MỞ ĐẦU .1
Chương 1. CƠ SỞ HOA HỌC VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI .7
1.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng .7
1.1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.7
1.1.2 Biểu hiện và nguyên nhân của rủi ro tín dụng .9
1.1.3 Tính tất yếu quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại .14
1.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại .16
1.2.1 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel II.16
1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.17
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại .32
1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro của một số ngân hàng thương mại cổ phần và
bài học cho Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh thành phố Nam
Định.37
1.3.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh tỉnh Nam Định.37
1.3.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mạicổ phần Đầu tư và phát triển
chi nhánh tỉnh Nam Định .38
1.3.3 Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mạicổ phần Phát triển nhà thành
phố Hồ Chí Minh (HDBank) chi nhánh tỉnh Nam Định.39
1.3.4 Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương chi nhánh thành phố Nam Định.40
TÓM TẮT CHưƠNG 1.42
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THưƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THưƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH .43
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi
nhánh thành phố Nam Định .43
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh
thành phố Nam Định .43
119 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh thành phố Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tăng cường huy động nguồn vốn, đáp ứng một cách
tốt nhất và hiệu quả nhất nhu cầu của khách hàng, góp phần phát triển kinh tế
- xã hội.
2.1.2 Lĩnh vực hoạt đ ng kinh doanh
Là một chi nhánh của VietinBank Việt Nam, do đó chức năng và nhiệm
vụ của chi nhánh cũng không nằm ngoài chức năng nhiệm vụ của VietinBank
Việt Nam. Đó là thực hiện kinh doanh đa năng theo phương châm: “Hiệu quả,
an toàn trong tăng trưởng” nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát,
đảm bảo an sinh xã hội. Trong khuôn khổ quy định của pháp luật, Vietinbank
có quyền tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sau :
Huy động vốn:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền
gửi thanh toán của tất cả các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài
bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu ngân
hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác.
45
Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư từ chính phủ, NHNN và các
tổ chức trong, ngoài nước và cá nhân cho các chương trình phát triển kinh tế -
văn hoá - xã hội.
Vay vốn NHNN, các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài
nước, các tổ chức khác, cá nhân ở nước ngoài.
Cho vay:
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và
ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
bằng đồng Việt Nam đối với các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần
kinh tế.
- Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá.
Thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính (kể cả nhập khẩu và tái xuất
đối với các thiết bị cho thuê).
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C, bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng,
bảolãnh đấu thầu và thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh khác
cho các doanh nghiệp và tổ chức tài chính - tín dụng khác.
Thực hiện các dịch vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân
hàng đối ngoại.
Thực hiện các nghiệp vụ cầm cố bất động sản.Kinh doanh vàng bạc,
kim khí quý, đá quý (kể cả xuất, nhập khẩu).
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.Cất giữ, bảo quản,
quản lý các chứng khoán, giấy tờ có giá và các tài sản quý khác cho khách
hàng.
Thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, đại lý ngân hàng, dịch vụ
bảo hiểm, quản lý tiền vốn và các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của
khách hàng.
46
Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp cầm cố đã
đượcchuyển thành tài sản thuộc sở hữu Nhà Nước do NHCT quản lý để sử
dụng hoặc kinh doanh;
2.1.3 Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương
Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là 1 trong 10 ngân hàng đầu
tiên được NHNN lựa chọn áp dụng Basel II.
Trải qua hơn 3 năm kể từ khi triển khai chương trình Basel II, nhiều dự
án quan trọng về QTRR đã được hoàn thành và đạt được kết quả ấn tượng.
Đến nay, Ngân hàng Công thương đã sẵn sàng đáp ứng phương pháp luận
tính vốn cho các rủi ro trọng yếu bao gồm: Rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động
và rủi ro thị trường. Bên cạnh đó là sự hoàn thiện phương pháp đo lường và
quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng theo thông lệ quốc
tế và phù hợp với hướng dẫn của NHNN.
