Luận văn Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính - Từ thực tiễn hoạt động của thanh tra thành phố Hồ Chí Minh

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA THỰC

HIỆN PHÁP LUẬTVỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH CỦA

CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH .9

1.1. Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính .9

1.1.1. Khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính.9

1.1.2. Đặc điểm giải quyết khiếu nại hành chính.10

1.1.3. Nội dung của pháp luật vềgiải quyết khiếu nại hành chính.11

1.2. Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính.12

1.2.1.Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành

chính.12

1.2.2. Nội dung thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính.17

1.2.3. Nội dung thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính của chủ

thể Thanh tra Tỉnh.22

1.2.4. Các yếu tố đảm bảo thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành

chính.23

Tiểu kết chương 1.26

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT

KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH CỦA THANH TRA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH.28

2.1. Khái quát chung tình hình thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại

pdf114 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính - Từ thực tiễn hoạt động của thanh tra thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Thông báo số 1104/TB-VP ngày 26 tháng 12 năm 2014 về mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan tiếp công dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Văn bản số 1191/UBND-PCNC ngày 09 tháng 3 năm 2015 về triển khai thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2015 về Ban hành quy trình phối hợp xử lý và giải quyết việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Kế hoạch số 5130/KH-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2015, về việc tổ chức thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và kết luận của Tổng Thanh tra Chính phủ về thanh tra trách nhiệm ông Lê Hoàng Quân - Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014; Văn bản số 8647/VP-PCNC ngày 12 tháng 9 năm 2015 về thực hiện Luật Tiếp công dân; Quyết định số 6278/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2015 về tổ chức lại Văn phòng Tiếp công dân Thành phố thành Ban Tiếp công dân Thành phố trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Văn bản số 12052/VP-PCNC ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội; Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2015 về tăng cường hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Kế hoạch xử lý tình huống tụ tập, tuần hành, biểu tình gây mất an ninh trật tự tại khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh còn ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên đã ban hành để đáp ứng yêu cầu, tình hình thực tiễn công tác giải quyết khiếu 46 nại đang đặt ra. Đồng thời tiến hành nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm hệ thống hóa và rà soát các văn bản pháp luật để kịp thời phát hiện những quy định bất hợp lý, chồng chéo, không còn phù hợp, hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại ngày càng hoàn thiện, làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết tốt khiếu nại của công dân. Cùng với một số cơ quan hữu quan, Thanh tra Thanh phố đã phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, góp ý, sửa đổi bổ sung Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Dự thảo Luật Tố cáo sửa đổi, Hiến pháp năm 2013... Tuy nhiên, công tác xây dựng văn bản pháp luật còn một số bất cập: các văn bản pháp luật về khiếu nại hành chính đã có nhưng chưa đầy đủ, nhiều quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn, bất hợp lý. Nhiều quy định pháp luật về nội dung làm căn cứ giải quyết khiếu nại còn thiếu, thay đổi liên tục, gây khó khăn cho công dân thực hiện quyền khiếu nại và các cơ quan nhà nước lúng túng trong việc giải quyết khiếu nại hành chính; Các quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với những người có chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại còn ít, nặng hình thức, khó áp dụng. Chính vì vậy trong thời gian tới Thanh tra Thành phố cần phải đổi mới công tác xây dựng pháp luật, thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện các văn bản pháp luật để có đề xuất, kiến nghị hoặc trực tiếp ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản với chất lượng cao hơn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hơn. - Về thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện các quy định về khiếu nại: Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản, công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật về khiếu nại và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về lĩnh vực này là rất quan trọng. Là hoạt động để chuyển hóa pháp luật vào cuộc sống tới người dân, giúp mọi người hiểu và thực hiện đúng các quy định khi thực hiện quyền khiếu nại hành chính. Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ pháp luật 47 không chỉ giúp người dân thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của mình mà còn giảm bớt việc khiếu nại thiếu căn cứ, không có cơ sở, góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đây là yêu cầu nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cấp chính quyền ở địa phương và hành chính nhà nước. Theo Khoản 3 và Khoản 7 Điều 3 của Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh có quy định: Thanh tra Thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính; hướng dẫn các sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, giải quyết khiếu nại hành chính. Theo quy định nêu trên, Thanh tra Thành phố có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại hành chính, ban hành và tham mưu các văn bản hướng dẫn các Sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân các quận , huyện về công tác giải quyết khiếu nại hành chính. Quán triệt sâu sắc ý nghĩa cũng như trách nhiệm của mình trong công tác này, thời gian qua các cơ quan thanh tra Thành phố đã trực tiếp tiến hành, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố và phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện tốt việc tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về khiếu nại. Theo yêu cầu thực hiện tuyên truyền thường xuyên, liên tục, rộng khắp và việc giáo dục, phổ biến pháp luật cho nhiều đối tượng như cán bộ thanh tra viên, những người làm công tác thanh tra và mọi tầng lớp nhân dân. Vận dụng nhiều hình thức, biện pháp tuyên truyền cho phù hợp với từng đối tượng và có tính khả thi cao, bảo đảm thực hiện có hiệu quả trong thời gian nhất định. 48 Căn cứ vào từng địa phương, đơn vị để có các biện pháp tuyên truyền cụ thể, gắn việc tuyên truyền pháp luật về khiếu nại hành chính với việc thực thi pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính. Tổ chức việc hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về khiếu nại còn bao gồm việc: hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết khiếu nại hành chính cho Thanh tra các Sở, ngành và thanh tra các quận, huyện; hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch giải quyết khiếu nại hành chính của thanh tra quận, huyện. Căn cứ vào tình hình quản lý, yêu cầu công tác chuyên môn, tình hình chấp hành pháp luật khiếu nại hành chính mà có chương trình kế hoạch giải quyết các khiếu nại phát sinh ở từng địa phương, đơn vị cho cụ thể, thiết thực, có hiệu quả. Mặt khác, cần đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình kế hoạch đó, nhất là việc thực hiện kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại hành chính đã có hiệu lực pháp luật. Theo tổng hợp của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2012 đến năm 2016, kết quả thực hiện tuyên truyền hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn Thành phố, như sau: (xem thêm Phụ lục 3) - Trong năm 2012, công tác tuyên truyền tập trung tổ chức tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, công chức và nhân dân của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố;mở các lớp tập huấn kỹ năng cho Ban Thanh tra nhân dân ở: xã, phường, thị trấn; cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu nghiệp vụ về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt là sau khi Luật khiếu nại năm 2011 và Luật tố cáo năm 2011 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2012 thì công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại và tố cáo đến cán bộ và nhân dân ở xã, phường, thị trấn được tăng cường hơn. Bên cạnh đó, trong năm 2012 Thanh tra thành phố còn phối hợp với Đài Tiếng nói nhân dân thành phố thưc̣ hiêṇ các buổi phát thanh chuyên muc̣ “Tìm hiểu pháp luâṭ về khiếu naị, tố cáo”, qua đó đã góp phần nâng cao kiến thức pháp luật về 49 khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, công chức và nhân dân. - Trong năm 2013, mở các lớp tập huấn kỹ năng cho Ban Thanh tra nhân dân ở: xã, phường, thị trấn; cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu nghiệp vụ về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Trong năm 2014, năm 2015 và năm 2016, nội dung tập huấn, tuyên truyền các Nghị định, Thông tư liên quan đến Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính và quy trình giải quyết tố cáo, quy trình thực hiện quyết định khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Nhằm tăng cường công tác tập huấn