MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục bảng biểu
MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 8
7. Kết cấu của luận văn . 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÒNG,
CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI . 9
1.1. Các khái niệm cơ bản. 9
1.1.1. Khái niệm về buôn lậu . 9
1.1.2. Khái niệm gian lận thương mại. 10
1.1.3. Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại . 14
1.1.4. Phân biệt giữa buôn lậu và gian lận thương mại . 18
1.1.5. Sự cần thiết và nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống buôn
lậu và gian lận thương mại. 21
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận
thương mại. 22
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận
thương mại ở một số nước, tổ chức trên thế giới và bài học có thể vận dụng đối
với Việt Nam và tỉnh Kiên Giang . 25
1.3.1. Tổ chức Hải quan thế giới. 25
1.3.2. Một số nước trên thế giới. 27
1.3.3. Bài học rút ra cho Việt Nam và tỉnh Kiên Giang . 31
Tiểu kết chƣơng 1. 32Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG
BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN
GIANG . 33
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các nhân tố tác
động đến buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang . 33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. 33
2.1.2. Các nhân tố tác động đến buôn lậu và gian lận thương mại. 35
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận
thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 36
2.2.1. Về xây dựng và chỉ đạo các chiến lược, chương trình, chính sách
và kế hoạch quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương
mại . . 36
2.2.2. Về ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật. 38
2.2.3. Về hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về
phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại . 40
2.2.4. Về cơ chế phối/kết hợp và hợp tác giữa các ngành, doanh nghiệp,
người dân, khu vực quốc tế để phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại . 43
2.2.5. Về hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng, chống buôn lậu và
gian lận thương mại cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp . 45
2.2.6. Về hoạt động kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu và gian
lận thương mại. 47
2.2.7. Về nguồn lực đảm bảo cho hoạt động phòng, chống buôn lậu và
gian lận thương mại. 49
103 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o, để công tác quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và
gian lận thương mại đạt được những yêu cầu nêu trên, UBND tỉnh Kiên Giang
đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả tỉnh Kiên Giang, trong đó có sự tham gia của các ngành như: Sở Công
Thương, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Hải quan, Bộ Đội biên
phòng, Công an, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý Khu kinh
tế tỉnh Kiên Giang, Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc v.v... và các huyện, thị,
thành phố trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Sở Công Thương (Chi cục Quản lý thị
trường) giữ vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Kiên Giang (nay là Ban
Chỉ đạo 389).
42
Theo đó, Sở Công Thương (Chi cục Quản lý thị trường) sẽ có nhiệm vụ
tham mưu các giải pháp phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian
lận thương mại, kể cả các biện pháp tình thế phù hợp với diễn biến tình hình
nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Đề xuất với Ban Chỉ đạo
389 tỉnh Kiên Giang kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ
sung hoặc đình chỉ, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác
phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, các chế độ chính sách đối với lực
lượng thực thi công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của các
ngành, địa phương. Hướng dẫn triển khai thực hiện các kế hoạch, phương án đấu
tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại sau khi đã được Trưởng ban
hoặc phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang phê duyệt.
Vì hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại rất đa dạng, ngày càng tinh
vi và diễn biến phức tạp cho nên bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh
vực này cũng khá hệ thống, tùy tính chất, sự việc sẽ có liên quan đến những
ngành cụ thể. Bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm phòng,
chống buôn lậu và gian lận thương mại được thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Khái quát tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống
buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang:
UBND tỉnh Sở Công Thương Chi cục Quản lý thị trường
(Ban Chỉ đạo 389) Công an Bộ Đội biên phòng
Hải quan Hải quan các cửa khẩu
UBND cấp huyện Phòng Kinh tế Đội Quản lý thị trường
UBND cấp xã Công an Các Đội nghiệp vụ
: Chỉ đạo.
: Phối hợp.
43
Có thể thấy bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận
thương mại đều được tổ chức khá chặt chẽ, đầy đủ tại cấp tỉnh, cấp huyện.
