Luận văn Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan cảng Cái Lân - Thực trạng và giải pháp

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG – BIỂU - SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ ix

TÓM TẮT LUẬN VĂN xi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ 5

1.1. Khái niệm và quy trình thủ tục hải quan điện tử 5

1.1.1. Khái niệm thủ tục hải quan 5

1.1.2. Khái niệm thủ tục hải quan điện tử 6

1.1.3. Quy trình thực hiện thủ tục Hải quan điện tử: 7

1.2. Vai trò của việc áp dụng hải quan điện tử 8

1.2.1. Vai trò đối với hội nhập quốc tế 8

1.2.2. Vai trò đối với công tác quản lý Nhà nước 9

1.2.3. Vai trò đối với doanh nghiệp 10

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử 11

1.4. Kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan điện tử của một số nước trên thế giới 12

1.4.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 12

1.4.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản 15

1.5. Bài học rút ra cho hải quan Việt Nam 18

1.5.1. Bài học thành công 18

1.5.2. Bài học chưa thành công và nguyên nhân 18

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN 21

2.1. Giới thiệu tổng quan về Chi cục hải quan cảng Cái Lân 21

 

docx83 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan cảng Cái Lân - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nghiệp Cái Lân, Khu công nghiệp Việt Hưng, Khu chế xuất Đông Mai và nhiều địa điểm kiểm tra hải quan tại chân công trình, dự án tại huyện Đông Triều, Tp Uông Bí, huyện Hoành Bồ, thị trấn Quảng Yên; 03 Kho ngoại quan; 01 Địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS); 02 Cửa hàng miễn thuế. Trong năm 2014 đã có trên 200 doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu qua cảng cùng với đa dạng loại hình xuất nhập khẩu, như: nhập - xuất gia công, nhập - xuất sản xuất xuất khẩu, nhập - xuất khu chế xuất, nhập đầu tư, xuất - nhập khẩu kinh doanh Trong điều kiện nguồn nhân lực và cở sở vật chất còn hạn chế, địa bàn quản lý rộng nhưng với lòng quyết tâm cao và đoàn kết của toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị nên trong thời gian qua Chi cục luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà cấp trên giao. Đơn vị đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý như bằng khen của Cục Hải Quan tỉnh Quảng Ninh, Tổng cục Hải quan do những thành tích xuất sắc trong hoạt động quản lý Nhà nước về hải quan. 2.1.2.2. Tổ chức bộ máy Chi cục hải quan cảng Cái Lân Tổ chức bộ máy tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân tuân theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động được quy định tại điều 14 Hệ thống tổ chức Hải Quan Luật hải quan năm 2014 theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. Tại thời điểm tháng 5/2018, Chi Cục Hải quan cảng Cái Lân có 3 đội bao gồm: Đội tổng hợp, đội thủ tục hàng hóa XNK, đội Kiểm tra, giám sát và kiểm soát Hải quan với tổng biên chế: 57 CBCC, LĐ; trong đó 52 CBCC, 05 lao động HĐ 68; Ban lãnh đạo gồm có: 01 Chi cục trưởng, 02 Phó Chi cục trưởng, 03 Đội trưởng, Tổ trưởng, 05 Phó Đội trưởng, Phó Tổ trưởng, 42 công chức thừa hành và lao động hợp đồng 68. Lãnh đạo của chi cục bao gồm: + 01 chi cục trưởng: Ông Ngô Tùng Dương – phụ trách quản lý chung mọi hoạt động của chi cục; Chi cục trưởng Đội kiểm tra, giám sat, và kiểm soát hải quan Đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu Đội tổng hợp Phó chi cục trưởng 1 Phó chi cục trưởng 2 CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN + 02 phó chi cục trưởng: Ông Vu Quý Hưng và bà Đào Kim Oanh – giúp chi cục trưởng quản lý những lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi cục. