Luận văn Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 6

1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại 6

1.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng thương mại 7

1.1.3. Vai trò và chức năng của ngân hàng thương mại 8

1.1.4. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 11

1.2. Vốn và hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại 12

1.2.1. Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại 12

1.2.2. Sự cần thiết của huy động vốn đối với ngân hàng thương mại 13

1.2.3. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 16

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại 18

1.3.1. Vai trò của hoạt động huy động vốn đối với ngân hàng thương mại 18

1.3.2. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại 19

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. 23

1.4.1. Yếu tố nội tại của Ngân hàng thương mại 23

1.4.2. Yếu tố bên ngoài các Ngân hàng thương mại 26

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH HẠ LONG 28

2.1.Tổng quan về Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Hạ Long 28

2.1.1. Lịch sử hình thành 28

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hạ Long 31

2.1.3. Hoạt động kinh doanh những năm gần đây của Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long 34

 

docx91 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay, thanh toán, bảo lãnh hợp đồng, dự thầu, bảo lãnh chất lượng sản phẩm, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đối ứng,... Cơ cấu tổ chức Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long Nguồn: Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long Ban giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh. Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động và kết quả của chi nhánh trước Hội sở. Phòng tín dụng: Chia thành 3 bộ phận phụ trách: + Bộ phận khách hàng doanh nghiệp lớn: là bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, thực hiện hoạt động khai thác vốn bằng VNĐ, ngoại tệ và các giấy tờ có giá khác. Đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, các sản phẩm liên quan đến tín dụng áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn theo đúng quy định ban hành của BIDV Việt Nam. + Bộ phận khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: bộ phận nghiệp vụ trực tiếp giao dịch và làm việc với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng NVĐ, ngoài tệ, các giáy tờ có giá khác. Đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, các sản phẩm liên quan đến tín dụng áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ theo đúng quy định ban hành của BIDV Việt Nam. + Bộ phận khách hàng cá nhân: bộ phận nghiệp vụ trực tiếp giao dịch và làm việc với khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng NVĐ, ngoài tệ, các giáy tờ có giá khác. Đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, các sản phẩm liên quan đến tín dụng áp dụng đối với khách hàng cá nhân theo đúng quy định ban hành của BIDV Việt Nam. Phòng kế toán tài chính: là phòng thực hiện các công việc về quản lý tài chính, chi tiêu trong toàn chi nhánh, có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc để đảm bảo các khoản tài chính được sử dụng hợp lý theo đúng quy định của Ngân hàng BIDV Việt Nam. Phòng quản lý rủi ro: phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu