Luận văn Sử dụng di sản hoàng thành Thăng Long trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ v

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

6. Giả thuyết khoa học 6

7. Đóng góp của đề tài 6

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6

9. Cấu trúc luận văn 6

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG DI

SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬỞ TRưỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG 7

1.1. Cơ sở lý luận 7

1.1.1. Khái niệm về di sản văn hóa 7

1.1.2. Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam 10

1.1.3. Phân loại di sản 11

1.1.4. Vai trò của việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học Lịch sử Việt

Nam lớp 10 ở trường phổ thông 14

1.2. Cơ sở thực tiễn 17

1.2.1. Thực trạng sử dụng di sản văn hóa trong dạy học Lịch sử dân tộc17

1.2.2. Thực trạng sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học

Lịch sử Việt Nam lớp 10 18

Tiểu kết chương 1 28

CHưƠNG 2:CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG DI SẢN HOÀNG

THÀNHTHĂNG LONG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10

TRưỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN BÍNH,HUYỆN VỤ BẢN

TỈNH NAM ĐỊNH. THỰC NGHIỆM Sư PHẠM 29

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 –

chương trình chuẩn ở trường Trung học Phổ thông 29

2.1.1. Vị trí 29

2.1.2. Mục tiêu 30

2.1.3. Nội dung 31

2.2. Khảo sát nguồn tài liệu ở di sản Hoàng Thành Thăng Long cần và có

thể sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 trường trung học phổthông

2.2.1. Giới thiệu chung về khu trung tâm di sản Hoàng thành Thăng

Long 2.2.2. Một số nội dung tài liệu ở di sản Hoàng Thành Thăng Long có thể

sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 trường trung học phổ

thông

2.3. Những nguyên tắc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy

học lịch sử ở trường Trung học Phổ thông

2.3.1. Khai thác tính trực quan sinh động của di sản Hoàng thành ThăngLong

2.3.2. Đảm bảo tính khoa học, sư phạm

2.3.3. Phát huy tính tích cực trong nhận thức của học sinh

2.4. Các biện pháp sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học

Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản

tỉnh Nam Định

2.4.1. Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long để tạo biểu tượng về các

sự kiện lịch sử cơ bản

2.4.2. Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long để tiến hành tổ chức thảoluận nhóm

2.4.3. Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long để tiến hành dạy học dựán