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Chi cục hải quan cảng Cái Lân Nguồn: Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh Năm 2015 là năm đầu tiên Chi cục hải quan cảng Cái Lân thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đạt cao nhất kể từ khi thành lập năm 2006. Chi cục đã thu được gần 5.500 tỷ đồng, đạt 132% theo kế hoạch đề ra và tăng 60% so với cùng kỳ năm 2014. Trong quá trình hoạt động của mình, Chi cục đã lập kế hoạch cụ thể trong công tác thu NSNN, đôn đốc đòi nợ thuế. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng các phần mềm nghiệp vụ trong tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan, loại hình xuất nhập khẩu, triển khai tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế. Đặc biệt, quan tâm tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan qua cảng. Với tiêu chí coi doanh nghiệp là đối tác hợp tác, với mục tiêu đảm bảo thời gian thông quan nhanh nhất, kinh tế nhất, trong thời gian qua Chi cục hải quan cảng Cái Lân đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao về tinh thần phục vụ và chất lượng dịch vụ làm thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Năm 2017, Chi cục hải quan cảng Cái Lân nằm trong top đầu bảng xếp hạng CDCI cấp cơ sở về cải cách hành chính và đồng hành cùng doanh nghiệp. 2.2. Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân 2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam Việt Nam hiện đang hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, chính sách kinh tế của Nhà nước ngày càng phát huy hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hoạt động xuất - nhập khẩu của Việt Nam đang gia tăng rất nhanh, đặc biệt hoạt động xuất khẩu ngày càng khởi sắc và đóng góp lớn cho sự tăng trưởng đầy ấn tượng của nền kinh tế. Một đòi hỏi cấp bách của ngành hải quan là phải bắt kịp trình độ hải quan tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động ngoại thương. Hải quan Việt Nam đứng trước yêu cầu phải ngày càng hiện đại hoá thủ tục để đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa XNK của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Hải quan cần thực hiện tốt những cam kết quốc tế về cải cách hành chính, nhất là thủ tục hải quan phải bảo đảm phù hợp với chuẩn quốc tế (đơn giản, minh bạch, thuận lợi, thông thoáng, hài hòa thủ tục hải quan, thông quan nhanh, giảm bớt chi phí, phiền hà, phí lưu kho, lưu bãi, chi phí sản xuất, giảm tối đa cơ hội tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên hải quan với doanh nghiệp) để tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, ngành Hải quan cũng cần hiện đại hóa cũng để nâng cao năng lực quản lý, để ngăn ngừa, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trong điều kiện hội nhập. Thủ tục hải quan điện tử là một đòi hỏi bức thiết trong bối cảnh đó. Để hình thành thủ tục HQĐT áp dụng như hiện nay, ngành hải quan đã có quá trình triển khai ứng dụng CNTT từ đầu những thập niên 90. Có 5 sự kiện ghi nhận về quá trình hình thành và phát triển thủ tục HQĐT tại Việt Nam. Đó là: 2.2.1.1. Dự án tự động hóa thủ tục hải quan ASYCUDA Dự án này được triển khai từ năm 1992 đến năm 1995 tại Sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Hải Phòng và các cảng biển tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua sự tài trợ của Chính phủ Pháp và UNDP nhằm áp dụng CNTT vào hoạt động quản lý của hải quan Việt Nam. Qua dự án, HQ Việt Nam đã được trang bị một hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan ASYCUDA hoàn chỉnh do UNCTAD phát triển cùng với hệ thống thiết bị phần cứng gồm các máy tính cá nhân hiệu Zenith và các máy chủ Server của hãng Bull. Tuy nhiên, việc triển khai thí điểm hệ thống đã không mang lại được những mục tiêu đặt ra vì những nguyên nhân sau: Không có sự hỗ trợ tại chỗ của các đơn vị tiếp nhận hệ thống, hầu hết các đơn vị trong ngành HQ đều không muốn triển khai áp dụng hệ thống này tại đơn vị mình quản lý vì ảnh hưởng đến lợi ích và trình độ CBCC chưa đáp ứng với công việc quản lý, điều hành, sử dụng hệ thống. Hệ thống chỉ thực hiện riêng lẻ, tại những khu vực triển khai áp dụng, không có sự kết nối với trung tâm vì cơ sở hạ tầng truyền tải thông tin mạng chưa phát triển. Chương trình sử dụng hệ điều hành Unix, tính tương thích giữa phần cứng – phần mềm ứng dụng kém. Hệ thống buộc phải có Server Unix và đòi hỏi các kỹ năng đặc thù cho việc bảo dưỡng. Giao diện đơn điệu không hấp dẫn, khó khăn khi sử dụng. Khi chính sách HQ thay đổi thì hệ thống cũng gặp khó khăn trong việc thay đổi theo. Tuy nhiên, qua dự án này, hải quan Việt Nam đã được trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm quý giá trong việc xây dựng các hệ thống, đồng thời cũng xây dựng được một nguồn lực CNTT cho ngành sau này. 2.2.1.2. Hệ thống khai hải quan điện tử thông qua website Nhằm mục tiêu hỗ trợ các DN trong việc khai báo thủ tục HQ, ngành HQ đã xây dựng đề án và triển khai trang web HQ, cho phép các DN có thể khai báo HQ trước, dưới dạng điện tử sau đó chuyển hồ sơ đến cơ quan HQ để kiểm tra, đối chiếu. Đó chính là bước khởi đầu, tạo cơ sở cho tin học hóa quy trình nghiệp vụ HQ. hệ thống này đã được triển khai thí điểm từ ngày 19/12/2002 tại cục HQ tỉnh Đồng Nai (Chi cục HQ Biên Hòa), Cục HQ Hà Nội (chi cục HQ Bắc Hà Nội), Cục HQ thành phố Hồ Chí Minh (chi cục HQ quản lý hàng đầu tư, Chi cục HQ quản lý hàng gia công, chi cục HQ Cảng Sài Gòn KVI). Tuy nhiên sau khi triển khai thực hiện một thời gian, hệ thống này đã bị các DN từ chối bởi các lý do: Tốn kém thêm chi phí cho việc khai báo (Trang bị nhân sự thực hiện, đường truyền, máy móc thiết bị, thuê DN khai thuê khai báo giùm). Tốn kém thêm thời gian khai báo (phải khai báo hai lần: trên máy, trên giấy). Thường xuyên gặp rắc rối, phiền phức khi thực hiện thủ tục (chờ đợi khi làm thủ tục vì công chức HQ chỉ ưu tiên giải quyết hồ sơ giấy; nghẽn mạch, rớt mạng). 2.2.1.3. Quy trình thông quan tự động đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển phát nhanh tại FedEx bưu điện thành phố Hồ Chí Minh Quy trình này được triển khai thực hiện từ ngày 10/5/2004. Khi thực hiện quy trình này, thời gian làm thủ tục HQ của công chức cho 300 gói bưu phẩm, bưu kiện được rút ngắn từ 150 phút xuống còn 60 phút. Hàng ngày có tầm 70% lượng hàng hóa nhập khẩu được thông quan, tương ứng với các nước trong khu vực. Việc này đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ không chỉ cho cơ quan HQ mà cho cả các DN, là cơ sở cho việc triển khai mô hình TQĐT hiện nay. 2.1.1.4. Đề án khai báo tập trung của Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh Dựa trên chương trình hành động và kế hoạch thực hiện cải cách, phát triển, hiện đại hóa Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2004 – 206 ban hành theo công văn số 4175/HQTP-NV ngày 26 tháng 10 năm 2004 nhằm triển khai thực hiện Quyết đinh số 810/QĐ-BTC ngày 16/3/2004 của Bộ trưởng BTC, TTDL & CNTT, Cục HQ thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng đề án khai báo tập trung để làm thủ tục hải quan cho các DN tại địa bàn thành phố. Mục tiêu đề án này hướng đến xây dựng mô hình khai báo tập trung thông qua đại lý khai báo HQ, ứng dụng công nghệ và phương tiện kỹ thuật hiện đại để thu thập dữ liệu tập trung, xử lý dữ liệu tự động. Việc áp dụng mô hình khai báo tập trung vào quy trình thủ tục HQ hiện hành nhằm làm giảm áp lực công việc tại khâu đăng ký, giảm thời gian thông quan hàng hóa cho DN: làm nền tảng cho việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách bộ máy tổ chức, quy trình thủ tục hải quan. Vì được xây dựng trên điều kiện và khả năng quản lý ở quy mô cấp Cục HQ nên đề án này chỉ tập trung giải quyết công việc ở một khâu thủ tục, đó là khâu đăng ký TK, còn các khâu khác như kiểm hóa, tính thuế, giám sát chưa đề cập tới. Tuy nhiên, về mặt ý tưởng, đây là đề tài đóng góp có giá trị lớn nhất trong việc hình thành mô hình thủ tục HQĐT tại Việt Nam hiện tại và tương lai