Trọng tâm về QTRR trong giai đoạn tiếp theo của Ngân hàng Công
thương là hoàn thành chương trình Basel II theo kế hoạch ngân hàng đã đề ra
và ứng dụng vào công tác quản trị điều hành. Trong đó, mục tiêu quan trọng
là hoàn thành các hạng mục nhằm tuân thủ Thông tư số 41/2016/TT-NHNN
quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài. Đồng thời, Ngân hàng Công thương tiếp tục ứng dụng ICAAP
nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động có điều chỉnh rủi ro.
Có thể nói, công tác QTRR tại Ngân hàng Công thương đang dần được
hoàn thiện và tiệm cận các yêu cầu theo thông lệ quốc tế.
Về cơ cấu quản trị điều hành: Ngân hàng Công thương nghiên cứu và
hoàn thành Dự án Mô hình 3 vòng kiểm soát theo thông lệ quốc tế. Từ quý
III/2015, Ngân hàng Công thương đã ứng dụng kết quả vào công tác quản trị
điều hành. Từ đó, phân tách trách nhiệm rõ ràng về quản trị rủi ro giữa các
47
vòng; nâng cao sức mạnh tổng thể trong QTRR từ cấp giao dịch đến khung
quản trị toàn hàng; giảm thiểu sự phân tán trong dữ kiện về rủi ro; đảm bảo
kiểm soát toàn bộ các lĩnh vực trọng yếu của ngân hàng.
Theo đó, công tác QTRR được Ngân hàng Công thương thực hiện
một cách chủ động với sự phối hợp chặt chẽ từ các đơn vị QTRR tại 3
vòng. Từ khâu thiết lập, giám sát đến chủ động nhận diện các rủi ro trọng
yếu đã được Ngân hàng Công thương triển khai từ đó giúp đưa ra các giải
pháp QTRR phù hợp.
Đối với các giải pháp hiện đại hóa: Ngân hàng Công thương tiếp tục
phát triển và nâng cấp các hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu theo
phương pháp tiên tiến nhất để hỗ trợ công tác QTRR hiện tại cũng như tạo
tiền đề tiến đến những chuẩn mực cao cấp hơn.
Một trong những thành công về phát triển giải pháp QTRR tại Ngân
hàng Công thương là xây dựng Hệ thống Quản lý Hồ sơ rủi ro (Risk profile).
Hệ thống này giúp nhận diện phạm vi và mức độ rủi ro để có biện pháp kiểm
soát và kế hoạch hành động phù hợp.
2.1.4 Tổ chức b máy quản lý của Chi nhánh Nam Định
Sơ đồ tổ chức của chi nhánh Nam Định
48
- Ban Giám đốc:Chịu trách nhiệm trước tổng Giám đốc về hoạt động
kinh doanh và tổ chức cán bộ tại chi nhánh.
Chi nhánh có các phòng ban nghiệp vụ gồm:
- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện tất cả các nghiệp vụ tín
dụng đối với khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các hộ gia
đình, các cá nhân.làm nhiệm vụ giám sát tình hình sử dụng vốn vay, thu hồi
nợ với các đối tượng khách hàng này. Phòng khách hàng doanh nghiệp bao
gồm tổ thanh toán xuất nhập khẩu với chức năng thực hiện nghiệp vụ thanh
toán quốc tế và nghiệp vụ bảo lãnh.
