Luận văn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài . .1

2. Lịch sử vấn đề . .2

3. Phạm vi nghiên cứu . .10

4. Phương pháp nghiên cứu .11

5. Cấu trúc của luận văn . .11

6. Đóng góp của luận văn . .11

PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1: QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ.

KHÁI QUÁT VỀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT

1.1. Đặc sắc thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư . 13

1.1.1. Khái niệm chung về thế giới nhân vật . 13

1.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học . .15

1.2. Nguyễn Ngọc Tư và quá trình sáng tác . . . .17

1.2.1. Chân dung nhà văn . .17

1.2.2. Khái quát về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư . .20

1.2.2.1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư . . .20

1.2.2.2. Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư . . .23

1.3. Quan niệm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư .25

1.3.1. Về vai trò, trách nhiệm người cầm bút . . .25

1.3.2. Quan niệm nghệ thuật về con người . .27

pdf104 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư ta mới thấy có người con gái cả đời yêu trong lặng thầm, mòn mỏi đợi chờ và hi vọng vào tình yêu. Nhân vật trong truyện của chị giàu tình cảm, sống nội tâm. Họ nhân hậu, ân tình trong cuộc sống, đặc biệt là trong tình yêu đôi lứa. Những câu chuyện tình yêu làm cho truyện của Nguyễn Ngọc Tư trở nên hấp dẫn, cuốn hút và trong trẻo đến lạ thường. Dù nhân vật là nam hay nữ, họ có thể hoặc không thể ngỏ lời nhưng ở họ đều có một niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, họ sẵn sàng hi sinh tất cả cho người mình yêu, họ sẵn sàng vì người mình yêu mà chờ đợi cả cuộc đời. Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, hình ảnh mái ấm gia đình trở thành cái đích đến của hạnh phúc. Đây là một nét đẹp trong quan niệm của văn hoá phương Đông. Điều này thực sự mang lại giá trị đạo lí sâu sắc, khi mà thực tế và trong nhiều tác phẩm văn học đương đại đang đề cao cái tôi, đề cao lối sống vị kỉ và chủ nghĩa độc thân. Ta gắt gặp hình ảnh trở đi trở lại trong sáng tác của chị: đó là tổ ấm gia đình. Vì hai tiếng gia đình thiêng liêng mà ông Sáu Đèo trong "Biển người mênh mông" mới dày công tìm lại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 tổ ấm của mình đến vậy. Ông nhớ hồi trẻ, "toàn sống trên sông, có chiếc ghe, hai vợ chồng lang thang xứ này xứ nọ () Cuộc sống nghèo vậy mà vui lắm" [101]. Nhưng, một lần uống rượu say, ông động chạm đến nỗi đau của bà là không thể sinh con. Tủi thân và đau đớn nên bà đã bỏ đi. Ông hối hận, bỏ nhà, bỏ cửa, cất công đi tìm bà suốt bốn mươi năm "mà kiếm hoài không gặp". Ông chỉ mong muốn tìm bà để nói lời xin lỗi. Cho đến khi ông gặp Phi, một đứa trẻ bị bỏ rơi, bởi anh là đứa con không mong muốn của người mẹ. Ông yêu thương và chăm sóc Phi như ngoại. Ông cũng trân trọng Phi như một người nghệ sĩ. Và khi dứt áo ra đi thì ông đã tin tưởng giao cho anh "đứa con" của mình là con bìm bịp có tiếng kêu buồn não nuột cùng lời nhắn nhủ thấm thía: "Sống một mình thì buồn lắm, chú em nên nuôi con gì đó, con vợ thì tốt nhất, nếu chưa tính chuyện đó được thì nuôi chó, mèo, chim