1. Lý do chọn đề tài.01
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .03
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .05
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .05
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .06
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .07
7. Kết cấu của luận văn .07
Chương 1. Cơ sơ khoa học của quản lý nhà nước về phát triển nông thôn.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh
Champasak, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Chương 3. Giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh
Champasak, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
CHưƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN . . .08
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.08
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm nông thôn và phát triển nông thôn.08
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nông thôn.08
1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của phát triển nông thôn.11
1.1.2. Vai trò của nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội.13
129 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở thỉnh champasak, nước cộng hòa nhân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, ít thay đổi, cụ thể, rõ ràng, phù
hợp với điều kiện, thực tiễn tại địa phương.
49
Bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nông thôn phải hoạt động hiệu
quả, trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng, thống nhất từ trung ương đến địa
phương.
Coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý phát
triển nông thôn ở cấp huyện, cấp tỉnh nơi trực tiếp triển khai chương trình
phát triển nông thôn đến với nhân dân. Bởi vì chương trình phát triển nông
thôn là một chương trình triển khai trên địa bàn cả nước nên đội ngũ cán bộ
cơ sở khi mới bắt tay vào làm còn gặp phải nhiều khó khăn, mới lạ với nhiệm
vụ mới.
Công tác chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn thực hiện phải có sự thống
nhất trong tổ chức và hành động từ trung ương đến tỉnh, huyện đến xã. Phải
tập trung đánh giá khả năng hoàn thành xã nông thôn mới qua hàng năm để
thực hiện chỉ đạo và đầu tư trọng điểm từ các xã; trên cơ sở kết quả thực hiện
kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 để xây dựng kế
hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cho giai đoạn
2016-2020 cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, có sự điều
chỉnh phù hợp với năng lực thực tiễn và khả năng điều kiện hiện có của các
địa phương.; Qua đó xác định nhiệm vụ, nhu cầu đầu tư để thực hiện chương
trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Công tác tuyên truyền, vận động phải đựợc quan tâm đầu tư, triển khai
đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẻ giữa chính quyền với Mặt trận xây dựng tổ
quốc Lào và các đoàn thể chính trị - xã hội, tiếp tục phát huy để đạt được một
số kết quả thiết thực. Mặt trận xây dựng tổ quốc Lào phải huy động được
nhiều lực lượng tham gia trong công tác tuyên truyền, vận động nhân nhân
50
cùng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới thông qua phong trào
thi đua xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa theo tiêu chí xây dựng
nông thôn mới.
Phát huy tối đa các lợi thế về các nguồn lực của địa phương để xây
dựng nông thôn mới. đặc biệt tập trung thực hiện tốt các chính sách phát triển
kinh tế xã hội, tạo đà cho xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy hiệu quả của sự đoàn
kết nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là trong công khai các
quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới, huy động nhân dân đóng góp
sức người, sức của để thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa
phương. Đảm bảo khi triển khai các kế hoạch xây dựng nông thôn mới thì
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”. Công tác kiểm tra,
giám sát phải được tăng cường thường xuyên, sâu sát thực tiễn; phát huy vai
trò giám sát của cộng đồng với dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản qua
đó kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, thiếu sót để chấn chỉnh, hướng
dẫn khắc phục.
Tập trung vào công tác chỉ đạo các huyện, có phương án huy động và
lồng ghép các nguồn vốn để nâng cấp, xây dựng mới các công trình thiết yếu
phục vụ sản xuất, dân sinh tại các địa bàn xã, phát triển sản xuất, nâng cao đời
sống kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho dân cư
tạo đà cho xây dựng nông thôn mới bền vững.