Gi¸m ®èc
PG§ phô tr¸ch
kÕ to¸n, kho
quü
Phòng
KH cá
nhân
Phòng
Tổng
hợp
Phßng
kÕ to¸n
Phßng
KH
doanh
nghiÖp
Phßng
tæ chøc
hµnh
chÝnh
Phßng
kiÓm
soát
nội bộ
bé
Tổ
®iÖn
to¸n
Ghi chú:
Trùc tuyÕn chøc n¨ng
Trùc tuyÕn tham m-u
PG§ phô tr¸ch tÝn
dông, huy ®éng
vèn
Phßng
kho
quü
Phßng
giao
dÞch
49
- Phòng khách hàng cá nhân: Triển khai nghiệp vụ huy động vốn bằng
đồng việt Nam, bằng ngoại tệ và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng khác như
chuyển tiền trong nước, phát hành thẻ ATM, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều
hối.Phòng Khách hàng cá nhân quản lý các QTK, các PGD loại II
- Phòng giao dịch: Thực hiện chức năng huy động vốn các tổ chức kinh
tế và dân cư, cho vay cầm cố, thế chấp tài sản đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ, cho vay hộ gia đình, cá nhân và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác
- Phòng kế toán : Thực hiện chế độ kế toán tài chính, chế độ báo cáo và
hạch toán kế toán, thu nợ gốc và lãi tiền vay, chuyển tiền trong nước và
chuyển tiền ra nước ngoài, thực hiện nhờ thu, thanh toán séc, chi trả kiều hối,
phát hành thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ATM
- Phòng Tổng hợp: Thực hiện đánh giá và đưa ra cảnh báo về rủi ro tín
dụng, lưu giữ hồ sơ tín dụng, theo dõi tình hình trả nợ gốc, nợ lãi vay của khách
hàng. Thực hiện báo cáo tín dụng hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất của ngân
hàng.
- Phòng tiền tệ kho quỹ: Thực hiện công tác quản lý tiền mặt, giấy tờ có
giá, ấn chỉ quan trọng và tài sản quý tại chi nhánh. Bảo quản và thực hiện thu
chi tiền mặt bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ.
- Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ: Thực hiện chức năng kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật, các quy định của Ngân hàng
Nhà nước, quy trình, quy chế của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng.
- Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu và giúp Ban Giám đốc trong
công tác tổ chức bộ máy hoạt động, công tác cán bộ và lao động tiền lương.
Thực hiện công tác hành chính quản trị và xây dựng cơ bản.
- Tổ điện toán: Quản lý hệ thống mạng nội bộ, duy trì hệ thống công
nghệ thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của CN đảm bảo máy móc
thiết bị luôn vận hành thông suốt.
50
2.1.5 Tình hình kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam chi nhánh thành phố Nam Định
Thị trường tài chính Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tốt và đang hội nhập
với thị trường tài chính quốc tế. Mặc dù nền kinh tế có nhiều bất ổn nhưng đang
có dấu hiệu phục hồi. Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp của Chính phủ
và NHNN: kinh tế vĩ mô được ổn định, lạm phát ở mức thấp (năm 2014 là
1,84%, năm 2015 là 0,63%, năm 2016 là 4,74%); tỷ giá ngoại tệ và thị trường
vàng ổn đinh, giá trị đồng Việt Nam được nâng lên trong thời gian dài, mặt bằng
lãi suất huy động và cho vay giảm mạnh, GDP Việt Nam tăng 6,21% thấp hơn
năm trước và là năm đầu tiên có mức tăng chậm lại kể từ 2014.
