MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục sơ đồ
MỞ ĐẦU .1
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
ĐẠI HỌC .7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .7
1.1.1. Ngoài nước . 7
1.1.2. Trong nước . 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản .10
1.2.1. Quản lý . 10
1.2.2. Quản lý giáo dục. 12
1.2.3. Quản lý trường học. 15
1.2.4. Hoạt động dạy học. 17
1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học đại học . 19
1.3. Nội dung quản lý hoạt động giảng dạy đại học.19
1.3.1. Quản lý kế hoạch, chương trình giảng dạy. 19
1.3.2. Quản lý phân công giảng dạy . 21
1.3.3. Quản lý công tác chuẩn bị kế hoạch giảng dạy. 22
1.3.4. Quản lý thực hiện kế hoạch giảng dạy . 23
1.3.5. Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng phương tiện giảng
dạy của giảng viên . 26
1.3.6. Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV. 28
115 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời gian và nghiêm
cấm việc cắt xén chương trình
cho các hoạt động khác
CBQL 3.08 2.77
GV 2.56 2.61
4. Theo dõi việc thực hiện
chương trình hàng tuần, hàng
tháng của GV
CBQL 2.38 2.54
GV 2.06 2.32
5. Sử dụng các phương tiện hỗ
trợ cho việc theo dõi
CBQL 2.31 2.23
GV 2.36 2.47
Qua bảng số liệu thống kê, chúng ta thấy:
- Nội dung “Hướng dẫn cho GV nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương
trình đào tạo”: cả CBQL và GV đánh giá là thường xuyên và có hiệu quả
( =X 2.46 – 2.75). Như vậy, các Trưởng, phó khoa, trưởng bộ môn đã thực
hiện việc phổ biến mục tiêu, kế hoạch, chương trình giảng dạy cho các GV là
người trực tiếp giảng dạy. Tuy nhiên, công tác này chỉ dừng lại ở mức “hiệu
quả” trong mức độ thực hiện mà chúng tôi khảo sát. Hiệu quả ở đây là GV
cũng nắm được mục tiêu, kế hoạch chương trình nhưng chưa được quán triệt
một cách sâu sắc, điều này dẫn đến một hệ lụy là việc thực hiện kế hoạch dạy
của GV dễ trì trệ, không theo đúng kế hoạch đã vạch ra từ trước, vẫn còn có
một số GV lên lớp theo cảm tính, phòng học trống nhiều, một số môn học
được GV rút ngắn, vì vậy mà chất lượng giảng dạy có phần bị giảm sút.
41
- Việc yêu cầu GV lập kế hoạch giảng dạy của học kỳ, của cả năm học và
được kiểm tra phê duyệt vào đầu mỗi học kỳ cũng diễn ra thường xuyên và
hiệu quả ( =X 2.28 – 2.70). Việc lập kế hoạch giảng dạy ở đầu mỗi HK là rất
quan trọng, vì vậy mà hoạt động này cũng diễn ra thường xuyên ngay từ đầu
năm học. Các CBQL đã phổ biến, yêu cầu GV thực hiện và GV cũng đã đưa
ra các kế hoạch giảng dạy để được kiểm tra, phê duyệt.
- CBQL khẳng định rất thường xuyên thực hiện việc bảo đảm thời gian
và nghiêm cấm việc cắt xén chương trình cho các hoạt động khác (điểm trung
bình là 3.08). Với GV, việc thực hiện được đánh giá là thường xuyên (điểm
trung bình là 2.56). Kết quả thực hiện cho thấy là biện pháp này có hiệu quả
( =X 2.61 – 2.77). Đa số GV thực hiện đúng với kế hoạch chương trình, lên
lớp đúng giờ và dạy đủ buổi học quy định. Tuy nhiên, qua việc trao đổi với
một số Trưởng khoa và Cán bộ phòng thanh tra giáo dục, nhiều GV kết thúc
môn học sớm hơn dự kiến rất nhiều. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất
lượng môn học.
