MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH
SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở NƯỚC TA . 8
1.1. Lý luận chung về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững . 8
1.2. Nội dung thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. 15
1.3. Quan điểm của đảng, chính sách của nhà nước về giảm nghèo bền vững
. 20
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC GIAI
ĐOẠN 2015 – 2018 . 29
2.1. Tổng quan về huyện Tiên Phước – tỉnh Quảng Nam . 29
2.2. Thực trạng triển khai và kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững trên đỊa bàn huyỆn tiên phưỚc, tỈnh quẢng nam. 32
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện
Tiên Phước thời gian qua . 46
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM. 56
3.1. Quan điểm và mục tiêu . 56
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo trên
địa bàn huyện Tiên Phước. 59
3.3. Một số kiến nghị. 71
KẾT LUẬN . 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
84 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64 2.226.030 2.733.000 2.914.762
- Nông- lâm nghiệp tr đồng 495.264 531.418 592.000 597.620
- Công nghiệp- Xây dựng tr đồng 317.800 487.612 696.000 728.142
- Dịch vụ tr đồng 973.000 1.207.000 1.445.000 1.589.000
Chuyển dịch Cơ cấu kinh
tế (Giá thực tế) % 100 100 100 100
- Nông- lâm- thuỷ sản % 20,53 16,95 14,26 12,67
- Công nghiệp- Xây dựng % 24,35 26,82 28,56 29,12
- Dịch vụ % 55,12 56,23 57,18 58,21
Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng
Căn cứ vào kết quả thống kê nêu trên cho thấy trong những năm qua, kinh
tế - xã hội huyện Tiên Phước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân
hằng năm trên 19%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Cụ thể:
Sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững.
Tập trung chỉ đạo huy động có hiệu quả các nguồn lực, làm tốt việc chuyển
giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống cây trồng, vật nuôi chất
lượng cao vào sản xuất, tạo ra khối lượng hàng hóa và nâng cao hiệu quả sản
xuất. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp từ 495.264 tỷ đồng (năm 2015) lên
597,62 tỷ đồng (năm 2018), tăng bình quân hàng năm trên 7,5% và vượt chỉ
tiêu nghị quyết đề ra; Công nghiệp - Xây dựng tăng trưởng khá, tổng giá trị sản
xuất theo giá so sánh từ 317.800 tỷ đồng (năm 2015) lên 728,142 tỷ đồng (năm
2018); tốc độ tăng bình quân hằng năm 29,71%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết
32
(15,32%); Hoạt động thương mại (TM), dịch vụ (DV) có bước khởi sắc, thu hút
nhiều thành phần kinh tế tham gia, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, mua
sắm, tiêu dùng của nhân dân. Toàn huyện có gần 2.200 hộ kinh doanh cá thể,
phân bố đều từ trung tâm huyện đến các xã, tăng 200 hộ so với năm 2015.
Đầu tư xây dựng chợ quê Tiên Phước, xây mới chợ Tiên Phong, chợ Tiên
Lãnh và cải tạo nâng cấp chợ Tiên Thọ. Rà soát, thu hút đầu tư các điểm cửa
hàng xăng dầu gắn với quy hoạch mạng lưới xăng dầu của tỉnh. Tạo điều
kiện, thu hút các doanh nghiệp thuê mặt bằng đầu tư các cửa hàng kinh doanh
tại khu vực trung tâm thị trấn. Dịch vụ vận tải, tài chính ngân hàng, ngày
càng phát triển, tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa giữa các địa phương,
phục vụ tốt nhu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Bưu chính
viễn thông phát triển nhanh, internet đã phủ 100% các thôn, xóm trong toàn
huyện. Tổng giá trị thương mại, dịch vụ theo giá so sánh 2010 đạt 1.589 tỷ
đồng, tăng 748 tỷ đồng so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân hằng năm ước
đạt trên 19,77% vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra(16,2%).
Nhìn chung, trong 3 năm qua tình hình kinh tế xã hội của huyện đã đạt
được những thành quả nhất định. Giá trị sản xuất đều qua các năm, cơ cấu
kinh tế của huyện cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp mặc dù
tốc độ chuyển dịch vẫn còn tương đối chậm. Tình hình ANTT và an toàn xã
hội được đảm bảo, công tác xây dựng nông thôn mới của huyện đã đạt được
nhiều thành quả to lớn. Hoạt động đầu tư xây dựng ngày càng được hoàn
thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng thêm khang trang và hiện đại.