Với sự nỗ lực phấn đấu vượt khó của Ban Giám đốc cùng toàn thể cán
bộ công nhân viên, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vẫn phát triển an
toàn và hiệu quả. Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2014 – 2016
thể hiện như sau:
Bảng 2.1: ết quả kinh doanh của Vietinbank
chi nhánh thành phố Nam Định 2014-2016
Đơn vị tính: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
1.Tổng thu nhập 368 100 347 100 328 100
- Thu lãi cho vay 212 57,6 205 59,1 191 58,2
- Thu lãi tiền gửi 135 36,7 115 33,1 105 32
- Thu dịch vụ NH 10 2,7 15 4,3 17 5,2
- Thu khác 11 3 12 3,5 15 4,6
2.Tổng chi phí 310 100 312 100 288 100
- Trả lãi tiền gửi 232 74,8 212 67,9 200 69,4
- Trả lãi tiền vay 32 10,3 51 16,4 48 16,7
- Chi dịch vụ NH 28 9 30 9,6 9 3,1
- Chi khác 18 5,9 19 6,1 31 10,8
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Vietinbank năm 2014, 2015, 2016 - Chi
n n P Nam Định)
51
Qua bảng số liệu về tình hình hoat động kinh doanh cho thấy, lợi nhuận
trước thuế của Chi nhánh có xu hướng giảm qua các năm. Tuy mức tăng
trưởng âm, nhưng trong thời gian từ 2014-2016 Chi nhánh luôn đảm bảo tổng
thu nhập > tổng chi phí, Cụ thể năm 2014 chênh lệch thu – chi là 58 tỷ đồng,
năm 2016 chênh lệch thu – chi là 40 tỷ đồng.
2.1.6 Các hoạt đ ng khác
Ngoài những nghiệp vụ truyền thống trước đây như nhận gửi và cho vay,
hiện nay các ngân hàng thương mạiđã không ngừng gia tăng các hoạt động
dịch vụ ngân hàng với mức thu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu
nhập của ngân hàng. Đó là xu hướng phát triển của ngân hàng hiện đại. Nắm
được xu thế phát triển chung đó, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã
từng bước ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại cùng với
sự phát triển các loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú đáp ứng được đòi hỏi
của nền kinh tế thị trường linh hoạt và năng động.
- Hoạt động thẻ ATM: Ngân hàng Công thương Việt Nam tự hào là
ngân hàng đi đầu trong việc không ngừng phát triển các tiện ích dịch vụ ngân
hàng bán lẻ, đặc biệt là dịch vụ thẻ, sản phẩm dịch vụ thẻ VietinBank trong
thời gian qua. Sản phẩm - dịch vụ thẻ của VietinBank phải đáp ứng tốt các
tiêu chí về năng lực cạnh tranh, quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá - dịch
vụ; sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Sản phẩm - dịch vụ thẻ của
VietinBank đã tạo được niềm tin của khách hàng và nhận được nhiều giải
thưởng từ sự đánh giá của khách hàng như: giải thưởng Dịch vụ ngân hàng
bán lẻ tốt nhất năm 2010, Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm
2008 và 2010; giải Sao vàng thủ đô cho sản phẩm thẻ ghi nợ E-partner năm
2008; chứng chỉ ISO 9001-2000 cho sản phẩm dịch vụ thẻ và giải thưởng
“Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2011” dành cho thương hiệu thẻ tín dụng
quốc tế Cremium và thương hiệu thẻ ghi nợ E-Partner;“Top 3 Ngân hàng dẫn
52
đầu về doanh số thanh toán thẻ năm 2015” do Tổ chức thẻ Visa trao tặng;
“Top 3 Ngân hàng dẫn đầu lượng giao dịch thanh toán năm 2014 - 2015” do
Tổ chức thẻ MasterCard trao tặng; “Nhãn hiệu nổi tiếng - Nhãn hiệu cạnh
tranh năm 2015” cho thương hiệu thẻ tín dụng quốc tế Cremium và thương
hiệu thẻ ghi nợ E-Partner.
- oạt động t an to n và c uy n tiền: Công tác thanh toán luôn đảm
bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn với chất lượng ngày càng cao. Cán bộ
giao dịch được đào tạo nâng cao chất lượng phục vụ bằng phong cách chuyên
nghiệp và bài bản hơn. Ngân hàng Công thương Việt Nam tham gia hệ thống
thanh toán điện tử liên ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ thanh toán thu hút được
nhiều tổ chức kinh tế và tư nhân đến mở tài khoản tiền gửi giao dịch, do đó
tăng thu phí dịch vụ cho ngân hàng.
