3 TLỜI CẢM ƠN3 T .3
3 TMỤC LỤC3 T.4
3 TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT3 T.9
3 TMỞ ĐẦU3 T .10
3 T1. Lí do chọn đề tài:3 T .10
3 T2. Mục đích nghiên cứu:3 T.11
3 T3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu:3 T .11
3 T4. Nhiệm vụ nghiên cứu:3 T .11
3 T5. Giả thuyết khoa học:3 T .11
3 T6.Phương pháp nghiên cứu:3 T.12
3 T7.Những đóng góp mới của luận văn:3 T.12
3 T8. Cấu trúc của luận văn:3 T.13
3 TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG3 T .14
3 T1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:3 T.14
3 T1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài:3 T.14
3 T1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam:3 T .16
3 T1.2. Một số khái niệm cơ bản:3 T .19
3 T1.2.1. Đạo đức:3 T.19
3 T1.2.2. Giáo dục:3 T .21
3 T1.2.3. Giáo dục đạo đức:3 T.22
3 T1.2.4. Quản lý:3 T.23
3 T1.2.5. Quản lý giáo dục:3 T.24
3 T1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức:3 T .25
3 T1.3. Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT:3 T .26
3 T1.3.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh THPT.3 T.26
138 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Mỏ cày, tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 Khen thưởng cá nhân , tập thể tốt 64.5% 34.1% 1.4%
7 Nêu gương người tốt việc tốt 40.7% 43.8% 15.5%
8 Phổ biến, trao đổi với HS những vấn đề thời sự 18.6% 61.1% 20.3%
9 Tổ chức các hoạt động :văn nghệ, kể chuyện, đọc báo, thể
thao
18.6% 54.2% 27.2%
10 Tổ chức các trò chơi theo chủ đề đạo đức 14.8% 47.9% 37.2%
11 Tổ chức phân công , giao việc , rèn luyện, tập thói quen tốt
cho HS
25.9% 71.7% 2.4%
12 Giáo dục tư tưởng , đạo đức cho học sinh 75.2% 23.4% 1.4%
Số liệu trên cho thấy ý kiến học sinh đánh giá cao việc GVCN thực hiện phát động thi đua và
tổng kết hàng tuần.Thường xuyên nhắc nhở cũng như phê bình, kỷ luật nghiêm học sinh vi phạm
đạo đức , tổ chức phân công , giao việc khá cụ thể.
Tuy nhiên, nội dung các tiết SHL được GVCN tổ chức còn khá đơn giản, hình thức chưa
phong phú, sinh động, chưa thật sự thu hút học sinh khi tham gia các hoạt động tập thể.Cụ thể:
GVCN chưa thường xuyên tổ chức các trò chơi theo chủ đề đạo đức (37.2% đánh giá không thực
hiện, 47.9% chọn thỉnh thoảng), các hoạt động văn nghệ, kể chuyện, đọc báotrao đổi với học sinh
những vấn đề thời sự, nêu gương người tốt việc tốt và ít khi tổ chức cho học sinh phê bình, tự phê
bình để xây dựng tập thể .Vì vậy, học sinh thường không hứng thú với tiết sinh hoạt này.
Dựa trên kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy các hạn chế nêu trên có thể xuất phát từ những
nguyên nhân sau:
- GVCN còn thiên về kiểm điểm , phê bình học sinh vi phạm là chính mà chưa tổ chức nhiều
hình thức hoạt động tập thể cho học sinh tham gia.
-GVCN ít tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ quan điểm, nguyện vọng của mình.
