PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 5
7. Kết cấu của luận văn . 6
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC
LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN . 7
1.1. Khái niệm việc làm, tạo việc làm, chính sách tạo việc làm cho TNNT . 7
1.1.1. Việc làm. 7
1.1.2. Tạo việc làm . 10
1.1.3. Khái niệm chính sách . 11
1.1.4. Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn (TNNT) . 13
1.1.5. Nội dung của chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn . 14
1.2. Thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT và quy trình thực hiện chính sách
tạo việc làm cho TNNT. . 19
1.2.1. Thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT . 19
1.2.2. Quy trình thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT . 19
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT. . 23
1.3.1. Tính chất của chính sách tạo việc làm . 23
1.3.2. Bối cảnh kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật - công nghệ và chính trị . 25
1.3.3. Mối quan hệ của các tổ chức thực hiện chính sách . 25
1.3.4. Yếu tố dân số - nguồn lao động nông thôn . 27
1.3.5. Tác động của các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội . 28
93 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế theo hướng CNH - HĐH nông thôn. Trong thời gian
đầu; Phú Lộc đã chú trọng bàn đến việc an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn địa phương; tranh thủ các nguồn vốn Trung ương, địa
phương đầu tư nâng cấp nhiều công trình ý nghĩa, đặc biệt hệ thống giao thông
từ trung tâm huyện đến cơ sở đã mở ra hướng giao thương buôn bán khắp nơi.
Cùng với Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô ra đời, Phú Lộc còn khuyến khích
nhiều đơn vị, cá nhân tập trung đầu tư khai thác các điểm du lịch sinh thái như:
suối Voi, suối Tiên, thác Nhị Hồ, các bãi biển Hàm Rồng, Đông Dương, Mũi
Né và xây dựng các cơ sở dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí đón khách thập
phương đến tham quan, nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, Phú Lộc đẩy mạnh quy
hoạch các điểm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp ở La Sơn, Vinh Hưng; kêu
gọi các doanh nghiệp đầu tư các cơ sở chế biến đá, gạch; từng bước khôi phục
ngành nghề truyền thống địa phương như: chế biến nông lâm, thuỷ sản; sản
xuất gỗ dân dụng, mỹ nghệ; các dịch vụ cơ khí sửa chữa điện máy
Với thế mạnh có núi đồi, đồng bằng và ven biển đầm phá Tam Giang -
Cầu Hai, Phú Lộc tập trung đầu tư lĩnh vực nông nghiệp mang tính toàn diện,
theo hướng thâm canh tăng năng suất. Bằng sự quan tâm từ các ban, ngành
hữu quan, nhiều chương trình, dự án như: xây dựng kênh mương nội đồng, hệ
thống tưới tiêu và công tác phòng dịch bệnh được chú trọng, đã mang lại hiệu
quả cho người nông dân sau mỗi vụ sản xuất, đặc biệt như cây lúa những năm
trước năng suất từ 40-45tạ/ha, đến nay đạt 58tạ/ha... Các vùng: thị trấn Phú
Lộc, Lộc Bổn, Lộc Sơn, Lộc Hoà, Xuân Lộc...hình thành kinh tế vườn, trang
32
trại với diện tích gần 5.000ha/năm. Nhiều vườn cây ăn quả được phát triển
như: cam, chuối, thanh trà ở Lộc An, Vinh Mỹ, Lộc Thuỷ. Phú Lộc còn chủ
động làm tốt chương trình phân chia lao động, định cư cho hơn 500 hộ dân
thuỷ diện ở đất liền có điều kiện thuận lợi xây dựng cuộc sống mới. Đi đôi
việc phát triển các lĩnh vực trên là đẩy mạnh phát triển lĩnh vực đánh bắt, nuôi
trồng thuỷ hải sản đầm biển có hiệu quả. Ngoài việc nuôi tôm, huyện chú
trọng vào lĩnh vực cây lâm nghiệp như: nhận và giao đất rừng cho người dân
trồng, bảo vệ khoanh nuôi tái sinh và phát triển rừng trồng kinh tế theo các
chương trình, dự án Nhà nước hỗ trợ. Đây là một hướng đi mang tính chiến
lược của huyện, được người dân hưởng ứng cao hiện đã giải quyết một thành
phần lao động không nhỏ ở địa phương.Từ những chính sách đầu tư đúng
hướng, thời gian qua trung bình mỗi năm Phú Lộc giải quyết được từ 1800
đến 2000 lao động. Riêng trong năm 2017, huyện đã giải quyết hơn 2.400
việc làm mới, đưa tỷ lệ nghèo xuống còn 9,5%.[30].
