Luận văn Quán ngữ tình thái trong tác phẩm của ba nhà văn Thạch lam, Vũ bằng, Tô Hoài

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .3

3. Ý nghĩa của đề tài .4

4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu .4

5. Bố cục của luận văn .5

CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .6

1.1. Vấn đề tình thái.8

1.1.1. Khái niệm tình thái 6

1.1.1.1. Vấn đề tình thái trong logic học và trong ngôn ngữ học .6

1.1.1.2. Vấn đề tình thái trong Việt ngữ học . .8

1.2. Quán ngữ tình thái tiếng Việt .12

1.2.1. Vài nét về quán ngữ tiếng Việt 12

1.2.2. Khái niệm quán ngữ tình thái tiếng Việt .18

1.2.3. Một số đặc điểm của quán ngữ tình thái tiếng Việt.19

1.2.3.1. Đặc điểm về hình thức.20

1.2.3.2. Đặc điểm về ngữ nghĩa – chức năng.23

1.3. Tiểu kết Chương 1 .32

CHưƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA QUÁN NGỮ TÌNH THÁI

TRONG TÁC PHẨM CỦA BA NHÀ VĂN THẠCH LAM, VŨ BẰNG, TÔ

HOÀI .33

2.1. Đặc điểm về số lượng thành tố cấu tạo quán ngữ tình thái .33

2.1.1. Kết quả thống kê, phân loại.33

2.1.2. Phân tích kết quả .34

2.1.2.1. Nhóm quán ngữ tình thái có cấu tạo gồm 2 thành tố (từ).34

2.1.2.2. Nhóm quán ngữ tình thái có cấu tạp gồm 3 thành tố (từ).35

2.1.2.3. Nhóm quán ngữ tình thái có cấu tạo gồm 4 thành tố (từ).36

pdf39 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quán ngữ tình thái trong tác phẩm của ba nhà văn Thạch lam, Vũ bằng, Tô Hoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác giả xem “tình thái là một phạm trù chức năng ngữ nghĩa thể hiện các dạng quan hệ khác nhau của phát ngôn đối với thực tế cũng nhƣ các dạng đánh giá chủ quan khác nhau của điều đƣợc thông báo”. [24, tr. 31] Ngoài ra, M. A. K Halliday (1994) cũng có nhiều ý kiến bàn về tính tình thái. Một mặt, ông chú trọng vào phạm trù thức (mood), một mặt lại đặt ra yêu cầu về việc cần phải xem xét tính tình thái qua việc sử dụng động từ. Với phạm trù trợ động từ (auxiliaries), tác giả hy vọng sẽ giải thích đƣợc những gì còn sót lại của tính tình thái mà nếu chỉ dùng riêng khái niệm vị tính thì chƣa giải quyết trọn vẹn. Thành phần thức gồm hai tiểu thành phần: (i) chủ ngữ (subject) là một cụm danh từ, (ii) tác tử hữu định (finite) là một phần của cụm động từ. Thành phần hữu định là một trong số ít những tác tử động từ biểu đạt thì (tense) (ví dụ: is, has) hay tình thái (ví dụ: can, must). [13, tr. 156] Đáng chú ý, J. R. Searle đã dùng lý thuyết hành động ngôn từ để thảo luận những vấn đề về thức và tình thái. J. R. Searle nêu ra năm phạm trù cơ bản của hành động ở lời nhƣ sau: xác quyết, khuyến lệnh, kết ƣớc, tuyên bố và biểu lộ. Cách tiếp cận vấn đề của J. R. Searle đã cung cấp một khung ngữ nghĩa rộng lớn cho việc thảo luận tình thái. Bởi với cách tiếp cận này, vai trò của ngƣời nói (với tƣ cách là chủ thể nhận thức, chủ thể tác động trong quan hệ liên nhân) đƣợc đặc biệt nhấn mạnh. 8 Lý thuyết hành động ngôn từ là lý thuyết đặc biệt quan tâm đến quan hệ giữa ngƣời nói với những gì đƣợc nói. Vì thế, nó xứng đáng là khung để thảo luận những vấn đề của tình thái. J. Lyons (1995) cho rằng tình thái logic đƣợc biểu thị qua khái niệm tính khả năng và tính tất yếu, còn trong ngôn ngữ, tình thái đƣợc nhận thức qua hai phạm trù cơ bản là tình thái nhận thức (epistemic modality) và tình