2.5. Thực nghiệm sư phạm

2.5.1. Mục đích thực nghiệm

2.5.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

2.5.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm

2.5.4. Phân tích kết quả thực nghiệm

Tiểu kết chương 2 285

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 287

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

PHỤ LỤC

pdf40 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng di sản hoàng thành Thăng Long trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay liên kết với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khảo học. + Các di chỉ: các tác phẩm do con ngƣời tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo, các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ học có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mĩ, dân tộc học hoặc nhân chủng học. Tóm lại, theo Luật Di sản văn hóa quy định, di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 10 1.1.2. Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, đƣợc trao truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân ta. Căn cứ vào nguồn tài liệu lƣu trữ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nƣớc ta hiện có 40.000 di tích Lịch sử - văn hóa. Trong đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, đã xếp hạng 3152 di tích có giá trị quốc gia, gồm 1468 di tích Lịch sử - văn hóa; 1478 di tích kiến trúc – nghệ thuật; 77 di tích khảo cổ; 129 danh lam thắng cảnh. Căn cứ vào điểm 3, điều 29, chƣơng IV – Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể. Mục 1: Di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, theo đề nghị của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và văn bản thẩm định của Hội Di sản văn hóa Quốc gia, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định xếp hạng có 23 di tích quốc gia đặc biệt; đồng thời cũng đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) xem xét, đƣa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể tiêu biểu của nhân loại. Dƣới đây là 7 di sản văn hóa đƣợc tổ chức UNESCO công nhận: - Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận Vịnh Hạ Long là Disản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục đƣợc UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo. - Năm 2003, vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với hệ thống hang động giá trị hàng đầu thế giới với bốn điểm nhất: có sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, có những bờ cát rộng và đẹp nhất, có những thạch nhũ đẹp nhất. 11 Bên cạnh đó còn có 5 di sản văn hóa vật thể của Việt Nam đƣợc ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa nhân loại: - Quần thể các công trình kiến trúc cố đô Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế đƣợc công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1993. Quần thể có diện tích hơn 500ha cùng hệ thống những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc nguy nga tráng lệ gắn liền với cảnh quan thiên nhiên núi sông bao quanh. - Khu phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, đƣợc hình thành từ thế kỷ 16 – 17 và là một thƣơng cảng của miền Trung. Năm 1999, phố cổ Hội An đã đƣợc UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hiện nay, đây đƣợc coi là một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị thời phong kiến. - Khu di tích Mỹ Sơn là khu vực đền tháp của ngƣời Chăm cổ, thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 68km về hƣớng Tây – Tây Nam. Với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của dân tộc Chăm. Đây đƣợc coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Đạo Hinđu ở khu vực Đông Nam Á, và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn đƣợc UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. - Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội đƣợc công nhận là di sản văn hóa thế giới vào đúng dịp mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (2010). - Thành nhà Hồđƣợc coi là thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 35 của Uỷ ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới. 1.1.3. Phân loại di sản Toàn bộ Di sản thế giới đƣợc tổ chức UNESCO chia thành 3 nhóm: Di sản văn hóa (nhân tạo); Di sản thiên nhiên thế giới (thiên tạo) và Di sản hỗn hợp (kết hợp giữa thiên tạo và nhân tạo). Trong đó, di sản văn hóa đƣợc phân chia thành hai loại là Di sản văn hóa vật thể và Di sản văn hóa phi vật thể. 12 1. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng đƣợc tái tạo và đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Theo UNESCO, có thể xếp văn hóa phi vật thể thành 14 loại hình nhƣ sau: a. Ngôn ngữ b. Lịch sử truyền miệng c. Nghi lễ và tôn giáo truyền thống d. Các hình ảnh, biểu tƣợng thiêng e. Các loại thiết kế (không mang tính chất thiêng), ngành nghề thủ công truyền thống f. Âm nhạc truyền thống g. Múa truyền thống h. Ẩm thực i. Kỹ năng săn bắn thú (khả năng nhận biết hơi thú, bắt chƣớc tiếng kêu của con vật, đánh bắt cá,...) j. Các phƣơng pháp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên truyền thống k. Kiến thức về thiên văn học, về y học cổ truyền l. Các phƣơng pháp truyền thống giữa các thế hệ trong cộng đồng. Các loại hình kể trên đƣợc dựa theo cách phân loại của Prott, Lyndel, Some Considerations on the protection of the Intangible Heritage: Claims and Remedies (Một vài quan điểm về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể: Yêu cầu và giải pháp). Tuy nhiên, các hình thức kể trên chƣa bao trùm toàn bộ các di sản văn hóa phi vật thể của loài ngƣời. Song dựa vào các tiêu chí trên, mỗi quốc gia có thể ra các bảo tồn, cách truyền dạy tài sản vô giá cho các thế hệ kế tiếp. Đối với Việt Nam, theo Luật Di sản văn hóa, chúng ta đang bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể sau đây: a. Tiếng nói, chữ viết 13 b. Nghệ thuật trình diễn dân gian c. Tập quán xã hội và tín ngƣỡng truyền thống, tri thức dân gian d. Ẩm thực truyền thống...” 2. “Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam – thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Theo đó: - Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. - Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị Lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. - Di vật là hiện vật đƣợc lƣu truyền lại có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học có từ 100 năm tuổi trở lên. - Bảo vật quốc gia là hiện vật đƣợc lƣu truyền lại có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nƣớc về lịch sử, văn hóa, khoa học” [23, tr. 31]. Thực tế, sự phân chia giá trị di sản văn hóa thành phi vật thể và vật thể chỉ có ý nghĩa tƣơng đối. Theo Lƣu Trần Tiêu cho rằng: “... sự phân chia thành văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể theo dạng tồn tại của sản phẩm sáng tạo chỉ có tính chất tƣơng đối. Bởi lẽ dƣới cái lớp vỏ vật chất của sản phẩm văn hóa chứa đựng giá trị về năng lực sáng tạo, về thẩm mỹ, về ý nghĩa và nội dung thể hiện gắn liền với thế giới quan, nhân sinh quan của một cộng đồng. Chẳng hạn, kiến trúc của ngôi đình làng với đồ thờ tự là sản phẩm văn hóa vật thể, nhƣng còn bao nhiêu giá trị văn hóa khác của một đình làng (công đức của ngƣời đƣợc tôn vinh là Thành hoàng làng, giá trị thẩm mỹ, ý nghĩa phản ánh qua kiến trúc và những mảng trang trí, cũng nhƣ mối quan hệ giữa chúng với môi trƣờng cảnh quan xung quanh, những hội hè, những quy tắc về tập tục sinh hoạt đình làng,...) lại là cái hồn, cái bản chất gắn kết không thể tách rời khỏi cái đình làng vật thể. Hay bản thân cơ thể ngƣời nghệ nhân 14 là vật thể nhƣng óc thẩm mỹ, tài năng sáng tạo, sự khéo léo và tinh tế, những kinh nghiệm và bí quyết hành nghề... khiến họ tạo ra đƣợc những sản phẩm văn hóa tuyệt vời tồn tại dƣới dạng phi vật thể. Thế thì làm sao có thể tách rời nhau đƣợc” [27, tr. 661-662]. Nhƣ vậy, các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có mối liên hệ chặt chẽ, bản thân chúng đã hòa quyện với nhau tạo nên một chuỗi di sản quý giá và thế hệ kế tiếp có trách nhiệm gìn giữ và phát triển. Giáo dục sử dụng di sản văn hóa (bao gồm vật thể và phi vật thể), di sản thiên nhiên, trong đó bao hàm cả giáo dục truyền thống. Theo Nguyễn Văn Huy – Uỷ viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, giáo dục di sản văn hóa chính là giáo dục về những di sản xung quanh chúng ta, các di sản xung quanh trƣờng học. Hiện nay giáo dục nói chung và giáo dục Lịch sử nói riêng có nhiều nghĩa mở rộng so với giáo dục truyền thống. 