- GVCN chưa thực hiện tốt vai trò cố vấn trong các hoạt động của lớp và chưa phát huy hết
năng lực lãnh đạo của ban cán bộ lớp, đồng thời việc tự quản của tập thể lớp chưa được bồi dưỡng
thường xuyên, kịp thời.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả có thể kết luận :GVCN tổ chức giờ SHL với nội dung và
hình thức chưa thật sự phong phú, hấp dẫn để đáp ứng tốt những yêu cầu trong công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
2.2.2.3. Công tác phối hợp với Đoàn thanh niên:
Tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường THPT với nhiệm vụ chính trị là tập hợp và giáo dục
thanh niên học sinh trở thành đội hậu bị của Đảng.ĐTN trong trường phổ thông tham gia tích cực
vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục và được coi là lực lượng nòng cốt để tổ chức các hoạt động
giáo dục đạo đức. Để đánh giá việc chỉ đạo , phối hợp của Hiệu trưởng với ĐTN , chúng tôi khảo sát
lấy ý kiến của CBQL và GVCN ở các trường về một số vấn đề sau:
Hiệu quả hoạt động của Đoàn thanh niên trong việc tham gia giáo dục đạo đức cho học
sinh:
Kết quả khảo sát qua thống kê toán học được trình bày ở bảng 13 sau đây:
Bảng 2.12: Hiệu quả hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐTB
CB
QL
GV CB
QL
GV CB
QL
GV
CB
QL
GV
Tốt Tốt Khá Khá TB TB
ĐTN phối hợp với Hiệu trưởng, GVCN,
GVBM
89.5 63.2 10.5 34.7 0
0
2.1 3.89 3.61
Kế hoạch, chương trình công tác Đoàn gắn
với kế hoạch nhà trường.
78.9 76.8 21.1 21.1
0
2.1 3.79 3.75
Phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức Đoàn
trong mọi hoạt động
84.2 32.6 15.8 62.1
0
5.3 3.84 3.27
Lựa chọn ,bồi dưỡng năng lực công tác cho
Cán bộ Đoàn, Đoàn viên HS,HS cốt cán
47.4 32.6 47.4 58.9 5.3 8.4 3.42 3.24
Tổ chức phong phú ,đa dạng các hoạt động
ngoại khóa thu hút HS tham gia
36.8 23.2 63.2 61.1 0
0
15.8 3.37 3.07
Chủ động tổ chức các phong trào thi đua, 84.2 46.3 15.8 50.5 3.2 3.84 3.43
khen thưởng 0
Có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm cụ thể
sau các hoạt động
31.6
25.3 63.2 63.2 5.3 11.6 3.26 3.14
Nêu gương người tốt việc tốt 63.2 43.2 31.6 53.7 5.3 3.2 3.58 3.50
Qua bảng số liệu cho thấy ý kiến CBQL, GVCN đánh giá khá cao mức độ phối hợp của Đoàn
thanh niên với Hiệu trưởng và các lực lượng giáo dục khác trong trường ;Chương trình, kế hoạch
của Đoàn gắn với kế hoạch của nhà trường;Việc nêu gương người tốt việc tốt cũng được thực hiện
tốt (Các nội dung này có điểm trung bình từ 3.5 trở lên) .
Việc phát huy vai trò nòng cốt trong các hoạt động: có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá của
2 nhóm đối tượng . CBQL đánh giá tốt ( ĐTB: 3.84), GVCN đánh giá mức độ khá ( ĐTB: 3.27)
.Qua trao đổi , một số GVCN ở các trường cho biết : Tuy chương trình, kế hoạch Đoàn có gắn với
kế hoạch của trường nhưng hiệu trưởng chưa thường xuyên kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện kế
hoạch ,chương trình của Đoàn thanh niên. Ở một số mảng công tác của Đoàn chưa đem lại hiệu quả
thiết thực, biểu hiện qua việc HS chưa tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Dựa vào hiệu quả
giáo dục của các phong trào do ĐTN tổ chức , GVCN đánh giá chưa cao vai trò nòng cốt của ĐTN.
Việc lựa chọn và bồi dưỡng năng lực công tác cho cán bộ Đoàn,Đoàn viên học sinh và học sinh
cốt cán; Tổ chức phong phú , đa dạng các hoạt động ngoại khóa thu hút HS tham gia; Tổ chức đánh
giá, rút kinh nghiệm cụ thể sau các hoạt động được đánh giá ở mức độ khá.
Tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế ở các nội dung trên, Bí thư Đoàn các trường cho biết
: Một số trường còn thiếu cán bộ đoàn nhiệt tình và có kinh nghiệm trong công tác, hiệu quả hoạt
động của Đoàn ở một số lĩnh vực chưa thật sự nổi trội mức độ tổ chức các hoạt động để thu hút học
sinh tham gia chưa phong phú. Việc tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm sau các hoạt động cũng chưa
tiến hành thường xuyên. Điều đó cho thấy năng lực tổ chức hoạt động Đoàn trong nhà trường chưa
thật sự tốt khi thực hiện nhiệm vụ.