thái đạo lý (deontic modality). Tình thái nhận thức phải đƣợc thể hiện thông qua tính tất yếu hoặc khả năng về tính xác thực của mệnh đề, và có liên quan đến tri thức và niềm tin, còn tình thái đạo lý thì có liên quan với chức năng xã hội của phép tắc hay là nghĩa vụ. Và ông xem tình thái là “thái độ của ngƣời nói đối với nội dung của mệnh đề mà câu biểu thị hay cái sự tình mà mệnh đề đó miêu tả”. Những quan niệm về tình thái nêu trên đã cho thấy cách giải quyết ý nghĩa của tính tình thái có nhiều điểm khác nhau giữa các tác giả. 1.1.1.2. Vấn đề tình thái trong Việt ngữ học Hiện nay, trong Việt ngữ học, vấn đề tình thái đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, nhƣng chƣa có nhiều công trình tập trung nghiên cứu toàn diện về tình thái. Tình hình này có lẽ vì những nguyên nhân sau: - Trong một thời gian rất dài, tình thái đƣợc xem thuộc lĩnh vực lời nói (parole) chứ không thuộc ngôn ngữ (langue) theo quan điểm của F. D. Saussure. Vì tuân thủ sự phân biệt giữa parole và langue nên các nhà nghiên cứu ngữ pháp không đề cập tới nó. [24, tr. 729] - Cách hiểu về tình thái trong giới Việt ngữ học còn chƣa thống nhất, thậm chí có sự hiểu lầm. Cao Xuân Hạo có nhận xét xác đáng nhƣ sau: “Hai chữ tình thái nếu có đƣợc quan tâm lại thƣờng đi đôi với những định kiến sai lạc. Sự hiểu lầm phổ biến nhất là nghĩ rằng tình thái tức là những sắc thái tình cảm, cảm xúc của ngƣời nói trong khi phát ngôn”. [6, tr. 66] 9 Khảo cứu tài liệu, chúng tôi thấy có hai nhóm tác giả đề cập đến vấn đề tình thái, nhóm không trực tiếp quan tâm đến tình thái và nhóm trực tiếp quan tâm đến tình thái. Tình hình nghiên cứu lớp này cụ thể nhƣ sau: - Nhóm không trực tiếp quan tâm đến vấn đề tình thái: Đây là nhóm các tác giả không trực tiếp quan tâm đến vấn đề tình thái nhƣng trong quá trình xử lý những vấn đề khác họ đã nhắc đến tình thái. Tiêu biểu cho nhóm này là các tác giả: Bùi Đức Tịnh (1952), Trƣơng Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Lê Văn Lý (1968), Nguyễn Kim Thản (1977), Đái Xuân Ninh (1978), Lê Cận, Phan Thiều (1983), Đinh Văn Đức (1986), Hoàng Phê (1987), Đỗ Hữu Châu (1993), Lê Biên (1995), Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1998), v. v. Điểm chung của các nghiên cứu liên quan đến vấn đề tình thái trong nhóm này thể hiện qua các nội dung sau: + Vấn đề tình thái không đƣợc chính thức nhắc đến trong các nội dung ngữ pháp, ngữ nghĩa của các công trình nghiên cứu. Các tác giả không đề cập đến sự đối lập giữa phạm trù ngôn liệu và phạm trù tình thái mà chỉ sắp xếp từ tiếng Việt vào hai lớp từ loại lớn là thực từ và hƣ từ. + Khi đƣợc xếp vào lớp thực từ hoặc hƣ từ, những yếu tố tình thái nào đƣợc các tác giả này xem là có nghĩa từ vựng thì xếp vào lớp thực từ (nhƣ: nỡ, toan, định), còn những yếu tố còn lại (không có nghĩa từ vựng) thì xếp vào lớp hƣ từ (nhƣ: hả, à, ƣ, nhỉ) chứ hoàn toàn không nói đến tƣ cách tác tử, có vai trò thể hiện ý nghĩa tình thái trong câu. - Nhóm trực tiếp quan tâm đến vấn đề tình thái: Các tác giả này có chú ý khảo sát vấn đề tình thái ở nhiều phƣơng diện khác nhau, tiêu biểu là các tác giả: Phan Mạnh Hùng (1982), Hoàng Tuệ (1984, 1988), Nguyễn Minh Thuyết (1986, 1995), Nguyễn Đức Dân (1987, 1998), Lê Đông (1991), Hồ Lê (1992), Cao Xuân Hạo (1991, 1999, 2001, 