cho ban giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro, các vấn đề liên quan đến nợ có vấn đề, nợ quá hạn, quản lý giám sát danh mục cho vay, đầu tư, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng, đồng thời thực hiện chức năng thẩm định, tái thẩm định và đánh giá khách hàng để đề ra các quyết định, phương án giải quyết vấn đề. Phòng tiền tệ, kho quỹ: phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng BIDV Việt Nam; ứng và thu tiền cho các quầy giao dịch và các quỹ trong toàn chi nhánh. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: tổ chức và thực hiện nghiệp về về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ. Phòng giao dịch: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng tại các quầy giao dịch. 2.1.3. Hoạt động kinh doanh những năm gần đây của Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long Các sản phẩm huy động vốn Thực hiện mục tiêu đa dạng các hình thức huy động vốn, các sản phẩm huy động mà chi nhánh đang áp dụng như sau: - Tiền gửi thanh toán - Tiền gửi có kỳ hạn - Tiền gửi có kỳ hạn online doanh nghiệp - Tiền gửi như ý - Tiền gửi chuyên thu - Giấy tờ có giá - Tiền gửi vốn chuyên dùng - Tiền gửi tích luỹ - Tiền gửi ký quỹ - Tiền gửi kinh doanh chứng khoán (BIDV, Sản phẩm – Dịch vụ đang được cung cấp tại Ngân hàng BIDV Việt Nam, 10/04/2018). Hiện nay chi nhánh Hạ Long đảm bảo cung cấp tất cả các loại sản phẩm tiền gửi mà Ngân hàng BIDV Việt Nam đang thực hiện. Đây là nỗ lực rất đáng khen ngợi của một chi nhánh mới thành lập nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, tận dụng tối đa mọi cơ hội trong việc huy động vốn, tạo nguồn vốn huy động lớn nhất và đa dạng, là yếu tố tạo nên các hoạt động kinh doanh khác. Ngân hàng cũng luôn cố gắng có thể đáp ứng được các nhu cầu cơ bản và phổ biến của khách hàng trên địa bàn trong lĩnh vực tín dụng cũng như giao dịch tiền tệ. Trong đó, một số các sản phẩm huy động vốn đem lại hiệu quả cao và phù hợp với nhu cầu, tiềm năng của khách hàng tại địa phương được ngân hàng khai thác triệt để. Một số sản phẩm được khai thác mạnh và được chú trọng phát triển trên địa bàn thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung như tiền gửi có kỳ hạn online doanh nghiệp, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi tích lũy, tiền gửi ký quỹ hay gửi giấy tờ có giá, tiền gửi như ý.... Việc tập trung khai thác một số loại sản phẩm cụ thể giúp ngân hàng có được lòng tin của khách hàng cũng như xây dựng được uy tín tốt hơn trong lòng khách hàng. Điều này cũng phần nào giúp ngân hàng chiếm được thị phần tốt trong một số lĩnh vực nhất định. Đây cũng là chiến lược phát triển thông minh giúp BIDV chi nhánh Hạ Long có thể nắm vững thị phần khách hàng trên thị trường đồng thời khai thác được tối đa tiềm năng, thế mạnh từ địa phương. Đặc biệt với một địa phương phát triển mạnh về du lịch, các ngành dịch vụ và khai thác như ở Hạ Long, việc tập trung vào một số các sản phẩm chủ lực sẽ giúp ngân hàng phát huy được thế mạnh của mình đồng thời khai thác tốt nhất tiềm năng từ địa phương. Mỗi địa phương đều có đặc trưng riêng biệt cả về văn hóa, điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu phát triển, vì vậy việc tập trung vào một số sản phẩm cụ thể sẽ giúp ngân hàng có được thàn công nhất định. Hơn thế nữa việc phát triển một số các sản phẩm chủ chốt sẽ giúp ngân hàng