chóc. Đừng nuôi sáo, nuôi sáo rồi kết cục cũng chia li hà, nó hay sổ lồng, chết yểu. Kiếm thứ dân dã mà nuôi, để nhớ quê, nhớ gốc rễ mình" [101]. Hai mảnh đời lưu lạc ấy một lần gặp nhau rồi vội vã rời xa nhưng tình cảm của họ còn đọng mãi, bởi họ cảm nhận được tình cảm yêu thương, sự chăm sóc của người khác dành cho mình giữa biển người mênh mông này. Cuộc đời đầy phi lý, bất trắc, bản chất đời người là cô đơn. Những chủ đề quen thuộc của tinh thần hiện sinh và hậu hiện đại được chiếu rọi bằng một tia nhìn ấm áp và tin cậy của tình người. Đó là nét riêng của triết lí bao dung đôn hậu đầy chất Nam Bộ truyền thống trong truyện Nguyễn Ngọc Tư. Biển người thì mênh mông, cánh đồng thì bất tận, thân phận thì bọt bèo nhưng những con người nghèo khổ và bất hạnh vẫn nương tựa và bám víu lấy nhau, bện chặt với nhau bởi tình yêu thương và lòng vị tha. Triết lí căn bản và quý báu ấy được Nguyễn Ngọc Tư thể hiện giản dị, tự nhiên nhưng có sức lay động tận đáy sâu tâm can người đọc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư dù nghèo nhưng điều mà họ khao khát hơn cả vẫn là tình yêu thương. Ta ít thấy những mong muốn kiếm tiền, những khát khao làm giàu của nhân vật. Khao khát yêu thương và được yêu thương càng trở nên cháy bỏng hơn đối với những mảnh đời bất hạnh, những số phận hẩm hiu. Có khi chỉ qua một ánh nhìn trong truyện ngắn "Cái nhìn khắc khoải" mà nhà văn cảm nhận được sâu xa cái khát vọng trong tâm hồn nhân vật. Một ông lão chăn vịt chạy đồng, trước đã từng tham gia chiến tranh, khi trở về thì vợ chết vì đạn pháo, sống đơn độc giữa một bầy vịt. Gặp được một người phụ nữ bị chồng bỏ rơi, những tưởng đã có một mái ấm gia đình, một bàn tay chăm sóc của phụ nữ, một bóng dáng chờ ông mỗi chiều về Cái dự định của ông đã chưa kịp thực hiện: "đốt tràm, sửa lại cái nhà, ở luôn, không chạy đồng nữa" giúp người đọc cảm nhận được sự thèm muốn có một mái ấm đến nhường nào. Nhưng rồi người phụ nữ cũng bỏ lão mà tìm về với chồng cũ. Một bến đậu bình yên - mong ước giản dị ấy đã không thể trở thành hiện thực. Ông chỉ lặng lẽ nhìn theo với cái nhìn khắc khoải. Như chúng tôi đã nói, nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư có thể không dữ dội, thiếu độ căng, nhưng hầu hết đều có một đời sống tinh thần phong phú, một nội tâm tinh tế. Dù yêu thương là khao khát mang tính bản năng của con người nhưng cách khai thác của chị không theo xu thế của một số nhà văn trẻ đương thời, không biểu lộ một cách cuồng nhiệt, chị cũng không nhấn mạnh, không đề cao khía cạnh tính dục. Vấn đề thuộc sở trường của chị là hướng tới những tình cảm trong sáng, là thế giới tinh thần của nhân vật. Nổi lên trong những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư là cái nhìn nhân ái về con người. Khát vọng của các nhân vật trong truyện Nguyễn Ngọc Tư âm thầm, lặng lẽ nhưng dai dẳng và mãnh liệt. Nếu như viết về người đàn ông, nhà văn thường chỉ ra những hụt hẫng trong cuộc kiếm tìm hạnh phúc mà phần nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 là mất mát, đợi chờ, tuyệt vọng; thì với người đàn bà, bằng sự đồng cảm riêng, tác giả lại khai thác những nỗi niềm đau thương. Đó là những nỗi khổ đau khi bị phụ bạc, bị phản bội, đó là