tuyên truyền, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo trong nhân dân tại xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2014 về thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016”. Thực hiện Kế hoạch của Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố đã tổ chức Hội nghị tổng kết 03 năm triển khai Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn” trên địa bàn thành phố (gọi tắt là Đề án 1 - 1133), đảm bảo tiến độ chung theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ; đồng thời, trong vai trò là cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1-1133 Thành phố, Thanh tra Thành phố đã chủ động tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo trên trang tin điện tử của Thanh tra Thành phố”, thu hút sự tham dự của 13.710 lượt thí sinh của hơn 500 đơn vị bao gồm các quận, huyện, sở, ngành và các đơn vị đoàn thể khác như trường học, Mặt trận tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ, và nhân dân. Hội thi đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đến nhiều đối tượng, tầng lớp đặc biệt là nhân dân. Tóm lại, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính của cán bộ công chức và nhân dân. Ngoài việc, giúp cán bộ công chức nắm được quy định của pháp luật trong giải quyết khiếu nại hành chính còn giúp người dân hiểu và thực hiện đúng 50 quyền, nghĩa vụ của mình khi thực hiện quyền khiếu nại hành chính. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khiếu nại hành chính cần được triển khai bằng nhiều hình thức và được xác định rõ mục tiêu, nội dung, biện pháp, lộ trình thực hiện, phù hợp với thực tiễn và phải đạt mục tiêu chung là tạo ra sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; góp phần ngăn chặn và hạn chế hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong nhiệm vụ này, thì còn nhiều tồn tại bất cập mà các cơ quan thanh tra Thành phố cần phải khắc phục. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật tiến hành chưa thường xuyên liên tục, chưa có chiều sâu, nhiều khi còn hình thức nên hiệu quả thấp. Kinh phí, điều kiện đảm bảo cho công tác này còn ít. Vì vậy, có không ít trường hợp người dân do không hiểu đúng chính sách pháp luật mà khiếu nại tràn lan, kéo dài, không thực thi những quyết định giải quyết khiếu nại đã thấu tình đạt lý. Trái lại, nhận thức, trình độ, năng lực cán bộ thanh tra còn có những bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu công tác do việc học tập nghiên cứu pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại nói riêng chưa đầy đủ. Công tác tổ chức thi hành pháp luật về khiếu nại triển khai chưa sâu rộng, chất lượng còn hạn chế. Đây là những biểu hiện của sự bất cập của các cơ quan thanh tra Thành phố cần phải khắc phục trong thời gian tới. - Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác, tiếp dân, giải quyết khiếu nại: Giải quyết khiếu nại hành chính của công dân là một nhiệm vụ quan trọng, trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến công dân; vì vậy, cần phải thường xuyên kiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại hành chính. Để có được điều này thì một trong những giải pháp quan trọng là việc thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công chức làm công tác giải quyết khiếu nại hành chính. Ngoài phổ biến các quy định được sửa đổi, bổ sung hay mới ban hành; còn cung cấp kiến thức, trao đổi kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại hành chính trong thực thi công vụ; tạo điều 51 kiện cho đội ngũ, cán bộ công chức có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và phương thức giải quyết đơn thư khiếu nại hành chính thông qua thực tế quá trình thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị và địa phương. Để thực hiện nhiệm vụ này, các cơ quan thanh tra nhà nước phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại đáp ứng yêu cầu về chính trị, đạo đức, lối sống, có năng lực, có trình độ theo đúng quy định; có kiến thức pháp lý, am hiểu hoạt động thực tiễn và gắn bó với nhân dân. Cần có chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm phát hiện, tuyển chọn, đào tạo những cán bộ đáp ứng được yêu cầu đề ra trong công tác tổ chức. Xuất phát từ tính chất, yêu cầu giải quyết khiếu nại, tiếp dân nên việc xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo phải sát với chủ trương, chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước, mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, xác định rõ việc quy hoạch cán bộ, có kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn. Xác định nội dung, chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng kết hợp giữa việc đào tạo chính quy với các hình thức đào tạo khác. Tạo cơ chế khuyến khích cho cán bộ tự