Ngoài ra, với đặc trưng riêng của tỉnh có đường biên giới đường bộ, đường thủy,
bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại bao
gồm Công an, Hải quan và Bộ Đội biên phòng tại các cửa khẩu sẽ giúp quản lý
tốt hơn các hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp tại đây.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh kể trên, bộ máy quản lý nhà nước về
phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại có nhược điểm là xuống cấp
huyện thì sự tham gia của các ngành chức năng giảm dần và tới cấp xã thì mờ
nhạt, chưa rõ ràng.
2.2.4. Về cơ chế phối/kết hợp và hợp tác giữa các ngành, doanh nghiệp,
người dân, khu vực quốc tế để phòng, chống buôn lậu và gian lận thương
mại
Để đáp ứng được cho yêu cầu quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu
và gian lận thương mại, UBND tỉnh Kiên Giang đã xác định phải có sự phối/kết
hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương, UBND các cấp và các doanh
nghiệp, người dân.
Về phía các cơ quan nhà nước: Trước tiên, phải kể đến sự ra đời của Ban
Chỉ đạo 127 (nay là Ban Chỉ đạo 389) từ trung ương cho đến các địa phương.
Với sự ra đời này, sự phối/kết hợp giữa các cấp, các ngành, giữa trung ương và
địa phương trong hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đã
có bước phát triển đáng kể. Từ đó, rất nhiều văn bản đã được ban hành nhằm
tăng cường sự phối/kết hợp giữa các ngành ở tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra, khi các
quyết định, chương trình về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại được
ban hành, thường giao trách nhiệm cụ thể cho từng ngành để tạo thuận lợi cho
sự phối/kết hợp giữa các ngành khi thực thi nhiệm vụ được phân công.
Song sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các lực lượng có chức năng
phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại vẫn bộc lộ những bất cập, chưa
44
đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay đang đặt ra. Mặc dù hàng năm, Ban Chỉ
đạo 389 tỉnh Kiên Giang đều chỉ đạo cho các ngành phối hợp thanh, kiểm tra đối
với mặt hàng trọng điểm nhưng việc phối hợp thanh, kiểm tra giữa các ngành
chưa được bảo đảm thường xuyên, liên tục và đầy đủ. Chẳng hạn như Đoàn
kiểm tra liên ngành của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, căn cứ vào tình hình diễn biến
buôn lậu và gian lận thương mại tuyến biên giới, nội địa ở từng thời điểm hoặc
thực hiện chỉ đạo của cấp trên sẽ tiến hành công tác khảo sát nắm tình hình,
giám sát, kiểm tra đối với các ngành, địa phương về công tác phòng, chống buôn
lậu và gian lận thương mại; nghe các ngành, địa phương báo cáo kết quả phòng,
chống buôn lậu và gian lận thương mại, chưa tiến hành thanh, kiểm tra đối với
các tổ chức, cá nhân tham gia buôn lậu và gian lận thương mại, từ đó tính thực
tế chưa có dẫn đến hạn chế trong công tác tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389 tỉnh
trong công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Về phía doanh nghiệp, người dân: Xác định được vai trò “cơ sở” của doanh
nghiệp, người dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận
thương mại, các cơ quan chức năng đã không ngừng nâng cao mối quan hệ này
với những hoạt động như: thành lập, công khai nhiều đường dây nóng của các
cơ quan chức năng giúp người dân thuận tiện, dễ dàng trong việc tố giác hoạt
động buôn lậu và gian lận thương mại; tổ chức hội nghị, hội thảo, nhiều đợt
tuyên truyền, hướng dẫn các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về nội dung cũng như hình thức xử phạt các vi phạm trong hoạt động
buôn lậu và gian lận thương mại; tổ chức các chương trình Phiên chợ vui,
chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, biên giới, hải đảo và các hội chợ triển
lãm giới thiệu các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao đến với người dân
trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đối với người có thu nhập thấp như công nhân,
người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và góp phần tạo lập có thói
quen “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tổ chức cho các hộ kinh
doanh tại các khu vực như chợ, trung tâm thương mại thực hiện cam kết không
kinh doanh các mặt hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả v.v... tổ chức các hội
45
nghị đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp theo định kỳ để lắng nghe ý kiến đóng
góp, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan
đến thủ tục hành chính v.v... Từ đó, nhiều vụ việc buôn lậu và gian lận thương
mại đã được các doanh nghiệp, người dân tố giác với các cơ quan chức năng
cũng như là cơ hội tốt để các ngành nâng cao chất lượng công tác phòng, chống