xây dựng được thương hiệu đồng thời tạo được niềm tin với khách hàng và đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn. Mặc dù vậy, việc phát triển các sản phẩm chủ lực không đồng nghĩa với việc sao nhãng hay thiếu trách nhiệm trong công tác thực hiện và điều hành các hoạt động phát triển các sản phẩm khác. Điều này giúp ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long có thể phát triển đồng đều, toàn diện nhất. Đây cũng chính là tiền đề giúp ngân hàng ngày càng càng phát triển hơn và có được chỗ đứng, vị thế vững chắc hơn trên thị trường cũng như tạo dựng được uy tín tốt hơn với khách hàng. Kết quả kinh doanh Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tỷ trọng 2016/2015 Tỷ trọng 2017/2016 Tốc độ TTBQ 2017-2015 Tổng thu 209.817 510.513 593.132 243.31% 116.18% 18.85% Tổng chi 201.309 449.931 509.201 223.50% 113.17% 16.55% Lãi 8.508 60.582 83.931 712.06% 138.54% 7.68% (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm BIDV Hạ Long 2015 – 2017) Nhìn vào báo cáo, có thể thấy, Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long đã có những bước phát triển vượt bậc. Tất cả các chỉ số của Ngân hàng đều tăng đều qua các năm. Tỷ trọng tăng trưởng 2016/2015 có sự tăng vượt bậc: tổng thu tăng 143.31%; tổng chi cũng tăng 113.50% và lãi tăng 612.06%. So với tốc độ tăng trưởng của năm 2016 thì tốc độ tăng trưởng năm 2017 không quá nổi trội; tổng thu tăng 16.18%; chi tăng 13.17% và lãi tăng 38.54%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ của ngân hàng không phải là quá cao. Những con số này cho thấy kế hoạch đầu tư có hiệu quả của Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long cũng như khả năng kiểm soát vốn đầu tư và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đây chính là tín hiệu đáng mừng, thể hiện được năng lực quản lý, làm việc của Ngân hàng trong gần 3 năm qua. Biểu đồ 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long (Nguồn: Các báo cáo của phòng tín dụng Ngân hàng BIDV Hạ Long năm 2015, 2016, 2017) Cuối năm 2015, do mới hoạt động nên mức thu, chi và lãi đạt được còn hạn chế (tổng thu chỉ đạt 209.817 triệu đồng, lãi đạt 8.508 triệu đồng). Tuy nhiên bước sang năm 2016 và 2017, chi nhánh có sự phát triển mạnh mẽ cả về thu và chi. Thu năm 2016 đạt 510.513 triệu đồng, lãi thu được 60.582 triệu đồng; thu năm 2017 đạt 593.132 triệu đồng, lãi thu được 83.931 triệu đồng. Mặc dù có sự tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm đi do áp lực cạnh tranh cũng như việc giải quyết nợ xấu làm tăng thêm chi phí. Do vậy chi nhánh cần có các biện pháp tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn một cách an toàn, hiệu quả. 2.2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Hạ Long 2.2.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long Tình hình huy động vốn Tình hình huy động vốn của chi nhánh trong 3 năm được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn tại BIDV Hạ Long từ năm 2015 đến 2017 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tốc độ TTBQ giai đoạn 2017-2015 (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng sô Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 1.917 3.754 4.537 50.19 I.Phân loại theo đối tượng 1.917 3.754 4.537 50.19 1.Tiền gửi doanh nghiệp 1.023 53,36 2.300 61,27 2.872 63,00 42 2.Tiền gửi dân cư 605 31,56 920 24,53 1.056 23,28 20.24 3.Tiền gửi