33
1.4.3. Những giá trị tham khảo thực hiện chính sách tạo việc làm cho
TNNT tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tế về thực hiện chính sách tạo việc
làm cho thanh niên nông thôn có thể rút ra một số bài học về tạo việc làm cho
thanh niên nông thôn ở huyện Phong Điền như sau:
Thứ nhất, cần hệ thống chính sách một cách đồng bộ về tạo việc làm
cho thanh niên nông thôn. Từ đó, các địa phương có sự triển khai phù hợp với
điều kiện tại địa bàn, nhằm phát huy hiệu quả các giải pháp chính sách, tạo
được việc làm, ổn định cuộc sống cho thanh niên nông thôn.
Thứ hai, trong hệ thống chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông
thôn thì chính sách đào tạo nghề có vai trò quan trọng. Chính sách này chính
là cầu nối tạo cơ hội cho thanh niên nông thôn chuyển sang làm việc trong các
lĩnh vực phi nông nghiệp với thu nhập cao hơn. Hơn nữa, thông qua việc hỗ
trợ đã giúp cho thanh niên nông thôn được học nghề, góp phần được nâng cao
tay nghề và cải thiện tác phong lao động. Ngoài ra, họ có cơ hội được tiếp cận
các phương tiện khoa học công nghệ hiện đại, giúp giảm bớt sức lao động
nhưng lại nâng cao năng suất lao động.
Thứ ba, khi thực hiện chính sách tạo việc làm cần tiến hành thực hiện
đồng bộ các chính sách khác cùng với chính sách đào tạo nghề như chính sách
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chính sách hỗ trợ tài chính, vay vốn
phát triển làng nghề truyền thống và chính sách xuất khẩu lao động. Tư đó đa
dạng hóa các hình thức tạo việc làm, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
thôn một cách toàn diện, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật
nuôi giúp tạo việc làm tại chỗ trên địa bàn. Đồng thời trên cơ sở phát huy nội
lực trong nước, mở rộng hợp tác quốc tế để ký kết các hợp đồng xuất khẩu lao
động, mở ra cơ hội cho thanh niên nông thôn được làm việc ở thị trường lao
động nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc,
34
Thứ tư, chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn là chính sách
đầu tư cho phát triển con người cả trong ngắn hạn và tương lai. Đặc biệt tạo
việc làm cho thanh niên nông thôn càng có vai trò quan trọng, không những
giúp ổn định cuộc sống về vật chất mà còn giúp họ ổn định tâm lý sau khi họ
không còn tư liệu sản xuất đặc biệt, vì vậy chính sách việc làm tại khu vực
nông thôn cần được xây dựng phù hợp với chiến lược; đón đầu các ngành
nghề sẽ được phát triển tại địa phương, có như vậy thanh niên nông thôn mới
thực sự có việc làm và yên tâm lao động phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Thứ năm, trách nhiệm thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh
niên nông thôn không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, việc xã
hội hóa, thu hút sự tham gia của các chủ thể khác như doanh nghiệp, nhà đầu
tư, các tổ chức chính trị - xã hội và người lao động là hoàn toàn cần thiết. Cụ
thể, hoạt động của mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đối với việc
tuyên truyền, vận động thanh niên nông thôn tích cực tham gia thực hiện
chính sách đóng vai trò quan trọng với sự thành công của chính sách.