- Hoạt động ngân quỹ: Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong giao
nhận, kiểm đếm, bảo quản vận chuyển cũng như công tác quản lý kho và quỹ
tiền mặt, hồ sơ khách hàng, giấy tờ có giá, đồng thời điều hòa tiền mặt hợp lý,
duy trì tồn quỹ phù hợp tránh lãng phí vốn nhưng vẫn đảm bảo phục vụ khách
hàng kịp thời. Công tác thu chi tiền mặt nhanh chóng, chính xác, đúng quy
trình. Các nhân viên kiểm ngân luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, trung
thực, liêm khiết, tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh.
- Các hoạt động khác
+ Công tác quản lý điều hành tiếp tục được đổi mới, phù hợp với điều
kiện kinh doanh, yêu cầu quản lý của Chi nhánh và đạt được hiệu quả cao:
Ngay từ đầu năm, Đảng ủy, Ban giám đốc đã đề ra mục tiêu phấn đấu, xây
dựng các chương trình, biện pháp cụ thể để triển khai hoạt động kinh doanh.
Việc phân công công việc được thực hiện nghiêm túc, cụ thể từ lãnh đạo đến
cán bộ, đồng thời giám sát chặt chẽ tiến độ hoàn thành công việc, đảm bảo
chất lượng và thời gian. Các cuộc họp giao ban hàng tháng được duy trì đều
53
đặn và có sự cải tiến nhằm nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện kế hoạch của
từng phòng cũng như Chi nhánh. Bầu không khí dân chủ tiếp tục được phát
huy rộng rãi đã nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tinh thần đoàn kết nội bộ,
đấu tranh phê và tự phê bình của tập thể người lao động. Công tác quản trị
hành chính và quản trị tài chính tiếp tục được tăng cường góp phần nâng cao
ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của CBCNV, từng bước xây
dựng phong cách của một ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại.
+ Công tác kế hoạch, tổng hợp: Công tác xây dựng kế hoạch cũng như
giao chỉ tiêu kế hoạch cho các phòng nghiệp vụ đã được thực hiện bài bản,
khoa học và kịp thời. Công tác báo cáo thống kê luôn đảm bảo tính chính xác,
đầy đủ, có chất lượng là công cụ quan trọng giúp cho công tác điều hành,
quản lý hoạt động kinh doanh kịp thời, có hiệu quả.
+ Công tác tổ chức nhân sự, lao động, tiền lương: Chi nhánh đã bố trí
lại các phòng ban theo đúng mô hình tổ chức mới của NHCTVN, sắp xếp cán
bộ phù hợp với năng lực và sở trường, bộ máy sớm ổn định; tiền lương được
thực hiện theo đề án lương kinh doanh, phát huy hiệu quả tốt.
+ Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học: Đảm bảo việc nâng cao chất
lượng cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, giỏi nghiệp vụ
sẵn sàng cho hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài việc cử cán bộ tham gia các lớp
đào tạo của NHCTVN, chi nhánh đã tổ chức một số lớp nâng cao kỹ năng bán
hàng, kỹ năng giao tiếp cho các cán bộ làm công tác nghiệp vụ. Trong năm
các phòng khách hàng đã phối hợp một số phòng liên quan nghiên cứu, triển
khai 03 đề tài khoa học về phát triển mở rộng khách hàng.
+ Các hoạt động đoàn thể, các phong trào thi đua: luôn được quan tâm
đúng mức nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ nhân viên Ban Giám
đốc phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên đã phát động nhiều
phong trào thi đua trong cơ quan, có tổng kết, đánh giá khen thưởng động
viên kịp thời góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh.
54
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại
cổ phần Công thƣơng Việt Nam Chi nhánh thành phố Nam Định
Quy trình quản trị rủi ro được thực hiện đồng b và chặt chẽ
Quá trình cho vay tại chi nhánh tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ
đối với cả các khoản vay tín dụng mới và việc gia hạn các khoản tín dụng
hiện có. Chi nhánh được ra quyết định tín dụng trong phạm vi được ủy quyền
ngoài ra phải trình Tổng giám đốc/ chủ tịch hội đồng quản trị quyết định.