-Việc chủ động tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng: Cụ thể: CBQL đánh giá tốt (ĐTB:
3.84), GVCN đánh giá khá (ĐTB: 3.43). Để làm rõ sự khác biệt trên tác giả đã trao đổi trực tiếp với
Bí thư Đoàn ở các trường , được biết: Đoàn thanh niên thường xuyên phối hợp với BGH và các bộ
phận trong trường tổ chức các phong trào thi đua cho học sinh .Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế
nhất định như hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng, chế độ khen thưởng đôi khi tiến hành
chưa kịp thời.Nguyên nhân chủ yếu do hạn chế về kinh phí dành cho hoạt động và khen thưởng. Từ
cơ sở đó cho thấy ý kiến đánh giá của GVCN ở nội dung này tương đối phù hợp với thực trạng và
thống nhất với ý kiến phản ánh của Bí thư Đoàn thanh niên. Ở một số nội dung ,đánh giá của 2
nhóm đối tượng chưa có sự thống nhất cao, điều đó xuất phát từ đặc điểm công tác của 2 đối
tượng.GVCN là những người phối hợp và trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các phong trào thi
đua ở các lớp nên có điều kiện nắm được những thông tin phản hồi từ phía HS ,vì vậy GVCN nhận
xét, đánh giá hiệu quả của các phong trào thi đua ở trường xuất phát từ hiệu quả thiết thực trong
công tác tổ chức nên mức độ đánh giá của đối tượng này có độ tin cậy cao.
Qua đó cho thấy để hoạt động giáo dục đạo đức có hiệu quả thì Hiệu trưởng cần quan tâm hơn
nữa trong việc phối hợp với tổ chức Đoàn trong nhà trường , tạo mọi điều kiện cho Đoàn hoạt động
để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh . Sự phối hợp tốt sẽ tạo được sân
chơi bổ ích, lành mạnh cho học sinh giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội.
Hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp được nhà trường tổ chức nhằm tạo điều kiện cho HS tham gia vào
các hoạt động thực tiễn, qua đó giáo dục đạo đức và rèn luyện cho các em những kỹ năng cần thiết
trong cuộc sống xã hội. Đó là các hoạt động văn hóa ,văn nghệ, thể thao, hoạt động xã hội , từ thiện,
các hình thức sinh hoạt giao lưu.Những hình thức trên phải được tiến hành thường xuyên , gắn với
thực tiễn, phù hợp với tình hình nhà trường.Để đánh giá thực trạng tổ chức các hoạt động ngoài giờ
lên lớp ở các trường , chúng tôi đã tham khảo ý kiến đánh giá của GVCN và HS, kết quả đánh giá
như sau:
Bảng 2.13.Ý kiến của GVCN về hiệu quả tổ chức hoạt NGLL
Hoạt động NGLL
Hiệu quả thực hiện
(%)
Tốt Khá TB Yếu ĐTB ĐLC
SHDC đầu tuần 31.6 68.4 0 0 3.31 .467
Nghe nói chuyện thời sự, chính trị 33 23.0 26.3 16.8 2.74 1.103
Phong trào TDTT, hội diễn văn nghệ, lao động,
hướng nghiệp
5.3 45.3
49.5
0
2.55 .978
Các hình thức hoạt động CLB bộ môn (Văn, Toán ,
Anh văn)
40 34.7
23.2
2.1
3.13 .841
Các hoạt động cứu trợ, đền ơn đáp nghĩa 2.1 45.5
52.6
0
2.44 .992
Nghe báo cáo, thi tìm hiểu về các chủ điểm như an
toàn giao thông, PC ma túy, bảo vệ môi trường
97.9 2.1
0
0
3.98 .144
Các hoạt động về nguồn thăm hoặc chăm sóc di tích
lịch sử, thăm các bà mẹ VN anh hùng
15.8 81.0
2.1
1.1
3.12 .672
Phong trào thi đua giữa các lớp 95.8 4.2 0 0 3.96 .202
Tổ chức cắm trại, du lịch 84.2 15.8 0 0 3.84 .367
Tổ chức các HĐ giao lưu với các đơn vị bạn, các cơ
sở sản xuất kinh tế...