- Việc theo dõi thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng của GV
cũng diễn ra thường xuyên và đạt hiệu quả ( =X 2.06 – 2.54). Qua trao đổi có
nhiều ý kiến cho rằng việc theo dõi hoạt động dạy của GV là những người có
trình độ, đều là những nhà khoa học là vấn đề hết sức nhạy cảm và tế nhị. Tuy
nhiên, để đảm bảo chất lượng giảng dạy thì theo dõi thực hiện chương trình,
kế hoạch là điều cần thiết và quan trọng. Vì vậy, nhà trường cũng cần phải có
những giải pháp hữu hiệu hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong
bối cảnh đào tạo theo học chế tín chỉ như hiện nay.
- Các khoa cũng thường xuyên sử dụng có hiệu quả các phương tiện hỗ
trợ cho việc theo dõi việc thực hiện chương trình của GV như biểu bảng, sổ
báo giảng( =X 2.23 – 2.47). Như đã trình bày ở nội dung trên, theo dõi việc
thực hiện chương trình của GV cần phải có những giải pháp hữu hiệu, vừa
42
đảm bảo tính công khai nhưng phải hết sức tế nhị thì sử dụng sổ báo giảng,
biểu bảng cũng khá hợp lý, nâng cao tinh thần tự chịu trách nhiệm của GV.
Tuy nhiên qua trao đổi với các CBQL, các khoa không thực hiện một cách
đồng đều biện pháp này.
Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng thực trạng quản lý kế hoạch,
chương trình giảng dạy tại trường đã đạt được một số hiệu quả, tuy nhiên,
cũng tồn tại nhiều thiếu sót, sơ hở của các CBQL. Nguyên nhân phần nào
thuộc về việc thiếu sót các kỹ năng quản lý của các CBQL ở cấp Khoa. Vì
vậy cần phải có những biện pháp quản lý hữu hiệu hơn nữa nhằm nâng cao
hiệu quả của hoạt động quản lý kế hoạch, chương trình giảng dạy nói riêng và
hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy nói chung.
2.2.3. Thực trạng quản lý phân công giảng dạy tại trường NLU
Trong hoạt động quản lý phân công giảng dạy tại trường, chúng tôi chỉ
khảo sát thực trạng thực hiện phân công giảng dạy, còn các hoạt động quản lý
khác của quản lý phân công giảng dạy, chúng tôi tiến hành trao đổi, lấy ý kiến
từ các CBQL như Trưởng khoa và Trưởng bộ môn.
Bảng 2.5: Thực trạng quản lý phân công giảng dạy
Nội dung
Nhóm đánh
giá
Mức độ
thực hiện
Mức độ
hiệu quả
1. Phân công theo chuyên môn mà
GV được đào tạo
CBQL 3.54 3.62
GV 3.34 3.58
2. Phân công theo năng lực của GV
CBQL 3.08 3.23
GV 3.16 3.34
3. Phân công theo nguyện vọng của
GV
CBQL 2.92 3.15
GV 2.97 3.21
4. Phân công theo yêu cầu của SV CBQL 1.92 1.92
43
Nội dung
Nhóm đánh
giá
Mức độ
thực hiện
Mức độ
hiệu quả
GV 1.99 2.20
5. Phân công khối lượng giờ giảng
đảm bảo tính vừa sức cho từng GV
CBQL 3.23 3.15
GV 2.82 2.92
6. Phân công ít nhất có 2 GV trở lên
đảm nhận 1 môn trong chương trình
đào tạo. Mỗi GV có thể đảm nhận
từ 2-3 môn gần nhau trong chuyên
ngành được đào tạo
CBQL 3.15 3.08
GV 3.10 3.12
7. Đảm bảo sự cân đối, kế thừa giữa
các thế hệ GV
CBQL 3.00 3.38
GV 2.93 3.00
Qua bảng 2.5, chúng ta thấy:
- CBQL và GV khẳng định phân công theo chuyên môn mà GV được đào
tạo là rất thường xuyên ( =X 3.34 – 3.62). Điều này chứng tỏ trong chuẩn
phân công giảng dạy, CBQL đặt vị trí ưu tiên hàng đầu là khả năng chuyên
môn của GV. Vì vậy đã phát huy được sở trường của GV trong giảng dạy
môn học, nâng cao tính hiệu quả của biện pháp này. Tuy nhiên một số GV
đánh giá tính hiệu quả của biện pháp này là không thật cao lắm ( =X 2.47), vì
đôi khi cũng cần phải cân nhắc giữa chuyên môn đào tạo, năng lực và các đặc
điểm khác của GV trong phân công giảng dạy.