1.1.4. Vai trò của việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường phổ thông Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc giáo dục truyền thống hƣớng cho thế hệ trẻ tới sự phát triển năng lực một cách tự nhiên, chủ động và sáng tạo. Lứa tuổi trung học phổ thông là đối tƣợng rất cần có sự định hƣớng rõ ràng để xác định ngành nghề trong tƣơng lai. Để thực hiện điều này, bản thân mỗi nhà giáo dục cần từng bƣớc đổi mới phƣơng thức giáo dục truyền thống để phù hợp với tâm lí và nhu cầu của các em. Tại Hội thảo “Chƣơng trình giáo dục di sản trong nhà trƣờng tại Việt Nam”, Thứ trƣởng Nguyễn Vinh Hiển đã nhấn mạnh rằnggiáo dục di sản đã và đang từng bƣớc trở thành yêu cầu, nhiệm vụ và động lực đối với các trƣờng phổ thông, góp phần quan trọng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện ở Việt Nam. Trước hết, mục đích hướng tới của việc giáo dục di sản là nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa, rèn luyện tính chủ động sáng tạo trong đổi mới phương pháp 15 học tập. Hơn thế nữa, việc sử dụng di sản văn hóa tác động đến tƣ tƣởng, tình cảm của học sinh. Thông qua di sản dù là vật thật hay qua phim, ảnh, tranh, vẽ,... đƣợc thầy cô sử dụng trong bài dạy đều góp phần nâng cao tính trực quan, giúp ngƣời học mở rộng khả năng tiếp cận đối tƣợng liên quan tới bài học tồn tại trong di sản. Di sản văn hóa cũng là phƣơng tiện quan trọng giúp học sinh rèn một số kỹ năng học tập nhƣ: kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin,... qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu đƣợc trong quá trình tiếp cận với di sản. Đồng thời, còn là sự vận dụng kiến thức liên môn để giải thích những hiện tƣợng, sự vật có trong các di sản văn hóa. Thông qua phƣơng pháp sử dụng di sản trong dạy học sẽ làm cho những giá trị về văn hóa, lịch sử, khoa học khởi sắc và có thể truyền cảm hứng cho các em. Điều này giúp học sinh không chỉ hiểu về di sản theo nghĩa rộng mà còn giúp các em tƣ duy sâu hơn về các giá trị truyền thống, tác động trực tiếp đến tình cảm, đạo đức và hình thành nhân cách. Thứ hai, theo định hướng của Bộ giáo dục và Đào tạo, phương pháp dạy học hiện nay chuyển từ dạy học thụ động sang dạy học phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh làm chuyển biến vị trí người học từ thụ động sang chủ động. Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học bộ môn là một phƣơng pháp không mới, đây là sự kết hợp giữa yếu tố dạy học truyền thống và hiện đại. Do đặc thù bộ môn lịch sử nên khi giáo viên sử dụng các di sản để tăng sự tin cậy đối với các sự kiện quá khứ là điều tất yếu. Di sản văn hóa cũng mang đặc điểm rất phù hợp với yêu cầu của bộ môn qua các hiện vật mang tính chính xác, cụ thể, phong phú mà nó xuất hiện tại các sự kiện. Đây là loại tài liệu học sinh cần đƣợc tiếp xúc và giúp các em thoát khỏi tình trạng “hiện đại hóa lịch sử”. Việc sử dụng di sản còn giúp học sinh có thêm cơ sở vững chắc để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ quy luật, bài học quan trọng của lịch sử, bƣớc đầu đặt nền tảng cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa học. 16 Thứ ba, việc sử dụng tài liệu di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học lịch sử còn có ý nghĩa xã hội và ý nghĩa giáo dục. Căn cứ vào Luật di sản văn hóa (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009), di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân ta.Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, hầu hết các sự kiện lịch sử trọng đại đều diễn ra trên mảnh đất Thăng Long. Hơn thế nữa, trải qua gần 13 thế kỷ, Hoàng thành Thăng Long vẫn tồn tại nhƣ một chứng nhân lịch sử khiến cho cả dân tộc Việt Nam thêm tự hào. Chính vì vậy, đặt ra yêu cầu sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trƣờng THPT với các hoạt động học tập đa dạng, phong phú. Với các chức năng chính trị và vai trò mang tính biểu tƣợng của mình, Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội có liên quan trực tiếp tới rất nhiều sự kiện văn hóa và lịch sử quan trọng, những biểu đạt nghệ thuật cũng nhƣ các tƣ tƣởng luân lý, triết học và tôn giáo. Các sự kiện diễn ra liên tiếp đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của một quốc gia độc lập trong suốt hơn một ngàn năm, bao gồm cả thời kỳ thuộc địa và hai cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất Việt Nam thời hiện đại. Vua Lý Thái Tổ dời đô tới Thăng Long là một bƣớc tiến không thể thiếu trong sự nghiệp củng cố nền độc lập của dân tộc Việt. Việc lựa chọn địa điểm thành Đại La của chế độ cũ làm nơi xây dựng kinh đô Thăng Long của quốc gia mới độc lập có ý nghĩa khẳng định chủ quyền và quyền độc lập tự chủ của nhân dân ta. Trong suốt chiều dài lịch sử, qua quá trình xây dựng và phát triển kinh đô Thăng Long – Hà Nội, ý nghĩa biểu tƣợng này không bao giờ bị lãng quên. Những sự kiện lịch sử trọng đại đều để lại dấu ấn trong khu di sản. Kể từ cuộc chiến giành quyền tự chủ dƣới sự cai trị của chính quyền phƣơng Bắc đến những ảnh hƣởng của tƣ tƣởng, tôn giáo đều dần khẳng định ý thức dân tộc sâu sắc. Đặc biệt, Nho giáo có ảnh hƣởng rất rõ đến hình thái quy hoạch và kiến trúc Thăng Long thời kỳ 17 này. Những tiếp xúc và giao thoa văn hóa Đông – Tây, những cuộc đấu tranh giành quyền lực thời thuộc địa cũng đã để lại dấu ấn đậm nét trong khu di sản. Với những giá trị tiêu biểu của mình, Hoàng thành Thăng Long là minh chứng cho 10 thế kỷ giao lƣu và giao thoa văn hóa từ khắp nơi châu Á. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng sử dụng di sản văn hóa trong dạy học Lịch sử dân tộc Căn cứ vào thực trạng dạy và học lịch sử hiện nay của nƣớc ta cho thấy còn nhiều vấn đề đặt ra đối với cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và chính bản thân học sinh. Theo thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo cho thấy, tại kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2015 chỉ 15,3% học sinh đăng ký môn Lịch sử, thấp nhất trong số các môn tự chọn của kỳ thi. Có rất nhiều trƣờng không có thí sinh nào đăng kí môn Lịch sử. Vì vậy, tình trạng này có thể lặp lại trong rất nhiều năm tiếp theo nếu chúng ta không có sự thay đổi tích cực từ nhiều phía. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia 2016, Hà Nội có 76,137 thí sinh đăng ký tham gia dự thi, trong đó môn Lịch sử có lƣợng thí sinh đăng ký thấp nhất với 8,954 học sinh (chiếm gần 12% trên tổng số thí sinh đăng ký dự thi). Rất nhiều điểm thi ”trắng” thí sinh dự thi môn Lịch sử nhƣ trƣờng THPT Bắc Thăng Long, THPT Đông Anh (Đông Anh), THPT Đa Phúc (Sóc Sơn), THPTQuang Minh (Mê Linh) không có thí sinh dự thi Lịch sử. Còn Phòng khảo thí và kiểm định chất lƣợng, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh công bố số liệu đăng ký dự thi THPTQuốc gia 2016 là 55,615 học sinh. Trong đó, số thí sinh lựa chọn môn Lịch sử chỉ có 3,908 học sinh trên tổng số. Để cải thiện tình trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những định hƣớng thay đổi, đột phá về cấu trúc câu hỏi, hƣớng tới cách kiểm tra – đánh giá theo hƣớng hạn chế việc học lý thuyết, nặng về tái hiện kiến thức. Thay vào đó là sự phát huy sức sáng tạo của mỗi cá nhân bằng cách xây dựng phần tự luận dạng đề mở nhằm buộc học sinh đƣa ra ý kiến, quan điểm của học sinh về nhân vật, sự kiện, biến cố lịch sử. Theo đánh giá