buôn lậu và gian lận thương mại nhưng vẫn đảm bảo được sự thuận lợi cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Về hợp tác khu vực và quốc tế, diễn biến phức tạp về buôn lậu và gian lận
thương mại đối với tỉnh biên giới và kinh tế biển của tỉnh Kiên Giang, yêu cầu
hợp tác khu vực vịnh Thái Lan và các tỉnh có đường biên giới của tỉnh Kiên
Giang với Campuchia xây dựng cơ chế phối/kết hợp nâng cao chất lượng, hiệu
quả phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là cần thiết khách quan có lợi
cho cả hai nước và khu vực, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thương
mại ổn định và cạnh tranh theo qui định của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Nhìn chung, công tác phối/kết hợp giữa các ngành, địa phương, doanh
nghiệp và nhân dân, cũng như hợp tác khu vực, biên giới với Campuchia về
phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời
gian qua đã có nhiều kết quả tốt. Nhiều vụ việc gian lận thương mại dù khá phức
tạp, tinh vi nhưng với sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và khu vực, hai nước
đã được phát hiện, truy thu thuế về cho ngân sách nhà nước, từng bước kéo giảm
tình hình hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại.
2.2.5. Về hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng, chống buôn lậu và
gian lận thương mại cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp
Trong qui chế phối/kết hợp phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại
của tỉnh Kiên Giang, Sở Thông tin và Truyền thông là đầu mối chỉ đạo các cơ
quan thông tấn, báo chí phối hợp với các cơ quan chức năng ở tỉnh và địa
phương, tổ chức tuyên truyền về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu và
46
gian lận thương mại, những tác động xấu đối với kinh tế, xã hội của hành vi
buôn lậu và gian lận thương mại.
Hàng năm Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch tuyên truyền,
giáo dục phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Mục đích của kế hoạch
là nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán
bộ, đảng viên, công chức và các tầng lớp nhân dân trong việc ngăn chặn, kiểm
soát tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn; bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, lợi ích của nhà sản xuất và lợi ích của nhà nước.
Triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp, tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức cho người dân, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, lợi ích của nhà
sản xuất và lợi ích của nhà nước; ngăn chặn sự gia tăng nạn buôn lậu và gian lận
thương mại góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bình ổn thị trường.
Yêu cầu đặt ra là đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, lựa chọn những
nội dung, hình thức và biện pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, địa
bàn nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân và toàn xã hội chủ động phòng,
chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Nội dung
tập trung tuyên truyền: đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng,
chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tiếp tục tích cực vận động, tuyên truyền
về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Phối hợp với
các ngành chức năng thường xuyên đưa thông tin chính xác, kịp thời về công tác
đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại theo đúng chỉ đạo của
Chính phủ, Bộ, ngành và UBND tỉnh. Đấu tranh ngăn chặn, lên án các hành vi
vận chuyển, tàng trữ, lắp ráp, sang chiết, đóng gói, kinh doanh hàng giả, đối với
các nhóm mặt hàng trọng điểm, công khai các kết quả điều tra, xử lý các vụ án
trọng điểm trên các phương tiện thông tin đại chúng; Phản ánh, đưa tin các hoạt
động đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, các hoạt động
chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; kịp thời biểu dương người tốt, việc
tốt trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại Công tác
47
tuyên truyền sẽ được thực hiện qua nhiều hình thức đa dạng như hệ thống báo,
đài phát thanh và truyền hình, hệ thống loa truyền thanh của xã, phường, thị trấn
và tuyên truyền bằng hình thức tờ rơi, tờ gấp, tranh, áp phíchvà các hình thức
tuyên truyền khác.
Sở Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan báo chí của tỉnh, Phòng
Văn hóa và Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành
phố; Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông căn cứ, chức năng, nhiệm
vụ của đơn vị xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện
nghiêm túc, định kỳ hàng quý báo cáo kết quả thực hiện về Sở để tổng hợp, báo
cáo UBND tỉnh đúng quy định.
