LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . viii
MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.6
5. Phương pháp nghiên cứu.6
6. Kết cấu của luận văn.6
CHưƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU
Tư VÀ PHÁP LUẬT VỀ ưU ĐÃI ĐẦU Tư.7
1.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật đầu tư .7
1.1.1. Khái niệm pháp luật đầu tư .7
1.1.2. Nội dung của pháp luật đầu tư .9
1.1.3. Đặc điểm của pháp luật đầu tư.10
1.1.4. Vai trò của pháp luật về đầu tư.11
1.2. Khái niệm pháp luật về ưu đãi đầu tư .11
1.3. Vai trò của ưu đãi đầu tư đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
.13
1.4. Các biện pháp ưu đãi đầu tư của pháp luật Việt Nam.16
1.4.1. Ưu đãi về thuế.17
90 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đó chính là ban
hành các ưu đãi đầu tư phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương
mình. Đặc biệt cần phải nhấn mạnh đến công tác quản lý các dự án đầu tư, bởi lẽ
hiện nay các dự án đầu tư đang gặp rất nhiều vấn đề trong đó có vấn đề hoàn thành
dự án, tránh tình trạng các dự án treo, chậm tiến độ ảnh hưởng đến sự phát triển của
địa phương.
Thứ tư, nhu cầu hội nhập ngày càng lớn giữa các quốc gia, do đó các quốc gia
đang tiến hành hợp tác không chỉ về vấn đề chính trị mà còn biểu hiện ở nhu cầu
kinh tế. Các quốc gia sẽ tạo những điều kiện thuận lợi để cho các nhà đầu tư. Những
quốc gia nào có nền kinh tế chậm hoặc đang phát triển, thông thường nhu cầu kinh
tế sẽ tăng cao, do đó việc huy động ngoại lực luôn là vấn đề cấp thiết, đứng trước
bối cảnh như vậy, Việt Nam cũng tiến hành các ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư để
tạo điều kiện tốt nhất về các ưu đãi đầu tư cho họ yên tâm thực hiện dự án đầu tư.
Vì vậy nhu cầu hội nhập kinh tế cũng là nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đầu tư
của một quốc gia.
Hiến pháp năm 2013 ra đời, về cơ bản vẫn kế thừa những tinh hoa của các bản
Hiến pháp trước đó, tuy nhiên các nội dung về chế định kinh tế đã có sự thay đổi tư
duy đáng kể, từ kinh doanh những ngành nghề nào pháp luật "cho phép" thành kinh
31
doanh những ngành nghề nào pháp luật "không cấm". Đã tạo ra một môi trường đầu
tư kinh doanh thông thoáng. Hơn nữa với sự hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam
tiến hành tham gia Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), chính
thức tham gia Cộng đồng kinh tế Asean đều này làm cho các văn bản luật trong
nước phải thay đổi để phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế hiện nay. Do đó, ngày
26 tháng 11 năm 2014 Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 đã chính thức thông qua luật đầu
tư số 67/2014/QH13 có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 7 năm 2015. Có thể nói, luật
đầu tư năm 2014 đã tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc cho các nhà đầu tư vào
Việt Nam, luật đầu tư năm 2014 đã có sự bổ sung cần thiết cho luật đầu tư năm
2005 chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh nhưng không còn phù hợp với các quan hệ
đầu tư hiện nay.
32
Kết luận Chƣơng 1
Trong chương 1 luận văn tập trung làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến
pháp luật đầu tư nói chung và pháp luật về ưu đãi đầu tư nói riêng. Trong đó, làm rõ
khái niệm và đặc điểm về đầu tư, ưu đãi đầu tư từ đó thấy được vai trò của ưu đãi
đầu tư đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Phân tích quá trình phát triển
của pháp luật đầu tư tại Việt Nam, phân tích đánh giá sự ra đời của luật đầu tư năm
2014 để thấy rõ vai trò của luật đầu tư năm 2014 đối với hoạt động đầu tư hiện nay.
Trong chương 1 luận văn cũng đã đưa ra các chính sách ưu đãi đầu tư về thuế, ưu
đãi về sử dụng đất, các hình thức ưu đãi khác và các biện pháp ưu đãi đầu tư đối với
các nhà đầu tư tại Việt Nam. Mặc khác, luận văn còn nhấn mạnh đến các yếu tố tác
động đến ưu đãi đầu tư, xem xét đánh giá tác động ngược lại giữa ưu đãi đầu tư với
thu hút đầu tư. Đồng thời, cũng khái quát về dự án đầu tư và nêu những chính sách
pháp luật về ưu đãi đối với dự án đầu tư theo Luật đầu tư năm 2014.