của các giáo viên bộ 18 môn Lịch sử, đề thi Quốc gia 2016 không nặng về kiến thức, có cả câu hỏi mở liên hệ thực tế nên thí sinh không thể học tủ, không đƣợc điểm cao nếu không biết tƣ duy, liên hệ. Nhận xét về đề thi, cô Hứa Hoa Mai, giáo viên Lịch sử trƣờng THPTLê Viết Thuật thành phố Vinh – Nghệ An cho biết: đề thi năm nay phần kiến thức bám sát trong sách giáo khoa, trải rộng kiến thức trong suốt chƣơng trình đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức tổng thể chứ không phải một vấn đề, không thể học tủ. Mặt khác, đề thi đi theo hƣớng phân tích khái quát, khuyến khích thí sinh phát huy ý kiến cá nhân và có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ. Khả năng phân loại thí sinh cao. Dạy học sử dụng di sản văn hóa chƣa từng là một phƣơng pháp mới mẻ đối với giáo viên song thực tế lại chƣa đƣợc sử dụng rộng rãi và có định hƣớng rõ ràng. Ngày 28 tháng 6 năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Hiệp hội UNESCO của Việt Nam tổ chức Hội thảo (cấp chuyên gia) với chủ đề: “Dạy học thông qua di sản”. Tại hội thảo, Vụ giáo dục Trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình bày bản dự thảo: “Đề cƣơng tài liệu hƣớng dẫn dạy học thông qua di sản”. Kết cấu đề cƣơng gồm có 3 phần: 1) Dạy học thông qua di sản; 2) Những yêu cầu đối với việc dạy học thông qua di sản; 3) Nội dung, phƣơng pháp và hình thức dạy học thông qua di sản. Căn cứ vào bản đề cƣơng nói trên, giáo viên có thể đƣa ra những định hƣớng rõ ràng, thay đổi cách nhìn nhận của học sinh đối với những sự kiện quá khứ thông qua các hiện vật còn tồn tại bên trong di sản. Hơn thế nữa, các di sản văn hóa, dù là vật thật hay qua phim ảnh, tranh vẽ,.. nếu đƣợc sử dụng trong dạy học đều góp phần nâng cao tính trực quan, giúp ngƣời học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tƣợng, hiện tƣợng liên quan đến bài học tồn tại trong di sản. 1.2.2. Thực trạng sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 Thực tiễn dạy học Lịch sử đã một phần đƣợc thể hiện rõ qua kết quả mỗi kỳ thi THPT Quốc gia. Đó là thực trạng đáng báo động đối với bộ môn, hơn hết, việc thay đổi phƣơng pháp giáo dục là cần thiết. Một bộ phận giới trẻ hiện nay 19 không am hiểu về lịch sử văn hóa dân tộc đã trở thành nỗi trăn trở của những ngƣời làm công tác giáo dục. Để hạn chế tình trạng này, việc đƣa giáo dục thông qua di sản vào chƣơng trình chính là cách bồi dƣỡng tình yêu quê hƣơng đất nƣớc cho học sinh. Bên cạnh đó, điểm mạnh của việc sử dụng di sản văn hóa chính là đặt học sinh vào chính sự kiện, học sinh phải là chủ thể tích cực trong quá trình sử dụng di sản trong giờ học và các hoạt động giáo dục. 1.2.2.1. Nội dung khảo sát Để tổ chức điều tra thực trạng sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trƣờng THPT, chúng tôi đã tập trung khảo sát dựa trên các tiêu chí sau:  Về phía giáo viên + Quan niệm của giáo viên về khái niệm di sản văn hóa. + Quan niệm của giáo viên về vấn đề sử dụng di sản văn hóa trong dạy học môn Lịch sử. + Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết của việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trƣờng THPT. + Mức độ giáo viên sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10. + Cách thức giáo viên thiết kế các hoạt động học tập có sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long. + Hiệu quả đạt đƣợc khi giáo viên sử dụng các hoạt động học tập có sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long. + Những cách thức mà giáo viên sử dụng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập khi sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học của học sinh. + Những khó khăn mà giáo viên gặp phải ở trƣờng Trung học phổ thông khi sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10. + Nguồn thông tin để tìm hiểu về di sản Hoàng thành Thăng Long. 20  Về phía học sinh + Quan niệm của học sinh về khái niệm di sản văn hóa. + Quan niệm của học sinh về vấn đề sử dụng