13.7 42.1
11.6
32.6
2.37 1.319
Bảng 2.14: Ý kiến của HS về HĐNGLL.
Hoạt động NGLL
Hiệu quả thực hiện
(%)
Rất thích Thích
Không
thích
ĐTB ĐLC
SHDC đầu tuần 15.7 76.2 8.1 2.07 .456
Nghe phổ biến tình hình thời sự, chính trị 22.4 64.8
12.8
2.10 .586
Phong trào TDTT, hội diễn văn nghệ, lao động,
hướng nghiệp
25.9 70.7
3.4
2.22 .539
Các hình thức hoạt động CLB bộ môn (Văn, Toán
, Anh văn)
33.8 59.0
7.2
2.27 .584
Các hoạt động cứu trợ, đền ơn đáp nghĩa 4.8 58.3
36.9
1.71 .531
Nghe báo cáo, thi tìm hiểu về các chủ điểm như
an toàn giao thông, PC ma túy, bảo vệ môi
trường
31.4 63.1
5.5 2.26 .551
Các hoạt động về nguồn thăm hoặc chăm sóc các
di tích lịch sử, thăm các bà mẹ VN anh hùng
37.2 59.7
3.1
2.34 .556
Phong trào thi đua giữa các lớp 41.7 56.6 1.7 2.40 .525
Tổ chức cắm trại, du lịch 84.8 13.8 1.4 2.83 .408
Tổ chức các HĐ giao lưu với các đơn vị bạn, các
cơ sở sản xuất kinh tế...
42.1 46.3
11.6
2.06 .652
-Qua bảng số liệu trên cho thấy GVCN đánh giá hoạt động SHDC đầu tuần thực hiện mức độ
khá ( ĐTB: 3.31).Ý kiến HS phân bố nhiều ở mức thích (76,2%), một số HS không thích (8.1%),
mức độ rất thích chiếm tỉ lệ không cao(15.7%) . Điểm trung bình là 2.07 cho thấy ý kiến của học
sinh cũng khá sát hợp với ý kiến của GVCN, điều đó thể hiện hiệu quả của hoạt động này cũng chưa
thật tốt .
Tìm hiểu cụ thể hoạt động trên ,tác giả đã quan sát trực tiếp các buổi SHDC ở các trường và
thấy rằng phần lớn nội dung các buổi SHDC thường tập trung vào việc tổng kết thi đua trong tuần
giữa các lớp, nhận xét những mặt làm được, chưa được, nhắc nhở giáo dục học sinh về nền nếp, nội
qui và phổ biến công tác tuần sau. Tìm hiểu thêm về nội dung tiết SHDC ,GVCN cho biết: việc giáo
dục đạo đức cho học sinh trong tiết SHDC luôn được quan tâm.Tuy nhiên nội dung phổ biến chưa
phong phú ,việc phổ biến tình hình chính trị , thời sự và một số hoạt động giáo dục tập thể ít được
thực hiện trong tiết SHDC (43,1% đánh giá trung bình , yếu) .Trao đổi thêm với một số học sinh để
biết được nhận xét của các em về tiết SHDC, phần lớn các em cho rằng hình thức tổ chức như vậy
cứ lặp lại nên rất dễ nhàm chán, một số học sinh còn cúp tiết sinh hoạt này .Căn cứ vào kết quả khảo
sát và quan sát thực tế chúng tôi có thể kết luận : nội dung tiết SHDC ở các trường chưa thật sự
phong phú ,hình thức giáo dục còn nặng tính giáo huấn, thiếu tính thực tiễn.