Ở mỗi địa phương với các điều kiện riêng về điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội thì các giải pháp về tạo việc làm lại mang đặc trưng riêng, phù hợp
với tiềm năng và phát huy các lợi thế. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển
chung hiện nay, huyện Phong Điền cần tham khảo, vận dụng linh hoạt những
bài học kinh nghiệm được rút ra ở các địa phương để có thể vận dụng, nhằm
tạo ra nhiều việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện.
35
Tiểu kết chương 1
Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn là một trong những vấn đề xã
hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia. Trong bối
cảnh hội nhập quốc tế, việc hoạch định và thực thi chính sách tạo việc làm
cho thanh niên nông thôn cần có sự tham gia của nhiều nguồn lực. Kết quả
của việc thực thi chính sách đó sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện
thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thực tiễn phát triển thị trường lao động và tạo việc làm ở Việt Nam trong
thời gian qua đã cho thấy, sự quan tâm sâu sát của Đảng và Nhà nước ta, cụ thể
đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến lao động và tạo việc làm
cho TNNT. Để các chính sách, chủ trương đến được TNNT cần nâng cao nhận
thức, năng lực, trách nhiệm các cấp ủy, chính quyền và người dân có ý nghĩa
quyết định, đồng thời khuyến khích sự năng động và chủ động tự tạo việc làm
cho bản thân và cho người khác, không thụ động, trông chờ vào Nhà nước. Đối
với người sử dụng lao động khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh,
tạo nhiều việc làm.
Ngày nay, quá trình hội nhập quốc tế đang lan rộng, cách mạng khoa
học và công nghệ phát triển mạnh mẽ theo chiều sâu, hợp tác và phát triển là
xu hướng chủ đạo trên thế giới, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển và mở ra
nhiều triển vọng cho mỗi quốc gia. Những cơ hội to lớn từ đầu tư nước ngoài
sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, chủ yếu từ khu vực công
nghiệp và dịch vụ; thị trường lao động ngoài nước được mở rộng; lao động
Việt Nam có cơ hội tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc
tế, tiếp cận với khoa học - kỹ thuật tiên tiến, đồng thời luôn không ngừng học
hỏi, nâng cao trình độ để vươn lên, tự nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
36
Chương 2.
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN
2.1. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
Phong Điền
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Là một huyện đồng bằng ven biển, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh
Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 30 km. Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện
Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Phía Đông Bắc giáp biển Đông; phía Đông Nam
giáp huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà; phía Nam giáp huyện A Lưới.
Phong Điền có các trục giao thông quan trọng của quốc gia chạy qua (quốc lộ
1A, tuyến đường sắt xuyên Việt...) và nằm trong tuyến hành lang kinh tế Đông
- Tây tạo điều kiện cho Phong Điền có điều kiện khá thuận lợi trong việc giao
lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và với cả nước, trong khu vực.
Huyện Phong Điền có diện tích tự nhiên 948.228 km2, là huyện có 4
vùng tiềm năng kinh tế khá toàn diện: vùng đồng bằng có lúa, lạc, cây ăn quả;
vùng gò đồi có rừng và cây công nghiệp; vùng ven biển đầm phá có lợi thế
phát triển nuôi tôm công nghệ cao; vùng cát nội đồng có khoáng sản và khu
công nghiệp. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, trong đó có 15 xã và 01 thị
trấn. Thị trấn Phong Điền là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội
của huyện, được định hướng là đô thị trung tâm cửa ngõ phía Bắc, phát triển
đô thị sinh thái về phía Tây Quốc lộ 1A, gắn với vùng bảo tồn thiên nhiên
Phong Điền.
37
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Phong Điền
Có thể khẳng định rằng: Phong Điền là nơi hội tụ các tài nguyên thiên
nhiên đa dạng: có vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, vùng gò đồi giàu tiềm
năng, có bờ biển và vùng đầm phá với các nguồn lợi thuỷ hải sản phong phú
cho phép phát triển một nền nông nghiệp toàn diện cả nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hóa. Có tài nguyên khoáng sản khá phong
phú, trữ lượng một số khoáng sản lớn đủ để đầu tư khai thác công nghiệp như
đá vôi, than bùn, nước khoáng tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển các ngành
công nghiệp.