khác 289 15,08 534 14,2 609 13,42 16.89 II. Phân theo ngoại tệ 1.917 3.754 4.537 50.19 VNĐ 1.704 88,88 3.316 88,33 3.368 74,23 39.79 Ngoại tệ quy VNĐ 213 11,12 438 11,67 1.169 25,77 29.92 III. Phân theo kỳ hạn 1.917 3.754 4.537 50.19 Không kỳ hạn 426 22,22 916 24,40 1.216 26,80 27.11 Có kỳ hạn 1.491 77,78 2.838 75,60 3.321 73,20 41.78 IV. Phân theo thời gian 1.917 3.754 4.537 50.19 Ngắn hạn 1.667 86,96 3.003 79,99 3.189 70,29 38.01 Trung và dài hạn 250 13,04 751 20,01 1.348 29,71 32.14 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm BIDV Hạ Long 2015 – 2017) Ngay từ đầu, ban lãnh đạo chi nhánh đã đề ra mục tiêu đó là thu hút, mở rộng khách hàng, tạo mọi điều kiện để nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh chóng. Đây là điều mà bất cứ ngân hàng nào đều hướng tới, nhất là với những ngân hàng mới thành lập, áp lực về vốn càng trở lên cấp thiết. Nguồn vốn được mở rộng sẽ tạo điều kiện để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác và tạo lợi nhuận. Từ bảng số liệu, ta thấy được tình hình huy động vốn của chi nhánh tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao 50.19%. Tổng vốn huy động được 6 tháng cuối năm 2015 là 1.917 tỷ đồng, năm 2016 đạt 3.754 tỷ đồng, năm 2017 đạt 4.537 tỷ đồng, tăng 783 tỷ đồng (tương đương 20,86%) so với năm 2016. Như vậy quy mô nguồn vốn đang đạt được sự thành công bước đầu bằng sự mở rộng trên tất cả các đối tượng, là kết quả rất đáng tự hào đối với 1 chi nhánh còn non trẻ. Khi phân theo đối tượng, tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao (trên 50%) ở tất cả các năm và đang có xu hướng tăng lên, thể hiện quan hệ với các doanh nghiệp của chi nhánh đang ngày càng tốt đẹp. Năm 2015, tiền gửi doanh nghiệp đạt 1.023 tỷ đồng chếm 53,36%; tiền gửi dân cư đạt 605 tỷ đồng chiếm 31,56%, còn lại là loại tiền gửi khác đạt 289 tỷ đồng chiếm 15,08%. Đến năm 2017, tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp tăng, tiền gửi dân cư và tiền gửi khác giảm: tiền gửi doanh nghiệp đạt 2.872 tỷ đồng chiêm 63%, tiền gửi dân cư đạt 1.056 tỷ đồng chiếm 23,28%, tiền gửi khác đạt 609 tỷ đồng chiếm 13,42%. Khi phân theo ngoại tệ, nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân đó chính là sự tăng lên mạnh mẽ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn là tăng lên nhu cầu về ngoại tệ. Nếu như cuối năm 2015, nguồn vốn VNĐ chiếm tới 88,88%, nguồn ngoại tệ quy VNĐ chỉ 11,12% thì đến năm 2017, VNĐ giảm xuống còn 74,23% và ngoại tệ tăng lên 25,77%. Cơ cấu nguồn vốn có sự đa dạng giúp ngân hàng duy trì hoạt động ổn đinh hơn và chủ động hơn trong hoạt động tín dụng của mình. Tình hình dư nợ tín dụng Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng doanh số cho vay 1.801 3.214 4.092 Tổng dư nợ cho vay 938 100 2.091 100 2.402 100 Dư nợ theo kỳ hạn Dư nợ ngắn hạn 534 56,93 1.290 61,69 1.568 65,27 Dư nợ trung và dài hạn 404 43,07 801 38,31 834 34,73 Dư nợ theo loại tiền tệ VNĐ 704 75,05 1.673 80,01 1.922 80,02 Ngoại tệ quy VNĐ 234 24,95 418 19,99 480 19,98 Nợ quá hạn 43 96 203 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 4,58% 4,59% 8,45% (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm BIDV Hạ Long 2015 – 2017) Có thể thấy dư nợ tín dụng cũng có sự tăng trưởng nhanh chóng. Công tác huy động vốn chính là tiền để để thúc đẩy tín dụng. Tổng doanh số cho vay năm 2015 đạt 1.801 tỷ đồng, năm 