- Việc “Phân công theo năng lực của GV” được CBQL và GV đánh giá là
rất thường xuyên và đạt rất nhiều hiệu quả cho biện pháp này ( =X 3.04 –
3.34). Tùy vào năng lực của GV mà CBQL phân công số lượng giờ giảng
đảm nhận phù hợp. Cùng với khả năng chuyên môn, việc phân công giảng
44
dạy theo năng lực góp phần làm tăng hứng thú giảng dạy, phát huy sở trường
của GV trong giảng dạy môn học.
- Phân công giảng dạy cũng cần phải “Phân công theo nguyện vọng của
GV”, nội dung này được CBQL và GV khẳng định là thực hiện một cách
thường xuyên ( =X 2.92 – 2.97). Bởi vậy mà tính hiệu quả của biện pháp này
rất cao ( =X 3.15 – 3.21). Những nguyện vọng chính đáng của GV (GV nữ
đang mang thai, hoặc có con nhỏ, nhà xa trường, nhà có người ốm) luôn
được CBQL quan tâm, làm cho GV cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi công tác,
tạo bầu không khí thoải mái, thân thiện trong tập thể sư phạm, góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy.
- Trong tất cả các biện pháp quản lý phân công giảng dạy, thì nội dung
“Phân công theo yêu cầu của SV” được đánh giá thấp nhất về mức độ thực
hiện và mức hiệu quả: ít thực hiện thường xuyên nên ít có hiệu quả ( =X 1.92
– 1.99). Như vậy các khoa chưa làm tốt nội dung này, đặc biệt trong việc đào
tạo theo học chế tín chỉ như hiện nay, SV được lựa chọn GV giảng dạy theo ý
của mình. Qua việc trao đổi với các Trưởng khoa, đồng thời là Cố vấn học tập
cho SV, các khoa đã cố gắng cơ cấu nhân sự của khoa để đáp ứng với nhu cầu
lựa chọn GV của SV trong giảng dạy môn học; tuy nhiên, lực lượng GV còn
tương đối yếu, SV thường đăng ký môn học với các GV được sắp xếp trước,
hoặc SV cứ đăng ký, nhưng sau đó vào học với GV khác. Một lý do khác nữa
mà khi trao đổi với hầu hết các trưởng khoa cho biết rằng, việc lựa chọn GV
để đăng ký đã làm thay đổi số lượng giờ giảng của GV, có người thì vượt giờ
rất nhiều, có người lại thiếu giờ dạy hoặc thậm chí không có giờ dạy. Bởi vậy,
nhằm cân đối số lượng giờ giảng, các Trưởng khoa linh động bố trí GV để
tránh tình trạng trên. Quả thật, đây cũng là một vấn đề mà tất cả những nhà
quản lý chúng ta phải nghiên cứu để đưa ra một giải pháp hữu hiệu nhằm đào
tạo theo đúng tinh thần của học chế tín chỉ.
45
- Việc “Phân công đảm bảo tính vừa sức” được CBQL đánh giá là rất
thường xuyên và rất hiệu quả ( =X 3.15 – 3.23). Nhưng GV thì cho là chỉ thực
hiện ở mức thường xuyên và có hiệu quả ( =X 2.82 – 2.82). Số lượng giờ
giảng của mỗi GV là khác nhau vì phụ thuộc vào số lượng GV trong đơn vị,
khả năng chuyên môn mỗi người, nguyên vọng cá nhân và tầm ảnh hưởng của
GV đối với SV. Vì vậy, trong khả năng, nhiều Trưởng bộ môn đã linh động
phân công GV phụ trách môn học một cách đồng đều, đảm bảo ai cũng có giờ
dạy. Chính điều này đã tác động đến nguyện vọng đăng ký GV cho môn học
của SV.