vì nó được xây dựng dựa trên mô hình thủ tục của HQ các nước, có đề cập đến hai thành phần quan trọng trong mô hình này là cơ quan truyền nhận dữ liệu và đại lý hải quan. Dựa trên ý tưởng của đề án này, cộng với việc nghiên cứu thêm mô hình TQĐT của một số nước trên thế giới, đặc biệt là các nước ASEAN, Hàn Quốc, Tổng cục hải quan đã đưa ra mô hình thủ tục HQĐT để thực hiện thí điểm. Việc triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 thực hiện tại Cục HQ thành phố Hồ Chí Minh và cục HQ Hải Phòng từ tháng 10/2005 đến tháng 11/2009. Giai đoạn hai từ năm 2009 đến hết năm 2012, triển khai tại 13 Cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hình 2.1: Mô hình thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam Nguồn: Cục CNTT và thống kê – Tổng cục Hải quan 2.1.1.5. Chính thức triển khai thủ tục hải quan điện tử Ngày 02/01/2013, tại Hải Phòng, Tổng cục hải quan triển khai chính thức thủ tục hải quan điện tử. Việc triển khai này giúp các tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến hải quan tiết kiệm thời gian, giảm thủ tục và giảm chi phí các khâu nhận, kiểm tra, đăng ký phân luồng tờ khai hải quan điện tử được tự động hóa thông qua hệ thống xử lý dữ liệu hải quan. Việc tự động hóa các khâu này giúp cơ quan hải quan tăng hiệu quả làm việc, giảm thiểu các tiêu cực xảy ra, đồng thời đảm bảo tính minh bạch của các thủ tục hành chính. Ước tính, khi sử dụng thủ tục hải quan điện tử, mỗi năm, cá nhân, tổ chức sẽ tiết kiệm được khoảng 20% chi phí. Đối với các cơ quan, tổ chức và xã hội, việc thực hiện thủ tục này tạo động lực cho các cơ quan, bộ ngành đẩy nhanh tốc độ cải thiện hiệ đại hóa, điện tử hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý được Chính phủ giao; giúp hình thành môi trường thương mại điện tử. Hiện nay, có 35 cục hải quan thuộc các tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức hành chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thuộc Tổng cục hải quan đã áp dụng chương trình thủ tục hải quan điện tử này. 2.2.2. Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thủ tục HQĐT tại Việt Nam Luật HQ năm 2001 (Điều 8 và khoản 3 Điều 20) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật HQ ngày 14/6/2005 (điểm 4, điểm 9 và điểm 13 Điều 1, sửa đổi Điều 16, Điều 22). Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thủ tục HQĐT. Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC ngày 19/7/2005 của Bộ trưởng BTC về quy trình thực hiện thí điểm thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Công văn số 339/TCHQ-HĐH ngày 19/8/2005 của TCHQ về hướng dẫn quy trình thủ tục HQĐT. Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005. Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 của Chính Phủ về thương mại điện tử. Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Theo đó, từ ngày 01/01/2013, thủ tục HQĐT chính thức triển khai trên toàn quốc. Thông tư 196/2012/TT-BTC quy định thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Quyết định số 3046/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2012 về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngày 02/01/2013, Tổng cục HQ triển khai chính thức thủ tục HQĐT tại Cục Hải quan Hải Phòng. Lộ trình triển khai bao gồm: Từ 2/1/2013 thực hiện tại Cục Hải quan Hải Phòng. Từ 8/1 -31/1/2013 tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Từ 8/1/2013: tại 13 cục hải quan tỉnh, thành phố chưa triển khai thí điểm sẽ chủ động chuẩn bị các điều kiện để triển khai khi sẵn sàng. Các nội dung triển khai chính thức thủ tục HQĐT kế thừa toàn bộ nội dung trong giai đoạn thí điểm như: Đối tượng áp dụng là tất cả các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; Loại hình xuất - nhập khẩu thực hiện gồm 3 loại hình chính là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, gia công, sản xuất hàng xuất khẩu và 6 loại hình khác. 