33
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ TẠI VIỆT
NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ TẠI
TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Thực trạng pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ tại Việt Nam
2.1.1. Chính sách ưu đãi đầu tư
- Giai đoạn trước 2005:
Ngay từ khi mới bắt đầu Đổi mới, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm
1987 đã có những quy định ban đầu về ưu đãi đầu tư, tập trung chủ yếu vào biện
pháp giảm thuế lợi tức. Luật Đầu tư nước ngoài 1996 cũng có các biện pháp ưu đãi
đầu tư gồm cả thuế nhập khẩu và thuế lợi tức. Đối với các nhà đầu tư trong nước,
phải đến năm 1994 mới có Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, sau được thay thế
bằng Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998.
Nhìn chung, giai đoạn trước khi có Luật Đầu tư 2005, chính sách ưu đãi đầu tư
của Việt Nam có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Đối tượng được ưu đãi đầu tư là các dự án được xác định theo 2 tiêu chí chủ yếu:
lĩnh vực đầu tư và địa bàn đầu tư. Một số lĩnh vực được ưu đãi đầu tư chủ yếu như
công nghiệp nặng, hạ tầng, lâm nghiệp. Ngoài hai tiêu chi trên, một số tiêu chí khác
cũng được áp dụng như doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu, doanh nghiệp sử
dụng nhiều lao động (hoặc nhiều lao động nữ), sử dụng công nghệ tiên tiến, doanh
nghiệp sản xuất hàng hoá có tỷ lệ nội địa hoá cao
Về hình thức ưu đãi, các biện pháp chủ yếu được áp dụng là miễn thuế thu
nhập doanh nghiệp trong toàn thời gian hoặc một thời gian nhất định. Ngoài ra, các
biện pháp ưu đãi thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị đầu tư tài sản cố định,
miễn giảm tiền thuê đất.
Về thẩm quyền, ở cấp Trung ương, thẩm quyền quyết định các chính sách ưu
đãi đầu tư thuộc về Chính phủ. Tuy nhiên, do có sự phân cấp về địa phương nên đã
xuất hiện và vẫn còn tồn tại hiện tượng tranh nhau “xé rào” trong ưu đãi đầu tư, tạo
nên cuộc đua xuống đáy giữa các địa phương, gây ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách
và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác.
34
- Giai đoạn từ 2005 đến nay:
Sau khi Luật Đầu tư 2005 được ban hành, nhằm tương thích với các quy định
của WTO, chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam đã có sự thống nhất, không còn
phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Nhiều tiêu chí để xác
định đối tượng được ưu đãi thuế cũng được điều chỉnh, bãi bỏ như không còn ưu đãi
thuế đối với hàng xuất khẩu (trợ cấp xuất khẩu) hoặc với hàng hoá có tỷ lệ nội địa
hoá cao. Đối tượng ưu đãi thuế dựa trên 2 tiêu chí chính: ưu đãi theo địa bàn (khó
khăn và đặc biệt khó khăn) và theo lĩnh vực.
Về hình thức ưu đãi, ngoài các hình thức ưu đãi quen thuộc như thuế thu nhập
doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế xuất nhập khẩu, bắt đầu xuất hiện them nhiều hình
thức ưu đãi khác như: ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho người lao động, hỗ trợ chi
phí thủ tục hành chính, chi phí đầu tư hạ tầng, hỗ trợ lãi suất, trợ giá, bao tiêu sản
phẩm đối với một số ngành rất khó thu hút đầu tư như năng lượng sạch, hoá dầu
Về thẩm quyền, sau Luật Đầu tư 2005 không còn tình trạng các địa phương ưu
đãi đầu tư tràn lan bằng biện pháp thuế. Tuy nhiên, các địa phương vẫn có thẩm
quyền ban hành chính sách ưu đãi đầu tư (cụ thể hoá chính sách của trung ương), và
thường sẽ áp dụng các biện pháp như hỗ trợ chi phí, hạ tầng, thủ tục hành
chính,Ở cấp trung ương, các chính sách ưu đãi chủ yếu được quyết định ở cấp
Nghị định và Quyết định của Thủ tướng và được cụ thể hoá bằng các văn bản pháp
luật về thuế và ngân sách. Tuy nhiên, các quy định về ưu đãi đầu tư nằm rải rác
trong pháp luật về đầu tư, pháp luật về thuế và trong pháp luật nhiều lĩnh vực
chuyên ngành khác. Hiện nay đang có xu hướng hạn chế ban hành chính sách ưu
đãi về thuế ở các văn bản pháp luật ngoài lĩnh vực thuế.