sự giằng xé trước khát vọng tình yêu với ý thức về bổn phận làm mẹ, làm vợ của mình. "Cuối mùa nhan sắc" kể về cuộc đời ông Chín Vũ, vốn xuất thân là "công tử Bạc Liêu", say mê cô đào Hồng, bỏ nhà đi theo gánh hát làm chân kéo màn, dù ông biết "mình thương người ta mà người ta đâu có thương mình". Khi đào Hồng có thai, ông bầu dọa đuổi, Chín Vũ đã "đứng ra năn nỉ, biểu "Em lỡ dại". Ông bầu hỏi "của mầy à?". Ông Chín cười: "Dạ, của em chớ của ai". "Chắc không?", ông bảo chắc mà lòng buồn rười rượi. Ông biết ba của đứa trẻ là ai nhưng không tiện nói. Rồi ông đứng ra nhận làm cha đứa trẻ và chăm sóc nó để cô có thời gian đi diễn. Vì chiến tranh, hai người lưu lạc mấy chục năm trời. Cũng chừng ấy năm ông vẫn yêu tha thiết đào Hồng, ông rong ruổi trên các con đường, xóm ngõ để tìm được cô - nay đã trở thành bà lão - về sống trong ngôi nhà "Buổi chiều". Biết bà đã dành trọn tình cảm thương nhớ cho người khác, vậy mà ông vẫn hi sinh cả cuộc đời để được chăm sóc, che chở cho bà mà không hề oán trách, bởi ông quan niệm yêu là làm cho người mình yêu được hạnh phúc. Tình yêu đơn phương mà tha thiết mãnh liệt của ông già Chín Vũ thật cao thượng và cảm động. Bi kịch của Lam trong truyện ngắn "Trò chơi quên nhớ" là ở chỗ nếu muốn được yêu thương (dù là ngắn ngủi hay giả dối) thì Lam luôn phải trả giá. Ban đầu chỉ là trò đùa thử quên nhớ để vui, nhưng rồi cô lại mắc vào cái bẫy của chính mình, bởi trò chơi giúp cô nhận ra sự nhạt nhẽo, thậm chí cô nhận ra sự vui mừng của những người khác trước sự mất trí của mình. Lam chợt hiểu rằng, nếu cô mất trí nhớ thật thì sẽ chẳng có ai thương cô đến mức có thể dùng thình thương để đánh thức kí ức trong cô. Bởi vậy mà lúc nào Lam cũng trăn trở với câu hỏi: "Sao lúc nào tôi cũng phải trả giá để được yêu thương?" Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 "Chuyện của Điệp" có nhiều nét tương đồng với chuyện của Lam. Từ nhỏ Điệp sống với ngoại, lúc mười tuổi cha Điệp bỏ đi không trở lại, mười hai tuổi má Điệp đi làm ăn xa rồi lấy chồng khác nên cô rất thờ ơ với má mỗi khi gặp mặt, coi đó như một cách để hành hạ má. Rồi dần dần hai má con không có tình cảm với nhau. Cho đến khi phải xa bé Bơ (đứa trẻ Điệp nhận làm con nuôi), thì cô quyết tâm đi thăm má để coi má xa Điệp có buồn như Điệp xa bé Bơ không. Cuối cùng thì Điệp cũng tha thứ cho má vì nó thương má và thương mình bao năm qua đã sống trong nỗi oán giận để cả hai má con cùng chịu đau khổ. Câu chuyện thấm đẫm một nỗi buồn bởi con người không trọn vẹn yêu thương, dẫu thương nhau hết lòng mà nhiều khi không vượt qua được những ngăn cách vô hình để đến với nhau. Đây là bài học cho mỗi chúng ta vì cuộc sống luôn cần tha thứ để yêu thương và được yêu thương. Con người luôn khát khao những gì mà ta đang thiếu. Niềm khao khát của Nương và Điền trong "Cánh đồng bất tận" sẽ giúp ta hiểu hai đứa trẻ ấy thiếu gì? Cuộc sống của những người chăn vịt chạy đồng rong ruổi qua bao mùa mưa nắng với một nỗi thiếu thốn và thèm khát tình cảm con người đến cùng cực, chúng luôn "nhớ loài người". Dù có cố gắng che giấu cảm xúc thì lũ trẻ cũng không thể đè nén được sự thèm khát tình thương và mái ấm gia đình. Chúng khao khát một cuộc sống bình thường, với những