2.2.3. Quá trình chuẩn bị cho việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân Ngày 19/06/2009, Cục HQ tỉnh Quảng Ninh ra quyết định số 44/QĐ-HQQN thành lập tổ đầu mối triển khai thủ tục hải quan điện tử. Tiếp theo đó ngày 28/12/2009, Cục HQ Quảng Ninh ra quyết định số 841/QĐ-HQQN triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục HQ cảng Cái Lân và cửa khẩu cảng Hòn Gai từ ngày 01/01/2010. Trước đó, Chi cục HQ cảng Cái Lân đã cử các cán bộ tập huấn nghiệp vụ tại Cục HQ Quảng Ninh để thực hiện các thủ tục HQĐT. Bên cạnh đó việc tiếp thu ý kiến doanh nghiệp trong quá trình thí điểm đã đem lại nhiều kinh nghiệm thực hiện thủ tục HQĐT. Từ ngày 14/04/2014 Chi cục Hải quan cảng Cái Lân triển khai chính thức Hệ thống Vinaccs theo Quyết định số 865/QĐ-TCHQ ngày 25/03/2014 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành kế hoạch triển khai Hệ thống Vnaccs/Vcis thuộc dự án triển khai thực hiện Hải quan điện tử và một cửa quốc gia nhằm hiện đại hóa Hải quan. Tính đến quý II/2010, 100% tờ khai thực hiện thủ tục Hải quan tại cảng Cái Lân được thực hiện khai Hải quan điện tử. Đến ngày 06/4/2015, chi cục đã làm thủ tục 2.455 bộ tờ khai, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 569.513.231 USD. Trong đó 2.392 bộ tờ khai, kim ngạch xuất nhập khẩu 560.970.532 USD thực hiện Vnaccs/Vcis đạt 97,4% và đạt 98,5% về kim ngạch. Các chỉ tiêu do Cục Hải quan Quảng Ninh giao về công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan được Chi cục tổ chức triển khai hoàn thành và hoàn thành vượt mức, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút doanh nghiệp, tăng thu ngân sách. Để đạt được những kết quả đó, cùng với chỉ đạo của Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, sự phối hợp, hỗ trợ của các Phòng ban chức năng và nỗ lực của tập thể Chi cục. Chi cục đã làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức vận động doanh nghiệp tham gia thực hiện Thủ tục Hải quan điện tử; Tổ chức đến trực tiếp trụ sở của doanh nghiệp (có doanh nghiệp ở xa như tỉnh Thái Bình, thành phố Hà Nội) hỗ trợ cài đặt, hướng dẫn sử dụng Hệ thống phần mềm khai báo điện tử. Tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến quy trình thủ tục HQĐT và hệ thống VNACCS/VCIS tại các hội nghị đối thoại doanh nghiệp, các lớp tập huấn, đào tạo cho doanh nghiệp hàng năm; trực tiếp giải đáp bằng văn bản, qua điện thoại những khó khăn vướng mắc liên quan đến TTHQ của doanh nghiệp; Niêm yết công khai các văn bản pháp quy, quy trình thủ tục hải quan, phát tờ rơi hướng dẫn nghiệp vụ Hải quan tại nơi làm thủ tục. 2.2.4. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân Hình 2.2: Quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử Nguồn: Cục CNTT và thống kê – TCHQ Hình 2.3: Quy trình thực hiện TTHQĐT đối với nhập khẩu hàng hóa Nguồn: Chi cục Hải quan cảng Cái Lân Hình 2.4: Quy trình thực hiện TTHQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu Nguồn: Chi cục Hải quan cảng Cái Lân Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá (nếu cần) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn và gửi tới hệ thống của cơ quan hải quan qua mạng internet. Hình 2.5: DN thực hiện khai tờ khai điện tử Nguồn: Tác giả cung cấp Lần đầu chạy chương trình sẽ yêu cầu đăng ký thông tin doanh nghiệp, người dung nhập đầy đủ, chính xác các thông tin, sau đó nhấn nút “Đồng ý” để hoàn tất. Hình 2.6: DN thực hiện đăng ký thông tin doanh nghiệp Nguồn: Hình 2.7: DN thực hiện đăng ký mới tờ khai nhập khẩu Nguồn: Hình 2.8: DN nhập thông tin chung Nguồn: Hình 2.9: DN nhập danh sách khách hàng Nguồn: Hình 2.10: Dữ liệu danh sách hàng từ file excel Nguồn: Để nhập dữ liệu hàng tờ khai từ file excel, cần chuẩn bị dữ liệu từ file excel với các cột dữ liệu tương ứng cới các cột dữ liệu trên dòng hàng như hình 2.10. Sau khi đã chuẩn bị file dữ liệu dòng hàng trên file excel, người