2016 đạt 3.214 tỷ đồng và năm 2017 đạt 4.092 tỷ đồng, tức là tăng liên tục trong 3 năm. Tổng dư nợ cho vay năm 2017 đạt 2.402 tỷ đồng, tăng 14,9%. Lượng vốn cung cấp ra thị trường đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống và phát triển kinh doanh của các thành phần kinh tế. Trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ ngắn hạn và dư nợ theo VNĐ chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể khi phân theo kỳ hạn, dư nợ ngắn hạn chiếm 56,93% vào năm 2016, dư nợ trung và dài hạn chiếm 43,07%, tỷ lệ này thay đổi theo xu hướng tăng dư nợ ngắn hạn và đến năm 2017, dự nợ ngắn hạn chiếm 65,27%, dư nợ trung và dài hạn giảm còn 34,73%. Sự chuyển dịch cơ cấu này đem tới thuận lợi và cả khó khăn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đó là khi nguồn vốn ngắn hạn tăng lên đồng nghĩa với chi phí cho công tác huy động vốn sẽ giảm đi vì lãi suất huy động ngắn hạn thấp hơn lãi suất trung và dài hạn. Tuy nhiên mặt khác nguồn vốn ngắn hạn có độ ổn định thấp, thời gian trả gốc sớm, khó có thể dùng cho các khoản vay hay đầu tư dài hạn. Chính bởi vậy để đảm bảo được kết quả kinh doanh cao nhất, giữ được sự cân bằng và khả năng chi trả các khoản vay, Ngân hàng cần xây dựng cơ cấu vốn và sử dụng các khoản vay hợp lý. Khi phân loại dư nợ theo loại tiền tệ, VND chiếm tỷ lệ chủ yếu qua các năm. Năm 2016, vốn VNĐ chiếm 70,05%, sang năm 2018 là 80,02%. Điều này thể hiện thói quan sử dụng và giao dịch bằng VNĐ của người dân. Nhưng chi nhánh cũng cần có biện pháp phát triển tiền ngoại tệ bởi trong thời gian tới, khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng, đồng tiền ngoại tệ sẽ có sự tăng lên và ngày càng quen thuộc trong lưu thông. Nhìn chung cơ cấu tín dụng được giữ khá ổn định, không có sự biến động lớn. Tuy nhiên một vấn đề tồn tại đó chính là tỷ lệ nợ quá hạn đang ở mức rất cao và có xu hướng tăng lên. Năm 2015, nợ quá hạn chiếm 4,58% nhưng đến năm 2017 đã tăng lên mức 8,45%. Đây là hậu quả của việc nới lỏng công tác xét duyệt, đánh giá khi cấp tín dụng và đỏi hỏi chi nhánh phải có biện pháp ngăn chặn, xử lý ngay lập tức để giảm thiểu tỷ lệ này, đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả, ít rủi ro. 2.2.1.1. Vốn huy động phân theo các hình thức a. Huy động vốn qua tiền gửi của dân cư Bảng 2.4: Huy động vốn qua tiền gửi của dân cư Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tiền gửi dân cư 605 920 1.056 Tiền gửi VNĐ: VNĐ 478 79 623 67,64 682 64,58 Ngoại tệ quy VNĐ 127 21 297 32,36 374 35,42 Tiền gửi phân theo thời hạn: Không kỳ hạn 1 0,17 13 1,41 26 2,46 Có kỳ hạn 604 99,83 907 98,59 1.030 97,54 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm BIDV Hạ Long 2015 – 2017) Dân cư là bộ phận quan trọng đóng góp vào nguồn vốn huy động được của Ngân hàng. Một thước đo về an toàn thanh khoản trong toàn hệ thống ngân hàng trong những năm gần đây đang ở mức khá cao và dễ chịu do có sự hỗ trợ tích cực từ nguồn vốn dân cư. Đây là những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi được huy động từ các hộ dân cư dưới dạng tiền gửi tiết kiệm hoặc các tài sản có giá như vàng, bạc, đá quý, Khi thu nhập cao hơn chi tiêu, mọi người sẽ tiết kiệm để dành một khoản tiền tích luỹ cho tương lai và nguồn tiền này tạm thời chưa tham gia vào quá trình sản xuất. Để đảm bảo an toàn đồng thời sinh lời từ chính khoản tiền nhàn rỗi