học tập, nghiên cứu. Thời gian qua các cơ quan thanh tra Thành phố đã triển khai tốt các hoạt động của công tác này. Việc đào tạo, bồi dưỡng thu được những kết quả nhất định, một số cán bộ được đào tạo cơ bản, bồi dưỡng chính quy được tăng lên, góp phần nâng cao trình độ, kiến thức cơ bản cần có cho cán bộ thanh tra. Phương thức, nội dung chương trình giảng dạy cho cán bộ thanh tra được cải tiến, giáo trình được đổi mới, năng lực trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên được nâng lên từng bước đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Tuy nhiên, thời gian qua công tác này còn có những hạn chế nhất định cần phải khắc phục: việc đào tạo bồi dưỡng còn thiếu cơ bản về nội dung và phương thức, chưa có kế hoạch mang tính chiến lược lâu dài được xây dựng trên cơ sở khoa học. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng chưa mang tính chính quy, nội dung chương trình còn đơn giản, chưa sát với thực tiễn đang đặt ra, chưa phù hợp với từng loại đối tượng cán bộ, công chức được đào tạo bồi dưỡng. Đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo năng lực còn một số bất cập, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của nhà trường còn hạn hẹp. Chưa có chế độ đãi ngộ thích hợp 52 để khuyến khích động viên những cán bộ tích cực đi học, những người có bằng cấp cao v.v... - Việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khiếu nại: Thanh tra, kiểm tra là một giai đoạn quan trọng trong chu trình quản lý nhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường kỷ luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại hành chính là một mắt xích, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý nhà nước về khiếu nại hành chính. Qua thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại hành chính sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm quản lý của các ngành, các cấp, đồng thời nắm bắt được tình hình khiếu nại hành chính và kết quả giải quyết ở các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền. Qua đó, thấy được các thiếu sót cũng như những vướng mắc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý người thiếu trách nhiệm, chấp hành không đúng quy định pháp luật trong giải quyết khiếu nại hành chính. Theo quy định của pháp luật, các cơ quan thanh tra nhà nước có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các cấp, các ngành trong việc thực hiện những quy định pháp luật về khiếu nại và thực hiện việc giải quyết khiếu nại hành chính theo thẩm quyền. Thanh tra các cấp, các ngành có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra thủ trưởng các cơ quan, tổ chức đơn vị cấp dưới của thủ trưởng cùng cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp cần thiết đề nghị thủ trưởng cùng cấp triệu tập thủ trưởng cơ quan tổ chức đơn vị cấp dưới họp đề xuất biện pháp chỉ đạo và xử lý đối với các vụ việc phức tạp. Khi phát hiện có vi phạm pháp luật về khiếu nại thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại là nội dung có ý nghĩa then chốt, quyết định hiệu quả quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại. Qua thanh tra, kiểm tra các cơ quan thanh tra nắm được thực chất việc chấp 53 hành những quy định pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại, việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, kịp thời phát hiện những sơ hở, yếu kém từ đó có giải pháp xử lý tích cực, hiệu quả, đồng thời qua công tác này góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về tổ chức tiếp dân, nhận và giải quyết các khiếu nại của công dân. ở những cơ quan, đơn vị có những thiếu sót, vướng mắc trong quá trình giải quyết khiếu nại, trong việc thực thi chính sách, pháp luật thì thanh tra hướng dẫn chỉ đạo, đồng thời qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm để hỗ trợ các cơ quan, đơn vị kịp thời khắc phục. Theo Điểm b, Khoản 7, Điều 3 của Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh có quy định: Thanh tra Thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp để làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố; trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm. Thông qua công tác này góp phần chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các qui định về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, phát hiện chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời các sai phạm trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính và xử lý người vi phạm. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện được nhiều sai phạm, đồng thời đôn đốc, nhắc nhở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị giải quyết những vụ việc còn tồn đọng, nhất là vụ việc dây dưa, kéo dài, các vụ việc khiếu kiện đông người. Với sự nỗ lực cố gắng trên đã 54 làm cho số vụ việc khiếu nại giảm đáng kể. Thanh tra Thành phố với nhiệm vụ là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại hành chính, vì vậy qua hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn kịp thời các Sở, ngành, quận, huyện chấn chỉnh khắc phục sai phạm thiếu sót và có các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính. Ngoài ra, các cơ quan thanh tra, thông qua hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội, phòng ngừa và chống tham nhũng kịp thời phát hiện những sơ hở yếu kém trong công tác quản lý, công tác cán bộ, từ đó đánh giá được tình hình chấp hành chính sách pháp luật, những nguy cơ tiềm ẩn nảy sinh khiếu nại hành chính. Kiến nghị kịp thời với cơ quan quản lý nhà nước có các biện pháp phòng ngừa, xử lý và ngăn chặn khiếu nại hành chính phát sinh từ cơ sở. Theo tổng hợp của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2012 đến năm 2016, kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khiếu nại như sau:(xem thêm Phụ lục 4) Tóm lại, nhìn chung việc triển khai nhiệm vụ thanh tra của ngành thanh tra Thành phố đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và đạt được những kết quả tích cực, thực hiện được khối lượng rất lớn các cuộc thanh tra theo kế hoạch được giao và các cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức; chất lượng công tác thanh tra vẫn còn những hạn chế nhất định. Vẫn có một số cuộc thanh tra kéo dài, kết luận thanh tra chưa xác định rõ hành vi vi phạm, chưa phân tích rõ nguyên nhân sai phạm hoặc kiến nghị có trường hợp thiếu thuyết phục. - Việc tổng hợp tình hình khiếu nại hành chính và tổng kết công tác giải quyết khiếu nại hành chính: Công tác tổng hợp tình hình khiếu nại và tổng kết công tác giải quyết khiếu 55 nại hành chính là nội dung rất quan trọng trong nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra. Thông qua việc nắm vững tình hình, diễn biến ở các địa phương, bộ ngành, các địa bàn, lĩnh vực, nội dung khiếu nại mà thấy được những mặt tích cực, những điểm hạn chế của một chính sách, chủ trương, cũng như đánh giá được ý thức chấp hành, thái độ người dân đối với các cấp chính quyền. Phát hiện những yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện, từ đó có những biện pháp đồng bộ và thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, hoạch định chính sách vĩ mô. Mặt khác, thông qua thực tiễn công tác tổng hợp tình hình và tổng kết công tác giải quyết khiếu nại, có thông tin về những vấn đề nổi cộm bức xúc đang diễn ra trong hoạt động giải quyết khiếu nại; rút ra những bài học kinh nghiệm tốt cần được nhân rộng, áp dụng ở nhiều địa phương, đơn vị, thấy được những khiếm khuyết, bất cập cần điều chỉnh, rút kinh nghiệm trên phạm vi rộng, kịp thời hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan trong quá trình thực hiện, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tăng cường hiệu lực quản lý. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 65 của Luật khiếu nại năm 2011 quy định: Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao định kỳ báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và thông báo đến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác giải quyết khiếu nại; Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan, địa phương mình theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Chính phủ. Theo Khoản 2, Điều 32, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 về quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại năm 2011 cũng quy định: Chánh Thanh tra các cấp, các ngành có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý công tác tiếp công dân của Bộ, ngành, địa phương; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tiếp công dân với Thủ trưởng Bộ, ngành hoặc cấp ủy Đảng, Thường trực Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Như vậy, để việc tổng hợp tình hình khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu 56 nại hành chính đạt hiệu quả, trước hết cần phải thực hiện tốt những công việc sau: Các cơ quan thanh tra cấp dưới phải làm tốt công tác thông tin báo cáo với cơ quan thanh tra cấp trên để làm cơ sở cho Thanh tra nhà nước báo cáo Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền khi cần thiết. Các cơ quan thanh tra còn phải báo cáo với thủ trưởng cơ quan cùng cấp, đồng thời hướng dẫn các cơ quan đơn vị tổ chức thuộc phạm vi quản lý của thủ trưởng cơ quan nhà nước cùng cấp thực hiện đúng quy định về chế độ thông tin báo cáo. Các thông tin báo cáo phải chính xác, đầy đủ, trung thực, thường xuyên. Đề xuất được những nhận định đánh giá để cấp có thẩm quyền xử lý, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_giai_quyet_khieu_nai_hanh_ch.pdf
Tài liệu liên quan