2002), Phạm Hùng Việt (1994, 1996, 2003), Nguyễn Văn Hiệp (1994, 1998, 2001, 2002, 2008), v. v.. Quan 10 điểm chung của các tác giả này đều phân biệt rạch ròi hai phạm trù: ngôn liệu và tình thái. Tuy nhiên, khi đi vào từng vấn đề cụ thể, ở mỗi tác giả có những kiến giải khác nhau, nhiều khi chƣa sáng tỏ. Dù rằng có những hạn chế nhất định, nhƣng những kết quả của những công trình này mang lại là rất lớn, giúp giới Việt ngữ học có thái độ quan tâm đến vấn đề tình thái. Trong đó, đáng chú ý nhất là các tác giả sau đây: + Nguyễn Đức Dân (1976) đã bàn đến vấn đề logic – tình thái trong tiếng Việt. Sau này (1998) ông đã nêu lên những khái niệm căn bản về tình thái trong logic học. Tác giả cho thấy mối quan hệ giữa logic tình thái và ngôn ngữ, trong đó tính tất yếu và tính có thể đƣợc coi là nền tảng của vấn đề tình thái trong ngôn ngữ. + Từ năm 1979, Cao Xuân Hạo đã có bài đi sâu miêu tả, phân tích những phƣơng tiện diễn đạt ý nghĩa tình thái qua việc phân tích tiền giả định và hàm ý của một số vị từ tình thái. Ông còn phân biệt rõ tình thái của hành động phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn. Từ đó, ông cho rằng: “Nội dung của bất kỳ một lời phát ngôn nào cũng chứa đựng một tình thái (nếu không phải là kết hợp nhiều lớp tình thái)”. [16, tr. 51] + Hoàng Tuệ (1988) cho ngƣời đọc thấy đƣợc những nét khái quát về tình thái khi bàn về thời, thể, tình thái trong tiếng Việt và khái niệm tình thái. Trong đó, ông có phân biệt rõ hai yếu tố khác nhau trong câu tiếng Việt đó là ngôn liệu (dictum) và tình thái (modus). + Đỗ Hữu Châu (1993) cho rằng phạm trù tình thái truyền đạt quan hệ giữa nhận thức của ngƣời nói với nội dung của câu và quan hệ của nội dung này với thực tế ngoài ngôn ngữ. Nội dung câu nói có thể đƣợc khẳng định, đƣợc phủ định, đƣợc yêu cầu hay bị cấm đoán, đƣợc cầu mong hay đề nghị, v. v.. + Nguyễn Văn Hiệp (2008) đã cho thấy sự đối lập giữa phạm trù tình thái và phạm trù ngôn liệu. Tác giả viết: “Đối lập cơ bản nhất để hiểu tình thái là đối lập giữa tình thái và ngôn liệu hay nội dung mệnh đề. Đây là một sự đối lập đƣợc thừa 11 nhận rộng rãi, đƣợc coi là then chốt trong những nghiên cứu về tình thái. Ngôn liệu thực chất là thông tin miêu tả ở dạng tiềm năng, còn tình thái là phần định tính cho thông tin miêu tả ấy”. [17, tr. 85 - 86] Điểm qua một số quan điểm về tình thái của một số tác giả tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy rằng càng tìm hiểu chi tiết về tình thái thì càng thấy rõ tính phức tạp, gắn với những quan niệm, cách hiểu khác nhau. Mặc dù, cách diễn đạt của các tác giả là khác nhau nhƣng ở họ đều có điểm chung: thừa nhận tình thái là một phạm trù ngữ nghĩa – chức năng phản ánh mối quan hệ, thái độ, cách đánh giá của ngƣời nói đối với nội dung của phần còn lại trong câu. Chắt lọc, khái quát từ những quan điểm nêu trên, chúng tôi hiểu về tình thái nhƣ sau: Tình thái là một phạm trù thể hiện thái độ, cách đánh giá của người nói đối với nội dung giao tiếp, với người đối thoại hoặc giữa nội dung giao tiếp với mục đích giao tiếp, với các nhân tố khác có liên quan đến sự tình được nêu ra. Nó là một trong hai thành phần trọng yếu tạo nên cấu trúc ngữ nghĩa của câu, góp phần thực tại hoá câu, gắn câu với điều kiện giao tiếp hiện thực. 1.1.2. Các phương tiện