2.1.2. Thực trạng pháp luật về ưu đãi đầu tư
Các biện pháp khuyến khích, ưu đãi đầu tư trong chính sách pháp luật hiện
hành ở Việt Nam, bao gồm:
2.1.2.1. Ưu đãi về thuế
- Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, theo các quy định về thuế trước đây, giữa
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước có sự phân biệt
về thuế suất, tuy nhiên để đẩy mạnh khuyến khích xóa bỏ khoảng cách giữa các
35
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và tạo môi trường đầu tư công bằng.
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã khẳng định việc áp dụng chung một mức thuế
suất thu nhập doanh nghiệp không phân biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước
và đầu tư nước ngoài.
Theo điều 19 của thông tư 78/2014/TT-BTC và khoản 3 điều 6 của thông tư
119/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi điều 11 thông tư 96/2015-TT-BTC thì hiện nay
chúng ta có các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
- Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm
Theo đó, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn
có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại phụ lục ban hành kèm
theo nghị định số 218/2013/NĐ-CP, khu kinh tế, khu công nghệ cao kể cả khu công
nghệ thông tin tập trung được thành lập theo quyết định của thủ tướng chính phủ.
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực:
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh
mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của luật công nghệ
cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo
hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát
triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng – kinh doanh
cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát
triển nhà máy nước nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước, cầu đường bộ đường
sắt, cảng hàng không cảng biển, cảng sông, sân bay nhà ga và công trình cơ sở hạ
tầng đặc biệt quan trọng khác do thủ tướng chính phủ quyết định; sản xuất sản
phẩm phần mềm, sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật
liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc
thiêu hủy chất thải, phát triển công nghệ sinh học.
Dự án đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước
cầu, đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, sân bây, nhà ga
phải phát sinh doanh doanh thu, thu nhập từ quá trình hoạt động của các dự án nêu
trên thì mới thuộc diện hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp các doanh nghiệp thực hiện
thi công, xây dựng các công trình này thì phần thu nhập từ hoạt động thi công, xây
dựng không được hưởng ưu đãi thuế theo quy định này.
36
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo
vệ môi trường, bao gồm: sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị
quan trắc và phân tích môi trường; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; thu gom,
xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, tái chế, tái sử dụng chất thải.
Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động
công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao và các khoản thu nhập có liên quan trực
tiếp từ hoạt động công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao do đáp ứng điều kiện về
lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 4 điều 18 thông tư số 78/2014/TT-
BTC (được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 2 điều 10 thông tư này). Trường hợp
doanh nghiệp đang hoặc đã hưởng hết ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy
định của các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, mà được cấp giấy
chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao thì mức ưu đãi được xác định bằng mức ưu đãi áp dụng cho doanh nghiệp
công nghệ cao. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định
tại khoản 1 điều 15 và khoản 1 điều 16 nghị định 218/2013/NĐ-CP trừ đi thời gian
ưu đãi đã hưởng đối với doanh nghiệp mới thành lập, dự án đầu tư mới thành lập
(cả thuế suất và thời gian miễn, giảm nếu có).
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản
xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác
khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Dự án có quy mô vốn đầu tư đăng
ký tối thiểu 6.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 03 năm kể từ thời điểm
được phép đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu
đạt 10.000 tỷ đồng/ năm chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu từ dự án
đầu tư (chậm nhất năm thứ 4 kể từ năm có doanh thu doanh nghiệp phải đạt tổng
doanh thu tối thiểu 10.000 tỷ đồng/năm); Dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký tối
thiểu 6.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 03 năm kể từ thời điểm được
phép đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư và sử dụng thường xuyên trên 3.000
lao động chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu từ dự án đầu tư (chậm
nhất năm thứ 4 kể từ năm có doanh thu doanh nghiệp phải đạt điều kiện sử dụng
số lao động thường xuyên bình quân/ năm trên 3.000 lao động). Số lao động sử
37
dụng thường xuyên bình quân/ năm được xác định theo hướng dẫn tại thông tư
40/2009/TT-BLĐTBXH ngày 03/12/2009 của Bộ lao động, thương binh xã hội.
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất,
trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án khai thác khoáng
sản, có quy mô vốn 12.000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo
quy định của luật công nghệ cao, luật khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngân
tổng vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ ngày được phép đầu tư theo quy
định của pháp luật đầu tư.
Thu nhập doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm
thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng một trong
các tiêu chí sau: Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao theo quy định của
luật công nghệ cao; Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất các hàng dệt – may;
dệt – da giầy; điện từ - tin học; sản xuất láp ráp ô tô; cơ khí chế tạo mà các sản
phẩm này tính đến ngày 01/01/2015 trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất
được nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của liên minh Châu Âu (EU)
hoặc tương đương.