2.2. Thực trạng triển khai và kết quả thực thi chính sách giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Công tác triển khai thực hiện chính sách
Thực hiện nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về xoá đói
giảm nghèo, nhất là Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp
33
hành Trung ương Đảng khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai
đoạn 2011 - 2020; Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ
về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Để
triển khai chính sách giảm nghèo, bên cạnh các chính sách hỗ trợ của trung
ương, tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp thực hiện
công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Nghị quyết số 119/2014/NQ-
HĐND ngày 11/7/2014 về thực hiện Chính sách khuyến khích thoát nghèo
bền vững giai đoạn 2014-2015), Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND của
HĐND tỉnh quy định về chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững của
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 – 2021; Nghị quyết chuyên đề thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, góp phần giảm nghèo cho khu vực
này và nhiều đề án, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội để giảm nghèo
nhanh và bền vững.
Để thực hiện các chính sách giảm nghèo của Trung ương, của tỉnh
Quảng Nam. Nhằm thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện. Huyện uỷ Tiên Phước ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày
24/10/2011 về xây dựng nông thôn mới huyện Tiên Phước giai đoạn 2011-
2015, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 19/4/2017
về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và xuất khẩu lao động làm việc có
thời hạn ở nước ngoài giai đoạn 2017 - 2020; Các cấp, các ngành, các đoàn
thể từ huyện đến các xã, thị trấn đã thể hiện quyết tâm chính trị cao trong
công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và đào tạo nghề. Ngay từ đầu nhiệm
kỳ, Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành Nghị quyết số 14/2011/NQ-HĐND
ngày 30/12/2011 phê duyệt Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 12/12/2011 thực
hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm và đào tạo nghề huyện Tiên
Phước, giai đoạn 2011-2015, đến năm 2020; Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày
30/5/2016 của UBND huyện ban hành về triển khai thực hiện Chương trình
hỗ trợ giảm nghèo huyện Tiên Phước giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số
34
44/KH-UBND ngày 09/5/2014 về phát triển Kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền
vững vùng đồng bào dân tộc Cor tại 02 xã Tiên An và Tiên Lập giai đoạn
2014-2016 và định hướng đến năm 2020;
Để triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững, việc phân
công, phối hợp để tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cũng
được giao tương ứng cho các cơ quan chuyên môn thuộc cấp tỉnh và cấp
huyện. Nhìn chung, việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở nước ta
nói chung và huyện Tiên Phước nói riêng được thực hiện và quản lý theo
ngành dọc và theo địa giới hành chính.
Cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững của huyện Tiên Phước
được trình bày ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo
Nguồn: Phòng Lao động – TB&XH huyện
UBND huyện Tiên Phước ban hành Quyết định số 1125/QĐ-UBND
ngày 10/9/2013 về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo bền
BAN CHỈ ĐẠO CẤP XÃ, THỊ TRẤN
- Trưởng Ban: Phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn (kiêm nhiệm)
- 02 Phó Ban
- 01 cán bộ phụ trách hoạt động giảm nghèo
Trưởng ban
Phó chủ tịch văn xã UBND huyện
Phó trưởng ban
Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện
Các thành viên
Tổ thư ký giúp việc
35
vững huyện Tiên Phước giai đoạn 2011 -2020, (gọi tắt là Ban Chỉ đạo
Chương trình giảm nghèo). Hằng năm, UBND huyện ban hành các quyết định
kiện toàn và bổ sung nhân sự vào Ban chỉ đạo này. UBND huyện giao phòng
Lao động-TB&XH huyện làm cơ quan trực tiếp tham mưu, triển khai thực
hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tiên Phước.
Hằng năm, phòng Lao động –TB&XH phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ
chức thông tin, tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo hiện nay. Đặc biệt
là chính sách thoát nghèo bền vững theo Nghị quyết số 13 của HĐND tỉnh
Quảng Nam. Định kỳ tổ chức các hội nghị tập huấn cho các điều tra viên và
cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo của các xã, thị trần. Thực hiện công tác
điều tra hộ nghèo hàng năm và tổ chức hội nghị tổng kết công tác giảm nghèo
và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho năm đến.
Nhìn chung, giai đoạn 2015 - 2018 toàn huyện đã tổ chức trên 20 Hội
nghị chuyên đề để quán triệt, triển khai chính sách giảm nghèo bền vững. Các
cơ quan Báo, Đài của huyện đã xây dựng 16 chuyên mục và thường phát
sóng, phổ biến về chủ trương, chính sách giảm nghèo đến các cấp, các ngành
và người dân. Đồng thời nêu những gương điển hình, tiêu biểu trong phong
trào giảm nghèo, kịp thời động viên người nghèo vươn lên thoát nghèo. Việc
trợ giúp pháp lý cho người dân và người nghèo tại các xã, thị trấn còn gặp
nhiều khó khăn, song được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Toàn
huyện đã thành lập được 23 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, tổ chức 25 lớp tập
huấn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật; tổ chức 216 buổi sinh hoạt chuyên đề và
tư vấn giải quyết trên 40 vụ việc ở cơ sở cho 152 lượt người; biên soạn trên
3.000 tờ gấp tuyên truyền về chính sách giảm nghèo bền vững với những
thông tin cụ thể, dễ đọc, dễ hiểu góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo
bền vững trên địa bàn. Từ kết quả phân tích cho thấy, công tác tuyên truyền
thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững có vai trò quan trọng trong việc
giáo dục, trợ giúp pháp lý nâng cao nhận thức, hiểu biết, giúp người nghèo có
36
thể nắm bắt và hiểu được chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách giảm
nghèo bền vững của nhà nước để họ yên tâm lao động sản xuất, tích cực, chủ
động, có kế hoạch tham gia vào quá trình thực hiện chính sách hướng tới đạt
được các mục tiêu của chính sách giảm nghèo bền vững.
Tuy nhiên, một số địa phương chưa thật sự quyết tâm thực hiện công tác
giảm nghèo bền vững, các hoạt động tuyên truyền diễn ra thường xuyên song
số lượng người dân tham gia còn chiếm tỷ lệ rất ít. Một số địa phương tổ chức
triển khai công tác này còn mang tính hình thức, chậm đổi mới và chưa có sự
lồng ghét vào các hoạt động chung của địa phương, gây lãng phí nguồn lực
trong công tác tuyên truyền.
2.2.2. Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện Tiên Phước
Kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo
Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn
2016 - 2020; theo kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo của huyện cuối năm
2018. Số hộ nghèo toàn huyện còn 1.285 hộ, chiếm tỷ lệ 6,99%, bình quân tỷ lệ
hộ nghèo giảm mỗi năm giảm 2% và hộ cận nghèo còn 819 hộ, tỷ lệ 4,46%,
bình quân mỗi năm giảm 2,5%. Năm 2015, toàn huyện có 2546 hộ nghèo,
chiếm tỷ lệ 14,33%; hộ cận nghèo là 2.043 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 11,42%.
37
Bảng 2.2: Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo
chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn huyện Tiên Phước
STT
Tên xã, thị
trấn
Dân số Trong đó
Số hộ
Số
khẩu
Hộ nghèo Hộ cận nghèo
Số hộ
Số
khẩu
Tỷ lệ % Số hộ
Số
khẩu
Tỷ lệ %
A B 1 2 3 4
5=(3:1)
x100
6 7
8=(6:1)
X100
1 TT Tiên Kỳ 1.919 8.116 276 1.002 14,38 193 837 10,06
2 Xã Tiên Sơn 951 4.155 88 242 9,25 87 402 9,15
3 Xã Tiên Hà 987 4.500 167 516 16,92 145 664 14,69
4 Xã Tiên Cẩm 691 3.018 85 212 12,3 69 321 9,99
5 Xã Tiên Châu 1.174 5.127 162 507 13,8 114 543 9,71
6 Xã Tiên Lãnh 1.340 6.191 304 1.059 22,69 162 757 12,09
7 Xã Tiên Ngọc 592 2.498 161 645 27,2 74 341 12,5
8 Xã Tiên Hiệp 932 4.386 203 704 21,78 258 1.217 27,68
9 Xã Tiên Cảnh 2.362 10.681 107 253 4,53 264 1.058 11,18
10 Xã Tiên Mỹ 1.477 6.389 257 771 17,4 146 613 9,88
11 Xã Tiên Phong 1.051 4.352 41 75 3,9 18 75 1,71
12 Xã Tiên Thọ 1.564 6.983 131 314 8,38 96 378 6,14