biểu thị tình thái trong ngôn ngữ Cùng với sự phong phú của các ý nghĩa tình thái, các phƣơng tiện biểu hiện tình thái trong ngôn ngữ tự nhiên rất đa dạng. Xét về đại thể, có thể chia làm ba nhóm cơ bản: các phương tiện ngôn điệu, các phương tiện ngữ pháp và các phương tiện từ vựng. Ở những ngôn ngữ có biến đổi hình thái, thức và các hình thái khác của động từ (nhƣ thời, thể) đóng một vai trò quan trọng trong việc biểu hiện tình thái. Dĩ nhiên, những ngôn ngữ này cũng huy động các phƣơng tiện khác nhƣ ngữ điệu, các phƣơng tiện từ vựng, hoặc phối hợp đồng thời nhiều kiểu phƣơng tiện đó. Trong tiếng Việt, một ngôn ngữ không biến đổi hình thái, ngoài ngữ âm (dùng ngữ điệu để thể hiện thái độ, tình cảm hoặc để nhấn mạnh vào điểm mà ngƣời nói cho là cần chú ý) thì các phƣơng tiện từ vựng đóng một vai trò rất quan trọng, có thể kể ra các nhóm chính: 12 - Các phó từ làm thành phần phụ của vị từ: sẽ, đang, từng, vừa, mới, - Các vị từ tình thái làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ: toan, định, muốn, cố, đành, được, bị, - Các động từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề: Tôi e rằng, tôi nghĩ rằng, tôi sợ rằng,.. - Các động từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành (với những điều kiện về ngôi, về chỉ tố thời,) nhƣ: ra lệnh, van, xin, đề nghị, yêu cầu, - Các thán từ: ôi, chao ôi, ồ, eo ôi, - Các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp tƣơng đƣơng: à, ư, nhỉ, nhé, thôi, chứ, đi, mất, thật, cũng nên, lại còn, thì chết, - Các trợ từ tình thái: đến, những, mỗi, nào, ngay, cả, chính, đích thị, mới, đã, chỉ, - Các kiểu câu điều kiện, giả định: nếuthì, giáthì, cứ.thì. Đặc biệt trong đó cũng có các tổ hợp từ kiểu nhƣ: nói gì thì nói, nói của đáng tội, nói khí không phải, nói bỏ ngoài tai, mà ta thƣờng thấy xuất hiện trong giao tiếp. Đó là những tổ hợp từ, những lối nói đã tạo thành những đơn vị, khối hay khuôn cấu trúc tƣớng đối ổn định đƣợc ngƣời nói dùng nhƣ một công cụ chức năng của những tác tử tình thái tác động vào nội dung mệnh đề theo một kiểu nào đó. Và chúng tôi tạm gọi những tổ hợp từ trên là quán ngữ tình thái (QNTT) – đối tƣợng nghiên cứu của luận văn trên ngữ liệu là ngôn ngữ giao tiếp của các nhân vật trong các tác phẩm của ba nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài. 1.2. Quán ngữ tình thái tiếng Việt 1.2.1. Vài nét về quán ngữ tiếng Việt Quán ngữ (QN) là đơn vị ngôn ngữ thuộc phạm vi quan tâm trƣớc hết của các nhà nghiên cứu từ vựng. Chính vì thế mà đơn vị này thƣờng đƣợc thấy trong công trình nghiên cứu về từ vựng hơn là trong các sách ngữ pháp. Bản thân thuật 13 ngữ “QN” đƣợc hiểu theo kiểu chiết tự thì “quán” là thói quen. Lý do là lớp từ này đƣợc sử dụng theo “phản xạ” bản ngữ. Với đặc tính “dùng lâu thành quen”, một số ngƣời cũng gọi chung thành ngữ (TN) là QN. Trong tác phẩm Ý nghĩa và cấu trúc ngôn ngữ dịch từ tiếng Nga, nguyên tác tiếng Anh là Meaning and the Structure of language của tác giả ngƣời Mỹ Wallace L. Chafe, Nguyễn Lai đã dùng từ “QN hoá” thay cho “TN hoá” ở chƣơng 5 khi dịch thuật ngữ idiomaticization [22]. Nguyễn Văn Tu với công trình nghiên cứu về từ tiếng Việt [21] đã dành vài trang để nói về khái niệm QN. Theo quan niệm của tác giả, QN cũng có tính ổn định vì các thành tố gắn bó với nhau thông qua quá trình “quen dùng” và đƣa ra các ví dụ minh hoạ cho quan điểm của mình: bạn nối khố, anh hùng rơm, gót sắt, kỷ luật sắt, mua việc,... Nhƣ vậy, đối với Nguyễn Văn Tu, QN là một kiểu ngữ cố định mà các tác giả khác gọi là ngữ cố định định danh (theo Vũ Đức Nghiệu). Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa QN là: “Tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ các nghĩa của các yếu tố hợp thành”. Từ điển này đƣa ra các ví dụ là “lên lớp”, “lên mặt”, “lên tiếng”. Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, định nghĩa QN là: “Tổ hợp từ cố định quen dùng mà nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của những yếu tố cấu thành” [23, tr 1364]. Tuy nhiên từ điển này không cho ví dụ minh hoạ. Trong sự so sánh với TN, từ định nghĩa của hai từ điển và một số nhà nghiên cứu, chúng tôi có thể rút ra đƣợc một kết luận rất có ích cho việc phân biệt QN với TN, đó là: QN, đứng về mặt từ vựng học, không có nghĩa bóng. Cho đến bây giờ, những định nghĩa mà chúng tôi tìm hiểu đƣợc đa phần tập trung ở địa hạt này. Đỗ Hữu Châu phát biểu: “Quán ngữ là những cách nói, cách diễn đạt cần thiết để đƣa đẩy, để chuyển ý hay dẫn ý, để nhập đề chứ không có tác dụng nêu bật một sắc thái của những cái đã có tên hoặc nêu bật ra các sự vật, hiện 14 tƣợng, tính chất,...chƣa có tên gọi. Ngoài các thí dụ đã nêu, có thể dẫn thêm các quán ngữ khác nhƣ:“ai cũng biết rằng”, “rõ ràng là”, “chắc chắn là”,” [5, tr 74]. Dựa vào đó, chúng tôi đƣa ra lƣợc đồ sau đây: Ngữ cố định Quán ngữ Thành ngữ (Gần gũi với cụm từ tự do) Theo lƣợc đồ, QN là đơn vị phân biệt với TN và qua định nghĩa của tác giả, phân biệt ở đây không chỉ là hình thức của QN mang tính chất của cụm từ tự do cao mà còn về mặt nghĩa học. Trong khi TN có nghĩa bóng và tính biểu trƣng thì QN, nhƣ quan niệm của Đỗ Hữu Châu, là đơn vị “rỗng” nghĩa vì nó chỉ có chức năng dẫn xuất, đƣa đẩy, là đơn vị ngôn ngữ mang tính công cụ nhiều hơn. Thật vậy, khi một ngƣời muốn bổ sung giữa cái nói rồi với cái định nói nữa, anh ta sử dụng các “chỉ xuất” diễn ngôn đƣợc làm sẵn hoặc để cho ngƣời nghe có thể “dự báo”, có thể nắm bắt trƣớc tinh thần phát ngôn, chuyển đổi chủ đề, tránh tình trạng đột ngột, tạo ý khẳng định, phủ định, tạo hành vi tại lời, v.v. Chia sẻ tinh thần của Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp có cùng ý kiến: “Quán ngữ là những cụm từ đƣợc dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó. Mỗi phong cách thƣờng có những quán ngữ riêng, chẳng hạn các quán ngữ “của đáng tội”, “nói khí vô phép”, “nói bỏ ngoài tai”, “chẳng nước non gì”, “còn mồ ma”, v.v...thƣờng đƣợc dùng trong phong cách hội thoại” [10, tr. 101]. Từ định nghĩa của Nguyễn Thiện Giáp, chúng tôi phát hiện thêm một đặc điểm nữa mà sẽ là thiếu sót nếu không đƣa vào đặc tính của QN, đó là sự sử dụng 15 lặp đi lặp lại thành quen dùng như một cách nói chuyên dụng. Đặc tính này đã phần nào phản ánh lý do lớp từ này có tên là “QN”. Ví dụ: (1). ...Chúng con đã chả làm cách nào trả ơn bà, ơn mợ được thì chớ, đời nào con lại dám bê tha điếu thuốc điếu sái để cho cả nhà phải mang tiếng và mợ phải buồn rầu vì con. (VB. C) Cụm từ “đời nào” này không chỉ xuất hiện trong phát ngôn trên, của riêng ngƣời nói trên mà hầu nhƣ nó là một biểu thức đƣợc làm sẵn, đƣợc tái hiện