Quy trình được khép kín từ khi cán bộ thẩm định khách hàng, lãnh đạo
phòng khách hàng thẩm định và qua bộ phận hỗ trợ tín dụng rà soát trước khi
Ban giám đốc ra quyết định tín dụng (đối với các tín dụng trong thẩm quyền)
sau đó, thường xuyên có một bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ rà soát kiểm
tra sau để phát hiện các lỗi có thể gây ra rủi ro đối với từng khoản tín dụng.
Hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam có một quy trình Cảnh
báo rủi ro sớm đối với khách hàng. Hệ thống sẽ đưa cảnh báo đối với nhóm
khách hàng đang được phân loại nợ nhóm 1 và có khả năng chuyển sang nợ
nhóm cao hơn trong 3 tháng tới, chương trình này là cơ sở để ngân hàng Công
thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Công thương chi nhánh thành
phố Nam Định chủ động giám sát khách hàng, giúp ngân hàng kiểm soát rủi
ro trong quá trình cấp tín dụng cho khach hàng
Ngân hàng Công thương cũng xây dựng danh mục tín dụng phù hợp
ngưỡng tín dụng đối với ngành/ phân khúc khách hàng/ các vùng miền chi
nhánh sẽ căn cứ đến kết quả chấm điểm các chỉ tiêu chiết xuất từ hệ thống kết
hợp với kết quả chấm điểm các chỉ tiêu trong bảng câu hỏi điều tra. Từ đó đưa
ra các biện pháp ứng xử phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng
Chi nhánh dựa trên hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam
xây dựng danh mục tín dụng phù hợp, ngưỡng tín dụng đối với từng phân
55
khúc khách hàng, từng kỳ hạn, từng ngành nghề khác nhau để cán bộ thẩm
định khách hàng và quyết định cho vay phù hợp.
Kiểm soát và quản trị rủi ro tín dụng bằng cách thiết lập hạn mức thanh
toán tương ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được đối
với mỗi khách hàng và đối với mỗi lĩnh vực địa lý, ngành nghề. Giám sát dư
nợ liên quan đến các hạn mức đã cấp.
Thiết lập quy trình soát xét chất lượng tín dụng cho pháp dự báo sớm
những thay đổi về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của các bên đối tác dựa
trên các yếu tố định tính, định lượng.
Hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng được thiết lập thông qua hệ
thống xếp hạng tín dụng, trong đó, mỗi khách hàng được xếp loại ở một mức
độ rủi ro.
Chi nhánh, các phòng giao dịch cho vay phải theo dõi thường xuyên
định hướng tín dụng từng thời kỳ mà NHCTVN đưa ra. Trên cơ sở các định
hướng tín dụng chung và định hướng theo các chiều cụ thể đối ngành/ phân
khúc khách hàng/ các vùng miền, chi nhánh sẽ cụ thể hóa trong việc tìm kiếm,
phát triển khách hàng để mở rộng hoạt động cấp tín dụng; phê duyệt/ quyết
định tín dụng đảm bảo tăng trưởng phải đi đôi với chất lượng tránh rủi ro cho
ngân hàng
Chi nhánh có thể chủ động thực hiện giám sát tình hình tuân thủ tại các
phòng giao dịch của chi nhánh thông qua các báo cáo tuân thủ trên hệ thống
hồ sơ rủi ro để chủ động nhận diện , giám sát và có các biện pháp kiểm soát
đối với các khoản nợ có vấn đề nhằm giả m thiểu rủi ro tín dụng tại các
phòng giao dịch.
Các xếp hạng rủi ro được sửa đổi, cập nhật lại thường xuyên.