-Việc tổ chức các phong trào thể dục thể thao, văn nghệ, lao động, hướng nghiệp được GVCN
đánh giá ở mức khá (ĐTB 2.55) , các ý kiến phân bố khá nhiều ở mức trung bình (49.5%). Ý kiến
học sinh cũng đánh giá tập trung nhiều ở mức độ thích (70.7% thích; 3.4% không thích ), số liệu
này cho thấy các hoạt động này tổ chức cũng chưa thật sự thu hút đông đảo học sinh hứng thú tham
gia. Để tìm hiểu sâu hơn vấn đề trên chúng tôi trao đổi với một số học sinh ở các trường ,được biết
các trường cũng thường xuyên tổ chức các hình thức trên nhân các chủ điểm lớn trong năm. Hoạt
động hướng nghiệp được các trường phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức thường xuyên, qua đó
giúp các em học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai, rèn luyện ý chí phấn đấu học tập để
thực hiện ước mơ, hoài bão của mình.
Tuy nhiên một số trường tổ chức chưa đa dạng về hình thức ,các trường thuộc vùng sâu và
vùng ven thị trấn do điều kiện khó khăn nên một số hoạt động chưa duy trì thường xuyên. Bên cạnh
đó học sinh còn bị chi phối bởi thời gian học tập nên tham gia các phong trào TDTT chưa đông đảo.
Phong trào văn nghệ thì chỉ có 2 /6 trường tổ chức thường xuyên .Các trường còn lại còn gặp nhiều
khó khăn do nhân sự có năng khiếu văn nghệ còn hạn chế , không đủ điều kiện về vật chất, phương
tiện nên không tổ chức với qui mô lớn.
- Tổ chức câu lạc bộ khoa học các bộ môn nhằm tạo sân chơi lành mạnh , bổ ích cho học sinh.
Thông qua hoạt động này giáo dục cho các em tinh thần ham học hỏi, đam mê khoa học , học sinh
có điều kiện trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong học tập.Vấn đề này được GVCN đánh giá
ở hiệu quả các trường thực hiện là mức độ khá ( Điểm trung bình 3.13). Tuy nhiên đánh giá cũng
phân bố khá nhiều ở mức đánh giá trung bình ( 23.2%) và có 2.1% đánh giá yếu. Ý kiến học sinh
cũng tập trung nhiều ở mức độ thích ( 59%) và 7,1% chọn không thích. Số liệu trên cho thấy hoạt
động này cũng chưa thật sự phong phú để thu hút học sinh tham gia. Để làm rõ thực trạng , tác giả
trao đổi với Bí thư Đoàn thanh niên các trường , được biết hoạt động câu lạc bộ các bộ môn chưa
được duy trì thường xuyên, một số trường chỉ tổ chức theo một vài chủ điểm trong năm nên mức độ
đầu tư cho hoạt động này không nhiều, học sinh còn chi phối nhiều cho thời gian học chính khóa
nên chỉ một số ít học sinh khá, giỏi tham gia , điều đó cho thấy hoạt động này cũng chưa mang lại
hiệu quả cao do hình thức tổ chức chưa hấp dẫn , chưa lôi cuốn học sinh tham gia. Cho nên các
trường cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa về nội dung, hình thức tổ chức để hoạt động mang lại hiệu
quả thiết thực hơn.
-Các hoạt động cứu trợ, đền ơn đáp nghĩa là những hoạt động thực tiễn mà thông qua đó có thể
giáo dục cho học sinh những đức tính tốt đẹp như lòng nhân ái , nhân đạo, uống nước nhớ nguồn,
phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Nếu học sinh tham gia tích cực thì hiệu quả giáo
dục thông qua các hoạt động này càng cao và càng có ý nghĩa thiết thực.Tìm hiểu thực trạng vấn đề
trên, GVCN đánh giá hiệu quả thực hiện là trung bình (ĐTB: 2.44) .Bên cạnh đó cũng còn nhiều
học sinh thể hiện là không thích (36.9%), cho thấy học sinh chưa hứng thú khi tham gia hoạt động
này.Như vậy mức độ đánh giá của GVCN và học sinh có sự tương đồng, điều này khẳng định hoạt
động này các trường tổ chức chưa tốt.Tìm hiểu cụ thể những hạn chế trên , Bí thư Đoàn thanh niên
các trường cho biết nhà trường có tổ chức nhưng thường chỉ bằng hình thức vận động ủng hộ bằng
tiền, ít có điều kiện cho học sinh đi thực tế.Chỉ có 1/6 trường tổ chức được phong trào “Áo lụa tặng
bà” và tổ chức cho học sinh đến thăm ,chúc Tết các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách
nhân dịp Tết hàng năm.
