Luận văn Thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với hoạt động sản xuất chương trình của ban thanh thiếu niên, đài truyền hình Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN . 4

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU. 5

PHẦN MỞ ĐẦU . 6

1. Lí do chọn đề tài.6

2. Lịch sử nghiên cứu .7

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .10

4. Phạm vi nghiên cứu.11

5. Mẫu khảo sát.11

6. Câu hỏi nghiên cứu .11

7. Giả thuyết nghiên cứu.11

8. Phương pháp nghiên cứu.12

9. Kết cấu luận văn.13

CHƯƠNG 1. TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA

BAN THANH THIẾU NIÊN, ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOẠT

ĐỘNG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH . 13

1.1. Trách nhiệm xã hội.13

1.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội .13

1.1.2. Chủ thể thực hiện trách nhiệm xã hội.17

1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội.18

1.2. Nội dung trách nhiệm xã hội của một chủ thể xã hội (Đài truyền hình Việt Nam)

1.2.1. Trách nhiệm xã hội trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ

1.2.2. Trách nhiệm xã hội đối với người lao động tham gia sản xuất chương trình

1.2.3. Trách nhiệm xã hội đối với các sản phẩm truyền hình.

1.2.4. Trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng .

1.3. Các nhân tố tác động đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các cơ quan truyền thông đối với

hoạt động sản xuất chương trình .

1.3.1. Nhân tố chủ quan.

1.3.2. Nhân tố khách quan .

Tiểu kết Chương 1 .

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA BAN

THANH THIẾU NIÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH

.

2.1. Tổng quan về Ban Thanh thiếu niên .

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, hiện trạng nguồn nhân lực tại Ban Thanh thiếu niên

2.2. Nhận diện thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với hoạt động sản xuất chương trình

của Ban Thanh thiếu niên .