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Phong Điền
Đơn vị tính: Ha
Tổng diện
tích
Trong đó
Đất SXNN
Đất Lâm
nghiệp
Đất chuyên
dùng
Đất ở
948.228 128.734 663.533 55.306 9.998
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2018
38
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Những năm gần đây, Phong Điền được tỉnh quan tâm đầu tư đẩy mạnh
phát triển công nghiệp; tăng cường cơ sở hạ tầng như giao thông nông thôn,
mạng lưới điện, thủy lợi, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông... nhằm tạo
môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phong Điền đến
năm 2020 đã xác định quan điểm phát triển là: Đẩy nhanh tốc độ phát triển
kinh tế của huyện trên cơ sở phát huy tốt các tiềm năng thế mạnh về vị trí địa
lý, tiềm năng đất đai, khoáng sản và nguồn lao động; huy động mọi nguồn lực
của các ngành, các địa phương; tận dụng tối đa các cơ hội và nguồn lực bên
ngoài, tăng cường liên doanh, liên kết thu hút các nguồn vốn để đầu tư phát
triển; Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đạt tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế - xã hội cao và bền vững; Đẩy mạnh phát triển các
thành phần kinh tế; tạo chuyển biến mạnh về hiệu quả hợp tác và đầu tư; Phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng thâm canh, sản xuất hàng
hóa, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới. Tiếp tục hoàn
chỉnh đồng bộ kết cấu hạ tầng; Gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi
trường, giữ cân bằng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững
Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy và Nghị quyết của HĐND huyện
về nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Hiện nay, Khu công nghiệp Phong Điền với diện
tích 700 ha đã thu hút 5 dự án sản xuất trên diện tích 137 ha với tổng mức đầu
tư 749 tỷ đồng, bao gồm Công ty Scavi Huế sản xuất các sản phẩm may mặc,
Công ty Cổ phần Primer Phong Điền sản xuất men frit, Công ty TNHH
Khoáng sản Khánh Hòa sản xuất sodium silicat, Công ty Cổ phần chăn nuôi
C.P Việt Nam, tập đoàn Việt Phương và 4 nhà đầu tư đăng ký xây dựng hạ
tầng KCN Phong Điền là Công ty Primer Thiên Phúc 88 ha, Công ty xây lắp
39
Thừa Thiên Huế 195 ha, Công ty C&N Vina Hàn Quốc 100,7 ha. Bên cạnh
đó, cụm công nghiệp - TTCN Điền Lộc được thành lập và một số cụm công
nghiệp, làng nghề đang từng bước hình thành ở các xã, thị trấn. KCN Phong
Điền - Viglacera với diện tích 284 ha đang tiến hành công tác giải phóng mặt
bằng và bước đầu đầu tư hạ tầng để đi vào hoạt động.
Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch: công tác quy hoạch các vùng
nguyên liệu phục vụ cho sản xuất như: đất sét, măng, đệm bàng, nón lá hiện
nay vẫn đang khảo sát tìm vùng nguyên liệu. Các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp có bước phát triển đáng kể: làng nghề Mỹ Xuyên, nghề và làng nghề
truyền thống đệm bàng Phò Trạch, gốm Phước Tích, rèn Hiền Lương, đan
lưới Vân Trình đang duy trì sản xuất, sản phẩm làm ra khó có thể cạnh tranh
được với thị trường, nên sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ du lịch.
Hoạt động tài chính, ngân hàng, tín dụng đã có bước chuyển biến tích
cực: Hệ thống ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đáp ứng nhu cầu
vốn cho các thành phần kinh tế. Dịch vụ tín dụng ngân hàng phát triển đã tạo
điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, các hộ gia đình tiếp cận các nguồn vốn
vay, nhất là nguồn vốn vay ưu đãi cho phát triển sản xuất, vay tiêu dùng và
vốn vay theo chính sách xã hội. Doanh số cho vay theo các chính sách xã hội
tăng bình quân hàng năm 41,38%, trong đó vốn vay cho hộ nghèo tăng
51,59%, vốn vay cho học sinh, sinh viên tăng 44,96% và vốn vay phát triển
sản xuất tăng 20,58%. Bên cạnh nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã
hội và ngân hàng thương mại, ngân sách huyện đã hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho
nhân dân phát triển đàn bò trên địa bàn huyện.