-Hoạt động về nguồn thăm các di tích lịch sử cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục tư
tưởng, đạo đức cho học sinh. Qua những bằng chứng lịch sử cụ thể sẽ có tác động tích cực đến ý
thức, thái độ , hành vi của các em. Kết quả khảo sát ý kiến GVCN đánh giá khá .Mức độ học sinh
đánh giá tập trung nhiều là thích ( 59.7%). Kết quả trên cho thấy phần đông học sinh cũng
yêu thích và hứng thú tham gia hoạt động này .Tuy nhiên thực tế khâu tổ chức ở các trường cũng
còn hạn chế nên giáo viên và học sinh đánh giá chưa tốt. Qua trao đổi với Bí thư Đoàn thanh niên ở
các trường chúng tôi được biết: một số trường ít tổ chức hoạt động này , số còn lại cũng chưa duy trì
thường xuyên, phạm vi tổ chức thường chỉ ở tại địa phương, ít tổ chức ngoài tỉnh. Nguyên nhân chủ
yếu là do hạn chế về nguồn kinh phí. Do đó, có thể đánh giá các trường trong huyện tổ chức hoạt
động này chưa mạnh, chưa đồng đều, qui mô, hình thức cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa trong thời
gian tới.
-Hoạt động cắm trại thường được các em học sinh rất yêu thích. Thông qua hoạt động này có
thể giáo dục học sinh nhiều kỹ năng cần thiết: kỹ năng phối hợp, tổ chức, lãnh đạo, giao tiếp, giáo
dục những đức tính tốt đẹp cho học sinh . Qua ý kiến của GVCN đánh giá cho thấy các trường duy
trì hoạt động này khá tốt .Học sinh phần lớn cũng rất yêu thích (84.8%) , cho thấy các trường tổ
chức đạt hiệu quả cao. Riêng tổ chức cho học sinh đi du lịch thường không thực hiện được do điều
kiện thực tế từng nhà trường.
-Tổ chức các hoạt động giao lưu được GVCN đánh giá trung bình ( ĐTB: 2.37). Độ phân tán
cao trong đó có 32,6% GVCN đánh giá yếu . Học sinh có 11.6% thể hiện ý kiến là không thích .Số
liệu trên cho thấy các trường thực hiện các hoạt động giao lưu mang lại hiệu quả chưa cao. Qua trao
đổi với Bí thư Đoàn thanh niên các trường được biết đa số đơn vị chỉ tổ chức hoạt động giao lưu
cho học sinh giữa các đơn vị thông qua các hội thao do huyện , tỉnh tổ chức. Hình thức giao lưu với
các cơ sở sản xuất thì hầu như không thực hiện. Nguyên nhân: địa bàn huyện Mỏ Cày phần lớn
thuộc vùng nông thôn, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, rất ít khu công nghiệp và làng nghề truyền
thống nên điều kiện tổ chức cho học sinh giao lưu với các cơ sở sản xuất kinh tế thường phải đi xa.
Mặt khác nguồn kinh phí và thời gian tổ chức của các trường còn khó khăn nên hoạt động này chưa
được đầu tư đúng mức.
Qua khảo sát và tìm hiểu thực tế tác giả có thể kết luận :các trường tổ chức hoạt động ngoại
khóa nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt được ở mức độ trung bình -khá. Một số hoạt động
cũng đã mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực.Tuy nhiên do mức độ đầu tư cho các hoạt động chưa
nhiều, nội dung, hình thức tổ chức chưa phong phú nên hiệu quả chưa cao,chưa thu hút đông đảo
học sinh tham gia.
Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân chế chủ yếu sau:
+Công tác chỉ đạo và kiểm tra của Hiệu trưởng trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa đôi
khi chưa thường xuyên, kịp thời. Biện pháp giáo dục còn chú trọng nhiều về lý thuyết mà tính thực
tiễn còn hạn chế.
+Nhân sự phụ trách công tác Đoàn chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa thật sự giữ vai trò nòng
cốt trong khâu phối hợp để tổ chức các hoạt động ,chưa phát huy hết vai trò tiên phong của Đoàn
viên học sinh.