dùng nhấn phím F6 để tải dữ liệu từ file excel vào danh sách hàng trên tờ khai. Màn hình tải dữ liệu từ excel hiện ra như sau: Hình 2.11: Nhập danh sách hàng từ file excel Nguồn: Bước 2: Cơ quan HQ tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai: Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) cho người khai hải quan và cấp số tờ khai hải quan sau khi nhận thông tin khai trước của người khai hải quan. Trường hợp người khai hải quan thông báo không thực hiện đăng ký được tờ khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ vướng mắc của doanh nghiệp để hướng dẫn xử lý. Hình 2.12: Cơ quan hải quan ghi nhận thời điểm kiểm tra tờ khai VNACCS Nguồn: Tác giả cung cấp Bước 3: Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về số tờ khai hải quan, kết quả phân luồng và thực hiện một trong các nội dung sau: + Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước 4. + Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì thực hiện tiếp bước 4, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì chuyển sang bước 3. + Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy tờ và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra. Hình 2.13: Kết quả phân luồng của DN (luồng vàng) Nguồn: Tác giả cung cấp Hình 2.14: Kết quả phân luồng của DN (luồng đỏ) Nguồn: Tác giả cung cấp Hình 2.15: Kết quả phân luồng của DN (luồng xanh) Nguồn: Tác giả cung cấp Bước 4: Cơ quan HQ kiểm tra hồ sơ hải quan. Kiểm tra hồ sơ hải quan là việc thực hiện kiểm tra chi tiết, toàn bộ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Nội dung kiểm tra như sau: Ngay sau khi nhận đủ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống; căn cứ ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng, các chỉ dẫn nghiệp vụ của Hệ thống VCIS (nếu có) thông qua Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ, các chỉ dẫn rủi ro và kết quả kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ tại khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu qua máy soi, thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs (nếu có), công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra theo quy định tại mục 3 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Hình 2.16 (a): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử Nguồn: Tác giả cung cấp Hình 2.16 (b): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử Nguồn: Tác giả cung cấp Hình 2.16 (c): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử Nguồn: Tác giả cung cấp Bước 5: Kiểm tra thực tế hàng hóa. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét đề xuất của công chức kiểm tra hồ sơ để quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa và phân công công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thông qua Màn hình NA02A. Căn cứ chỉ dẫn rủi ro, quá trình chấp hành pháp luật hải quan của người khai hải quan, kết quả soi chiếu trước trong quá trình xếp dỡ tại cảng và các thông tin có liên quan (nếu có) để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra. Bước 6: Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí. Bước 7: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ. Công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ theo dõi, quản lý và hoàn chỉnh hồ sơ đã được “Thông qua”, “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng về bảo quản” mà còn nợ các chứng từ bản gốc được phép chậm nộp (bao gồm cả kết quả kiểm tra chuyên ngành) thuộc bộ hồ sơ hải quan hoặc còn vướng mắc chưa hoàn tất thủ tục hải quan. Chi cục trưởng phân công công chức tiếp nhận các chứng từ bản gốc chậm nộp, xử lý các vướng mắc của lô hàng. Sau khi hoàn thành thì chuyển cho công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ, đưa vào lưu trữ nếu đã đầy đủ hồ sơ theo quy định. Bước 8: Doanh nghiệp in tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng.   2.2.5. Kết quả thực hiện