13 Xã Tiên An 1.061 4.303 231 721 21,77 230 1.091 21,68
14 Xã Tiên Lộc 996 4.546 142 353 14,26 85 362 8,53
15 Xã Tiên Lập 798 3.360 209 704 26,19 102 490 12,78
Tổng 17.895 78.605 2.564 8.078 14,33 2.043 9.149 11,42
Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện
Theo bảng thống kê nêu trên cho thấy, cuối năm 2017 có 11/15 xã, thị
trấn có tỷ lệ hộ nghèo trên 10% và 7/15 xã, thị trấn có tỷ lệ hộ cận nghèo trên
10% trong tổng số hộ. Bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo
38
quyết liệt của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và sự tham mưu tích cực của
cơ quan chuyên môn Phòng Lao động-TB&XH huyện Tiên Phước. Công tác
tuyên truyền giám giám sát hoạt động giảm nghèo tại các xã, thị trấn được
triển khai quyết liệt. Từ khi triển khai chính sách thoát nghèo của UBND tỉnh
Quảng Nam (Nghị quyết số 13/2017/HĐND của HĐND tỉnh Quảng Nam). Tỷ
lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo có sự giảm mạnh qua hai năm 2017 và 2018.
Theo kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 thống kê
thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 theo chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn
huyện Tiên Phước.
STT Tên xã, thị trấn
Dân số Trong đó
Số hộ Số khẩu
Hộ nghèo Hộ cận nghèo
Số hộ
Số
khẩu
Tỷ lệ % Số hộ
Số
khẩu
Tỷ lệ %
A B 1 2 3 4
5=(3:1)
x100
6 7
8=(6:1)
X100
1 Thị trấn Tiên Kỳ 1.957 8.226 117 326 5,98 94 357 4,8
2 Xã Tiên Sơn 953 4.313 65 153 6,82 38 130 3,99
3 Xã Tiên Hà 1.012 4.603 77 175 7,61 31 115 3,06
4 Xã Tiên Cẩm 726 3.079 54 97 7,44 34 146 4,68
5 Xã Tiên Châu 1.205 5.164 65 153 5,39 42 142 3,49
6 Xã Tiên Lãnh 1.408 6.353 144 400 10,23 57 243 4,05
7 Xã Tiên Ngọc 609 2.622 83 279 13,63 41 186 6,73
8 Xã Tiên Hiệp 999 4.549 94 241 9,41 43 164 4,3
9 Xã Tiên Cảnh 2.423 10.897 98 208 4,04 181 678 7,47
10 Xã Tiên Mỹ 1.489 6.479 85 204 5,71 57 158 3,83
11 Xã Tiên Phong 1.064 4.526 21 35 1,97 12 41 1,13
12 Xã Tiên Thọ 1.573 6.945 75 159 4,77 37 137 2,35
39
STT Tên xã, thị trấn
Dân số Trong đó
Số hộ Số khẩu
Hộ nghèo Hộ cận nghèo
Số hộ
Số
khẩu
Tỷ lệ % Số hộ
Số
khẩu
Tỷ lệ %
13 Xã Tiên An 1.092 4.720 99 223 9,07 72 306 6,59
14 Xã Tiên Lộc 1.008 4.535 75 160 7,44 36 103 3,57
15 Xã Tiên Lập 845 3.539 133 410 15,74 44 209 5,21
Tổng 18.363 80.550 1.285 3.223 6,99 819 3.115 4,46
Nguồn số liệu: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện
Có thể nói rằng, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 so với năm 2015 trên địa bàn
huyện Tiên Phước có sự giảm mạnh qua các năm. Để đánh giá tỷ lệ giảm
nghèo qua các năm, tác giả thống kê theo bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả giảm nghèo từ năm 2015 – 2018
TT
Năm
Tổng số
hộ
Số hộ
nghèo
Tỷ lệ hộ
nghèo (%)
Số hộ cận
nghèo
Tỷ lệ hộ
cận nghèo
(%)
1 2015 17.895 2546 14,33 2043 11,42
2 2016 18.133 2187 12,06 1855 10,25
3 2017 18.236 1683 9,23 1145 6,28
4 2018 18.363 1285 6,99 819 4,46
Nguồn số liệu: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện
Như vậy, trong giai đoạn 2015 – 2018, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 14,33%
năm 2015 xuống còn 6,99% năm 2018; Tỷ lệ giảm bình quân mỗi năm là trên
1,5%. Năm 2016 áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 –
2020, tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 khi điều tra theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều
là 12,06%, đến cuối năm 2018 giảm xuống còn 6,99%. Tỷ lệ hộ cận nghèo năm
2016 là 11,42% đến năm 2018 là 4,46% với tốc độ giảm bình quân trên 2%.