+Kinh phí tổ chức còn hạn hẹp, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện kế hoạch
đã đề ra.
2.2.2.4. Công tác phối hợp với CMHS và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường:
Bảng 2.15: Hiệu trưởng phối hợp với CMHS và các lực lượng GD ngoài nhà trường
Hiệu quả
thực hiện
CBQL GVCN
Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ
Tốt 8 42.1 34 35.8
Khá 9 47.4 51 53.7
TB 2 10.5 10 10.5
Điểm TB 3.32 3.25
ĐLC .671 .635
Levene’s
Test for
Equality of
Variances
Kiểm định t
Equal
variances
assumed
Equal variances not
assumed
Sig .205 .000 .000
Số liệu trên cho thấy ý kiến của CBQL và GVCN cùng đánh giá ở mức độ khá ( ĐTB : 3.32;
3.25 ) , trong kiểm định t giá trị sig nhỏ hơn 0.05 , như vậy có sự khác biệt ý nghĩa về trị trung bình
giữa 2 nhóm đối tượng .Sự khác biệt trên có thể do khác nhau về đặc thù nhiệm vụ của 2 đối tượng.
CBQL trực tiếp thực hiện việc phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường để xây dựng môi trường
lành mạnh, tạo điều kiện cho công tác GD đạo đức HS được thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất.Vì
vậy, ý kiến tự đánh giá của CBQL về nội dung này dựa trên cơ sở thực tế trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ nên có độ tin cậy cao.
Tìm hiểu những ưu điểm cũng như hạn chế về nội dung trên ,tác giả trao đổi trực tiếp với Hiệu
trưởng ở các trường , được biết: việc chủ động phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục
ngoài nhà trường rất được quan tâm. Cụ thể hằng năm nhà trường tổ chức đầy đủ các buổi đại hội
CMHS để trao đổi, tìm ra những giải pháp tích cực nhằm phối hợp chặt chẽ trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục ở trường .Bên cạnh đó, công tác phối hợp vẫn còn gặp khó khăn, các buổi họp
CMHS thường dự không đầy đủ ,một bộ phận gia đình do điều kiện kinh tế khó khăn nên phải đi
làm xa ít có điều kiện phối hợp với nhà trường. Phụ huynh còn tư tưởng giao phó cho nhà trường , ít
quan tâm đến việc giáo dục các em và cho rằng những cuộc họp đó không quan trọng. Vì vậy ,nhà
trường cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa về nội dung, hình thức tổ chức đại hội nhằm tạo bầu không
khí thân mật , gần gũi, gắn kết giữa nhà trường với gia đình, tạo được niềm tin ở CMHS đối với nhà
trường là điều cần thiết.
Nhà trường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương cùng các ban ngành đoàn thể , tạo
điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể, tham gia công tác xã hội khi có yêu cầu như
dự mitting ngày quốc tế phòng chống ma túy 26/6 mitting nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác ngày
19/5, tham gia chiến dịch mùa hè xanhTuy nhiên, ở một số trường trong huyện việc phối hợp với
các lực lượng bên ngoài nhà trường để xây dựng tốt môi trường giáo dục cũng chưa thật tốt, vẫn còn
nhiều địa điểm gần trường còn kinh doanh các trò chơi giải trí không lành mạnh mà chưa có biện
pháp giải quyết triệt để. Điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đạo đức ở nhà trường. Nội
dung , hình thức phối hợp để tổ chức các hoạt động giáo dục cho HS cũng chưa được phong phú .Từ
những cơ sở đó cho thấy công tác phối hợp ba môi trường giáo dục cũng chưa thật chặt chẽ, hiệu
quả chưa như mong muốn.
2.2.3. Kiểm tra, đánh giá, khen thưởng trong công tác giáo dục đạo đức:
Công tác kiểm tra giúp hiệu trưởng có thể đánh giá được tiến độ thực hiện kế hoạch, tìm ra
những ưu điểm cũng như những hạn chế ,yếu kém trong quá trình thực hiện để có những biện pháp
điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó , kiểm tra, đánh giá còn là cơ sở để khen thưởng hợp lý ,có tác
dụng khích lệ tinh thần nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc.Để làm rõ thực trạng, tác giả
tìm hiểu các nội dung sau đây:
2.2.3.1. Việc qui định nhiệm vụ và tiêu chuẩn đánh giá giáo viên tham gia giáo dục
đạo đức.