Tóm lại: Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương, chính sách lớn
của Đảng và nhà nước, là cuộc cách mạng lớn để thay đổi bộ mặt nông thôn
truyền thống có kết cấu hạ tầng, điều kiện kinh tế xã hội lạc hậu thành nông
51
thôn mới có cơ sở hạ tầng hiện đại hơn, kết cấu kinh tế xã hội từng bước hiện
đại hơn, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị
theo quy hoạch;bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vững an ninh trật tự xã hội;
đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng nông
thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là sự tác động có tổ chức
của cơ quan quản lý nhà nước bằng quyền lực đặc biệt của mình lên các hoạt
động xây dựng nông thôn mới và các chủ thể có liên quan nhằm phát triển
nông thôn đúng hướng theo định hướng, mục tiêu đề ra của nhà nước.
Tiểu kết chƣơng 1
Như vậy, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở các vùng nông thôn
hiện nay vấn đề quan trọng nhất là sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan nhà
nước, sự quan tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương. Công tác
quản lý nhà nước được chú trọng và quan tâm thì các vấn đề khác của nông
thôn được đầu tư và phát triển toàn diện, nâng cao được mức sống của người
dân, phát huy mọi nguồn lực trong phát triển nông thôn. Trong quá trình đó
các chủ thể quản lý nhà nước bằng các biện pháp, công cụ của mình tiến hành
khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh của địa phương tạo thành nguồn lực
mới cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Qua việc tìm hiểu về vị trí, vai trò
cũng như các đặc điểm, một số kinh nghiệp QLNN về phát triển nông thôn ở
các địa phương ở Lào và Viêt Nam, chúng ta có được cái nhìn tổng thể và
toàn diện về nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở các nội dung quản lý nhà
52
nước chung nhất về nông nghiệp và phát triển nông thôn như vấn đề ban hành
văn bản, chính sách về phát triển nông nghiệp, các vấn đề về quy hoạch khu
dân cư, .... sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để đi vào tìm hiểu thực trạng công
tác quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh Champasak, nước
CHDCND Lào ở chương 2.
53
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN Ở TỈNH CHAMPASAK, NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN
DÂN LÀO
2.1. TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH CHAMPASAK ĐẾN QLNN TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN.
Theo bản đồ của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tỉnh
Champasak. Phía bắc giáp tỉnh Salavan, tỉnh Sekong về phía đông bắc,
tỉnh Attapeu về phía đông, Campuchia về phía Nam và Thái Lan phía tây.
Sông Mê Công là một phần của ranh giới với nước láng giềng Thái Lan; quần
đảo Si Phan Don (bốn ngàn đảo) nằm ở phía nam của tỉnh, giáp biên giới với
Campuchia. Tỉnh này nằm trên đường cao tốc quan trọng nhất của Lào, cách
Thủ đô Viêng Chăn khoảng 670 km về phía Nam. Thành phố này nằm trên
đường cao tốc quan trọng nhất của Lào, Quốc lộ 13 (Lào), và di sản Pháp có
thể được nhìn thấy trong kiến trúc của tỉnh .
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh
Champasak
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Khí hậu:Champasak có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, chia thành 2
mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11. Tỉnh Champasak có nhiệt độ trung bình khoảng 27 độ C trong suốt
cả năm, nhưng phần phía bắc của huyện Pakse là mát mẻ trong suốt cả năm.
Nhiệt độ trung bình dưới 20 độ C và độ ẩm tương đối cao. Lượng mưa 1.400-
54
2.000 mm mỗi năm Ngoại trừ cao nguyên. có cao nguyên Bolaven rộng lớn,
đồng thời có lượng mưa lớn và khí hậu mát mẻ quanh năm rất thuận lợi cho
ngành trồng trọt.
Tài nguyên đất: Champasak có quỹ đất dồi dào với có diện tích là
15.415 km
2
, chia thành 2 khu vực rộng lớn: Khu vực đồng bằng chiếm 74%,
cao nguyên chiếm 26%, có cao nguyên Boliven cao hơn mực nước biển 1.000
mét, có nhiều hòn đảo nhất được gọi tên là 4.000 hòn đảo trong đó: đất nông
nghiệp đang sử dụng chiếm 37%, diện tích rừng 895.500 ha chiếm 58,09%, có
3 khu bảo tồn quốc gia diện tích 425.600 ha, chiếm 47,53%, Ngoài ra, dọc
theo sông Mekong biên giới phía nam có thác lớn nhất, ghềnh đẹp và nổi
tiếng nhất của Đông Nam Á; còn có chùa Vặt Phu được UNESCO công nhận
là di sản văn hóa thế giới. Nơi đây sẽ là điểm đến của nhiều du khách trong và
ngoài nước.