2.2.6. Về hoạt động kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu và gian
lận thương mại
Trong quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại
thì nội dung kiểm tra, kiểm soát đóng một vai trò rất quan trọng. Nó vừa có tác
dụng giúp răn đe, vừa giúp khắc phục các hậu quả do hành vi buôn lậu và gian
lận thương mại gây ra.
Xác định được tầm quan trọng trên, các ngành, các cấp của tỉnh Kiên Giang
đã không ngừng tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát của ngành mình
nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại. Các cuộc
kiểm tra độc lập của từng ngành cũng như các cuộc kiểm tra liên ngành năm sau
luôn có đối tượng bao quát hơn, địa bàn rộng hơn, đầy đủ hơn.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang, kết quả xử lý buôn lậu
và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh từ năm 2011 - 2016, như sau:
48
Biểu 2.2: Kết quả xử lý buôn lậu và gian lận thƣơng mại từ năm 2011 - 2016
(Đơn vị tính: vụ; 1.000 đồng).
Năm
Buôn lậu Gian lận thƣơng mại
Số vụ Số tiền phạt Số vụ Số tiền phạt
2011 332 5.525.000 1.289 7.020.000
2012 343 6.576.270 1.087 10.033.518
2013 735 13.176.612 1.418 92.661.074
2014 1.043 12.505.852 1.030 57.291.441
2015 1.164 13.973.427 721 26.547.102
2016 1.086 19.145.134 1.168 16.003.334
2011 - 2016 4.703 57.396.443 6.713 209.556.469
Nguồn: UBND tỉnh Kiên Giang (2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016) [56].
Có thể nhận thấy qua biểu số liệu 2.2, đa số các hành vi buôn lậu và gian
lận thương mại giai đoạn 2011 - 2016 đã có xu hướng tăng, giảm không ổn định,
điều này có thể cho thấy các giải pháp trong việc phòng, chống buôn lậu và gian
lận thương của các cơ quan chức năng tại Kiên Giang đã có hiệu quả, song cũng
cần tính tới yếu tố do kinh tế thế giới và Việt Nam thời gian qua gặp rất nhiều
khó khăn, doanh nghiệp phá sản hàng loạt cũng là một yếu tố làm tăng, giảm
tổng số các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại không ổn định. Ngoài ra,
các hành vi vi phạm tuy có giảm về số lượng nhưng mức độ, tính chất vi phạm
có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, cụ thể số vụ năm 2011 là 1.621 vụ so với năm
2016 là 2.254 vụ tăng 71,92%, tổng số tiền phạt thu nộp ngân sách năm 2011 là
12,545 tỷ đồng, nhưng số thu năm 2016 lên tới 35,148 tỷ đồng, tăng 35,69 %
(Báo cáo của Ban Chỉ đạo 127 và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang).
49
Theo đánh giá của các ngành chức năng, trên địa bàn chưa phát hiện dấu
hiệu hình thành, tổ chức đường dây, ổ nhóm buôn lậu lớn, nhưng qua kết quả xử
lý vi phạm qua các năm cho thấy tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên
địa bàn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Các đối tượng thường sử dụng nhiều
phương thức, thủ đoạn để gian lận thuế, nhập hàng cấm, hàng lậu, hàng không
đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Đáng chú ý, các doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi
đầu tư, chính sách đối với hàng tạm nhập tái xuất để buôn lậu, gian lận thương
mại. Do vậy, để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động buôn lậu và
gian lận thương mại, bên cạnh việc tổ chức thực hiện tốt các quy định, chính
sách của Nhà nước, các báo cáo, cuộc kiểm tra định kỳ, đột xuất, các ngành
chức năng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đặc biệt quan tâm đến công tác hậu kiểm
và thông tin quản lý rủi ro nhằm phân loại, nắm chắc tình hình chấp hành pháp
luật của các doanh nghiệp để có biện pháp giám sát, kiểm tra phù hợp. Đồng
thời, nâng cao hiệu quả công tác thu thập thông tin để có những cảnh báo kịp
thời, có phương án phòng chống hiệu quả tập trung vào các loại hình đặc thù
như:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_phong_chong_buon_lau_va_gian_la.pdf