này, người dân sẽ gửi vào các tổ chức ngân hàng và nhận tiền lãi. Tiền gửi dân cư có ưu điểm đo là tính ổn định cao và chi phí thấp, góp phần tạo lên cơ cấu vốn vững chắc. Tiền gửi dân cư có sự tăng trưởng về doanh số trong 3 năm liên tiếp, năm 2015 đạt 605 tỷ đồng đến năm 2017 đạt mức 1.056 tỷ đồng. Năm 2017, tiền gửi dân cư tăng 135 tỷ đồng so với năm 2016 (tăng 14,66%). Quy mô khách hàng được mở rộng, uy tín của ngân hàng trong các tầng lớp nhân dân được biết đến rộng rãi là một yếu tố thuận lợi giúp chi nhánh phát huy tốt nguồn vốn này. Trong toàn bộ tiền gửi dân cư, chiếm tỷ trọng lớn đó là tiền gửi VNĐ và tiền gửi có kỳ hạn. Hiện nay các giao dịch với khách hàng cá nhân, dân cứ chủ yếu dưới dạng tiền VNĐ nên sản phẩm tiền gửi VNĐ chiếm tỷ trọng lớn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên tỷ trọng này đang có xu hướng giảm xuống, năm 2015 là 79%, đến năm 2017 còn 64,58%. Nguyên nhân được đưa ra đó là sự hội nhập kinh tế và các hoạt động xuất nhập khẩu tăng cao, giao dịch bằng ngoại tệ là một trong những nhu cầu thiết yếu. Bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn là chủ yếu, chiếm tỷ trọng cực lớn (năm 2015 là 99,83%, năm 2017 là 97,54%). Sở dĩ tiền gửi có kỳ hạn được phần lớn khách hàng lựa chọn bởi loại tiền gửi này có lãi suất cao hơn (tại thời điểm 13/04/2017, lãi suất không kỳ hạn chỉ 0,1% trong khi đó lãi suất kỳ hạn 1 tháng là 4,1%). Khách hàng khi gửi tiền tại ngân hàng không chỉ vì sự an tâm, tin tưởng mà còn mong muốn sẽ có được mức lợi nhuận cao từ khoản tiền gửi này, chính vì vậy xu hướng sẽ chọn hình thức gửi có kỳ hạn để có mức lãi suất cao. Tiền gửi có kỳ hạn hiện đang được cung cấp rất đa dạng với các mức từ 1 tuần đến 60 tháng; phương thức trả lãi: Trả lãi cuối kỳ, trả lãi trước, trả lãi định kỳ hàng tháng, hàng quý. b. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá Bảng 2.5: Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2015 2016 2017 Vốn từ các giấy tờ có giá Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 289 15,08 534 14,2 609 13,42 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm BIDV Hạ Long 2015 – 2017) Huy động vốn từ các giấy tờ có giá ngày càng không được chú trọng, biểu hiện bằng việc giảm cơ cấu trong tổng vốn huy động từ 15.08% năm 2015 còn 13,42% vào năm 2017. Sở dĩ có kết quả này bởi đây là hình thức huy động vốn chưa thực sự quen thuộc, số khách hàng còn hạn chế. Thực tế đây là tình hình chung ở hầu hết các ngân hàng trên địa bàn bởi ảnh hưởng từ thói quen của người dân và các tổ chức kinh tế. Nhưng đây lại là nguồn vốn có tính linh động cao, do đó ngân hàng cũng cần cân nhắc để sử dụng hợp lý, đem lại nguồn lợi nhuận tốt nhất. c. Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế Bảng 2.6: Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng sô Tỷ trọng (%) Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế 1.023 2.300 2.872 Tiền gửi VNĐ: VNĐ 1.013 99,02 2.198 95,57 2.748 95,68 Ngoại tệ quy VNĐ 10 0,98 102 4,43 124 4,32 Tiền gửi phân theo thời hạn: Không kỳ hạn 425 41,54 903 39,26 1.190 41,43 Có kỳ hạn 598 58,46 1..397 60,74 1.682 58,57 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm BIDV Hạ Long 2015 – 2017) Đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tổng vốn huy động của Ngân hàng với tỷ trọng lớn và đa dạng. Thành phố Hạ Long là một thành phố lớn, tập trung nhiều tổ chức kinh doanh như doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy mô từ nhỏ đến lớn. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có nhiều thuận lợi để phát triển: nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng, sự hội nhập kinh tế mang tới nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh, mở rộng thị trường, nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách có lợi cho doanh nghiệp, Đặc biệt Hạ Long là thành phố của du lịch do đó những năm qua các công ty du lịch, lữ hành, công ty kinh doanh bất động sản, nghỉ dưỡng phát triển mạnh mẽ. Khi doanh nghiệp, công ty làm ăn thuận lợi sẽ là cơ hội để ngân hàng gia tăng vốn huy động từ các tổ chức này. Tuy nhiên số lượng ngân hàng trên toàn thành phố rất lớn với nhiều tên tuổi nổi tiếng, lâu đời như ngân hàng Vietcombank, Vietin Bank, MB, AgriBank, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Do vậy để thu hút và gia tăng khách hàng đỏi hỏi phải có chính sách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo dấu ấn để khách hàng tiếp tục đến với Ngân hàng BIDV trong những lần tiếp theo. Từ bảng số liệu ta thấy được loại tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế có sự phát triển với doanh số khá lớn. 6 tháng cuối năm 2015, tổng tiền gửi đạt 1.023 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tiền VNĐ (chiếm 99,02%), đến năm 2017, tổng tiền gửi tăng lên 2.872 tỷ đồng, VNĐ chiếm 95,68%. Khi xét tiền gửi phân theo thời hạn, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi khá kỳ hạn có tỷ lệ không cách biệt quá lơn, năm 2017, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 41,43%, tiền gửi có kỳ hạn là 58,57%. Điều này khác với tiền gửi dân cư bởi nguồn vốn trong các tổ chức kinh tế luôn có sự lưu thông, vận động, nên bên cạnh tiền gửi có kỳ hạn thì doanh nghiệp cũng cần phải lựa chọn tiền gửi không kỳ hạn để đảm bảo tính linh động, sẵn sàng sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 2.2.1.2. Vốn huy động phân theo cơ cấu a. Cơ cấu vốn theo loại tiền Bảng 2.7: Cơ cấu vốn theo loại tiền tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long Đơn vị: Tỷ đồng Phân theo ngoại tệ 2015 2016 2017 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng VNĐ 1.704 88,88 3.316 88,33 3.368 74,23 Ngoại tệ quy VNĐ 213 11,12 438 11,67 1.169 25,77 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm BIDV Hạ Long 2015 – 2017) Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn phân theo ngoại tệ (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm BIDV Hạ Long 2015 – 2017) Cơ cấu vốn theo loại tiền chia thành VNĐ và ngoại tệ quy VNĐ. Trong 3 năm qua, cơ cấu vốn có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng vốn ngoại tệ và giảm tỷ trọng vốn VNĐ. Năm 2015, vốn VNĐ đạt 1.704 tỷ đồng, chiếm tới 88,88% tổng nguồn vốn. Năm 2016, cơ cấu vốn VNĐ giảm tỷ trọng xuống còn 88,33%, sang năm 2017 tiếp tục giảm mạnh còn 74,23%. Với mục tiêu đa dạng nguồn vốn huy động, cho nên bên cạnh hình thức huy động bằng tiền VNĐ, chi nhánh rất chú trọng tới huy động ngoại tệ, chủ yếu là USD và EUR. Trong những năm qua, mặc dù tỷ giá của đồng ngoại tệ có lúc lên lúc xuống nhưng nhu cầu sử dụng ngoại tệ trong dân cư và trong cả doanh nghiệp đều tăng lên. Sự hội nhập kinh tế mở ra quan hệ hợp tác đa quốc gia, đẩy mạnh xuất nhập khẩu do đó các doanh nghiệp kinh doanh