Tài nguyên khoáng sản: Champasak có nguồn tài nguyên khoáng sản
phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà
nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: Quặng bauxite, than,
đất sét, đá vôi... Năm 2018 có dự án khai thác quặng 23 dự án của nhà đầu tư
kinh doanh trong và ngoài nước, có thể tạo ra giá trị được 273,50 tỷ kip,
chiếm được 11,12% và giá trị bán hàng thực tế 325,48 tỷ kip, chiếm được
2,62%. Các đất sét trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa
phương trong tỉnh như: Huyện Paksong, Phonthong, Sanasombun, Bachieng,
Pathumphon, Sukhuma, Champasak, Munlapamot là nguồn nguyên liệu quan
trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong nước và
xuất khẩu.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
55
Đặc điểm dân số: Theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2015, đô thị này
có dân số 694.023 người, trong đó nữ có 348.800 người, chiếm 10% dân số
Lào, mật độ dân số là 42 người/km2 dân số của tỉnh Champasak có sự phát
triển khá nhanh, đứng thứ 3 trong 17 tỉnh cả nước (sau TP. Savannakhet và
Thủ đô Viêng Chăn). Các đơn vị hành chính:Tỉnh Champasak có 10 đơn vị
hành chính trực thuộc gồm có: Thành phố PakSe, Huyện Sanasomboun,
Bachiangchaleunsouk, Paksong, Pathoumphone, Phonthong, Champasak,
Soukhouma, Mounlapamok và Huyện Khong. Nhìn chung, các Huyện có
những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo
cho Champasak một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao
lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước
trong khu vực và quốc tế .
Điều kiện kinh tế
Kinh tế của tỉnh Champasak chủ yếu dựa vào các sản phẩm nông
nghiệp, đặc biệt là sản xuất cà phê, chè và mây. Đây là một trong những vùng
sản xuất cà phê quan trọng nhất của Lào cùng với các tỉnh Salavan và Sekong.
Pakse là tuyến thương mại và du lịch chính nối với Thái Lan, Campuchia và
Việt Nam.
Tăng trƣởng kinh tế: Sự phát triển kế hoạch triển khai kinh tế-xã hội
8 năm lần thứ VII (2011-2018) của tỉnh Champasak đang mở rộng Nghị quyết
Đại hội lần thứ IX của Đảng và đại hội lần VI của Đảng bộ tỉnh Champasak
với tất cả các tiện nghi, thoải mái, cơ hội và thách thức. Qua triển khai thực
hiện trong 8 năm qua, Đảng bộ tỉnh đã tập trung tất cả sức mạnh và tăng giám
sát - dẫn đầu trong mọi lĩnh vực dần dần, cơ sở - công nghệ, cơ sở hạ tầng đã
được cải thiện tăng cường cùng với các khu vực phát triển văn hóa - đời sống
56
xã hội của người dân đã được nâng cấp, có tính đến sự phát triển của nông
thôn giải quyết người nghèo và đạt được trọng tâm phát triển thiên niên kỷ về
phát triển.
Tác động của toàn cầu hóa đến nền kinh tế: Thực hiện chủ trương
của Đảng trong quá trình hội nhập toàn cầu hóa nhằm phát triển kinh tế xã
hội, tỉnh Champasak đã có những chính sách mở cửa, thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài, đẩy mạnh và mở rộng sản xuất hàng hóa. Nhờ đó, kinh tế
Champasak phát triển một cách liên tục. Tổng sản phẩm (GDP) tăng trung
bình 10,92%/năm và tính bình quân trên đầu người khoảng 2.061
USD/người/năm tài chính 2014-2017; cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch
theo hướng tích cực.