nhiều lần trong các tình huống tạo phát ngôn dùng để phủ định dứt khoát điều mà ngƣời đối thoại có vẻ nửa tin, nửa ngờ và khẳng định là không thể xảy ra đƣợc vì vô lý. Định nghĩa và sự sắp xếp của Nguyễn Thiện Giáp về ngữ cố định trong đó có QN đƣợc thể hiện qua bảng mà tác giả đề nghị sau đây [10, tr. 101]: Có tính nhất thể về nghĩa Không có tính nhất thể về nghĩa Chức năng biểu hiện gợi tả Ngữ láy đơn nhất Ngữ láy mô hình Cấu tạo bằng phƣơng thức láy Thành ngữ hòa kết Thành ngữ hợp kết Chức năng định danh Ngữ định danh hòa kết Ngữ định danh hợp kết Cấu tạo bằng phƣơng thức ghép Chức năng đƣa đẩy, rào đón, nhấn mạnh, liên kết Quán ngữ Bảng 1.1. Phân loại ngữ cố định theo quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp Dễ nhận thấy rằng QN trong bảng trên của Nguyễn Thiện Giáp có ba đặc điểm nổi bật: 16 - Có chức năng đƣa đẩy, rào đón, nhấn mạnh, liên kết chứ không có nghĩa định danh (nét khu biệt lớn nhất với các đơn vị ngữ cố định khác). - Không có tính nhất thể về nghĩa. - Đƣợc cấu tạo bằng phƣơng thức ghép. Nhƣng nhƣ thế nào là “phƣơng thức ghép”? Chắc chắn “ghép” đây không phải theo phƣơng thức cấu tạo của TN, từ ghép hoặc từ láy vì tác giả đã chỉ ra: “Về ý nghĩa cũng nhƣ về hình thức cụm từ trên (tức là quán ngữ - chú thích của ngƣời viết) chẳng khác gì cụm từ tự do nhƣng do nội dung của chúng đã trở thành điều thƣờng xuyên phải cần đến trong sự suy nghĩ và diễn đạt mà chúng đƣợc dùng lặp đi lặp lại nhƣ một đơn vị có sẵn” [10, tr.101]. Đặc điểm “không khác gì cụm từ tự do” có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết định sự khác nhau về hình thái cũng nhƣ nội dung của QN với các đơn vị từ vựng khác. Vũ Đức Nghiệu cũng quan niệm: “QN là những cụm từ đƣợc lặp đi lặp lại trong các loại diễn từ (discourse) thuộc các phong cách khác nhau. Chức năng của chúng là đƣa đẩy, rào đón, để nhấn mạnh, hoặc để liên kết trong diễn từ”. Ví dụ: “của đáng tội”, “nói bỏ ngoài tai”, “nói tóm lại”, “kết cục là”, “nói cách khác”,... [18, tr. 161]. Vũ Đức Nghiệu đã đƣa ra một lƣợc đồ để minh họa nhƣ sau: CỤM TỪ CỐ ĐỊNH Ngữ cố định Thành ngữ (Mẹ tròn con vuông) QUÁN NGỮ Ngữ cố định định danh (Của đáng tội) (Mặt trái xoan) 17 Qua lƣợc đồ, chúng ta có thể nhận thấy rằng tác giả dù có ý kiến khác và thuật ngữ khác trong việc phân chia ngữ/cụm từ cố định những tác giả vẫn thống nhất đặt QN vào một vị trí trong hệ thống cụm từ cố định. Hữu Đạt có định nghĩa dựa vào nội hàm của thuật ngữ nên suy ý hơi rộng nhƣng những ví dụ tác giả đã đƣa ra hoàn toàn phù hợp với lớp QN chúng tôi đang bàn luận: “Theo nghĩa đen “quán” là “quen”. Vậy QN là một loại ngữ cố định đƣợc ngƣời ta quen dùng. Ví dụ: “nói tóm lại”, “kết quả là”, “rốt cuộc”, “nói một cách khác”, “ nói gọn lại là”, “trước hết”, “đáng chú ý là”, “không chóng thì chày”, “mặt khác thì”...[...]. Nhƣ vậy nói khái quát thì QN là loại ngữ cố định đƣợc quen dùng nhƣng ít hoặc không có tính hình tƣợng [9, tr. 77]. Ý kiến trên bổ sung cho phần nhận định về QN là chúng có ít hoặc không có tính hình tượng. Thật vậy, với tƣ cách là đơn vị ngôn ngữ không có nghĩa thực mà chỉ có nghĩa chuyên dụng thì việc đặt ra vấn đề “hình tƣợng” hoặc “biểu trƣng” là vừa rất khó và cũng không thực tế. Quan niệm này cũng tƣơng đồng với cách giải thích trong các từ điển tiếng Việt mà chúng tôi đã tổng hợp. Theo đó, khác với TN, QN có ý nghĩa có thể suy ra từ các thành tố tạo nên nó một cách trực tiếp. Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với ý kiến này. Ngoài các định nghĩa về thuật ngữ QN mà theo chúng tôi, còn có chỗ mơ hồ về các ví dụ minh hoạ, hai công trình từ điển tiếng Việt giải thích các QN cụ thể trong mục từ của mình là “cách dùng khẩu ngữ”, hoặc “dùng ở đầu câu”, hoặc “dùng làm thành phần phụ câu”. Ví dụ, Từ điển tiếng Việt đã giải thích: “QN (nói) của đáng tội là khẩu ngữ, dùng làm phần chêm trong câu. Tổ hợp biểu thị sự chuyển ý để nhằm thanh minh hoặc làm rõ thêm cho điều ít nhiều không hay vừa nói đến ở trên; và các ví dụ là nói cho đúng ra, cho thoả đáng, thực ra thì”. Nhìn chung, hầu hết các tác giả khi nêu ra quan niệm về quán ngữ thƣờng quan tâm đến hai vấn đề sau: 18 + Về hình thức, quán ngữ là tổ hợp từ cố định đƣợc dùng lặp đi lặp lại. + Về chức năng, quán ngữ dùng để đƣa đẩy, liên kết hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó. 1.2.2. Khái niệm quán ngữ tình thái tiếng Việt Nhƣ đã nêu ở trên, đối tƣợng nghiên cứu mà chúng tôi chọn là những tổ hợp từ, những lối nói đã tạo thành những đơn vị, khối hay khuôn cấu trúc tƣơng đối ổn định đƣợc ngƣời nói dùng nhƣ một công cụ có chức năng của những tác tử tình thái tác động vào nội dung mệnh đề theo một kiểu nào đó. Sở dĩ chúng tôi gọi những tổ hợp này là QNTT bởi về cơ bản chúng cũng có những đặc điểm về hình thức và ý nghĩa của những tổ hợp từ gọi là QN đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận. Song, cũng dễ nhận thấy, nội hàm khái niệm QNTT về một phƣơng diện nào đó, theo quan niệm của chúng tôi, là hẹp hơn so với quan niệm của các nhà từ vựng học. Vì lý do đó, ngƣời đọc có thể thấy trong danh sách các QNTT mà chúng tôi thu thập vắng mặt rất nhiều tổ hợp mà mọi ngƣời quen gọi là QN nhƣng lại có thể thêm nhiều tổ hợp, kết cấu trƣớc nay chƣa ai bàn đến và cũng không loại trừ khả năng có những tổ hợp đã đƣợc nói đến nhƣng lại không đƣợc coi là QN. Chẳng hạn các tổ hợp từ kiểu: hình như, có lẽ, tất nhiên, đương nhiên, có khi, vả lại, mà trƣớc nay các sách ngữ pháp vẫn gọi là phó từ, liên từ. Thiết nghĩ đây cũng là điều dễ hiểu. Bởi lẽ, việc gọi những tên khác nhau cho cùng một đối tƣợng hay ngƣợc lại, những đối tƣợng khác nhau đƣợc xếp vào cùng một khái niệm cũng là điều thƣờng thấy. Nó phụ thuộc vào góc độ mà ngƣời ta chọn để xem xét đối tƣợng. Ở đây, xin nhấn mạnh lại là tiêu chí đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đối với các tổ hợp từ đƣợc chúng tôi tập hợp để nghiên cứu trong luận văn này là khả năng biểu đạt các ý nghĩa tình thái. Dùng khái niệm QN của từ vựng học, thực ra chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến tính chất “khối” tƣơng đối ổn định và quen dùng của chúng mà thôi. Và nhƣ vậy, chúng tôi rút ra đƣợc một số đặc điểm về bản chất của QNTT tiếng Việt nhƣ sau: 19 - QNTT là cụm từ cố định (đơn vị có sẵn trong vốn từ vựng của ngôn ngữ) có tính ổn định tƣơng đối về cấu trúc và thành phần từ vựng cấu tạo nên nó, nhƣng ranh giới của lớp từ này với cụm từ tự do (đơn vị cấu tạo tự do trong lời nói) là không rõ ràng, cụ thể. - Về cấu trúc – chức năng tạo câu: QNTT thƣờng có cấu trúc là cụm từ, một số trƣờng hợp có kết cấu là