Về dân số huyện Phong Điền tính đến năm 2018 có 92.525 người. Dân
cư phân bố không đồng đều, 92,7% sống ở vùng nông thôn. Trong cơ cấu dân
số của huyện, khu vực thành thị: 6.752 người, chiếm 7,29% tổng dân số; khu
vực nông thôn: 85.764 người, chiếm 92,6% tổng dân số.
40
6796
94809
101605
6743
86195
92938
6704
85642
92346
6720
85731
92433
6752
85764
92525
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
2014 2015 2016 2017 2018
Thành thị
Nông thôn
Tổng số
Biểu 2.1: Dân số huyện Phong Điền qua các năm
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2018.
Văn hóa, xã hội chuyển biến và tiến bộ rõ rệt, những vấn đề bức xúc
được quan tâm giải quyết; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không
ngừng được nâng lên. Hoạt động văn hóa thông tin đã phục vụ đắc lực nhiệm
vụ chính trị và đời sống nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa”, xây dựng làng, xã và gia đình văn hóa được duy trì và
phát triển tốt. Hoạt động truyền thanh, truyền hình có nhiều đổi mới; dịch vụ
bưu chính viễn thông phát triển mạnh, mạng di động đã phủ sóng toàn huyện,
góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Về Giáo dục và Đào tạo phát triển khá toàn diện, chất lượng giáo dục
được nâng lên rõ rệt. Giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập
giáo dục trung học cơ sở đạt vững chắc, phổ cập giáo dục trung học đạt được
những kết quả tốt. Bình quân mỗi năm có trên 1.200 học sinh thi đậu vào các
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Đội ngũ cán bộ, giáo viên
tăng về số lượng và chuẩn hoá về chất lượng. Đến nay, có 42/71 trường đạt
chuẩn quốc gia. Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng và phong trào
khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển tích cực.
41
Hệ thống đào tạo nghề: Phát triển đa dạng, hình thành và phát triển sàn
giao dịch việc làm, tư vấn tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp. Bình
quân hàng năm, đã tạo việc làm mới cho khoảng 1.500 lao động. Tỷ lệ lao
động qua đào tạo nghề đạt 45%, tăng 15% so với năm 2010; từng bước có sự
gắn kết giữa đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Trên địa bàn huyện có
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 01 cơ sở dạy
nghề của Công ty Scavi. Các cơ sở dạy nghề được đầu tư thiết bị dạy nghề
tương đối đầy đủ. Đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác dạy nghề được nâng
lên về cả số lượng và chất lượng.
Bảng 2.2: Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động
phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị tính: Người
Năm
Tổng
số
Số lao động tham gia hoạt
động trong các DN
Cơ cấu (%)
DN
Nhà
nước
DN ngoài
Nhà nước
DN có vốn
đầu tư nước
ngoài
DN
Nhà
nước
DN ngoài
Nhà nước
DN có vốn
đầu tư nước
ngoài
2014 4229 173 979 3.077 4.09 23.15 72.76
2015 4467 162 986 3.319 3.63 22.17 74.30
2016 7575 137 1.781 5.657 1.81 23.51 74.68
2017 7834 145 1.958 5.731 1.85 24.99 73.15
2018 7897 150 1965 5782 1.89 24.88 72.57
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền
Vượt qua những năm tháng đói nghèo, Phong Điền đang vươn mình ra
biển lớn, hội nhập và phát triển. Với những tiềm năng, lợi thế về biển, đất đai,
tài nguyên, khoáng sản và nguồn lao động dồi dào, đã và đang được đánh
thức. Phong Điền đang đứng trước vận hội lớn trên con đường xây dựng phát
triển. KCN Phong Điền là địa chỉ hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Hàng chục dự án đã và đang được triển khai. Một số công ty đã
42
đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả như: Công ty Scavi Huế, Công ty xi
măng Đồng Lâm, Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.