Bảng 2. 1 Quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế thời kì 2012-2018
Đơn vị tính: %
nhóm ngành 2012 2014 2016 2018
-Nông nghiệp và lâm nghiệp 36% 32% 27% 24%
-Công nghiệp và Thương mại 30% 32% 348% 35%
-Dịch vụ 34% 36% 38% 41%
Nguồn: sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasak.
2.1.2. Tác động của đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội đến
quản lý nhà nƣớc về phát triển nông thôn ở địa phƣơng.
2.1.2.1. Tác động của đặc điểm tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng khá lớn đến công tác QLNN về phát triển
nông thôn. Hiện nay, các địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu
57
ôn hòa thì sẽ là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Từ
đó, công tác quản lý nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn cũng trở lên
thuận lợi và dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu như ở đâu điều kiện tự nhiên bất lợi,
thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt, đồi núi hiểm trở, thời tiết khắc nhiệt,...thì
đây sẽ là những trở ngại cơ bản cho vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Các nhà quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động, tổ chức
các nguồn lực cho phát triển, khắc phục những ảnh hưởng của thời tiết, điều
kiện tự nhiên,...
2.1.2.2. Tác động của điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế xã hội ở mỗi địa phương khác nhau có sự ảnh hưởng,
tác động đến công tác quản lý nhà nước về phát triển nông thôn cũng khác
nhau. Thực tế cho thấy rằng ở nơi nào các điều kiện về kinh tế, thu nhập, cơ
cấu kinh tế phát triển thì ở đó dân trí cao và hiểu biết của họ về pháp luật về
công tác quản lý nhà nước được tốt hơn những vùng có điều kiện thấp.
Ngoài ra, các điều kiện về xã hội, văn hóa như dân tộc, giáo dục, y tế,
chăm sóc sức khỏe dân cư, đời sống vật chất cao cũng là điều kiện hỗ trợ và
thúc đẩy quản lý về nông nghiệp, nông thôn phát triển. Ngược lại, nếu như ở
địa phương nào các điều kiện về kinh tế, xã hội còn lạc hậu, trì trệ, sẽ cản trở
quá trình phát triển của địa phương. Khi mà người dân chưa đủ ăn, đời sống
vật chất còn thiếu thốn, thì không thể có được đời sống dân trí cao và từ đó sẽ
tiếp thu và tuân thủ pháp luật không đầy đủ, gây khó khăn cho công tác quản
lý nhà nước về phát triển nông thôn.
58
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển nông thôn ở tỉnh
Champasak, Nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
2.2.1. Tổ chức thực hiện bộ máy quản lý nhà nƣớc về phát triển nông
thôn ở tỉnh Champasak, Nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào thì cơ quan quản lý chung các vấn đề ở địa phương, cụ thể là ở các
tỉnh thuộc quyền quản lý trực tiếp của tỉnh trưởng và UBND tỉnh. Ở tỉnh
Champasak, cơ quan trực tiếp thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp và phát
triển nông thôn giao cho Sở Nông - Lâm nghiệp tỉnh Champasak phụ trách.
Theo phân cấp quản lý, tỉnh phân cấp quản lý xuống cấp huyện, cấp bản.
Sở Nông - Lâm nghiệp tỉnh Champasak là cơ quan chuyên môn thuộc
Bộ nông nghiệp-lâm nghiệp và phát triển nông thôn; tham mưu, giúp việc Bộ
thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn; thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn được sự ủy quyền của sở và theo quy định của pháp luật. Sở Nông
- Lâm nghiệp tỉnh Champasak chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức bộ máy,
biên chế của bộ nông nghiệp; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ
chuyên môn của Bộ Nông nghiệp Lào. Sở Nông - Lâm nghiệp tỉnh
Champasak trực tiếp trình UBND tỉnh, tỉnh trưởng và chịu trách nhiệm về nội
dung quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án về nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn phù hợp với quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong các nhiệm vụ được giao,
lĩnh vực phát triển nông thôn được Sở giao cho một đơn vị chuyên môn thuộc
Sở, đó là văn phòng Phát triển nông thôn.