sinh hoạt bình thường, một người cha bình thường. Chúng thèm được trồng cây, thèm được có nhà, thèm có người để thương nhớ, nhưng cuộc sống của chúng buộc phải kiềm lòng không dám yêu thương ai hết để khỏi phải ngậm ngùi lúc dứt áo ra đi: "mình lỡ mến người ta, mai mốt dời đi, buồn dữ lắm". Niềm mơ ước của thằng Điền đã cho thấy điều đó; có lần "chúng tôi gặp những ông già ngôi chơi với cháu, thằng Điền đứng tần ngần bên hàng rào dâm bụt, bảo "phải chi ông già nầy là ông nội mình, thương đỡ chơi, hen Hai". Nghe câu nói đó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 tôi bỗng thấy mình nghèo rơi nghèo rớt, nghèo đến nỗi không có ông nội để thương" [101]. Câu nói như bâng quơ của con trẻ nhưng đã thể hiện niềm khao khát cháy bỏng, nó như ăn sâu trong tiềm thức của chúng. Lòng hận thù đàn bà đã biến người cha trở thành một kẻ vô tình, nhẫn tâm nhất trên đời. Dù bọn trẻ sống bên một người mà chúng gọi là cha, nhưng có lẽ giữa họ chỉ có mối liên hệ duy nhất là đàn vịt, là cái ăn, là chiếc ghe rách nát. Ông thường đánh đập hai chị em chỉ vì "chúng tôi là con mẹ". Tâm hồn hai đứa trẻ trở nên què quặt, thiếu hiểu biết, Điền mang một sự bất thường của đứa con trai mới lớn. Chúng đã quen với những suy nghĩ và tư duy theo kiểu, nếu cha có than: "chán cái nhà nầy quá rồi, thì cũng nên hiểu là không có cái nhà nào cả. Nhà chúng tôi là cái nầy, là cánh đồng nào đó, con sông nào đó". [101]. Vì tách biệt với "loài người" nên bọn trẻ đến với loài vịt như để tìm chút an ủi và sẻ chia, để tạm quên đi nỗi buồn của cõi người. Một cách ẩn dụ cho sự cô đơn thèm khát tình cảm con người, thèm khát mái ấm gia đình. Khắc hoạ nỗi buồn thảm của những mảnh đời lênh đênh phiêu dạt trên sông nước, khắc hoạ hình ảnh những gia đình li tán cũng là một cách Nguyễn Ngọc Tư khẳng định giá trị của gia đình. Nhân vật Vĩnh trong truyện ngắn "Sầu trên đỉnh Puvan" cũng là một con người cô đơn và luôn khao khát kiếm tìm. Lẽ sống của anh là tìm kiếm cái đẹp ở đời. Đối với Vĩnh, hình ảnh đáng nhớ nhất chỉ là "một thằng bé gào khóc ngơ ngác trước căn nhà sập bẹp, cháy rùng rùng sau trận bom" [104]. Lớn lên, Vĩnh lao vào kiếm tiền và dùng tiền đó đi đến những nơi đẹp nhất, sở hữu những thứ đẹp nhất, đó như là một cách để anh giải toả sự cô đơn. "Anh gần như chạm tay vào tất cả những gì mình muốn, tận mắt nhìn thấy những gì mà người đời ca tụng là tuyệt vời nhất, chỉ những bông sầu trên đỉnh Puvan không tuỳ thuộc vào tham vọng hay sự giàu có của anh, chỉ những bông hoa sầu trên đỉnh Puvan trong lòng anh cứ mỗi năm một lần tan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 tác trước những cơn mưa sớm" [104]. Giờ đây, khát vọng lớn nhất của anh là được xem những bông sầu nở trên đỉnh Puvan. Vĩnh chờ cơ hội đó đã mười lăm năm, bởi "sầu chỉ trổ bông dưới cơn mưa đầu tiên sau mười ba tháng hạn liên tiếp, không một giọt nước nào rớt lên đỉnh núi xa xăm". Nhưng thật nghịch lý, khi anh đã thấy chúng rồi, thấy cái đẹp nhất rồi thì: "Bất ngờ, Vĩnh không nghĩ ra cái gì có thể đẹp hơn nữa. Không còn cái gì có thể xứng đáng với những bông sầu, để thay thế trong ý nghĩ về ngày mai của anh". Và ngày mai không còn gì để anh kiếm tìm nữa. Anh tuyệt vọng vì thấy mình không bằng