Sau 3 năm đồng cùng Ngân hàng Công thương Việt Nam triển khai
chương trình Basel II, Chi nhánh đã ứng dụng kết quả vào công tác quản trị
56
điều hành, phân tách trách nhiệm rõ ràng về QTRR giữa các vòng; từ cấp giao
dịch đến khung quản trị toàn hàng; giảm thiểu sự phân tán trong dữ kiện về
rủi ro; kiểm soát toàn bộ các lĩnh vực trọng yếu của ngân hàng; xây dựng Hệ
thống Quản lý Hồ sơ rủi ro (Risk profile). Hệ thống này giúp nhận diện phạm
vi và mức độ rủi ro để có biện pháp kiểm soát và kế hoạch hành động đảm
bảo hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả: Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu thấp,
tín dụng tăng trưởng mạnh ở các ngành nghề mũi nhọn tại địa phương như
ngành dệt may; nuôi trồng thủy hải sản
2.2.1 Phân loại rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam Chi nhánh thành phố Nam Định
Nợ ấu và tỷ lệ nợ ấu
Bảng 2.2: Cơ cấu nhóm nợ
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dƣ nợ
(Tỷ
VND)
Tỷ trọng
(%)
Dƣ nợ
(Tỷ
VND)
Tỷ
trọng
(%)
Dƣ nợ
(Tỷ
VND)
Tỷ
trọng
(%)
Tổng dƣ nợ 1.923 100 2.436 100 3.029 100
Nợ nhóm 1 1.903,5 99 2.430,5 99,77 3.023 99,82
Nợ nhóm 2 15,1 0,78 0 0 0 0
Nợ nhóm 3 0,3 0,02 3 0,12 3 0,1
Nợ nhóm 4 0 0 0 0 2 0,07
Nợ nhóm 5 4,1 0,2 2,5 0,11 1 0,03
Nợ xấu 4,4 5,5 6
Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,36 0,23 0,2
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Vietinbank - C i n n P Nam Định)
57
Hình 2.1: Biểu đồ dƣ nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2014 - 2016
Từ bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ xấu của chi nhánh qua các năm có xu
hướng giảm. Năm 2014 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 0,36% ( 4,4 tỷ đồng),
năm 2015 tỷ lệ này còn 0,26% (tương ứng với 5,5 tỷ đồng), năm 2016 con số
này còn là 0,2% (tương ứng với 6 tỷ đồng).
Năm 2015 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giảm so sới năm 2014, tỷ trọng nợ
xấu của năm này chủ yếu là dư nợ nhóm 3 chiếm 0,12%/tổng dư nợ (tương ứng
là 3 tỷ đồng) lý do khách quan là do các khoản nợ ngắn hạn, khách hàng chưa
kịp thu hồi vốn để trả nợ cho Ngân hàng, tiếp đến là nợ nhóm 5 chiếm
0,11%/tổng dư nợ, đó là do các khoản nợ có khả năng mất vốn còn tồn đọng lâu
tại chi nhánh chưa được xử lý hết. Cùng với việc sát sao theo dõi nợ xấu, ngân
hàng đã cùng với khách hàng tháo gỡ khó khăn để tạo điều kiện cho khách hàng
vừa hoạt động kinh doanh vừa thanh toán được nợ xấu tại ngân hàng. Hơn nữa
chi nhánh đã thực hiện công tác miễn giảm lãi treo tồn đọng cho khách hàng
nhằm khuyến khích khách hàng trả hết nợ gốc. Vì vậy, đến năm 2016 tỷ lệ nợ
xấu chỉ còn 0,2%/ tổng dư nợ. Công tác quản lý rủi ro của chi nhánh đạt kết quả
58
tốt trong việc hạ thấp tỷ lệ nợ xấu, xử lý các khoản nợ khó đòi, đặc biệt là các
khoản nợ thuộc nhóm 5 và hạn chế các khoản nợ xấu phát sinh.