di sản văn hóa trong dạy học môn Lịch sử. + Đánh giá của học sinh về mức độ cần thiết của việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trƣờng THPT. + Cách thức giáo viên thiết kế các hoạt động học tập có sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long. + Mức độ hứng thú của học sinh khi giáo viên sử dụng các hoạt động học tập có sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long. + Những cách thức mà giáo viên sử dụng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập khi sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học của học sinh. + Những khó khăn mà học sinh gặp phải ở trƣờng THPTkhi tìm hiểu nguồn tài liệu của di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10. + Nguồn thông tin để tìm hiểu về di sản Hoàng thành Thăng Long. Việc điều tra tiến hành thông qua bộ phiếu hỏi và phỏng vấn giáo viên cũng nhƣ học sinh. Chúng tôi đã tiến hành tổ chức điều tra với 10 phiếu điều tra giáo viên Lịch sử ở các trƣờng THPT, 110 phiếu điều tra học sinh trên địa bàn các tỉnh và thành phố Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình 1.2.2.2. Kết quả khảo sát Trên cơ sở thu thập thông tin và xử lý số liệu đối với giáo viên và học sinh, kết quả thu đƣợc nhƣ sau: 1) Quan niệm của giáo viên về khái niệm di sản văn hóa - 45% giáo viên tham gia cuộc điều tra cho rằng: di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được thế giới công nhận. - 30% giáo viên cho rằng: Di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. 21 - 15% giáo viên tham gia cuộc điều tra cho rằng: Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. - 10% giáo viên tham gia cuộc điều tra có ý kiến khác. Nhƣ vậy, về cơ bản giáo viên đã có nhận thức đúng về di sản văn hóa song nhiều giáo viên còn chƣa có cách hiểu đầy đủ về vấn đề này. Biểu đồ 1.1. Quan niệm của giáo viên về khái niệm di sản văn hóa 2) Quan niệm của giáo viên về vấn đề sử dụng di sản văn hóa trong dạy học môn Lịch sử Qua thống kê, có thể đánh giá sơ lƣợc nhƣ sau: + Không có giáo viên nào cho rằng đây phương pháp giúp học sinh nâng cao kỹ năng sống, giúp cá nhân và cộng đồng có những hiểu biết về di sản đồng thời tham gia bảo vệ di sản. + 54.5% giáo viên nhận định rằng đây là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập liên quan tới di sản văn hóa, góp phần bổ sung kiến thức và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, nâng cao hiểu biết bảo vệ, tuyên truyền và có thái độ ứng xử đúng đắn với các di sản. 45 30 15 10 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D 22 + 45.5% giáo viên đƣợc hỏi đồng ý với ý kiến đây là phương pháp cải thiện chất lượng giáo dục môn Lịch sử, giúp học sinh tăng cường am hiểu lịch sử dân tộc. Có thể nói, giáo viên đã bƣớc đầu xác định đƣợc vấn đề sử dụng di sản văn hóa trong dạy học Lịch sử. 3) Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết của việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường Trung học phổ thông Biểu đồ 1.2. Biểu đồ đánh giá mức độ cần thiết của việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 Dựa vào biểu đồ nêu trên, chúng tôi nhận thấy: đa số giáo viên cho rằng việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng long trong dạy học môn Lịch sử lớp 10 là rất quan trọng. Trong đó, 21.5% giáo viên cho rằng sử dụng di sản này trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 là rất cần thiết; 55.7% giáo viên cho là cần thiết; 16.7% giáo viên cho là bình thƣờng và 6.1% giáo viên cho rằng đây là việc làm không cần thiết. Nhƣ vậy, dù nhận thức đúng về di sản văn hóa nhƣng nhiều giáo viên vẫn chƣa coi trọng sử dụng di sản vào quá trình dạy học, đặc biệt với di sản Hoàng thành Thăng Long. 4) Mức độ giáo viên sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 Rất cần thiết 21.5% Cần thiết 55.7% Bình thƣờng 16.7% Không cần thiết 6.1% 23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf05050002772_4167_2003069.pdf
Tài liệu liên quan