Để có cơ sở đánh giá một cách khách quan, công bằng việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo
đức thì hiệu trưởng phải qui định tiêu chuẩn đánh giá cụ thể. Kết quả khảo sát trong CBQL và
GVCN về việc qui định nhiệm vụ và tiêu chuẩn đánh giá GV tham gia công tác giáo dục đạo đức
được thể hiện qua bảng sau:
Hình 2.1 Sơ đồ đánh giá của CBQL về qui định nhiệm vụ và tiêu chuẩn đánh giá GV tham gia
GDĐĐ
Hình 2.2. Sơ đồ đánh giá của GVCN về qui định nhiệm vụ và tiêu chuẩn đánh giá GV tham gia
GDĐĐ
-CBQL đánh giá: tốt 47.4% ; khá 31.6%; trung bình 21.1% , ĐTB:3.26.
-GVCN đánh giá:tốt 38.9% ; khá 49.5%; trung bình 11.6% , ĐTB: 3.27.
Căn cứ vào điểm trung bình cho thấy cả 2 nhóm đối tượng cùng đánh giá ở mức độ khá.Nhưng
qua kiểm định t thì giá trị sig ở phần Equal variances not assumed <0.05, khẳng định có sự khác biệt
ý nghĩa về trị trung bình ở 2 nhóm đối tượng.CBQL đánh giá tập trung nhiều ở mức tốt (47.4% ),
GVCN đánh giá ở mức khá tương đối cao (49.5%); đồng thời mức độ phân tán ở nhóm CBQL lớn
hơn và có tới 21.1% đánh giá mức trung bình.
Để làm rõ thêm nội dung trên ,chúng tôi trao đổi với Hiệu trưởng các trường , được biết ngay
từ đầu năm học hiệu trưởng không ban hành văn bản qui định cụ thể về nhiệm vụ và tiêu chuẩn
đánh giá đối với giáo viên làm công tác giáo dục đạo đức mà chỉ thường căn cứ vào các nhiệm vụ
được qui định trong điều lệ trường trung học để phổ biến cho giáo viên, một số trường chưa có
những tiêu chí cụ thể đánh giá GVCN giỏi nên việc thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ
thường chỉ dựa trên chỉ tiêu đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh ở cuối năm và các tiêu chí thi
đua chung. Trên cơ sở kết quả khảo sát, tác giả có thể kết luận :việc qui định nhiệm vụ và tiêu chuẩn
đánh giá GV tham gia GD đạo đức các trường thực hiện chưa thật cụ thể, rõ ràng nên có ảnh hưởng
đến mức độ chính xác , khách quan trong quá trình đánh giá.
2.2.3.2. Việc kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng:
Bảng 2.16: Việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm , khen thưởng
Hiệu quả
thực hiện
CBQL GVCN
Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ
Tốt 3 15.8 29 30.5
Khá 13 68.4 57 60.0
TB 3 15.8 9 9.5
Điểm TB 3.00 3.21
ĐLC .577 .600
Levene’s
Test for
Equality of
Variances
Kiểm định t
Equal
variances
assumed
Equal variances not
assumed
Sig .005 .000 .000
Số liệu khảo sát cho thấy các đối tượng đánh giá nội dung trên thực hiện ở mức độ khá ( ĐTB:
3.00; 3.21), giá trị sig < 0.05 thể hiện giữa 2 nhóm đối tượng có sự khác biệt ý nghĩa. Tuy cùng
đánh giá ở mức khá nhưng điểm trung bình của CBQL thấp hơn GVCN.Các mức độ đánh giá cũng
chênh lệch nhau khá nhiều, điều này xuất phát từ sự khác nhau về trình độ nhận thức, kinh nghiệm
thực tiễn cũng như đặc thù công việc nên quan điểm và cách nhận xét đánh giá của 2 nhóm đối
tượng về hiệu quả thực hiện công việc có sự khác nhau .
Tìm hiểu cụ thể thực trạng trên ,chúng tôi trao đổi với C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2011_11_04_4928288600_7902_1872650.pdf