40
Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo
Toàn huyện có 48 trường với hơn 15.000 học sinh (năm học 2017-
2018), chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác phổ cập
giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở được giữ vững, hoàn thành chương trình
phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi; có trên 50% số trường đạt chuẩn quốc gia. Hệ
thống cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và
học của con em của nhân dân.
Thực hiện chính sách cho học sinh theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP và
Nghị định số 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã hỗ trợ chi phí học tập cho
34.798 lượt trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông với tổng kinh phí hỗ trợ
11.095.350.000 đồng; Cấp bù học phí cho học sinh, sinh viên với tổng số tiền:
2.254.980.700 đồng; Chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em độ tuổi 3, 4, 5
tuổi theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg và Quyết định số 239/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ cho 6.811 lượt trẻ em với tổng kinh phí 4.660.800.000
đồng; Chính sách hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở đối với học sinh phổ thông theo
Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chi hỗ trợ cho
87 em với số tiền: 402.500.000 đồng.
Chính sách y tế đối với người nghèo, cận nghèo và đối tượng khác:
Mạng lưới Y tế xã từng bước được củng cố, trang thiết bị y tế, đội ngũ
y, bác sỹ được chăm lo ngày càng tốt hơn; có 13/15 xã, thị trấn đạt chuẩn
Quốc gia về y tế, tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt 86,3%. Công tác
phòng chống dịch bệnh được triển khai thường xuyên, không để các loại dịch
bệnh xảy ra trên địa bàn; hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh đạt trên 60% và hộ
gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh trên 90%. Thực hiện các chính sách về y tế
đối với người dân được triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời cho các đối
tượng chính sách người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người
khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo, người dân ở vùng
đặc biệt khó khăn của chương trình 135. Trong 5 năm qua đã cấp thẻ BHYT
41
cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, người cao tuổi; theo
Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Trong 5 năm qua đã cấp 66.981 thẻ BHYT cho hộ nghèo, 58.187 thẻ
BHYT cho hộ cận nghèo và cấp thẻ BHYT cho vùng đặc biệt khó khăn:
20.756 thẻ; Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 2.728 người cao tuổi; cấp thẻ BHYT
theo Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng
Nam là 1.225 thẻ
Thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội
Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội (NĐ 67, NĐ 13, NĐ
136, Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật): Đã ban hành quyết định trợ
cấp thường xuyên cho 4.375 đối tượng, kinh phí 58.060.800.000 đồng. Hỗ trợ
nhà ở cho 1.328 hộ nghèo theo Quyết định 167 và hỗ trợ 48 nhà ở hộ nghèo
phòng tránh, lụt bão theo Quyết định 48 (năm 2015). Trong 3 năm qua, đã chi
hỗ trợ tiền điện cho 14.602 lượt hộ nghèo với số tiền 6.050.868.000 đồng
(theo Quyết định số 268/QĐ-TTg) và chi hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo vùng khó
khăn cho 73.208 khẩu, với tổng kinh phí thực hiện 6.059.700.000 đồng (theo
Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg). Nhìn chung, trong thời gian quan phòng Lao
động –TB&XH huyện đã tham mưu UBND huyện triển khai và thực hiện đầy
đủ các chính sách bảo trợ xã hội của Trung ương của tỉnh đến với người nghèo
và hộ cận nghèo, đã góp phần tạo động lực cho người lao động đăng ký tham gia
thoát nghèo bền vững.
Chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng:
Thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn Nghị quyết số
143/2009/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh: Đầu tư xây dựng 95,8km
đường giao thông nông thôn, kinh phí 65.550.000.000 đồng. Trong 2 năm
2014, 2015 đã đầu tư xây dựng 21 công trình, kinh phí thực hiện 20 tỷ đồng
theo Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND về việc thực hiện Chương trình 30c
của Chính phủ.
42
Chương trình kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi đất màu, được thực hiện có
hiệu quả, trong 3 năm qua đã đầu tư xây dựng 12,3 km, với tổng kinh phí
10.000.000.000 đồng và đầu tư xây dựng 6,323 km, với tổng kinh phí
6.895.000.000 đồng. Điều này góp phần thuận lợi trong viêc sản xuất nông
nghiệp và thuận tiện trong việc đi lại của người dân. Tuy nhiên, các công trình
này đến nay đã xuống cấp và cần phải duy tu sửa chửa nâng cấp trong thời
gian đến.
Ngoài ra, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp
với các xã và các thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện tiền hành rà soát
và Hỗ trợ các loại giống cây công nghiệp, gia súc, gia cầm, máy móc, xây
dựng mô hình, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tập huấn kinh phí
thực hiện 15.083.387.000 đồng, 3.236 hộ hưởng lợi.Đầu tư cơ sở hạ tầng: Đầu
tư và duy tu bảo dưỡng thường xuyên cho 77 công trình, kinh phí
51.869.138.000 đồng.
Chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ trợ khuyến nông, lâm, ngư và khuyến
công, và nhân rộng mô hình giảm nghèo
Đến nay, UBND huyện đã thành lập và củng cố, kiện toàn đi vào hoạt
động 15 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại 15 xã, thị trấn. Phối hợp với Trung tâm
trợ giúp pháp lý tỉnh Quảng Nam thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo
tại các xã, thị trấn đã tổ chức 26 đợt trợ giúp pháp lý, với trên 1.449 lượt
người được trợ giúp.
Tổ chức 03 cuộc hội thảo kinh tế vườn, kinh tế trang trại có 90 người
tham dự, với kinh phí thực hiện 10.000.000 đồng. Nhân rộng 02 mô hình kinh
tế có hiệu quả, kinh phí thực hiện: 32.508.000 đồng. Xây dựng 03 chương
trình cải tạo đàn bò, kinh phí thực hiện: 320.955.000 đồng. Xây dựng 16 mô
hình như: nuôi cá Diêu hồng, trồng ngô, nuôi gà, thâm canh cây lạc, trồng keo
cấy mô, trồng mây dưới tán rừng, nuôi cá lăng, nuôi bò vỗ béo, trồng chuối,
keo cấy hom, thanh trà, ứng dụng công nghệ vi sinh, kinh phí thực hiện
43
576.728.000 đồng với 480 người tham dự.
Tổ chức tập huấn kiến thức thú y trong chăn nuôi, kinh phí thực hiện
30.000.000 đồng với tổng số 560 lượt người tham dự và xây dựng mô hình
nuôi gà thả vườn an toàn dịch bệnh tại xã Tiên Sơn có 98 hộ nghèo tham gia,
kinh phí hỗ trợ 480.000.000 đồng.
Nhờ được hỗ trợ tập huấn và trợ giúp kiến thức trong hoạt động sản xuất
đã góp phần cho người lao động nói chung và người nghèo nói riêng mạnh
dạn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại nâng cao hiệu
quả kinh tế và vươn lên thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, vẫn còn tình
trạng một số hộ dân thụ động, không tham gia tập huấn không có ý chí vươn
lên thoát nghèo và luôn trông chờ vào chính sách của Nhà nước.
Kết quả thực hiện chính sách đặc thù của tỉnh
- Thực hiện Quyết định số 832/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam
về chi hỗ trợ cấp bù học phí cho học sinh, Phòng Lao động –TB&XH phối
hợp với UBND các xã thị trấn tiến hành rà soát, lập danh sách học sinh thuộc
đối tượng hộ nghèo, hộ cần nghèo đang học tại các trường phổ thông. Trong
thời gian qua đã cấp bù học phí cho 669 em với số tiền: 676.125.000 đồng.