quy trình thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân 2.2.5.1. Tình hình hoạt động xuất - nhập khẩu tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân Hoạt động XNK trên địa bàn ngày càng phát triển, khối lượng công việc tăng dần từng năm, nhiều doanh nghiệp mới làm thủ tục tại Chi cục, các loại hình XNK đa dạng, mặt hàng XNK phong phú và nhiều mặt hàng mới. Kèm theo đó địa bàn hoạt động của Chi cục ngày càng mở rộng, nhiều vấn đề nghiệp vụ mới phát sinh. Kim ngạch và số thu thuế hàng năm đều tăng. Với kết quả thu thuế và kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hàng năm, lưu lượng hàng hóa xuất - nhập qua cảng Cái Lân được dự báo tiếp tục tăng dần qua từng năm. Các chỉ tiêu Cục Hải quan tỉnh giao năm 2018 đều tăng so với năm 2017. Đặc biệt, chỉ tiêu thu thuế giao 4.150 tỷ đồng bằng 150% so với chỉ tiêu giao năm 2017. Ngay từ đầu năm, đơn vị đã xây dựng, tổ chức triển khai quyết liệt Kế hoạch thu thuế xuất nhập khẩu năm 2017. Đến nay, số thu thuế xuất nhập khẩu đạt 1.205 tỷ đạt 29%. 2.2.5.2. Kết quả thực hiện quy trình thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng cái Lân Số lượng tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu Biểu đồ 2.1: Số lượng tờ khai làm thủ tục XNK tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân qua các năm 2013 – 2017 Nguồn: Tác giả tổng hợp Số lượng tờ khai làm thủ tục XNK tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân tăng đều qua các năm đã thể hiện sự hiệu quả của chương trình dịch vụ công trực tuyến mà vấn đề ở đây chính là việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Điều này cho thấy cơ quan hải quan đã tạo được nhiều thuận lợi cho DN, giảm thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính hải quan, tăng năng lực cạnh tranh DN. Số DN tham gia thủ tục hải quan và chữ ký số: Bảng 2.1: Tổng số DN tham gia xuất nhập khẩu qua các năm Năm 2013 2014 2015 2016 2017 DN 155 209 280 320 370 Nguồn: Tác giả tổng hợp Từ bảng trên ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 2.2: Số lượng DN tham gia thủ tục HQĐT và chữ ký số qua các năm 2013 – 2017 Nguồn: Tác giả tổng hợp Việc thay đổi căn bản phương thức từ truyền thống sang bán điện tử, điện tử đã góp phần loại bỏ triệt để cách làm thủ công, văn bản giấy trong một số công đoạn, rút ngắn thời gian cho các DN tham gia hoạt động, giảm được chi phí in ấn, văn phòng phẩm nên ngày càng thu hút được các DN mạnh dạn tham gia vào hoạt động XNK trong nước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (Triệu USD): Biểu đồ 2.3: Số lượng kim ngạch XNK của các DN làm thủ tục tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân từ năm 2013 – 2017 Nguồn: Tác giả tổng hợp Nhìn lại chặng đường đã qua cho thấy bước tiến mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu: năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ đạt 1.620 triệu USD; năm năm sau, quy mô xuất – nhập khẩu đã tăng hơn 2 lần, đạt 3.589 triệu USD (2017), góp phần đưa nước ta tăng thứ hạng top 30 của bảng xếp hạng WTO. Tổng thu thuế cho Nhà nước tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân (tỷ đồng) Biểu đồ 2.4: Tổng thu thuế cho Nhà nước qua các năm 2013 – 2017 Nguồn: Tác giả tổng hợp Từ biểu đồ ta thấy, qua các năm, Chi cục hải quan cảng Cái Lân đều có mức tăng đáng kể. Tuy nhiên năm 2017, tổng thu thuế giảm từ 6.400 tỷ đồng (2016) xuống còn 2.500 tỷ đồng. Nguyên nhân của việc này là do hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu năm 2017 đã chịu nhiều tác động mạnh khi Việt Nam hội nhập sâu rộng với các nước trên thế giới và khu vực. Việc thực hiện 10 hiệp định tạo thuận lợi thương mại đa phương và song phương như: Hiệp định thương mại tự do khu vực ASEAN (ATIGA), Hiệp định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_van_thu_tuc_hai_quan_dien_tu_doi_voi_hang_hoa_xuat_nhap.docx
Tài liệu liên quan