- Trong phân công giảng dạy, CBQL luôn phân công ít nhất có 2 GV trở
lên đảm nhận 1 môn trong CTĐT. Mỗi GV có thể đảm nhận từ 2-3 môn gần
nhau trong chuyên ngành được đào tạo ( =X 3.10 – 3.21). Như vậy, các khoa
đã làm tốt nội dung này, luôn có sự kế thừa giữa các thế hệ GV và tạo môi
trường thân thiện, cùng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong việc giảng dạy. Ở nội
dung này, cả CBQL và GV đều đánh giá rất cao mức độ thực hiện và mức độ
hiệu quả.
Như vậy hoạt động quản lý phân công giảng dạy tại trường được thực
hiện rất thường xuyên, đảm bảo đúng quy định (tỉ lệ GV/SV, năng lực, khả
năng chuyên môn, nguyện vọng), quy trình trong quản lý phân công giảng
dạy, góp phần vào thành tích của các hoạt động quản lý giảng dạy của trường.
46
2.2.4. Thực trạng quản lý việc chuẩn bị kế hoạch dạy tại trường NLU
Bảng 2.6: Thực trạng quản lý việc chuẩn bị kế hoạch dạy tại trường
NLU
Nội dung
Nhóm
đánh giá
Mức độ
thực hiện
Mức độ hiệu
quả
Điểm
TB1
Điểm TB2
1. Phổ biến các quy định về kế
hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy
CBQL 3.00 2.92
GV 2.82 2.78
2. Chỉ đạo tổ chuyên môn xác định
thống nhất hệ thống mục tiêu, chuẩn
kiến thức, phương hướng giảng dạy
từng bài
CBQL 3.15 3.15
GV 2.61 2.80
3. Phổ biến tiêu chuẩn đánh giá, xếp
loại kế hoạch bài dạy, kế hoạch môn
dạy
CBQL 2.85 2.92
GV 2.48 2.67
4. Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc
lập và sử dụng hiệu quả kế hoạch
bài dạy, kế hoạch môn dạy
CBQL 1.77 1.92
GV 1.81 1.96
Qua bảng số liệu thống kê trên, chúng ta thấy:
- Trong quản lý việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy, CBQL đã thường
xuyên phổ biến các quy định về kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy ( =X 2.78
– 3.00). Nhưng qua trao đổi, nhiều CBQL và GV thừa nhận rằng giữa CBQL
là người điều hành, phổ biến với GV là người nhận lệnh, thực hiện có sự khác
biệt. Việc thực hiện biện pháp này cũng không đồng đều giữa các khoa (nhiều
CBQL đã không thực hiện việc này). Qua trao đổi với các trưởng, phó khoa,
47
vẫn còn có một số GV không quan tâm tới các quy định, qui chế trong nhà
trường, mặc dầu có rất nhiều kênh thông tin, thậm chí không tham dự sinh
hoạt đầu năm với khoa như đã thông báo.
- Các trưởng bộ môn cho là rất thường xuyên thực hiện việc “Chỉ đạo tổ
chuyên môn xác định thống nhất hệ thống mục tiêu, chuẩn kiến thức, phương
hướng giảng dạy từng bài( =X 3.15). Với GV, đánh giá việc thực hiện nội
dung này là thường xuyên và hiệu quả ( =X 2.61 – 2.80). Như vậy, CBQL
đánh giá cao hơn GV chứng tỏ công tác chỉ đạo, điều hành chưa được tốt.
- Nội dung “Phổ biến tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại kế hoạch bài dạy, kế
hoạch môn dạy” được đánh giá là thực hiện một cách thường xuyên và đạt
hiệu quả ở hai đối tượng được khảo sát ( =X 2.48 – 2.92). Thật ra, ở bậc đại
học, công tác chuẩn bị giảng dạy phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm của mỗi
GV. Việc dự giờ thường chỉ ở giai đoạn tập sự của GV, nên việc xếp loại kế
hoạch bài dạy, môn dạy chỉ diễn ra trên lý thuyết và được thực hiện rất hình
thức.
- Không thực hiện việc “Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc lập và sử dụng
hiệu quả kế hoạch bài dạy, kế hoạch môn dạy” là đánh giá của CBQL và GV
( =X 1.77 – 1.96). Như đã phân tích ở nội dung trên, dự giờ là việc chỉ xảy ra
ở giai đoạn tập sự của GV, việc lập đề cương môn học là kế hoạch của môn
học, bài học được nộp cho khoa và phòng đào tạo đã qua kiểm duyệt của
Trưởng khoa. Vì vậy, việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nội dung này trong
năm học là ít gặp tại trường.