Ngoài ra, Thực hiện Quyết định số 2813/QĐ-UBND của UBND tỉnh
Quảng Nam về thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo đã chi hỗ trợ
cấp bù học phí cho 18 em, số tiền: 23.187.000 đồng và chi hỗ trợ tiền thưởng
cho 671 hộ, số tiền: 3.355.000.000 đồng.
Kết quả thực hiện các nguồn vận động, từ thiện
Với tinh thần là lành đùm lá rách công tác vấn động toàn xã hội tham gia
quỹ “Ngày vì người nghèo” được sự đồng thuận rất cao từ mọi tấng lớp nhân
dân, trong 3 năm qua đã vận động 303.336.000 đồng, hỗ trợ xây dựng 58 nhà
ở cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc Cor, kinh phí hỗ trợ 1.525.000.000 đồng
(Từ UBMTTQVN huyện). Bên cạnh đó UBND huyện ban hành Kế hoạch số
76/KH-UBND ngày 25/10/2012 về thực hiện Chương trình kết nghĩa thôn
44
khó khăn và nhận đỡ đầu trẻ em giai đoạn 2012-2015 đã vận động
153.960.000 đồng (trong đó hỗ trợ thôn khó khăn 47.432.000 đồng, nhận đỡ
đầu trẻ em: 106.530.000 đồng).Vận động 2,7 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo xây
dựng nhà ở và hỗ trợ các hộ nghèo gặp khó khăn từ Hội Từ thiện huyện và
Xây dựng và gia cố trên 50 ngôi nhà Nhân đạo, kinh phí 3.068.192.000
đồng. Ngoài ra, huyện Phước đã thực hiện nhiều chương trình có ý nghĩa thiết
thực nhằm huy động nguồn lực giúp đỡ, hộ trợ cho các hộ nghèo và các hộ có
hoàn cảnh khó khăn bằng nhiều chương trình khác nhau như: Chương trình
“Ngân hàng bò” đã hỗ trợ 57 con bò giống sinh sản cho nhiều đối tượng xã
hội và nạn nhân chất độc da cam, kinh phí 453.113.000 đồng.Phong trào “Tết
vì người nghèo và nạn nhân chất dộc da cam” đã trao tặng 9.748 suất quà,
kinh phí 1.962.002.000 đồng;- Thực hiện cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá
nhân gắn với địa chỉ nhân đạo” đã vận động 4.727.609.000 đồng, hỗ trợ cho
8.736 đối tượng; Vận động 3.237.815.000 đồng, trợ giúp cho 11.061 đối
tượng phẫu thuật tim, mắt, khám chữa bệnh nhân đạo, ốm đau, bệnh tật.
Kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Công tác đào tạo nghề phi nông nghiệp, nông nghiệp nông thôn được
giao Phòng Lao động - TB&XH, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phối hợp với Hội Nông dân huyện, Ban nông nghiệp, Trung tâm học tập cộng
đồng các xã, thị trấn triển khai tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách
đào tạo nghề đến với từng thôn. Tư vấn các ngành nghề phi nông nghiệp,
nông nghiệp phù hợp với thực tế địa phương như: may công nghiệp, trồng
tiêu, nuôi gà, sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi để nông dân, người lao
động tự nguyện đăng ký học nghề.
Từ năm 2015 đến 2018, toàn huyện có trên 3.016 lao động tham gia học
nghề, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt 41,8% năm 2015 lên
55,67% vào năm 2018. Trong đó: học nghề theo Đề án 1956 là 1.481 lao
động, trong đó: lao động nữ có 608 người, lao động thuộc diện hộ nghèo có
45
226 người, thuộc diện chính sách ưu đãi người có công có 205 người, thuộc
diện tàn tật, dân tộc thiểu số, mất đất canh tác có 51 người... với các ngành
nghề đào tạo đa dạng như Kỹ thuật chế biến món ăn có 139 lao động, trồng
tiêu có 466 lao động, nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm có 283 lao động,
nghề thú y có 285 lao động...
Kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ việc làm
Từ năm 2015 đến nay đã tạo việc làm mới cho trên 8.618 lao động, trong
đó: Từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm với doanh số cho vay đạt trên 10 tỷ
đồng, trên 600 dự án được vay vốn, giải quyết việc làm cho 770 lao động tại
địa phương; việc giải quyết việc làm gắn với đào tạo nghề được tập trung thực
h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_giam_ngheo_ben_vung_tren_dia_b.pdf