59
Tổ chức bộ máy ở phòng phát triển nông thôn gồm:
Văn phòng Phát triển nông thôn do trưởng văn phòng lãnh đạo và điều
hành các hoạt động của văn phòng và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở.
- Giúp việc cho trưởng văn phòng có các Phó trưởng văn phòng chịu
trách nhiệm trước Trưởng văn phòng và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ
được phân công.
- Tổ chức bộ máy văn phòng Phát triển nông thôn có 05 tổ chuyên môn
như sau:
+ Tổ Hành chính - Tổng hợp;
+ Tổ Kinh tế hợp tác và trang trại;
+ Tổ Phát triển nông thôn;
+ Tổ Chế biến và Bảo quản nông lâm thuỷ sản;
+ Tổ Quy hoạch và Bố trí dân cư.
Việc thành lập các tổ chuyên môn trực thuộc văn phòng do trưởng văn
phòng đề nghị Giám đốc Sở Nông- Lâm nghiệp quyết định.
60
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của
Văn phòng Phát triển nông thôn
Trưởng văn phòng
Phó trưởng
văn phòng
1
Phó trưởng
văn phòng
2
Tổ quy
hoạch và Bố
trí dân cư
Tổ
chế
biến
và bảo
quản
sản
phẩm
Tổ Phát
triển
nông thôn
Tổ kinh tế
hợp tác và
trang trại
Tổ
Hành
chính -
Tổng
hợp
61
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tỉnh ủy đã chỉ đạo
thực hiện nhiều nghị quyết, chương trình có liên quan: Nghị quyết về đẩy
mạnh phát triển công nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết về phát triển kinh tế
thủy sản; Chương trình xây dựng khu - cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh từ
nay đến năm 2020; Chương trình đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh đến năm
2020 và những năm tiếp theo; Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng thị xã
và trung tâm các huyện; Chương trình phát triển hệ thống đô thị và khu dân
cư nông thôn từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo... Nhờ đó sản xuất
công nghiệp và dịch vụ thương mại của tỉnh đã có sự phát triển đáng kể; toàn
tỉnh có 772 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký 1.369 tỉ kíp, trong đó có 9 doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài với số vốn đầu tư gần 29 triệu USD.
Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khu vực nông thôn cũng có chiều
hướng phát triển tích cực; nhiều chợ nông thôn được xây dựng mới và đầu tư
nâng cấp cho các chợ cũ, chiếm trên 50% số chợ hiện có trên địa bàn tỉnh;
hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; hàng ngàn hộ
kinh doanh dịch vụ thương mại, bằng 17% số hộ trong nông thôn, giá trị
thương mại, dịch vụ khu vực nông thôn chiếm 8,91% giá trị thương mại, dịch
vụ trong tỉnh; giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn chiếm 4,15% giá trị công
nghiệp trong tỉnh.
Nhờ những nỗ lực tích cực mà quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
tỉnh có bước chuyển biến nhanh. Đến cuối năm 2018, tỷ trọng nông nghiệp
chiếm 24% trong cơ cấu chung; công nghiệp, xây dựng chiếm 35%; dịch vụ,
thương mại chiếm 41%. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng năm 2018 đạt
62
5.535 tỉ kíp (trong đó công nghiệp 2.821 tỉ) ; giá trị sản xuất nông nghiệp
4.724 tỉ kíp; giá trị thương mại, dịch vụ 1.392 tỉ kíp
2.2.3. Quản lý các thành phần kinh tế ở nông thôn
Phát triển kinh tế nhiều thành phần, giao ruộng đất ổn định cho nông
dân, tạo đầy đủ những điều kiện sản xuất để các hộ nông dân trở thành những
đơn vị kinh tế tự chủ, chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng háo, tạo điều
kiện về đất đại, tài chính, tín dụng, ngân hàng, phổ cập kiến thức và kinh
nghiệm làm ăn cho người dân,...