48
2.2.5. Thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV
Bảng 2.7: Thực trạng quản lý thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV
tại trường NLU
Nội dung Nhóm đánh giá
Mức độ
thực hiện
Mức độ
hiệu quả
1. Quán triệt tinh thần khoa học,
trách nhiệm nghề nghiệp trong dự
giờ và góp ý giờ dạy
CBQL 2.15 2.38
GV 2.03 2.32
2. Xây dựng và phổ biến tiêu
chuẩn đánh giá cho từng loại bài
dạy đối với từng môn
CBQL 2.15 1.85
GV 1.93 2.13
3. Có kế hoạch dự giờ cụ thể và
thông báo trước khi giờ dạy diễn
ra ít nhất một tuần
CBQL 1.85 1.85
GV 1.72 1.97
4. Khi dự giờ có quan sát và ghi
chép theo mẫu đã thống nhất
CBQL 1.69 1.92
GV 1.79 1.96
5. Sau khi dự giờ có phân tích các
dữ liệu so sánh với tiêu chí và
chuẩn đánh giá bài dạy
CBQL 1.92 1.92
GV 1.73 1.67
6. Khi góp ý về bài dạy có nêu
những mặt được, không được, gợi
ý những phương hướng khắc
phục tồn tại, không có xung đột
giữa GV
CBQL 1.85 1.85
GV 1.76 1.92
7. Phổ biến những ưu điểm, thành
tích của GV qua dự giờ
CBQL 2.00 2.23
GV 1.85 2.16
8. Có sự mềm dẻo trong quản lý
thực hiện giảng dạy: GV trẻ dự
giờ nhiều
CBQL 2.08 2.46
GV 1.99 2.20
9. Phối hợp với thanh tra đào tạo,
phản hồi của SV trong quản lý
thực hiện giảng dạy
CBQL 2.00 2.15
GV 2.11 2.33
49
Qua bảng số liệu thống kê trên, chúng ta thấy rằng:
- Nội dung “Quán triệt tinh thần khoa học, trách nhiệm nghề nghiệp trong
dự giờ và góp ý giờ dạy” được đánh giá là thực hiện một cách thường xuyên
( =X 2.03 – 2.38).
- CBQL cũng thường xuyên “Xây dựng và phổ biến tiêu chuẩn đánh giá
cho từng loại bài dạy đối với từng môn” ( =X 2.13 – 2.38).
- CBQL và GV cho là đã không thực hiện các nội dung “Có kế hoạch dự
giờ cụ thể và thông báo trước khi giờ dạy diễn ra ít nhất một tuần; khi dự giờ
có quan sát và ghi chép theo mẫu đã thống nhất; sau khi dự giờ có phân tích
các dữ liệu so sánh với tiêu chí và chuẩn đánh giá bài dạy; khi góp ý về bài
dạy có nêu những mặt được, không được, gợi ý những phương hướng khắc
phục tồn tại, không có xung đột giữa GV” thì như phân tích ở trên, việc dự
giờ chỉ xảy ra ở giai đoạn tập sự của GV. Cho nên, không có theo dõi việc
thực hiện kế hoạch giảng dạy bằng cách dự giờ ( =X 1.85 – 1.97). Có chăng
thì dự giờ trong giai đoạn tập sự có phổ biến những ưu điểm, thành tích của
GV qua dự giờ, có sự mềm dẻo trong dự giờ với những GV trẻ, còn đang tập
sự.
- Ở nội dung “Phối hợp với thanh tra đào tạo, phản hồi của SV trong
quản lý thực hiện giảng dạy” cũng được thực hiện thường xuyên ( =X 2.00 –
2.33) và công tác này có tác dụng góp phần hiệu quả trong việc nâng cao ý
thức, tinh thần, trách nhiệm của GV đối với môn học mình đảm nhận.