Danh mục sản phẩm công nghệ hỗ trợ ưu tiên phát triển được ưu đãi thuế thu
nhập doanh nghiệp, thực hiện theo danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên
phát triển ban hành tại quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/08/2011 của Thủ tướng
chính phủ.
Các trường hợp được kéo dài thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi theo khoản 2
Điều 11 TT 96/2015/TT-BTC thì đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b, điểm c
khoản 1 Điều này có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu
hút đầu tư. Đối với dự án quy định tại điểm e Khoản 1 Điều này đáp ứng một trong
các tiêu chí sản xuất sản phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh toàn cầu, doanh thu
đạt trên 20.000 tỷ đồng/năm chậm nhất sau 5 năm kể từ khi có doanh thu từ dự án
đầu tư; Sử dụng thường xuyên bình quân trên 6.000 lao động; Dự án đầu tư thuộc
lĩnh vực hạ tầng kinh tế kỹ thuật, bao gồm: đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà
máy điện, hệ thống cấp thoát nước, cầu, đường bộ, đường sắt, cảng hàng không,
cảng biển, cảng sông, sân bay, nhà ga, năng lượng mới, năng lượng sạch, công
nghiệp tiết kiệm năng lượng, dự án lọc hóa dầu.
38
Căn cứ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ quyết
định kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Khoản này nhưng
thời gian kéo dài thêm không quá 15 (mười lăm) năm.
- Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động
Phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo
dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường, giám định tư pháp
(sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hoá).
Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực
hiện xã hội hoá được thực hiện theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Phần thu nhập của hoạt động xuất bản của nhà xuất bản theo quy định của luật
xuất bản được quy định tại điều 4 luật xuất bản và điều 2 nghị định số 11/2005/NĐ-
CP ngày 26/08/2005: Thu nhập từ hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo in)
của cơ quan báo chí theo quy định của luật báo chí; Thu nhập doanh nghiệp từ thực
hiện dự án đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua, đối với
các đối tượng quy định tại điều 53 Luật nhà ở;
Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; thu nhập từ
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn kinh tế xã
hội khó khăn; Nuôi trồng lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn;
Sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; Sản xuất, khai thác và tinh chế
muối trừ sản xuất muối quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP;
Đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm,
bao gồm cả đầu tư để trực tiếp bảo quản hoặc đầu tư để cho thuê bảo quản nông sản,
thủy sản và thực phẩm.
Thuế suất 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến
trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh
tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian 10 năm
Thu nhập doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại phụ lục ban hành kèm theo nghị định số
21/2013/ NĐ- CP.
39
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, sản xuất thép cao
cấp, sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, sản xuất máy móc thiết bị phục vụ cho
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, sản xuất thiết bị tưới tiêu, sản xuất tinh chế thức ăn
gia súc, gia cầm thủy sản, phát triển ngành nghề truyền thống. Các doanh nghiệp
thực hiện dự án đầu tư mới vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy định tại
khoản này kể từ ngày 01/01/2016 áp dụng thuế suất 17%.
Thuế suất ưu đãi 20% trong suốt thời gian hoạt động (từ ngày 01/01/2016
chuyển sang áp dụng thuế suất 17%) được áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân,
ngân hàng hợp tác xã và tổ chức tài chính vi mô.
Đối với quỹ tín dụng vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại phụ lục ban hành kèm nghị
định 218/2013/NĐ-CP.
Miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với
thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa
thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn, đặc biệt khó khăn theo phụ lục nghị định 218/2013/NĐ-CP.
Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với
thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới theo quy định tại khoản 4
điều 19 thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính và thu nhập
doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp. Địa bàn có điều
kiện kinh tế xã hội – thuận lợi quy định tại khoản này là các quận nội thành của đô
thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc Trung ương và các đô thị loại I trực thuộc
tỉnh, không bao gồm các quận của đô thị đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc Trung
ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh mới được thành lập kể từ ngày 01/01/2009.
Trường hợp khu công nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn không thuận
lợi thì xác định ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp căn cứ vào vị trí thực tế của dự
án đầu tư trên thực địa. Việc xác định đô thị loại đặc biệt, loại I thực hiện theo quy
định nghi định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính liên tục từ
năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng
ưu đãi thuế. Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong 03 năm
40
đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế,
giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu theo khoản
2 Điều 12, Thông tư 96/2015 sửa đổi, bổ sung khoản 4 điều 20 Thông tư số
78/2014/TT-BTC.