Nợ quá ạn và tỷ lệ nợ qu ạn
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn của VietinBank
Chi nhánh Thành phố Nam Định 2014 - 2016
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng dƣ nợ 1.923 2.436 3.029
Nợ quá hạn 19,5 5,5 6
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1 0,23 0,2
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Vietinbank - c i n n P Nam Định)
Hình 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn của VietinBank Chi nhánh
Thành phố Nam Định 2014 - 2016
(Nguồn: Bảng báo cáo tín dụng Vietinbank – CN P Nam Địn àng năm
59
Do chủ động trong việc đánh giá phân loại nợ để có cơ sở đưa ra các giải
pháp quản lý chất lượng tín dụng, phòng ngừa nợ xấu, trích lập dự phòng và xử
lý nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2014- 2016 có xu hướng giảm qua các
năm. Tỷ lệ nợ xấu đến thời điểm 31/12/2014 là 0,1%, tỷ lệ này giảm còn
0,23% đến thời điểm 31/12/2015, đến năm 2016 tỷ lệ nợ xấu 0,2%. Trong 3
năm từ 2014- 2016, ngân hàng đã thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng tín dụng như theo dõi và quản lý sát sao nợ xấu phát sinh, giám
sát chặt chẽ các khoản nợ từ nhóm 2 trở lên, tích cực đôn đốc thu hồi nợ xấu và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Do vậy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh 3 năm qua
ở mức cho phép đạt mục tiêu đề ra, các khoản nợ thuộc nhóm 5 giảm đi rõ rệt,
năm 2014 nợ nhóm 5 là 4,1 tỷ đồng chiếm 93% tổng nợ xấu, năm 2015 là 2,5
tỷ chiếm 45,5% tổng nợ xấu, năm 2016 nợ nhóm 5 chỉ còn là 1,3 tỷ chiếm
21,7% tổng nợ xấu .
Trong ba năm trở lại đây chất lượng tín dụng của chi nhánh đã phần nào
được cải thiện, nợ quá hạn, nợ xấu đến thời điểm cuối mỗi năm đều chiếm tỷ lệ
thấp trong tổng dư nợ.Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại những khoản tín dụng
tiềm ẩn nhiều rủi ro gây tổn thất cho NH, nợ xấu vẫn có xu hướng gia tăng, các
khoản nợ có khả năng mất vốn mặc dù không lớn nhưng chi nhánh vẫn phải
đặc biệt quan tâm vì qua báo cáo kết quả thu hồi nợ xấu hàng năm của chi
nhánh có những khoản đã xử lý rủi ro một thời gian dài nhưng vẫn không thu
hồi được hoặc tỷ lệ thu hồi nợ rất thấp.
Điều này cho thấy nợ có khả năng mất vốn đã được chi nhánh chú trọng
quan tâm nhằm hạn chế phát sinh tăng rất ít.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được đánh giá là một trong những
ngân hàng kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất trong hệ thống ngân hàng. Đây là
một cố gắng rất lớn của toàn bộ đội ngũ cán bộ tín dụng cũng như nhân viên các
bộ phận khác của ngân hàng TMCP Công thương trong những năm qua.
60
Bảng 2.4: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian của VietinBank Chi nhánh
Thành phố Nam Định 2014 - 2016
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dƣ nợ
Tỷ
trọng
(%)
Dƣ nợ
Tỷ
trọng
(%)
Dƣ nợ
Tỷ trọng
(%)
1. Tổng dƣ nợ
Tỷ
đồng
1.923 2.436 3.029
2. Nợ quá hạn
Tỷ
đồng
19,5 100 5,5 100 6 100
- Nợ quá hạn dưới 90
ngày (NQH bình
thường)
Tỷ
đồng
15,1 77,5 0 0 0 0
- Nợ quá hạn từ 180 -
360 ngày (NQH có vấn
đề)
Tỷ
đồng
0,3 1,5 3 54,5 5 83,3
- Nợ quá hạn từ trên
360 ngày (NQ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_thuong_mai_c.pdf