Tóm lại, quản lý hoạt động chuẩn bị lên lớp và lên lớp của GV nên theo
quản lý hoạt động dạy học chung, đó là quản lý theo mục tiêu, nghĩa là quản
lý mục tiêu, lịch trình, nội dung và hướng kiểm tra, đánh giá là chính. Các
biện pháp như sổ báo bài, dự giờ, kiểm tra chỉ mang tính trợ giúp trong quá
trình đảm bảo chất lượng đào tạo.
50
2.2.6. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp, phương tiện giảng dạy
tại trường NLU
Bảng 2.8: Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp, phương tiện
giảng dạy
Nội dung Nhóm đánh giá
Mức độ
thực hiện
Mức độ
hiệu quả
1. Quán triệt nhận thức về định
hướng đổi mới phương pháp dạy
học, phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của GV trong việc
lựa chọn và sử dụng phương
pháp dạy học
CBQL 2.54 2.23
GV 2.89 2.96
2. Tổ chức thao giảng, dự giờ,
trao đổi về các phương pháp dạy
học
CBQL 2.15 2.08
GV 2.12 2.23
3. Tổ chức các lớp bồi dưỡng,
chuyên đề về phương pháp dạy
học
CBQL 1.85 2.00
GV 2.15 2.39
4. Khuyến khích và tăng cường
khả năng tự nghiên cứu của GV
CBQL 2.38 2.38
GV 2.65 2.86
5. Yêu cầu và tạo điều kiện tốt để
GV thường xuyên sử dụng giáo
trình điện tử, ứng dụng công
nghệ thông tin trên lớp
CBQL 3.00 2.85
GV 2.81 2.89
6. Tổ chức cho GV khai thác và
sử dụng có hiệu quả cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học hiện có
CBQL 2.92 2.77
GV 2.63 2.70
7. Thường xuyên tổ chức cho GV
trao đổi, rút kinh nghiệm về kỹ
năng sử dụng các thiết bị mới
CBQL 2.00 2.00
GV 2.28 2.36
8. Tạo điều kiện cho GV vận
hành thử các phương tiện, thiết bị
dạy học trước khi lên lớp
CBQL 2.46 2.46
GV 2.75 2.77
51
Qua bảng số liệu thống kê trên, chúng ta thấy rằng:
- Việc “Quán triệt nhận thức về định hướng đổi mới phương pháp dạy
học” và “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của GV trong việc lựa
chọn và sử dụng phương pháp dạy học” được CBQL và GV cho là đã thực
hiện thường xuyên ( =X 2.23 – 2.96). Từ khi nhà trường chuyển sang đào tạo
theo học chế tín chỉ (năm 2008), điều đầu tiên và cơ bản là việc đổi mới các
phương pháp dạy học sao cho phát huy tính tích cực, chủ động của SV. Công
tác này được thực hiện thường xuyên trong các hội nghị về đào tạo của nhà
trường và trong các cuộc họp bộ môn. Vì vậy mà nhiều GV đã tự tìm kiếm,
học hỏi các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy.
- CBQL đánh giá đã thường xuyên “Tổ chức thao giảng, dự giờ, trao đổi
về các phương pháp dạy học” ( =X 2.08 – 2.23), đồng thời, cũng thường
xuyên “Tổ chức các lớp bồi dưỡng, chuyên đề về phương pháp dạy học”
( =X 2.00 – 2.39). Tuy nhiên, mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả chưa cao,
đồng thời, có sự không đồng đều trong việc tổ chức các hoạt động này ở các
khoa, nhất là với các khoa có tỉ lệ GV lớn tuổi nhiều hơn GV trẻ. Qua nghiên
cứu, chúng tôi nhận thấy Khoa Ngoại ngữ - Sư phạm, khoa Khoa học và Công
nghệ thực phẩm đã thực hiện rất tốt nội dung này. Nhiều CBQL ngại sự thay
đổi mà nội dung này cũng có nhiều bất cập khi thực hiện.
- CBQL cũng đánh giá là thường xuyên “Khuyến khích và tăng cường
khả năng tự nghiên cứu của GV” ( =X 2.38 – 2.86). Bằng cách động viên, nêu
cao tinh thần nghiên cứu của GV trước buổi họp và tăng cường các thiết bị,
đáp ứng yêu cầu đổi mới PPGD (theo sự đồng ý của nhà trường) đã tạo điều
kiện thuận lợi để GV tự tìm tòi, tự nghiên cứu để đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng hiện đại, tích cực hóa người học.