Năm miễn thuế, giảm thuế xác định phù hợp với kỳ tính thuế. Thời điểm bắt
đầu tính thời gian miễn thuế, giảm thuế tính liên tục kể từ kỳ tính thuế đầu tiên
doanh nghiệp bắt đầu có thu nhập chịu thuế, được quy định tại điều 20, thông tư số
78/2014/TT-BTC.
- Các trường hợp giảm thuế khác
Theo điều 21 thông tư 78/2014/TT-BTC các trường hợp doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ,
trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng 150 lao động có mặt thường xuyên
hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên
30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp, được giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ
theo hướng dẫn tại chi tiết a điểm 2.9 khoản 2 điều 6 Thông tư này nếu hạch toán
riêng được, các đơn vị sự nghiệp, cơ quan văn phòng thuộc các tổng công ty không
trực tiếp sản xuất kinh doanh thì không giảm thuế theo khoản này.
Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động là
người dân tộc thiểu số, hướng dẫn chi tiết b điểm 2.9 khoản 2 điều 6 Thông tư này
nếu hạch toán riêng được.
Doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển
giao cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên phần thu nhập từ
chuyển giao công nghệ.
- Ưu đãi về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
Trước đây theo Điều 27 Luật khuyến khích đầu tư khi chuyển thu nhập ra
nước ngoài, nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài
thường trú ở Việt Nam, người nước ngoài góp vốn, mua cổ phần theo quy định của
Luật này nộp một khoản thuế bằng 5% số thu nhập chuyển ra nước ngoài. Hiện nay,
41
theo thông tư số 26/2004/TT-BTC và Thông tư 16/2010/TT-BTC ngày
18/01/2010 Nhà nước Việt Nam đã bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước
ngoài. Để tạo môi trường đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Pháp
luật Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư nước ngoài có quyền được chuyển lợi
nhuận hợp pháp ra nước ngoài, sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài
chính mà không phải nộp thuế. Trách nhiệm nộp thuế trong trường hợp này
không thuộc về nhà đầu tư mà thuộc về doanh nghiệp nơi nhà đầu tư tham gia đầu
tư vốn.
- Ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu
Theo quy định tại nghị định 108/2009/NĐ-CP nhà đầu tư có dự án đầu tư
thuộc lĩnh vực, địa bàn được ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế xuất nhập
khẩu theo quy định của pháp luật, ưu đãi về thuế nhập khẩu được áp dụng theo danh
mục nghị định 87/2010/NĐ-CP hiện tại theo quy định của luật đầu tư 2014 nhà đầu
tư được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định;
nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư.
2.1.2.2. Ưu đãi có liên quan đến quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển
Ngày 16 tháng 6 năm 2014, Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 77/2014/TT-
BTC hướng dẫn việc xác định và trình tự, thủ tục xác định, thu nộp tiền thuê đất,
thuê mặt nước; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; hướng dẫn xử lý chuyển
tiếp và một số nội dung cụ thể tại nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Thông tư 77/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm
2014. Thông tư này thay thế Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm
2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14
tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Thông tư số
141/2007/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2005; Thông tư số
94/2011/TT-BTC ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2005; bãi bỏ Mẫu số
01/TMĐN, Mẫu số 02/TMĐN, Mẫu số 03/MGTH ban hành kèm theo Thông tư số
156/2013/TT-BTC ngày 05 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
42
hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của
Chính phủ. Theo đó, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
được Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước; công nhận quyền sử dụng đất thuộc
trường hợp phải nộp tiền thuê đất theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định số
46/2014/NĐ-CP phải tuân thủ hướng dẫn tại thông tư này và cụ thể chính sách về
thuê đất thuê mặt nước có các thay đổi cơ bản so với chính sách quy định trước đây
như sau:
Thống nhất một hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất áp dụng đối với tổ
chức kinh tế trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán
kết hợp cho thuê, không có sự phân biệt giữa tổ chức trong nước và nước ngoài.
Đồng thời, xóa bỏ hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với đất nông
nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất ở theo quy định
của Luật Đất đai năm 2003.
Đơn giản hóa thủ tục xác định giá đất tính thu tiền sử dụng đất trên cơ sở các
phương pháp định giá đất do Chính phủ quy định và giá trị thửa đất hoặc khu đất
được giao phù hợp với đối tượng sử dụng đất,
Đơn giá thuê đất hàng năm đã được điều chỉnh từ mức chung là 1,5% giá đất
xuống còn 1%, mức tối đa là 3% áp dụng đối với đất thuộc đô thị, trung tâm
thương mại, dịch vụ, đầu mối gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_tien_ap_dung_phap_luat_ve_uu_dai_dau_tu_tai_ti.pdf