghề còn sản xuất bánh kẹo, nấu rƣợu, đỗ xanh bóc vỏ
Bảng 3: Bảng tổng hợp số lƣợng nghề và làng nghề
TT Xã, phƣờng
Tên làng có
nghề
Tên làng nghề đã đƣợc công nhận
Ghi
chú
1 Xã Đức Giang 1. Lƣu Xã Chế biến LTTP Lƣu Xá
2 Xã Đức Giang 1. Cao Xá Hạ Bún bánh Cao xá Hạ
3 Xã Sơn Đồng 1. Sơn Đồng Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng
4 Xã La Phù 1. La Phù Bánh kẹo- Dệt kim La Phù
5 Xã Minh Khai 1.Minh Khai CBNSTP Minh Khai
6 Xã Dƣơng Liễu 1. Dƣơng Liễu CBNSTP Dƣơng Liễu
7 Xã Cát Quế 1. Cát Quế CBNSTP Cát Quế
8 Xã Kim Chung 1. Lai Xá Nhiếp ảnh truyền thống thôn Lai Xá
9 Xã An Thƣợng 1. Ngự Câu Bánh đa nem Ngự Câu
10 Xã Yên Sở 1. Yên Sở Xây dựng, chế biến nông sản Yên Sở
11 Xã Kim Chung 1. Đại Tự Cơ khí, mộc dân dụng, mỹ nghệ Đại Tự
12 Xã Đông La 1. Đồng Nhân Dệt may CB nông lâm sản Đồng Nhân
(Nguồn: Phòng kinh tế huyện)
59
Tổng số doanh nghiệp trên toàn huyện.
Với chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc khuyến khích phát triển kinh tế nhiều
thành phần, trong đó. Doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong các thành phần
kinh tế, khi doanh nghiệp phát triển đồng thời sản xuất cũng phát triển.Sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nói chung và các làng nghề nói riêng trong
những năm qua đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của huyện. Góp phần giải quyết việc làm lao động địa phƣơng và thu
hút nhiều lao động ở các địa phƣơng khác, từng bƣớc ổn định và nâng cao đời
sống nhân dân, tăng thu nhập cho ngân sách địa phƣơng và góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của huyện theo hƣớng tích cực, đó là: tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Cùng với sự phát triển của các làng nghề, các loại hình doanh nghiệp
sản xuất trong làng nghề cũng phát triển nhanh. Đến năm 2016, tổng số doanh
nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề khoảng 9.334; trong
đó: 393 doanh nghiệp và 8.941 hộ SXKD.
Lao động và thu nhập bình quân
- Lao động tại các làng nghề: ƣớc tính: 44.000 lao động, chiếm 31,4%
tổng số toàn huyện (140 nghìn LĐ), trong đó:
+ Lao động tại địa phƣơng: 27.000 ngƣời; chiếm 61,4%.
+ Lao động ngoài địa phƣơng: 17.000 ngƣời; chiếm 38,6%.
Số lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp-TTCN: 22.673 ngƣời.
- Doanh thu các làng nghề: ƣớc tính 1.800 tỷ đồng/năm, chiếm 39,6%
tổng giá trị ngành công nghiệp-TTCN năm 2016.
- Thu nhập bình quân lao động làng nghề: khoảng 40 triệu đồng/LĐ/năm.
Giá trị sản xuất
Kết quả sản xuất, kinh doanh của 10/12 làng nghề truyền thống năm
2016 (tổng hợp theo báo cáo của 08/10 xã), cụ thể nhƣ sau:
60
Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của làng nghề
(Đơn vị tính: triệu đồng)
TT Tên xã Nghề
Tên hội làng
nghề
Doanh
thu
Số
lƣợng
cơ sở
Thu nhập
bình quân
của 1 lao
động làm
nghề/năm
1 Đức Giang
Xay sát lƣơng thực - 13.00 62 115
Sản xuất bún bánh
Cao Xá Hạ
- 58.008 120 65
2 Kim Chung
Nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_lang_nghe_truyen_thong_tren_dia.pdf