pdf22 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với hoạt động sản xuất chương trình của ban thanh thiếu niên, đài truyền hình Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ror! Bookmark not defined. 3.5. Phối hợp với các bên liên quan trong việc thực hiện trách nhiệm xã hộiError! Bookmark not defined. 3.5.1. Mở rộng kênh thông tin để thu thập nhu cầu và phản hồi của khán giả đối với các chương trình truyền hình .......................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.5.2. Thực hành phản biện xã hội đối với các vấn đề xã hội ...... Error! Bookmark not defined. 3.6. Đầu tư tài chính cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội ........... Error! Bookmark not defined. 3.6.1. Đảm bảo thu nhập và các chế độ cho người lao động ...... Error! Bookmark not defined. 3.6.2. Tăng chi phí sản xuất chương trình .................................... Error! Bookmark not defined. Tiểu kết Chương 3 ....................................................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ................................................................. Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 20 PHỤ LỤC .................................................................... Error! Bookmark not defined. 4 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được tôi thực hiện tại trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội dưới sự động viên, khích lệ của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong khoa Khoa học quản lý trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn đã đào tạo và trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, giúp tôi thực hiện luận văn này. Đồng thời, xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đồng nghiệp trong Ban Thanh thiếu niên – Đài Truyền hình Việt Nam; gia đình, bạn bè, những người đã động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Phạm Xuân Hằng, người thầy đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn từng bước để tôi có thể hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô nhận xét và góp ý để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2016 Học viên Nguyễn Thị Phƣơng Thảo 5 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Một số sản phẩm truyền hình nổi bật do Ban Thanh thiếu niên sản xuất từ năm 2011 đến năm 2015... Trang 44 Bảng 2.2. Mức độ hài lòng về nội dung các chương trình phát sóng trên kênh VTV6 Trang 48 Bảng 2.3. Mức độ hài lòng về người dẫn chương trình của kênh VTV6 .......Trang 49 Bảng 2.4: Mức độ hài lòng về hình thức chương trình VTV6 .Trang 55 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ban Thanh thiếu niên... Trang 35 Sơ đồ 2.2. Thị phần kênh VTV6 so với các kênh đối thủ..... Trang 53 Sơ đồ 2.3. Nhu cầu xem truyền hình của khán giả mục tiêu kênh VTV6 ...Trang 54 Sơ đồ 2.4. Cơ cấu chương trình của kênh VTV6..Trang 54 Hình 1.1. Mô hình kim tự tháp về TNXH của Caroll (1999)... Trang 12 Hình 2.1. Số lượng lao động tại Ban Thanh thiếu niên.... Trang 36 Hình 2.2. Hình hiệu chương trình “Sinh ra từ làng”.... Trang 40 6 Hình 2.3. Hình hiệu của chương trình “60 phút mở” .........Trang 41 Hình 2.4. Hình hiệu chương trình “Bữa trưa vui vẻ”..... Trang 42 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thời gian qua, Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Trong đó, đáng chú ý và có tầm quan trọng đặc biệt là Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việc tiếp cận và tham gia Hiệp định thương mại tự do thế giới sẽ mang lại thời cơ cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội đồng thời cũng mở ra không ít rào cản đối với các nước tham gia, trong đó bao gồm tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội. Có thể nói, trách nhiệm xã hội ngày nay đã và đang là một phần của “luật chơi” trong nền kinh tế thế giới. Cùng với việc tham gia vào các hiệp 7 định thương mại thế giới, Việt Nam buộc phải chấp nhận các “luật chơi” của thế giới. Trong đó, việc đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm xã hội là một trong những vấn đề buộc phải làm không phải chỉ trên bình diện doanh nghiệp mà còn ở trên bình diện khu vực công, ngành, địa phương và quốc gia. Đặc biệt, đối với các cơ quan báo chí – truyền thông, việc thực hiện trách nhiệm xã hội càng phải được đề cao. Với tư cách là một cơ quan báo chí, truyền thông trực thuộc Đài truyền hình quốc gia, hơn ai hết Ban Thanh thiếu niên với chức năng chức năng sản xuất, khai thác các chương trình truyền hình về thanh, thiếu niên đã nhận thức rõ được vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH). Kể từ khi thành lập đến nay, Ban Thanh thiếu niên luôn quan tâm tới các vấn đề về TNXH một cách toàn diện, đặc biệt