cụm chủ – vị (chẳng hạn: ai có ngờ đâu, ai có dè đâu,). Trong chức năng tạo câu, QNTT tƣơng đƣơng với từ. - Về đặc điểm ngữ nghĩa – chức năng: ý nghĩa của QNTT tƣơng đƣơng với ý nghĩa của một từ hoặc cụm từ. Là một trong những phƣơng tiện biểu thị tình thái, QNTT có chức năng bày tỏ, bộc lộ sắc thái biểu cảm. Từ những đặc điểm trên, chúng tôi đƣa ra cách hiểu ngắn gọn về QNTT - một khái niệm cơ bản mà luận văn sử dụng, nhƣ sau: QNTT là ngữ cố định, được dùng nhiều lần thành quen, có tính ổn định tương đối về kết cấu, chúng được dùng để bổ sung một nội dung tình thái nào đó cho câu nói. 1.2.3. Một số đặc điểm của quán ngữ tình thái tiếng Việt Cũng nhƣ QN, theo cách hiểu thông thƣờng, QNTT là những tổ hợp từ hay lời nói mang tính ổn định đƣợc tái hiện nhiều lần do nhu cầu cần thiết của sự giao tiếp. Tính thành ngữ và tính ổn định của cấu trúc của QNTT không cao. Đặc điểm của cụm từ tự do còn đậm nét trong các cụm từ cố định thuộc loại này. Chúng không chỉ là phƣơng tiện liên kết mà đa phần dùng để đƣa đẩy, rào đón, dẫn ý, chuyển ý. Trong thực tiễn hành ngôn, vai trò của chúng đƣợc biểu hiện đa dạng, phong phú. Và trong luận văn này chúng tôi muốn nhấn mạnh lại đối tƣợng mà chúng tôi nghiên cứu là những QNTT có tác dụng làm phƣơng tiện bổ trợ, tác động vào nội dung mệnh đề, vào ý nghĩa của chỉnh thể câu; đƣa vào câu những kiểu tình thái đánh giá, biểu cảm khác nhau, gắn câu với hoàn cảnh giao tiếp hiện thực, tạo nên tính sinh động, uyển chuyển và chính xác của câu nói. Tóm lƣợc những nghiên 20 cứu của các nhà Việt ngữ học đi trƣớc, chúng tôi nhận thấy chúng có những đặc điểm nổi bật đáng chú ý sau đây: 1.2.3.1. Đặc điểm về hình thức Gần đây, một số nhà Việt ngữ học đã thấy đƣợc tầm quan trọng của QNTT trong việc tạo nghĩa tình thái hay kiến tạo phát ngôn. Thế nhƣng, việc nghiên cứu về QNTT cho đến nay có thể nói là còn khá mỏng và rời rạc. Các thông tin về ngữ pháp mà chúng hàm chứa dƣờng nhƣ quá ít ỏi và khó khái quát thành đặc điểm chung. Rõ ràng do không có tiêu chí minh bạch, cụ thể về hình thức cũng nhƣ nội dung nên nhìn chung các thủ pháp phân tích kiểu cấu trúc luận đối với lớp từ này còn gặp phải nhiều khó khăn. Dù vậy, chúng tôi cũng mong muốn khái quát đƣợc một số đặc điểm hình thức cấu tạo của QNTT. Xét từ góc độ hình thức cấu tạo nội tại của bản thân các QNTT, có thể thấy chúng là những tổ hợp có độ dài ngắn khác nhau. Căn cứ vào số lượng thành tố tham gia cấu thành tổ hợp, một cách chung nhất có thể phân chúng thành hai nhóm: - Nhóm 1: các QNTT có cấu tạo gồm hai thành tố, nhƣ: ắt hẳn, biết đâu, chả trách, có lẽ, hóa ra, lại còn, nghe chừng, quả tình, phải chi, giá mà, thảo nào, thế ra, Đây là những tổ hợp mà trƣớc nay quan niệm truyền thống nhìn từ góc độ cấu trúc của câu vẫn gọi là thành phần phụ của câu. - Nhóm 2: các QNTT có cấu tạo từ ba thành tố trở lên. Ví dụ: ấy thế mà, của đáng tội, cực chẳng đã, chưa biết chừng, đến mùa quýt, chẳng đâu vào đâu, bất quá là cùng, làm cho ra vẻ, Căn cứ vào khả năng phân bố vị trí của các QNTT trong câu/ phát ngôn, chúng ta có thể phân thành: - Các QNTT ở vị trí cuối câu/ phát ngôn: P cũng nên, P có khác, P không chừng, P là cái chắc, P là cùng, P quá đi chớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004731_1_3811_2002817.pdf
Tài liệu liên quan