- Việc “Yêu cầu và tạo điều kiện tốt để GV thường xuyên sử dụng giáo
trình điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trên lớp” cũng được CBQL thực
52
hiện thường xuyên và có hiệu quả( =X 2.81 – 3.00). Điện tử hóa các bài giảng
được nhiều GV thực hiện, các hoạt động dạy học khác cũng được GV thiết kế
điện tử hóa xen lẫn các nội dung bài học khiến bài học trở nên sinh động hơn.
- Đồng thời, CBQL cũng “Tổ chức cho GV khai thác và sử dụng có hiệu
quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có” một cách thường xuyên ( =X 2.63
– 2.92) Thông qua các buổi tập huấn về PPGD, CBQL hướng dẫn cách sử
dụng các thiết bị dạy học hiện đại và “Thường xuyên tổ chức cho GV trao
đổi, rút kinh nghiệm về kỹ năng sử dụng các thiết bị mới” ( =X 2.00 – 2.36).
Hiện nay, các phòng học của trường đều được trang bị hệ thống máy chiếu
hiện đại (projector).
Nhìn chung, đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò rất quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Các trưởng, phó khoa đã quán triệt
cho GV về tầm quan trọng và xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, có tiến
hành thao giảng, rút kinh nghiệm cho phương pháp dạy học tích cực nhưng
việc tổ chức nắm vững các phương pháp dạy học tích cực tại trường còn chưa
tốt. Phương pháp giảng dạy vẫn còn truyền thụ một chiều, SV vẫn còn thụ
động ghi chép, chưa phát huy được tính tích cực của SV trong giờ lên lớp.
2.2.7. Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn của GV tại
trường NLU
Bảng 2.9: Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn của GV
Nội dung
Nhóm
đánh giá
Mức độ
thực hiện
Mức độ
hiệu quả
1. Lập quy hoạch bồi dưỡng và phát
triển đội ngũ GV phù hợp với năng
lực của từng GV
CBQL 2.46 2.38
GV 2.51 2.79
2. Thường xuyên tổ chức sinh hoạt CBQL 2.08 1.92
53
Nội dung
Nhóm
đánh giá
Mức độ
thực hiện
Mức độ
hiệu quả
học thuật cho GV GV 2.26 2.56
3. Thường xuyên tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng chuyên môn cho các GV
CBQL 2.15 2.23
GV 2.41 2.72
4. Thường xuyên tổ chức phương
pháp dạy mới và kỹ năng lựa chọn,
sử dụng phương pháp dạy học cho
GV
CBQL 2.15 2.23
GV 2.12 2.26
5. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng
kỹ năng xây dựng giáo trình điện
tử, ứng dụng công nghệ thông tin,
sử dụng các phương tiện, thiết bị
hiện đại cho GV
CBQL 1.77 1.54
GV 2.16 2.31
6. Tạo điều kiện và khuyến khích
GV học tập nâng cao trình độ trong
và ngoài nước
CBQL 2.92 2.77
GV 3.01 3.13
7. Kiểm tra kết quả bồi dưỡng và
xử lý kịp thời việc GV tham gia
chưa tốt các hoạt động bồi dưỡng
nâng cao trình độ
CBQL 1.92 1.54
GV 1.96 1.96
8. Động viên GV tham gia viết các
bài báo khoa học về chuyên môn
hoặc về phương pháp cho các tạp
chí chuyên ngành trong nước và thế
giới
CBQL 2.69 2.62
GV 2.57 2.68
54
Qua bảng số liệu thống kê trên, chúng ta thấy:
- Việc “Lập quy hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV phù hợp với
năng lực của từng GV” được thực hiện một cách thường xuyên ( =X 2.38 –
2.79).
- Trong bồi dưỡng chuyên môn cho GV, CBQL cũng thường xuyên tổ
chức sinh hoạt học thuật cho GV ( =X 2.26 – 2.56). Sinh hoạt học thuật trong
bộ môn được tổ chức thường xuyên, định kỳ (mỗi tháng một lần, một GVtrình
bày một chuyên đề) giúp GV có thể học hỏi, trao đổi về PPGD, cách thiết kế
và trình bày bài giảng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng không được thực hiện
một cách đồng đều ở các khoa. Qua nghiên cứu thì chúng tôi nhận thấy cần
phải nhân rộng hình thức này ở tất cả các khoa trong trường.