là việc thực hiện TNHX trong công tác sản xuất chương trình. Ban Thanh thiếu niên đã quan tâm thực hiện tốt các nội dung của TNXH như TNXH với người lao động, với Đảng, Nhà nước, khán giả và với cộng đồng. Tuy nhiên, việc thực hiện TNXH của Ban Thanh thiếu niên trong công tác sản xuất chương trình hiện nay vẫn còn một vài hạn chế liên quan đến vấn đề nhận thức của một bộ phận người lao động của Ban Thanh thiếu niên về thực hiện TNXH chưa cao; Các chương trình có nội dung trách nhiệm xã hội tiếp cận được ít khán giả, Chưa có các quy định xử phạt nội bộ cho các hành vi vi phạm việc thực hiện TNXH Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã chọn đề tài: “Thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với hoạt động sản xuất chương trình của Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Các nghiên cứu trên thế giới Vấn đề TNXH của Tổ chức mới được tập trung nghiên cứu từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX đến nay. Các công trình là dưới dạng là những cuốn sách đề cập trực tiếp đến vấn đề TNXH của Tổ chức như: - Bowen, H.R, (1953), Social Responsibilities of the Businessman, [New York, Harper & Brother]. H.R.Bowen lần đầu tiên đưa ra khái niệm TNXH trong cuốn sách này 8 nhằm tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các Tổ chức làm tổn hại cho xã hội. - Carroll, A.B, (1999) Corporate Social Responsibility: Evolution of a Definitional Construct, Business and society [268-295]. Trong bài viết, tác giả đưa ra các khái niệm về TNXH của Tổ chức bắt đầu từ những năm 1950, đánh dấu kỷ nguyên hiện đại TNXH của Tổ chức, khái niệm được mở rộng trong những năm 1960 và nở rộ trong những năm 1970. Trong những năm 1980, có ít định nghĩa mới, nghiên cứu thực nghiệm hơn, và hình thành các chủ đề khác liên quan. - The World Business Council for Sustainable Development, Corporate Social Responsibility, 1 Jan 2000. Hội đồng Tổ chức vì sự Phát triển bền vững Thế giới (WBCSD) đã đưa ra khái niệm này từ những năm đầu thế kỷ 21: "Trách nhiệm xã hội Tổ chức như là một lời cam kết của Tổ chức nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững". - Michel Capron, Francoise Quairel - Lanoizelee, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, do Lê Minh Tiến, Phạm Như Hổ dịch, NXB Tri thức năm 2009. Tác phẩm giới thiệu những cách tiếp cận về trách nhiệm cũng như mối quan hệ của các hoạt động kinh tế xã hội, đồng thời làm sáng tỏ những mâu thuẫn, giới hạn TNXH của các Tổ chức cũng như các tổ chức phi chính phủ. - Jerome Ballet, Francoise De Bry, “Doanh nghiệp và Đạo đức”, do Dương Nguyên Thuận, Đinh Thùy Anh dịch, NXB Thế Giới năm 2005. Tác phẩm đưa ra các vấn đề từ nền kinh tế theo luân lý đến đạo đức trong kinh doanh; lịch sử quan hệ giữa đạo đức và Tổ chức; đạo đức và việc quản lý con người trong kinh doanh; những phương thức thực hành mới để hành động có đạo đức; từ không chính thức đến chính thức. Những chủ thuyết nổi bật ban đầu là chủ thuyết của Milton Friedman - một nhà kinh tế học đoạt giải Nobel 1970. Sau này Ngân hàng thế giới đã đưa ra quan niệm về TNXH của Tổ chức được nhiều người thừa nhận hơn cả. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ đề cập đến những vấn đề TNXH của doanh nghiệp nói chung và trên thế giới chứ không có một phân tích nào đối với các tổ chức Việt Nam cũng như các tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập. 9 Các công trình trong nước Tại Việt Nam, trách nhiệm xã hội của tổ chức không phải là một vấn đề hoàn toàn mới nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm của cả cộng đồng. Trên thực tế có không ít tổ chức hiểu chưa thực sự đúng về khái niệm này, họ thường hiểu trách nhiệm xã hội theo nghĩa "truyền thống". Tức là tổ chức thực hiện TNXH như là một hoạt động tham gia “giải quyết các vấn đề xã hội” mang tính nhân đạo, từ thiện. Với cách hiểu này, trách nhiệm xã hội của tổ chức không mang tính bắt buộc mà là tổ chức “tự nguyện” thực hiện. Thời kz giai đoạn từ 2000 – 2007, chưa có nhiều những nghiên cứu chuyên sâu về trách nhiệm xã hội của các tổ chức ở Việt Nam. Các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này thường chỉ tồn tại dưới dạng bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí hoặc các website, diễn đànchủ yếu giải thích khái niệm này và nêu lên các ích lợi của việc áp dụng các quy chuẩn TNXH như một công cụ tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Các bài viết nhìn chung chưa đi sâu vào vấn đề, mang tính thảo luận và đánh giá khách quan từ các chuyên gia nhiều hơn. 1 Tuy vậy, trong những năm gần đây đã có một sự quan tâm rộng rãi hơn đến TNXH từ những nhà nghiên cứu và nhà quản l{ Việt Nam. Rất nhiều tổ chức Việt Nam đã nhận thức được và thực hiện