Trước hết, đối với kinh tế nhà nước, Nhà nước đã có những chủ trương
cải cách khu vực kinh tế nhà nước theo hướng nâng cao hiệu quả của khu vực
này. Chính phủ đã có chương trình cải cách hành chính đối với các cơ quan
Chính phủ và cải cách hệ thống ngân hàng.
Đối với thành phần kinh tế tập thể, khu vực kinh tế này vẫn chưa tìm
được một mô hình hoạt động hiệu quả và hấp dẫn sự tham gia của các thành
viên trong xã hội. Số lượng các hợp tác xã mới thành lập hiện nay không
nhiều. Vì vậy, để có thể đạt được mục tiêu đặt ra (cùng với kinh tế nhà nước
giữ vai trò nền tảng trong nền kinh tế) khu vực hợp tác xã còn phải tiếp tục có
những bước tìm tòi và chuyển đổi mạnh mẽ. Tương lai của khu vực kinh tế
tập thể phụ thuộc vào sự thay đổi mô hình tổ chức và quản lý hợp tác xã.
Khu vực kinh tế cá thể mặc dù hiện nay rất phổ biến trong nền kinh tế,
nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là trên qui mô toàn
cầu thì khu vực này khó có thể cạnh tranh được với các công ty lớn và sẽ
phảicó những bước phát triển mới. Về bản chất, đây là khu vực kinh tế sở hữu
63
tư nhân có quy mô nhỏ. Cần được chú ý tạo điều kiện phát triển trong thời
gian tới, để tăng sức cạnh tranh, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh và
của cả nước, nhất là trong điều kiện phát triển nông thôn trong gia đoạn hiện
nay.
Trong thời gian tới, các thành phần kinh tế có thể cạnh tranh và hợp tác
cùng phát triển, bổ sung lẫn nhau, tạo thành mạng liên kết sản xuất, tận dụng
kinh tế theo quy mô và tăng hiệu quả của cả nền kinh tế. Nếu kinh tế nhà
nước đảm nhận những ngành chủ chốt, cạnh tranh với các tập đoàn lớn trên
thế giới, thì kinh tế tiểu chủ cá thể đảm nhiệm những hoạt động kinh tế phụ
vụ cho các nhu cầu tiêu dùng trong nước và những thị trường ngách. Nếu kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào những ngành hiện đại, giúp chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nhất là những khu vực thành thị và nơi có cơ sở hạ tầng
tốt và thuận lợi thì khu vực kinh tế tư nhân và tập thể có thể phát huy khả
năng trong những khu vực nông nghiệp nông thôn và những vùng miền núi
khó khăn. Như vậy, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là chủ
trương đúng đắn và phù hợp với quy luật và xu hướng phát triển hiện nay.
Các thành phần kinh tế đều có những vai trò nhất định với những ưu thế
riêng, tạo dựng nên một nền kinh tế có sức mạnh tổng hợp góp phần phát triển
kinh tế, xã hội của cả nước.
2.2.4. Quản lý nhà nƣớc về quy hoạch và xây dựng hạ tầng nông thôn
Quẩn lý quy hoạch xây dựng các điểm dân cƣ nông thôn
Cần thống nhất chung về quy hoạch các điểm dân cư nông thôn, trước hết
phải nắm vững Nghị quyết Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn, làm tốt các công tác tuyên truyền để mọi
64
người dân hiểu chủ trương của Đảng, Nhà nước quyết tâm thực hiện theo
phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Quy hoạch điểm dân cư nông
thôn phải bảo đảm giữ được những nét xây dựng cơ bản của địa phương hiện
nay, trên cơ sở tôn trọng lịch sử văn hoá và truyền thống của địa phương,
hướng tới xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại và bền vững.
Quy hoạch điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với đặc thù vùng,
miền, phù hợp với quy hoạch của các huyện thị, bảo đảm sinh hoạt, đời sống
nhân dân thuận lợi. Quy hoạch điểm dân cư nông thôn phải bảo đảm tính dân
chủ và công khai để mọi người dân trên phạm vi quy hoạch biết và tham gia ý
kiến để quy hoạch xây dựng hợp lý hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Việc thực
hiện dân chủ công khai quy hoạch phải bảo đảm dân chủ thực sự, tránh hình
thức áp đặt vì không ai hiểu địa bàn bằng người dân cư trú trên mảnh đất của
địa phương.