- Việc tổ chức các phương pháp dạy mới và kỹ năng lựa chọn, sử dụng
phương pháp dạy học cho GV được thực hiện thường xuyên ( =X 2.12 – 2.26)
thông qua các buổi sinh hoạt học thuật của bộ môn, của khoa.
- CBQL ít hoặc không tổ chức bồi dưỡng kỹ năng xây dựng giáo trình
điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện
đại cho GV ( =X 1.54 – 1.77). Qua trao đổi với nhiều CBQL, thì họ cho GV
có thể học hỏi việc sử dụng các phương tiện hiện đại thông qua các buổi sinh
hoạt học thuật nên không cần phải tổ chức riêng các buổi bồi dưỡng kỹ năng
xây dựng giáo trình điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các
phương tiện, thiết bị hiện đại cho GV.
- Hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho các GV được
đánh giá là thường xuyên ( =X 2.15 – 2.72). Tuy nhiên, việc tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng chuyên môn chỉ phù hợp với những GV nằm trong các chương
trình đào tạo của nhà trường. Vì vậy mà CBQL thường xuyên “Tạo điều kiện
và khuyến khích GV học tập nâng cao trình độ trong và ngoài nước”
55
( =X 2.77 – 3.33). Bất kể khi nào GV có nhu cầu, hoặc có các học bổng nước
ngoài, Khoa và nhà trường luôn tạo điều kiện để GV có thể tham gia. Tuy
nhiên, vì chính sách ưu đãi và quy chế ràng buộc (học phí tự đóng nếu học
ngoài trường, giờ nghĩa vụ không được giảm) với cán bộ đi học là khắt khe,
không phù hợp nên rất nhiều GV không thích được nhà trường cử đi học. Như
vậy, cần có những quy định hợp lý hơn về giờ nghĩa vụ và tài trợ học phí để
GV yên tâm học tập, nâng cao trình độ chuyên môn.
- CBQL không thực hiện việc “Kiểm tra kết quả bồi dưỡng và xử lý kịp
thời việc GV tham gia chưa tốt các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ”(
=X 1.54 – 1.96). Điều này các Trưởng khoa thường đổ lỗi vì những bất hợp
lý về việc cử cán bộ đi học nên họ cũng ngại khi phải kiểm tra kết quả bồi
dưỡng và xử lý kịp thời việc GV tham gia chưa tốt các hoạt động bồi dưỡng
nâng cao trình độ (hiện nay nhà trường chỉ mới ban hành quy định chế tài với
GV được cử đi học mà không hoàn thành đúng thời hạn).
- Trong các biện pháp quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn của GV cũng
cần phải bồi dưỡng, động viên về các hoạt động nghiên cứu khoa học. CBQL
đã thường xuyên “Động viên GV tham gia viết các bài báo khoa học về
chuyên môn hoặc về phương pháp cho các tạp chí chuyên ngành trong nước
và thế giới”( =X 2.57 – 2.69) bằng tinh thần và vật chất.
* Đánh giá công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của GV
tại trường NLU: Điều 15 Luật giáo dục quy định trách nhiệm và quyền hạn
của nhà giáo như sau: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm
chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu
gương tốt cho người học”. Bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nhà giáo, đáp
ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Nhà trường vẫn chưa thật làm tốt
công tác quy hoạch bồi dưỡng GV. Đặc biệt, cử GV đi học nước ngoài hiện
nay là một vấn đề nan giải. Nhà trường chưa có chính sách sử dụng, đãi ngộ
56
hợp lý khi GV bồi dưỡng ở nước ngoài về nên đa số GV bỏ trường sang các
cơ sở khác hoặc làm việc luôn tại nước mình đang học. Tình trạng này dẫn
đến một hệ lụy là cơ cấu đội ngũ vẫn thiếu và tương đối yếu (minh chứng
bằng việc số GV/SV: 1/43_ theo điều tra của p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_18_4798132207_7219_1869250.pdf