TNXH như một trong những tiêu chí hoạt động quan trọng của tổ chức theo đúng bản chất của khái niệm này. Báo Vietnam Report đã chọn chủ đề “Trách nhiệm xã hội - Con đường nào cho doanh nghiệp Việt” cho Báo cáo thường kz số 7 năm 2010 của Vietnam Report– Báo cáo được xuất bản định kz theo qu{ của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) dành cho các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Báo cáo cung cấp các bài viết chuyên sâu về lĩnh vực TNXH của nhóm nghiên cứu Vietnam Report và các học giả có uy tín. 2 Ngày 14/12/2012, Lễ ra mắt Hội đồng Trách nhiệm Xã hội Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đây là một tổ chức chuyên môn của Hội Hóa học Việt Nam - Thành viên của tổ chức Trách nhiệm XH châu Á - Thái Bình Dương (APRO), tập hợp sự tham gia tự nguyện của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. 3 1 Theo Nguyễn Đình Tài (2010), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Các vấn đề đặt ra hôm nay và giải pháp 2 Theo Vietnam Report (2010), Trách nhiệm xã hội – con đường nào cho doanh nghiệp Việt, báo cáo thường kỳ số 7.2010. 3 Ra mắt cộng đồng trách nhiệm xã hội Việt Nam, 16.12.2012 10 Các nghiên cứu về hoạt động TNXH tại Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong thời gian gần đây thông qua một số công trình nghiên cứu và báo cáo phân tích của một số nhà nghiên cứu và giảng viên, sinh viên các trường Đại học, tiêu biểu là các bài viết như: “TNXH của doanh nghiêp Việt Nam và những vấn đề còn bất cập (TS Võ Khắc Thường 2013); Báo cáo khoa học “Phân tích những nhân tố thúc đẩy việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Cần Thơ “ (ThS Châu Thị Lệ Duyên, Nguyễn Minh Cảnh, Đại học Cần Thơ, 2012) ; “Từ việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp tiến tới tạo lập giá trị chung trong hội nhập kinh tế toàn cầu” (PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, 2012). Tuy nhiên hiện tại ở nước ta, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về TNXH doanh nghiệp so với hàng nghìn tác phẩm trên thế giới nghiên cứu kỹ càng về TNXH và những lý thuyết liên quan của nó. Nhìn chung, các tác phẩm viết về trách nhiệm xã hội đều đứng trên bình diện doanh nghiệp, chưa đề cập đến các tổ chức thuộc khu vực công. Điểm khác biệt của luận văn là trên cơ sở những góc tiếp cận nêu trên, tác giả nghiên cứu vấn đề TNXH của Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam – một tổ chức thuộc khu vực công trên cơ sở nghiên cứu lý luận, ứng dụng vào một tổ chức cụ thể, phân tích một cách toàn diện và có hệ thống các khía cạnh lý luận và thực tiễn về TNXH của Ban Thanh thiếu niên. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nêu tổng quan về TNXH, đề tài tìm hiểu các kết quả trong việc thực hiện TNXH của Ban Thanh thiếu niên đối với hoạt động sản xuất chương trình và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện TNXH của Ban Thanh thiếu niên đối với hoạt động sản xuất chương trình. - Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau: + Trình bàycách tiếp cận về TNXH: Các khái niệm công cụ, nhân tố tác động, nội dung TNXH 11 + Nhận diện thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của Ban Thanh thiếu niên trong sản xuất chương trình từ năm 2011– 2015 và đánh giá thực trạng: + Ưu điểm và nguyên nhân + Hạn chế và nguyên nhân 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Ban Thanh thiếu niên - Đài Truyền hình Việt Nam, Số 43 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội - Về thời gian: Từ năm 2011 - 2015. - Về nội dung: Việc thực hiện TNXH tại Ban Thanh thiếu niên (gọi tắt là Ban) đối với hoạt động sản xuất chương trình (Các nội dung TNXH của Ban Thanh thiếu niên ) 5. Mẫu khảo sát Ban Thanh thiếu niên, Đài ttruyền hình Việt Nam 6. Câu hỏi nghiên cứu - Thực hiện TNXH của Ban Thanh thiếu niên đối với hoạt động sản xuất chương trình từ năm 2011 đến năm 2015 có những hạn chế gì ? - Cần thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với hoạt động sản xuất chương trình của Ban Thanh thiếu niên bằng cách nào để khắc phục những hạn chế trong 5 năm qua? 7. Giả thuyết nghiên cứu - Thực hiện TNXH của Ban Thanh thiếu niên đối với hoạt động sản xuất chương trình từ năm 2011 đến năm 2015 có một số hạn chế chủ yếu sau: Tỉ lệ người xem kênh VTV6 thấp, chưa coi việc thực hiện trách nhiệm xã hội là một nhiệm vụ trọng tâm, chưa có quy định xử phạt nội bộ đối với các hành vi vi phạm, chưa phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, nhận thức của một bộ phận đội ngũ 12 phóng viên trẻ trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội chưa cao và do hạn chế về tài chính. - Để thúc đẩy việc thực hiện TNXH đối với hoạt động sản xuất chương trình, Ban Thanh thiếu niên, Đài truyền hình Việt Nam cần có các giải pháp để Tăng tỉ lệ người xem kênh VTV6, Xác định việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong công tác sản xuất chương trình là một nhiệm vụ trọng tâm của Ban Thanh thiếu niên, Nâng cao nhận thức của đội ngũ phóng viên trẻ, Xây dựng quy định nội bộ xử phạt đối với các hành vi vi phạm việc thực hiện trách nhiệm xã hội, Phối hợp với các bên liên quan trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, Đầu tư tài chính cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với hoạt động sản xuất chương trình. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng những phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để thu thập những thông tin về cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý đã được công bố trên các ấn phẩm, chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu, số liệu thống kê. Phương pháp Điều tra xã hội học: + Khảo sát bằng bảng hỏi: 100 phiếu; Đối tượng là các khán giả xem truyền hình. + Xây dựng bảng tổng hợp trên cơ sở xử lý dữ liệu khảo sát Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu tham khảo, tổng hợp từ các tài liệu về TNXH và các tài liệu thu thập được từ đơn vị, tác giả tiến hành phân tích làm cơ sở lý luận và thực hiện triển khai đề tài nghiên cứu. Phương pháp quan sát trực quan: tác giả quan sát hiện trạng, thực tế hoạt động của các đơn vị trong toàn Đài, thực tế kết quả đã đạt được của Đài THVN. Phương pháp so sánh: tác giả đưa ra sự so sánh giữa lý thuyết với thực tiễn tại Đài THVN, các số liệu đã có, đưa ra kết luận liên quan đến việc đánh giá thực trạng, các ưu, nhược điểm và đề xuất các giải pháp ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. 13 9. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Tiếp cận các nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm xã hội của Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam đối với hoạt động sản xuất chương trình. Chương 2: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của Ban Thanh thiếu niên đối với hoạt động sản xuất chương trình. Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Ban Thanh thiếu niên đối với hoạt động sản xuất chương trình. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA BAN THANH THIẾU NIÊN, ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH 1.1. Trách nhiệm xã hội 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội Khái niệm TNXH của tổ chức xuất hiện lần đầu tiên cách đây khoảng 50 năm. Năm 1953, nhà kinh tế học người Mỹ H.R.Bowen lần đầu tiên đưa ra khái niệm TNXH trong cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” nhằm tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích cả người khác, kêu gọi 14 lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các tổ chức làm tổn hại cho xã hội. [21,130] Khác với quan điểm trên, Milton Friedman đưa ra một tuyên bố nổi tiếng năm 1970 rằng “có một và chỉ một trách nhiệm xã hội của tổ chức - đó là sử dụng nguồn tài nguyên của mình và tham gia vào các hoạt động nhằm tăng lợi nhuận” 4. Câu nói này khẳng định rằng mục tiêu chủ yếu của tổ chức là lợi ích về kinh tế Đến năm 1973, Keith Davis đưa ra một khái niệm khá rộng: “TNXH của tổ chức là sự quan tâm và phản ứng của tổ chức với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lí, kinh tế, công nghệ” 5. Theo đó, TNXH của tổ chức chỉ dừng lại ở trách nhiệm với cổ đông và người lao động trong công ty, còn nhà nước phải có trách nhiệm với xã hội vì tổ chức đã góp phần có trách nhiệm với xã hội thông qua nộp thuế cho nhà nước. Trái ngược với quan điểm trên, Archie. B Carroll (2007) cho rằng: “TNXH của tổ chức bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định” [6], tức là theo họ, tổ chức là một chủ thể của nền kinh tế thị trường, khai thác các nguồn lực tự nhiên để làm giàu cho tổ chức và trong quá trình đó, họ gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với môi trường tự nhiên và con người; do đó, ngoài việc đóng thuế, tổ chức còn phải có TNXH đối với môi trường, cộng đồng và người lao động khác. Dựa trên quan điểm của mình, Carroll đã đưa ra mô hình kim tự tháp về TNXH, đây được xem là cái nhìn khá toàn diện về TNXH: Hình 1.1. Mô hình kim tự tháp về TNXH của Caroll (1999) 4 (Theo 360.chungta.com – Tin đưa ngày 17/03/2009) 5 (Theo cpv.org.vn – Tin đưa ngày 17/4/2009) 15 Theo mô hình TNXH của Carroll thì TNXH bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện 6. - Thứ nhất, trách nhiệm kinh tế thể hiện qua hiệu quả và tăng trưởng, là điều kiện tiên quyết bởi tổ chức được thành lập trước hết vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Trách nhiệm kinh tế là nền tảng của tất cả các trách nhiệm khác. - Thứ hai, trách nhiệm tuân thủ pháp luật, đây chính là một phần của bản khế ước giữa tổ chức với xã hội. Nhà nước ban hành các văn bản luật và buộc tổ chức chỉ được phép hoạt động để tìm kiếm lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật cho phép. - Thứ ba, trách nhiệm đạo đức: việc tuân thủ pháp luật chỉ được coi là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra. Tổ chức cần phải thực hiện các cam kết ngoài luật. Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện, nó không bị xử lý về mặt pháp lý 6 (Theo doanh nhân 360 – Tin đưa ngày 17/03/2009) 16 nhưng nếu tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không tốt thì sẽ bị xã hội lên án, đây chính là trung tâm của TNXH. - Thứ tư, trách nhiệm từ thiện là những hành vi của tổ chức vượt ra ngoài sự trông đợi của xã hội như quyên góp ủng hộ cho người yếu thế, tài trợ học bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồngGiống với trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm từ thiện là tự nguyện. Hiện nay, ở Việt Nam, trách nhiệm từ thiện đang được các tổ chức thực hiện phần lớn là với mục đích đánh bóng tên tuổi còn các tổ chức cầu nối tiếp nhận từ thiện hoạt động không minh bạch, thu chi không rõ ràng. Với hình thức hoạt động “bát nháo” của các tổ chức từ thiện hiện nay khiến nguồn từ thiện không đến được tận tay người cần giúp đỡ. Đến năm 2004, Matten và Moon lại định nghĩa “TNXH của tổ chức là một khái niệm chùm, bao gồm nhiều khái niệm khác nhau như đạo đức kinh doanh, doanh nhân làm từ thiện, công dân tổ chức, tính bền vững và trách nhiệm môi trường”7. Đến nay, khái niệm này cũng được phát triển thành quan niệm tổng hợp về TNXH và kinh tế, tuy nhiên khái niệm về TNXH của tổ chức vẫn chưa có được một định nghĩa thống nhất. Theo Hội đồng Tổ chức Thế giới vì sự Phát triển bền vững: “TNXH là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung”. [21,139] Trong khi đó, một trong những khái niệm TNXH của tổ chức được dùng phổ biến nhất do Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng Thế giới đưa ra “TNXH của tổ chức là sự cam kết của tổ chức đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và cả các 7 (Theo cpv.org.vn – Tin đưa ngày 17/4/2009) 17 thành viên trong gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả tổ chức cũng như sự phát triển chung của xã hội” 8. Như vậy, dù có nhiều cách hiểu về định nghĩa TNXH của tổ chức nhưng về cơ bản nội hàm khái niệm TNXH của tổ chức đều có những điểm chung, đó là việc đảm bảo lợi ích riêng của từng tổ chức trong khuôn khổ pháp luật hiện hành luôn phải song hành với lợi ích phát triển chung của toàn xã hội. Theo tác giả, định nghĩa của nhóm Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới về TNXH của tổ chức là đầy đủ và dễ hiểu nhất, nó chỉ ra mối quan hệ giữa TNXH của tổ chức và sự phát triển bền vững - đây là một yêu cầu khách quan cấp thiết có tính toàn cầu cho sự phát triển của các tổ chức hiện nay. Các tổ chức muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất - kinh doanh phải có lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận mà cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng, bao hàm cả các hoạt động thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện 1.1.2. Chủ thể thực hiện trách nhiệm xã hội Tất cả các cơ quan, tổ chức có nhân sự và có hoạt động ảnh hưởng đến cộng đồng đều phải thực hiện trách nhiệm xã hội. Trong lĩnh vực báo chí, truyền thông thì chủ thể thực hiện trách nhiệm xã hội là các cơ quan báo chí. Cụ thể bao gồm cơ quan chủ quản báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí và các nhà báo. Theo Điều 16 của Luật báo chí mới nhất được Quốc hội thông qua ngày 05/4/2016 thì “Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của các cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện một hoặc một 8www.worldbank.org/privatesectot/csr/index.htm 18 số loại hình báo chí bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử; có một hoặc một số sản phẩm báo chí”. [5, điều 16] “Cơ quan chủ quản báo chí là cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam; là cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí.” [5, điều 14,15] Người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng biên tập (đối với báo in, báo điện tử), là Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc (đối với báo nói, báo hình). [5, điều 23] Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo. [5, điều 25] 1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội  Vai trò của việc thực hiện Trách nhiệm xã hội Thực tế trên thế giới đã chỉ ra rằng, việc thực hiên trách nhiệm xã hội có vai trò to lớn tro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004625_5176_2006147.pdf
Tài liệu liên quan