những kẻ khốn khổ nhất. Thằng Củi - người dẫn đường cho anh - dù thất học, dù nghèo nhưng còn có mẹ; Dịu - cô gái bao theo anh - còn sống vì đứa con. Nghĩa là hai con người ấy vẫn còn lẽ sống. Nhưng anh "Còn gì để mà chờ đợi, mà chinh phục nữa. Anh còn níu được gì để ngồi dậy mỗi ban mai? Anh thì không vì ai, không vì cái gì hết. Anh thấy sợ hãi ngày mai trống rỗng kia" [104], bởi kí ức của Vĩnh không còn gì ngoài hình ảnh xác người yêu bị ngã tàu và những vụn thịt của người thân rơi vãi bởi bom đạn. Trong cơn tuyệt vọng, anh tìm đến cái chết. Bi kịch của Vĩnh là bi kịch của một người cô đơn. Anh hoàn toàn tuyệt vọng khi không tìm được mối liên hệ ràng buộc nào với cuộc sống, không người thân, không người để yêu thương. Hai đứa trẻ Sói và "em" trong truyện ngắn "Ấu thơ tươi đẹp" cũng là những tình cảnh đáng thương. Tình cờ, hai đứa trẻ gặp nhau trên một chuyến tàu. Chúng nhanh chóng có sự đồng cảm với nhau bởi chúng có hoàn cảnh gia đình giống nhau: cha mẹ li hôn. Chúng ở với người này một thời gian, với người kia một thời gian. Cha mẹ chúng hoặc bận rộn công việc, hoặc mải mê với những niềm vui mới mà không quan tâm tới chúng. Sau cuộc "hội ngộ", Sói và "em" chia tay, mỗi người đi một hướng song chúng đều có chung một đích đến: đó là nơi có tình yêu thương để những tâm hồn non nớt của con trẻ không bị tổn thương, với suy nghĩ: "Thằng nhỏ Sói sẽ xuống một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 ga không có bầy chó sủa khi nó về nhà của chính mình", còn "Em thì mãi mãi ở lại con tàu này bằng một vốc thuốc ngủ vun vén ở mỗi tiệm thuốc tây một chút" [104]. Rốt cục, dù ở với cha hay với mẹ, chúng vẫn luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng, luôn khao khát tình yêu thương và một mái ấm gia đình. Trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư, ta còn bắt gặp những nhân vật phụ nữ khao khát được làm mẹ. Đó là tình cảm bản năng mãnh liệt của con người. Điều mà Nguyễn Ngọc Tư làm nên nét riêng và bất ngờ trong tác phẩm "Duyên phận so le" chính là tình mẫu tử. Xuyến rơi vào hoàn cảnh "mười bảy tuổi có yêu một người, yêu đến nỗi bỏ cha, bỏ mẹ theo tình. Mười tám tuổi thằng nọ phụ phàng, bỏ cù bơ cù bất giữa chợ" [101]. Xuyến trở thành tiếp viên cho một nhà hàng ở Mũi So Le. Nhiều chàng trai bày tỏ tình cảm yêu thương cô, nhưng Xuyến đã từ chối tất cả. Cho đến tận cuối truyện, người đọc mới lí giải được vì sao Xuyến mãi bám trụ ở mảnh đất này và từ chối cơ hội xây dựng gia đình với những người mà cô yêu thương. Bởi vì, tình yêu lớn nhất và duy nhất cô đã dành cho bé Bi - đứa con cô lén để ở chỗ gốc cây điệp già trong sân nhà vợ chồng ông giám đốc hiếm muộn. Đã có lúc Xuyến thấy "Bi chơi lon ton một mình ngoài sân , không kìm được, Xuyến xốc Bi lên chạy một đoạn rồi thất thần dừng sững lại, kêu lên hai tiếng trời ơi, mình làm khổ nó rồi, mình nghèo như vầy Xuyến đưa Bi quay lại." [101]. Sự trớ trêu của cuộc đời Xuyến ẩn sâu trong những bí mật mà cô giấu kín trong lòng. Không ai có thể sẻ chia. Mỗi số phận có những hoàn cảnh riêng, và cuộc đời vốn khô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_the_gioi_nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_ngoc_tu.pdf
Tài liệu liên quan