Chỉ có làm tốt những vấn đề nêu trên thì mới tạo được sự đồng tình ủng
hộ đóng góp của nhân dân bảo đảm cho quy hoạch có tính khả thi và thực
hiện đúng tiến độ. Tăng cường quản lý quy hoạch và xây dựng các điểm dân
cư nông thôn là hướng đến một mô hình nông thôn mới, có diện mạo hoàn
toàn mới so với khu vực nông thôn hiện nay.
Đối với điểm dân cư nông thôn hiện nay khi quy hoạch mới phải đặc
biệt quan tâm đến việc phân khu chức năng gồm khu trung tâm hành chính,
khu văn hoá xã hội, khu kinh tế bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi
tập trung và dịch vụ thương mại, khu vui chơi giải trí và khu dân cư. Tỉnh yêu
cầu, mỗi khu phải dựa trên các công trình đã có, nên mở rộng và giữ lại
những cơ sở văn hoá truyền thống của địa phương.
65
Khu trung tâm hành chính: Bao gồm trụ sở UBND, Đảng uỷ huyện,
nhà văn hoá bản, trụ sở các hợp tác xã được xây mới và sửa sang khang trang,
đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất.
Khu văn hoá xã hội: Bao gồm các trường phổ thông trung học, phổ
thông cơ sở, trường tiểu học, trường lớp mẫu giáo, trạm y tế, nơi vui chơi giải
trí như sân vận động hoặc có điều kiện là công viên nhỏ.
Khu kinh tế bao gồm: Các cơ sở dịch vụ thương mại, chợ, khu chăn
nuôi tập trung, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Những
địa phương có nghề truyền thống thì nên quy hoạch thành khu sản xuất có
thiết kế hệ thống xử lý nước thải, rác thải.
Khu dân cư mới: Giải quyết cho những hộ phải di chuyển để giải phóng
mặt bằng và những hộ mới phát triển, quy hoạch và thiết kế phải phù hợp với
điều kiện nông nghiệp, nông thôn và sinh hoạt, sản xuất của nông dân.
Quy hoạch điểm dân cư nông thôn phải đặc biệt quan tâm đến hệ thống
xử lý nước thải, khu vực chôn lấp xử lý rác thải, nghĩa trang, hệ thống cây
xanh, hệ thống thuỷ lợi, một số nơi đặc thù thì phải quan tâm đến việc bố trí
nhà chùa, nhà thờ bảo đảm cho sinh hoạt và phục vụ đời sống nhân dân.
Quản lý xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và hạ tầng
xã hội nông thôn.
Cơ sở hạ tầng nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật
chất - kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và
công trình vật chất - kỹ thuật được tạo lập, phân bổ, phát triển trong các vùng
nông thôn và trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều
66
kiện chung cho phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực này và trong lĩnh vực
nông nghiệp. Theo đó thì các nội dung về quản lý nhà nước trong xây dựng
kết cấu hạ tầng nông thôn ở tỉnh Champasak trong thời gian qua thực hiện khá
tốt, đáp ứng yêu cầu của công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Cụ thể như:
Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông trong toàn tỉnh hiện nay đã
được cải thiện rất nhiều, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các trục
đường chính, đường quốc lộ, đường nhánh được đầu tư nâng cấp, làm mới
kéo dài từ thành thị tới các vùng nông thôn. Điều đó đã làm cho sản xuất hang
hóa được lưu thông, dân cư đi lại trong tỉnh được thuận lợi rất nhiều.
Tuy vậy đường giao thông còn có nơi chắp vá, do vậy trong quá trình
xây dựng, tỉnh đã thiết kế lại và chú ý bảo đảm giao thông nội bộ và giao
thông liên huyện, liên vùng thuận lợi. Đường nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_phat_trien_nong_thon_o_thinh_ch.pdf