Nói đến tiềm năng của Phong Điền, không thể không kể đến thế mạnh
về phát triển du lịch, với nhiều địa danh nổi tiếng như làng cổ Phước Tích,
suối nước khoáng nóng Thanh Tân, chiến khu Hòa Mỹ, chùa Giác
LươngBên cạnh đó, nơi đây được xem là cái nôi phát tích của nhiều làng
nghề truyền thống, như nghề kim hoàn (Kế Môn, Điền Môn), nghề rèn
(Phong Hiền), nghề gốm (Phước Tích)Các địa danh này có nhiều khả năng
thu hút khách du lịch đến thăm quan, du ngoạn, mở rộng phát triển du lịch,
dịch vụ. Hệ thống kết cấu hạ tầng đang từng bước được hoàn thiện đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh cũng
như phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Phía trước còn nhiều khó
khăn thách thức nhưng Đảng bộ và nhân dân Phong Điền nguyện đoàn kết
một lòng, nỗ lực vươn lên, phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp văn minh.
2.2. Tình hình thanh niên nông thôn tại huyện Phong Điền
Trong những năm qua, thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng và chính
sách pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội của Phong Điền đã có
những chuyển biến rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống người
dân từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả bước đầu
đáng khích lệ, so với nhiều địa phương trong cả nước, kinh tế của Phong Điền
phát triển tương đối chậm, tỷ lệ lao động thất nghiệp cao (đặc biệt là thanh
niên nông thôn), chất lượng nguồn lao động còn thấp, hiệu quả của thực hiện
chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trong giai đoạn hiện nay
còn nhiều hạn chế.
2.2.1. Về lực lượng lao động thanh niên
Phong Điền là huyện có nguồn nhân lực dồi dào với số dân 92.433
người. Lao động trong độ tuổi 67.718 người, trong đó: Lao động không tham
43
gia hoạt động kinh tế 18.708 người; lao động có việc làm 48.010 người (lao
động làm việc ở ngoại tỉnh 12.454 người).
Thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan
trọng cho sự nghiệp CNH - HĐH của đất nước cũng như của huyện Phong
Điền. Theo số liệu điều tra cung cầu lao động năm 2017 toàn huyện có 18.403
lao động việc làm chưa qua đào tạo, 485 người chưa có việc làm; 1.198 thanh
niên có việc làm không ổn định, hàng năm có khoảng 700 sinh viên tốt nghiệp
ra trường có nhu cầu tìm kiếm việc làm. [1].
Đây chính là nguồn lực quan trọng trong vận dụng tốt các chính sách tạo
việc làm, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu và phát triển kinh tế -
xã hội của huyện và các chương trình, dự án trọng điểm của huyện, các phong
trào của Đoàn Thanh niên đã và đang triển khai trên địa bàn.
Cũng giống như lực lượng thanh niên nông thôn trong cả nước, tỷ lệ lao
động thanh niên nông nghiệp nông thôn hằng năm giảm. Tỷ lệ giảm là do sức
ép và tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, quá
trình CNH, HĐH, đô thị hóa nông thôn, tình trạng thiếu việc làm dẫn đến
thanh niên nông thôn đi làm ăn xa, tìm kiếm công việc mới vào thời gian nhàn
rỗi. Vì vậy, nông nghiệp nông thôn ở huyện Phong Điền cũng đang gặp phải
những khó khăn và thiếu lực lượng lao động trẻ trong thời điểm mùa vụ.
2.2.2. Về chất lượng lao động thanh niên
Chất lượng của lực lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển kinh tế - xã hội, đến khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Trình
độ học vấn của người lao động là một trong những tiêu chí cơ bản, là cơ sở
quan trọng để đánh giá chất lượng, khả năng hiệu quả của người lao động. Để
thực hiện thắng lợi chiến lược CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn, Đảng
và Nhà nước đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó nâng cao chất
44
lượng nguồn nhân lực là một trong những giải pháp mang tính đột phá và
quyết định.