cần tích luỹ ngoại tệ. Bên cạnh đó một lượng lớn ngoại tệ được cung cấp từ dân cư. Họ thường có người thân ở nước ngoài gửi tiền về (hoạt động du học, xuất khẩu lao động đang rất phát triển), số tiền này tạm thời nhàn rỗi nên được gửi vào ngân hàng để hưởng lãi. Tuy quy mô nguồn vốn đều có sự gia tăng nhưng Ngân hàng cần có biện pháp quản lý, xây dựng cơ cấu hợp lý để giảm thiểu rủ ro, nhất là với loại tiền ngoại tệ có tỷ giá biến động thất thường. Đặc biệt trong tương lai, sự đầu tư phát triển và mở rộng ngành du lịch cùng sự hợp tác trong các hoạt động xuất nhập khẩu sẽ mở ra nhiều triển vọng cho nguồn vốn ngoại tệ. Chi nhánh cần xây dựng cho mình các chính sách dành riêng cho vốn ngoại tệ để đón đầu xu hướng, tạo cho mình lợi thế cạnh tranh. b. Cơ cấu theo kì hạn Bảng 2.8: Cơ cấu vốn theo kỳ hạn tại Ngân Hàng BIDV chi nhánh Hạ Long Đơn vị: Tỷ đồng Phân theo kỳ hạn 2015 2016 2017 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Không kỳ hạn 426 22,22 916 24,40 1.216 26,80 Có kỳ hạn 1.491 77,78 2.838 75,60 3.321 73,20 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm BIDV Hạ Long 2015 – 2017) Khi chia theo kỳ hạn, tổng vốn huy động được phân thành loại tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Nhìn chung tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm vì có mức lãi suất cao hơn, nhiều lựa chọn kỳ hạn gửi. Năm 2015, tiền gửi không kỳ hạn đạt 426 tỷ đồng, chiếm 22,22% tổng nguồn vốn huy động; tiền gửi có kỳ hạn đạt 1.491 tỷ đồng, chiếm 77,78% tổng vốn huy động. Đến năm 2018, cơ cấu vốn không có sự thay đổi nhiều, vốn không kỳ hạn đạt 1.216 tỷ đồng chiếm 26,80% trong khi đó vốn có kỳ hạn là 3.321 tỷ đồng chiếm 73,20%. Cả hai loại vốn đều có sự tăng trưởng khá lớn về quy mô, thể hiện sự mở rộng đồng đều trong cơ cấu vốn huy động. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng, nguồn vốn có kỳ hạn đang có xu hướng giảm dần (từ 77,78% xuống còn 73,20%). Đây là dấu hiệu mà chi nhánh cần cảnh giác, chú ý bởi khi nguồn vốn có kỳ hạn giảm sút sẽ làm giảm đi khả năng chủ động trong công tác sử dụng vốn của Ngân hàng. Do đó việc phối hợp giữa huy động và tín dụng cần được tính toán hết sức chặt chẽ. c. Cơ cấu vốn theo nguồn huy động Bảng 2.9: Cơ cấu vốn theo nguồn huy động Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng sô Tỷ trọng (%) Tiền gửi doanh nghiệp 1.023 53,36 2.300 61,27 2.872 63,00 Tiền gửi dân cư 605 31,56 920 24,53 1.056 23,28 Tiền gửi khác 289 15,08 534 14,2 609 13,42 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm BIDV Hạ Long 2015 – 2017) Tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động. Điều này là hợp lý bởi Hạ Long là thành phố lớn, tập trung rất nhiều doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn. Nguồn tiền huy động từ doanh nghiệp tạo quy mô lớn, xu hướng ngày càng tăng lên, từ 53,36% vào năm 2015 lên 63,00% năm 2017. Tổng số tiền huy động được từ tiền gửi doanh nghiệp 6 tháng cuối năm 2015 là 1.023 tỷ động, năm 2016 là 2.300 tỷ đồng và đến năm 2017 đạt mức 2.872 tỷ đồng. Tiền gửi dân cư có tốc độ tăng trưởng giảm đi nhanh chóng, từ 31,56% năm 2015 xuống còn 23,28% năm 2017. Tổng số tiền huy động được từ tiền gửi dân cư 6 tháng cuối năm 2015 là 605 tỷ đồng, năm 2016 l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_van_tang_cuong_huy_dong_von_tai_ngan_hang_tmcp_dau_tu_v.docx
Tài liệu liên quan