Trong những năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Phong Điền đã
tập trung triển khai các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên học tập, nghiên
cứu khoa học, tổ chức các lớp tập huấn lồng ghép nâng cao kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuyên truyền, phổ cập
nghề và dạy nghề; Thanh niên nông thôn tích cực tham gia các Câu lạc bộ,
đội nhóm, hướng dẫn các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả góp phần
nâng cao chất lượng lực lượng lao động thanh niên.
Từ năm 2014 - 2018, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Phong Điền đã
tổ chức được 42 lớp với hơn 12.246 lượt cho TNNT tham gia hoạt động tư
vấn tuyển sinh, tập huấn lồng ghép nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, chuyển giao
tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Bảng 2.3: Số thanh niên được tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm
và được đào tạo nghề qua các năm
Đơn vị tính: Người
Năm
Số TN được tư vấn,
hướng nghiệp, GTVL
Số TN tham gia
học nghề
Số TN đã tìm
được việc làm
2014 2.300 360 150
2015 2.410 385 155
2016 2.328 395 300
2017 2.500 450 320
2018 2.708 578 415
Tổng số 12.246 2.186 1.340
Hiện nay, một bộ phận TNNT của huyện Phong Điền không chỉ thiếu
kiến thức chuyên môn mà kiến thức xã hội, giao tiếp cộng đồng, phát triển
bản thân còn nhiều khiếm khuyết; tay nghề còn hạn chế so với yêu cầu của thị
45
trường lao động trong và ngoài nước nên thanh niên được xem là một trong
những nhóm lao động dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động của thị trường
lao động.
Nhìn chung, TNNT huyện Phong Điền ngày càng được học tập nâng cao
kiến thức chuyên môn và tay nghề, có những chuyển biến tích cực góp phần phát
triển nông nghiệp, nông thôn, biết vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng. Tuy
nhiên, một bộ phận TNNT vẫn còn có cách suy nghĩ lạc hậu, có tư tưởng ỷ lại,
thụ động, có lối sống thực dụng, ngại tham gia các hoạt động của địa phương,
đoàn thể. Thời gian lao động ở nông thôn thường theo mùa vụ, có nhiều thời
gian rảnh rỗi nên không ít thanh niên nông thôn sa vào các tệ nạn xã hội. Một số
TNNT chưa có ý thức vươn lên làm giàu, chậm đổi mới tư duy kinh tế, chưa
mạnh dạn vay vốn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
Lực lượng lao động TNNT ở huyện Phong Điền đang có những bước
chuyển tích cực về nhiều mặ9t, thích ứng nhay nhạnh với nền kinh tế thị trường,
nó đang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc CNH - HĐH, nông nghiệp,
nông thôn. Nhưng mặt khác, lao động của thanh niên ở nông thôn cũng đang đặt
ra nhiều vấn đề khó khăn, thách thức, đó là quá trình di chuyển lao động tự do,
tâm lý thanh niên không ham muốn nghề nông, thu nhập trong nông nghiệp thấp,
trình độ chuyên môn tay nghề thấp chủ yếu là lao động phổ thông, chất lượng
nguồn lực lao động còn thấp. Nhu cầu, nguyện vọng của TNNT mong muốn
được học tập để nâng cao kiến thức cũng như trình độ chuyên môn, nghề nghiệp
được hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất kinh doanh; có nguyện vọng tham gia,
làm việc luôn trong các dự án của tỉnh, huyện đang triển khai.
46
2.3. Thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông
thôn tại huyện Phong Điền
2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai chính sách tạo việc làm cho
TNNT tại huyện Phong Điền.
Việc triển khai thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT trên địa
bàn huyện Phong Điền được Đảng bộ, chính quyền huyện Phong Điền cụ thể
hóa bằng các chủ trương, chính sách:
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phong Điền lần thứ XIII, nhiệm
kỳ 2015-2020.
- Nghị quyết 3d/2011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 của HĐND huyện
Phong Điền khoá V, kỳ họp thứ III về việc thông qua đề án đào tạo nghề cho
lao động nông thôn giai đoạn 2011- 2015.
- Chương trình số 6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_tao_viec_lam_cho_thanh_nien_no.pdf